Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quy che lam viec cua nha truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.16 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN <b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC BẮC LƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<i>Bắc Lương, ngày 01 tháng 8 năm 2011</i>
<b>QUY CHẾ LÀM VIỆC</b>


<b>Đơn vị: Trường Tiểu học Bắc Lương</b>


Nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường; thực hiện
nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của
nhà nước, sau khi thảo luận, tập thể giáo viên trường tiểu học Bắc Lương thống nhất và
quyết tâm thực hiện quy chế làm việc, như sau:


<b>I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG:</b>
<b>1.Vị trí, chức năng:</b>


Trường Tiểu học Bắc Lương là cơ sở giáo dục của bậc Tiểu học, bậc học nền
tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.


<b>2. Nhiệm vụ, quyền hạn:</b>


- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động khác theo chương trình giáo dục tiểu
học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.


- Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp 1, vận động các em bỏ học trở lại lớp. Thực
hiện phổ cập giáo dục, tham gia xóa mù chữ trong phạm vi cộng đồng.


- Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.


- Quản lý, sử dụng đất đai trường sở, thiết bị và tài chính theo đúng pháp luật.



- Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội
trong cộng đồng và địa phương.


- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.


<b>II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY:</b>
<b>1. Ban giám hiệu:</b>


Có 2 người phân công như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Điều hành chung các hoạt động của nhà trường. Vạch kế hoạch hoạt động của nhà
trường. Phụ trách thi đua, tổ chức, tài chánh, xây dựng sửa chữa trường lớp.Giáo dục
ngoài giờ (Đoàn - Đội, y tế, trường học).


<b>* Phó Hiệu trưởng:</b> Lê Thị Oanh, giúp hiệu trưởng phụ trách các mảng công việc sau:
Chỉ đạo hoạt động chuyên môn, ký duyệt giáo án. Lập kế hoạch chun mơn, các kế
hoạch có liên quan đến chất lượng dạy - học và chỉ đạo thực hiện. Chỉ đạo 2 bộ phận thư
viện, thiết bị và chỉ đạo thực hiện các chương trình tích hợp. Chỉ đạo công tác
XMC-PCGDTH.


- Kiểm tra, ký duyệt hồ sơ sổ sách các khối lớp.


<b>2. Các tổ chức nghiệp vụ, tổ chức tư vấn:</b>


2.1 Tổ văn phòng: gồm 05 người do đồng chí: Lê Thị Oanh làm tổ trưởng.
2.2 Các tổ chun mơn có 5 tổ


- Tổ Khối lớp 1: Tổ trưởng Lê Thị Thuỷ (4 thành viên).
- Tổ Khối lớp 2: Tổ trưởng Lê Thị Nhẫn (4 thành viên).


- Tổ Khối lớp 3: Tổ trưởng Lê Thị Tiến (4 thành viên).
- Tổ Khối lớp 4: Tổ trưởng Lý Thị Huyền (4 thành viên).
- Tổ Khối lớp 5: Tổ trưởng Lê Thị Phương (4 thành viên).


2.3 Hội đồng giáo dục:


Có 11 thành viên gồm: Hiệu trưởng; Hiệu phó; Chủ tịch cơng đồn; Bí thư chi đồn,
các tổ chun mơn, Tổng phụ trách Đội, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh và 2 giáo
viên; phó chủ tịch UBND xã là Chủ tịch hội đồng.


2.4 Hội đồng thi đua khen thưởng:


Gồm có 9 thành viên: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Bí thư chi đồn, Chủ tịch cơng
đồn, tổ trưởng, Tổng phụ trách Đội. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng thi đua, Chủ tịch
công đồn là Phó chủ tịch hội đồng thi đua. Khi xét thi đua, khen thưởng giáo viên tổ nào
thì tổ trưởng tổ đó tham gia ý kiến và biểu quyết như ủy viên chính thức của hội đồng.


2.5 Hội đồng kỷ luật:


Gồm: Hiệu trưởng, Chủ tịch Cơng đồn và tổ chun mơn có giáo viên vi phạm (do
tổ cử ra). Hội đồng kỷ luật sẽ mời thêm đại diện giới nữ (nếu nữ giáo viên vi phạm), mời
đại diên chi đoàn (nếu là đoàn viên giáo viên vi phạm).


Hội đồng kỷ luật thực hiện đúng quy định tại Nghị định 97/CP và Thông tư
05/TT-TCCP.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhiệm lớp, Tổng phụ trách Đội. Khi học sinh vi phạm mức độ nghiêm trọng có mời cha
mẹ học sinh hoặc người đỡ đầu.


<b>III. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC:</b>


<b>* Giờ giấc:</b>


a.) Đối với tổ văn phịng: (có lịch phân cơng riêng)


Đảm bảo đúng giờ, chỉnh trang nơi làm việc sạch, gọn gàng, sắp xếp hồ sơ ngăn nắp,
khoa học.


b.) Đối với giáo viên:


Đảm bảo đúng giờ qui định (trước giờ học 10 phút). Sáng giáo viên chủ nhiệm có
mặt tại trường 6 giờ 50 phút để quản lý, giám sát học sinh vệ sinh lớp, kiểm tra bài của
học sinh và các công việc tổ chức khác. Chiều 13giờ 30 phút.


<b>Giờ học: </b>


<b>Buổi</b> <b>Thời gian</b> <b>Ghi chú</b>


Sáng 07 g 00 - 10 g 25
Chiều 13 g 40 - 17 g 05
<b>* Trang phục:</b>


- Nam: Sơ vin, đi giày hoặc dép có quay hậu;
- Nữ: Trang phục đẹp mắt, ưa nhìn.


Trong các lễ hội, đại hội: nữ mặc áo dài; nam sơ mi, sơ vin, cà vạt, đi giày.


Tác phong, ngôn phong chuẩn mực trong giao tiếp đối với bạn đồng nghiệp, học
sinh và khách đến lớp, trường, giữ mối quan hệ tốt với địa phương.


Thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”; quy


chế dân chủ trường học.


<b>1. Chế độ trách nhiệm giải quyết công việc:</b>


Thực hiện tốt dân chủ hóa trong nhà trường. Ban giám hiệu, các tổ chức Đảng, đồn
thể trong nhà trường có nhiệm vụ lắng nghe, đồng thời giải thích, giải quyết những ý kiến
của giáo viên các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của nhà trường.


1.1 Trách nhiệm, quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng:


a.) Hiệu trưởng có trách nhiệm và quyền hạn sau:


- Tổ chức bộ máy nhà trường. Điều động thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật giáo
viên học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Quản lý giáo viên, học sinh, phân công công tác. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ
của giáo viên, nhân viên.


- Quản lí và tổ chức giáo dục học sinh.


- Quản lí tài chính, tài sản của nhà trường, quản lí hành chính.


- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, công nhân viên
và học sinh. Tổ chức thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.


b.) Phó hiệu trưởng:


- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ đã được hiệu trưởng
phân công ở điểm 1 mục II bản qui chế này.



- Cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Phòng Giáo dục và UBND huyện, Cấp
ủy - UBND xã Bắc Lương về phần việc được giao.


- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường khi Hiệu trưởng ủy quyền.
- Kiểm tra duyệt giáo án giáo viên: 01 lần /tháng; đánh giá xếp loại chính xác, công
bằng tạo được sự phấn đấu vươn lên cho cán bộ, giáo viên.


- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng theo các lớp học chun mơn, nghiệp vụ do Phịng
Giáo dục - Đào tạo và cấp có thẩm quyền điều động.


1.2 Trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn:


- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế
hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình …


- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy
và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường.


- Hàng tháng Tổ trưởng ký duyệt giáo án 2 lần.
- Thống kê chất lượng học sinh.


- Đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên.


- Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác như: phê duyệt lịch báo
giảng hàng tuần, mục đích yêu cầu, nội dung bài soạn,…


- Thông tin truyền đạt những vấn đề do Hiệu trưởng phân công cho giáo viên trong tổ.
- Triển khai các dự thảo kế hoạch. Qui chế của trường và tập hợp ý kiến của giáo
viên phản ánh cho hiệu trưởng và hội đồng giáo dục.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

a.) Đối với giáo viên dạy lớp:


- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình, kế hoạch bài học, soạn bài …
- Kiểm tra đánh giá học sinh đúng qui định.


- Lên lớp đúng giờ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả giảng dạy, quản lí học sinh trong
hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Tham gia các hoạt động tổ chuyên môn.


- Tham gia công tác phổ cập giáo dục địa phương.
- Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng nâng cao tay nghề.


- Thực hiện nghĩa vụ công dân, nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công. Chịu sự
kiểm tra của các cấp quản lý.


- Giữ gìn phẩm chất, gương mẫu thương yêu học sinh, giúp đỡ đồng nghiệp.


- Chủ động phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong, Sao nhi đồng, gia đình học sinh,
các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy giáo dục.


- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.
b.) Đối với giáo viên khác:


Giáo viên Tổng phụ trách đội, chuyên trách Thư viện, Thiết bị, chuyên trách
XMC-PCGD có nhiệm vụ cụ thể trong cơng việc, xây dựng Liên Chi đội mạnh, thư viện tiên
tiến, thiết bị tiên tiến, đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.


1.4 Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng giáo dục:


- Họp thảo luận về kế hoạch giảng dạy, qui định các chỉ tiêu chủ yếu của học kỳ năm học.
- Sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhà trường.



1.5 Hội đồng thi đua, khen thưởng:


- Giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, giảng dạy, học tập.
- Xét thi đua, khen thưởng giáo viên, học sinh.


- Thẩm định sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên.


- Hội đồng thi đua, khen thưởng họp đầu năm học, cuối mỗi học kỳ và giai đoạn thi đua.
1.6 Ban đại diện cha mẹ học sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cha mẹ học sinh cuối mỗi học kỳ để thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh.


<b>2. Quản lý hồ sơ nhà trường và thẩm quyền ký các văn bản:</b>


2.1 Quản lý hồ sơ:


<b>* Hiệu trưởng: </b>Các loại hồ sơ qui định tại Thông tư 41 Điều lệ trường Tiểu học. Sổ
theo dõi phổ cập xóa mù chữ, sổ Nghị quyết của nhà trường, sổ kế hoạch công tác, sổ
theo dõi đánh giá chất lượng học tập học sinh, sổ khen thưởng, kỷ luật giáo viên, học
sinh; sổ quản lý tài sản cơ sở vật chất, tài chính; sổ lưu trữ các văn bản, cơng văn …


<b>* Phó hiệu trưởng:</b> Hồ sơ kiểm tra nội bộ trường học, học bạ, kế hoạch công tác
chuyên môn, theo dõi chất lượng, sổ đăng bộ.


Các tổ trưởng, nhân viên văn phòng: trực tiếp quản lý các loại hồ sơ thuộc bộ phận mình.
2.2 Thẩm quyền ký văn bản:


<b>* Hiệu trưởng:</b> kế hoạch, nhân sự, tài chính, khen thưởng, kỷ luật, báo cáo tháng,
q, học kỳ, năm.



<b>* Phó hiệu trưởng:</b> ký các văn bản hành chánh chuyên môn thuộc công việc mà
hiệu trưởng phân công sau khi báo cáo với Hiệu trưởng.


<b>3. Chế độ hội họp sinh hoạt:</b>


3.1 Hội họp:


- Họp hội đồng giáo dục 3 lần trên năm học (đầu tháng 9, giữa năm học và cuối năm học).
- Họp Ban lãnh đạo mở rộng gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, bí thư chi đồn,
chủ tịch cơng đồn, bí thư chi bộ, tổ chuyên môn vào trước 3 ngày họp hội đồng sự phạm
hàng tháng, để đánh giá tình hình công tác tháng qua và đặt kế hoạch tháng tới. Chuẩn bị
cho cuộc hội đồng sư phạm, thông tin các nội dung cần truyền đạt cho giáo viên tại tổ
chuyên môn hoặc các dự thảo do hiệu trưởng cần ý kiến đóng góp của giáo viên.


- Họp hội đồng sư phạm vào thứ bảy của tuần cuối tháng lúc 7 giờ 30 phút. Khi vào
họp phải đúng giờ, tôn trọng ý kiến đồng nghiệp khơng làm việc riêng, có ghi chép đầy
đủ nội dung phiên họp. Ngoài ra khi có cơng việc đột xuất, hiệu trưởng sẽ triệu tập phiên
họp hội đồng sư phạm đột xuất (sẽ có thơng báo).


- Sinh hoạt tổ chuyên môn: <b>các tổ vào buổi chiều thứ hai (2 lần/tháng)</b>


3.2 Sinh hoạt:


-Sinh hoạt dưới cờ: đầu tuần vào thứ hai (buổi sáng) gồm lãnh đạo, giáo viên và học
sinh dưới sự điều hành của Hiệu trưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

theo hướng dẫn của HĐĐ.


- Thực hiện sinh hoạt theo chương trình rèn luyện đội viên của Hội đồng đội huyện


Thọ Xuân. Sinh hoạt đội: Chi đội sinh hoạt định kỳ 1 lần/ tháng vào thứ sáu tiết cuối.


- Sinh hoạt sao: Một tuần một tiết vào tiết cuối ngày thứ tư.


Tổng phụ trách đội: chịu trách nhiệm tập huấn hình thức và nội dung phụ trách sao,
ban chỉ huy.


- Giáo viên chủ nhiệm giám sát, quản lý học sinh trong những giờ này phương
châm “mỗi giáo viên là phụ trách đội”.


<b>4. Chế độ công tác:</b>


* Hiệu trưởng giải quyết:


- Tiếp dân, giải quyết đơn xin nghỉ dạy, duyệt kế hoạch, chủ nhiệm, bài dạy, giải
quyết rút hồ sơ, những vấn đề có liên quan cơ sở vật chất.


- Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giải quyết với cha mẹ học sinh: các trường hợp bỏ
học, trốn học, học sinh cá biệt, những trường hợp không giải quyết được hoặc giải quyết
xong phải báo cáo cho hiệu trưởng biết kết quả.


- Lập kế hoạch công tác của trường, thực hiện theo các bước.
- Hiệu trưởng lập kết cấu bố cục.


- Người phụ trách từng công việc đề xuất nội dung từng công việc.
- Hiệu trưởng chấp bút dự thảo và thông qua ban lãnh đạo.


- Hồn chỉnh.


- Thảo luận tổ chun mơn để giáo viên có ý kiến.


- Ban lãnh đạo điều chỉnh, ra quyết định triển khai.


* Đối với kế hoạch năm học, có Hội đồng giáo dục quyết định trước khi triển khai.


<b>5. Chế độ thông tin báo cáo:</b>


- Giáo viên có trách nhiệm báo cáo tổ chun mơn: đầu đủ số liệu chính xác, kịp
thời hoặc theo yêu cầu của Ban giám hiệu như: điểm số kiểm tra chất lượng học sinh, tình
hình huy động ra lớp, cơng tác chủ nhiệm …


- Tổ chuyên môn thống kê đầy đủ theo các cột, mục đã nêu sẵn trong sổ kế hoạch tổ
báo cáo hoạt động của tổ (vào ngày 24 hàng tháng), trong đó có lịch báo giảng. Đối với
Phịng Giáo dục&ĐT: đầy đủ các biểu mẫu quy định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

pháp qui, qui chế, kế hoạch công tác, tổ chức nhân sự tuyển sinh đời sống, khiếu nại tố
cáo, quản lý tài sản, tiêu chuẩn chế độ chính sách …


- Cơng khai: tài chính hàng tháng, tiền lương, chế độ phụ cấp.


<b>6. Chế độ bảo vệ tài sản kiểm kê:</b>


- Hợp đồng 1 bảo vệ Lê Đức Bình trực bảo vệ, bảo vệ tài sản của nhà trường, chịu
trách nhiệm hồn tồn trước Hiệu trưởng (có bản hợp đồng riêng).


- Kiểm kê tài sản của trường hàng năm theo qui định của cấp có thẩm quyền.


<b>IV. CÁC MỐI QUAN HỆ CƠNG TÁC:</b>
<b>1. Đối với Phịng Giáo dục &ĐT:</b>


Chịu sự chỉ đạo trực tiếp.



<b>2. Đối với Cấp ủy-Ủy ban nhân dân xã:</b>


Làm tốt vai trò tham mưu và chịu trách nhiệm kết quả giáo dục tại địa phương.


<b>3. Đối với Hội đồng giáo dục, BCĐ XMC-PCGD:</b>


Tham mưu tốt việc ra quyết định, các nghị quyết năm của trường, phối hợp thực
hiện nhiệm vụ năm học.


<b>4. Quan hệ nội bộ trường:</b>


- Đồn kết.


- Phối hợp trong cơng việc thực thi từng mảng công tác theo phương thức tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách cùng hỗ trợ hoàn thành.


Trên đây là bản qui chế làm việc của trường Tiểu học Bắc Lương đã được tập thể
cán bộ giáo viên, công nhân viên thảo luận xây dựng và biểu quyết thông qua. Khi cần
thiết phải thay đổi quy chế thì phải có trên 50% số cán bộ, giáo viên có ý kiến đề nghị.


Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
<b> HIỆU TRƯỞNG</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×