Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI TIỂU LUẬN kết THÚC môn GIẢI PHẪU – SINH lý TDTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.85 KB, 10 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÊN THÀNH VIÊN: TĂNG GIA HUY - NGUYỄN THỊ KIM LỤA

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN GIẢI PHẪU – SINH LÝ TDTT
2. KHÁI NIỆM TỐ CHẤT NHANH. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG TỐ CHẤT NHANH.
B. TRÌNH BÀY ĐẶT ĐIỂM CÁC CƠ THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG
DẠNG - KHÉP CÁNH TAY

TP HỒ CHÍ MINH, Tháng 4 năm 2021


2

I.

MỞ ĐẦU
Sinh lý học là một môn khoa học nghiên cứu chức năng của cơ thể sống
và giải thích cơ chế hoạt động của cơ thể từ mức tế bào, mơ, cơ quan, hệ
thống cơ quan đến tồn bộ cơ thể như một bộ máy hoạt động thống nhất.
Sinh lý học dựa trên cơ sở của các môn khoa học khác như sinh vật học
đại cương, giải phẫu học, tế bào học,... Sinh lý học còn dựa trên cơ sở của
những định luật vật lý học và hóa học, nhất là sinh hóa học.
Sinh lý hệ thần kinh và các cơ quan phân tích cịn có liên quan mật thiết
với tâm lý học và giáo dục học. Sinh lý học quan hệ rất mật thiết với y học.
Để hiểu được những rối loạn xảy ra trong cơ thể khi bị bệnh, cần phải biết rõ
sự diễn biến bình thường của các bệnh, người thầy thuốc cần phải hiểu biết
sinh lý học.


Những kiến thức về sinh lý học có một ý nghĩa rất quan trọng để xây
dựng một thế giới quan duy vật biện chứng. Những thành tựu nghiên cứ về
sinh lý học, giải phẫu học và các khoa học khác đã chứng minh sự tiến hóa
từ những hình thức sống đơn giản đến phức tạp và sự phát triển dần các chức
năng của cơ thể. Những cơng trình của Xêtrenop và Páplop về phản xạ
khơng điều kiện và có điều kiện đã cho ta thấy bản chất duy vật của sự thích
nghi của cơ thể đối với mơi trường. Nghiên cứu về hoạt động phản xạ có
điều kiện đã giúp cho Pavlov những cơ sở khoa học để chứng minh bản chất
duy vật của ý thức và những hiện tượng xảy ra trong cơ thể con người.
Sinh lý học có một ý nghĩa quan trọng về lý thuyết và thực hành đối với
một số ngành như sư phạm, y tế, thú y... nhất là đối với giáo viên, huấn luyện
viên thể dục thể thao. Sinh lý học giúp họ sắp xếp thời gian huấn luyện sao
cho phù hợp với những quy luật hoạt động của cơ thể.
Giải phẫu học là một mơn khoa học nghiên cứu hình thái và cấu trúc của
cơ thể, mối liên quan của các bộ phận trong cơ thể với nhau cũng như tương
quan của toàn cơ thể với môi trường.


3

Giải phẫu học là một mơn học hình thái thuộc sinh học. Trong sinh học có
hai ngành lớn:
- Ngành hình thái: Gồm các mơn học về hình thái cấu trúc cơ thể như giải
phẫu học, mô học, phôi học,...
- Ngành sinh lý: Gồm các môn học về chức năng của cơ thể như sinh lý
học, sinh hóa học, sinh cơ học,...
Giải phẫu – Sinh lý người là một môn quan trọng, giúp người học
tìm hiểu về hình thái, cấu trúc các cơ quan trong cơ thể, từ đó làm cơ
sở để nghiên cứu đặc điểm sinh lý – chức năng các cơ quan và vận
dụng trong các hoạt động sống. Đối với ngành thể dục thể thao, môn

Giải phẫu – Sinh lý người là cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứ các môn
học khác như sinh lý học thể dục thể thao, Sinh hóa thể thao, Y học
thể thao, Sinh cơ thể thao và rất cần thiết cho các môn học thực hành.
Điều này cũng phù hợp với mục đích của tập luyện thể dục thể thao là
rèn luyện thân thể. Người tập phải nắm rõ cấu trúc cơ thể, cấu tạo các
cơ quan trong cơ thể cùng với những thay đổi của chúng trong quá
trình vận động để từ đó hồn chỉnh các động tác nhằm nâng cao chất
lượng thực hiện động tác và đề phòng những chấn thương trong tập
luyện, và sau cùng, đạt được kết quả tập luyện và thi đấu đến mức tốt
nhất.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm tố chất nhanh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tố chất
nhanh.
Tố chất nhanh là khả năng thực hiện các động tác trong một khoảng
thời gian ngắn nhất. Tố chất nhanh gồm 3 dạng: Tốc độ phản ứng nhanh,
tốc độ co cơ nhanh, tốc độ lập lại động tác nhanh. Đối với môn chạy


4

ngắn và bơi ngắn thì cần cả 3 dạng này, cịn ở các mơn khác thì chỉ cần 2
trong 3 dạng kể trên.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến tố chất nhanh:
- Tốc độ phản ứng:
Cần cho xuất phát chạy ngắn, xuất phát bơi ngắn, phản ứng trong các
môn thể thao đối kháng. Cở sở sinh lý là tính linh hoạt của hệ thần kinh
và tốc độ dẫn truyền xung động từ cơ qua tiếp nhận vào trung khu và tiếp
đó dẫn ra các cơ vân, yếu tố này chủ yếu là do di truyền.
Tốc độ phản ứng là tính linh hoạt của hệ thần kinh. Vì vậy trong
đường dẫn truyền vận động có ý thức ( hệ tháp) thì Nơ- ron 2: có thân

nằm ở sừng trước của khối chất xám của tủy sống hoặc nhân vận động
thần kinh sọ não( ở cuống não, cầu não, hành tủy, tiểu não). Sợi trục của
các nơ- ron này đi tới các cơ vân, điều khiển sự co cơ để thực hiện những
cử động theo ý muốn. Bên cạnh đó cịn có đường dẫn truyền vận động
không ý thức( hệ ngoại tháp). Các đường vận động này xuất phát từ các
nhân dưới võ não như: thể vân( nhân đuôi, nhân bèo), nhân trước tường,
chất đen của cuống não, nhân trám, nhân đỏ, nhân răng, đồi thị và vùng
dưới đồi thị. Các xung động xuất phát từ các nhân này đi đến tết bào ở
sừng trước của khối chất xám tủy sống để đi đến các cơ vân.
- Tốc độ co cơ.
Sự co duỗi nhanh của cơ phụ thuộc vào tỉ lệ sợi cơ nhanh, nhất là sợi
cơ IIA có khả năng tốc độ cao, quan trọng là phụ thuộc vào khả năng dự
trữ ATP, CP và glycogen cùng với hoạt tính của các men phân giải các


5

chất tạo năng đó. Sự tập luyện thường xuyên làm tăng khả năng dự trữ
ATP và CP khoảng 20% và tăng hoạt tính của các men.
+ Sợi cơ IIA( Đơn vị vận động IIA) là loại nhanh, ít mệt mỏi:
Sợi cơ có màu trắng và có chứa nhiều tơ cơ. Hoạt động tốt ở trạng thái
hiếu khí và yếm khí, có sức bền kém hơn nhưng lực co cơ mạnh hơn( có
khả năng oxy hóa kém nhất, nên có sức mạnh và tốc độ co tốt nhất trong
các sợi cơ)
Ở các bài tập không chu kỳ chỉ gồm một động tác( các môn nhảy,
ném, đẩy) hoặc gồm các động tác rời rạc( các mơn bóng, võ thuật) thì tốc
độ co cơ nhanh tạo nên sức mạnh tốc độ. Các đơn vị vận động trong cơ bị
thối hóa cùng với tuổi tác. Đơn vị vận động nhanh, đặc biệt là sợi cơ
nhanh bị thối hóa nhanh hơn sợi cơ chậm.
- Tốc độ lặp lại động tác.

Cần cho các bài tập có chu kỳ như ở các môn chạy, bơi, đua xe đạp,
khi đó tần số động tác cao góp phần quyết định thành tích. Cơ sở sinh lý
là có sự thay đổi nhanh giữa hưng phấn và ức chế thần kinh, nghĩa là các
noron vận động phát xung động tần số cao và các đơn vị vận động thả
lỏng nhanh, nhờ đó sự lặp đi lặp lại của động tác trở thành tự động hóa.
2. Đặc điểm các cơ tham gia vào hoạt động dạng – khép cánh tay
- Những cơ thực hiện động tác dạng cánh tay:
+ Cơ denta (cơ tam giác vai) (m.Deltoideus): Cơ có hình tam giác,
đáy trên, đỉnh dưới. Cơ phát triển mạnh ở những người lao động, vận
động viên thể hình, quyền anh, thể dục dụng cụ.
* Bám gốc: Cơ có 3 bó:


6

Bó trước: Bám vào đầu ngồi xương địn.
Bó giữa: Bám vào mỏm cùng vai của xương bả vai.
Bó sau: Bám vào gai vai xương bả vai.
* Bám tận: Cả 3 bó hướng xuống dưới hợp thành một gân chung
bám vào ấn denta của xương cánh tay.
* Chức năng: Khi cơ co sẽ nâng cánh tay lên ( điểm tựa ở vai ),
nâng thân lên khi leo trèo ( điểm tựa ở cánh tay ), gấp cánh tay, duỗi
cánh tay, xoay cánh tay.
+ Cơ trên sống ( cơ trên gai ) (m. Supraspinatus): Cơ nằm ở hố trên
gai, bị cơ thang che phủ.
* Bám gốc: bám vào hố trên gai.
* Bám tận: Đỉnh mấu động lớn xương cánh tay.
* Chức năng: Nâng cánh tay.
- Những cơ thực hiện động tác khép cánh tay: Gồm cơ ngực to, cơ
lưng rộng và các cơ sau:

+ Cơ dưới gai ( cơ dưới sống ) (m. Infraspinatus):
* Bám gốc: Bám vào hố dưới gai.
* Bám tận: Mấu động lớn xương cánh tay.
* Chức năng: Khép cánh tay và xoay cánh tay ra ngồi.
+ Cơ trịn lớn (m. Teres major):


7

* Bám gốc: góc dưới xương bả vai.
* Bám tận: Mấu động bé xương cánh tay
* Chức năng: Khép cánh tay và đưa cánh tay ra sau.
+ Cơ tròn bé (m. Teres minor):
* Bám gốc: bờ ngoài xương bả vai.
* Bám tận: mấu động lớn xương cánh tay.
* Chức năng: Khép cánh tay và xoay cánh tay ra ngoài.
+ Cơ dưới vai (m. Subscapularis):
* Bám gốc: hố dưới vai.
* Bám tận. Mấu động bé xương cánh tay.
* Chức năng: Khép cánh tay và xoay cánh tay vào trong.
+ Cơ tam đầu cánh tay (m. Triceps brachii)
+ Cơ quạ cánh tay (m. Coracobrachialis): là cơ nhỏ, nằm ở khu
trong cánh tay.
* Bám gốc: mấu quạ xương bả vai.
* Bám tận: Mặt trong xương cánh tay.
* Chức năng: Khép cánh tay và đưa cánh tay ra trước.

III. KẾT LUẬN



8

Tập luyện TDTT là một quá trình rèn luyện các tố chất thể lực và các kỹ
năng động tác, kỹ năng động tác là khả năng thực hiện các động tác một
cách thuần thục, nhanh chóng và chính xác.
Trong q trình vận động thể dục thể thao, để thực hiện tốt các kĩ thuật
động tác thì cần có các đặc điểm gọi là các tố chất vận động như sức mạnh,
sức nhanh, sức bền, độ dẻo và sự khéo léo. Tùy theo từng môn TDTT mà các
tố chất này biểu hiện cao, các tố chất khác lại biểu hiện ít hơn hoặc khơng
biểu hiện.
Các tố chất vận động có liên quan chặt chẽ với các kĩ năng động tác: sự
hình thành kĩ năng động tác phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển của các
tố chất vận động và trong quá trình hình thành kĩ năng động tác thì các tố
chất vận động cũng được hoàn thiện thêm.
Mức độ phát triển của các tố chất vận động phụ thuộc vào trạng thái, cấu
tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể, do đó sự tập luyện làm phát
triển các tố chất cũng chính là làm phát triển và hoàn thiện các chức năng
trong cơ thể, cụ thể như tập luyện sức mạnh thì làm phát triển hệ cơ, tập
luyện sức bền thì làm hồn thiện chức năng tim và hô hấp.
Dạy Thể dục ở THCS là cần thiết, nó góp phần hình thành ở Học sinh
những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới- người lao động có trí
thức khoa học, dám nghĩ, dám làm, lao động có năng xuất cao. Tuy nhiên
dạy Thể dục mà nói đến giải phẩu sinh lý học TDTT ở THCS còn nhiều vấn
đề phải quan tâm, bởi từ lâu chúng ta ít chú ý, chỉ chủ yếu rèn kỹ năng vận
động cho học sinh vì vậy một số em chưa trang bị tốt kiến thức cho mình
nên vẫn bị chấn thương thể thao...Do thiếu sự chuẩn bị, truyền đạt về kiến
thức của Giáo viên về Giải phẩu học còn hạn chế, học sinh mơ hồ.... Ủy
thác cho Giáo viên Sinh học, Hóa học... trong trường . Vì vậy học sinh còn
thiếu hiểu biết về cơ thể người, các cơ chế vận động của bản thân. Để tạo
điều kiện cho việc dạy và học của thầy và trò thuận lợi, bản thân tôi là một



9

giáo viên dạy bộ môn Thể dục cần kiến nghị và đề xuất. Sách Thể dục của
các khối lớp cần lồng ghép một phần kiến thức Giải phẩu và sinh lý học
TDTT vào khối kiến thức vận động để GV truyền đạt cho các em nắm nõ:
Hiện tại chỉ nói về cách đo mạch( trước vận động, trong vận động và sau vận
động,....) . Tơi ln tìm tịi học hỏi, để truyền đạt một số kiến thức cơ bản ít
ỏi về cơ thể người để học sinh biết thêm về cơ thể mình giúp các em hạn chế
chấn thương thể thao, hiểu rõ hơn về môn Sinh học trong quá trình học tập.
Tuy nhiên đối với thể thao thành tích cao, các Chuyên gia, Huấn Luyện
Viên, VĐV luôn năm rõ các nguyên tác cơ bản trong vận động. vì vậy Thể
thao Việt Nam phát triển tốt về thể lực, ngày càng lớn mạnh và vươn tầm các
nước


10

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ GIÁO TRÌNH GIẢI PHẪU SINH LÝ NGƯỜI
PGS.TS HUỲNH TRỌNG KHẢI ( chủ biên và biên soạn )
CN HUỲNH TRUNG HIẾU – ThS NGUYỄN HOÀNG MINH
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2/ GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
BIÊN SOẠN: NGUYỄN THỊ CÀ – TRẦN THỊ TƯỜNG THỌ - HUỲNH TRUNG
HIẾU – LÂM TẤN VĂN
NHÀ XUẤT BẢN THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI – 2009
3/ Trịnh Văn Minh(1999), Giải phẩu người, tập I và II, NXB Y học Hà Nội.
4/ Web: tailieu.vn/doc/bai-giang-giai-phau-hoc-vung-cang-chân-1105058.html

5/ Web:ms.hpu2.edu.vn/uploads/dao-tao/2017_07/sinh-lý-nguoi-sinh-ly-tdtt.pdf



×