Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De Thi HSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.06 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BUÔN ĐÔN TRƯỜNG PTDTNT BUÔN ĐÔN. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN MÔN: ĐỊA LÍ 9 Thời gian: 150 phút Câu 1. (4đ) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có những thuận lợi gì để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên? Câu 2. (2đ) Tại sao ven biển Nam Trung Bộ lại có điều kiện thuận lợi cho nghề làm muối? Câu 3. (3đ) Giải thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc ở nước ta? Câu 4. (3đ) Cho bảng số liệu sau: Địa điểm. Nhiệt độ trung bình năm Lượng mưa trung bình năm (0C) (mm) Quy Nhơn 26,8 1692 Plâyku 21,8 2272 a. Từ bảng số trên rút ra kết luận. b. Dựa vào Atlát Địa Lí Việt Nam. Cho biết tại sao Quy Nhơn gần biển lại có nhiệt độ trung bình năm cao hơn và lượng mưa ít hơn Plâyku? Câu 5.(4đ) Xác định tên, địa điểm, năm được công nhận của 5 di sản (vật thể) thiên nhiên , văn hóa thế giới ở Việt Nam. Câu 6.(4đ) Diễn biến của mùa bão dọc bờ biển Việt Nam Tháng Mưa bão(tháng) Trên toàn quốc Quảng Ninh đến nghệ An Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi Bình Định đến Bình Thuận Vũng Tàu đến Cà Mau. 6. 7. 8. 9. 10. 11. X X. X X X. X X X. X X X X. X. X. X X X. X X. Dựa vào bảng trên, hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào?. ……………………………..HẾT………………………...

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN Câu 1. (4đ) Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. - Địa hình, đất + Địa hình có các cao nguyên xếp tầng, thuận lợi cho việc tập trung hóa đất đai chuyên canh cây công nghiệp + Chủ yếu là đất ba dan, có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung trên các mặt bằng rộng thích hợp để hình thành và phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. - Khí hậu, nguồn nước. + Khí hậu có tính chất cận xích đạo thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày ( cà phê, cao su, hồ tiêu…). Mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi, sấy và bảo quản sản phẩm. + Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Các cao nguyên với độ cao 400-500m khí hậu khô nóng, có thể phát triển cây công nghiệp nhiệt đới. Các vúng cao trên 1000m khí hậu mát mẻ, thích hợp cho cây cận nhiệt, ôn đới. + Tiềm năng thủy điện rất lớn, tập trung trên các sông Xê xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai. - Rừng. + Diện tích rừng rất lớn so với các vùng khác trong cả nước + Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (gụ mật, cẩm lai, trắc, sến…) - Các tài nguyên tự nhiên khác. + Trữ lượng bô xít hàng tỉ tấn. + Tiềm năng về du lịch. Câu 2.(2đ) Vì vùng ven biển Nam Trung Bộ có nhiều bãi cát rộng, do có ít sông chảy ra biển nên độ muối cao hơn. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận có lượng mưa ít, số giờ nắng nhiều nên thuận lợi cho nghề làm muối. Câu 3. (3đ) Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta là do ảnh hưởng của địa hình và gió mùa: - Đông Bắc: là vùng đón nhận gió mùa Đông Bắc đầu tiên đến nước ta. Đồng thời do các dãy núi có hình cánh cung đón nhận trực tiếp khối khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống. - Tây Bắc: do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nhưng chịu ảnh hưởng của tính đai cao. Mùa hạ gió mùa Đông Nam thổi vào bị các khối núi, cao nguyên nằm ở phía nam ngăn cản, ngoài ra ở phía nam của vùng còn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng. Câu 4. (3đ) a. Quy Nhơn có nhiệt độ trung bình năm cao hơn Plây Ku nhưng lại có lượng mưa ít hơn Plây Ku. b. Vì Plây Ku có địa hình đón gió; đón nhận trực tiếp gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, mặt khác do độ cao địa hình nên nhiệt độ trung bình năm thấp hơn Quy Nhơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 5. (4đ) Tên, địa điểm, năm công nhận của 5 di sản (vật thể) thiên nhiên, văn hóa thế giới ở nước ta. Tên di sản Địa điểm Năm công nhận Cố đô Huế Thừa Thiên Huế 1993 Vịnh Hạ Long Quảng Ninh 1994 Phố cổ Hội An Quảng Nam 1999 Di tích Mĩ Sơn Quảng Nam 1999 Phong Nha-Kẻ Bàng Quảng Bình 2003 Câu 6 (4đ). Mùa bão nước ta diễn biến : - Trên toàn quốc diễn biến mùa bão dọc bờ biển Việt Nam kéo dài 6 tháng ( từ tháng 6 đến tháng 11). - Thời gian hoạt động của bão thay đổi theo từng khu vực: + Từ Quảng Ninh đến Nghệ An mùa bão kéo dài 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9) =>bão vào mùa hạ. + Từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mùa bão kéo dài 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10) =>bão vào mùa cuối hạ đầu thu. + Từ Bình Định đến Bình Thuận mùa bão kéo dài 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11) =>bão vào cuối thu đầu đông. + Từ Vũng Tàu đến Cà Mau mùa bão kéo dài 2 tháng (từ tháng 10 và 11) =>bão vào cuối thu đầu đông. - Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×