Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

TAI LIEU DUOC LI THAM KHAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.17 KB, 41 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÀI LIỆU DƯỢC LÝ THAM KHẢO CHƯƠNG I: HẤP THU, PHÂN BỐ, CHUYỂN HÓA, THẢI TRỪ Câu 1: sự xâm nhập của thuốc vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể được gọi là gì ? a. sự hấp thu c. sự phân bố b. sự thải trừ d. sự chuyển hóa Câu 2: để được hấp thu thuốc phải đi qua……………………..của các tổ chức khác nhau. Câu 3: có mấy cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học ( không tính các cơ chế ít gặp như : ẩm bào , thực bào……) a. 3 b. 4 Câu 4 :chọn câu trả lời chưa đúng.. c. 5. d. 6. a. màng tế bào được chia làm 3 lớp , hai lớp ngoài thân nước(protein và enzim) , lớp giữa thân dầu (lipid) b. lipid cản trở sự khuếch tán của các chất tan trong nước c. các chất càng thân nước càng dễ vận chuyển qua màng tế bào. d. các phân tử protein tạo thành các kênh chứa nước xuyên qua màng (chất tan trong nước phân tử nhỏ dễ qua màng đến cơ chế lọc) Câu 5 : khuếch tán thụ động(khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp) hay còn gọi là khuếch tán a. đơn giản b. đơn thuần c. thuận lợi Câu 6: mức độ và tốc độ khuếch tán của thuốc qua màng tế bào :. d. tích cực. a. tỉ lệ thuận với bề dày của màng b. tỉ lệ nghịch với sự chênh lệch về nồng độ thuốc giữa hai bên màng c. tỉ lệ thuận với diện tích bề mặt và bề dày của màng d. tỉ lệ thuận với hệ số khuếch tán của thuốc. Câu 7: định luật Fick dQ K . D . S .(C 1−C 2) = dt e Hệ số phân bố lipid/nước của chất khuếch tán là : a. K. b.D. c.e. d.S. Câu 8:nhóm hóa học nào sau đây có hệ số phân bố lipid/nước cao nhất a. Methyl c. propyl b. phenyld. d .naphtyl Câu9: hai yếu tố quyết định mức độ phân ly của thuốc là……………………..của chúng và………………………..của môi trường Câu 10: những chất có bản chất acid yếu khi pH môi trường càng nhỏ hơn giá trị của pKa chúng càng……………..do đó càng……………………khuếch tán qua màng a. phân li – dễ b. phân li- khó. c. d.. ít phân li – d ít phân li – khó.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 11: những chất có bản chất là base yếu khi pH môi trường càng………..giá trị của pKa càng……………khuếch tán qua màng lớn hơn – khó c. nhỏ hơn – khó lớn hơn – dễ d.nhỏ hơn – dễ Câu 12: quá trình khuếch tán có sự tham gia của chất vận chuyển ( chất mang ) dựa vào sự chênh lệch nồng độ thuốc giữa hai bên màng là: a. khuếch tán thụ động c.khuếch tán thuận lợi b. vận chuyển tích cực d.lọc Câu 13: đặc điểm nào sau đây không phải của vận chuyển tích cực. a. vận chuyển nhờ chất mang b. vận chuyển ngược với thang nồng độ,tuân theo quy luật Fick c. đòi hỏi phải có năng lượng d. vận chuyển có tính chọn lọc e. có sự cạnh tranh của các chất có cấu trúc tương tự Câu 14: quá trình các chất hòa tan trong nước , có phân tử lượng thấp có thể qua màng nhờ các ống chứa đầy nước xuyên qua màng, dựa vào động lực chính là chênh lệch về áp suất thủy tĩnh hoặc áp suất thẩm thấu giữa 2 bên màng là : a. khuếch tán thụ động c.khuếch tán thuận lợi b. vận chuyển tích cực d.lọc Câu 15: 2 loại đường chính để đưa thuốc vào cơ thể là…………………… và…………………………… Câu 16: chọn câu chưa đúng a. khi uống thuốc chỉ lưu lại ở khoang miệng một thời gian ngắn ( 2 đến 10 giây ) b. hầu hết thuốc được hấp thu nhiều qua niêm mạc miệng c. thuốc dạng viên đặt dưới lưỡi được hấp thu tốt vào thẳng vòng tuần hoàn chung , không qua gan d. các thuốc hấp thu qua niêm mạc miệng phải tan trong nước , không kích ứng niêm mạc , không có mùi khó chịu Câu 17: niêm mac dạ dày chủ yếu là niêm mạc tiết , có nhiều nhung mao , hệ thống mao mạch ít hơn so với ruột non a. đúng Câu 18: pH dịch dạ dày khoảng. b.sai. a. 1 – 3 b.3 – 5 c.5 -6 d.6-7 Câu 19: thuốc có tính chất như thế nào thì dễ hấp thu qua niêm mạc dạ dày ? a. có tính axit yếu ( thuốc ngủ barbituric các xalicylat) b. có tính base yếu c. hệ số phân bố lipid/nước cao d. cả a và c Câu 20:đặc điểm nào sau đây không có ở niêm mạc ruột non? a. b. c. d.. diện tích tiếp xúc lớn hệ thống mao mạch phong phú chủ yếu là niêm mạc tiết có những van ngang hình liềm có nhiều nhung mao.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 21: tổng diện tích tiếp xúc của nhung mao ruột non a. 20 – 40. b.40-50.. c.60 – 70. d.70 - 80. Câu 22: lưu lượng máu qua ruột non là a. 0.5 lít/phút b.0.6 lít/phút c. 0.9 lít/phút d. 1 lít/phút Câu 23: pH ở tá tràng khoảng 5-6, pH của hỗng tràng khoảng 6-7, pH của dịch hồi tràng khoảng: a. 3-5 b. 5-6 c.6-7 d. 7-8 Câu 24: thời gian thuốc lưu lại ở hỗng tràng là 2-2,5h, thời gian thuốc lưu lại ở hồi tràng: a. 2 - 10 giây b. 2 – 10 phút c. 2 – 2.5 giờ d. 3 – 6 giờ. Câu 25: chọn câu chưa đúng về thuốc hấp thu qua niêm mạc ruột già a. kém hơn nhiều so với niêm mạc ruột non b. có nhiều nhung mao và vi nhung mao c. ít các enzym tiêu hóa d. hấp thu chủ yếu là nước natri , clo , kali và một số chất khoáng Câu 26: phần nào của trực tràng đổ máu về tĩnh mạch chủ dưới về tim không qua gan a. phần trên và phần dưới c. phần trên và phần giữa b. phần giữa và phần dưới d. phần dưới Câu 27:Dạng thuốc dùng qua đường trực tràng là …… ……..hoặc …….. dùng trong trường hợp không uống như hôn mê, tắt ruột, co thắt thực quản… Câu 28 Tốc độ hấp thu qua đường tiêm dưới da và tiêm bắp phụ thuộc vào A. Độ tan của thuốc B. Vị trí tiêm. C. Nồng độ dung dịch tiêm D. Cả 3 ý trên.. Câu 29 chọn câu đúng: A. Tiêm dưới da hấp thu nhanh hơn và đau hơn tiêm bắp B. Tiêm dưới da có khả năng thiết lập lại cân bằng về áp suất thẩm thấu nhanh hơn tiêm bắp C. Để hạn chế khả năng hấp thu khi tiêm, kéo dài thời gian tác dụng người ta dùng các chất cường giao cảm, chất cao phân tử D. Có thể dùng CaCl2, uabain để tiêm bắp Câu 30 chọn câu đúng a. không được tiêm tĩnh mạch các hỗn dịch, dung dịch dầu, chất gây kết tủa protein huyết tương (chất không đồng tan với máu), chất gây đông máu , độc với tim b.tốc độ tiêm tĩnh mạch ít nhất phải bằng một chu kỳ tim c .khi cần đưa một lượng lớn dung dịch thuốc vào cơ thể người ta tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch d. cả a,b,c đều đúng. Câu 31 diện tích bề mặt tiếp xúc của các phế nang là: (m2 ) A. 20-40 Phấn bố. B.40-50. C. 50-70. D.70-100.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 32 ………………………….là diện tích nằm dưới đường cong của đồ thị biểu diễn sự biến thiên của…………………………thuốc trong huyết tương theo thời gian Câu 33 để tính AUC người ta sử dụng phương pháp tích phân hoặc dùng biểu thức AUC=(F.D)/Cl trong đó: D là liều dùng, Cl là độ thanh lọc còn F là? A. Liều dùng B. Độ thanh lọc. C. Sinh khả dụng của thuốc D .Nồng độ thuốc. Câu 34. mức độ và tốc độ xâm nhập của thuốc vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể ở dạng còn hoạt tính so với liều dùng được gọi là A. Khả năng hấp thụ của thuốc B. Sinh khả dụng của thuốc. C. Dược lực của thuốc D.Tác dụng của thuốc. Câu 35 sinh khả dụng của thuốc theo đường uống A. F =0 B. F > 0. C. F =1 D. F <1. Câu 36 chọn câu trả lời sai. A. B. C. D.. Cminlà nồng độ tối thiểu để thuốc gặp receptor Cmin - Cmax.là khoảng cách trị liệu Cmin – Cmaxlà mức độ trị liệu Cmax. là nồng độ thuốc cao nhất có thể được khi dùng thuốc an toàn. Câu 37 tỉ lệ giữa sinh khả dụng của các đường dùng thuốc khác so với sinh khả dụng đường tiêm tĩnh mạch của cùng một thuốc là A. Sinh khả dụng B. Sinh hả dụng tuyệt đối. C. sinh khả dụng tương đối D. cả 3 đều sai. Câu 38 để đánh giá chất lượng của các thuốc cùng một chất gốc người ta dựa vào A. Sinh khả dụng B. Sinh khả dụng tuyệt đối. C. sinh khả dụng tương đối D. cả 3 điều sai. Câu 39 sinh khả dụng tương đối (F2) là tỉ lệ giữa hai………………..của hai…………………………….của cùng một thuốc dùng qua đường uống Câu 40 nếu chế phẩm thử có SKD =……….so với chế phẩm đối chiếu thì coi là tương đương sinh học với chế phẩm đối chiếu A. 100 % B. 80%. C. 125% D. 80 -125%. Câu 41 protein huyết tương liên kết với thuốc chủ yếu là A. Globulin B. Insulin. C. albumin D. corticoid. Câu 42 liên kết thuốc với protein cơ thể là A. Liên kết ion. C.liên kết lưỡng cực.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> B. Liên kết hydrogen. D. cả 3 đều đúng. Câu 43 chọn câu đúng A. B. C. D.. liên kết thuốc với protein huyết tương có tính thuận nghịch liên kết đồng hóa trị đối với các dẫn chất alkyl kìm hãm tế bào có tính thuận nghịch a,b đúng a,b sai. Câu 44 câu nào chưa đúng A. B. C. D.. ở dạng liên kết thuốc không có tác dụng có sự cân bằng động giữa dạng liên kết và dạng tự do thuốc có thể dự trữ trong cơ thể dưới dạng liên kết khi nồng đọ thuốc ở dạng tự do giảm thì thuốc ở dạng liên kết sẽ tăng lên. câu 45 cạnh tranh liên kết khi dùng đồng thời hai thuốc có sự chênh lệch lớn về………...đối với protein huyết tương A. nồng độ B. áp suất. C. phân tử khối D. ái lực. câu 46 chọn câu sai: A. khi kết hợp với protein các thuốc bán kháng nguyên trở thành kháng nguyên hoàn toàn có thể gây dị ứng B. thủy ngân phân bố nhiều trong các tổ chức giàu keratin C. carbonmonocid có ái lực cao với heme nên nó được phân bố chủ yếu trong hồng cầu và globin cơ D. lưu lượng máu đến tổ chức hầu như không ảnh hưởng đến sự phân bố của thuốc trong cơ thể câu 47 chọn câu trả lời chưa đúng A. những chất tan trong dầu có thể thấm qua hàng rào máu-não B. bình thường ở người trưởng thành thuốc khó thấm qua mao mạch để vào não tủy C. các acidamin, glucose, các chất dinh dưỡng dễ dàng vận chuyển vào hệ thần kinh trung ương bằng khuếch tán thụ động D. trẻ em hàm lượng myelin thấp nên thuốc dễ xâm nhập vào não câu 48 hàng rào nhau thai bao gồm A. lớp hợp bào lá nuôi B. nội mô các mao mạch rốn. C. nhung mao đệm D. cả a,b,c. câu 49 lưu lượng máu qua nhau thai là A. 400 ml/phút B. 500. C. 800 D. 900. Câu 50 thể tích phân bố Vdl là thể tích giả định.của các dịch cơ thể mà thuốc có trong cơ thể phân bố với nồng độ bằng nồng độ trong huyết tương, phụ thuộc vào? A. pKa của thuốc B. mức độ liên kết thuốc với protein. C. hệ số phân bố lipid/nước D. cả 3.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Chuyển hóa câu 51: quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể dưới ảnh hưởng của enzym tạo nên những chất ít nhiều khác với chất mẹ là : a. hấp thu. b. phân bố. c. chuyển hóa. d. thải trừ. Câu 52 :nhóm thuốc nào khi vào cơ thể không bị biến đổi mà được thải trừ nguyên vẹn : a. chất vô cơ thân nước b. kháng sinh nhóm aminoglycosiod. c. strychnine d. a,b,c đúng. Câu 53: bản chất của chuyển hóa thuốc là quá trình biến đổi thuốc từ…………………..thành……………..hoặc từ ………………..thành……………để dễ đào thải. Câu 54: ảnh hưởng của chuyển hóa đối với thuốc là: a. b. c. d. e.. thuốc bị giảm hoặc mất hoạt tính, thuốc bị giảm hoặc mất tác dụng sau khi chuyển hóa mới có tác dụng vẫn giữ được tác dụng dược lý như chất mẹ sau khi chuyển hóa mới tăng độc tính cả a,b,c,d đúng. Câu 55 : chọn câu sai: a.quá trình thủy phân cocain sẽ bị giảm hoặc mất hoạt tính, thuốc bị giảm hoặc mất tác dụng. b. thuốc chống trầm cảm imipramin, thuốc hạ đường huyết acetohexamid sau khi chuyển hóa sẽ vẫn giữ được tác dụng dược lý như chất mẹ. c. thuốc chống ung thư 6 – mercaptopurin bị oxy hóa sẽ bị giảm hoặc mất hoạt tính, thuốc bị giảm hoặc mất tác dụng d. các chất primaquin, CCl4 sau khi chuyển hóa sẽ giảm độc tính. Câu56 : phản ứng chuyển hóa nào không thuộc phase I (phase giáng hóa): a. oxy hóa. b. khử. c. thủy phân. d. liên hợp. Câu 57 : phase II (phase liên hợp) gồm các phản ứng liên kết giữa…………….hoặc sản phẩm chuyển hóa của thuốc ở phase I với một số……………………, có sự tham gia của các emzym vận chuyển đặc hiệu Câu 58: phần lớn những sản phẩm liên hợp (trừ acetyl và etyl) có đặc điểm: a. có tính phân cực mạnh b. Ít or không độc. c. không có hoạt tính dược lý d. Cả a,b,c đúng. Câu 59 : phản ứng quan trọng và phổ biến nhất trong chuyển hóa phase I : a. Oxy hóa. b.Khử. c.Thủy phân. d. Liên hợp. Câu 60 : men cyctocrom P450 là enzyme xúc tác cho phản ứng oxy hóa, enzyme NADH, NADPH là enzyme xúc tác cho p/ư nào :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> a. Oxy hóa. b.Khử. c.Thủy phân. d. Liên hợp. Câu 61 : quá trình khử aldehyd, ceton; khử carbonyl; hydroxyl hóa ở mạch thẳng tạo thành dẫn xuất của : a. Alhydrat. b.ether. c alcol. d.Alkyl. Câu 62 : chất có nhóm nitro ở nhân thơm bị khử tạo thành dẫn xuất của: a. Nito. b.Aldehyd. c. Amin. d. Azo. Câu 63 : hydroxyl hóa ở nhân thơm tạo thành dẫn xuất của : a. alcol. b. Aldehyd. c. Amin. d. Phenol. Câu 64 : oxy hóa alcol, aldehyd tạo thành dẫn xuất của : a. Carboxyl. b. Aldehyd. c. a hoặc b đúng.. d. Phenol. Câu 65: phản ứng thủy phân xảy ra đối với các chất có chức : a. estes. b. Amid. c. Glycosiod. d. A,b.c đúng.. Câu 66 : chọn câu chưa đúng : a. Amidase có hoạt tính kém hơn esterase nên thuốc có chức amid bị thủy phân chậm hơn và tác dụng kéo dài hơn b. lidocain gây tê dài hơn procain do có chức amid c. Amidase có hoạt tính kém hơn esterase nên thuốc có chức este bị thủy phân chậm hơn và tác dụng kéo dài hơn d. Esterase có hoạt tính mạnh hơn amidase nên thuốc có chức este bị thủy phân nhanh hơn và tác dụng ngắn hơn Câu 67: enzym UDP glucuronyl transferase là enzyme xúc tác cho p/ư chuyển hóa nào ở phase II a. Liên hợp với acid glucuronic. b. Liên hợp vớisulfat c. Liên hợp với metyl. d.Liên hợp với glycin e. Liên hợp với acetyl f.Liên hợp với glutathione. Câu 68 : sản phẩm của p/ư……………………….bị thủy phân tái tạo thành thuốc ban đầu và được hấp thu ở ruột : a. Liên hợp với acid glucuronic. b. Liên hợp vớisulfat c. Liên hợp với metyl. d.Liên hợp với glycin e. Liên hợp với acetyl f.Liên hợp với glutathione. Câu 70. Nối cột A với B A 1.thuốc có nhóm hydroxyl ,carbonyl , amin 2.thuốc có nhóm carboxyl mạch thẳng hoặc thơm 3.thuốc có nhóm alcol, phenol, amin thơm 4.thuốc có nhóm amin bậc I,hydrazid, sulfonamide. B a. Liên hợp acid glucuronic b. Liên hợp với glycin c. Liên hợp với sulfat d. Liên hợp với acetyl.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 5.thuốc có nhóm oxygen,nitrogen, sulfur 6.thuốc có nhóm halogen,expoxid. e. Liên hợp với metyl f. Liên hợp với glutathion. Câu 71 : liên hợp nào tạo thành chất chuyển hóa ít phân cực hơn chất mẹ, lắng đọng ở thận, gây tổn thương thận : a. Liên hợp với acid glucuronic b. Liên hợp vớisulfat c. Liên hợp với metyl. d.Liên hợp với glycin e. Liên hợp với acetyl f.Liên hợp với glutathion. Câu 72: liên hợp nào sau đây tạo thành những dẫn chất của acid mercapturic phân cực mạnh dễ đào thải ra ngoài : a. Liên hợp với acid glucuronic b. Liên hợp vớisulfat c. Liên hợp với metyl. d.Liên hợp với glycin e. Liên hợp với acetyl f.Liên hợp với glutathion. Câu 73 : hiện tượng tăng cường mức độ enzym chuyển hóa thuốc với ảnh hưởng của một chất nào đó là : a. tăng cường enzym b. ức chế enzym. c.cảm ứng enzym. Câu 74 :nhóm gây cảm ứng nào có tác dụng tăng sinh lưới nội mô gan , tăng cường tổng hợp enzym chuyển hóa thuốc ở gan : a. cimetidine. b. disulfiram. c. isoniazid. d. phenolbarbital. Câu 75 : kết quả của cảm ứng enzym là : a. b. c. d.. tăng cường sinh tổng hợp enzym gan tăng chuyển hóa rút ngắn thời gian bán thải a,b,c đúng. Câu 76 : câu không đúng về hiện tượng ức chế enzym : a. b. c. d.. Tăng phân hủy enzym Giảm quá trình tổng hợp enzyme ở gan Làm mất hoạt tính enzym Giảm tác dụng hoặc giảm độc tính của thuốc.. Câu 77 : chất gây ức chế enzym là a. Phenobarbital. Thải trừ Câu 78 : chọn câu sai :. b.Diazepam. c.Cimetindin. d.Rifampicin.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> a. b. c. d.. Natribenzoat thải trừ qua dịch phế quản gây long đờm Dạng acetyl hóa của các sulfamid gây tổn thương ống thận Các chất không tan trong nước thải trừ qua thận. Các chất không tan mà dùng đường uống thải trừ qua phân. Câu 79 : thải trừ qua thận chiếm bao nhiêu phần trăm a. 70%. b.80%. c.90%. d.96%. câu 80 : tốc độ lọc ở cầu thận tăng khi a. b. c. d. e.. Nồng độ thuốc trong huyết tương tăng Lưu lượng máu đến các mao mạch cầu thận tăng Trọng lượng phân tử thuốc nhỏ Liên kết thuốc với protein huyết tương giảm A,b,c , d đúng. Câu 81 : tái hấp thu nước ở ống thận theo cơ chế Khuếch tán thụ động, còn bài tiết qua ống thận được thực hiện theo cơ chế nào? a. Khuếch tán thụ động b. Vận chuyển tích cực. c.Khuếch tán thuận lợi d. lọc. Câu 82 : quá trình tái hấp thu của thuốc phụ thuộc vào a. b. c. d.. độ tan của thuốc: pKa của thuốc và pH của nước tiểu a, b đúng a,b sai. Câu 83 : những chất tan trong ………………………dễ được tái hập thu qua ống thận. ngược lại những chất ………………ít được tái hấp thu, dễ dàng bài thiết qua nước tiểu Câu 84 yếu tố quan trọng trong việc thải trừ thuốc qua thận do ảnh hưởng đến tái hấp thu thuốc trong ống thận là a. b. c. d.. Tính chất lí hóa của thuốc Mức độ liên kết của thuốc với protein huyết tương Trạng thái chức năng của thận pH nước tiểu.. Câu 85 độ phân li …………….thuốc………. được hấp thụ qua tế bào ống thận a. càng lớn- càng dễ b. càng nhỏ- càng ít. c. càng lớn- càng ít d. a, b đúng. Câu 86 chọn câu trả lời chưa đúng a. b. c. d.. thuốc có tính base yếu được thải trừ tốt hơn khi pH nước tiểu acid thuốc có tính acid yếu được thải trừ tốt hơn khi pH nước tiểu acid dùng hydrocarbonat 1,4% để giải độc khi bị ngộ độc thuốc ngủ barbituric tất cả các chất không tan mà dùng đường uống được bài tiết qua các dịch của hệ tiêu hóa như mật, dịch dạ dày, nước bọt….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 87 thuốc bài tiết qua nước tiểu có trọng lượng phân tử<300; thuốc có trọng lượng >300 được bài tiết qua? a. gan. b. thận. c.mật. d.nước tiểu. câu 88:các chất được bài tiết qua mật có đặc tính là: a. b. c. d.. chất có bản chất là base các thành phần hưu cơ trung tính các chất ưa lipid,các chất liên hợp với acid glucuronic cả a ,b,c. câu 89: Chất bài tiết qua dịch dạ dày có bản chất là: a. acid yếu. b. base yếu c. acid mạnh. d. base mạnh. câu 90: chất hay bài tiết qua nước bọt : a. alkaloid. b. một số muối kim loại nặng. c. tinh dầu. d. cả a và b. câu 91: các chất không được thải trừ qua đường hô hấp: a. ether. b. alcol. c. cloroform. d.theophylin. câu 92:các chất thải trừ qua đường hô hấp thực hiện theo cơ chế a. khuếch tán đơn thuần. b. khuếch tán thuận lợi. b. vận chuyển tích cực d.cả a và b. câu 93: chất bài tiết qua dịch phế quản a. tetracyclin b. alcol. c.natri benzoat. d. ether. câu 94: độ thanh lọc Cl của cơ thể đối với một thuốc là …………… máu hoặc huyết tương được cơ thể loại bỏ hoàn toàn thuốc đó trong một đơn vị thời gian a. thể tích.. b. nồng độ. c. khối lượng. d. tỉ lệ. câu 95: dựa trên hệ số chiết xuất của gan người ta chia thuốc làm mấy loại: a. 2. b. 3 c. 4 d.5 Câu 96: những thuốc mà sự loại trừ của chúng phụ thuộc vào lưu lượng máu tới gan(E>0,8) có Độ thanh lọc cao,hệ số chiết tách cao; còn những thuốc chuyển hóa ở gan kém hoặc liên kết cao với protein huyết tương (E<0,2) có? a. Độ thanh lọc cao,hệ số chiết tách cao b. Độ thanh lọc cao ,hệ số chiết tách thấp c. Độ thanh lọc thấp,hệ số chiết tách thấp d. Độ thanh lọc thấp,hệ số chiết tách cao Câu 97: độ thanh lọc của thận không phụ thuộc vào: a. Tốc độ bài tiết nước tiểu b. Nồng độ thuốc trong huyết tương câu 98: độ thanh lọc của gan phụ thuộc vào :. b. nồng độ thuốc trong nước tiểu d.sinh khả dụng của thuốc.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> a.lưu lượng máu qua gan. b. hệ số chiết tách của gan. c. nồng độ thuốc trong huyết tương. d. cả a và b. câu 99: để đánh giá chức năng thận người ta dựa vào độ thanh lọc của: a. Creatinin nội sinh b. glutamin nội sinh. c. glycin nội sinh d. glutathione nội sinh. câu 100: một người suy thận khi Cl Creatinin : a. > 80. b.<90. c.<80. d.>90. Câu 101: suy thận nhẹ khi ClCreatinin >50ml/min, tb khi ClCreatinin=15-50ml/50min, nặng khi ClCreatinin =? a. ≤ 15ml/min b. >50ml/min. b.=15-50ml/min d.< 80 ml/min. Câu 102: nồng độ ở trạng thái ổn định là nồng độ trong huyết tương đạt được khi …… ……………..và…………tương đương Đáp án TRẮC NGHIỆM: 1-A; 2-B; 3-C; 4-C; 5-B 6-D; 7-A; 8-D; 10-C; 11-B; 12-C; 13-B; 14-D; 16-B; 17-B; 18-A; 19-D; 20-C; 21-B; 22-C; 23-D; 24-D; 25-B; 26-B; 28-D; 29-C; 30-D; 31-D; 33-C; 34-B; 35-D; 36-C; 37-B; 38-C; 40-D; 41-C; 42-D; 43-C; 44-D; 45-D; 46-D; 47-C; 48-D; 49-B; 50-D; 51-C; 52-D; 54-E; 55-D; 56-D; 58-D; 59-A; 60-B; 61-C; 62-C; 63-D; 64-C; 65-D; 66-C; 67-A; 68-A; 71-E; 72-F; 74-D; 75-D; 76-D; 77-C; 78-C; 79-C; 80-E; 81-B; 82-C; 84-D; 85-C; 86-B; 87-C; 88-D; 89-B; 90-D; 91-D; 92-A; 93-C; 94-A; 95-C; 96-C; 97-D; 98-D; 99-A; 100-C; 101-A Đáp án PHẦN ĐIỂN KHUYẾT: 27. thuốc đạn- thuốc thụt 39. giá trị sinh khả dụng. 9. pKa - pH. 15. Đường tiêu hóa – đường ngoài tiêu hóa. 32. Diện tích dưới đường cong- nồng độ - dạng bào chế khác nhau. 53 .không phân cực- phân cực - phân cực yếu- phân cực mạnh 57. thuốc – chất nội sinh. 70. a-1, b-2, c-3, d-4, e-5, f-6.. 83. Lipid- nước. 102. tốc độ hấp thu – tốc độ thải trừ Biên soạn chương 1 hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ và dược động học cơ bản: VÕ THANH TIỀN –CND1B.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CHƯƠNG 2: TÁC DỤNG CỦA THUỐC. Câu 1 : thời gian tiềm tàng là : a. thời gian từ khi thuốc xuất hiện tác dụng đến khi tác dụng biến mất b. thời gian từ khi tác dụng biến mất đến khi phục hồi c. thời gian thuốc tồn tại trong cơ thể đến khi đạt nồng độ đủ gây tác dụng d. thời gian từ khi đưa thuốc vào cơ thể đến khi xuất hiện tác dụng câu 2.nối cột A với B A 1.Tác dụng tại chỗ 2.Tác dụng toàn thân 3.Tác dụng chọn lọc 4.Tác dụng đặc hiệu 5.Tác dụng hồi phục 6.Tác dụng ko hồi phục. B a.Xảy ra trước khi hấp thu, ở nơi đưa thuốc b.Xảy ra sau khi hấp thu, phân bố đến các mô, gây ra đáp ứng c.Gây biểu hiện rõ rệt trên một cơ quan d.Tác dụng trên một nguyên nhân gây bệnh nhất định e.Tác dụng rồi sẽ mất, chức năng cuẩ cơ quan dc hồi phục, tác dụng của thuốc có giới hạn về thời gian f.Làm cho chức năng của một tổ chức mất khả năng hồi phục. Câu 3 : tác dụng trực tiếp là: a. nói đến tác dụng của thuốc b. tác dụng của thuốc khi gắn trên các receptor và gây ra đáp ứng c. a và b đúng d. a và b sai CÂu 4: tác dụng gián tiếp là : a. tác dụng sau khi thuốc được đưa vào cơ thể b. tác dụng khi thuốc thông qua các receptor mới gây đáp ứng c. tác dụng gây ra do thuốc làm thay đổi các quá trình sinh tổng hợp giải phóng vận chuyển hoặc chuyển hóa các chất nội sinh d. tác dụng gây ra do làm thay đổi quá trình hấp thu và phân bố Câu 5: thời gian tiềm tàng phụ thuộc vào: a. tốc độ hấp thu c. tốc độ phân bố b. tốc độ chuyển hóa d. a,b và c đúng Câu 6: glycoside tim có tác dụng chọn lọc trên tim,codein ức chế trung tâm ho : a. tác dụng chính của thuốc c. tác dụng phụ của thuốc b. tác dụng đặc hiệu d. tác dụng chọn lọc Câu 7: INH tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn lao: a. tác dụng chính của thuốc c. tác dụng phụ của thuốc b. tác dụng đặc hiệu d. tác dụng chọn lọc Câu 8: các hormon , các chất trung gian hóa học dẫn truyền sung động thần kinh là:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> a. chất ngoại sinh c. receptor b. chất nội sinh d. chất gắn Câu 9: những thành phần của té bào có khả năng liên kết chọn lọc với thuốc hoặc chất nội sinh để tạo nên đáp ứng sinh học là : a. chất ngoại sinh c. receptor b. chất nội sinh d. chất gắn CÂu 10: các chất nội sinh hoặc thuốc liên kết với receptor gọi là : a. chất ngoại sinh b.receptor Câu 11: bản chất receptor là:. c.chất nội sinh. a. lipit b. protein có phân tử lượng lớn Câu 12: liên kết thuốc với receptor:. c.photpho lipit d.lipit cao phân tử. a. b. c. d.. d.chất gắn. có tính chọn lọc và thuận nghịch có tính đàn hồi và thuận nghịch có tính đặc hiệu cao và không thuận nghịch có tính đặc hiệu cao và thuận nghịch câu 13. Nối A với B. A 1.Liên kết vanderwaals 2.Liên kết ion 3.Liên kết đồng hóa trị 4.Liên kết hidro. B a.Liên kết hình thành do lực hút giữa các phân tử b.Liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu c.Liên kết hình thành khi 2 nguyên tử có chung 1 cặp điện tử d.Liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử mang điện tích âm. Câu 14: phức hợp được tạo thành tương đối bền vững là: a. liên kết đồng hóa trị và liên kết hidro b. liên kết ion và liên kết van der waals c. liên kết ion và lien kết hidro d. liên kết ion và đồng hóa trị Câu 15: phức hợp được tạo thành không bền vững là: a. liên kết đồng hóa trị và liên kết hidro b. liên kết van der waals c. liên kết ion và lien kết hidro d. liên kết ion và đồng hóa trị Câu 16: thuốc có khả năng gắn với receptor và có hoạt tính nội tại là: a. chất chủ vận b.chất nội sinh c.chất đối kháng d.chất ngoại sinh Câu 17: thuốc có khả năng gắn với receptor và không có hoạt tính nội tại là: a. chất chủ vận. b.chất nội sinh. c.chất đối kháng. d.chất ngoại sinh.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> câu18 nối A với B A 1.Đối kháng cạnh tranh .2Đối kháng ko cạnh tranh. 3.Đối kháng cạnh tranh cân bằng 4.Đối kháng chức năng 5.Đối kháng hóa học. B a.chất đối kháng gắn trên cùng vị trí ở receptor của b.chất chủ vận nhưng không có hoạt tính nội tại c.chất đối kháng làm giảm tác dụng của chất chủ vận khi nó tương tác ngoài vị trí gắn của chất chủ vận với receptor d.liên kết giữa chất đối kháng với receptor không bền vững , dễ bị phá vỡ e.hai chất chủ vận khác nhau tương tác trên hai loại receptor khác nhau và gây tác dụng đối lập nhau f.hai chất chủ vận khác nhau tương tác trên hai loại receptor khác nhau và gây tác dụng đối lập nhau. Câu.19 Chọn câu sai: A. đối kháng giữa naloxon với morphin là cạnh tranh cân bằng B. đối kháng giữa phenoxybenzamin với noradrenalin là cạnh tranh không cân bằng C. đối kháng giữa papaverin và acetylcholine là đối kháng không cạnh tranh D. đối kháng giữa acetylcholine và adrenalin đối kháng chức năng E. đối kháng giữa protamin sulfat với heparin là đối kháng hóa học F. tất đều sai Câu 20: thuốc cường phó giao cảm gián tiếp , thuốc chống trầm cảm IMAO , thuốc chống viêm không steroid thuộc nhóm : a. cảm ứng enzim b.hoạt hóa enzim c.ức chế enzim d. tăng sinh tổng hợp enzim Câu 21: các kênh vận chuyển ion có tính: a. đàn hồi c.đặc hiệu cao b. thấm chọn lọc d.thuận nghịch Câu 22: sự đóng mở cửa của các kênh phụ thuộc vào : a. điện thế màng, sự vận hành của receptor c.điện tích ion b. mức độ phân li d. chất ngoại sinh Câu 23: các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc là : a. yếu tố thuộc về thuốc c.yếu tố thuộc về người bệnh b. liều lượng và tác dụng của thuốc d.a,b và c đúng Câu 24: thuốc có hệ số phân bố lipit/nước cao dễ thấm qua: a. hàng rào nhau thai c.hàng rào bảo vệ b. hàng rào máu não d.màng sinh học Câu 25: thuốc trong phân tử có chứa oxygen hoặc nitrogen thường……….thuốc có chứa chuỗi hidro cacbon hoặc cấu trúc vòng thường……………. a. dễ tan trong lipit , dễ tan trong nước b. dễ tan trong lipit , dễ tan trong cồn.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> c. dễ tan trong nước , dễ độ tan trong lipit d. dễ tan trong nước , dễ tan trong cồn Câu 26: mức độ phân li được xác định qua: a.Ka. b. pH. c.K. d.pKa. Câu 27: mức độ phân li phụ thuộc vào a .Ka. b.pH. c.K. d.pKa. Câu 28: mỗi phân tử thuốc bao gồm: a. hình dạng phân tử c.kíck thước phân tử b. cấu trúc nhân d.các nhóm chứ năng e. a và c đúng f.b và d đúng Câu 29: quyết định ái lực , kiểu tác dụng của thuốc là vai trò của : a. các dạng đồng phân b.bản chất của liên kết b. nhân d.các nhóm chức năng Câu 30: các nhóm – OCH3,-Cl,-CF3 cùng với nhân quyết định………………………………………….của receptor: Câu 31: các nhóm –NH2,-SO3H,-OH ảnh hưởng đến…………….và…………………của thuốc nên ảnh hưởng trực tiếp đến………………………………….trong cơ thể Câu 32: dạng đồng phân ảnh hưởng lớn đến tác dụng của thuốc là……………………….và……………………….. Câu 33: những thuốc có nguồn gốc tự nhiên đồng phân…………………..có hoạt tính mạnh hơn đồng phân………………………………… a. quan học , hình học b. tả tuyền , hữu tuyền câu 34 nối A –B. b.hình học , quang học d.hữu tuyền , tả tuyền. A 1.liều thấp nhất gây ra đáp ứng 2.liều có tác dụng trên 50% cá thể là 3.liều cao nhất được sử dụng, vượt qua có thể gây nguy hại cho người sử dụng: 4.trường hợp cần nhanh chóng có nồng độ cao của thuốc ở nơi tác dụng là : 5.liều thấp dùng để duy trì tác dụng của thuốc là. Câu 35: mức độ tác dụng của thuốc phụ thuộc vào : a. số lượng receptor tương tác với thuốc. B a.liều ngưỡng b.liều điều trị c.liều tối đa d.liều tấn công e.liều duy trì.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> b. nồng độ thuốc ở nơi tác dụng c. nồng độ thuốc trong huyết tương d. mức độ phân li của thuốc e. a và b đúng f. a và c đúng Câu 36: tương tác dược lực học là : a. tương tác làm thay đổi tác dụng của thuốc khi hai thuốc tác dụng trên cùng receptor b. tương tác làm thay đổi tác dụng của thuốc khi hai thuốc tác dụng trên cùng tổ chức c. tương tác làm thay đổi tác dụng của thuốc khi hai thuốc tác dụng trên cùng hệ thống phản hồi d. a,b và c đúng câu 37. nối A-B A 1. tác dụng đối lập 2.tác dụng hiệp đồng tăng cường 3.tác dụng hiệp đồng cộng 4.tác dụng hiệp đồng. B a.thuốc có tác dụng thu được luôn luôn nhỏ hơn tổng tác dụng của các thành phần , thậm chí có thế bằng 0 là: b.thuốc có tác dụng thu được lớn hơn tổng tác dụng của các thành phần : c.thuốc có tác dụng thu được bằng tổng tác dụng của các thành phần là : d.phối hợp hai hay nhiều thuốc mà chúng làm tăng tác dụng của nhau là :. Câu 38: dùng phối hợp thuốc ngủ barbituric với clopromazin hoặc dùng đồng thời insulin với propranolol thì tác dụng thuốc sẽ mạnh và kéo dài hơn là : a. tác dụng đối lập c.tác dụng hiệp đồng tăng cường b. tác dụng hiệp đồng cộng d.tác dụng hiệp đồng câu 39 .chọn câu sai: A. tương tác xảy ra chủ yếu trong hệ thống tiêu hóa khi dung các thuốc qua đường uống là : tương tác trong quá trình hấp thu B. tương tác xảy ra sau khi hấp thu , phân bố đến các tổ chức là: tương tác trong quá trình phân bố C. tương tác gây ra cảm ứng hoặc ức chế enzim chuyển hóa thuốc khi dung kết hợp là: tương tác trong quá trình chuyển hóa D. vấn đề quan tâm trong tương tác trong quá trình phân bố là: thay thế lien kết với protein huyết tương E. tất cả đều sai Câu 40: phần lớn thuốc được thải trừ qua a. Gan b.nước tiểu Câu 41: pH của dịch dạ dày thay đổi ảnh hưởng đến. c.thận. a. thải trừ thuốc b.chuyển hóa thuốc c.phân bố thuốc Câu 42: thuốc làm thay đổi pH trong quá trình hấp thu là:. d.mật d.hấp thu thuốc.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> a. ciprofloxacin , orprofloxacin b. orprofloxacin , norprofloxacin c. ketamin , ciprofloxacin d. ketoconazol , ciprofloxacin Câu 43: những chất nào sau đây làm tăng tốc độ hấp thu thuốc: a. chất thay đổi pH b. chất ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường tiêu hóa c. chất không hấp thu d. chất đẩy nhanh tốc độ rỗng dạ dày Câu 44: những chất ảnh hưởng đến nhu động ruột non thường ảnh hưởng đến……………………………………….những chất tăng nhu động ruột non sẽ làm…………………………………… Câu 45: hệ vi khuẩn đường ruột cư trú chủ yếu ở: a. dạ dày b.ruột non c.ruột già d.trực tràng Câu 46: hấp thu thuốc phụ thuộc vào lưu lượng máu tới nơi tiêm là: a. hấp thu qua niêm mạc hô hấp c.hấp thu qua da b. tiêm bắp d.đường uống Câu 94: điểm khác biệt trong cơ thể người lớn so với trẻ em trong phân bố thuốc là: a. tỉ lệ nước torng toàn cơ thể b. tỉ lệ dịch ngoại bào c. hàm lượng và chất lượng albumin trong huyết tương d. a,b và c đúng Câu 47: khi dùng những thuốc chuyển hóa chậm ở trẻ em cần cẩn thận khi dung những thuốc chuyển hóa theo đường........................................... Câu 48: có những cách tính liều lượng thuốc nào cho trẻ em: a. tính liều theo cân nặng (DC=DA.W/70: DC: trẻ em, DA: người lớn, W: cân nặng trẻ) b. tính liều theo tuổi( DC=DA.A/(A+12): A:Tuổi trẻ) c. tính theo diện tích bề mặt cơ thể d. a,b và c đúng câu49 . chọn câu sai: a. một số thuốc có bản chất là base yếu được hấp thu qua niêm mạc dạ dày của người cao tuổi do pH của dịch dạ dày tăng b. thuốc có bản chất acid yếu qua niêm mạc dạ dạy của người cao tuổi giảm c. hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa theo cơ chế vận chuyển thụ động như thế nào ở người cao tuổi không có sự thay đổi d. hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa theo cơ chế vận chuyển tích cực như thế nào ở người cao tuổi giảm e. mức độ và tốc độ chuyển hóa thuốc ở người cao tuổi phụ thuộc vào lưu lượng máu tới gan, hoạt tính của các enzyme ở gan f. a,d,e đúng Câu 50 đặc điểm nào sau đây có trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> a. pH dịch dạ dày tăng b. sự bài tiết HCl giảm c. nhu động dạ dày và ruột giảm d. quá trình hấp thu chậm e. a,b,c,d đúng Câu 51 đối với thời kỳ mang thai thể tích phân bố tăng đối với nhưng thuốc: a. tan trong nước, không tan trong lipid b. không tan trong nước, tan trong lipid c. không tan trong lipid và nước d. tan trong lipid và nước Câu 52 ở thời kỳ cho con bú mức độ thuốc chuyển qua sữa phụ thuộc vào a. tính chất lí hóa của thuốc b. trạng thái bệnh lí của người mẹ c. sự chênh lệch giữa pH huyết tương và pH của sữa d. a,b,c, đúng Câu 53 những thuốc ít bài tiết qua sữa có: a. độ phân li cao c.liên kết mạnh với protein tương b. phân tử lượng lớn d. a,b,c đúng Câu 54 trong thời kỳ cho con bú, những thuốc có bản chất như thế nào thế nào thì dễ dàng hấp thụ a. acid yếu b.base yếu c.acid mạnh d.base mạnh Câu 55 phân loại các ADR typ A theo những đặc điểm nào sau đây a. tiên lượng được b.liều dùng b. tác dụng dược lí quá mức d.a,b,c đúng Câu 56 phản ứng ngoại tháp với các thuốc kháng thụ thể dopaminergic thuộc a. ADR typ A b.ADR typ B c.NSAID d.ADR Câu 57 phân loại các ADR typ B theo những đặc điểm nào sau đây a. không tiên lượng được c.không đặc tính dược lí b. lien quan tới yếu tố di truyền hoặc miễn dịch d.a,b,c đúng Câu 58 một số dị ứng do ADR typ B gây ra a. sốc phản vệ b.hội chứng Lyell câu 59 các nguyên nhân gây ADR a. liên quan đến bào chế c. sự thay đổi dược lực học. c.stevens – jonhson. c. sự thay đổi dược động học d.a,b,c đúng. Câu 60 nguyên nhân về bào chế gây ADR typ A a. hàm lượng thuốc b. tốc dộ giải phóng hoạt chất c. sự phân hủy các thành phần dược chất. d. a,b,c đúng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> d. a,b đúng e. b,c đúng câu 61 nguyên nhân bào chế gây ra ADR typ B a. sự phân hủy các thành phần dược chat c.tác dụng của tá dược b. tác dụng của sản phẩm phụ d.a,b,c đúng Câu 62 Nguyên nhân thay đổi dược động học ADR typ A a. thay đổi khả năng hấp thu b.phân bố c.chuyển hóa d.thải trừ Câu 63 nguyên nhân thay đổi dược động học ADR typ B. e.a,c,b,d đúng. a. sự liên kết của chất chuyển hóa của thuốc với protein c.hàm lượng thuốc b. tốc dộ giải phóng hoạt chất d.sự phân hủy các thành phần dược chất Câu 64 nguyên nhân thay đổi dược lực học gây ra ADR typ A a. tăng độ nhạy cảm của các mô hoặc cơ quan b. thay đổi khả năng hấp thu, phân bố, thải trừ c. phân hủy các thành phần dược chất d. giải phóng hoạt chất ĐÁP ÁN: 1D; 2 NỐI (1-A,2-B,3-C.4-D,5-E,6-F); 3C; 4C; 5D; 6D; 7B; 8B; 9C; 10D; 11B; 12D; 13 NỐI (1A.2-B.3-C.4-D); 14A; 15B; 16A; 17C; 18 NỐI (1-A, 2-B, 3-C, 4-D, 5-E); 19F; 20C; 21B; 22A; 23D; 24B; 25C; 26D; 27B; 28F; 29B; 30 ĐIỀN: ái lực của thuốc với trung tâm hoạt động; 31điền: độ tan- tính phân cực- sự phân bố, hấp thụ của thuốc; 32 điền: đồng phân quang học- đồng phân hình học; 33B; 34 NỐI (1-A,2-B,3-C,4-D,5-E); 35E; 36D; 37 NỐI (1-A,2-B,3-C,4-D); 38C; 39E; 40C; 41D; 42D; 43D; 44 ĐIỀN: mức độ hấp thụ thuốc- giảm hấp thụ thuốc; 45C; 46B; 47 ĐIỀN: glucuro liên hợp; 48D; 49;F 50E; 51D; 52D; 53D; 54B; 55D; 56A; 57->61D; 62E;63A;64A Biên soạn chương 2 tác dụng của thuốc: Lưu Tú Linh- CND1B. THUỐC AN THẦN – GÂY NGỦ I.. TRẮC NGIỆM: 1. Cọn câu sai về thuốc an thần gây ngủ: A. là liều thuốc ức chế thần kinh trung ương. B. Liều trung bình gây mê. C. Thuốc an thần gây ngủ ức chế dẫn truyền ở tổ chức lưới của não giữa, làm giảm hoạt động synap thầm kinh chủ yếu cách làm tăng hoạt tính của GABA và glycin. D. Liều thấp an thần, liều trung bình gây ngủ, liều cao gây mê. 2.. Dựa vào cấu trúc hóa học chia thuốc an thần gây ngủ làm mấy nhóm: A. 2. 3.. B. 3. C. 4. D. 4. Phenobarbital có thời giam tác dụng trong: A. 30 – 60 phút. B. 1 – 3 giờ. C. 4 – 8 giờ. D. 8 – 12 giờ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 4.. Nhược điểm của phenobarbital: A. B. C. D.. 5.. Hấp thụ kém qua đường tiêu hóa. Khi tiêm dưới da và tiêm bắp thì gây dâu và hoại tử nơi tiêm. Thời gian tác dụng ngắn. Không qua được nhau thai. Đặc điểm dược động học của phenobarbital:. A. Hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa. B. Liên kết với protein khoảng 50%, phân bos rộng trên các mô dặc biệt là não, qua dược nhau thai và sữa mẹ. C. Chuyển hóa chủ yếu ở gan tạo chất chuyển hóa không có hoạt tính, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, tốc độ thải trừ phụ thuộc vào pH nước tiểu. D. Tất cả dều đúng. 6.. Chọn câu sai: Tác dụng của phenobarbital trên cơ quan A. B. C. D.. 7.. Chỉ định của phenobarbital: A. B. C. D. E.. 8.. Tiền mê Các trạng thái thần kinh bị kích thích, trạng thái mất ngủ. Đau thắt ngực, dau nửa đầu, nhồi máu não. Tăng bilirulin huyết, vàng da ở trẻ sơ sinh. Tất cả đều đúng. Chống chỉ định của phenobarbital:. A. B. C. D. 9.. Ức chế tim, ức chế hô hấp. Giảm sức loạc cầu thận, giảm bài niệu. Tăng hoạt dộng cơ trơn. Làm tăng cường tác dụng của thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Suy hô hấp. Suy gan nặng. Rối loại chuyển hóa porphyrin. Tất cả đều đúng. Chọn câu đúng:. A. Phenobarbital có thể gây chống mặt, mất điều hòa động tác, rung giật nhãn cầu. B. Khi dùng đồng thời phenobarbital với thuốc chống trầm cảm 3 vòng, kháng rifampicin sẽ làm giảm tác dụng. C. Phenobarbital ít gây cảm ứng các enzym chuyển hóa. D. A và B đúng. 10.. Liều dùng uống, tiêm phenobarbital trong 24h: A. 500 – 1000mg. 11.. B. 100 – 300mg. C. 30 – 320mg. D. 20 – 100mg. Thuốc nào sau đây không là thuốc dùng an thần: A. Diazepam. B. Flurazepam. C. Clonazepam. D. Loraepam. sinh.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 12.. Thuốc nào sau đây không là thuốc gây ngủ: A. Midazolam. 13.. C. Sutrazepam. D. Quazepam. Chọn câu sai về benzodiazepin: A. B. C. D.. Hấp thụ được qua đường uống và đường tiêm. Chuyển hóa ở gan tạo chất chuyển hóa còn hoạt tính và kéo dài hơn chất mẹ. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Thời gian thải trừ của triazolam 50- 100 giờ. Benzodiazepin làm …… tần suất mở kênh Cl- qua trung gian GABA.. 14.. A. Tăng. 15.. B. Giảm. C. Không thay đổi.. Chống chỉ định của benzodiazepin: A. B. C. D.. 16.. B. Clodiazepoxid. Suy hô hấp Nhược cơ Suy gan, thận nặng. Tất cả đều đúng. Chọn câu sai:. A. Benzodiazepin gây buồn nôn, chống mặt, hay quên. B. Cimetidin, isoniazid làm tăng dộc tính của benzodiazepin. C. Rifampicin làm giảm tác dụng của một số benzodiazepin. D. Ít gây độc tính khi phối hợp benzodiazepin với các thuốc chế khác. ĐÁP ÁN: 1-B; 2-B; 3- D ;4-B; 5-D; 6-C; 7-E; 8-D; 9-D; 10-C; 11-B; 12-B; 13-D; 14A; 15-D; 16-D.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> THUỐC GÂY TÊ. I.. TRẮC NGIỆM: 1. Qúa trình hấp thụ thuốc tê vào cơ thể trải qua mấy giai đoạn: A.2 17.. B. 3. C. 4. D. 5. Chọn câu đúng về tác dụng và cơ chế của thuốc gây tê: A. Ngay ở liều thấp, thuốc gây tể làm mất cảm giác B. Ở liều điều trị và liều cao, thuốc gây tê mới làm mất cảm giác C. Thuốc gây tê làm giảm tính thấm của màng tế bào với ion Na+ do gắn vào mặt trong của màng tế bào, ngăn sự khử cực của màng tế bào nên ngăn cản dẫn truyền. D. B và C đúng.. 18.. Có mấy cách gấy tê: A. 2. 19.. B. 3. C. 4. D. 5. chọn câu sai: A. B. C. D.. 20.. Có 3 cách gây tê: gây tê bề mặt, gây tê tiêm ngấm, gây tê dẫn truyền Gây tê tiêm ngấm là tiêm thuốc gây tê vào dưới da để thuốc thấm vào thần kinh Gây tê dẫn truyền thường được dùng trong nhổ răng, trích mụn….. Gây tê dẫn truyền là tiêm thuốc vào cạnh đường dẫn truyền hay mo thần kinh. Dựa vào cấu trúc thuốc gây tê được chia thành mấy nhóm:. A. 2 21.. B. 3. C. 4. D. 5. Procain: A. B. C. D.. 22.. Còn gọi là novocain, là thuốc gây tê có cấu trúc ester Được dùng để gây tê bề mặt. Làm tăng huyết áp. Không có tác dụng chống loạn nhịp tim Chọn câu đúng:. A. B. C. D. 23.. Benzocain, tetracain là những thuốc tê có cấu trúc ester Procain có thể hạ huyết áp đột ngột Cocaim gây tê niêm mạc mạnh và gây co mạch, gây ảo giác, gây nghiện Tất cả đều đúng Chọn câu sai về lidocain:. A. Không dùng lidocain để gây tê bề mặt B. Lidocain là thuôc gây tê có cấu trúc amid C. Phối hợp lidocain vói adrenalin tỉ lệ 1/100.000 để kéo dài tác dụng gây tê 24.. Tác dụng không mong muốn khi gây tê băng lidocain: A. B. C. D.. Viêm tắc tĩnh mạch Tăng huyết áp Sốc phản vệ A và C.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 25.. Chống chỉ định của lidocain: A. B. C. D.. Hội chứng Adams_stokes Bệnh nhược cơ Rối loạn chức năng gan Tất cả đều đúng. ĐÁP ÁN: 1-C; 2-D; 3-B; 4-C; 5-B; 6-A; 7-D; 8-A; 9-D; 10-D THUỐC GÂY MÊ I.. TRẮC NGHIỆM: 1. Tác dụng không mong muốn trong khi gây mê: E. F. G. H. 26.. Ngừng tim Co thắt thanh quản Gây nôn làm nghẽn đường hô hấp Tất cả các đáp án trên dều đúng Tai biến sau khi gây mê:. A. B. C. D. 27.. Gây viêm đường hô hấp Độc với gan, tim Liệt ruột, liệt bàng quang Tất cả đều đúng Thuốc thuộc nhóm giảm đau gây ngủ:. A. Pethidin 28.. B.diazepam. C.clorpromazin. D.promethazin. Thuốc thuộc nhóm an thần gây ngủ: A. Pethidin. 29.. B.diazepam. C.clorpromazin. D.promethazin. C. Suxamethorium. D.promethazin. Thuốc thuộc nhóm mềm cơ: A. Pethidin. 30.. B.diazepam. Thuốc thuộc nhóm kháng histamin: A. Pethidin. 31.. B.diazepam. C. Suxamethorium. D.promethazin. Chọn câu sai: A. Gây mê cơ sở dùng thuốc gây mê tĩnh mạch có tác dụng mạnh và ngắn B. Thuốc gây mê cơ sở thường dùng: thiopental, hexobarbital C. Dùng thuốc gây mê cơ sở gây tai biến. 32.. Tác dụng của thuốc gây mê trên các cơ quan: A. B. C. D. E.. Gây ức chế hô hấp ở các mức độ khác nhau Tăng áp lực sọ não Ức chế tim, giãn mạch, hạ huyết áp Giãn cơ Giảm tốc độ lọc cầu thận và lưu lượng máu qua thận.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> F. Tất cả ác câu trên đều đúng 33.. Thuốc mê ức chế mạnh nhất trên hô hấp: A. Isofluran. 34.. B.ntrogenoxydC.methoxyfluran. D.halothan. Thuốc gây mê ít gây tăng áp lực sọ não nhất: A. Isofluran. 35.. B.ntrogenoxydC.methoxyfluran. D.halothan. Thuốc mê có thể làm tăng nhịp tim: A. Isofluran. 36.. B.methoxyfluran. C.enfluran. D. tất cả đều đúng. Có bao nhiêu thời kỳ gây mê trong gây mê bằng đường hô hấp: A. 3. 37.. B.. 4. C.. 5. D.. 6. Giai đoạn 1 (thời kì giảm đau) thuốc mê ức chế: A. B. C. D.. 38.. Trung tâm cao cấp ở vỏ não Trung tâm vận dộng ở vỏ não Vùng dưới vỏ và tủy sống Trung tâm hô hấp và vận mạch ở hành não Chọn câu sai:. A. B. C. D. 39.. Thời ký kích thích ức chế trung tâm vận động ở vỏ não Thời kỳ kích thích cơ thể gây nhịp tim không đều, huyết áp cao Thời kỳ kích thích kéo dài 1 – 2 phút Không cần phối hợp thuốc để giảm thời kỳ kích thích Liều dùng trung bình của ether:. A. 120 – 150ml/ lần gây mê B. 150 – 160ml/ lần gây mê C. 100 – 120ml/ lần gây mê 40.. Đặc điểm của ether: A. Chất khí không màu, không mùi, không cháy nổ B. Chất lòng không màu, mùi thơm, dễ cháy nổ, khi gặp không khí ánh sáng chuyển thành peroxyt ethyl rất độc C. Chất lỏng không màu dễ bay hơi. 41.. Chọn câu đúng: A. B. C. D.. 42.. Khoảng 2 – 3% ether được chuyển hóa ở gan thành acetadehud, alcol, acid acetic Gây mê mạnh, giảm đau vàn giãn cơ tốt Gây giãm mạch não, tăng áp lực sọ não Tất cả các câu trên đều đúng Tác dụng không mong muốn của ether:. A. Dễ cháy nổ B. Khởi mê dài.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> C. Dễ gây nôn và kích thích D. Tất cả đều đúng 43.. Đặc điểm của halothan: A. Chất lòng không màu, dễ bay hơi, mùi thơm, không cháy nổ, gặp ánh sáng dễ chuyển thành acid bay hơi, ăn mòn kim loại, hòa tan cao su chất dẻo, không bị vôi soda phân hủy. B. Chất khí không màu, không mùi, không cháy nổ C. Chấy lỏng không màu, mùi thơm, dễ cháy nổ. 44.. Chọn câu đúng: A. B. C. D.. 45.. Halothan có hoạt tính gây mê cao hơn ether Halothan giãn cơ và giảm đau kém Halothan giãn cơ vân yếu Tất cả đều đúng Chọn câu sai:. A. B. C. D. 46.. Nitrogenoxyd là chất không màu, không mùi,tan nhiều trong lipid,không gây cháy nổ Hoạt tính gây mê yếu (Nitrogenoxyd) Thường dùng phối hợp Nitrogenoxyd với các thuốc gây mê khác Nitrogenoxyd ít được phối hợp với các thuốc gây mê khác Thời gian bán tải của thiopental:. A. 8 giờ 47.. B.. 9 giờ. C.. 10 giờ. D. 11 giờ. Liều dùng khởi mê của thiopental: A. 0.5 – 1ml dung dịch 2,5% B. 2 – 3ml dung dịch 2,5% C. 3 – 4ml dung dcihj 2,5%. 48.. Chọn câu sai: A. B. C. D.. 49.. Tác dụng của ketamin. Chọn câu đúng: A. B. C. D.. 50.. Thiopental ức chế thần kinh làm giảm nhịp tim Thiopental ức chế hô hấp gây co thắt phế quản Thiopental không dùng được cho bệnh nhân phủ não Thiopental không gây tăng áp lực sọ não. Làm giãn cơ trơn phế quản nên dùng được cho người bị hen phế quản. Không tăng áp lực sọ não Giảm nhẹ nhịp tim B và C đúng Liều dùng tiền mê của ketamin ( tiêm bắp):. A. 2 mg/kg tiêm bắp 51.. B.3mg/kg. C.4mg/kg. D.5mg/kg. Liều dùng khởi mê của ketamin: (tiêm tĩnh mạch) A. 0,5 – 2 mg/kg B.2-3,3mg/kg C.3-3,5mg/kg D.3,4-4mg/kg.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 52.. Liều dùng duy trì mê của ketamin: (tiêm tĩnh mạch) A. 0, 5 – 1 mg/kg. 53.. 1-1,5mg/kg. B.1,5-2mg/kg D.2-2,5mg/kg. Etamidat là: A. B. C. D.. 54.. Thuốc ngủ không barbiturat Không có tác dụng giảm đau Thời gian tác dụng dài A và B đều đúng Cơ chế tác dụng của thuốc gây mê:. A. B. C. D.. Làm giảm tính thấm qua màng tế bào thần kinh, gây cản trở trao đổi ion Na+ Kích thích GABA gắn vào receptor của nó Tăng dòng Cl- vào tế bào ức chế dẫn chuyền thần kinh Tất cả đều đúng. ĐÁP ÁN: 1-D; 2-D; 3-A; 4-B; 5-C; 6-D; 7-C; 8-F; 9-A; 10-B; 11-D; 12-B; 13-A; 14-D; 15-A; 16B; 17-D; 18-D; 19-A; 20-D; 21-D; 22-B; 23-B; 24-C; 25-A; 26-B; 27-A; 28-A; 29-D; 30-D. II. 1.. TỰ LUẬN: Đĩnh nghĩa thuốc gây mê:. -. Là thuốc ở liều điều trị ức chế có hồi phục thần kinh trung ương, làm mất ý thức, cảm giác (nhức, đau, nóng, lạnh….) làm mất phản xạ, giãn mềm cơ nhưng vẫn duy trì được các chức năng quan trọng của sự sống hô hấp, tuần hoàn. 55. 5 tiêu chuẩn của 1 thuốc gây mê tốt:. -. Gây mê đủ mạnh, đủ dùng cho phẫu thuật. Khởi mê nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh Làm mất phản xạ và giãn cơ thích hợp cho phẫu thuật Phận vị an toàn rộng, ít gây tác dụng không mong muốn, ít độc Không gây cháy nổ, không hòa tan cao su, chất dẻo, không an mòn kim loại và bền vững hóa học 56. Tai biến sau khi gây mê:. -. Gây viêm đường hô hấp ( viêm khí phế quản, viêm phổi….) Độc với gan: do thuốc gây mê chuyển hóa ở gan tạo chất chuyển hóa dộc cho gan. Độc với tim: ức chế hoạt động của tim, tăng nguy cơ gây suy tim. Liệt ruột, bàng quang. 57. Các biện pháp hạn chế tác dụng không mong muốn trong gây mê:. -. Thuốc tiền mê là những thuốc ở liều điểu trị không có tác dụng gây mê, được dùng trước khi gây mê nhằm mục đích: + An dịu, giảm lo lắng sợ hãi của bệnh nhân. + Tăng tác dụng và nhờ đó giảm được liều của thuốc mê + làm giảm hoặc làm mất tác dụng không mong muốn và tai biến cảu thuốc gây mê (ngừng tim đọt ngột, ngừng hô hấp….) - các nhóm thuốc gây mê thường dùng:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> -. -. + Nhóm giảm đau, gây ngủ: pethidin…. + Nhóm an thần, gây ngủ: diazepam + Nhóm liệt thần: clorpromazin…. + Nhóm hủy bỏ giao cảm: atropin + Nhóm liệt cơ: Ssucxamethorium…. + Nhóm kháng histamin: promethazin…. gây mê cơ sở: dùng thuốc gây mê tĩnh mạch có tác dụng mạng và ngắn để gây cảm ứng mê nhanh như: htiopental, hexobarbital… 58. Tác dụng của thuốc gây mê hô hấp trên các cơ quan: Trên hô hấp: hầu hết các thuốc gây mê hô hấp đều gây ức chế hô hấp ở các mức độ khác, trong đó ức chế mạnh nhất là isofuran. Trên não: giảm chuyển hóa ở não nhưng tăng lượng máu lên não nên tăng áp lực sọ não. Trong đó, nitrogenoxyd ít gây tăng áp lực sọ não nhất. Trên hệ tim mạch: mói chung, thuốc gây mê (halothan) ức chế tim, giãn mạch và hạ huyết áp. Trên cơ: có tác dụng giãn cơ. Trên thận: tất cả các thuốc gây mê đều giảm tốc độ lọc cầu thận và lưu lượng máu qua thận, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng khác nhau.. Biên soạn thuốc an thần gây ngủ, thuốc gây mê, thuốc gây tê: Nguyễn Lê Minh Tâm -CND1B. Thuốc giảm đau trung ương 1. Đại cương 1.1 khái niệm thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm hoặc làm mất cơn đau mà không tác dụng lên nguyên nhân gây đau,không làm mất cảm giác khác và ý thức. 1.2 receptor của các opioid và các morphin nội sinh  receptor opioid:  receptor muy (µ): khi kích thích gây tác dụng giảm đau, ức chế hô hấp, co đồng tử, giảm co bóp cơ trơn ruột, dạ dày, gây sảng khoái.  Receptor kappa (k): khi kích thích có tác dụng giảm đau, ức chế hô hấp, co đồng tử, an thần.  Receptor delta: chưa rõ cơ chế  morphin nội sinh  enkephalin tác dụng ưu tiên trên receptor delta  endorphin tác dụng ưu tiên trên receptor µ  dynorphin tác dụng ưu tiên trên receptor k 1.3. cơ và tác dụng chung của thuốc giảm đau trung ương  tác dụng trên receptor opioidioid và bị mất hoạt tính bởi naloxon và naltrexon  giảm đau mạnh, chọn lọc, và sâu trong nội tạng  tác dụng an thần gây ngủ  gây nghiện, gây sảng khoái  ức chế hô hấp.

<span class='text_page_counter'>(28)</span>  giảm nhu động ruột cơ chế chung: ức chế adenylcyclase 2. các thuốc chủ vận trên receptor opioid 2.1. các opioid tự nhiên 2.1.1 morphin  ddh:  hấp thu chủ yếu qua đường tiêm và đường hô hấp  chuyển hóa: liên hợp với glucuronic  thải trừ chủ yếu qua nc tiểu  t1/2 =2-3h  tác dụng: tác dụng chọn lọc trên receptor µ  trên thần kinh:  tác dụng giảm đau ( do giảm các chất dẫn truyền thần kinh, tăng ngưỡng chịu đau)  tác dụng an thần gây ngủ: ở liều cao  trên tâm thần gây sảng khoái, gây nghiện  trên hô hấp: ức chế hô hấp, giảm ho  trên tuần hoàn: ít ảnh hưởng ở liều tb  trên tiêu hóa: giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch gây táo bón  trên tiết niệu: co cơ vòng bàng quang, gây bí tiểu  tác dụng khác: gây nôn, hạ thân nhiệt…  chỉ định:  các cơn đau nặng: sỏi thận, chấn thương, sau phẫu thuật, ung thư…  phù phổi thể nhẹ và vừa  tiền mê  tác dụng phụ và độc tính:  tác dụng phụ: buồn nôn, ức chế hô hấp, bí tiểu, táo bón…  độc tính cấp: khi dùng quá liều o,o5-o,o6g, liều chết: 0,1-0,15g  độc tính mạn: khi dùng lâu dài  chống chỉ định:  suy hô hấp, hen phế quản  đang dùng các IMAO  đau bụng không rõ nguyên nhân  phù phổi nặng  tương tác thuốc:  tăng tác dụng của morphin khi dùng chung với các thuốc ức chế thần kinh khác  không dùng chung morphin với các IMAO vì có thể gây trụy tim mạch, hôn mê, tử vong. 2.1.2 codein: tác dụng chủ yếu: giảm ho 2.2. các opioidioid tổng hợp 2.1.1 pethidin cơ bản giống morphin nhưng có những điểm khác:  giảm đau kém morphin 10 lần.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2.1.2. 2.1.3 2.1.4.  ngay ở liều điều trị có tác dụng an thần gây ngủ  trên tim mạch: gây giảm huyết áp, nhưng tăng hoạt động của tim methadon dùng để cai nghiện do tác dụng tương tự morphin nhưng dùng đường uống, t1/2 dài (24h) fentanyl giảm đau gấp morphin 80 lần dextromethorphan: trị ho, không (gây ngủ, gây nghiện,giảm đau…). trắc nghiệm: 1. chọn câu đúng thuốc giảm đau có tác dụng: A. mất cảm giác nóng, lạnh B. mất ý thức C. giảm hoặc mất cảm giác đau D. mất khả năng vận động 2. receptor nào khi kích thích có tác dụng gây sảng khoái? A. k B. µ C. D. 3. họ morphin nội sinh nào tác dụng ưu tiên trên receptor µ? A. Endorphin B. dynorphin C.enkephalin D. cả A,B,C đúng 4. Morphin chủ yếu được sử dụng qua đường nào? A. Uống B. tiêmC.đặt hậu môn D.đặt dưới lưỡi 5. Morphin chuyển hóa ở dạng liên hợp nào? A.glucuronic B.acetyl C.sulfat D.glycin 6. Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau trung ương là? A. Kích thích adenylcyclase B. ức chế adenylcyclase C. tăng hoạt tính GABA D. ức chế Na+ 7. tác dụng nào sau đây không phải của morphin? A. Giảm đau B. ức chế hô hấp C. gây sảng khoái, tăng trí tưởng tượng D. lợi tiểu 8. morphin không được sử dụng trong trường hợp nào? A. Giảm đau sau phẫu thuật B. Tiền mê C. Người bị hen phế quản D. Phù phổi nhẹ 9. Liều chết khi dùng morphin là? A. 0,04-0,05g B.0,06-0,07g C.0,08-0,09g D.0,1-0,15g 10. Không dùng chung morphin với thuốc nào sau đây? A,phenobarbital B.IMAO C.diazepam D.strychnin 11. Thuốc nào khi dùng cùng morphin làm tăng tác dụng ức chế thần kinh của morphin?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> A.cafein B.lonazepam C.niketamid D.atropioidin 12. thuốc giảm đau trung ương nào có tác dụng trên receptor k? A.morphin B.codein C.dexapropoxyghen D.pethidin 13. thuốc giảm đau sử dụng trong cai nghiện opioid? A.fentanyl B.dextrometharphan C.methadon D.tramandol. ĐÁP ÁN:1-C; 2-B; 3-A; 4-B; 5-A; 6-B; 7-D;8-C; 9-D; 10-B; 11-B; 12-C; 13-C. Thuốc chống động kinh (co giật) 1. Đại cương 1. Cơ chế tác dụng;  ức chế sự phục hồi kênh Na+ trở về trạng thái hoạt động  ức chế kênh Ca++ loại T  tăng hoạt tính của GABA  giảm hoạt tính của glutamate 2. phân loại  ức chế kênh Na+: phenytoin  ức chế kênh Ca++ loại T: ethosuximid  tăng hoạt tính GABA: phenobabital, diazepam 2. các thuốc chống động kinh 1. phenytoin  cơ chế: ức chế kênh Na+  tác dụng:  dùng tốt cho các cơn động kinh cục bộ, động kinh co cứng- giật rung  trong động kinh co cứng-giật rung: thuốc có tác dụng tốt trong giai đoạn co cứng còn giật rung thì ngược lại  chống loạn nhịp  chỉ định  động kinh cục bộ, động kinh co cứng- giật rung  loạn nhịp do nhiễm digitalis  tác dụng phụ:  rối loạn thần kinh: lú lẫn, ảo giác…  rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn…  rối loạn nội tiết: giảm tiết ADH, tăng glucose máu…  rối loạn về máu  hội chứng steven-jonhson, hoại tử tế bào gan  chống chỉ định:  mẫn cảm với các thành phần của thuốc.  suy gan, thận nặng  rối loạn chuyển hóa porphyrin  tương tác thuốc:  dùng chung với cloramphenicol, isonizid, cimetidin làm tăng nồng độ của phenytoin..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Phenytoin làm tăng chuyển hóa corticoid, làm giảm hiệu lực viên tránh thai đường uống. Phenobarbital:  Cơ chế: tăng hoạt tính của GABA  Chỉ định: các loại động kinh trừ động kinh cơ vắng  Là thuốc có tác dụng chống động kinh mạnh nhất trong nhóm babiturat Nhóm thuốc benzodiazepin (diazepam, lorazepam clorazepam, clorazepat) cơ chế chung: tăng hoạt tính GABA Acid valproic  Cơ chế: đa cơ chế  Chỉ đinh: các loại động kinh, tốt nhất đối với động kinh cơn vắng Ethosuximid  Cơ chế: ức chế kênh Ca++ loại T  Chỉ định: động kinh cơn vắng . 2.. 3. 4.. 5.. Trắc nghiệm 1. Thuốc nào sau đây có tác dụng ức chế sự phục hồi kênh Na+? A.phenytoin B.acid valproic C.ethosuximid D.phenobarbital 2. thuốc chống động kinh nào có chỉ định trị loạn nhịp do nhiễm digitalis? A.diazepam B.lorazepam C.phenytoin D.ethosuximid 3. Chọn câu sai A. Phenytoin được chỉ định trong trường hợp động kinh cục bộ B. Acid valproic được chỉ định trong mọi loại động kinh C. Phenobarbital được chỉ định trong động kinh cơn vắng D. Ethosuximid chỉ định trong động kinh cơn vắng 4. Thuốc nào sau đây có tác dụng chống động kinh mạnh nhất? A.amobarbital B.thiopentan C.phenobarbital D.emtobarbital ĐÁP ÁN:1-A; 2-C; 3-D; 4-C; 5 Thuốc kích thích thần kinh trung ương 1. Đại cương 1.1 Đặc điểm chung:  thuốc có tác dụng kích thích thần kinh trung ương  kích thích trung tâm hô hấp, vận mạch, phục hồi các trung tâm khi bị suy yếu  tác dụng ngắn nên dùng cho các trường hợp suy hô hấp, tuần hoàn thể nhẹ và vừa 1.2 phân loại  thuốc tác dụng trên vỏ não: giảm mệt mỏi, tạo cảm giác khoan khoái: cafein, amphetamine…  thuốc tác dụng trên hành não: tác dụng lên trung tâm hô hấp, vận mạch trực tiếp hoặc gián tiếp: niketamid…  thuốc tác dụng trên tủy sống: làm tăng phản xạ tủy:strychnin 2. các thuốc kích thích thần kinh trung ương 2.1 cafein.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> cơ chế: ức chế cạnh tranh với phosphodiesterase làm tăng AMPv thuốc tác dụng trên vỏ não chỉ định:  kích thích thần kinh trung ương khi bị mệt mỏi, suy nhược  suy hô hấp, tuần hoàn  chống chỉ định:  suy mạch vành 2.2 niketamid  thuốc tác dụng trên hành não  chỉ định; suy hô hấp, tuần hoàn thể vừa và nhẹ  chống chỉ định:  người có tiền sử động kinh  tăng huyết áp 2.3 strychnin  thuốc tác dụng trên tủy sống  chỉ định:  điều trị nhược cơ  mệt mỏi, mới ốm dậy, ăn kém ngon.  Chống chỉ định:  Động kinh.  Tăng huyết áp  Viêm gan   . trắc nghiệm 1. thuốc nào sau đây có tác dụng kích thích ăn ngon? A.cafein B.niketamid C. ketamin D.strychnin 2. thuốc nào có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp, vận mạch kèm giảm đau? A.niketamid B.camphora C.strychnin D.pethidin 3. cơ chế tác dụng của cafein? A. ức chế GABA B. ức chế cạnh tranh với phosphodiesterase làm tăng AMPv C. làm giảm nồng độ AMPv D. gắn với protein Gi làm ức chế adenylcyclase 4. chọn câu sai khi nồng độ của AMPv tăng dẫn đến: A. tăng hoạt động cơ vân, cơ tim B. tăng tổng hợp lipid C. tăng glucose máu D. tăng phân giải lipid 5. chỉ định dùng cafein trong trường hợp nào đúng? A. chán ăn B.mệt mỏi, buồn ngủ.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> C. suy mạch vành D.nhịp tim nhanh ĐÁP ÁN: 1-D; 2-B; 3-B; 4-B; 5-B;. Thuốc điều trị rối loạn tâm thần A. thuốc ức chế tâm thần 1. đại cương 1.1`khái niệm  . . 1.2. thuốc ức chế tâm thần hay liệt thần,an thần mạnh là thuốc an thần mạnh, chống rối loạn tâm thần thể hưng cảm,làm giảm các kích thích về tâm thần, giảm ý thức, hoang tưởng ảo giác,.. tạo cảm giác thờ ơ, lãnh đạm… ở liều điều trị, thuốc không gây ngủ, không gây mê, nhưng có tác dụng trên thần kinhtw và thực vật: chống nôn, hạ huyết áp, hội chứng ngoại tháp, hạ thân nhiệt. cơ chế  ức chế receptor dopaminergic ở não chủ yếu D2  ức chế receptor khác như: serotoninergic, α-adrenergic, cholinergic, histamin H1 2. các thuốc liệt thần 2.1 dẫn xuất phenothiain clorpromain  tác dụng:  trên thần kinh trung ương: an thần mạnh, chống rối loạn tâm thần thể hưng cảm,làm giảm ý thức, hoang tưởng, ảo giác,.. tạo cảm giác thờ ơ, lãnh đạm…  trên thần kinh thực vật: hủy α-adrenergic gây giãn mạch, hạ huyết áp; hủy muscarinic,gây dãn đồng tử,giảm tiết dich,táo bón, khô da,bí tiểu  trên nội tiết: tăng tiết prolactin,gây tăng tiết sữa,vú to đàn ông.Giảm tiết FSH,LH, gây giảm nồng độ ostrogen,progesterone,goladotropi,gây mất kinh ở phụ nữ  tác dụng khác:hạ thân nhiệt,chống nôn,hội chứng ngoại tháp.  Chỉ định: điều trị tâm thần phân liệt các thể; giai đoạn hưng cảm của tâm thần lưỡng cực;chống nôn, tiền mê  Tác dụng phụ:  Trên thần kinh trung ương: buồn ngủ,mệt mỏi,lú lẫn,parkison,hội chứng ngoại tháp.  Trên thần kinh thực vật: dãn đồng tử,táo,khô da,bí tiểu,loạn nhịp,dãn mạch,hạ huyết áp  Nội tiết:tăng cân,chảy sữa,vú to đàn ông.  Chống chỉ định: ngộ độc thuốc ức chế thần kinh trung ương (rượu,thuốc ngủ,opioid), parkison.  Tương tác thuốc:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span>    . sử dụng các phenothiazin với các thuốc ức chế thần kinhtw gây tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương và ức chế hô hấp dùng clorpromazin với thuốc chống trần cảm 3 vòng,thuốc dãn cơ làm tăng độc tính dùng clorpromazin với adrenalin làm tăng pha hạ huyết áp và tim đập nhanh với lithium tăng độc tính trên thần kinh. 2.Dẫn xuất Butyrophenon Haloperidol Tương tự clorpromazin nhưng có tác dụng giảm đau 3.Dẫn xuất benzamid Sulpirid Thuốc chống rối loạn tâm thần lưỡng cực Liều thấp: từ 100 đến 600 mg-tác dụng kích thích,giải ức chế,chống trạng thái trầm cảm do kích thích receptor d ở sau xinap ở thần kinh trung ương Liều cao: trên 600mg chống hoang tưởng ảo giác (thể hưng cảm), an thần do kích thích receptor d ở trước xinap làm giảm giải phóng dopamine. TRẮC NGHIỆM 1.Thuốc nào sao đây có tác dụng an thần mạnh a.diazepam. b.clorpromazin. c.loazepam. d.clonazepam. 2.thuốc an thần mạnh ức chế receptor Dopaminegic nào là chủ yếu? a.D1. b.D2. c.D3. d.D4. 3.thuốc nào là dẫn xuất của butyrophenon? a.clorpromazin. b.diazepam. c.haloperidol. d.sulpirid. 4.tác dụng nào sau đây không phải của clorpromazin? a.an thần mạnh,chống rối loạn thể tâm thần thể hưng cảm. b.hạ thân nhiệt c.hội chứng ngoại tháp d.hội chứng steven- Johnson 5.tương tác nào clopromazin chưa chính xác?.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> a.dùng chung với thuốc ức chế thần kinhtw gây ức chế hô hấp b.dùng chung với thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm tăng độc tính c.chung với lithium có thể làm giảm độc tính trên thần kinh d.dùng chung adrenalin làm tăng pha hạ huyết áp 6.thuốc liệt thần nào sau đây có tác dụng giảm đau? a.clopromain. b.sulpirid. c.haloperidol. d.fluphenin. 7.thuốc nào sau đây có tác dụng điều trị tâm thần lưỡng cực? a.clopromain. b.sulpirid. c.haloperidol. d.fluphenin. 8.sử dụng sulpirid với liều dùng bao nhiêu có tác dụng chống hưng cảm? a.100mg. b.200mg. c.400mg. d.700mg. 9.clopromazin được chỉ định trong trường hợp nào a.tâm thần phân liệt. b.giai đoạn trầm cảm của tâm thần lưỡng cực. c.tâm thần lưỡng cực. d.động kinh cơn vắng. ĐÁP ÁN: 1-B; 2-B; 3-C; 4-D; 5-C; 6-C; 7-B ;8-D; 9-A. B. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM 1. Đại cương 1.1 khái niệm  trầm cảm là một trạng thái tâm thần bệnh lý biểu hiện quá trình ức chế toàn bộ tâm thần  3 rối loạn cơ bản của trầm cảm: giảm khí sắc, giảm hoạt động, giảm hứng thú  Triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, giảm tự tin, buồn chán, thất vọng, ý tưởng tội lỗi, bi quan, có ý tưởng hay hành vi tự sát…  Thuốc chống trầm cảm làm giảm các trạng thái u sầu, buồn chán, thất vọng…lập lại thăng bằng về tâm thần. 1.2 cơ chế tác dụng và phân loại. Nhóm thuốc ức chế monoamine oxydase (IMAO). Cơ chế tác dụng IMAO không chọn lọc IMAO chọn lọc (IMAOA). Chống trầm cảm 3 vòng ức chế chọn lọc thu hồi serotonin. ức chế thu hồi noradrenalin và serotonin ức chế chọn lọc thu hồi serotonin. Các thuốc khác. Nhiều cơ chế khác nhau.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2. thuốc IMAO 2.1 IMAO không chọn lọc  Các IMAO có tác dụng phân giải các chất có bản chất là monoamin như: noradrenalin, serotonin, dopamin  Thuốc ức chế MAO không chọn lọc ức chế cả MAOA và MAOB nên gây nhiều tác dụng phụ 2.2 IMAO chọn lọc: chỉ ức chế MAOA ở não nên làm giảm tác dụng phụ 3. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng  ddh:  hấp thu qua đường uống  chuyển hóa ở gan và tạo ra các sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính mạnh hơn chất mẹ  t1/2=15-50h  thải trừ qua nước tiểu  tác dụng:  trên tâm thần: chống trầm cảm làm mất các trạng thái u sầu, buồn chán, thất vọng, tăng hoạt động tâm thần, tốt với tâm thần vận động, tác dụng xuất hiện chậm từ sau 1-2 tuần  trên thần kinh thực vật: trên giao cảm tăng hoạt động tim, tăng huyết áp; trên phó giao cảm ức chế hệ muscarinic giống atropine gây giãn đồng tử, giảm tiết dịch.  Cơ chế:  Trầm cảm là do thiếu hụt các chất: noradrenalin, serotonin, dopamine. Thuốc chống trầm cảm ức chế thu hồi các chất này.  Chỉ định:  Trạng thái trầm cảm các loại  Đái đầm ở trẻ dưới 6 tuổi  Chống chỉ định:  Mẫn cảm với các thành phần của thuốc  Hoang tưởng, ảo giác.  Động kinh  Rối loạn tim mạch, xơ vữa động mạch  Bệnh glaucoma  Người ngiện rượu  Tác dụng phụ  Rối loạn tâm thần, thần kinh  Trên thần kinh thực vật: hạ huyết áp thế đứng, khô miệng…  Chuyển hóa: thèm ăn, ăn vô độ, tăng cân…  Nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục…  Tương tác thuốc  Dùng chung với IMAO tăng huyết áp, sốt cao, hoang tưởng, co giật, hôn mê nên không được dùng chung  Với rượu tác dụng an thần gây ngủ  Với các thuốc cường giao cảm: tăng huyết áp kịch phát và rối loạn tim  Với các thuốc cường giao cảm gián tiếp làm giảm học mất tác dụng của thuốc này Thuốc trong nhóm amitriptylin.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Trắc nghiệm 1. Chọn câu sai Cơ chế tác dụng của thuốc chống trầm cảm A. ức chế thu hồi noradrenalin, serotonin B.ức chế IMAO C.ức chế GABA D. ức chế thu hồi chọn lọc serotonin 2. thuốc nào sau đây có tác dụng chống trầm cảm? A. Haloperidol B.clorpromazin C.amitriptylin D.thiopentan 3. Không dùng amitriptylin với nhóm thuốc nào sau đây? A. IMAO B.nhóm thuốc cường giao cảm C.thuốc cường giao cảm gián tiếp D.cả A,B,C đúng 4. Thiếu hụt chất nào sau đây có thể gây trầm cảm? A. GABA B. acetylcholine C.noradrenalin D.glutamat 5. Sử dụng amitriptylin với liều cao gây ra? A. Tăng hoạt động tim, tăng huyết áp B. Giãn mạch hạ huyết áp C. ức chế hệ muscarinic D. giãn đồng tử, giảm tiết dịch 6. tác dụng phụ nào sau đây không gặp ở nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế thu hồi noradrenalin, serotonin? A. Rối loạn tâm thần B. Rối loạn kinh nguyệt giảm tình dục C. Giảm cân D. Hạ huyết áp thế đứng ĐÁP ÁN: 1-C;2-C; 3-D; 4-C; 5 B 6-C. C. Thuốc điều hòa hoạt động tâm thần Lithium  Thuốc ổn định tâm thần, có tác dụng phòng và điều trị rối loạn tâm thần ở cả 2 pha hưng cảm và trầm cảm  Thuốc có phạm vi an toàn hẹp, độc tính cao Trắc nghiệm 1. Lithium dùng để điều trị các trường hợp? A. Trầm cảm B.hưng cảm C. động kinh D. cả A và B 2. Thuốc có tác dụng tăng tổng hợp dopamin có thể dùng để điều trị? A. Trầm cảm B. hưng cảm C. động kinh D.cả A và B ĐÁP ÁN: 1-D; 2-A Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật 1. Đại cương 1.1 đặc điểm giải phẫu.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Vị trí Chất dẫn truyền Sợi thần kinh. 1.2 a.. b.. 1.3 a.. b.. Giao cảm Phó giao cảm Chất xám sừng bên tủy sống từ đốt cổ VII Não giữa, hành não và tủy đến thắt lưng III cùng Catecholamin acetylcholin Sợi trước hạch và sơi sau hạch. sinh tổng hợp và chuyển hóa các chất truyền đạt thần kinh các catecholamine  tổng hợp: tyrosin -> DOPA -> Dopamin -> noradrenalin -> adrenalin  chuyển hóa: các catecholamine bị chuyển hóa và mất hoạt tính bởi các catecholoxymethyltranicotinerase (COMT) và MAO acetylcholine  tổng hợp: acetyl hóa cholin với acetyl coenzym A (CoA)  chuyển hóa: bị mất hoạt tính bởi cholinesterase (Ach E) tạo thành cholin và acetat các hệ phản ứng của hệ thần kinh thực vật hệ phó giao cảm (cholinergic) 1. hệ muscarinic (M)  chất chủ vận: acetylcholin và muscarin  chất đối kháng: atropin  tác dụng khi kích thích: co cơ trơn khí phế quản tiêu hóa, tiết niệu, tăng tiết dịch, giãm cơ trơn mạch máu, ức chế tim, hạ huyết áp. 2. Hệ nicotinic (N)  Chất chủ vận: acetylcholin và nicotin liều thấp  Chất đối kháng: nicotin liều cao  Tác dụng khi kích thích: co cơ vân, kích thích tim, co mạch, tăng huyết áp, giãn đồng tử  Bảng 4.1/tr161 Hệ giao cảm (adrenergic) Chất chủ vận: adrenalin hay noradrenalin 1.hệ α- adrenergic  Trên receptor α1: khi kích thích gây co cơ trơn mạch máu, tăng huyết áp, giãn đồng tử, co cơ trơn tiết niệu  Trên receptor α2: khi kích thích gây giảm tiết renin, giãn mạch, hạ huyết áp, tăng kết dính tiểu cầu Lưu ý ở ngoại vi nên kích thích adrenergic ngoại vi thường gây co mạch hạ huyết áp 2. Hệ β-adrenergic (β1,2,3)  Khi kích thích β-adrenergic gây kích thích tim, tăng co bóp cơ tim, giãn cơ trơn, tăng chuyển hóa  bảng 4.1/tr160- dược lý 1. c. Hệ dopaminergic.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Quan trọng nhất D1,D2 ở ngoại vi D1 chiếm ưu thế gây giãn cơ trơn mạnh hơn ở trung ương D2 chiếm ưu thế 2.các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật 2.1. thuốc tác dụng trên hệ adrenergic 2.1.1.thuốc cường giao cảm  . . Thuốc kích thích trực tiếp hệ α và β-adrenergic: adrenalin,noradrenalin (chỉ định cấp cứu sốc phản vệ,ngừng tim đột ngột ) Thuốc kích thích trực tiếp hệ α-adrenergic: α1- adrenergic: heptaminol,metaraminol,phenylephedrin(chỉ định tăng háp thế đứng,chống sốc) α 2- adrenergic(hủy giao cảm): metyldopa (chỉ định hạ háp) Thuốc kích thích trực tiếp hệ β-adrenergic: Kích thích β không chọn lọc:isoprenalin (chỉ định ngừng tim do sốc) Kích thích β2 chọn lọc:salbutamol (chỉ định hen phế quản,dọa đẻ non). . Thuốc kích thích gián tiếp hệ adrenergic:ephedrin,amphetamin (chỉ định hen phế quản). 2.1.2.thuốc ức chế hệ giao cảm  . . Thuốc ức chế hệ α: ergotamin( chỉ định đau nửa đầu), ergometin (co hồi tử cung) Thuốc ức chế hệ β Chọn lọc trên β1: atenolol (chỉ định tăng huyết áp) Không chọn lọc: propanolol (chỉ định tăng huyết áp) Thuốc ức chế gián tiếp hệ adrenergic: reserphin (chỉ định tăng huyết áp). 2.2. thuốc tác dụng trên hệ cholinergic 2.2.1 thuốc kích thích hệ cholinergic  Thuốc kích thích trực tiếp hệ M và N: acetylcholin  Thuốc kích thích hệ M: piloraphin ( gây co cơ vòng mống mắt, làm giảm nhãn áp)  Thuốc kích thích gián tiếp hệ M và N: neostigmin ( làm tăng chức năng cơ trơn) 2.2.2 thuốc ức chế hệ cholinergic  Thuốc ức chế hệ M: atropin, scopolamin  Thuốc ức chế hệ N ở hạch: hexamethonium (làm giảm chức năng thực vật)  Thuốc ức chế hệ N ở cơ vân: suxamethonium ( làm mềm cơ) Trắc nghiệm 1. Các catecholamin bị mất hoạt tính bởi? a. COMT b.choinesterase. c.MAO. d.cả a và b.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 2. Chất nào sau đây không phải chất chủ vận của hệ giao cảm? a.adrenalin b.noradrenalin .c dopamin d.acetylcholin 3. Khi kích thích hệ muscarinic sẽ: A. Co cơ vân, kích thích tim, co mạch,hạ huyết áp, giãn đồng tử B. Co cơ trơn mạch máu, tiêu hóa, tiết niệu; tăng huyết áp, giãn đồng tử C. Co cơ trơn tiêu hóa, tiết niệu, tăng tiết dịch, giãn cơ trơn mạch máu, ức chế tim, hạ huyết áp D. Giãn cơ trơn mạch máu, hạ huyết áp, tăng tiết renin, tăng kết dính tiểu cầu 4. Vị trí của receptor β1trên tim; 2 trên Cơ trơn tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu, gan;còn 3 trên? A. Tim B. Mô mỡ C. Cơ vân D. Cơ trơn tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu, gan 5. Khi kích thích β3 sẽ gây đáp ứng nào sau đây? A. Kích thích tim B. Tăng chuyển hóa C. Giãn cơ trơn tiêu hóa, tiết niệu D. Co cơ trơn mạch thận 6. Vị trí tác dụng của receptor α2? A. Cơ trơn mạch máu B. Tận cùng sợi giao cảm và phó giao cảm, tiểu cầu, 1 số cơ trơn mạch máu C. Tận cùng dây giao cảm D. Tế bào mỡ 7. Tác dụng tăng chuyển hóa glucogen khi kích thích receptor nào? a. β1 b.β2 c.β3 d.α1 8. Tác dụng tăng tiết catecholamin khi kích thích receptor nào? a. M1 b. M2 c.N1 d.N2 9. Chất nào sau đây là chất đối kháng trên receptor M? a. acetylcholin b. Atropin c. Muscarin d. Nicotin 10. Hệ nicotinic bị kích thích bởi? a.acetylcholin b.nicotin liều thấp c.nicotin liều cao d.cả a,b 11. Thuốc nào sau đây không có tác dụng kích thích trực tiếp hệ α và β -adenergic? a. adrenalin b.noradrenalin c.dopamin d.metyldopa 12. Thuốc không có tác dụng kích thích trực tiếp hệ α1-adenergic? a. heptaminol b. Merataminol c. Phenylephedrin d.isoprenalin 13. Thuốc kích thích chọn lọc β2-adenergic? a. salbutamol b.metyldopa c.isoprenalin d.heptaminol 14. Cơ chế tác dụng của thuốc kích thích gián tiếp hệ α-adenergic? A. ức chế các MAO và COMT B. ức chế AMPV C. ức chế thu hồi serotonin D. ức chế adenylcyclase 15. thuốc có tác dụng kích thích gián tiếp hệ α-adenergic? a.amphetamin b.ephedrin c.heptaminol d.cả a,b.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 16. chỉ định của adrenalin A. cấp cứu suy hô hấp nặng B. cấp cứu ngừng tim đột ngột C. giải độc opioid D. trị loạn nhịp do nhiễm digitalis 17. chỉ định chung của nhóm thuốc kích thích trực tiếp hệ α-adenergic là? A. Tăng huyết áp B. Hạ huyết áp C. Suy tim trái D. Loạn nhịp 18. Thuốc nào sau đây có tác dụng hạ huyết áp? a.phenylephedrin b.metyldopa c.dopamin d.serotoin 19. Thuốc nào sau đây có tác dụng trị hen phế quản? a.salbutamol b.thiopentan c.ketamin d.metyldopa 20. Thuốc nào sau đây không được dùng để trị tăng huyết áp? a. amphetamin b. Reserphin c.metyldopa d.cả a,b 21. Thuốc nào sau đây được chỉ định trong trường hợp co hồi tử cung? a. ergotamin b.ergometin c.salbutamol d.isoprenalin 22. Thuốc nào sau đây không được dùng để điều trị hạ huyết áp? a.atenlol b.propanlol c.reserphin d.cả a,b,c 23. Thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp hệ M,N là? a.policarpin b.neostigmin c.nicotin d.acetylcholin 24. Thuốc có tác dụng giảm nhãn áp? a.policarpin b.neostigmin c.atropin d.scopolamin 25. Thuốc có tác dụng tăng cường hoạt động cơ trơn? a.neostigmin b.scopolamin c.suxamethonium d.hexamethonium 26. Thuốc có tác dụng kích thích gián tiếp hệ M,N? a.neostigmin b. Atropin c. Scopolamin d.policarpin 27. Thuốc có tác dụng làm mền cơ? a.hexumethonium b.nicotin c. Policarpin d.suxamethonium ĐÁP ÁN: 1-D; 2-D; 3-C; 4-B; 5-B; 6-B; 7-C; 8-C; 9-B; 10-D; 11-D; 12-D; 13-A; 14-A; 15-D; 16-B; 17-B; 18-B;19-A; 20-C; 21-B; 22-D; 23-D; 24-A; 25-A; 26-A; 27-D Biên soạn thuốc giảm đau trung ương, thuốc chống động kinh, thuốc kích thích thần kinh trung ương, thuốc điều trị rối loạn tâm thần, thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật: Hoàng Thiện-CND1B.

<span class='text_page_counter'>(42)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×