Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT CHÈ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.91 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tập 179, Số 03, 2018. Tập 179, số 03, 2018.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 179(03) N¨m. 2018. T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ. Journal of Science and Technology. CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ Môc lôc. Trang. Nghiêm Thị Hồ Thu - Cơ sở hình thành đặc điểm văn xuôi Ngọc Giao. 3. Vũ Thị Hạnh - Từ ý thức về phái tính đến hình tượng người phụ nữ hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI Phạm Thị Ngọc Anh - Ứng dụng hoa văn thủy ba trong điêu khắc tượng đài đương đại ở Việt Nam. 9 15. Phùng Phương Nga, Đoàn Đức Hải - Biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Khảo sát qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa). 21. Vũ Thúy Hằng, Đoàn Thị Hồng Nhung - Luận bàn về cách phân loại tín ngưỡng thờ Mẫu. 25. Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương - Đại học Thái Nguyên với hoạt động đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. 31. Hoàng Duy Tường - Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên Hoàng Thu Thuỷ, Lý Trung Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh – người đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam Trần Thị Lan - Vận dụng thuyết kiến tạo trong dạy học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” ở các trường đại học Nguyễn Thanh Tú - Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại trường Đại học Giao thông Vận tải, cơ sở đào tạo Thái Nguyên. 37 45 49 55. Nguyễn Thị Hoài Thu - Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển kỹ năng nói tiếng Việt một cách hiệu quả cho học viên quốc tế tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. 61. Ngô Thị Lan Anh, Võ Văn Trí - Sự cần thiết của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho thanh niên ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 67. Lê Văn Hiếu - Công tác tuyên truyền qua mô hình “ban tuyên vận” xã, phường, thị trấn và “tổ tuyên vận” thôn, bản, tổ dân phố ở huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai). 73. Trần Hoàng Tinh, Trần Văn Khánh, Nguyễn Trung Kiên - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay. 79. Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Thị Hoàng Lan - Đổi mới nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục chính trị của trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. 85. Đỗ Thị Ngọc Phương, Trần Thị Thảo - Phát huy thế mạnh đề án trong ngôn ngữ viết được sử dụng bởi sinh viên chuyên ngữ năm 2, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. 91. Vũ Đình Bắc, Lý Mai Hương, Hoàng Thị Hồng Hạnh - Sử dụng hoạt động nhóm để nâng cao kĩ năng nói cho sinh viên chuyên ngữ năm nhất trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. 97. Nguyễn Thị Hằng, Lê Thị Quyên, Nguyễn Lệ Mai, Vũ Thị Lếnh - Tổ chức học trải nghiệm chủ đề “sâu, bệnh hại cây trồng” (Công nghệ 10 - THPT). 103. Nguyễn Thị Khương - Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trung học phổ thông. 109. Lại Thu Uyên, Vũ Đình Bắc, Nguyễn Thành Long - Nâng cao ngữ pháp cho sinh viên chuyên ngữ năm 3 trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên thông qua kiểm tra chéo. 115. Nguyễn Thị Hồng Chuyên, Hà Thị Như Quỳnh - Sử dụng kỹ thuật bắt chước trong việc nâng cao khả năng nói tiếng Anh của sinh viên năm 2 không chuyên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. 121.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nguyễn Nam Hà, Nguyễn Thị Thủy - Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên Đại học Thái Nguyên. 127. Vũ Thị Thanh Thủy, Chu Văn Trung, Cao Thùy Linh - Nghiên cứu thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên. 133. Trần Thị Ngọc Hà - Nghiên cứu mô hình kinh tế nông hộ nhằm quản lý và sử dụng đất dốc bền vững tại vùng trồng chè La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên. 139. Nguyễn Văn Tâm, Hà Thị Hòa, Bùi Thị Minh Hà, Lê Thị Hoa Sen, Đặng Thị Hương - Ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực đến đa dạng sinh kế nông hộ trồng chè trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 143. Hoàng Văn Hải, Hoàng Thị Thu Hằng - Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lúa tại Thái Nguyên. 149. Đặng Thương Hoài Linh, Lý Thu Trang - Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. 155. Đỗ Tuyết Ngân - Vai trò của phụ nữ trong phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. 163. Vũ Thị Thu - Đánh giá sự thay đổi sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. 169. Phạm Thị Thanh Mai, Trần Lệ Kim, Nguyễn Thị Lan - Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên. 175. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thị Thu Thủy - Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. 181. Đặng Quỳnh Trinh, Trần Văn Hùng - Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 187.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phạm Thị Thanh Mai và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. 179(03): 175 - 180. TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT CHÈ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Phạm Thị Thanh Mai*, Trần Lệ Kim, Nguyễn Thị Lan Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên. TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, SWOT để đánh giá thực trạng, nhìn nhận một số khó khăn, hạn chế trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất chè của các nông hộ tại thành phố Thái Nguyên như: cơ sở hạ tầng, trình độ học vấn của người sản xuất còn hạn chế, hiệu quả lao động chưa cao, nhiều hộ vẫn sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống… Nghiên cứu đã xem xét các nguyên nhân dẫn đến hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp như: tăng cường phối hợp giữa đơn vị chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ với các cơ quan quản lý và hộ nông dân; nâng cao trình độ học vấn, kiến thức, nhận thức của người sản xuất, kinh doanh; nâng cao cơ sở hạ tầng nông nghiệp tại địa phương; đẩy mạnh phát triển các mô hình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất chè; nghiên cứu quy trình, chính sách hỗ trợ thuận lợi cho hộ nông dân; giải pháp về thị trường nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên. Từ khóa: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nông hộ, sản xuất, chè, thành phố Thái Nguyên. MỞ ĐẦU* “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”; “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” [1]. Trong nông nghiệp, những kỹ thuật tiến bộ thể hiện rõ nhất là giống cây trồng năng suất cao, giống gia súc được cải tạo, phân bón an toàn, hiệu quả... (được xác nhận theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) còn công nghệ thể hiện ở vốn đầu tư như máy móc, hệ thống tưới tiêu... Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN), đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao hiệu qua và sức cạnh tranh là chủ trương được Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Thành phố (TP) Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. Diện tích trồng chè ở TP Thái Nguyên là khá lớn, phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây với vùng trọng điểm là các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu [2], [3]. Mặc dù, trong *. Tel: 0912804979; Email: những năm qua TP đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm ưu tiên đưa tiến bộ KH&CN vào phát triển cây chè nhưng bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Chính vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá một cánh chính xác thực trạng để đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè của nông hộ tại TP Thái Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chè, thu nhập cho các hộ trồng chè và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, ứng dụng tiến bộ KH&CN được thể hiện trong việc ứng dụng giống mới, thay đổi quy trình, kỹ thuật sản xuất, nguồn lực đầu vào. Về phạm vi vùng, nghiên cứu tại 03 xã thuộc vùng trọng điểm có diện tích trồng và sản xuất chè lớn là: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu. Về thời gian, nghiên cứu phân tích các số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian 2009-2016 và điều tra, khảo sát thu thập thông tin sơ cấp đến tháng 8/2017. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm, tài liệu, báo cáo, các đề tài, 175.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Phạm Thị Thanh Mai và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. công trình nghiên cứu và thông tin sơ cấp qua hình thức phỏng vấn sâu lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thái Nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên và khảo sát bằng bảng hỏi ngẫu nhiên 150 hộ sản xuất chè ở 03 xã, mỗi xã 50 hộ thuộc các xóm: Hồng Thái II, Đội Cấn, Cây Thị, Xóm Giữa II, Khuôn II, Đồng Nội. Đây là các xã thuộc vùng trọng điểm có quy mô diện tích chè lớn trong TP Thái Nguyên. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác định thực trạng ứng dụng tiến bộ KH&CN và phân tích SWOT để làm cơ sở đề xuất giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông hộ vào sản xuất chè ở TP Thái Nguyên. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KH & CN VÀO SẢN XUẤT CHÈ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Diện tích và sản lượng trồng chè của TP Thái Nguyên Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ nội địa của tỉnh Thái Nguyên. Theo thống kê, diện tích, sản lượng và năng suất chè của TP Thái Nguyên tăng trưởng qua các năm. Bảng 1. Diện tích và sản lượng chè giai đoạn 2009-2016 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016. Diện tích trồng chè (ha) Sản lượng DT DT cho chè búp Tổng diện trồng sản tươi (tấn) tích (DT) mới phẩm 1.207 48 1.048 13.040 1.220 13 1.070 14.670 1.255 35 1.106 15.954 1.295 40 1.154 16.446 1.357 60 1.167 15.865 1.415 90 1.172 16.044 1.438 68 1.204 17.173 1.475 34 1.280 19.000. 179(03): 175 - 180. Bảng 2. Phân bố diện tích chè theo xã TT Tên xã 1 Thịnh Đức 2 Tân Cương 3 Phúc Trìu 4 Phúc Xuân 5 Quyết Thắng 6 Phúc Hà Tổng cộng. 2014 215 369 326 356 110 39 1.415. 2015 218 375 361 331 114 39 1.438. 2016 230 383 362 340 120 40 1.475. Nguồn: [4]. Hiệu quả sản xuất chè ở các mô hình áp dụng tiến bộ KH&CN Trên địa bàn TP Thái Nguyên hiện nay áp dụng các mô hình: mô hình sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP, GAP khác, UTZ Certified, mô hình tưới phun mưa bằng van xoay, chế biến chè bằng tôn sao inox, máy vò inox. Việc áp dụng này đã đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng chè. Bảng 3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của một số mô hình trên 1 ha/năm ĐVT: 1.000 VNĐ Chè Chè UTZ Chè VietGAP Certified thường Tổng chi phí 109.708,5 133.248,7 112.780 Trong đó: Đạm Ure 8.075 6.175 12.350 Lân supe 0 3,7 5.550 Kali 5.520 4.140 8.280 Thuốc BVTV 2.500 500 5.000 Phân hữu cơ 13,5 0 0 Phân chuồng 0 30 100 Công lao 93.600 122.400 81.600 động Sản lượng 2.600 2.327 2.260 chè (kg) Đơn giá (103 250 250 200 đ/kg) Doanh thu 650.000 581.750 452.000 Lãi thuần 540.291,5 448.501,3 339.220 Tỷ suất 4,924 3,365 3,01 sinh lời Chỉ tiêu. Nguồn: [4]. Nguồn: [3]. Như vậy, năm 2014 năng suất bình quân đạt 140 tạ/ha, đến năm 2016 sản lượng chè búp tươi là 19.000 tấn, tương đương khoảng 4.200 tấn chè búp khô, năng suất bình quân đạt 150 tạ/ha. Diện tích chè tập trung tại 6 xã vùng chè đặc sản Tân Cương.. Đặc điểm của các nông hộ sản xuất chè được khảo sát Nguồn lực của nông hộ được mô tả qua các chỉ tiêu như: diện tích đất canh tác, lực lượng lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất chè… [5].. 176.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Phạm Thị Thanh Mai và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. 179(03): 175 - 180. Nhìn chung, những nông hộ khảo sát đều có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất canh tác chè, ít sử dụng lao động thuê mà chủ yếu là người trong gia đình, trình độ học vấn không cao, sử dụng hầu hết diện tích đất nông nghiệp để canh tác chè và có nhu cầu sử dụng vốn vay thấp cho sản xuất. Có 33/50 hộ ở xã Tân Cương, 27/50 hộ ở xã Phúc Xuân và 26/50 hộ ở xã Phúc Trìu có ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè. TT 1 2 3 4 5 6 7. Chỉ tiêu Diện tích đất Diện tích chè Số người/hộ Số lao động/hộ Trình độ TB Kinh nghiệm Hộ có vay vốn. Bảng 4. Đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ ĐVT Tân Cương Phúc Xuân Phúc Trìu 103m2/hộ 1,95 2,11 2,23 103m2/hộ 1,86 1,88 1,90 người/hộ 5,31 5,04 5,26 người/hộ 2,92 2,92 2,94 lớp <8 <7 <7 năm 36,66 25,66 27,68 % 56 34 34 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2017. Qua quá trình phân tích phiếu điều tra, tổng hợp ý kiến của người dân, đa số người dân đều có nhu cầu rất cao cho đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn về kênh mương, giao thông nội đồng. Khoảng 44%-66% các hộ gia đình tự chủ động được vốn để sản xuất, kinh doanh, còn lại 34%-56% có nhu cầu về vay vốn cho ứng dụng tiến bộ KH&CN. Điều này được cụ thể trong bảng 5. Bảng 5. Khảo sát nhu cầu người dân cho ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè TT 1 2 3 4 5 6 7 8. Nhu cầu Giống chè Tập huấn kỹ thuật Vốn sản xuất Máy móc, thiết bị Hỗ trợ vật tư Đầu tư kênh mương, giao thông nội đồng Thị trường tiêu thụ Thăm quan học tập kinh nghiệm. Đánh giá chung Phân tích SWOT cho các nông hộ trong quá trình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè Điểm mạnh: Các nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chè (trung bình có 30 năm kinh nghiệm trong nghề); tích cực tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng tiến bộ KH&CN vào trong sản xuất. Có sự phối hợp tích cực giữa các nông hộ với các tổ chức khuyến nông. Điểm yếu: Trình độ học vấn trung bình của các nông hộ còn hạn chế (27,3% có trình độ dưới lớp 5, 62% lớp 6-9, 10,7% có trình độ trên lớp 9) nên dẫn đến sự hạn chế trong nhận thức của nông hộ về hiệu quả của ứng dụng tiến bộ KH&CN. Tiềm lực sản xuất ở một số hộ còn thấp, vẫn còn tình trạng thiếu nguồn vốn để đầu tư sản xuất, ứng dụng tiến bộ KH&CN.. Tân Cương 98,1 88,7 56,0 97,8 99,6 98,3 70,5 78,7. ĐVT: % Phúc Xuân Phúc Trìu 92,5 95,6 90,4 91,4 34,0 34,0 98,0 97,5 95,8 97,3 98,5 98,8 80,8 85,7 85,4 87,3 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2017. Cơ hội: Việc ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất chè nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp trong khuyến nông, nhiều tổ chức có hỗ trợ trong tập huấn các chương trình áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới từ đó nhiều công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng thành công trong sản xuất chè. Đồng thời, tác động của cuộc cách mạng 4.0 có những thúc đẩy mạnh mẽ đến sản xuất chè theo hướng công nghệ cao. Theo TS. Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở KH&CN Thái Nguyên, trong năm 2017, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan. Đây là một khẳng định đối với uy tín, chất lượng, danh tiếng và giá trị của chè Thái Nguyên trên thị trường thế giới, đồng thời là điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè Thái Nguyên trong thời gian tới. 177.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phạm Thị Thanh Mai và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. Thách thức: Cũng do trình độ học vấn của các nông hộ thấp, chủ yếu là lao động phổ thông nên dẫn đến mất dần lợi thế về lao động trong sản xuất chè. Hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ cho sản xuất chè cũng chưa hoàn chỉnh trong khi đó, giá cả các yếu tố đầu vào cho sản xuất như giống, phân bón… ngày càng tăng. Bên cạnh đó, những thay đổi bất thường của thời tiết trong những năm gần đây cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất. Những kết quả đạt được Qua kết quả điều tra cho thấy, 57,33% nông hộ ở TP Thái Nguyên đã ứng dụng được một số tiến bộ KH&CN trong sản xuất chè như: tưới chè bằng van xoay, sao chè bằng tôn inox, sử dụng máy hút chân không, áp dụng các tiêu chuẩn, mô hình sản xuất chè sạch như VietGAP, UTZ…, sử dụng giống mới, các kỹ thuật mới trong trồng và chế biến chè, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Điều này góp phần làm tăng năng suất, chất lượng, tạo ra các sản phẩm chè phong phú, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Các chương trình tập huấn được tổ chức thường xuyên nhằm cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, trình độ sản xuất của người nông dân. Từ năm 2014-2016 có tổng số 172 lớp tập huấn về trồng chè, chế biến, quy trình VietGAP, sâu bệnh… với 10.774 người tham gia [3]. Diện tích trồng chè cũng đang dần được mở rộng (tăng 22% từ năm 2009 đến năm 2016) [4], nhận thức của người trồng chè về việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất được nâng lên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cung cấp một lượng lớn nông sản sạch, đảm bảo an toàn chất lượng ra thị trường, bao vệ sức khỏe người tiêu dùng. Sử dụng tiến bộ KH&CN trong phát triển vùng chè đặc sản không chỉ góp phần phát triển thương hiệu chè của tỉnh Thái Nguyên mà còn là thương hiệu sản phẩm chè của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân Tiềm lực KH&CN như nhân lực, nguồn vốn, máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn ở mức thấp nên việc ứng dụng tiến bộ KH&CN còn chưa được mở rộng, đồng 178. 179(03): 175 - 180. đều và phổ biến cho các nông hộ. Cụ thể, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng ở Thái Nguyên mặc dù được đầu tư trong những năm vừa qua nhưng đến nay nhiều công trình đã bị xuống cấp. Việc huy động vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ học vấn của các chủ hộ còn hạn chế nên chưa nhận thức được đầy đủ về hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH&CN. Ông Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên cho biết, cây chè Thái Nguyên đang gặp không ít khó khăn trước những cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nông sản trong nước khi hội nhập. Nhất là khi trình độ lao động nông nghiệp của địa phương trong sản xuất sản phẩm chè hàng hoá còn nhiều hạn chế... Sức cạnh tranh sản phẩm vùng chè Tân Cương chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế do công tác khảo sát, tiếp thị, quảng bá sản phẩm chè chưa được đầu tư thích đáng. Đặc biệt, chất lượng sản phẩm chè không đồng đều do không theo quy trình chăm sóc, chế biến thống nhất. Công suất chế biến còn thấp, hiệu quả lao động chưa cao, còn nhiều công đoạn thủ công, nhỏ lẻ, nhiều hộ vẫn sản xuất theo tập quán với phương pháp thủ công truyền thống. Tỷ lệ sản xuất chè theo quy trình VietGAP còn thấp, tỷ lệ cơ giới hóa thấp (trong đốn chè là 40%, hái chè 20%). Sản xuất chè nguyên liệu chủ yếu thực hiện ở quy mô hộ, diện tích nhỏ (trung bình đạt 0,19 - 0,2 ha/hộ) nên khả năng đáp ứng các yêu cầu và kinh phí chứng nhận VietGAP còn hạn chế. Thái Nguyên vẫn chưa quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung theo cơ cấu giống gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; chưa thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất, chế biến chè công nghệ cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; chưa xây dựng được chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Nguyên nhân ở đây là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các nhà khoa học, các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người làm chè. Các chính sách của tỉnh, TP Thái Nguyên trong việc hỗ trợ sản xuất chè chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa có chính sách riêng hỗ trợ phát triển sản xuất chè ứng dụng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Phạm Thị Thanh Mai và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. công nghệ cao. Chưa hình thành hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm chè sạch, an toàn. Công tác quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều khó khăn. Mục tiêu phát triển Phấn đấu từ nay đến năm 2020 Thái Nguyên sẽ tăng nhanh diện tích sản xuất chè an toàn, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững các sản phẩm chè Thái Nguyên. Cụ thể: đến năm 2020 diện tích chè giống mới chiếm 80% diện tích chè toàn tỉnh, tăng gần 20% so với hiện nay. Trong đó, có trên 16,8 nghìn ha thuộc vùng sản xuất chè an toàn, tập trung đủ điều kiện chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” [6]; đẩy mạnh việc hỗ trợ sản xuất chè và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP khác; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm chè. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ Tăng cường phối hợp giữa đơn vị chuyển giao tiến bộ KH&CN với các cơ quan quản lý và hộ nông dân Sở Nông nghiệp Thái Nguyên cần phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các doanh nghiệp, câu lạc bộ, Hội Nông dân, Hiệp hội chè Việt Nam nhằm tạo sự thống nhất về nội dung và định hướng các chương trình tập huấn, triển khai ứng dụng tiến bộ KH&CN đến các nông hộ trồng chè trên địa bàn theo chiều sâu và đúng nhu cầu thực tế. Việc phối hợp này sẽ giúp các nông hộ tận dụng được nguồn lực tài chính, chất xám, tiếp cận được với các mô hình trồng, sản xuất và kinh doanh hiệu quả cao. Nâng cao trình độ học vấn, kiến thức, nhận thức của người sản xuất, kinh doanh Các nông hộ cần được cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thông tin mới liên quan đến hoạt động sản xuất chè. Hội Nông dân hay Trạm khuyến nông sẽ là những đơn vị chủ chốt chịu trách nhiệm về hoạt động này. Kiến thức sản xuất được nâng cao cùng với kinh nghiệm sản xuất được tích lũy lâu năm sẽ là những yếu tố quan trọng thúc đẩy các nông hộ ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất. Ví dụ như: ứng dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, quy trình kỹ thuật thâm. 179(03): 175 - 180. canh chè gắn với chứng nhận chè sạch, an toàn, ứng dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý dinh dưỡng (INM), quản lý nước tưới (IWM), biện pháp canh tác chè bề vững, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật [6]. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp tại địa phương TP Thái Nguyên cần xây dựng vùng sinh thái chè an toàn ứng dụng tiến bộ KH&CN cao kết hợp đầu tư xây dựng hồ đập nước, kênh mương, hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống chuỗi kinh doanh ngành chè để từng bước hình thành tuyến du lịch sinh thái kết hợp tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho vùng chè đặc sản của Thành phố. Đẩy mạnh phát triển các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN trong sản xuất chè Việc tìm kiếm, xây dựng những mô hình mẫu về canh tác chè tiên tiến, hiệu quả ở các địa phương trong nước và trên thế giới tạo ra những sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái để các nông hộ được tiếp cận thực tế, nhìn thấy hiệu quả, lợi ích sẽ đạt được khi thực hiện mô hình là cách thuyết phục tốt nhất. Nhìn vào những mô hình này, người dân sẽ có động lực để ứng dụng tiến bộ KH&CN vào trong sản xuất. Một số mô hình đã có như: mô hình Hợp tác xã kiểu mới, mô hình sản xuất chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt… Nghiên cứu quy trình, chính sách hỗ trợ thuận lợi cho hộ nông dân Thực tế, nhiều nông hộ không ứng dụng tiến bộ KH&CN là do thiếu vốn. Mặc dù Chính phủ đã có những gói hỗ trợ người dân nhưng quy trình hỗ trợ còn khó khăn, phức tạp, thủ tục rườm rà. UBND TP Thái Nguyên và các đơn vị liên quan cần xây dựng quy trình và có những chính sách hỗ trợ thỏa đáng hơn cho các nông hộ để khuyến khích họ tích cực sản xuất theo hướng công nghệ cao hơn như: Hỗ trợ phát triển mở rộng diện tích, năng suất, chất lượng chè, hỗ trợ trang thiết bị, công 179.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phạm Thị Thanh Mai và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. 179(03): 175 - 180. gặp nhiều khó khăn, thách thức cần được hỗ nghệ chế biến chè, giá giống chè cho diện tích trồng mới và trồng thay thế … trợ, tháo gỡ để thúc đẩy phát triển sản xuất ngành chè ở Thái Nguyên hơn nữa. Điều này Giải pháp về thị trường tiêu thụ đòi hỏi các nông hộ, chính quyền địa phương Đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao kiến thức, năng lực và các sở ngành cùng phối hợp thực hiện và thị trường cho người sản xuất kinh doanh chè cần tập tung vào các vấn đề như: hỗ trợ tín thông qua công tác khuyến nông, khuyến dụng, giống mới, tập huấn tiến bộ kỹ thuật, công, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị mô hình sản xuất tiên tiến, nâng cao nhận trường, tăng cường xúc tiến thương mại qua thức, cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hệ thống kênh phân phối, các hoạt động hội phát triển thị trường thông qua chuỗi liên kết chợ, triển lãm, lễ hội Festival chè trong và và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác ngoài nước. Từng bước thiết lập chuỗi liên quản lý nhà nước liên quan đến ngành chè. kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chè. TÀI LIỆU THAM KHẢO Xây dựng mối liên kết bền vững giữa các hộ nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp để 1. Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013. chia sẻ về trách nhiệm, rủi ro, lợi ích giữa các 2. UBND Tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định số bên. Thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung 3130/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch vùng nông ruộng đất cho phát triển cây chè theo hướng nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. sản xuất hàng hóa lớn. Sử dụng công nghệ mã 3. UBND Tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo tổng số, mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm kết Đề án phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương nhằm chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu cho thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. địa phương, doanh nghiệp, thực thi quyền sở 4. Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên (2009hữu trí tuệ. 2016), Niên giám Thống kê Thành phố Thái Nguyên. KẾT LUẬN 5. Nguyễn Thị Lan (2017), “Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trong Từ thực trạng nghiên cứu cho thấy, khá nhiều sản xuất chè ở Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí nông hộ ở TP Thái Nguyên đã và đang ứng Nghiên cứu dân tộc, số 18, tháng 6/ 2017. dụng các tiến bộ KH&CN vào trong sản xuất 6. UBND Thành phố Thái Nguyên (2016), Đề án chè. Diện tích trồng chè, sản lượng và chất phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lượng sản phẩm chè được tăng cao hơn. Tuy thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020. nhiên, việc ứng dụng tiến bộ KH&CN còn SUMMARY ENHANCING THE APPLICATION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ADVANCES INTO TEA PRODUCTION IN THAI NGUYEN CITY Pham Thi Thanh Mai*, Tran Le Kim, Nguyen Thi Lan TNU University of Economics and Business Administration. The research uses the descriptive statistical and SWOT method to assess the current status, recognizing some difficulties and limitations in the application of scientific and technological advances into tea production by farmers in Thai Nguyen city such as: infrastructure, education level of producers is limited, labor efficiency is not high, many households still produce by traditional methods... Research has seen the causes leading to the limitation, it proposed some solutions such as strengthening the coordination between scientific and technological advances transfer officies, local government and farmer households; raising the level of education, knowledge and awareness of producers and traders; improve agricultural infrastructure in the locality; to promote the application and transfer of scientific and technological advances models in tea production; researching the process and policy to facilitate for farmer households; market solution to promote the application of scientific and technological advances in tea production in Thai Nguyen. Keywords: Applying technology and science advances, farmer, production, tea, Thai Nguyen City Ngày nhận bài: 22/02/2018; Ngày phản biện: 26/02/2018; Ngày duyệt đăng: 30/3/2018 *. Tel: 0912804979; Email: 180.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 179(03) oµ soT N¨m. 2018. T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ. Journal of Science and Technology SOCIAL SCIENCE – HUMANITIES – ECONOMICS Content. Page. Nghiem Thi Ho Thu - Formation basis of Ngoc Giao’s prose characteristics. 3. Vu Thi Hanh - From new consiousness of gender characteristics to new women in Vietnamese novels at the beginning of 21st century. 9. Pham Thi Ngoc Anh - Applications of water-wave icons on contemporary sculpture of monuments in Viet Nam. 15. Phung Phuong Nga, Doan Duc Hai - Symbols in Nguyen Xuan Khanh's novels (the cases of novels Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, and Đội gạo lên chùa). 21. Vu Thuy Hang, Doan Thi Hong Nhung - Discussion on classification of the motherworship religion. 25. Pham Van Hung, Nguyen Huy Hung, Nguyen Thi Thu Huong - Thai Nguyen University’s assessment of program learning outcomes through the assessment of senior students near their completion of their undergraduate degree. 31. Hoang Duy Tuong - Solutions to enhance physical education efficiency for students at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy – Thai Nguyen University. 37. Hoang Thu Thuy, Ly Trung Thanh - Nguyen Ai Quoc – Ho Chi Minh – who set the foundation for the special relationship between Vietnam and Laos. 45. Tran Thi Lan - Applying the tectonic theory to teaching "the basic principles of the Marxism - Leninism" in universities. 49. Nguyen Thanh Tu - Some solutions to enhance the quality of teaching and learning English at University of Transport Technology, Thai Nguyen Campus. 55. Nguyen Thi Hoai Thu - Methods of active teaching for efficient development of Vietnamese speaking skill for foreign students at Military Technical Academy. 61. Ngo Thi Lan Anh, Vo Van Tri - Necessity of educating the consciousness of ecological environment protection for youth in Long Xuyen city, An Giang province. 67. Le Van Hieu - Communications projected by the model "propaganda department" in communes, wards, township and "commander" in villages, cities in Bac Ha district (Lao Cai province). 73. Tran Hoang Tinh, Tran Van Khanh, Nguyen Trung Kien - Strengthen examination and evaluation of disciplinary education activities for students at national defense and security education centers in the current phase. 79. Nguyen Mai Anh, Nguyen Thi Hoang Lan - Renovation of legal education content in the bachelor’s degree program in political education of Thai Nguyen University of Education to meet the requirements of the new general education curriculum. 85. Do Thi Ngoc Phuong, Tran Thi Thao - Project power in the study of the English written language used by the second-year English majors at Thai Nguyen University of Education. 91. Vu Dinh Bac, Ly Mai Huong, Hoang Thi Hong Hanh - Using group-work activities to improve English speaking skill for the first year English majors at Thai Nguyen University of Education. 97. Nguyen Thi Hang, Le Thi Quyen, Nguyen Le Mai, Vu Thi Lenh - Organizing the experiential learning in teaching the theme “pests and disease of plants” (Technology 10 in high school). 103. Nguyen Thi Khuong - Applying the flipped classroom model in teaching citizen education subject in high school. 109. Lai Thu Uyen, Vu Dinh Bac, Nguyen Thanh Long - Enhance grammar of third-year students of English major through peer check at Thai Nguyen University of Education. 115. nd. Nguyen Thi Hong Chuyen, Ha Thi Nhu Quynh - Imitation technique in improving 2 year non-English major students’ oral competence discourse at Thai Nguyen University of Education. 121.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nguyen Nam Ha, Nguyen Thi Thuy - Assessment on physical condition of students at Thai Nguyen University. 127. Vu Thi Thanh Thuy, Chu Van Trung, Cao Thuy Linh - Research on the current and potential developments of Thai Nguyen tourism industry. 133. Tran Thi Ngoc Ha - Researching household economy model for sustainable management and use on sloping land in tea growing areas in La Bang commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province. 139. Nguyen Van Tam, Ha Thi Hoa, Bui Thi Minh Ha, Le Thi Hoa Sen, Dang Thi Huong - Impact of resource factors on livelihood diversification of tea growing households in Dai Tu district, Thai Nguyen province. 143. Hoang Van Hai, Hoang Thi Thu Hang - The effects of fertilizers on rice yield in Thai Nguyen. 149. Dang Thuong Hoai Linh, Ly Thu Trang - The international and Vietnamese laws on protection of well-known trademarks. 155. Do Tuyet Ngan - The role of women with community based tourism development in Nghia Lo town, Yen Bai province. 163. Vu Thi Thu - Assessing the agricultural land use change under the climate change context in Giao Thuy district, Nam Dinh province. 169. Pham Thi Thanh Mai, Tran Le Kim, Nguyen Thi Lan - Enhancing the application of science and technology advances into tea production in Thai Nguyen city. 175. Nguyen Thi Bich Hanh, Nguyen Thi Thu Thuy - Assessment of efficiency of agricultural land use in Yen Phuc commune, Van Quan district, Lang Son province. 181. Dang Quynh Trinh, Tran Van Hung - Business income tax inspection for non-state enterprises in Pho Yen district, Thai Nguyen province. 187.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×