Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.78 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ 11 Câu 1: Tìm 5 từ ghép có tiếng anh, 5 từ ghép có tiếng hùng theo nghĩa của từng tiếng trong từ anh hùng. Câu 2: a) Phân biệt nghĩa của từ dành và từ giành trong 2 câu sau: - Em dành quà cho bé. - Em gắng giành điểm tốt. b) Tìm từ gần nghĩa với mỗi từ nói trên. Câu 3: Xác định các bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) và bộ phận phụ (trạng ngữ) của mỗi câu sau: a) Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ. b) Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Câu 4: Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chố: “Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.” (Thạch Lam) Câu 5: “Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông.” (Quê hương – Đỗ Trung Quân) Đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào? Câu 6: Kể lại một câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người khác (hoặc sự giúp đỡ của người khác đối với em) và bộc lộ cảm nghĩ của mình. (Bài viết khoảng 20 dòng)..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> GIẢI ĐÁP – GỢI Ý ________________ Câu 1: Tìm được 10 từ ghép theo yêu cầu đề bài: - 5 từ ghép có tiếng anh, ví dụ: anh dũng, anh hào, anh minh, anh tài, tinh anh. - 5 từ ghép có tiếng hùng, ví dụ: hùng cường, hùng khí, hùng tráng, hùng vĩ, oai hùng. Câu 2: a) Phân biệt nghĩa của từ dành và từ giành trong 2 câu đã cho: - Em dành quà cho bé. Dành có nghĩa là để riêng cho ai đó một vật. - Em gắng giành điểm tốt. giành có nghĩa là cố để đạt cho được kết quả về mình. b) Tìm từ gần nghĩa với mỗi từ: - dành: để (hoặc: nhường,…) - giành: giật (hoặc: đoạt,….) Câu 3: Xác định các bộ phận chính (CN,VN) và bộ phận phụ (TN) của mỗi câu như sau: a) Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ,/ con thuyền/ sẽ tới được bờ. TN CN VN b) Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền” TN trên cạn “hổ rình xem hát” này,/ con người/ phải thông minh và giàu nghị lực. CN VN Câu 4: Viết lại đoạn văn đã cho và dúng dấu chấm, dấu phẩy đúng chỗ như sau: “ Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.” (Thạch Lam) Chú ý: Sử dụng 2 dấu chấm và 3 dấu phẩy. Những chữ cái in đậm phải viết hoa. Câu 5: Tác giả bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể: - Cánh diều biếc thả trên đồng đã từng in đậm dấu ấn của tuổi thơ đẹp đẽ thú vị trên quê hương; - Con đò nhỏ khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng; Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó với con người và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> quê hương như vậy, chứng tỏ tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc. Câu 6: Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng: viết đúng thể loại văn Kể chuyện (rõ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận). Nội dung bám sát yêu cầu của đề bài: - Nêu rõ được sự việc giúp đỡ người khác (hoặc người khác giúp đỡ mình) thông qua những chi tiết cụ thể, sinh động và diễn biến hợp lí; - Bộc lộ được cảm nghĩ của bản thân qua sự việc đã làm (hoặc người khác làm cho mình); - Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>