Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

TRIẾT lý PHẬT GIÁO, NHO GIÁO và NHỮNG ẢNH HƯỞNG đến đời SỐNG của NGƯỜI dân VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.3 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÁO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MƠN
TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:

TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO, NHO GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :

THẠC SĨ PHẠM THỊ VÂN

NGƯỜI THỰC HIỆN :

NGUYỄN THỊ THÚY

LỚP

CAO HỌC 7

:

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2019

1



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
I. Lý do chọn đề tài................................................................................................................ 3
II. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.......................................................................................4
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................4
IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA
NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................................................5
I. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO............................................................................5
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Phật giáo.......................................................5
2. Nội dung tư tưởng triết học Phật giáo..............................................................................7
2.1 Thế giới quan Phật giáo..........................................................................................7
2.2 Nhận thức luận Phật giáo........................................................................................9
2.3 Nhân sinh quan Phật giáo.....................................................................................13
.... II. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM...............................................................................15
1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam................................................15
2. Những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam..17
2.1 Những ảnh hưởng tích cực....................................................................................17
2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực....................................................................................21
2.3 Kế thừa những gia trị tích cực của Phật giáo trong xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần người Việt Nam...................................................................................................23
CHƯƠNG II: TRIẾT LÝ NHO GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA
NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................................25
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Nho giáo......................................................25
1.1 Nho giáo nguyên thủy...........................................................................................25
1.2 Hán Nho................................................................................................................25
1.3 Tống Nho.............................................................................................................. 26
1.4 Lịch sử triết học nho gia ở nước ta........................................................................26

2. Nội dung triết học Nho giáo..........................................................................................27
2.1 Tu thân..............................................................................................................28
2.2 Hành đạo...........................................................................................................29
2.3 Một số Triết Gia tiêu biểu:................................................................................30
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM........................................................................................34
1. Những tác động tích cự của Nho giáo............................................................................34
1.1. Nho giáo ảnh hưởng đến cá nhân.....................................................................34
2


1.2. Nho giáo ảnh hưởng đến tập thể.................................................................34
1.3. Nho giáo ảnh hưởng đến xã hội..................................................................35
1.4. Nho giáo trong trường học..........................................................................35
1.5. Nho giáo có tính quốc gia...........................................................................35
2. Hạn chế của nho giáo..............................................................................................36
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................39

3


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Phật giáo và Nho giáo là những hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn
minh nhân loại nói chung và nền văn minh Á Đơng nói riêng, trong đó có Việt Nam. Lịch sử
dân tộc Việt Nam kể từ khi có sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngồi đã gắn liền với quá trình
tiếp biến những ý thức hệ tư tưởng từ các nền văn minh khác, mà trước hết là Phật giáo và
Nho giáo. Dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lâu dài tiếp thu có chọn lọc những giá
trị cốt lõi của Phật giáo và Nho giáo để từ đó kết hợp với những bản sắc riêng của cư dân bản

địa hình thành nên một nền văn hóa riêng, mang đậm bản sắc Việt Nam.
Phật giáo xuất hiện từ miền Bắc Ấn Độ vào cuối thế kỉ thứ VI trước Công nguyên, là
một tôn giáo với nội dung cơ bản đề cập đến việc lý giải căn nguyên của nỗi khổ và tìm con
đường giải thoát con người khỏi nổi khổ triền miên đó. Phật giáo khởi thủy ở Ấn Độ sau đó
truyền đi khắp các xứ lân cận. Trước hết sang các nước Trung Á rồi sang Trung Hoa, Nhật
Bản, Việt Nam và các nước miền Nam Châu Á. Phật giáo đến với người Việt Nam từ rất lâu
đời, vào khoảng nửa cuối thế kỉ thứ I. Do bản chất từ bi hỉ xả phù hợp với những giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc, Phật giáo đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng vững chắc trên đất
nước ta và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam không chỉ
từ trong giai đoạn đầu của lịch sử dân tộc mà còn kéo dài đến ngày nay. Vì vậy việc tìm hiểu
về Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
Nam là hết sức cần thiết.
Nho giáo do Khổng Tử sáng lập thời Xuân Thu và được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện
suốt chiều dài của chế độ phong kiến Trung Hoa, từ khi xuất hiện đến cuối thời phong kiến,
Nho Giáo luôn là một trong những trường phái triết học đóng vai trị quan trọng và có ảnh
hưởng khơng chỉ ở Trung Quốc mà cịn ở nhiều nước Châu Á khác, trong đó có Việt Nam.
Triết học Nho giáo chủ yếu bàn về các vấn đề chính trị, đạo đức luân lý. Người Việt đã kế
thừa và tiếp biến quá trình truyền bá Nho giáo của người Trung Hoa vào Việt Nam theo tinh
thần thực tiễn của dân tộc. Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Nho
giáo đã góp phần to lớn trong việc kiến tạo bộ mặt văn hoá, xây dựng đời sống tinh thần Việt
Nam. Đặc biệt, chúng ta lại khơng thể khơng nói tới con người Việt với phương châm sống
có phép tắc, khn mẫu đạo đức nhất định theo tinh thần “Nho giáo”, đồng thời cịn là biểu
tưởng tự hào về truyền thống văn hố dân tộc, là nguyên khí tinh thần độc lập, tự cường của
một dân tộc, đó chính là bản sắc riêng của con người Việt Nam.
4


Với những ảnh hưởng và tác động to lớn của Phật giáo và Nho giáo trong tiến trình lịch
sử dân tộc. Để có nhận thức đầy đủ về nội dung triết lý và có những đánh giá đúng đắn về
những đóng góp và ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo đối với đời sống con người Việt Nam

trong quá khứ và hiện tại, tôi quyết định chọn đề tài “Triết lý Phật giáo, Nho giáo và những
ảnh hưởng đến đời sống của người dân Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận kết thúc môn học
Triết học Mac – Lenin.
II. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học Phật giáo, triết
học Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam hiện
nay.
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ những luận điểm cơ bản trong nội dung triết lý Phật giáo và Nho giáo.
- Đánh giá những tác động, ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo đối với đời sống văn
hóa tinh thần của người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và đề xuất những giải pháp để phát
huy hơn nữa những mặt tích cực và khắc phục những mặt tác động tiêu cực của Phật giáo và
Nho giáo đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để làm rõ nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với một số
phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp: Phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so
sánh, hệ thống hoá, diễn dịch, quy nạp... để nghiên cứu, phân tích và trình bày đề tài.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI
DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
I. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu triết học xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công
nguyên khởi nguồn từ miền Bắc ẤN Độ. Người sáng lập ra Phật giáo tên là Siddharta - Tất

Đạt Đa. Ông là thái tử của một nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ lúc đó (nay thuộc đất Nepal).
Ông sống trong cung điện suốt thời thơ ấu, nhưng khi trưởng thành ông đã bắt đầu
khám phá những sự việc bên ngồi cung thành. Trên đường phố nọ, ơng thấy một người
bệnh, một lão già, và một xác chết, khiến cho ông suy nghĩ về bản chất khổ đau của cuộc đời.
Khi nhìn thấy một vị khất sĩ thong dong tự tại, ơng nhận thức đến khả tính giải thốt khỏi
vịng ln hồi. Và vì vậy, năm hai mươi chín tuổi, ơng rời hồng cung, rũ bỏ trang phục
hồng gia, và thực hành đời sống của một vị khất sĩ thong dong.
Ông đã tham học với các vị đạo sư lớn của thời đại ông và thông đạt những kỹ thuật
thiền định của họ nhưng khám phá ra rằng chúng khơng đưa tới giải thốt. Trải qua 6 năm
ơng thực hành khổ hạnh nghiêm khắc trong rừng, nhưng rồi nhận thấy rằng sự hành hạ thân
xác khơng thuần hóa được tâm, nên ông tu theo con đường trung đạo giữ gìn thân thể khỏe
mạnh cho lợi ích của việc tu tập tâm linh mà khơng phóng túng chạy theo các tiện nghi không
cần thiết.
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề nơi mà ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) tại Ấn Độ,
ông nguyện không đứng dậy cho đến khi đạt thành giác ngộ viên mãn. Vào đêm trăng tròn
tháng tư âm lịch, ơng đã hồn thành tiến trình tẩy trừ tất cả vô minh và phát triển tất cả thiện
pháp, và ông đã trở thành đức Phật giác ngộ hồn tồn. Lúc đó ơng đã 35 tuổi, và 45 năm kế
tiếp ông đi giảng dạy giáo pháp mà ông đã chứng ngộ qua kinh nghiệm tự thân cho những
người đến để nghe.
Đạo Phật có hai nhánh chính. Tiểu thừa (Hinayana), hay Cỗ Xe Nhỏ, nhấn mạnh đến sự
giải thoát cá nhân, trong khi Đại thừa (Mahayana), hay Cỗ Xe Lớn, chú trọng đến việc tu tập
thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sinh một cách hoàn hảo nhất. Mỗi nhánh lại có
nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay, ba hình thức chính cịn tồn tại: một là Tiểu thừa, được
biết như Theravada, ở Đông Nam Á, và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo
Trung Quốc và Tây Tạng.
6


Truyền thống Tiểu thừa lan rộng từ Ấn Độ đến Tích Lan (Sri Lanka) và Miến Điện
(Mianmar) vào thế kỷ thứ ba trước Cơng Ngun, và từ đó đến Vân Nam (Yunnan), phía Tây

Nam Trung quốc, Thái Lan, Lào, Cao Miên (Cambodia), miền Nam Việt Nam và Nam
Dương (Indonesia). Không lâu sau đó, những chiếc túi của các thương nhân người Ấn Độ
theo đạo Phật đã được tìm thấy ở vùng duyên hải Bán Đảo Ả Rập, và thậm chí xa hơn như
Alexandria, Ai Cập. Các hình thức khác của Tiểu thừa cũng lan đi từ thời đó đến Pakistan,
Kashmir, Afghanistan, vùng phía Đơng và dun hải của Iran, Uzbekistan, Turkmenistan và
Tajikistan ngày nay. Đây là những tiểu bang cổ xưa của Gandhara, Bactria, Parthia và Sogdia.
Từ căn cứ này ở vùng Trung Á, các hình thức đạo Phật Tiểu thừa này lan rộng hơn vào thế kỷ
thứ hai sau cơng ngun đến phía Đơng Turkistan và xa hơn vào Trung Quốc, rồi đến
Kyrgyzstan và Kazakhstan vào cuối thế kỷ thứ bảy. Các hình thức Tiểu thừa sau đó được kết
hợp với những nét đặc trưng của Đại thừa cũng đến từ Ấn Độ, để cuối cùng truyền thống Đại
thừa trở thành hình thức chiếm ưu thế của Phật giáo tại hầu hết vùng Trung Á.
Hình thức Đại thừa của Trung Quốc sau này lan đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Bắc Việt
Nam. Một làn sóng khác sớm hơn của Đại thừa, kết hợp với các hình thức Shaivite của Ấn
Độ giáo, lan truyền từ Ấn Độ đến Nepal, Nam Dương, Mã Lai và các vùng ở Đông Nam Á,
bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ năm. Truyền thống Đại thừa Tây Tạng, bắt đầu từ thế kỷ thứ
bảy, kế thừa toàn bộ lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ, trải rộng khắp các vùng Hy Mã
Lạp Sơn và đến Mơng Cổ, Đơng Turkistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, phía Bắc Nội Trung
Hoa, Mãn Châu, Siberia và vùng Kalmyk thuộc Mông Cổ gần biển Caspian, thuộc phần Châu
Âu của nước Nga.
Sự lan rộng của đạo Phật ở hầu hết Châu Á đã diễn ra một cách an hòa, theo nhiều cách.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lập ra tiền lệ. Trước tiên, là một vị thầy, ông đã đến các vương
quốc lân cận để chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc của mình với những ai có lịng quan tâm và muốn
học hỏi. Tương tự như thế, ông chỉ thị các tăng sĩ của ông đi khắp nơi để giải thích những
giáo huấn của mình. Ơng khơng kêu gọi người khác chỉ trích và từ bỏ tơn giáo của họ hay cải
đạo theo đạo mới, vì ơng khơng tìm cách thiết lập tơn giáo riêng của mình. Ơng chỉ cố gắng
giúp người khác vượt qua sự bất hạnh và khổ đau mà họ đang tạo ra cho chính mình, vì thiếu
sự hiểu biết. Các thế hệ môn đồ sau này nhận nguồn cảm hứng từ tấm gương của đức Phật và
họ chia sẻ với người khác các phương pháp của ông mà họ thấy mang lại lợi lạc cho đời sống
của họ. Đây là cách mà cái được gọi là “đạo Phật” hiện nay đã lan rộng và xa như thế nào


7


2. Nội dung tư tưởng triết học Phật giáo
2.1 Thế giới quan Phật giáo
Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo được thể hiện tập trung ở nội dung của ba
phạm trù là: vô thường, duyên và vô ngã.
Vô thường, tiếng Phạn là Anitya, hàm nghĩa sự biến chuyển, thay đổi, không cố
định. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều vơ thường. Nói cách khác, sự vật khơng
bao giờ đứng n hoặc mang tính đồng nhất bất biến mà luôn vận động, lưu chuyển. Từ sơn
hà, đại địa cho đến cỏ cây, hạt bụi và cả thân tâm con người luôn biến đổi, không bao giờ cố
định và phải chịu sự tác động của vô thường. Không chỉ trong thế giới vật chất mà ngay cả
trong thế giới tâm thức, vô thường vẫn luôn hiện hữu.
Con người, theo Phật giáo, là hợp thể của năm uẩn. Trong đó, phần thân thể vật chất tứ
đại (sắc uẩn) thuộc về Sắc và phần tinh thần gồm cảm thọ, tri giác, tư duy và nhận thức thuộc
về Danh. Năm uẩn hay danh-sắc này luôn ở trong trạng thái biến đổi như một dịng sơng chảy
mãi khơng ngừng trong đời sống con người.
Thân thể con người nếu nhìn thật sâu vào bản chất, nó chỉ là một trạm trung chuyển của
các yếu tố tứ đại. Đất, nước, gió, lửa từ bên ngồi đi vào thân, sau đó lại đi ra và vịng trịn đó
ln chuyển bất tận. Nhờ sự vận hành ấy, thân này được nuôi dưỡng, lớn lên, già đi rồi hồn
trả về cho tứ đại. Vì thế, khi các yếu tố tứ đại bị mất quân bình, bệnh tật xảy ra và khi dòng
chảy tứ đại ngừng luân chuyển, cái chết ập đến. Quá trình này, con người chỉ điều khiển được
một phần, còn đa phần là mất tự chủ. Vì thế, chuyện sống chết, cịn mất, có khơng của thân
này như gió thoảng, mây bay.
Về tâm lý của con người cũng vậy, các trạng thái tâm lý luôn thay đổi, chuyển biến
trong từng sát na. Tâm thức con người với muôn ngàn ý niệm tuôn trào, trôi chảy như
thác lũ. Tất cả vui buồn, thương ghét, tha thứ hay hận thù v.v..., luôn hiện khởi và vận hành
trong tâm thức.
Tuy vậy, chúng ta cần phải cám ơn vơ thường. Bởi thực tế, nếu khơng có vơ thường thì
sẽ khơng có sự sống và phát triển. Nếu hạt lúa thường tại thì nó khơng bao giờ nảy mầm để

trở thành cây lúa cho ra những hạt gạo trắng được. Nếu sự vật khơng vơ thường thì lịch sử
tiến hóa của nhân loại sẽ khơng phát triển. Nếu thân thể khơng vơ thường thì con người sinh
ra khơng thể lớn lên. Và nếu khơng có sự tác động của vơ thường thì chúng ta sẽ khơng bao
giờ có hy vọng chuyển hóa, đoạn tận các tập khí tham ái phiền não đang tiềm ẩn sâu kín trong
nội tâm chúng ta. Giáo lý vô thường đem lại tuệ giác, nhận thức đúng về bản chất của các
pháp đồng thời mang lại niềm tin cho mọi nỗ lực chuyển hóa, sáng tạo và phát triển của con
8


người. Vì thế, vơ thường là một khn dấu của Chánh pháp; những giáo lý nào khơng mang
đặc tính của ấn pháp này thì khơng phải là Phật pháp.
Quan điểm về “duyên” (là điều kiện) giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Phật giáo
cho rằng, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều khơng thốt
khỏi sự chi phối của nhân duyên: cái nhân(hetu) nhờ có cái duyên (prattiya) mới sinh ra mà
thành quả (phla). Qủa lại do cái duyên mà thành ra nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà
thành ra quả mới… Cứ thế, nối tiếp nhau vô cùng, vơ tận mà thế giới, vạn vật mn lồi cứ
sinh sinh hóa hóa mãi theo quy luật nhân quả. Nhân là năng lực phát sinh, duyên là lực hỗ trợ
cho nhân phát sinh. Như cây lúa thì hạt lúa là nhân, nước, ánh sáng mặt trời, công cày bừa
gieo trồng là duyên. Nhân duyên đó hội họp sinh ra cây lúa. Tất cả mọi hiện tượng đều nương
nhau mà hành động. Nói nương nhau có nghĩa là sự vật tác động, kết hợp, chi phối, ảnh
hưởng lẫn nhau mà thành. Đó là nhân duyên. Nhân nào quả ấy. Con người do nhân duyên kết
hợp và được tạo thành bởi hai thành phần: thể xác và tinh thần. Hai thành phần ấy là kết quả
hợp tan của Ngũ Uẩn. Hai thành phần tạo nên Ngũ Uẩn, do nhân duyên hợp thành. Mỗi con
người cụ thể có danh sắc(nâma-suna), Duyên hợp Ngũ Uẩn thì là ta, dun tan Ngũ Uẩn thì
khơng cịn ta, là diệt. Nhưng khơng phải là mất đi mà trở lại với ngũ uẩn.Ngay các yếu tố của
ngũ uẩn cũng ln biến hóa theo quy lt nhân quả không ngừng.
Vô ngã (Anatma) là giáo lý đặc thù của Phật giáo. Giáo lý này là hệ quả của quá trình
quan sát một cách sâu sắc nguyên lý duyên khởi. Với quan điểm vô thường, chúng ta thấy
được sự vận động trong tự thân của sự vật và toàn thể. Nếu nhìn sâu hơn qua lăng kính dun
khởi, ngồi sự vận động thì bản chất của sự vật ln mang tính khơng đồng nhất. Mỗi sự vật,

hiện tượng đều do các điều kiện, nhân duyên kết hợp, tương tác lẫn nhau mà tạo thành, do
vậy tuyệt nhiên khơng có tính chủ thể, đồng nhất, bất biến trong nó. Vì thế, Phật dạy: “Các
pháp vô ngã”.
Khi thấy một chiếc lá vàng rơi, bình thường ta chỉ biết đó là chiếc lá vàng nhưng nếu
nhìn sâu thì trong chiếc lá kia có những khống chất của đất, có ánh sáng mặt trời, có nước từ
những đám mây, có gió của bầu trời… và có cả một chút bâng khng của lịng người. Như
thế, chiếc lá kia được tạo thành từ những yếu tố khơng phải là chiếc lá, trong nó có đầy đủ cả
vũ trụ. Từ chiếc lá xanh, theo thời gian chuyển qua lá vàng, đó là sự vận động vơ thường,
nhưng dù là lá xanh hay vàng thì trong bản chất của chúng cũng do những yếu tố không phải
lá tạo thành (duyên khởi), chiếc lá vốn Vô ngã.
Con người cũng vậy, là hợp thể ngũ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Bản chất của ngũ
uẩn là Không, không chủ thể, Vơ ngã. Tuy nhiên, vì nghiệp lực con người luôn lầm chấp thân
9


năm uẩn này là một hữu thể đồng nhất, có một “linh hồn” trường cửu, bất biến, không thay
đổi. Từ mê mờ về một cái “ngã, tôi” giả tạo ấy nên con người dễ dàng sanh ra tâm lý tham
đắm, say mê, ôm ấp, bảo thủ và chấp chặt vào những gì thuộc về năm uẩn (cái của tơi). Thế
nhưng, mọi sự vật hiện tượng luôn sinh diệt, chuyển biến trong từng sát na. Sự sinh thành và
hoại diệt của năm uẩn là kết quả của các điều kiện nhân duyên và quá trình sanh già bệnh
chết, hay hình thành, tồn tại-thay đổi, hoại diệt, tiêu hủy luôn là một sự thật cho mọi con
người, mọi lồi và mọi vật.
Vì khơng nhận thức được tính vơ ngã của vạn sự, vạn vật (vô minh) nên chấp thủ,
tham ái phát sanh và đó cũng chính là cội nguồn của mọi tà kiến, khổ đau. Quan điểm vô ngã
không những xác quyết tính pháp định của Chánh pháp mà cịn mang tính đặc thù của giáo lý
đạo Phật.
Như vậy thông qua các phạm trù vô thường, duyên và vô ngã triết học Phật giáo đã bác
bỏ quan điểm duy tâm cho rằng thần Braham sáng tạo ra con người và thế giới. Phật giáo cho
rằng con người và sự vật được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần , các sự vật của
thế giới nằm trong quá trình biến đổi không ngừng.

2.2 Nhận thức luận Phật giáo
Phật giáo cho rằng, sự nhận thức của con người được hình thành từ sự kết hợp giữa chủ
thể nhận thức và đối tượng nhận thức, thiếu một trong hai thứ này thì sự nhận thức khơng thể
có được. Trong đó, Phật giáo cho rằng con người có sáu năng lực nhận biết về đối tượng, gọi
là Lục căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Tương ứng với Lục căn là đối tượng trong khách thể
nhận thức (gọi là Cảnh) gồm Lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Khi Lục căn gặp Lục
trần trong quá trình nhận biết thì Phật giáo gọi là Lục nhập. Sự gặp gỡ của Lục căn và Lục
trần trong quá trình nhận biết sinh ra cái biết, gọi là Thức, mà trước hết gồm có Lục thức:
Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. Theo đó:
Nhãn căn lấy sắc trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Nhãn thức.
Nhĩ căn lấy thính trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Nhĩ thức.
Tỷ căn lấy hương trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Tỷ thức.
Thiệt căn lấy vị trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Thiệt thức.
Thân căn lấy xúc trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Thân thức.
Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi..., tác dụng thấy, nghe, ngửi ấy là Thức. Mỗi thức có một
tác dụng riêng, thức là một tác dụng vơ hình, vơ tướng. Thức ở đâu cũng có và ở đâu có căn
và có cảnh thì tác dụng ấy có thể được biểu hiện.

10


Phân biệt thuần tuý của năm thức ấy là một phân biệt bằng trực giác, nên không phải là
một phân biệt có tính cách suy tầm, đắn đo. Phân biệt suy tầm đắn đo là phân biệt của thức
thứ sáu tức ý thức rộng lớn vô cùng. Đối tượng của ý thức là Pháp trần sinh ra các tư tưởng.
Khi thức này hợp tác cùng năm thức trước thì đối tượng tổng hợp của nó là ngũ trần (sắc,
thanh, hương, vị, xúc).
Nếu năm căn trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) có quan năng phát sinh mang hình chất thì
năng lực thứ sáu (ý) có quan năng phát sinh khơng mang hình chất gọi là Mạt na (Mạt na
thức). Phân tích các tác dụng của Mạt na, Phật giáo chia ra, Mạt na sinh ra cái biết (phân biệt)
mang tính gián đoạn (biết khi tỉnh, không biết khi ngủ) gọi là Ý thức, Mạt na có tác dụng

chấp ngã, tức chấp có. Mạt na chấp cái biết của bảy năng lực trên đây và trở thành kho chứa
của bảy thức gọi là Alaya thức (Tàng thức).
Cái mà thức thứ bảy (Mạt na) chấp làm bản ngã là một phần của thức Alaya. Thức này
là tất cả, là chỗ chứa đựng tất cả các hình ảnh do bảy thức trước khảm nhập vào, do đó dường
như khơng để mất đi một hình ảnh nào.
Như vậy, khi bàn về lý tám thức sẽ là những căn cứ xuất phát để đi vào làm rõ các quan
điểm trong nhận thức luận của triết học Phật giáo. Cụ thể thuyết Tam lượng hình thức cơ bản
của nhận thức luận Phật giáo.
Lượng là lượng tính, là tính tốn và so lường và cũng là sự phân biệt, cân nhắc vạn pháp
của Tâm thức để hiểu biết. Lượng còn gọi là năng phân biệt. Năng phân biệt có nghĩa là tâm
thức có sức, có lực phân biệt vạn pháp. Nói cách khác, lượng ở đây là chỉ cho Tâm thức thuộc
về chủ thể, có khả năng phân biệt vạn pháp và Tâm thức phân biệt có tính cách so lường thiệt
hơn, cân nhắc lợi hại, phân tích đúng sai để chọn lựa tinh tường, sâu sắc cho sự hiểu biết.
Tâm thức nhờ phân biệt mới có thể hiểu biết rõ tính chất, giá trị và ý nghĩa của mọi vật nên
gọi là Lượng.
Trong triết học Phật giáo Hiện lượng được xem là hình thái đầu tiên của quá trình nhận
thức. Hiện lượng nghĩa là hiểu biết trực tiếp những cảnh vật, đối tượng đã được hiện bày đầu
tiên và sự hiểu biết hiện lượng hồn tồn khơng có ý niệm diễn dịch và suy luận. Tác dụng
nhận thức ở đây chỉ thuần tuý trực cảm, trực quan mà chưa có tính cách phán đốn và suy
luận. Năm thức đầu và ALaya thức là hai loại tâm thức ln ln nhận biết bằng Hiện lượng.
Hình thái nhận thức thứ hai là Tỷ lượng. Trong tiếng Hán, “tỷ” là so sánh, “tỷ lượng” là
nhận thức thông qua sự so sánh. Tỷ lượng cũng là xét đốn, tính tốn theo sự so sánh đúng
sai, cân nhắc lợi hại, phân biệt phải quấy, lựa chọn hơn kém... của tâm thức để hiểu biết. Đây
là sự hiểu biết của ý thức (thức thứ sáu). Ý thức hiểu biết vạn pháp qua ảnh tử do năm tâm
11


thức cung cấp. Không giống như sự hiểu biết trực tiếp của năm tâm thức trước, ý thức hiểu
biết vạn pháp qua sự suy luận, diễn giải, nghĩa là ý thức luôn luôn phân biệt được danh xưng,
ý nghĩa và tướng trạng từng sự vật một để nhận biết tính chất cũng như giá trị mỗi loại.

Vậy, Tỷ lượng và Hiện lượng có hai đối tượng nhận thức khác nhau. Đối tượng của
Hiện lượng là Tự tướng với tính cách là cái riêng, cái đặc thù; trong khi đối tượng của Tỷ
lượng là Cộng tướng với tính cách là cái chung, cái phổ biến, tồn thể. Cộng tướng có sự ngộ
chấp chủ quan của chủ thể, sự phản ánh của Tỷ lượng về cộng tướng chỉ là “giả hữu - giả có”
(ước khơng, ước có).
Nhận thức theo Tỷ lượng có hai loại, đó là Chân tỷ lượng và Tợ tỷ lượng.
Chân tỷ lượng có nghĩa là ý thức hiểu biết chính xác về tính chất, giá trị và ý nghĩa của
vạn pháp hiện có mặt trong thế gian bằng sự suy luận và diễn giải. Những hiện tượng ảnh tử
do năm thức đầu cung cấp đều phát sinh từ nơi những sự vật có thực chất trong thế gian nên
gọi là chân và ý thức hiểu biết đúng những hiện tượng ảnh tử đó bằng sự suy luận và diễn giải
nên gọi là Chân tỷ lượng.
Nếu Chân tỷ lượng là sự hiểu biết chính xác về tính chất, giá trị và ý nghĩa của ý thức
thứ sáu về vạn pháp hiện có mặt trong thế gian bằng sự suy luận và diễn dịch thì Tợ tỷ lượng
là việc ý thức nhớ lại (hồi tưởng) và so sánh những quá trình nghiệm sống của mình để hiểu
biết tính chất, ý nghĩa và giá trị từng loại trong cuộc đời. Những quá trình nghiệm sống nói
trên đã được đúc kết lại thành những hạt giống và cũng đã được tàng trữ trong thể thức Alaya.
Khi muốn nhớ lại thì ý thức phải nhờ thức Mạt na mang những hình ảnh của hạt giống này từ
trong thể thức Alaya đưa lên để trình diện cho ý thức thứ sáu so sánh. Sự so sánh này của ý
thức để hiểu biết được gọi là Tợ tỷ lượng, vì những hình ảnh đem so sánh này có phần khơng
thực chất và cũng khơng giống những sự vật hiện tượng có mặt trong thế gian.
Hình thái nhận thức thứ ba trong triết học Phật giáo gọi là Phi lượng. Thực ra, đây
khơng phải là một hình thái nhận thức độc lập với hai hình thái nhận thức trước. Hiện lượng
và Tỷ lượng có khi đúng và cũng có khi sai, mà mỗi khi sai thì đều là Phi lượng. Hiện lượng
mà sai thì khơng phải là Chân hiện lượng mà là Tợ hiện lượng. Tỷ lượng mà sai thì khơng
phải là Chân tỷ lượng mà là Tợ tỷ lượng. Tợ ở đây là có vẻ giống như cái đó nhưng thực ra
khơng phải là cái đó. Chẳng hạn, khi ta đi trong đêm tối mà nhận lầm sợi dây làm con rắn thì
đó là Tợ hiện lượng; cịn khi suy diễn sai một điều gì chẳng hạn thì đó là Tợ tỷ lượng.
Như vậy, Phi lượng là sự xét đoán của Tỷ lượng và Hiện lượng nhưng sai lầm, không
đúng sự thật. Đây thường là sự hiểu biết của thức Mạt na, một sự nhận thức bằng tưởng
tượng, nhận biết mang tính chất so đo, chấp trước. Sự xét đoán, so lường của Mạt na thức

12


thường chấp trước những điều không đúng chân giá trị của hiện tượng thực tại nên gọi là Phi
lượng. Thức Mạt na luôn chấp trước nên khống chế và điều khiển ý thức nhận xét mọi việc và
thường bóp méo sự thật. Sự hiểu biết vạn pháp của Mạt na thức không được vô tư mà lại hay
sai lệch nên gọi là Phi lượng.
Việc nêu ra và làm rõ các hình thái của q trình nhận thức, có thể xem là một trong
những đóng góp có ý nghĩa tích cực của triết học Phật giáo đối với sự phát triển của nhận
thức luận nói chung. Với ba hình thái của quá trình nhận thức bao gồm: Hiện lượng, Tỷ lượng
và Phi lượng; trong đó Hiện lượng đã có phần nào giống với các hình thức nhận thức đầu tiên
(cảm giác và tri giác) của nhận thức cảm tính, cịn Tỷ lượng lại bao hàm các hình thức nhận
thức lý tính (biểu tượng, khái niệm, phán đốn, suy luận), trong đó biểu tượng là hình thức
giao thoa giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Cịn Phi lượng, khơng có gì khác hơn,
đó chính là sự sai lầm của Hiện lượng và Tỷ lượng, tức sai lầm của cả nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính.
Mỗi hình thái nhận thức nói trên cũng mang những sắc thái và những chức năng riêng.
Hiện lượng nhận thức một cách trực tiếp, đúng thật; Tỷ lượng nhận thức một cách so đo, tính
tốn, suy diễn, phân biệt; Phi lượng thường mang đến những sự nhận thức sai biệt làm cho
khác đi so với sự thật. Nếu cái đích mà nhận thức luận Phật giáo hướng tới ở đối tượng là thế
giới Tánh cảnh thì ở các hình thái nhận thức đó phải là Hiện lượng. Bởi chỉ với Hiện lượng
thì con người mới có thể nhận thức được thế giới Tánh cảnh.
Với sự ra đời của nhận thức luận là một kết quả tất yếu, do nhu cầu phát triển nội tại của
bản thân triết học. Nó khơng những có vai trò khá lớn đối với sự phát triển của triết học Phật
giáo nói riêng mà nó cịn có ảnh hưởng đến sự phát triển của tư tưởng nhận thức của các
trường phái triết học khác nói chung trong lịch sử triết học.
Nhận thức luận Phật giáo cịn góp phần sáng tỏ và làm phong phú thêm hệ các vấn đề
nhận thức nói chung, góp phần tích cực vào sự phát triển của tư tưởng lồi người về nhận
thức, về hình thức và phương pháp nhận thức, về các cấp độ phát triển của nhận thức, về vai
trò của nhận thức. Đặc biệt, nhận thức luận Phật giáo đã góp phần làm sáng tỏ các mục tiêu

của nhận thức, chỉ ra vai trò và giá trị của nhận thức đối với sự rèn luyện, tu dưỡng đời sống
đạo đức của con người, đời sống mà trong đó con người hồn thiện và làm giàu sinh hoạt tinh
thần của mình.

13


2.3 Nhân sinh quan Phật giáo
Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những thuyết nhân duyên sinh, thuyết sự vật duyên
khởi,... chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan niệm của đạo Phật về vấn đề nhân sinh quan. Ở
đây chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Có phải cuộc sống chỉ tồn là đau khổ? Và vấn đề giải thốt trong đạo Phật là gì?
- Con người là gì? Từ đâu mà sinh ra? Chết rồi đi đâu? Vị trí của con người trong đạo Phật.
- Quan niệm của Phật về các vấn đề: bình đẳng, tự do, dân chủ....?
Trước khi trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích Tứ diệu đế vì đây là
giáo lý kinh điển của Phật giáo bao quát toàn bộ các vấn đề trên
Đầu tiên, thể hiện trong thuyết Tứ diệu đế, tư tưởng giải thốt Phật giáo có xuất phát
điểm từ nỗi khổ của cuộc sống con người. Theo quan điểm của Phật giáo, thì ngay việc con
người sinh ra và tồn tại thì con người lại càng rơi vào vơ minh, rơi vào những ảo tưởng giả
tạo. Chính vì thế nhiệm vụ và mục đích tối cao của sự giải thốt chính là xóa bỏ sự vơ minh
của con người để đạt tới sự giác ngộ với cái tâm sáng tỏ, có thể nhận ra chân bản tính của
mình và thực tướng của vạn vật. Có vậy mới dập tắt được ngọn lửa ái dục, thoát ra mọi khổ
não của cuộc đời để đạt đến cõi Niết bàn (Nirvana). Vì vậy, mà đức Phật đã đưa Khổ đế thành
chân lý thứ nhất. Triết lý của đạo Phật khẳng định thực tại nhân sinh là khổ. Phật đã nói trong
kinh Chuyển Pháp Luân rằng: Sinh là khổ, lão là khổ, bệnh là khổ, tử là khổ, oán tăng hội
khổ, thụ biệt ly khổ, thụ ngũ uẩn khổ, sở cầu bất đắc khổ.
1. Sinh khổ: đã có sinh là có khổ vì đã sinh nhất định có diệt, bị luật vơ thường chi phối
nên khổ.
2. Lão khổ: người ta mong muốn trẻ mãi nhưng cái già theo thời gian vẫn cứ đến. Cái
già vào mắt thì mắt bị mờ đi, cái già vào lỗ tai thì tai bị điếc, vào da, xương tủy thì da nhăn

nheo, xương tủy mệt mỏi. Cái già tiến đến đâu thì suy yếu đến ấy làm cho người ta phiền não.
3. Bệnh khổ: trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già yếu, thân thể suy
nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ
.4. Tử khổ: là cái khổ khi người ta chết. Chứng sinh do nghiệp báo chịu cái thân nào thì
gắn bó với cái thân ấy coi như cái thân duy nhất của mình thì khi chết thì phiền não vơ cùng.
5. Cầu bất đắc khổ (thất vọng): người ta thường chạy theo những điều mình ưa thích,
mong cầu hết cái này đến cái khác. Khi chưa cầu được thì phiền não, khi cầu được rồi thì
phải lo giữ nó, nếu nó mất đi thì lại luyến tiếc.
6. Ái biệt ly khổ: nỗi khổ khi phải chia ly.
7. Oán tắng hội khổ: những điều mình chán ghét thì nó cứ tiến đến bên mình.
14


8. Ngũ ấm xí thịnh khổ: ngũ ấm ấy là sắc ấm, thụ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Ngũ
ấm ấy che lấp trí tuệ, phải chịu cái khổ luân hồi trong vô lượng kiếp
Như vậy, với Bát Khổ mà đức Phật đưa ra cũng đã khái quát rằng cuộc đời con người
vốn đã là bể khổ.
Thứ hai, trong Tập Đế, Ông đã nêu ra và lý giải căn nguyên của nổi khổ, tức
chỉ ra nguồn gốc, nguyên nhân của mọi nổi khổ. Cũng như ở thuyết “Nhân – Duyên khởi”,
nguyên nhân chính để gây nên nổi khổ của con người chính là lịng ái dục. Nhưng sở dĩ có ái
dục là vì sự vơ minh, từ cái mê lầm của con người do không nhận thức được bản chất của thế
giới. Con người muốn tồn tại mãi nhưng thực tại lại cứ luôn biến dịch, con người muốn
trường tồn nhưng cuộc đời cứ luân chuyển không ngừng nghĩ theo quy trình: sinh – lão –
bệnh – tử; thành – trụ – hoại – không; sinh – trụ – dị – diệt. Vì thế, con người mới sinh ra
lịng tham, lòng sân, lòng si, chiếm đoạt để rồi gây nên những nỗi khổ triền miên trong đời.
Cùng với “Nhân duyên khởi”, đức Phật đưa ra thuyết “Thập nhị nhân duyên” để giải thích
căn nguyên nổi khổ ấy, cùng với đó cũng vạch ra mối liên hệ của nghiệp từ quá khứ tới hiện
tại, rồi từ hiện tại tới tương lai. Mười hai dun đó là: vơ minh, hành, thức, danh sắc, lục
nhập, xúc, thụ, aí, thủ, hữu, sinh, lão tử. Mười hai duyên này nối tiếp nhau, chúng liên hệ và
chuyển hoá cho nhau, chúng vừa là “nhân” vừa lại là “quả” của nhân.

Thứ ba, để con người có thể được giải thốt khỏi bể khổ thì phải diệt khổ, đó
chính là mục đích tối cao của sự giải thoát. Chân lý tối cao mà đức Phật đưa ra đó là diệt đế.
Phật Tổ nói rằng: “Đó là sự xa lánh trọn vẹn, là sự tận diệt chính cái ái dục ấy. Đó là sự rời
bỏ, sự khước từ, sự thoát ly và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục. Đó là chân lý cao thượng về sự
diệt khổ” , để đạt tới trạng thái Niết bàn; Niết bàn được xem là trạng thái tuyệt đối: trạng thái
không tịch, diệt trừ mọi danh sắc, cảm giác, ý thức, trạng thái diệt mọi ái dục, vô vi, thanh
tịnh, là hồn thiện, vĩnh hằng, bất tử… Chính vì thế mà Long Thọ Bồ Tát đã viết: “Niết bàn
là ngừng định, ngừng hết tư tưởng vô và hữu, sắc và không” .
Thứ tư, để thực hiện được mục đích và lý tưởng giải thốt, để đạt tới trí tuệ bát
nhã, Phật giáo đưa ra thuyết về Đạo Đế. Đạo đế là quan điểm về con đường, cách thức hay
phương pháp giải thốt của đạo Phật. Trong đó, con đường trung đạo như đã nói ở trên với
thuyết tiêu biểu là “Bát chính đạo”. Tám con đường đó là:
1. Hiểu biết nhận thức đúng đắn (Chính kiến).
2. Suy nghĩ chân chính (Chính tư duy).
3. Hành động , làm việc chân chính (Chính nghiệp).
4. Chỉ nói những điều hay, đúng (Chính ngữ).
15


5. Sống một cách trung thực (Chính mệnh).
6. Cố gắng vươn lên theo con đường chân chính (Chính tịnh tiến).
7. Suy nghĩ chính pháp, gạt mọi tà niệm (Chính niệm).
8. Chuyên chú vào con đường chân chính để giác ngộ (Chính định).
Cùng với tám con đường này, đức Phật đưa ra những phương pháp thực hành tu luyện
cho các phật tử để chủ động thực hiện điều tốt cho người và cho mình, ví như “Ngũ giới”,
“Lục độ” và “Thập thiện”. Nói một cách khái quát, trong thuyết Tứ diệu đế, thì Khổ Đế và
Tập Đế trình bày về sự khổ và nguyên nhân của nổi khổ. Đây chính là điểm xuất phát của tư
tưởng giải thoát trong triết lý Phật giáo. Diệt Đế là quan điểm của Phật giáo về mục đích và
nhiệm vụ tối cao của sự giải thốt, mục đích và nhiệm vụ ấy là xóa bỏ mọi vọng tưởng, thoát
khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới vật dục, diệt ái dục để có thể giác ngộ, đến với Niết bàn.

Còn Đạo Đế là con đường và cách thức giải thốt, đó là “Bát chính đạo”.
Như vậy, với tư tưởng giải thoát mà đức Phật đưa ra đã thể hiện rất sâu sắc tính chất
nhân bản, nó quan tâm đến thân phận và đời sống của mỗi con người, giúp con người thoát
khỏi những nổi khổ của cuộc đời, tìm cho họ một niềm tin trong cuộc sống, một chỗ dựa
vững chắc và chỗ dựa vững chắc ấy khơng ở đâu xa lạ mà chính ngay trong tâm mỗi người.
Theo đó, con đường và cách thức giải thoát trong triết lý Phật giáo rất giản dị, có ý nghĩa hết
sức thiết thực và phù hợp với đời sống hiện thực khách quan. Nó chủ trương tu luyện toàn
diện trên mọi lĩnh vực từ đời sống đạo đức luân lý đến tâm linh, trí tuệ.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN
HĨA TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM
1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam
Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên. Luy
Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm phật giáo quan trọng. Từ đây, có
những người như Khương Tăng Hội (gốc Trung Á) hoặc Ma-ha-kì-vực (Mahajivaka, nhà sư
Ấn Độ), đã đi sâu vào Trung Hoa truyền đạo. Sau này, khi trả lời vua Tùy Văn Đế về tình
hình Phật giáo Giao Châu, nhà sư Đàm Thiên đã nói rằng: “Xứ Giao Châu có đường thơng
sang Thiên Trúc. Phật giáo truyền vào Trung Hoa chưa phổ cập đến Giang Đông, mà xứ ấy
đã xây ở Luy Lâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là
xứ ấy theo đạo Phật trước ta”.
Cũng do Phật giáo đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu công
nguyên nên từ Buddha tiếng Phạn đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt thành Bụt. Phật
giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Và trong con mắt của người Việt Nam nông
16


nghiệp, Bụt như một vị thần ln có mặt ở khắp nơi, sẵn sàng xuất hiện cứu giúp người tốt và
trừng trị kẻ xấu. Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tơng
từ Trung Hoa tràn vào. Chẳng mấy chốc, nó đã lấn át và thay thế luồng Nam tơng có từ trước
đó. Từ Buddha vào tiếng Hán phiên âm thành Phật; từ đây từ Phật dần dần thay thế cho từ
Bụt: Bụt chỉ còn trong các quán ngữ với nghĩa ban đầu (ví dụ: Gần chùa gọi Bụt bằng anh),

hoặc chuyển thành nghĩa ông tiên trong các truyện dân gian (như Tấm Cám).
Từ Trung Hoa, có ba tơng phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền tông, Tịnh
Đồ tông, Mật tông.
Thiền tông là tông phái phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) sáng
lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ VI. “Thiền” (rút gọn của Thiền-na, phiên âm Hán – Việt
từ Dhiana tiếng Sanscrit nghĩa là “tĩnh tâm”) chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ (thiền) để
tự mình tìm ra chân lý. Thiền tơng Việt Nam luôn đề cao cái Tâm. Phật tại tâm, tâm là niết
bàn, là Phật. Quốc sư Yên Tử nói với Trần Thái Tơng: “Núi vốn khơng có Phật, Phật ở tại
tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân Phật”. Tu theo Thiền tơng địi hỏi nhiều cơng phu và
khả năng trí tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở giới trí thức thượng lưu, cũng nhờ họ ghi chép lại mà
nay ta được biết về lịch sử Thiền tông Việt Nam khá rõ
Khác với Thiền tông, Tịnh Độ tông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu
chúng sinh thốt khổ. Đó là việc họ hướng đến một cõi niết-bàn cụ thể gọi là cõi Tịnh Độ
(yên tĩnh, trong sáng), được hình dung như một nơi Cực Lạc do đức Phật A-di-đà (Amitabha:
vô lượng quang) cai quản. Đó cịn là việc bản thân họ cần thường xun đi chùa lễ Phật,
thường xuyên tụng niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Hình dung cụ thể về niết bàn là để có đích
mà hướng tới; cịn tượng Phật và niệm danh Phật là để thường xuyên nhớ đến những lời dạy
của Người mà ráng làm theo. Nhờ cách tu đơn giản như vậy, Tịnh Độ tông trở thành Phật
giáo của giới bình dân và phổ biến khắp cõi Việt Nam: đâu đâu ta cũng gặp người dân trụng
niệm Nam mô A-di-đà Phật! (Nguyện quy theo đức phật A-di-đà). Tượng A-di-đà cũng thuộc
loại tượng Phật lâu đời và phổ biến hơn cả (tới nay còn giữ được pho tượng A-di-đà bằng đá
cao khoảng 2,5 mét, tạc năm 1057 ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), phía ngồi tượng này xưa
vốn dát vàng).
Mật tơng là phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí (bí mật) như dùng linh
phù, mật chú, ấn quyết… để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thốt. Vào
Việt Nam, Mật tơng khơng tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hịa vào
dịng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa trị tà
ma và chữa bệnh…
17



Do thâm nhập một cách hịa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng
khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh. Nhà nho Lê Quát,
học trò Chu Văn An, đã lấy làm khó chịu khi thấy tồn dân theo Phật: “Phật chỉ lấy điều họa
phúc mà động lòng người, sao mà sâu xa và bền chắc đến như vậy? Trên từ vương công, dưới
đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về việc Phật, thì hết cả gia tài cũng không tiếc. Nếu hôm nay
đem tiền của để làm chùa, xây tháp thì hớn hở vui vẻ, như trong tay đã cầm được cái biên lai
để ngày sau đi nhận số tiền trả báo lại. Cho nên, trong từ kinh thành ngoài đến châu phủ,
đường cùng, ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo, chẳng thề mà tin; hễ chỗ nào có nhà thì ở đó có
chùa Phật; bỏ đi tì làm lại, hư đi thì sửa lại”.
Rất nhiều chùa tháp có quy mơ to lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời
gian này như chùa Phật Tích, chùa Dạm (chùa Đại Lãm), chùa Diên Hựu (Một Cột); chùa
Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Hương Lãng, chùa Linh Xứng, chùa Bối Khê, chùa Thái
Lạc, hệ thống chùa Yên Tử, tháp Bình Sơn…
Sang đời Lê, nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo, Phât giáo dần dần suy
thối. Đầu thế kỷ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm chấn hưng đạo Phật, xuống chiếu
chỉnh đốn việc cất chùa, cho cất các chùa lớn đẹp, chọn các tăng nhân có học thức và đạo đức
cho coi chùa, song vì vua mất sớm nên việc này ít thu được kết quả.
Đến thế kỷ XX, đứng trước trào lưu Âu hóa và những biến động do sự giao lưu với
phương Tây mang lại, phong trào chấn hưng Phật giáo được dấy lên, khởi đầu từ các đô thị
miền Nam. Những năm 30, các hội Phật giáo ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ lần lượt ra đời
với những cơ quan ngôn luận riêng. Cho đến nay, Phật giáo là tơn giáo có số lượng tín đồ
đơng nhất ở Việt Nam
2 Những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam
2.1 Những ảnh hưởng tích cực
2.1.1 Ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức lối sống của người Việt Nam
Đạo Phật đồng hành với dân tộc Việt Nam, từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay đã
2000 năm lịch sử, nên có thể xem nó như một phần tài sản văn hóa dân tộc. Trong q trình
phát triển tại Việt Nam, đạo Phật không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin của con người mà
cịn có vai trị góp phần duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế. Ngồi những điểm phù hợp với

tình cảm đạo đức lối sống của con người, Phật giáo cịn được thể hiện thơng qua tình cảm, tín
ngưỡng, niềm tin và giáo lý. Do đó, tình cảm đạo đức Phật giáo được người Việt tiếp thu, tạo
thành đức tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ
cộng đồng. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức của Phật giáo, người Việt đã sống và
18


ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội ngày thêm tốt đẹp. Đạo đức Phật giáo thông
qua những giáo luật, giáo lý và các giá trị, chuẩn mực đã đi vào cuộc sống của người dân Việt
Nam. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống của người Việt Nam không chỉ là giáo lý qua
kinh kệ, sách vở mà đã trở thành phong tục, cách sống của dân tộc, của mọi gia đình. Triết lý
của Phật giáo về Từ bi, về tình thương yêu rất phù hợp với truyền thống giàu lịng nhân ái
vốn có của người Việt: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”; “Một miếng khi đói bằng một gói
khi no”; “Lá lành đùm lá rách”; “Thương người như thể thương thân”… sự kết hợp những
nét độc đáo trong phương pháp tư duy, trong văn học, nghệ thuật của người Việt Nam. Những
giá trị, khuyến thiện, hướng thiện không chỉ phát huy tác dụng trong hàng ngũ tín đồ mà cịn
ảnh hưởng rộng rãi trong đời sống nhân dân, góp phần hình thành nên những quan niệm sống
giàu tính nhân văn sâu sắc.
Người Việt Nam truyền thống với tinh thần yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau,
phụng dưỡng cha mẹ, tri ân những người có cơng với cộng đồng, làm điều thiện… đó cũng
chính là những điều ln lý đạo đức cụ thể mà Phật giáo đã truyền dạy. Phật giáo đã thực sự
đi vào cuộc sống, đi vào tâm linh mỗi con người. Trong suốt chiều dài của lịch sử, đạo đức
Phật giáo đã có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của dân tộc, những nhân tố
quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực, hệ giá trị đạo đức trong xã hội
Việt Nam truyền thống và hiện đại.
2.1.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến kinh tế trong bối cảnh thị trường hiện nay
Trong giáo lý “Bát chính đạo” đức Phật có đề cập đến “chính mệnh” sinh sống bằng
nghề nghiệp chân chính. Người khuyên mọi người kiếm sống bằng chính sức lao động và tiền
vốn của mình, trí tuệ của mình chứ khơng được buôn bán gian lận, buôn bán hàng quốc cấm
và các loại hàng hóa có hại cho sức khỏe con người và xã hội. Trong cuộc sống mỗi người

phải lao động làm việc để tạo ra nguồn của cải vật chất ni sống mình và gia đình. Như vậy,
trong nền kinh tế thị trường ngày nay, đạo đức Phật giáo góp phần khơng nhỏ trong việc giáo
dục con người, hướng con người tới những điều thiện, từ đó giảm bớt thiệt hại cho người tiêu
dùng và đặc biệt là những nguy hiểm chết người. Đây chính là mặt tích cực của đạo đức Phật
giáo giúp con người và nhân loại có cuộc sống an lạc hạnh phúc.
“Chính mệnh” trong Bát chính đạo của Phật giáo cịn có nghĩa là biết làm chủ cuộc
sống, khơng lãng phí, khơng bủn xỉn, biết làm phúc và cúng dàng. Biết chăm lo cuộc sống
của người thân, quyến thuộc, biết tích lũy cho đời nay và chuẩn bị cho đời sau. Đức Phật dạy
rằng các cư sĩ sống bình thường ở gia đình có 4 điều lạc thú: Một là được hưởng cảm giác an
toàn do có của cải và cơ sở kinh tế có được bằng phương pháp chính đáng; Hai là có thể
19


khảng khái sử dụng của cải ấy cho mình, cho người nhà và cho bạn hữu, đồng thời dùng nó
để làm nhiều việc từ thiện; Ba là không bị khổ sở vì nợ nần; Bốn là có thể sống cuộc đời
thanh tịnh, không lỗi lầm.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta cần coi trọng việc xây dựng hoàn
thiện đạo đức nhằm phát triển con người một cách toàn diện. Nền đạo đức mà chúng ta đang
xây dựng là sự kết tinh, kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của nhân loại, của dân
tộc, trong đó có những giá trị đạo đức Phật giáo.
2.1.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn học nghệ thuật
Thật vậy, những buổi trưa hè nóng bức, vẳng bên tai ta nghe những lời ca dao tục ngữ
của người mẹ hát ru con, cho đến các cụ già vừa ngâm thơ, vừa làm các công việc tỉ mỉ vụn
vặt của vườn tược hay đồng áng. “Linh đinh qua cửa thần phù, Khéo tu thì nổi, vụng tu thì
chìm”. (Thuyết của đạo Phật) Rồi đến các truyện dân gian xa xưa mà người Việt Nam ai nấy
đều biết như truyện Tấm Cám, truyện Con Muỗi... đều có nội dung Phật giáo rõ rệt: Tấm, con
người lành, dù bị hại nhưng vẫn không chết, khi thì làm trái thị, khi thì làm chim hồng anh,
và cuối cùng nhờ sự che chở của ơng Bụt từ bi, vẫn đoàn tụ được với hoàng tử người yêu, còn
bà mẹ ghẻ ác độc phải ăn mắm xác chết con mình. Đó là thuyết nhân quả nghiệp báo, thuyết
luân hồi, thuyết từ bi của đạo Phật. Người vợ đẹp nhưng tà dâm trong truyện Con Muỗi phải

tái sanh làm con muỗi... Những truyện như vậy nhiều lắm, chứng tỏ đạo Phật đã đi sâu vào
trong đời sống xa xưa.
Sau này, triết lý đạo Phật được thơ ca hóa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
đến mức độ tuyệt diệu, đến nỗi người Việt Nam, nam cũng như nữ, già cũng như
trẻ đều như thấy mình một phần trong cô Kiều. Một thời gian dài người dân Việt
Nam đã đua nhau bói Kiều. Như câu: Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời
gần trời xa. Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Theo đạo Phật, con
người chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi sự việc hay hoặc dở xảy ra cho mình, khơng phải
cầu trời mà được phúc, cũng không nên trách trời nếu mang họa. Trước tiên, hãy xét mình đã
và đang làm gì đây, đã tạo nghiệp thiện hay ác. Cuộc đời của mình chính là ở trong bàn tay
của mình, chứ khơng do một Phật hay một trời đất nào an bày cả. Một triết lý như vậy thúc
đẩy hành động và sáng tạo, thể hiện sự tích cực trong việc đề cao trách nhiệm của mọi người
về mọi hành động hiện tại và tương lai.
Như trên đã đề cập các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc đến Việt Nam và dịch nkinh sách
bằng văn tự Hán và ngơn ngữ, văn tự đó được dùng để truyền bá Phật giáo. Sự truyền bá Phật
giáo trong cư dân vốn không phổ biến chữ Hán đã đưa đến sự hình thành chữ Nơm. Chúng
20


tơi cho rằng, chữ Nơm đã hình thành trước thế kỷ V – VI. Bằng chứng là sự tồn tại hai nhóm
thuật ngữ Phật giáo đồng nghĩa: Bụt – Chùa – Thầy và Phật – Tự – Sư. Nhóm thứ nhất là chữ
Nơm, nhóm thứ hai là chữ Hán đọc theo âm Việt, hiện nay quen gọi là âm Hán – Việt chứ
không phải là âm Hán của chữ Việt. Chữ Nôm xuất hiện trong bộ thuật ngữ Phật giáo này sẽ
không bao giờ sản sinh và tồn tại được nếu như bộ thuật ngữ Việt Hán đã được dùng từ đầu,
nghĩa là từ khi bắt đầu truyền bá Phật giáo Thời kỳ sau bộ thuật ngữ Phật giáo Trung Quốc
đọc theo âm Hán Việt là Phật – Sư – Tự mới phổ biến. Nhưng đến nay dân gian vẫn qn gọi
thầy chùa hơn là Sư ơng. Chính Phật giáo đã mở đầu cho sự hình thành chữ Nơm ở bắc Đại
Việt, chữ Chăm, chữ khmer ở nam Đại Việt. Ba loại văn tự này giúp bảo tồn ngôn ngữ Việt
Chăm, Khmer.
Các tượng Phật, Bồ Tát, La Hán, Kim Cương, Thiên Vương còn giữ lại được trong các

chùa tháp cho chúng ta biết về trình độ nghệ thuật điêu khắc tạo hình cao của các nghệ sĩ và
nghệ thuật tơn giáo bị gị bó trong những cơng thức nhất định. Thí dụ, khơng thể tạc tượng
Phật, vẽ tranh chân dung Phật như thế nào cũng được. Dáng mặt Phật phải lộ vẻ từ bi, nhưng
lại phải bình thản, siêu thốt. Đơi mắt Phật phải là đơi mắt sáng của trí tuệ, nhưng nếu tạc hay
vẽ trượng to và sáng quá thì cũng khơng đúng. Tượng và tranh Phật Thích Ca bao giờ cũng
phải là tượng và tranh của nhà tu hành, của người xuất gia với màu áo cà sa. Không thể đắp
cho Phật bộ áo khác được, dù là áo đẹp. Phật Thích Ca xuất hiện trên thế gian này như một
con người, cho nên không thể và không nên tạc tượng Phật, vẽ tranh Phật dưới những hình
dạng quái dị như ba đầu, sáu tay. Đó là điểm khác với các tượng Bồ tát, như Bồ Tát Quan Âm
nghìn mắt nghìn tay, hay là tượng các thần Ấn Độ giáo, như Thần Chim... Nhưng trong phạm
vi những công thức như vậy, nghệ sĩ và nghệ nhân tạc tượng vẽ tranh Phật vẫn phát huy được
tài năng khéo léo sáng tạo của mình, thể hiện ở chỗ gây được cho người xem lịng thành kính,
niềm tin và nhất là tạo được cho người xem cảm giác ấm áp. Phật không phải là một Thượng
Đế nào xa lạ, màlà rất gần gũi với mọi người, với con người. Tượng, tranh nữ Bồ Tát Quan
Âm là tượng tranh của bà mẹ hiền Việt Nam, đẹp, siêu thoát, nhưng lại rất gần gũi, mang bản
sắc dân tộc.
2.1.4 Ảnh hưởng của Phật giáo đến kiến trúc xây dựng
Một ảnh hưởng khác của Phật giáo chính là về kiến trúc. Kiến trúc là sản phẩm nhân tạo
cho nên cũng chính là văn hóa và sự phát triển của nó đánh dấu bước tiến của văn minh.
Khởi thủy nơi trú ẩn đầu tiên của con người là ngơi nhà tự nhiên. Đó chính là những hang
động những vòm đá. Để chống chọi với những hiểm nguy trong cuộc sống, con người phải
làm nhà để ở, chống lại tất cả sức mạnh tự nhiên đó. Ban đầu người Việt làm nhà sàn bằng gỗ
21


rồi làm nhà đất bằng tre. Tuy nhiên dù là nhà sàn hay nhà đất thì cho đến trước năm 1945,
những ngơi nhà tranh tre của người Việt vẫn cịn tồn tại như nguyên mẫu xa xưa (nhà tranh ba
gian, thấp lè tè, mái rạ vàng). Thế nhưng, một khi Phật giáo du nhập vào thì hai loại hình kiến
trúc mới đã xuất hiện đó là chùa và tháp. Cho đến khi ngôi chùa xuất hiện, dù thuộc niên đại
muộn hơn buổi đầu Phật giáo ít nhiều, thì xóm làng vẫn cịn là một quần thể nhà tranh. Ngơi

chùa chiếm ngay đến địa vị trung tâm của làng và trở thành nơi quần tụ văn hóa. Người dân
đi học, đi chợ, đi chơi hội, đi xem múa rối nước cũng đều ở tại chùa. Ngày nay chợ Dâu vẫn
còn họp trước chùa Dâu (Bắc Ninh). Sân khấu rối nước vẫn còn ở chùa Thầy (Hà Tây) với
chú tiểu và con rồng, là những hình tượng Phật giáo. Dân làng dù nghèo đói đến đâu vẫn
chung nhau dựng cho được một ngôi chùa khang trang. Nếu chùa cao thành ba bậc tượng
trưng tam giới. Những chư vị Phật ngồi trên những tầng bậc từ thấp đến cao là một cách bài
trí hoàn toàn khác bàn thờ trong nghè, trong nhà của họ. Cảnh quan xóm làng nơng thơn đổi
sắc với sự xuất hiện của ngơi chùa. Bên cạnh đó, hệ thống tượng Phật vơ cùng phong phú
trong đóng góp về vật chất của Phật giáo ở Việt Nam như những pho tượng Thích Ca, Phổ
Hiền, Văn Thù, những pho Di Lặc, A Di Đà, Quán Thế Âm; những bộ tượng Cửu Long,
tượng Quan Thế Âm....
Ngày nay, do mơ hình kiến trúc đã hiện đại hóa xuất hiện chùa dạng nhà lầu với phác đồ
theo chiều thẳng đứng: tầng dưới là nơi thuyết pháp cho tín đồ mang tính chất Tiền đường,
tầng trên là Phật Điện mang tính chất Thiêu Hương, Thượng Điện. Chùa thuộc loại này có thể
kể tới những ngơi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh như chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh
Nghiêm. Trên đây ta nói đến là kiến trúc chùa. Cịn kiến trúc tháp thì sao?
Có thể khẳng định ngay rằng, loại hình kiến trúc tháp cũng cực kỳ phong phú. Phật tử
cũng như ngoại đạo đều biết đến tên tuổi của chùa Báo Thiên vòi vọi, tháp Sùng Thiện Diên
Linh gắn với tấm bia về múa rối, chùa tháp Chương Sơn với nét kiến trúc đặc trưng của hai
tay vịn vũ nữ tạc theo tư thế tribhanga mang dấu ấn Chăm rõ rệt.
2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực
Tuy vậy Phật giáo cũng có những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến đời sống
văn hóa tinh thần của người Việt Nam chúng ta.
Về bản chất, chúng ta không thể quên rằng, thế giới quan tôn giáo là thế giới quan tiêu
cực. Một khi đã thâm nhập vào ý thức con người, nó sẽ làm cho con người lãng quên hiện
thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích thực.
Chức năng thế giới quan của tơn giáo dẫn dắt các tín đồ theo một triết lý sống không hành
động, không đấu tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm tính làm điều cốt yếu để mau chóng
22



được giải thốt ở bên ngồi thực tại, nơi Thiên đường của Chúa hay Niết bàn của Phật. Theo
cách nhìn của tôn giáo, cuộc đời là nơi đầy những cám dỗ, lành ít, dữ nhiều, đầy những cạm
bẫy, những cái ác, những sự ô uế, vẩn đục làm vấy bẩn linh hồn. Muốn sớm được đến gần
Chúa và trở về nơi nước Chúa, các con chiên phải tránh xa qủy dữ. Muốn chứng được Niết
bàn (đạt đến giải thoát), các tín đồ phật tử phải từ bỏ mọi ham muốn dục vọng, diệt trừ tham,
sân, si. Tất cả những quan niệm, những triết lý sống đó cho thấy mặt tiêu cực của thế giới
quan tôn giáo. Hạnh phúc trong đạo đức tôn giáo là hạnh phúc hư ảo. Tôn giáo khơng đề cao
cuộc sống trần gian. Mặt khác, nó khun con người nhẫn nhục trước tình cảnh nơ lệ, biết sợ
hãi trước sức mạnh siêu nhiên. Chính vì vậy, tơn giáo trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho
lợi ích của giai cấp thống trị (dù rằng, lúc đầu tôn giáo không phải là của giai cấp thống trị).
Tôn giáo làm cho nhân dân đắm chìm vào đam mê, làm tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp. K.
Marx gọi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân là theo nghĩa đó và cũng vì vậy, đạo đức tơn
giáo đối lập với đạo đức chân chính. Về mặt nào đó, đạo đức tơn giáo đã tạo cho con người
thế giới quan và nhân sinh quan sai lệch, làm hạn chế tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
con người. Đạo đức tôn giáo hướng con người tới khát vọng hạnh phúc, song đó là thứ hạnh
phúc hư ảo, hão huyền. Tinh thần nhẫn nhục mà các tôn giáo đề ra thể hiện thái độ cực đoan,
thủ tiêu đấu tranh. Nó tạo cho các tín đồ thái độ bàng quan trước thế giới hiện thực, bằng lòng
với số phận. khơng tích cực đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác, an ủi và ru ngủ con
người trong niềm tin rằng kẻ gây tội ác sẽ phải chịu “quả báo” hoặc bị trừng trị ở kiếp sau.
Chính tâm lý đó đã ngăn cản con người đi đến hạnh phúc thực sự của mình nơi trần thế.
Thêm nữa, đạo đức tơn giáo q chú trọng đến việc hồn thiện đạo đức cá nhân nhưng lại bỏ
quên các mối quan hệ xã hội của con người. Với tính cách một hình thái ý thức xã hội, đạo
đức cũng phản ánh tồn tại xã hội, cũng có q trình phát sinh, phát triển và biến đổi cùng với
điều kiện sinh sống của con người. Do vậy, muốn hoàn thiện đạo đức cá nhân, khơng thể tách
nó khỏi những điều kiện sinh họat vật chất cùng các quan hệ xã hội khác của con người. K.
Marx đã khẳng định rằng, “bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” và nhân
cách con người cũng chỉ có thể được hồn thiện trong các mối quan hệ xã hội mà thôi.
Các tệ lậu mê tín dị đoan xuất hiện. Đạo Phật đề cao trí tuệ và sự giác ngộ, Phật Thích
Ca ngay trước khi nhập Niết Bàn từng căn dặn đệ tử khơng được bói tốn, xem sao, xem

tướng, làm những điều dị lạ, mê hoặc quần chúng, cho nên đứng về mặt lý thuyết mà nói, đạo
Phật tất nhiên phải bài xích những tập tục mê tín, dị đoan. Ấy thế mà mâu thuẫn thay! Cũng
chính từ trong đạo Phật, từ trong các chùa chiền, không phải bây giờ mà ngay từ rất lâu, ở

23


nhiều nước khác, kể cả Ấn Độ và ở nước ta, từ ngay thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt, đã nảy nở
ra nhiều tập tục mê tín, dị đoan, tốn tiền của và khơng có lợi đối với phong hóa xã hội.
Đạo Phật là đạo của trí tuệ, của giác ngộ và giải thoát, cho nên xa lạ với mê tín dị đoan,
Phật tử cầu được giác ngộ và giải thốt, chứ khơng cầu có quyền lực và quyền năng siêu
nhiên. Con người theo đúng lý tưởng đạo Phật phải là con người hồn thiện, chứ khơng phải
là con người siêu nhiên. Phải là con người gần gũi với đời, với người để cứu thế độ nhân, chứ
không phải là kẻ sĩ ẩn lánh đời, sống cuộc đời gọi là thanh cao nhưng khơng giúp ích được gì
cụ thể cho đời. Những tác hại của mê tín dị đoan như vậy khơng ít. Trong khi đó, thì trong
hàng ngũ tăng ni, vì q đơng khơng được chọn lọc kỹ, cho nên cũng có những kẻ đội lốt
người xuất gia, làm những chuyện đồi phong bại tục, gây ảnh hưởng rất xấu cho đạo Phật. Vì
vậy, mà có lời tâu của Đàm Dĩ Mông lê vua Lý Cao Tông
năm 1198: “Bây giờ tăng đồ gần bằng số dịch phu. Chúng tự kết bè, bầu chủ, họp nhau
thành từng bầy. Chúng làm nhiều chuyện bẩn thỉu. Hoặc ở nơi giới trường tịnh xá mà công
nhiên rượu thịt, hoặc ở trong trai phòng, tĩnh viện mà âm thầm gian dâm...”. Dạo gần đây,
phong trào sư giả đội lốt lại phát triển, liên tiếp được đăng lên báo chí để cảnh báo mọi
người, khiến cho đạo Phật giảm đi uy tín trong lịng người dân.
Một vấn đề nữa chính là việc lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để chống phá chính quyền
nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của tổ chức phản động trong và ngồi nước. Chúng
đội lốt tín ngưỡng, lơi kéo người dân xuyên tạc, chống phá nhà nước gây ảnh hưởng đoàn kết
dân tộc, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, sự hịa bình đất nước, làm đức tin của người dân
giảm xuống.
Tóm lại, Phật giáo hịa nhập thành một yếu tố dân tộc nên đã thúc đẩy bánh xe
lịch sử tiến lên theo khả năng và vị trí của Phật giáo trong mối quan hệ với các

2.3 Kế thừa những gia trị tích cực của Phật giáo trong xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần người Việt Nam
Với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, đạo đức Phật giáo đã dễ
dàng đi vào lịng người, có tác dụng hồn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối
sống, vị tha, bình đẳng, bác ái. Thực tế đã chứng minh, đạo đức Phật giáo phù hợp với đạo
đức, lẽ sống của con người Việt Nam và nó đã có những đóng góp tích cực trong việc xây
dựng một nền tảng đạo đức mới cho xã hội trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống
đã được đặt ra.
Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo,
tư tưởng bình đẳng, hịa bình của Phật giáo phù hợp với xu hướng hòa đồng liên kết giữa các
24


dân tộc trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, lịng từ bi, bác ái góp phần cứu giúp
người hoạn nạn, giữ vững tinh thần lá lành đùm lá rách của dân tộc, triết lý vô thường, vô ngã
giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ… Những giá trị tích cực đó của đạo đức Phật giáo càng
được nhân lên với những hành động cụ thể, như kẻ đói được cho ăn, kẻ rách được cho mặc,
người ốm đau bệnh tật được chăm sóc… Đạo đức Phật giáo khuyên con người luôn nhớ đến
“đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, “mn việc
ở thế gian khơng gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ”. Thêm vào đó, những khơng gian
chùa chiền của Phật giáo ln thu hút con người tìm về chốn tĩnh tâm, nơi chiêm nghiệm và
cảm nhận…Tất cả những điều đó là những giá trị đạo đức tích cực, thiết thực góp phần giáo
hóa con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan
tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, coi trọng thiên
nhiên…Bên cạnh đó, lối sống Phật giáo nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo” đã góp phần xây
dựng lối sống có trách nhiệm với một ý thức không tham quyền cố vị, không bám lấy lợi ích
vật chất, sống thanh cao tự tại. Bởi theo định nghĩa của đức Phật, tham và sân là hai năng lực
tiêu cực mạnh mẽ nhất trong tâm thức con người, chúng che khuất tầm nhìn và làm nhiễu
loạn Phật tính của ta, cho nên, cũng theo Ơng, diệt trừ được tham và sân đích thực là một
thành tựu rất to lớn của con người. Như thế đạo đức Phật giáo đã đóng góp những giá trị văn

hóa tích cực vào việc xây dựng đạo đức lối sống cho con người, nhất là cho tầng lớp trẻ hiện
nay. Đặc biệt, đạo đức Phật giáo cịn góp phần rèn luyện một lối sống kham nhẫn, khắc kỷ.
Đó là những hình thức tu tập kiên nhẫn, vượt qua những cám dỗ của cuộc đời để lòng được
thanh cao, tâm hồn được giải thoát.
Ngày nay với phương châm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội, đạo đức Phật giáo
đã góp phần tích cực vào các phong trào phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Đặc biệt công
tác từ thiện với tinh thần cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật, hòa cùng truyền thống lá lành đùm
lá rách của dân tộc, tăng ni phật tử đã tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai bão lụt, cho
những vùng quê nghèo khó, cho những mảnh đời bất hạnh…Những hoạt động từ thiện đó của
đạo Phật cùng nhằm điều chỉnh tính cách, lối sống, góp phần hình thành nhân cách của một
con người có ích cho xã hội.

25


×