Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DE THI DE NGHI THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.74 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THPT CỒN TIÊN</b>


<b>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 12</b>
<b>ĐỀ:</b>


Câu1:(6 điểm)


Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kỳ lịch sử, Đảng ta đã giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ
như thế nào ? Phân tích sự sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết hai nhiệm vụ đó?


Câu2: (3 điểm)


Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc ký kết hiệp định Giơnevo?Ý nghĩa quốc tế
của chiến thắng Điện Biên Phủ?


Câu3: (2 điểm)


Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy nêu rõ vai trị của Nguyễn Ái Quốc trong q trình thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam)


Câu4: (3điểm)


Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản
Đông Dương.


Câu5: (6 điểm)


Chiến tranh lạnh là gì ? Phân tích những ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đến tình hình châu Á.?
<b>ĐÁP ÁN:</b>


Câu1:



a) Từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng ta đã giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như thế nào ?


- Trong Cương lĩnh đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản
dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến... (1 điểm)
- Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 khẳng định: Nhiệm vụ cốt yếu của Cách mạng tư sản dân quyền là
phải đánh đổ các thế lực phong kiến, áp bức bóc lột theo lối tư bản thực hiện cách mạng ruộng đất và đánh đổ
đế quốc Pháp làm cho Đơng Dương hồn tồn độc lập. ...Hạn chế.... (1 điểm)
- Trong giai đoạn từ 1936 đến 1939, Đảng ta tạm gác khẩu hiệu “Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày” chỉ đề ra
nhiệm vụ chống phản động thuộc địa, chống đế quốc chống nguy cơ chiến tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo
hịa bình.Tuy nhiên đường lối đó vẫn bao hàm hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, vẫn gắn liền nhiệm vụ chống
đế quốc và chống phong kiến.... (1 điểm)
- Trong giai đoạn từ 1939 – 1945 trên cơ sở tình hình thế giới và trongnước, các hội nghị lần 6, 7, 8 củaBan
Chấp hành Trung ương Đảng đã thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược; đặt nhiệm vụ giải phóng dântộc
lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc việt
gian chia cho dân cày nghèo”... (1 điểm)
b) Sự sáng tạo của Đảng ta trong việc thực hiện 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến:


+ Đảng ta đã vận dụng triệt để đường lối của Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa. (0,5 điểm)
+ Mặc dù trong q trình đề ra đường lối có lúc bị hạn chế, nhưng Đảng tađã vận dụng sáng tạo đường lối của
Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thểcủa nước ta.Trên cơ sở nắm vững tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xãhội, Đảng ta đã chỉ đạo chiến lược cách mạng đúng đắn và sáng tạo, biếtgiương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc, đưa nhiệm vụ chống đế quốc tay sai lên hàng đầu nhằm tập trung mọi lực lượng thực hiện cho kỳ được
yêu cầu cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân
(0,75 điểm)
+ Sự sáng tạo của Đảng phù hợp với thực tiễn khách quan của các nướcthuộc địa và phụ thuộc trong việc giải
quyết các mâu thuẩn xã hội. Trong hai mâu thuẩn cơ bản, thì mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân
Pháp là chủ yếu nhất. Giải quyết được mâu thuẩn này thì sẽ giải quyết được mâu thuẩn còn lại.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>a) Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp địnhGiơnevơ về Đông Dương năm</i>
<i>1954 :</i>


- Thực tế lịch sử nước ta đã chứng minh rằng : chỉ có đánh tan ý chí xâmlược của kẻ địch thì chúng mới chịu
thương lượng thực sự để chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình. Thắng lợi ở bàn hội nghị, chỉ có thể được
thực hiện khi chúng có thực lực, khi chúng ta đã thắng, đã mạnh, đã đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻ thù...
( 0,5điểm)


- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang đi đến hồi kếtthúc. Ta và Pháp tiến hành đàm phán ở
Giơnevơ. Do thái độ của Pháp vẫn chưa từ bỏ ý chí xâm lược, nên khơng thành thật đàm phán...Đến khi thất
bại ở Điện Biên Phủ, ý chí xâm lược bị đánh tan, Pháp mới chịu kí kết với Ta Hiệp định Giơnevơ. Do vậy,
thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ có tác dụng quyết định đối đối với thắng lợi của nhân dân ta trong Hội nghị
Giơnevơ về Đông Dương 1954....( 1 điểm)


- Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi trong Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kì của
nhân dân ta chống đế quốc Pháp và sự can thiệp của Mĩ, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc..(0,5
điểm)


<i>b) Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 : (Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)</i>


- Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu sự sụp đổ củachủ nghĩa thực dân cũ. ...
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trước hết làở châu Á, châu Phi ...


- Nêu tấm gương về chống chủ nghĩa thực dân, một dân tộc đất không rộng người không đông nếu quyết tâm
chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối qn sự chính trị đúng đắn...giành được thắng lợi...


- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954...
Câu3:


- Tìm được con đường cứu nước (0,5 điểm)



+ Tháng 7 - 1920, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đềdân tộc và vấn đề thuộc địa của
Lênin...


+Tháng 12 - 1920, tham gia Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành gia nhậpQuốc tế Cộng sản và thành lập Đảng
Cộng sản Pháp.


-Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam: Viết sách báo...(0,25 điểm)
- Đào tạo cán bộ: (0,5 điểm)


+ Năm 1925 thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Báo Thanhniên và sách Đường Kách mệnh đã
trang bị lí luận giải phóng dân tộccho cán bộ của Hội.


+Năm 1928, nhiều cán bộ của Hội tham gia phong trào ”vô sản hóa” thamgia tuyên truyền và vận động cách
mạng.


- Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 6 - 1- 1930 tại Cửu Long (Hương
Cảng, Trung Quốc)...( 0,5 điểm)


- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Chính cương vắn tắt,Sách lược vắn tắt,...(0,25 điểm)
Câu4:


a) Tính chất chính nghĩa : (Mỗi ý cho 0,5 điểm)


- Trước âm mưu và hàng động trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp,Đảng và Chính phủ ta chủ trương
hồ hỗn với Pháp bằng cách kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 và Tạm ước 14 - 9 - 1946. Sau khi kí kết
Hiệp định và Tạm ước, ta thực hiện đúng những điều đã kí song thực dân Pháp cứ lấn tới và cuối cùng chúng
ngang nhiên xé bỏ Hiệp định và Tạm ước. Trước tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và Chính
phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…



- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc
và giành được trong Cách mạng tháng Tám 1945. Đây là cuộc kháng chiến hồn tồn chính nghĩa, vì chính
nghĩa cho nên trong quá trình kháng chiến, nhân dân ta đã nhận được sựđồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ
trên thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

b) Tính nhân dân :(Mỗi ý cho 0,5 điểm)


-Trong đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược, Đảng ta chủ trương kháng chiến tồn dân. Nhờ có
đường lối này, đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến.
...


- Trong quá trình kháng chiến, ta đánh địch ở khắp các mặt trận và sử dụng các loại vũ khí có sẵn trong tay,
như Hồ Chủ tịch đã kêu gọi : “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng giươm, khơng có gươm dùng cuốc,
thuổng, gậy gọc...”


- Nhờ tính nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp mà ta đánh bại được âm mưu “dùng người Việt
đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của thực dân Pháp...


Câu5:


<i>a) Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và XHCN do Liên Xơ</i>
đứng đầu trên mọi lĩnh vực kinh tế,chính trị, qn sự, văn hóa – tư tưởng ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng
quân sự giữa hai siêu cường quốc. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranhthế giới nhưng trong gần nữa thế kỷ
của chiến tranh lạnh, thế giới luôn ởtrong tình trạng căng thẳng với nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở
nhiều khu vực…(1,0 điểm)


<i>b) Ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đến tình hình châu Á :</i>


- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đa số các quốc gia châu Á đều giành được chính quyền nhưng là những
nước có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và đang đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân trở lại xâm lược…


V ìthế khi Chiến tranh lạnh xảy ra, châu Á bị cuốn vào guồng máy chiếntranh và là nơi nổ ra nhiều cuộc chiến
tranh cục bộ, nơi biểu hiện rõ nhất sự đối đầu căng thẳng giữa hai cực Xô – Mĩ. (0,5 điểm)


- Châu Á là mục tiêu chiến lược để Mĩ chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa :


+ Mĩ đã lôi kéo và ép buộc một số nước châu Á tham gia vào liên minhquân sự do Mĩ đứng đầu như khối
SEATO và Liên minh quân sự Mĩ –Nhật. Mĩ đặt hàng ngàn căn cứ quân sự trên lãnh thổ những
nướcthànhviên nhằm mục tiêu chống các nước xã hội chủ nghĩa. ( 1 điểm)


+ Mĩ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứquân sự để tấn công Trung Quốc và các
nước xã hội chủ nghĩa khác, ngănchặn làn sóng cộng sản đang tràn khắp châu Á. Mĩ giúp Pháp về tài
chánhvàphương tiện chiến tranh và từng bước dính líu vào chiến tranh xâmlược Việt Nam (1954 – 1975), mở
rộng chiến tranh ra tồn cõi Đơng Dương. (1 điểm)


+ Mĩ huy động tồn bộ lực lượng ở Viễn Đơng đổ bộ vào Bắc TriềuTiên, chia cắt lâu dài đất nước này với hai
chế độ chính trị khác nhau( 1950 – 1953). Giúp nhà nước Do Thái thành lập lấy tên là Ixraen(1948), tấn
côngcác nước Ả Rập gây ra cuộc chiến tranh kéo dài hơn 40năm ở khu vực Trung Đông. (1 điểm)


- Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Á dưới sự giúp đỡ củaLiên Xơ : Liên Xơ ủng hộ chiến tranh
giải phóng dân tộc của các nướcthuộc địa châu Á, chi viện cho Việt Nam, Triều Tiên để chống Mĩ. Giúp
chính quyền Ápganixtan chống các đảng phái đối lập dưới sự giật dây của Mĩ…(1 điểm)


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×