Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

đề xuất các biện pháp đảm bảo tính bền vững của công tác chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp các tỉnh miền núi phía bắc-

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.03 KB, 23 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG







BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CHUYỂN GIAO
VÀ TIẾP NHẬN CÔNG NGHỆ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2001-2005

THUỘC ĐỀ TÀI CẤP BỘ
“NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TÍNH BỀN
VỮNG CỦA CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC”


Chủ nhiệm đề tài: KS. TRẦN ANH TUẤN












7505-2
07/9/2009

HÀ NỘI – 6/2009


I – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1 – Đánh giá về kết quả chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ
Về nội dung chuyển giao TBKHCN tập trung chủ yếu trong nông nghiệp và
một phần lâm nghiệp. Công tác chuyển giao TBKHCN những năm qua ở vùng này
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nổi bật là các chương trình sản xuất h
ạt giống
lúa lai F1, lúa lai thương phẩm, ngô lai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao
kỹ thuật với cây công nghiệp dài ngày, cải tạo vườn chè có năng suất thấp, vườn
ươm chè cánh giống mới, chuyển giao kỹ thuật với cây công nghiệp ngắn ngày như
trồng lạc che phủ nylon, kỹ thuật về giống và canh tác đậu tương, chuyển giao kỹ
thuật trồng và thâm canh cây ăn quả, kỹ thuật chă
n nuôi gà thả vườn, chăn nuôi lợn
hướng nạc. Công tác chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp đã góp phần tăng
năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương
thực tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng
hàng hóa. Do kết quả của công tác chuyển giao, nhiều nơi đã hình thành các mô
hình sản xuất hàng hóa ở miền núi như: chè ở Văn Chấn (Yên Bái), mận Bắ
c Hà
(Lào Cai), ngô Mai Sơn (Sơn La)


Tuy nhiên, về nội dung chuyển giao còn một số vấn đề như: Thứ nhất, nội
dung chuyển giao tập trung chủ yếu vào trồng trọt và tập trung vào giống mới, kỹ
thuật sản xuất và tổ chức sản xuất. Mức đầu tư kinh phí cho giống sản phẩm mới là
60%, kỹ thuật sản xuất là 30% và tổ chức sản xuất là 10% (Báo cáo hội thả
o
chuyển giao KTTB ở trung du và miền núi phía Bắc, 28/11/2002). Thứ hai, trung
du và miền núi phía Bắc là những vùng đất dốc. Thế nhưng, chủ đề kỹ thuật canh
tác và quản lý đất dốc chưa được đầu tư thích đáng ở hầu hết các tỉnh. Thứ ba,
TBKHCN trong chăn nuôi, quản lý sản xuất, công nghệ sau thu hoạch chưa được
đầu tư thảo đáng. Hầu như chưa có tỉnh nào tập trung vào chuy
ển giao TBKHCN
trong quản lý nông trại, trang trại và thị trường tiêu thụ. Thứ tư, nội dung chuyển

- 2 -
giao xuất phát chủ yếu từ bên ngoài, từ trên xuống chưa hoàn toàn xuất phát từ nhu
cầu của người dân và của địa phương.
2 – Đánh giá hệ thống chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp ở các tỉnh
miền núi phía Bắc
Hệ thống chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía
Bắc bao gồm hệ thống chuyển giao qua: 1) Khuyến nông nhà nước, 2) các viện
nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp và các tổ chức nghề nghiệ
p xã hội như Hội
làm vườn (VACVINA),…3) các chương trình dự án do các Bộ ngành tiến hành, 4)
các dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, 5) các doanh nghiệp, 6) cộng đồng tiến
hành, 7) tư nhân tiến hành. Kết quả khảo sát về hệ thống chủ yếu chuyển giao
TBKHCN trong nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy:100% số tỉnh
coi khuyến nông nhà nước là hệ thống chuyển giao chủ yếu, 60% số tỉ
nh coi kênh
chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp qua các chương trình dự án trong nước
là chủ đạo, 40% số tỉnh đã coi chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp do các

chương trình dự án của các tổ chức quốc tế đóng vai trò chủ yếu hiện nay, 26,7%
số tỉnh cho biết khuyến nông do cộng đồng tiến hành được coi là hoạt động chủ
yếu ở tỉnh họ. Các viện nghiên cứu mới hoạt động ở một số tỉnh (Hà Giang, Lai
Châu,…). Các Vi
ện nghiên cứu NLN miền núi phía Bắc, Viện Nghiên cứu Ngô,
Viện Cây ăn quả và Viện Chăn nuôi đang thực hiện các hoạt động triển khai cùng
với một số doanh nghiệp như Tổng Công ty Bông, Tổng công ty Chè. Trên thực tế,
có thể tất cả các tỉnh trong vùng đều có 7 hệ thống nêu trên nhưng hoạt động của
các hệ thống đó thực sự chưa nổi trội. Kinh tế tư nhân là loại hình kinh tế
mới
được thừa nhận, vì vậy trên thực tế tư nhân đã làm công tác chuyển giao. Nhưng
do nhìn nhận của xã hội chưa được đầy đủ nên các tỉnh ít coi trọng kênh chuyển
giao này.
* Hệ thống khuyến nông nhà nước
Hệ thống khuyến nông nhà nước của các tỉnh miền núi phía Bắc đều được tổ
chức theo Quyết định 13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống
khuyến nông nhà nước bao g
ồm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ

- 3 -
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trung tâm Khuyến nông tỉnh thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện có Trạm Khuyến nông và một số
tỉnh có hệ thống khuyến nông cấp xã.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đóng vai trò chủ đạo trong chuyển giao
TBKHCN trong nông nghiệp (Lê Hưng Quốc, 2002). Các cơ quan khuyến nông
nhà nước ở cấp Trung ương triển khai các chương trình lớn trong chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật tới các địa phương. Thông qua phối hợp v
ới trung tâm khuyến nông ở
các tỉnh, hàng loạt các chương trình chuyển giao được khởi xướng và tổ chức như
Chương trình giống cây trồng, lúa lai, lợn hướng nạc,…được triển khai rộng khắp.

Ở cấp tỉnh, Trung tâm khuyến nông tỉnh căn cứ vào đặc điểm của địa
phương mình phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai các
chương trình. Đến nay cả 15 tỉnh trong vùng miền núi phía Bắc
đã thành lập được
trung tâm khuyến nông, bình quân mỗi trung tâm khuyến nông của tỉnh có hơn 17
cán bộ.
Ở cấp huyện, 15 tỉnh miền núi phía Bắc có 127 trạm khuyến nông, bình
quân mỗi tỉnh có 8,5 trạm. Gần 85% số huyện miền núi và trung du có trạm
khuyến nông. Dựa vào kinh phí ngân sách cấp, các trạm khuyến nông tổ chức tập
huấn, xây dựng mô hình trình diễn, soạn thảo các tài liệu phổ biến tiến bộ khoa học
theo chương trình từ trên xu
ống. Hệ thống khuyến nông nhà nước đã và đang với
tới cấp xã. Việc cán bộ khuyến nông về làm việc ở xã có thể có hai hình thức:
khuyến nông cụm xã và cán bộ khuyến nông tăng cường về từng xã. Có 4 tỉnh
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai và Sơn La có hình thức tổ chức khuyến nông
cụm xã. Mỗi cụm xã gồm 5 – 8 xã do 2 – 3 cán bộ khuyến nông phụ trách, thực
hiện các nhiệm vụ chuyển giao do trạm khuyến nông triển khai theo kế ho
ạch và
chương trình khuyến nông. Khuyến nông cụm xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
UBND huyện, thị xã thông qua trạm khuyến nông. Nhiệm vụ chính của khuyến
nông cụm xã là tổ chức vận đồng xây dựng phát triển các hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn xã. Khuyến nông cụm xã còn có nhiệm vụ
xây dựng mạng lưới khuyến nông cộng đồng, các cụm dân cư, nhóm ngành nghề,

- 4 -
bồi dưỡng đào tạo cán bộ khuyến nông, triển khai các hoạt động khuyến nông và
khuyến lâm bằng điểm trình diễn, duy trì chế độ báo cáo tình hình khuyến nông,
đánh giá các hoạt động khuyến nông và khuyến lâm ở xã, dịch vụ đầu vào cho
nông dân (Trung tâm Khuyến nông Sơn La, 2005).
Hình thức thứ hai là cử cán bộ tăng cường, chuyên trách chỉ đạo công tác

khuyến nông ở từng xã. Các cán bộ khuyến nông này là công chức nhà nước làm
nhiệm vụ chuyể
n giao TBKHCN ở địa bàn xã. Các xã được tăng cường cán bộ
khuyến nông này là những xã vùng sâu vùng xa. Các khuyến nông viên nhà nước
làm việc tại xã thực hiện triển khai các hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã
mình phụ trách. Mỗi xã có một cán bộ khuyến nông hoạt động. Ở các tỉnh như Sơn
La, Cao Bằng, mạng lưới khuyến nông nhà nước tới cấp xã theo hình thức cụm
xã hay cán bộ tăng cường về xã còn rất mỏng. Ví dụ, một số
xã có khuyến nông
hoạt động tại Yên Bái là 38,8%, Hòa Bình 46,7% và Cao Bằng là 49,2%. Thực
trạng này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình ứng dụng TBKHCN vào nông
nghiệp và nâng cao năng suất nông nghiệp. Sự kết hợp giữa trạm khuyến nông với
khuyến nông cơ sở được thể hiện chủ yếu ở một số dạng sau:
- Kiểu tổ chức 1: Trạm khuyến nông gắn với cán bộ khuyến nông h
ợp đồng.
Cán bộ khuyến nông hợp đồng ở cơ sở thường là 1 người ở cấp xã và 1 người ở
cấp thôn bản. Cán bộ khuyến nông hợp đồng được trả lương theo ngân sách từ
trạm khuyến nông. Mô hình này rất phổ biến ở các tỉnh: Sơn La, Phú Thọ,
- Kiểu tổ chức 2: Trạm khuyến nông kết hợp chặt chẽ với khuyến nông tình
nguyện. Dưới các trạm khuy
ến nông huyện, có các cụm xã, các bộ khuyến nông
cụm xã ký hợp đồng với trạm khuyến nông huyện và triển khai các hoạt động
khuyến nông tới các tổ chức khuyến nông tình nguyện như nhóm nông dân cùng sở
thích, câu lạc bộ khuyến nông, hay cán bộ khuyến nông do xã trả công.
- Kiểu tổ chức 3: Trạm khuyến nông huyện liên kết với các tổ chức tình
nguyện và các tổ chức xã hội như CLB quản lý tổng hợp dịch h
ại (IPM), CLB
khuyến nông.

- 5 -

- Kiểu tổ chức 4: Tổ chức khuyến nông chưa có mạng lưới chân rết tới cấp
xã. Trạm khuyến nông huyện, trực tiếp làm việc với cán bộ xã, thôn, bản, tổ chức
quần chúng và một số nông dân điển hình để chuyển giao TBKHCN.
* Hệ thống khuyến nông cơ sở và cộng đồng
Khuyến nông cơ sở là tổ chức khuyến nông do địa phương tổ chức ra, th
ực
hiện nhiệm vụ chuyển giao TBKHCN ở xã, thôn và bản. Khuyến nông viên tham
gia đội ngũ khuyến nông cơ sở không phải là công chức nhà nước, do dân bầu và
một số nơi như Hà Giang khuyến nông cơ sở là do dân trả lương. Cả vùng MNPB
có 1.019 xã có khuyến nông cơ sở (chiếm 36,1%). Tỷ lệ này cao nhất ở Hà Giang,
tỷ lệ này còn thấp ở Quảng Ninh, Hòa Bình. Hiện nay có những hình thức khuyến
nông cơ sở sau: HTX làm dịch vụ
khuyến nông, CLB khuyến nông, làng khuyến
nông tự quản, chi hội khuyến nông, khuyến nông doanh nghiệp, tuy nhiên hình
thức tổ chức phổ biến nhất là khuyến nông cơ sở là câu lạc bộ khuyến nông.
Các tổ chức khuyến nông cộng đồng thường kết hợp với các cơ quan khuyến
nông nhà nước, viện, trường và các dự án để thực hiện các hoạt động chuyển giao
TBKHCN tới nông dân – những thành viên của các tổ chức đ
ó. Vai trò của các tổ
chức này là tiếp thu TBKHCN, vận động và tổ chức các thành viên trong cộng
đồng tham gia vào quá trình chuyển giao như thực hiện các hoạt động về chương
trình, dự án. Những tổ chức xã hội này coi việc chuyển giao TBKHCN là việc lồng
ghép các hoạt động khác của họ. Mặc dù hình thức khuyến nông cơ sở rất đa dạng
nhưng theo bản chất có thể phân hình thức tổ chức khuyến nông này thành 2 nhóm:
khuyế
n nông cộng đồng mà nòng cốt là CLB khuyến nông và khuyến nông chuyên
nghiệp cấp xã.
Hệ thống chuyển giao do cộng đồng tiến hành có một số ưu điểm: cần ít vốn,
phù hợp với trình độ, điều kiện và nhu cầu của dân; xã hội hóa được công tác khuyến
nông, phối hợp với các đoàn thể làm công tác khuyến nông; phát huy sự tham gia của

dân trong xác định nhu cầu, kỹ thuật chuyển giao, tổ chức chuyển giao, đ
óng góp
nguồn lực; trách nhiệm của cán bộ chuyển giao gắn kết với kết quả chuyển giao; nông
dân tiếp thu được TBKHCN nên năng suất cây trồng vật nuôi tăng. Tuy nhiên,

- 6 -
khuyến nông cộng đồng cũng có một số điểm cần hoàn thiện: Hiện nay chưa có cơ
chế chính sách thống nhất cho khuyến nông viên cơ sở, nhất là khuyến nông viên
cộng đồng; cán bộ khuyến nông cộng đồng thường ít được đào tạo một cách chính
thống. Đôi khi họ là những nông dân do dân bầu ra nên thiếu kiến thức và kỹ năng
chuyển giao; Những xã nghèo, khó khăn, thiếu vốn
đầu tư hoạt động ban đầu.

* Hệ thống chuyển giao của các viện nghiên cứu và các trường chuyên nghiệp
Kết quả nghiên cứu của các viện và các trường được chuyển giao cho nông dân
thông qua tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn. Hiện nay có hơn 11 viện nghiên cứu
nông nghiệp, các trung tâm nghiên cứu khoa học, 3 trường đại học nông nghiệp và
dạy nghề đã tiến hành chuyển giao các kết quả nghiên cứu tới vùng MNPB. Nhiều
viện có k
ết quả chuyển giao TBKHCN thành công là: Viện Nghiên cứu ngô, Viện
KHNN Việt Nam, Viện Chăn nuôi, tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp ở các tỉnh MNPB. Hệ thống chuyển giao do các viện nghiên cứu
tiến hành có ưu điểm: TBKHCN được chuyển giao là những kỹ thuật mới, có tính
khoa học cao, tạo ra đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần giải quyết an ninh
lương thực, xóa đ
ói giảm nghèo.
Tuy nhiên hệ thống chuyển giao của các trường và viện cũng bộc lộ một số hạn
chế sau:
- Hệ thống tổ chức chuyển giao chưa đồng bộ, các viện và trường thiếu trung
tâm vùng, tiểu vùng để thử nghiệm các kết quả nghiên cứu. Các TBKT của một số

viện chuyển giao thường là kết quả nghiên cứu của các viện và trường. Kết quả này
mới
được khẳng định chủ yếu ở các trung tâm, trạm của viện và trường – những nơi
mà điều kiện cho ứng dụng TBKHCN là lý tưởng. Kỹ thuật này chưa được vùng hóa
hay khu vực hóa cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Do đó, kỹ thuật ít được
nhân rộng, đôi khi đòi hỏi đầu tư lớn, rủi ro cao, chưa phù hợp với nhu cầu của của
dân và đặc điểm của địa phương.
- Chưa đánh giá thường xuyên nhu cầu của địa phương để làm cơ sở xây dựng
chiến lược nghiên cứu cho các viện và trường. Do đó, một số kỹ thuật ít phù hợp với

- 7 -
dân và thị trường. TBKHCN của một số viện, trường chuyển giao tới nông dân chưa
phải lúc nào cũng xuất phát từ nhu cầu của dân, thường là nằm trong các chương trình
nghiên cứu lớn của nhà nước. Do đó, dân ít hưởng ứng với những kỹ thuật này.
- Các viện, trường thường ít phối hợp với cơ quan khuyến nông địa phương nên
chưa có sự kết hợp chặt chẽ.
- Ít có các việ
n, trường có các trình diễn của viện ở từng địa phương, có kết
luận rõ ràng sau đó mới chuyển giao cho nông dân theo phương pháp chuyển giao để
dân cùng làm. Phương pháp mô hình được dùng chủ yếu trong chuyển giao hai loại
sau: mô hình trình diễn kết quả và mô hình trình diễn phương pháp. Mô hình trình
diễn kết quả chỉ cho nông dân biết kết quả của một công nghệ nào đó. Mô hình trình
diễn phương pháp chỉ rõ từng bước cách làm và cách áp dụng một công nghệ cụ thể
.
Phương pháp thứ hai này hiệu quả và bền vững hơn. Thế nhưng, các viện và trường
thường áp dụng phương pháp mô hình trình diễn kết quả mà ít sử dụng mô hình trình
diễn phương pháp.
- Việc chuyển giao TBKHCN không được thường xuyên, phụ thuộc vào tính
sẵn có của TBKHCN của các viện.
- Do bản chất của chuyển giao TBKHCN là chuyển giao các kết quả nghiên

cứu của các viện đó tới được nông dân. Vì thế, việc chuyể
n giao này có phần thiên về
đưa thông tin một chiều từ các viện nghiên cứu tới nông dân hơn là các viện nghiên
cứu phát hiện các vấn đề của nông dân để giải quyết giúp nông dân vượt qua các khó
khăn đó.
* Hệ thống chuyển giao của các doanh nghiệp
Kể từ khi có Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp nhiều doanh nghiệp được
hình thành nhanh chóng. Trong ngành nông nghiệp có 44 nhà máy đường, 120 nhà
máy chè, hàng trăm nhà máy chế biến thức ăn, hình thành nhiều vùng nguyên liệu
hàng hóa. Các doanh nghiệp này (k
ể cả doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đã thực hiện khuyến nông đến tận nông
dân để hình thành vùng nguyên liệu chè, bông, Do kết quả khuyến nông của các
doanh nghiệp đã hình thành nên nhiều vùng sản xuất chuyên canh lớn như bông (Sơn

- 8 -
La), chè (Văn Chấn – Yên Bái). Cán bộ doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với
cộng đồng, thực hiện hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm thông qua cơ chế canh
tác hợp đồng với nông dân trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Hệ thống chuyển giao này có ưu điểm:
- TBKHCN được chuyển giao mang tính trọng tâm chuyên ngành
- Tập trung vào sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh.
- Kỹ thuật đã được khẳng
định và được đúc rút ở nhiều nơi nên phương thức
chuyển giao phù hợp và linh hoạt.
- Thực hiện canh tác hợp đồng, sản phẩm chuyển giao được bao tiêu nên nông
sân dễ làm theo.
Nhưng thực tiễn chuyển giao TBKHCN của các doanh nghiệp cũng bộc lộ một
số hạn chế: Nếu doanh nghiệp không gắn kết vơi nông dân, thì cả doanh nghiệp và
nông dân cùng gặp khó khăn; Việc kiểm soát thực hiện hợp đồ

ng giữa nông dân và
doanh nghiệp cũng là vẫn đề cần quan tâm.
* Chuyển giao TBKHCN qua các chương trình, dự án của Chính phủ
Theo nguồn tài trợ, có thể chia các chương trình, dự án ra thành hai nhóm:
do các Bộ ngành tài trợ (gọi là Chương trình trong nước) và nhóm do tổ chức quốc
tế giúp đỡ (Chương trình quốc tế). Các chương trình trong nước thường do các Bộ
ngành xây dựng, triẻn khai thực hiện. Ví dụ, Chương trình Nông thôn miền núi của
Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình 120 ”về tạ
o việc làm” và chương trình
133 ”xóa đói giảm nghèo” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, Các
chương trình trên, được tài trợ kinh phí của Chính phủ và triển khai thực hiện chủ
yếu là theo sự chỉ đạo của các Bộ ngành từ trên xuống tận cơ sở. Ưu điểm của hệ
thống chuyển giao này là tính tập trung cao, dễ thực hiện, triển khai đồng bộ trên
quy mô lớn cho một chương trình, một sả
n phẩm, đảm bảo thực hiện được các mục
tiêu và định hướng của địa phương hay Chính phủ.
Tuy nhiên kinh nghiệm thực hiện chương trình dự án phát triển nông thôn đã
chỉ ra một số bất cập trong chuyển giao qua chương trình dự án. Thứ nhất
3 – Đánh giá về đội ngũ cán bộ chuyển giao kỹ thuật

- 9 -
Đội ngũ cán bộ chuyển giao có tầm quan trọng đặc biệt trong chuyển
giaoTBKHCN trong nông nghiệp tới nông dân. Tương ứng với 5 hệ thống chuyển
giao, có năm nhóm cán bộ TBKHCN trong nông nghiệp tới nông dân.
3.1 – Cán bộ khuyến nông Nhà nước
Lực lượng nòng cốt của công tác chuyển giao TNKHCN trong nông nghiệp
là cán bộ khuyến nông Nhà nước làm việc ở Trung tâm Khuyến nông, trạm khuyến
nông, khuyến nông cụm xã và một số nơi khác. Vùng miền núi phía bắc bình quân
mỗ
i trung tâm khuyến nông tỉnh có 17 cán bộ, trạm khuyến nông huyện bình quân

có 56 cán bộ.
Các cán bộ khuyến nông Nhà nước được chia thành 2 loại: Biên chế Nhà
nước và hợp đồng. Cán bộ khuyến nông thuộc biên chế nhà nước làm việc chủ yếu
ở tỉnh và huyện, được giao nhiệm vụ khuyến nông do trung tâm hay trạm khuyến
nông quản lý và được hưởng lương theo chế độ nhà nước quy định. Các cán bộ
khuyến nông này đều được đào tạo trình độ
đại học (76%), hay trung cấp (12,7%)
nông nghiệp (chuyên ngành trồng trọt (29,3%), chăn nuôi (19,7%), lâm nghiệp
(14%) và kinh tế nông nghiệp (14%). Số cán bộ khuyến nông cấp huyện có trình
độ đại học chiếm tỷ lệ 65% và trung cấp là 25% (trong đó 44,5% có chuyên ngành
trồng trọt, 17,8% có chuyên ngành chăn nuôi và 14% có chuyên ngành lâm nghiệp.
Tất cả số cán bộ trên có thâm niên công tác từ 3 đến 32 năm, bình quân là 15 năm.
Tất cả các cán bộ nêu trên đều chưa qua đào tạo chính quy về khuyến nông.
Không có ai trong số cán bộ củ
a trung tâm và trạm khuyến nông được đào tạo
về phương pháp khuyến nông, phương pháp đào tạo đào tạo nông dân và
phương pháp tiếp cận cộng đồng. Đây là sự thiếu hụt rất lớn trong kỹ năng
chuyển giao của cán bộ khuyến nông. Các cán bộ khuyến nông của ta, tập trung
nhiều vào kỹ thuật, ít chú ý và thiếu kiến thức xã hội và khả năng vận động
cộng đồng.
Các cán b
ộ khuyến nông được hưởng chế độ lương và phụ cấp do Nhà nước
quy định, phương tiện đi lại nghèo nàn. Ở cấp cụm xã và xã cũng có cán bộ khuyến
nông, một phần là công chức nhà nước (chiếm khoảng 10%), đại đa số còn là là

- 10 -
hợp đồng. Họ thường là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và nhận lương
tùy theo trình độ và vùng công tác.
Các cán bộ khuyến nông này được hưởng hỗ trợ 50% chế độ bảo hiểm xã
hội và 50% bảo hiểm y tế, được ưu tiên xét tuyển vào biên chế nếu công tác tốt. Ở

Hà Giang có 191 khuyến nông viên đang làm việc tại 191 xã, trong đó có 17 người
tốt nghiệp đại học và 173 cán bộ có trình độ trung cấp. Từ
năm 2001 đến nay các
cán bộ trên đã hưởng lương theo ngạch bậc công chức theo chế độ hiện hành.
Chức năng cơ bản của cán bộ khuyến nông xã là phối hợp với trạm khuyến
nông huyện chuyển giao TBKHCN tới nông dân, định kỳ phản ánh tình hình nông
nghiệp cho UBND xã, cụm xã và trạm khuyến nông. Ở các tỉnh Sơn La, Hà Giang,
Tuyên Quang, mỗi xã bố trí một cán bộ khuyến nông. Về chế độ làm việc, cán bộ
c
ụm xã được dành 80% quỹ thời gian đi cơ sở và 20% làm công tác tổng hợp tại
trung tâm cụm xã. Cán bộ khuyến nông xã phải dành 90% thời gian đi cơ sở và
10% thời gian làm báo cáo và tổng hợp.
3.2 – Cán bộ chuyển giao TBKHCN của cộng đồng
* Khuyến nông viên thôn bản: do cộng đồng cử ra để làm nhiệm vụ chuyển
giao TBKHCN tới nông dân. Họ là những cán bộ của Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến
binh, Đoàn TNCSHCM, các nông dân làm kinh t
ế giỏi, các nông dân tiêu biểu
được dân cử ra. Đặc biệt ở Hà Giang, lực lượng khuyến nông viên này rất đông
đảo, lực lượng này được gọi là khuyến nông thôn bản do dân cử và dân nuôi; tỉnh
Hà Giang cũng đã Ra Quyết định số 2021/QĐ-UB ngày 05/08/2002 vể tổ chức
quản lý và một số chế độ chính sách đối với cán bộ khuyến nông viên thôn bản.
Quy định này đã chỉ rõ: ”Mỗi thôn bản bố trí ít nhất một khuy
ến nông viên thôn
bản phục vụ công tác chuyển giao TBKHCN tới nông dân, khuyến nông viên thôn
bản được tuyển chọn trước hết là những người tốt nghiệp đại học, trung cấp về
nông lâm ngư nghiệp. Các xã đặc biệt khó khăn, khuyến nông viên thôn bản phải
có văn hóa hết lớp 4 trở lên. Việc tuyển chọn cán bộ khuyến nông thôn bản nên
được gắn với cán bộ chốt ở thôn bản (bí thư, chủ nhiệ
m và phó chủ nhiệm HTX,
trưởng phó thôn bản). Các khuyến nông viên này do dân bầu, giới thiệu cho UBND


- 11 -
xã xem xét và phê duyệt. Trạm khuyến nông ký hợp đồng và quản lý chuyên môn.
Các khuyến nông viên thôn bản làm việc tại thôn bản, giúp nông dân trong thôn
bản thực hiện khuyến nông và các dịch vụ sản xuất khác trong nông lâm nghiệp về
thôn bản. Các cán bộ này do UBND xã trực tiếp quản lý”.
Khuyến nông thôn bản được hưởng thù lao từ các nguồn như: dân đóng góp
bằng tiền hoặc lương thực (thóc, ngô, ) theo hộ hay diện tích gieo trồng, được
hưởng tiền khuyến nông theo các ch
ương trình dự án. Ở các xã đặc biệt khó khăn,
nhà nước hỗ trợ quỹ khuyến nông thông qua ngân sách xã. Khuyến nông thôn bản
được tỉnh, huyện đào tạo, bồi dưỡng, học tập để nâng cao kiến thức. Nơi làm tốt
công tác khuyến nông thôn bản là huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), đây là huyện
miền núi có rất nhiều khó khăn (60% dân số là đồng bào dân tộc) nhưng huyện đã
xây dựng được mạng lưới khuyến nông thôn bản ở
216 thộ bản của 27 xã. Công
tác chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp rất có hiệu quả, năng suất cây trồng
vật nuôi đều tăng so với thời kỳ trước.










Việc xây dựng đội ngũ khuyến nông viên thôn bản có nhiều ưu điểm:


1) Các cán bộ khuyến nông thôn bản là người do dân cử và dân nuôi nên sẽ
làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trong chuyển giao TBKHCN.
Khuyến nông thôn bản ở Hoàng Su Phì
Về công tác khuyến nông, huyện chủ trương xã hội hóa công tác khuyến nông
thông qua tập trung xây dựng cho được mạng lưới khuyến nông cơ sở. Việc đầu
tiên là xây dựng đội ngũ thú y viên cơ sở, sau đó là các trưởng phó thôn, cán bộ
đoàn thể có trình độ văn hóa, tại huyện tổ chức biên soạn tài liệu phù hợp với
tình hình thực tế ở thôn bản, mở hội nghị tập hu
ấn, huy động nhân dân đóng góp
nuôi cán bộ khuyến nông. Huyện hỗ trợ giống mới để khuyến nông viên thôn bản
áp dụng, làm thử. Tổ chức đưa nông dân đi tham quan, học tập. Sau đó huyện
tiếp tục hoàn chỉnh tổ chức HTX thành HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp,…
Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì

- 12 -
2) Họ thường là người đổi mới, đi đầu trong việc chuyển giao TBKHCN tới
các thôn bản.
3) Họ là người địa phương nên am hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ và kinh
nghiệm của cộng đồng nên việc chuyển giao TBKHCN tới nông dân hiệu quả hơn.
4) Dân là người cử những cán bộ này nên dân tin tưởng và làm theo sự chỉ
dẫn của cán bộ khuyến nông thôn bản.
5) Dân là người đóng góp cho việc hưởng lợi các d
ịch vụ khuyến nông nên
giảm bớt sự bao cấp của nhà nước, chính phủ, huy động được sức dân.
6) Đây là đội ngũ cơ sở quan trọng trong tiếp nhận sự chuyển giao hỗ trợ của
các chương trình dự án và hệ thống chuyển giao khác (khuyến nông nhà nước,
doanh nghiệp, )
Vì vậy trong thời gian tới, đội ngũ khuyến nông cần được tăng cường. Cần
đầu tư kinh phí cho nâng cao năng l
ực và kiến thức của cán bộ khuyến nông thôn

bản để làm nhiệm vụ chuyển giao, cần tôn trọng cơ chế dân chủ trong việc bầu
chọn và xác định cơ chế thù lao cho cán bộ khuyến nông thôn bản.
* Các nông dân làm cộng tác viên: Bên cạnh đội ngũ khuyến nông viên thôn
bản, nhiều tỉnh còn lựa chọn những nông dân làm kinh tế giỏi để chuyển giao
TBKHCN rồi sau đó trở thành khuyến nông để hướng dẫn các nông dân khác.
Những nông dân này là người am hiểu địa phương, say mê với TBKHCN, có ý chí
làm giàu, có uy tín và khả năng giao tiếp, chuyển giao TBKHCN cho nông dân
khác theo thực tế; được ưu tiên tiếp thu TBKHCN, được chọn làm thử và tuyên
truyền cho cộng đồng qua mô hình của hộ gia đình mình. Đây là những nông dân
mà các hệ thống chuyển giao nhà nước, tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp, dự
án hay hợp tác để triển khai các chương trình ứng dụng TBKHCN. Tuy nhiên các
nông dân này còn thiếu kỹ năng và phương pháp trong chuyển giao và ở m
ột số
tỉnh, huyện những hộ nông dân này có trình độ văn hóa còn thấp.
3.3 – Cán bộ chuyển giao TBKHCN của các tổ chức nghiên cứu phát triển và
các trường chuyên nghiệp

- 13 -
Các cán bộ chuyển giao của các viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp
cũng là một lực lượng trong chuyển giao TBKHCN. Họ là các cán bộ nghiên cứu
thực hiện chức năng chuyển giao của các tổ chức nghiên cứu, viện, trường. Họ có
trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể của
nông nghiệp. Các cán bộ này không thường xuyên ở cơ sở, thực hiện chuyển giao
theo yêu cầu của các địa phương hoặc chính những tổ chức này khi có TBKHCN
để chuyển giao. Các cán bộ này gặp khó khăn trong giao tiếp vì ít hiểu được ngôn
ngữ, phong tục tập quán của nông dân, không được trang bị kiến thức xã hội và
cộng đồng trong chuyển giao. Hoạt động của họ còn phụ thuộc nhiều vào kinh phí
nhà nước và chế độ đã ngộ thấp. Mặt khác, một số cán bộ nghiên cứu đã thành
công trong việc
đưa TBKHCN tới nông dân. Nhưng hiện nay, việc thiếu cơ chế

giám sát việc thực hiện bảo vệ sở hữu trí tuệ đã hạn chế cán bộ nghiên cứu tham
gia vào chuyển giao.
3.4 – Cán bộ chuyển giao TBKHCN của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp như: Tổng Công ty Bông Việt Nam, Tổng Công ty Chè
Việt Nam, có đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ chuyển giao TBKHCN tới nông dân
phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Các cán bộ
chuyển giao
được đào tạo cơ bản về chuyên môn và có kiến thức về thị trường, tiếp
thị và khả năng giao tiếp tốt. Họ được trả lương cao hơn so với lương công chức
nhà nước. Thu nhập của họ gắn liến với kết quả chuyển giao TBKHCN tới nông
dân. Họ thường được phân công phụ trách một địa bàn nhất định để thực hiện
chuyển giao và có mố
i liên hệ khá chặt chẽ với địa phương, các thành phần kinh tế
tư nhân ở địa phương (đại lý dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi và thức ăn gia
súc, ). Ở một số địa phương như Sơn La, cán bộ doanh nghiệp phối hợp với đội
ngũ chuyển giao của cộng đồng cùng triển khai ứng dụng TBKHCN nên rất thành
công. Doanh nghiệp đã gắn kết quả chuyển giao cu
ối cùng vào thu nhập của cán bộ
chuyển giao.
Các doanh nghiệp thành công trong chuyển giao, tuy nhiên các cán bộ
chuyển giao của doanh nghiệp thường là người ở đồng bằng hay ở tỉnh khác tới

- 14 -
nên ít am hiểu cộng đồng và đặc điểm của địa phương và bất cập nhiều về tiếng
dân tộc.
3.4 – Cán bộ chuyển giao TBKHCN của các chương trình, dự án quốc tế
Các dự án quốc tế như IFAD ở Hà Giang, dự án phát triển nông nghiệp nông
thôn ở Cao Bằng, các dự án phát triển nông nghiệp của các tổ chức phi chính phủ
quốc tế như OXFAM, Action Aid VietNam, đã thuê các cán bộ có kinh nghiệm
và có năng l

ực làm nhiệm vụ chuyển giao. Các cán bộ này thường làm việc ở các
cơ quan khuyến nông, các viện nghiên cứu hay các trường đại học, được ký hợp
đồng theo thời gian hoặc công việc với dự án để tiến hành chuyển giao TBKHCN
tới nông dân theo chương trình và kế hoạch mà dự án đã định ra. Các cán bộ dự án
làm nhiệm vụ chuyển giao TBKHCN tới nông dân được hưởng lương rất cao (do
dự án chi trả), có năng lực và trình độ chuyên môn cao, đượ
c trang bị và kỹ năng
chuyển giao TBKHCN tới nông dân (nhất là phương pháp PRA), có khả năng giao
tiếp tốt. Các cán bộ này được giao nhiệm vụ cụ thể, triển khai các hoạt động
chuyển giao trong phạm vi dự án.
4 – Đánh giá về cơ chế, chính sách đối với chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ trong nông nghiệp ở vùng miền núi phía Bắc.
4.1 – Các chính sách chủ yếu trong chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp ở
miền núi phía Bắc.
Trong những n
ăm qua, Chính phủ đã xác định miền núi phía Bắc là một
trong những địa bàn ưu tiên của công tác chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp
nhằm xóa đói, giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc
trong vùng (Nguyễn Phượng Vỹ - 2002). Các cơ quan nghiên cứu triển khai, Trung
tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu,
ứng dụng TBKHCN trong nông nghiệp. Với miền núi phía Bắc, ngoài những chủ
trương chung trong chuyển giao TBKHCN trong cả nước, Chính phủ còn có những
chính sách trọng tâm chủ yếu sau:

- 15 -
a) Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao TBKHCN
trong nông nghiệp ở miền núi phía Bắc: Tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu và chuyển
giao ở các tỉnh trong vùng chiếm từ 0,4 – 0,5% tổng chi ngân sách. Trong đó, từ 37
– 38% kinh phí được được tập trung đầu tư vào nông nghiệp (Bộ NN&PTNT,

2005). Về nội dung, phần lớn các chương trình chuyển giao tập trung vào lĩnh vực
trồng trọt, tập trung vào khảo nghiệ
m giống lúa, cây màu, ứng dụng kỹ thuật thâm
canh, quản lý dịch hại, vacxin, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, nhân và phát triển
giống cây rừng.
b) Hình thành hệ thống chuyển giao TBKHCN ở miền núi phía Bắc: Từ năm
1993, các tỉnh trong vùng dần dần đã hình thành được hệ thống chuyển giao
TBKHCN ở tất cả 15 tỉnh. Hệ thống này có sự tham gia của khuyến nông Nhà
nước, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, bước đầu có sự tham gia của h

thống chuyển giao của cộng đồng. Chính phủ chủ trương thành lập trạm khuyến
nông ở tất cả các huyện. Phân công Viện KHKT Nông nghiệp Việt nam trợ giúp
các tỉnh miền núi trong việc áp dụng các TBKHCN trong nông nghiệp (Vụ KH và
Chất lượng sản phẩm, 2002). Chính phủ cho phép hình thành cụm khuyến nông xã
ở miền núi. Đến nay Chính phủ đã có quyết định thành lập 500 cụm xã chi các tỉnh
miền núi trong đó có hoạt động khuyến nông. Các t
ỉnh đang phấn đấu để mỗi xã
nhất là các xã thuộc diện 135 có một khuyến nông viên thực hiện chuyển giao. Ở
nhiều nơi như tỉnh Lào Cai mỗi cụm xã có 1 – 2 cán bộ khuyến nông và thực hiện
phụ cấp cho khuyến nông xã (Sơn La, Hà Giang, Lào Cai,…)
c) Thực hiện chính sách trợ cước và trợ giá để nông dân áp dụng TBKHCN:
Chính phủ có chính sách trợ cước vận chuyển vật tư, phân bón, hạt giống tới các
vùng sâu, vùng xa, hỗ
trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn về chuyển giao
TBKHCN, miễn giảm thuế cho những cá nhân và doanh nghiệp áp dụng thành
công trong chuyển giao TBKHCN ở miền núi phía Bắc. Chính phủ cho phép hỗ trợ
100% kinh phí cho các tỉnh miền núi trong xây dựng điểm trình diễn (hiện nay hỗ
trợ 60 - 65%). Nhiều tỉnh trong vùng đã thực hiện trợ giá giống mới cho nông dân

- 16 -

từ 30 - 35% (Lạng Sơn) và 50% ở Lào Cai. Với giống vật nuôi, hỗ trợ 100% đại
gia súc, lợn giống và 50% nái như ở Lào Cai.
d) Thực hiện các chương trình chuyển giao TBKHCN ở miền núi phía Bắc:
Bộ NN&PTNT đã tập trung vào 9 chương trình trọng điểm sau:
- Chương trình khuyến nông vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
- Chương trình khuyến nông khuyến khích sản xuất hàng hóa có lợi thế xuất khẩu.
- Chương trình khuyến nông khuyến khích hàng hóa thay th
ế nhập khẩu.
- Chương trình ứng dụng công nghệ cao.
- Chương trình khuyến nông đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển
nông nghiệp bền vững.
- Chương trình khuyến nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Chương trình khuyến nông về thông tin, huấn luyện tăng cường năng lực
hoạt động khuyến nông cơ sở.
- Chương trình khuyến nông về thị trường và xúc tiến thương m
ại.
- Chương trình khuyến nông xây dựng mô hình kinh tế hợp tác.
Ngoài ra còn có Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng KHCN phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 2005 – 2010 của Bộ KHCN.
Mặt khác, Chính phủ thực hiện nhiều chương trình phục vụ định canh định cư ở
miền núi thông qua làm thủy lợi, ruộng bậc thang và thông qua đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng. Chính phủ đã coi công tác chuyển giao TBKHCN là mộ
t trong 12 nội
dung quan trọng của chương trình 135 nhằm phát triển các xã đặc biệt khó khăn.
e) Tập trung và lồng ghép công tác chuyển giao TBKHCN trong nông
nghiệp và nông thôn với thực hiện các chương trình dự án phát triển nông thôn:
Nhiều dự án quốc tế tài trợ như Phát triển các dân tộc thiểu số Hà Giang do Quỹ
phát triển nông nghiệp quốc tế tài trợ (IFAD) tài trợ, Phát triển nông thôn Cao
Bằng và Bắc Kạn do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, quản lý nguồn nhân lực có
sự tham gia củ

a người dân (Phase I) và tăng thu nhập cho nông dân một cách bền
vững (Phase II) ở Tuyên Quang do IFAD tài trợ, chương trình phát triển lâm
nghiệp do Thụy Điển, Đan Mạch tài trợ tại Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Giang và Sơn

- 17 -
La. Nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế tiến hành các dự án ở hầu hết các tỉnh
miền núi, trong các dự án trên việc chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp được
coi là một trong những hoạt động quan trọng.
f) Chính phủ chú ý phát triển nguồn nhân lực cho chuyển giao TBKHCN:
Chính phủ đã cấp học bổng cho sinh việc được các tổ chức nông dân và cộng đồng
cử đi học để trở về làm việ
c tại địa phương (Nguyễn Phượng Vỹ, 2002). Nhiều tỉnh
như Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh thực hiện nâng cao năng lực cho
chuyển giao thông qua các đợt tập huấn, mô hình trình diễn.
g) Ở những nơi nông dân còn nghèo không thể chi trả cho các dịch vụ kỹ
thuật thì nhà nước tùy theo khả năng đầu tư sẽ thành lập và tổ chức chi trả cho hệ
thống khuyến nông đến tận thôn bản: Chính phủ cho phép dùng kinh phí khuyế
n
nông để hỗ trợ các tổ chức khuyến nông tự nguyện của các đoàn thể xã hội, các
viện và trung tâm nghiên cứu.
h) Thực hiện đa dạng hóa phương pháp khuyến nông: Chú ý coi trọng mô
hình trình diễn, tập huấn, tăng cường hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tôn vinh nông
dân giỏi.
4.2 – Những bất cập về cơ chế, chính sách trong chuyển giao TBKHCN trong
nông nghiệp ở miền núi phía Bắc.
Nhìn chung Chính phủ đã có hệ th
ống chính sách nhằm thúc đẩy công tác
chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp. Cơ chế, chính sách này đã góp phần
giúp cho nông dân miền núi phía Bắc áp dụng được những kỹ thuật tiến bộ, làm
tăng năng suất nông nghiệp tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong năng suất cây

trồng và vật nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, cơ chế
chính sách trong chuyển giao còn có nhiều bất cập, phần nào đã hạn chế đến hiệu
quả
công tác chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp tới nông dân và nông thôn.
Các bất cập đó là:
- Chương trình chuyển giao nặng từ trên xuống, quá tập trung ở cấp Trung
ương và cấp tỉnh. Chưa tạo ra sự chủ động ở địa phương.
- Chưa có cơ chế chính sách cho khuyến nông cơ sở (cụm xã, xã và thôn bản).

- 18 -
- Chính sách tài chính còn bất cập.
Chính sách tài chính cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp. Hơn 90% số cán bộ chuyển giao được điều
tra và các cán bộ quản lý được phỏng vấn đều khẳng định rằng: Cơ chế tài chính
cho chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp còn nhiều điểm không phù hợp, thứ
nhất là định mức chi tiêu các khoản mục theo hướng dẫn tại thông tư

45/2001/TTLB/TC-BKHCNMT (18/6/2001) và thông tư 44/2007/TTLB-BTC-
BKHCN (07/05/2007) chủ quy định chung cho tất cả các loại đề tài, dự án, không
có mức quy định riêng cho các khoản mục của các đề tài, dự án thực hiện tại các
vùng miền núi khó khăn; thứ hai, cách tính chi tiêu và định mức chi tiêu quá lỗi
thời, thấp hơn so với tình hình thực tế khi thực hiện chuyển giao TBKHCN với
nông dân, không phù hợp với đặc điểm nông nghiệp và nông thôn; thứ ba, kinh phí
cho chuyển giao, hỗ trợ cho xây d
ựng mô hình chuyển giao TBKHCN không được
chuyển trực tiếp cho cơ quan chuyển giao nên khi kinh phí đến cơ quan chuyển
giao thường bị chậm, quá thời vụ sản xuất. Thứ tư, kinh phí cho chuyển giao ở
một tỉnh thường do nhiều cơ quan nắm giữ (Sở KHCN hoặc Sở NN&PTNT), điều
này dẫn đến sự đầu tư chồng chéo, lãng phí và kém hiệu quả. Nên tách công tác
chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp ra khỏi chức năng quả

n lý của các Sở
nói trên và tập trung kinh phí vào một mối cho cơ quan chuyên trách về chuyển
giao TBKHCN tới nông thôn. Thứ năm, cộng đồng, thôn bản, xã và huyện thường
không được nắm giữ việc chi tiêu tài chính. Tình trạng này làm cho kinh phí được
sử dụng không hiệu quả vì phải làm theo kế hoạch của cấp trên. Cần nghiên cứu
phân cấp tài chính đối với các loại dự án mô hình có quy mô khác nhau giữa các
Bộ, ngành, tỉnh, huyện, xã và cộng đồng. Thứ sáu, chính sách tài chính cho
chuyển giao hiện hành không quy định các khoản chi tiêu cho các cơ quan quản lý
các chương trình chuyển giao ở địa phương. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu kinh
phí cho giám sát và kiểm tra việc thực hiện các chương trình chuyển giao
TBKHCN tới nông dân. Thứ bảy, cơ chế tài chính hiện hành chỉ cho phép chi nho

- 19 -
nông dân đi dự tập huấn, không cho phép chi vào việc làm tiêu bản, vật mẫu, thực
hành, còn đầu tư vào tài liệu tập huấn thì rất nhỏ bé.
5 – Đánh giá về thông tin, tuyên truyền các tiến bộ khoa học và công nghệ.
Tình hình áp dụng phương tiện thông tin đại chúng, nhìn chung các tỉnh
trong vùng MNPB đều sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài,
tivi và in ấn các tờ rơi. Tuy nhiên phương pháp hiện nay vẫn chưa được chú ý thích
đáng. Theo số liệ
u báo cáo của cac tỉnh, trên các phương tiện thông tin đại chúng,
số lần phát trên đài, tivi về TBKHCN còn ít và chưa thật phù hợp. Thực sự công
tác thông tin tuyên truyền các TBKHCN chưa coi đây là kênh truyền tải thông tin
chính, mặt khác cơ quan thông tin, tuyên truyền cũng chưa có sự gắn kết chặt chẽ
với các cơ quan chuyển giao TBKHCN. Một số cán bộ làm công tác chuyển giao
cho rằng: ”phát triển vô tuyến và đài phát thanh thì có nhiều cái lợi. Nhưng kinh
phí đâu mà trả cho các đài”. Vì thế, hi
ện tượng phổ biến là các tỉnh tập trung in tờ
rơi, tài liệu hướng dẫn về TBKHCN trong nông nghiệp. Nhiều tỉnh như Yên Bái và
Quảng Ninh đã in ấn hàng chục nghìn bản tài liệu KHKT để chuyển giao

TBKHCN tới nông dân. Các tài liệu này đã góp phần đáng kể trong việc phổ biến
kiến thức tới nông dân.
Tuy nhiên, có một số điểm cần thảo luận về về công tác thông tin, tuyên
truyền: Thứ nhấ
t, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan thông tin, tuyên truyền
và cơ quan chuyển giao. Do đó, công tác này chưa được coi trọng. Thứ hai, nội
dung và cách trình bày trong tài liệu nghe, nghe và nhìn, tài liệu đọc chưa thật phù
hợp về văn hóa và đặc điểm của mỗi dân tộc và mỗi cộng đồng, chưa được chuyển
dịch từ ngôn ngữ khoa học sang ”ngôn ngữ nông dân”. Thứ ba, ở nhiều nơi điề
u
kiện thực hiện phương pháp này còn khó khăn: dân chưa có điện sinh hoạt, một số
nới vùng sâu và vùng xa dân không biết tiếng phổ thông, cán bộ chuyển giao chưa
được đào tạo về phương pháp này.
6 – Đánh giá chung về công tác chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ
trong nông nghiệp ở miền núi phía Bắc.

- 20 -
- Tất cả các tỉnh tròng vùng trung du và miền núi phía Bắc đề coi trọng công
tác chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp tới nông dân.
- Hệ thống chuyển giao đã được hình thành và phát triển nổi bật nhất là hệ
thống khuyến nông Nhà nước và hệ thống chuyển giao của các dự án, các doanh
nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, viện, trường chuyên nghiệp
- Hệ thống khuyến nông nhà nước đã có hệ thống chân rết tới hầu hết các
huy
ện, một số xã và thôn bản.
- Hệ thống chuyển giao do cộng đồng tiến hành đã được hình thành, tuy
chưa phải là phổ biến nhưng là nhân tố tích cực cho công tác chuyển giao
TBKHCN tới nông dân.
- Một số tỉnh đã chú trọng đến phương pháp tiếp cận trong chuyển giao
TBKHCN có sự tham gia như ở: Sơn La, Hà Giang, Phương pháp này có nhiều

ưu điểm, đã phát huy cao độ sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch, th
ực
hiện và quản lý giám sát quá trình chuyển giao TBKHCN tới nông dân.
- Mặc dù tập trung nhiều vào phương pháp chuyển giao thông qua mô hình
trình diễn và tập huấn, nhiều địa phương đã tích lũy được những kinh nghiệm về
áp dụng phương pháp chuyển giao phù hợp. Việc vận dụng tổng hợp các phương
pháp tham gia sẽ đem lại hiệu quả cao.
- Vai trò của người nông dân trong quá trình chuyển giao đã được khẳng
định ở Sơn La, Hà Giang và Cao Bằng Mộ
t khi dân được tham gia và quyết định
thì công tác chuyển giao sẽ có hiệu quả vì đáp ứng được yêu cầu của người dân,
của địa phương, phát huy sức dân và giảm sự hỗ trợ của nhà nước.

- 21 -
7 – Nguyên nhân của sự không bền vững trong chuyển giao tiến bộ khoa học
và công nghệ ở vùng miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng công tác chuyển giao của ta còn nhiều
bất cập, chưa phát huy hiệu quả của TBKHCN. Kết quả điều tra ở 7 tỉnh miền núi
phía Bắc cho thấy: Năng suất cây trồng và vật nuôi chưa thực sự đúng với tiềm
năng, khoả
ng cách giữa năng suất thực tế và năng suất tiềm năng còn rất xa (ngô
mới đạt 60% tiềm năng, lạc mới đạt 35%, đậu tương mới đạt 40%). Năng suất
nông nghiệp ở miền núi phía Bắc còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước.
Nguyên nhân cơ bản là do TBKHCN chưa thực sự đến với nông dân của vùng
miền núi phía Bắc. Vấn đề đặt ra là vì sao công tác chuyển giao TBKHCN chư
a
hiệu quả ? Kết quả điều tra nông dân ở 7 tỉnh cho thấy: Kỹ thuật chuyển giao chưa
phù hợp, đòi hỏi chu phí cao, dân không đáp ứng được đầu tư, khó bảo quản (nhất
là ngô lai). Kết quả đánh giá của lãnh đạo các trung tâm khuyến nông của 7 tỉnh
miền núi phía Bắc đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản đến tính bền vững trong

chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía B
ắc như sau:
1) Một số chương trình chuyển giao TBKHCN trong nông nghiệp được áp
dụng từ trên xuống, chưa sát với nhu cầu của người dân và đặc điểm của
địa phương, chưa được bàn kỹ từ dân và còn dàn trải.
2) Chính sách chuyển giao còn nặng bao cấp, dân ỷ lại, thiếu cơ chế hỗ trợ
thích hợp cho từng vùng, từng trường hợp cụ thể. Nhìn chung kinh phí
đầu tư
cho chuyển giao còn thấp. Cơ chế tài chính và thanh quyết toán
còn nhiều bất cập. Chưa có cơ chế tài chính cho công tác chuyển giao
TBKHCN trong nông nghiệp nông thôn vùng khó khăn.
3) Chưa có sự tham gia tích cực của người dân trong lập kế hoạch, đóng
góp và chuyển giao, giám sát và quản lý thành quả của công nghệ
chuyển giao.
4) Thu nhập và đãi ngộ đối với cán bộ chuyển giao còn thấp, chưa gắn với
sản phẩm cuối cùng của chuy
ển giao tới nông dân.

- 22 -
5) Phương pháp chuyển giao chưa thật phù hợp với điều kiện dân trí, đặc
điểm kinh tế - xã hội, văn hóa cộng đồng.
6) Năng lực cán bộ chuyển giao còn nhiều bất cập. Kiến thức kỹ thuật chưa
sâu rộng, kỹ năng chuyển giao còn chưa sát, thiếu kiến thức cộng đồng,
kiến thức kinh tế - xã hội.
7) Độ
i ngũ cán bộ chuyển giao còn thiếu nhất là ở cơ sở, thôn bản.
8) Nông dân còn nghèo. Một số nơi dân bảo thủ, dân trí thấp, trình độ không
đồng đều, tập quá đa dạng, ngôn ngữ khác nhau.
9) Nội dung kỹ thuật chuyển giao không phù hợp với yêu cầu với nhu cầu của
người dân và đặc điểm sinh thái tự nhiên – khí hậu của địa phương. Một số

kỹ thuậ
t chưa được khẳng định đã được chuyển giao cho nông dân.
10) Chưa kết hợp chuyển giao kỹ thuật sản xuất với công nghệ chế biến,
chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

×