Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

MỨC độ LO âu và các yếu tố LIÊN QUAN ở NGƯỜI BỆNH hậu PHẪU cắt cụt CHI dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.92 KB, 43 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ THANH HUYỀN

MỨC ĐỘ LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƢỜI BỆNH HẬU PHẪU CẮT CỤT CHI DƢỚI

ĐỀ CƢƠNG THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ CẮT CỤT CHI .................................................................. 6
1.2. SƠ LƢỢC VỀ RỐI LOẠN LO ÂU ............................................................... 11
1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ LO ÂU Ở NGƢỜI BỆNH HẬU
PHẪU CẮT CỤT CHI DƢỚI……………………………………………………..15
1.4. HỌC THUYẾT ĐIỀU DƢỠNG .................................................................... 18
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 21
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21


2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................... 29
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ............................................. 29
2.5. LỢI ÍCH MONG ĐỢI CỦA NGHIÊN CỨU ................................................. 29
THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và
trong y học nói riêng nhƣ: hồi sức, kháng sinh, kỹ thuật nối ghép, vận chuyển… mà
chỉ định cắt cụt chi ngày càng thu hẹp. Vì vậy, cắt cụt chi chỉ đƣợc tiến hành khi
khơng có điều kiện bảo tồn hoặc khơng còn biện pháp bảo tồn đƣợc nữa. Tuy nhiên, tỷ
lệ ngƣời bệnh bị cắt cụt chi nhƣ là giải pháp cuối cùng của các căn bệnh vẫn còn là
một con số đáng quan tâm [33].
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cắt cụt chi. Nguyên nhân chủ yếu là các
bệnh lý viêm tắc động mạch ngoại biên khiến cho vùng mô cơ xung quanh đoạn chi
dần bị hoại tử do thiếu hệ thống tuần hồn ni dƣỡng. Bên cạnh đó, các vùng chi bị
giập nát sau các chấn thƣơng hoặc bỏng nặng không thể bảo tồn; các vết thƣơng
nhiễm trùng khơng đáp ứng với kháng sinh có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng tồn thân
đe dọa đến tính mạng ngƣời bệnh; hay các khối u cơ, xƣơng trong các bệnh lý ung
thƣ…cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngƣời bệnh phải bị đoạn chi [32].
Ngoài ra, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ở những ngƣời bị đái tháo đƣờng,
nguy cơ bị cắt cụt bàn chân cao gấp 10-20 lần so với ngƣời không bị đái tháo đƣờng
và trung bình cứ 20 giây thì có một ngƣời bệnh đái tháo đƣờng bị cắt cụt chi [33].
Khơng thể nghi ngờ khi nói rằng đoạn chi là một trong những sang chấn có ảnh

hƣởng nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần của ngƣời bệnh. Ngƣời bệnh bị cắt
cụt chi phải chịu sự thay đổi rất lớn trong vấn đề tự chủ, sinh hoạt đời sống cá nhân,
các mối quan hệ gia đình và xã hội, đặc biệt là trong vấn đề nhận thức của bản thân
sau khi hình ảnh của cơ thể bị thay đổi. Do đó, việc phục hồi sau khi bị cắt cụt chi
phải trải qua rất nhiều giai đoạn với các đặc điểm, nhu cầu và mục tiêu khác nhau
nhằm giúp ngƣời bệnh từng bƣớc thích nghi với sự mất mát của một phần cơ thể, lập
lại cân bằng về mặt thể chất cũng nhƣ tâm sinh lý, từ đó quay trở lại với cuộc sống
thƣờng ngày của mình [1], [9], [30].
Trên thế giới, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng lo âu, trầm cảm,
rối loạn hình ảnh cơ thể, sự khó thích ứng xã hội… là những hệ quả tâm lý đi kèm với
việc đoạn chi, cũng nhƣ tác động tiêu cực của những rối loạn tâm lý lên sự hồi phục


4

về mặt thể chất của ngƣời bệnh [10], [20]. Tuy nhiên, tại Việt Nam, dù có khơng ít
nghiên cứu, tài liệu chính quy hƣớng dẫn cách chăm sóc mỏm cụt, các phƣơng pháp
tập luyện phục hồi, nhƣng lại có rất ít những tài liệu cũng nhƣ nghiên cứu về những
rối loạn tâm lý của ngƣời bệnh sau khi bị cắt cụt, khiến cho việc trợ giúp ngƣời bệnh
thích nghi với sự mất mát gặp nhiều khó khăn, cũng nhƣ chƣa phát huy đƣợc tối ƣu
vai trò của nhân viên y tế cũng nhƣ của gia đình và xã hội [2], [6].
Tại khoa Chấn thƣơng chỉnh hình – bệnh viện Chợ Rẫy và khoa Chi dƣới – bệnh
viện Chấn Thƣơng Chỉnh Hình, TP.HCM, một tháng trung bình có 7-10 ca ngƣời
bệnh bị cắt cụt chi dƣới. Tuy nhiên, lƣợng ngƣời bệnh đông lại hạn chế ngƣời nhà
thăm nom nên việc chăm sóc ngƣời bệnh của các điều dƣỡng viên trở nên quá tải, dẫn
đến việc quan tâm và chăm sóc về mặt tinh thần không đƣợc chú trọng. Về mặt điều
dƣỡng, trong giai đoạn hậu phẫu, bên cạnh chăm sóc về mặt thể chất nhƣ chăm sóc
mỏm cụt, vệ sinh, dinh dƣỡng… thì việc chăm sóc về mặt tinh thần cũng đóng vai trị
quan trọng khơng kém. Việc nhận ra các biểu hiện rối loạn lo âu cũng nhƣ các yếu tố
ảnh hƣởng sẽ giúp ngƣời điều dƣỡng đƣa ra các can thiệp điều dƣỡng kịp thời để giúp

ngƣời bệnh vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn và bƣớc đầu làm quen với sự thay đổi
của cơ thể. Đồng thời, việc đánh giá đƣợc mức độ lo âu sẽ trở thành bƣớc đầu tiên cho
việc xây dựng các chƣơng trình giáo dục sức khỏe trƣớc mổ nhằm giúp ngƣời bệnh
hình dung đƣợc cuộc sống sau khi cắt cụt chi để có sự chuẩn bị về tinh thần và thể
chất đƣợc tốt hơn. Từ đó, nâng cao chất lƣợng chăm sóc, rút ngắn thời gian nằm viện,
tăng khả năng thích nghi của ngƣời bệnh trong các giai đoạn phục hồi tiếp theo. Bên
cạnh đó, việc quan tâm và có sự hiểu biết nhất định về vấn đề tâm lý sẽ giúp hoàn
thiện hơn chức năng của ngƣời điều dƣỡng vốn chỉ dành nhiều chú trọng trong vấn đề
chăm sóc về mặt thể chất. Từ đó, nâng cao vai trị của ngƣời điều dƣỡng trong chăm
sóc tồn diện ngƣời bệnh cũng nhƣ tăng sự hợp tác, gắn kết giữa các ngành nghề
chuyên môn khác nhƣ phục hồi chức năng, tâm lý trị liệu…góp phần hồn thiện hệ
thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu và các giá trị thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành đề tài
nghiên cứu “MỨC ĐỘ LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI BỆNH
HẬU PHẪU CẮT CỤT CHI DƢỚI”.


5

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Mức độ lo âu của ngƣời bệnh hậu phẫu cắt cụt chi dƣới đang điều trị tại bệnh
viện Chợ Rẫy và bệnh viện Chấn Thƣơng Chỉnh Hình, TP.HCM nhƣ thế nào?
2. Các yếu tố nào có liên quan đến sự lo âu đó?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Xác định mức độ lo âu của ngƣời bệnh hậu phẫu cắt cụt chi dƣới.

2.


Xác định mối liên quan giữa lo âu với các đặc điểm chung và đặc điểm cắt

cụt chi.
3.

Xác định mối liên quan giữa lo âu và sự hỗ trợ xã hội.


6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CẮT CỤT CHI
1.1.1. Định nghĩa:
 Cắt cụt là thủ thuật nhằm mục đích cắt bỏ đi một phần hoặc tồn bộ chi thể.
Nếu đƣờng cắt đi qua xƣơng gọi là cắt cụt thực thụ, nếu đƣờng cắt đi ngang qua khe
khớp gọi là tháo khớp.
 Điều kiện của một mỏm cụt tốt:
-

Có đầy đủ phần mềm che phủ.

- Cảm giác của mỏm cụt phải cịn.
- Mỏm cụt khơng gây đau đớn.
- Sẹo khơng dính vào xƣơng và da.
- Hoạt động tốt sau khi đƣợc lắp chi giả.
 Chiều dài của mỏm cụt:
- Chiều dài lý tƣởng ở cánh tay còn 20cm, ở cẳng tay 1/3 dƣới, chi dƣới 1/3 giữa.
- Chiều dài có ích khi mỏm cụt cịn lại 7 cm.
- Chiều dài khó sử dụng là dài quá hoặc ngắn quá [3], [32].

1.1.2. Nguyên nhân cắt cụt chi:
- Do chấn thƣơng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vết thƣơng hỏa khí.
- Do bệnh lý: viêm tắc động mạch, lao xƣơng, ung thƣ xƣơng, đái tháo đƣờng…
- Do dị tật bẩm sinh của chi: thiếu một đoạn chi, kém phát triển…[6]
1.1.3. Chỉ định cắt cụt:
1.1.3.1. Chỉ định cắt cụt kỳ đầu:
Vết thƣơng đến sớm:
- Những cắt cụt tự nhiên: chi đứt hồn tồn hoặc cịn dính một phần da, gân mà
điều kiện nối ghép khơng có.


7

- Chi thể bị giập nát quá nhiều cả phần mềm, xƣơng, mạch máu thần kinh bị giập
nát, khả năng ni dƣỡng đoạn chi đó khơng cịn.
Vết thƣơng đến muộn:
- Khi ga-rô đã đặt lâu mà tổ chức dƣới chỗ ga- rơ bị hoại tử do thiếu ni dƣỡng
thì phải cắt cụt để cứu sống tính mạng ngƣời bệnh.
- Những vết thƣơng nhiễm khuẩn yếm khí hoặc nhiễm khuẩn nặng khác mà xét
thấy điều trị bảo tồn không kết quả.
1.1.3.2. Chỉ định cắt cụt muộn:
- Tổn thƣơng mạch máu nhiều nhƣng hy vọng cịn có thể bảo tồn đƣợc thì để lại
theo dõi một thời gian, nếu thấy tình trạng thiếu dinh dƣỡng của chi thể ngày một
nặng thêm thì nên có chỉ định cắt cụt.
- Chi thể bị nhiễm khuẩn cịn hy vọng có thể điều trị bảo tồn đƣợc, nhƣng sau
một thời gian điều trị, tình trạng nhiễm khuẩn ngày càng nặng thêm, đe doạ tính mạng
ngƣời bệnh. Cắt cụt lúc này nhằm mục đích trừ bỏ ổ nhiễm khuẩn một cách triệt để
nhất để cứu sống tính mạng ngƣời bệnh.
1.1.3.3. Chỉ định cắt cụt kỳ hai:
- Những trƣờng hợp đã làm phẫu thuật tạo hình, nhƣng khơng thể trả lại cơ năng

chi thể thích hợp vì các tƣ thế lệch vẹo, co quắp, nhiều khi vƣớng bận thêm trong lao
động và sinh hoạt, cần cắt cụt để thay thế bằng chi giả thích hợp hơn.
- Những trƣờng hợp viêm xƣơng, viêm khớp bị huỷ hoại nhiều, có xu hƣớng lan
rộng mà khả năng điều trị bảo tồn khơng cịn.
- Những trƣờng hợp đã đƣợc cắt cụt hoặc tháo khớp mà hiện tại mỏm cũ xấu
hoặc không đạt yêu cầu để lắp chi giả ( mõm cụt bị viêm xƣơng, chồi xƣơng dƣới da,
bị loét...hoặc bị đau, bỏng buốt do u thần kinh ).
1.1.3.4. Chỉ định cắt cụt trong chiến tranh:
Trong chiến tranh, chỉ định cắt cụt về cơ bản giống nhƣ thời bình.Tuy nhiên nó
cịn phụ thuộc vào trang bị, trình độ kỹ thuật, khả năng thu dụng điều trị của từng
tuyến trƣớc một khối lƣợng thƣơng binh đơng, do đó chỉ định cắt cụt thƣờng rộng
rãi hơn so với thời bình. Song cũng cần nhắc kỹ để đảm bảo hai yêu cầu :
 Cứu sống tính mạng thƣơng binh, tiết kiệm tối đa từng phần chi thể của bệnh
nhân nếu có thể đƣợc.


8

 Để hở vết thƣơng [3].
1.1.4. Các tầm mức đoạn chi ở chân:
– Cắt cụt bàn chân: cắt cụt ngang bàn chân hoặc cắt cụt khối xƣơng cổ chân, tháo
khớp cổ chân.
– Cẳng chân: mỏm cụt lý tƣởng nằm giữa 1/3 trên và 1/3 giữa. Dài khoảng 15cm
từ khớp gối.
– Khớp gối: tháo khớp gối, việc đi chân giả khó do mỏm cụt quá dài.
– Ở đùi: mỏm cụt lý tƣởng dài 25-30cm.
– Khớp háng: tháo khớp háng [4], [6].
1.1.5. Sinh lý bệnh mỏm cụt:
1.1.5.1. Những biến đổi tại chỗ:
 Xƣơng

- Loãng xƣơng ở đầu mỏm cụt lan dần lên trên có khi lan rộng đến các xƣơng
khớp. Lỗng xƣơng xuất hiện rõ rệt vào ngày thứ 10 và kéo dài sau một thời gian
dài hay ngắn tuỳ theo tình trạng tồn thân của ngƣời bệnh, có khi tới hàng năm.
- Đầu xƣơng bị teo nhỏ dần lại. Riêng ở trẻ em xƣơng dài nhanh hơn cơ và da,
nhất là vị trí cắt gần sụn tiếp hợp. Do đó mỏm cụt ở trẻ em thƣờng nhỏ, nhọn và đầu
xƣơng thọc ra ngồi da, nên khơng làm chi giả vĩnh viễn ngay đƣợc mà phải chờ tới
tuổi trƣởng thành, sƣã lại mỏm cụt mới lắp chi giả đƣợc.
 Da cơ và phần mềm khác:
- Da: co rút không đều nhau tuỳ từng vị trí. Nói chung da mỏng, ít tổ chức dƣới
da, khơng dính vào tổ chức sâu co rút nhiều hơn.
- Cơ: những cơ ở nơng có ngun uỷ, bám tận xa nhau thì co rút nhiều hơn
những cơ ở sâu. Hiện tƣợng cơ co rút xảy ngay sau khi cắt và ngày càng co rút thêm.
 Mạch máu:


9

Động mạch và tĩnh mạch đều teo nhanh, sau 2 tháng cắt cụt thì động mạch đùi
nhỏ lại chỉ bằng động mạch quay, động mạch cánh tay nhỏ lại bằng động bằng động
mạch bên ngón tay.
 Các dây thần kinh không bị teo lại nhƣ các phần mềm khác, mà có xu hƣớng
mọc dài ra nhƣng chủ yếu là các sợi trục của dây thần kinh. Sự phát triển dài ra này bị
sức cản của mỏm cụt làm cho chúng cuộn tròn lại thành một khối u gọi là u thần kinh.
Trong u thần kinh có các nhánh cảm giác và vận động, các nhánh cảm giác vẫn dẫn
truyền các kích thích về trung ƣơng. Do đó sau khi cắt cụt, ngƣời bệnh vẫn có cảm
giác cịn tồn tại chi thể nhƣ chƣa bị cắt cụt, đó là hiện tƣợng “chi ma” sau cắt cụt.
Hiện tƣợng “chi ma” sinh lý sẽ giảm dần và hết hẳn sau một thời gian thích nghi đƣợc.
U thần kinh có thể gây ra các phản xạ nhƣ loạn nhịp tim, các cơn đau tim, các cơn
tăng huyết áp hoặc các cơn hen.
1.2.5.2. Những biến đổi toàn thân:

Cắt cụt ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động, sức khoẻ của ngƣời bệnh. Ngƣời bị
cắt cụt chi trên ít bị giảm bớt sức hoạt động, nên ít có thay đổi lớn. Trái lại, ngƣời bị
cắt cụt chi dƣới thƣờng bị giảm sức hoạt động nhiều hơn nên dễ bị béo phì nhiều hơn
[3], [5].
1.1.6. Biến chứng và chăm sóc hậu phẫu:
 Biến chứng:
- Máu tụ mỏm cụt
- Nhiễm trùng
- Hoại tử
- Co rút tƣ thế xấu
- U thần kinh
- U nhạy cảm chi ma
 Chăm sóc hậu phẫu:
- Băng mỏm cụt: Mỏm cụt đƣợc băng bằng băng thun với những đƣờng băng
chéo, sức ép nhẹ từ ngoài đầu mỏm cụt vào trong gốc chi. Tránh băng theo đƣờng tròn


10

quanh chi. Mục đích là phịng ngừa phù nề và tạo dáng mỏm cụt trong thời gian bắt
đầu từ sau khi mổ đến khi mang chi giả.
- Sau 48-72h rút ống dẫn lƣu, 10 ngày sau cắt chỉ vết mổ. Ở ngƣời bệnh bị bệnh
lý mạch máu nên cắt chỉ sau 2 tuần, khơng nên cắt chỉ sớm vì da mỏm cụt không đƣợc
nuôi dƣỡng đầy đủ trong các ngày đầu rất dễ hở vết mổ.
- Các tƣ thế cần tránh: đó là các tƣ thế gây trở ngại cho sự hoạt động sau này của
mỏm cụt. Các tƣ thế thƣờng gặp là duỗi cổ chân, co gối, gấp háng, gấp khuỷu, khép
cánh tay, đây là các tƣ thế giảm đau của ngƣời bệnh. Cần đặt tƣ thế chống đối lại.
- Tập vận động mỏm cụt: bắt đầu sớm ngay sau khi mổ và tiếp tục cho đến khi có
khả năng sử dụng chi giả một cách thành thạo nhằm mục đích ngăn ngừa: tƣ thế xấu
của mỏm cụt, tạo mỏm cụt tốt có độ dài đúng, dáng thon đầu, sẹo khơng co rút, khơng

dính và tạo sự qn bình giữa các cơ [1], [32].
1.1.7. Các rối loạn tâm lý thƣờng gặp sau cắt cụt:
- Lo âu
- Trầm cảm
- Rối loạn sang chấn sau chấn thƣơng (PTSD)
- Đau buồn
- Rối loạn buồn phiền lan tỏa [17]
1.1.8. Phục hồi chức năng sau khi cắt cụt chi:
 Mục đích:
- Tăng cƣờng thể lực chung cho ngƣời bệnh.
- Phòng ngừa teo cơ, cứng khớp.
- Duy trì sức mạnh cơ, khớp đủ tầm vận động tạo thuận lợi cho việc mang chi
giả.


11

- Luyện dáng đi, luyện kỹ năng chi còn lại nhằm giúp ngƣời bệnh trở lại cuộc
sống sinh hoạt gia đình và xã hội.
 Các giai đoạn phục hồi sau cắt cụt: gồm 9 giai đoạn
- Giai đoạn trƣớc mổ: đánh giá tình trạng thể chất và tinh thần, giáo dục ngƣời
bệnh, thảo luận về mức độ phẫu thuật, các kỳ vọng về chức năng, cơn đau chi ma.
-

Giai đoạn phẫu thuật: tiến hành phẫu thuật cắt cụt chi trong phòng mổ.

- Giai đoạn hậu phẫu cấp: thay băng, kiểm sốt đau, cử động phần chi cịn lại, hỗ
trợ về tinh thần, trao đổi với ngƣời bệnh về cơn đau chi ma (nếu có).
- Giai đoạn trƣớc khi lắp chi giả: định hình mỏm cụt, phịng ngừa sự co rút cơ ở
đầu mỏm cụt, tăng cƣờng sức mạnh của cơ, phục hồi khả năng kiểm soát cơ thể ngƣời

bệnh.
- Giai đoạn lắp ráp chi giả: lựa chọn chi giả phù hợp với ngƣời bệnh.
- Giai đoạn tập luyện với chi giả: quản lý chi giả, tập luyện để tăng thời gian
mang chi giả và sử dụng thành thạo trong các hoạt động chức năng.
- Giai đoạn hòa nhập cộng đồng: phục hồi vai trị trong gia đình và cộng đồng,
lấy lại trạng thái cân bằng cảm xúc, phát triển các kế hoạch nâng cao sức khỏe, các
hoạt động giải trí.
- Giai đoạn phục hồi nghề nghiệp: đánh giá và huấn luyện các hoạt động hƣớng
nghiệp, đánh giá về nhƣ cầu giáo dục xa hơn hay việc thay đổi công việc trƣớc đây.
- Giai đoạn theo dõi lâu dài: đánh giá thể chất, chức năng và việc sử dụng chi giả
suốt đời, hỗ trợ về mặt tâm lý [1], [7], [9].
1.2. SƠ LƢỢC VỀ RỐI LOẠN LO ÂU
1.2.1. Khái niệm lo âu và rối loạn lo âu
Lo âu là hiện tƣợng phản ứng tự nhiên (bình thƣờng) của con ngƣời trƣớc những
khó khăn và những mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con ngƣời cần phải tìm cách


12

vƣợt qua, tồn tại, vƣơn tới. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trƣớc một nguy hiểm
sắp xảy đến, cho phép con ngƣời sử dụng mọi biện pháp để đƣơng đầu với sự đe dọa.
Lo âu bệnh lý hay rối loạn lo âu (RLLÂ) là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không
tƣơng xứng với sự đe dọa đƣợc cảm thấy, ảnh hƣởng đến hoạt động của ngƣời bệnh,
có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ q mức hay vơ lý. Lo âu có thể là
biểu hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơ thể. Với ngƣời bị rối loạn lo âu thì
lo lắng và sợ hãi xảy ra thƣờng xuyên và nó áp đảo các cảm xúc tích cực khác, có thể
làm tê liệt gây ra mất ăn, mất ngủ, không làm công việc hàng ngày đƣợc.
Trƣớc một ngƣời bệnh lo âu cần xác định: lo âu bình thƣờng hay bệnh lý. Nếu là
bệnh lý cần xác định lo âu nguyên phát hay thứ phát (do một bệnh tâm thần hay cơ thể
khác) [21], [31].

1.2.2. Nguyên nhân của rối loạn lo âu
Nguyên nhân chính xác của RLLÂ chƣa đƣợc biết rõ, tuy nhiên nó cũng đƣợc
xem nhƣ các dạng khác của bệnh tâm thần. RLLÂ không phải là hậu quả của sự yếu
đuối của con ngƣời, một tính cách sai lầm, hoặc của sự giáo dục kém. Khi các nhà
khoa học tiếp tục nghiên cứu về bệnh tâm thần, ngƣời ta thấy một số những rối loạn
này gây nên do sự kết hợp những yếu tố, bao gồm sự thay đổi ở não và môi trƣờng
căng thẳng.
Giống nhƣ những bệnh về não khác, RLLÂ có thể do những vấn đề ở chức năng
của tuần hoàn não điều chỉnh sự sợ hãi và những cảm xúc khác. Các nghiên cứu đã
cho thấy rằng stress nặng hoặc stress kéo dài có thể thay đổi cách các tế bào thần kinh
dẫn truyền thông tin từ vùng này đến vùng khác của não. Các nghiên cứu khác cũng
cho thấy rằng con ngƣời bị RLLÂ có sự thay đổi trong cấu trúc não ở vùng kiểm sốt
bộ nhớ có liên quan tới xúc cảm mạnh.
Thêm vào đó, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng RLLÂ xảy ra có yếu tố gia
đình, điều này có nghĩa là, ít nhất có thể một phần là do di truyền từ cha hoặc mẹ,
hoặc từ cả hai, giống nhƣ nguy cơ từ bệnh tim mạch hoặc ung thƣ. Hơn thế nữa,


13

những yếu tố môi trƣờng nhƣ là chấn thƣơng, hoặc là sự kiện quan trọng, có thể khởi
phát một RLLÂ ở ngƣời nhạy cảm di truyền để thành bệnh [8], [31].
1.2.3. Các dạng rối loạn lo âu
 Rối loạn lo âu tồn diện (GAD: Generallized Anxiety Disorder)
Ngƣời bệnh ln cảm thấy lo âu hầu hết mọi lúc mà không gắn với một tình
huống căng thẳng cụ thể nào. Những cảm xúc lo lắng này rất mãnh liêt, kéo dài và đe
dọa đến cuộc sống bình thƣờng của họ. Chỉ những sự việc nhỏ nhƣ thanh tốn hóa đơn
hoặc trễ một cuộc hẹn cũng khiến họ cảm thấy lo lắng quá mức và cảm giác rằng một
điều tồi tệ gì đó sắp sửa xảy ra. Tình trạng này thƣờng kéo dài từ 6 tháng trở lên.
 Ám ảnh sợ xã hội (Social Phobia)

Ngƣời mắc chứng ám ảnh sợ xã hội sẽ cảm thấy lo âu mãnh liệt khi đứng trƣớc
những ngƣời khác hoặc trong những tình huống đơng ngƣời. Họ sợ hãi bị phán xét,
phê bình, cƣời nhạo hay bị làm bẽ mặt trƣớc đám đơng ngay cả trong những tình
huống thƣờng ngày. Đối với họ, việc ăn ở một nhà hàng giữa những ngƣời khác cũng
khiến cho họ cảm thấy lo âu và nản chí.
 Ám ảnh sợ biệt định (Specific Phobias)
Ngƣời mắc chứng ám ảnh sợ biệt định có khuynh hƣớng phản ứng thái quá hoặc
phóng đại một cách vô lý các mối nguy hiểm đối với một sự vật hoặc một tình huống
cụ thể nhƣ tiêm chích hoặc đi máy bay, đôi khi chỉ cần xem sự việc đó qua ti vi cũng
đủ để khiến họ sợ hãi và lo âu mất kiểm soát. Một số biểu hiện về mặt sinh lý nhƣ tim
đập nhanh, khó thở, buồn nơn, chóng mặt, tức ngực…
 Rối loạn ám ảnh cƣỡng chế (OCD: Obsessive Compulsive Disorder)
Đặc điểm của bệnh là các ý nghĩ ám ảnh và hành vi cƣỡng chế, ngƣời bệnh
không làm chủ đƣợc các ý nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô lý và để giảm bớt độ thơi
thúc gây khó chịu cho bản thân họ buộc phải thực hiện hành vi cƣỡng chế. Một số
hành vi cƣỡng chế cụ thể nhƣ là nhìn đồng hồ hoặc rửa tay liên tục, sƣu tầm các vật vô
giá trị, ngăn nắp quá mức, tìm kiếm sự cân đối... Nhiều ngƣời ý thức đƣợc tính chất


14

bất thƣờng của hành vi nhƣng không khống chế đƣợc chúng, họ miêu tả điều đó giống
nhƣ khi bị nấc dù rất muốn nhƣng không thể nào dừng lại đƣợc.
 Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD: Post Traumatic Stress Disorder)
Sau một trải nghiệm đau buồn nhƣ ngƣời thân mất, bị ngƣợc đãi, chiến tranh,
thiên tai… phần lớn chúng ta lấy lại đƣợc cảm xúc quân bình theo thời gian, tuy nhiên
ở một số ngƣời nó lại trở thành nỗi bất an dai dẳng, cảm giác đau buồn không nguôi
này gọi là rối loạn stress sau sang chấn. Các triệu chứng thƣờng thấy là ngƣời bệnh
hay nhớ lại hoàn cảnh sang chấn ngồi ý muốn hoặc nó có thể đến trong cơn ác mộng.
 Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder)

Cơn hoảng sợ tột độ là những cảm giác căng thẳng, áp đảo và thƣờng khơng
kiểm sốt đƣợc của sự lo lắng kết hợp với một loạt các triệu chứng về thể chất. Một
ngƣời bị hoảng sợ tột độ có thể bị hụt hơi, đau ngực, chóng mặt và ra rất nhiều mồ
hôi. Đôi khi, những ngƣời trải qua cơn hoảng sợ tột độ nghĩ rằng họ đang có một cơn
đau tim hoặc sắp chết. Nếu tình trạng đó xảy ra thƣờng xuyên hoặc liên tục lo sợ trong
hơn một tháng, họ đƣợc cho là có rối loạn hoảng sợ [11].
1.2.4. Triệu chứng của lo âu
Triệu chứng của lo âu thay đổi tùy theo loại rối loạn lo âu, nhƣng các triệu chứng
chung bao gồm:
 Cảm giác hoảng sợ, sợ hãi và lo lắng
 Khơng có khả năng giữ bình tĩnh
 Các vấn đề về giấc ngủ
 Tay chân bị lạnh hoặc đổ mồ hơi
 Khó thở
 Tim đập nhanh
 Khơ miệng


15

 Tê rần hoặc ngứa ran bàn tay, bàn chân
 Buồn nơn
 Các bắp cơ bị căng
 Chóng mặt [8], [31]
1.2.5. Biến chứng của rối loạn lo âu:
- Trầm cảm
- Lạm dụng thuốc
- Khó ngủ
- Có các vấn đề về tiêu hóa hay đƣờng ruột
- Nhức đầu

- Nghiến răng [8]
1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ LO ÂU Ở NGƢỜI BỆNH HẬU
PHẪU CẮT CỤT CHI DƢỚI
1.3.1. Tuổi
Độ tuổi khi bị cắt cụt chi ảnh hƣởng rất lớn đến việc ngƣời bệnh đó đối mặt và
vƣợt qua sự mất mát của một phần cơ thể nhƣ thế nào. Với những ngƣời trẻ tuổi, nhu
cầu giao tiếp, tham gia các hoạt động cao nên khi cơ thể bị khiếm khuyết, đó sẽ là một
cú sốc rất lớn đối với họ, khả năng bị các rối loạn tâm lý theo đó cũng tăng lên [12].
Trong nghiên cứu của Yilmaz (2016) thì chỉ ra rằng với những ngƣời lớn tuổi, với sự
hiện diện của nhiều căn bệnh đồng thời, cộng với việc bị cắt cụt chi, tuổi đời càng cao
thì chỉ số hài lòng với việc mang chi giả phục hồi sau này càng giảm [35].
1.3.2. Giới tính
Giới tính là một trong những yếu tố nhân chủng học ảnh hƣởng đến khả năng
phục hồi của ngƣời bệnh sau cắt cụt. Về mặt đáp ứng tâm lý sau cắt cụt, một vài


16

nghiên cứu đã chỉ ra khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ (Williamson, 1995) [34].
Tuy nhiên trong nghiên cứu của Hawamdeh (2008) khảo sát ở bệnh viện Jordan, Ai
cập đã chỉ ra rằng phụ nữ có biểu hiện lo âu và trầm cảm cao hơn nam giới sau khi bị
cắt cụt chi dƣới, 44% phụ nữ so với 36% nam giới có biểu hiện lo âu [16]. Kết quả
trong nghiên cứu này cũng tƣơng đồng với một số nghiên cứu của các tác giả khác
nhƣ của Pezzin và cộng sự (2000), Horgan và MacLachlan (2004) cũng đã chỉ ra rằng
phụ nữ có nguy cơ mắc chứng lo âu, trầm cảm cao hơn nam giới sau khi phẫu thuật
cắt cụt chi, đồng thời cho ra kết quả rất tệ trong các cuộc khảo sát đánh giá thích nghi
về mặt cảm xúc [17], [26].
1.3.3. Nguyên nhân cắt cụt chi
Nguyên nhân dẫn tới việc bị đoạn chi, do chấn thƣơng, do bệnh lý hay các
nguyên do khác cũng ảnh hƣởng tới mức độ lo âu của ngƣời bệnh. Một ngƣời bệnh

mắc một căn bệnh trong một thời gian dài, có biến chứng và phải bị đoạn chi sẽ có
tâm thế đối mặt khác với một ngƣời đột nhiên vì lý do tai nạn phải bị cắt cụt, ít nhất là
về mặt thời gian chuẩn bị [25]. Nghiên cứu của Yinmaz (2015) cũng chỉ ra rằng
những ngƣời bệnh bị cắt cụt chi do chấn thƣơng có mức độ lo âu cao hơn nhiều so với
ngƣời bị cắt cụt chi vì bệnh mạch máu [35]. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, Livneh và cộng
sự (1999) còn bổ sung thêm rằng những ngƣời trẻ tuổi bị đoạn chi do chấn thƣơng có
nguy cơ mắc rối loạn lo âu toàn thể và trầm cảm cao gấp hai lần so với ngƣời cùng độ
tuổi nhƣng bị đoạn chi do bệnh lý [19].
1.3.4. Tầm mức đoạn chi
Việc bị cắt cụt chi ở tầm mức nào có ảnh hƣởng rất lớn về mặt chức năng và
thẩm mỹ của ngƣời bệnh, đơn cử nhƣ một ngƣời bệnh bị cắt cụt bàn chân có thể lấy
lại thăng bằng cơ thể tốt hơn so với một ngƣời bệnh bị cắt cụt trên gối. Bên cạnh đó.
độ dài của phần chi cịn lại cũng ảnh hƣởng đến việc sử dụng chi giả về sau. Về mặt
thay đổi tâm lý, theo nghiên cứu Yinmaz (2015), mức độ lo âu của ngƣời bệnh bị cắt
cụt ngang đùi cao hơn rất nhiều và có ý nghĩa thống kê so với ngƣời bệnh bị cắt cụt
cẳng chân (p<0,05) [35]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Hawamdeh (2008),

McKechnie và cộng sự (2014) lại cho kết quả ngƣợc lại, dù cho sự thật rằng những


17

ngƣời bệnh bị đoạn chi trên gối sẽ hạn chế khả năng vận động và thời gian phục hồi
chức năng lâu hơn, tuy nhiên mức độ lo âu của họ lại thấp hơn rất nhiều so với những
ngƣời bệnh bị đoạn chi dƣới gối [16], [20].
1.3.5. Tình trạng hơn nhân
Hầu nhƣ tất cả các tác giả đều thống nhất nhận xét là tình trạng hơn nhân có ảnh
hƣởng rất lớn đến tình hình mắc RLLÂ, những ngƣời ly dị, ly thân, và góa bụa có
nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm cao hơn những ngƣời có gia đình và những ngƣời
chƣa lập gia đình. Dựa trên tình trạng hơn nhân, các tác giả đã sắp xếp mức độ nguy

cơ mắc rối loạn lo âu, trầm cảm theo trình tự tăng dần nhƣ sau: đàn ơng có gia đình;
phụ nữ có gia đình; phụ nữ góa hoặc độc thân; đàn ông góa, độc thân hoặc ly dị; phụ
nữ ly thân hoặc ly dị [22], [24].
1.3.5. Tình trạng kinh tế - xã hội
Ngƣời bệnh bị cắt cụt chi ngoài chịu những tác động to lớn về mặt thể chất và
tinh thần còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt tài chính trong tƣơng lai bởi ảnh
hƣởng đến cơng việc hiện tại của họ [28]. Nghiên cứu của Hawamdeh (2008) chỉ ra
rằng ngƣời khơng có việc làm và thu nhập thấp có nguy cơ cao mắc các rối loạn lo âu,
trầm cảm. Nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý ở ngƣời có trình độ học vấn thấp và khơng
có việc làm ít hơn so với ngƣời có trình độ cao khơng có việc làm. Ngồi ra nghiên
cứu cịn cho biết ngƣời có việc làm nhƣng thu nhập hộ gia đình thấp và những ngƣời
thất nghiệp có thu nhập cá nhân thấp có tỷ lệ mắc rối loạn lo âu, trầm cảm cao hơn các
đối tƣợng khác [16]. Theo Alberto và Robert (2001), triển vọng về việc làm có sức
ảnh hƣởng rất lớn trong việc khẳng định nhân cách cũng nhƣ vị trí tài chính và xã hội
của mỗi cá nhân [9].
1.3.7. Sự hỗ trợ của xã hội
Hỗ trợ xã hội là sự hỗ trợ có thể nhận đƣợc từ các thành viên trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp tại cơ quan, nhân viên y tế và đƣợc xem nhƣ là yếu tố quan trọng hỗ
trợ cho quá trình điều trị và chăm sóc bệnh cấp và mạn tính [18]. Những ngƣời bệnh
nhận đƣợc sự hỗ trợ xã hội có thể nói lên tình trạng sức khỏe của họ sẽ giúp phát hiện


18

và điều trị bệnh sớm. Đồng thời họ có thể chia sẻ những lo lắng, gánh nặng cảm xúc
của bệnh tật với những ngƣời khác nhƣ vợ chồng, gia đình, bạn bè thân thiết [29].
Nghiên cứu của Mitchinson và cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng đối với ngƣời bệnh sau
phẫu thuật, sự hỗ trợ xã hội tốt sẽ giúp ngƣời bệnh kiểm soát đƣợc cơn đau tốt hơn,
giảm mức độ lo âu, trầm cảm trong suốt năm ngày đầu sau phẫu thuật. Bên cạnh đó,
việc tăng hỗ trợ xã hội cũng có mối tƣơng quan với việc giảm liều lƣợng thuốc giảm

đau sau mổ, ngƣời bệnh cảm thấy tinh thần thƣ thái và lấy lại cân bằng nội tại nhanh
hơn [22]. Về mặt phục hồi lâu dài sau phẫu thuật, Okkonen and Vanhanen (2006) đã
phát hiện ra rằng 6 tháng kể từ khi phẫu thuật, ngƣời bệnh sống một mình có mối
tƣơng quan thuận với tình trạng lo âu và tuyệt vọng. Tuy sống một mình khơng có
nghĩa là thiếu sự hỗ trợ xã hội, tuy nhiên sự hiện diện của ngƣời thân trong gia đình
làm giảm sự xuất hiện của cơn đau tức ngực và các triệu chứng trầm cảm của ngƣời
bệnh sau cắt cụt chi [24].
1.4. HỌC THUYẾT ĐIỀU DƢỠNG
Sức khỏe liên quan đến sức chịu đựng và sự tham gia vào các hoạt động nâng
cao sức khỏe. Nó cũng bao gồm cả hai tiến trình thích nghi của sinh lý và tâm lý xã
hội đối với sự thay đổi của chính cơ thể và mơi trƣờng bên ngồi. Sự thích nghi này
đƣợc đề cập rất rõ trong Học thuyết thích nghi của Sister Callista Roy (Hình 1).

Các tác nhân
kích thích

Tiến trình
đối phó
kích thích

Đáp ứng
kích thích

Khả năng
thích nghi của
ngƣời bệnh

Phản hồi

Sơ đồ 1.1 Mơ hình học thuyết của Roy (Phillips, 2006)



19

Trong học thuyết của Roy bao gồm:
 Các kích thích:
-

Tình trạng cắt cụt chi: nguyên nhân, tầm mức cắt cụt.

- Đặc điểm nhân trắc học: tuổi, giới, tình trạng hơn nhân, học vấn, thu nhập, số
con…
-

Sự hỗ trợ xã hội: gia đình, bạn bè và những ngƣời quan trọng khác.

 Mỗi ngƣời bệnh đáp ứng với kích thích qua 4 phƣơng thức:
- Chức năng sinh lý: thể hiện sự đáp ứng của cơ thể với các kích thích của mơi
trƣờng thơng qua các q trình sinh lý đƣợc điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu về oxy,
dinh dƣỡng, bài tiết, hoạt động, nghỉ ngơi, bảo vệ…
- Khái niệm tự thân: đề cập đến nhu cầu đƣợc khẳng định bản thân và tƣơng tác
với xã hội của một ngƣời. Nó đƣợc xác định bởi sự kết hợp giữa niềm tin và cảm xúc
của một cá nhân về chính mình tại bất cứ một thời điểm cụ thể nào.
- Chức năng vai trị: mơ tả sự trơng đợi về việc một ngƣời có cách hành xử nhƣ
thế nào đối với một ngƣời khác. Mỗi cá nhân đảm nhiệm 3 cấp vai trò trong xã hội:
vai trò cấp một, cấp hai và cấp ba.
- Chế độ phụ thuộc lẫn nhau: đề cập đến sự tƣơng tác của con ngƣời với xã hội.
Nhiệm vụ chủ yếu của phƣơng thức này là giúp con ngƣời cho và nhận sự yêu thƣơng,
tôn trọng và các giá trị. Thành phần quan trọng nhất của phƣơng thức này là những
ngƣời thân cận và sự hỗ trợ của xã hội.

 Trong học thuyết của Roy, điều dƣỡng có vai trò giúp ngƣời bệnh mở rộng khả
năng và thúc đẩy các q trình thích ứng diễn ra một cách đồng bộ và tích cực nhằm
giúp ngƣời bệnh nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Để làm đƣợc điều
này, điều dƣỡng cần thực hiện đánh giá hành vi, mức độ thay đổi tâm lý của ngƣời
bệnh, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình thích nghi đó nhằm loại
bỏ các yếu tố tiêu cực, thúc đẩy các yếu tố tích cực. Từ đó đƣa ra đƣợc các chẩn đoán


20

và can thiệp điều dƣỡng kịp thời nhằm giúp ngƣời bệnh thích nghi tốt hơn và hƣớng
đến mục tiêu cuối cùng là tái hịa nhập vào cộng đồng [27].

Kích thích

- Tình trạng cắt cụt chi:

(nguyên nhân, tầm mức cắt
cụt)
- Đặc điểm nhân trắc học:
(tuổi, giới, tình trạng hơn
nhân, học vấn, thu nhập, số
con…)
- Sự hỗ trợ xã hội:
(gia đình, bạn bè và những
ngƣời quan trọng khác)

Đáp ứng sinh lý – tâm lý

Kết quả


- Chức năng sinh lý
(dinh dưỡng, bài tiết, vận
động nghỉ ngơi, bảo vệ…)
- Khái niệm tự thân
(cảm giác cơ thể, hình ảnh cơ
thể, hình mẫu lý tưởng…)
- Chức năng vai trị
(trong gia đình và xã hội)
- Chế độ phụ thuộc lẫn nhau
(hành vi chấp nhận và đóng
góp, sự hỗ trợ gia đình và xã
hội)

Mức độ lo âu

Sơ đồ 1.2. Áp dụng mơ hình học thuyết Roy trong đánh giá lo âu
ở người bệnh hậu phẫu cắt cụt chi dưới


21

CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Dân số đích
Tất cả ngƣời bệnh hậu phẫu cắt cụt chi dƣới hiện đang điều trị tại khoa Chấn
thƣơng chỉnh hình – bệnh viện Chợ Rẫy và khoa Chi dƣới – bệnh viện Chấn Thƣơng
Chỉnh Hình, TP.HCM.
2.1.2. Dân số chọn mẫu

Ngƣời bệnh hậu phẫu cắt cụt chi dƣới hiện đang điều trị tại khoa Chấn thƣơng
chỉnh hình – bệnh viện Chợ Rẫy và khoa Chi dƣới – bệnh viện Chấn Thƣơng Chỉnh
Hình, TP.HCM từ đầu tháng 11/2017 đến cuối tháng 5/2018.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu đƣợc tính theo cơng thức ƣớc lƣợng một số trung bình:



Trong đó:


: xác suất sai lầm loại 1

 Z: hệ số tin cậy, chọn ngƣỡng

= 0,05, vậy



= 1,96 trị số phân phối

chuẩn.
 𝜎: độ lệch chuẩn. Theo kết quả nghiên cứu của Desteli và cộng sự (2014), trung
bình và độ lệch chuẩn mức độ lo âu của ngƣời bệnh cắt cụt chi dƣới tính theo thang đo
HADS là 4,45 ± 0,65 [12].



22

 d: độ rộng khoảng tin cậy mong muốn, chọn d = 0,2
Vậy cỡ mẫu tối thiểu là n = 41.
Để đề phịng mất mẫu và sai sót trong q trình thu thập số liệu, dự kiến lấy thêm
10% cỡ mẫu ƣớc lƣợng, nên thực tế sẽ tiến hành thu thập trên cỡ mẫu n = 45.
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Do nghiên cứu đƣợc thực hiện tại bệnh viện và số lƣợng ngƣời bệnh tƣơng đối ít
nên tiến hành chọn mẫu thuận tiện, đủ tiêu chí chọn mẫu là cho vào lơ nghiên cứu.
2.2.4. Tiêu chí chọn mẫu
2.2.4.1. Tiêu chí chọn vào
- Ngƣời bệnh từ 18 tuổi trở lên.
- Ngƣời bệnh đang trong giai đoạn hậu phẫu cắt cụt chi dƣới hiện đang điều trị
tại bệnh viện.
- Ngƣời bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.4.2. Tiêu chí loại trừ
- Ngƣời bệnh cắt cụt một phần bàn chân hoặc cả hai bên chi dƣới hoặc có kèm
theo cắt cụt chi trên.
- Ngƣời bệnh bị cắt cụt chi trong tình trạng hơn mê, khơng ý thức đƣợc.
- Ngƣời bệnh có tiền sử rối loạn tâm thần, có vấn đề trong việc nhận thức, sa sút
trí tuệ, rối loạn chức năng nghe, nói.
2.2.5. Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi gồm 33 câu, chia làm 3 phần:
 Phần 1: gồm 14 câu hỏi chủ yếu để đánh giá về đặc tính của dân số mẫu nhƣ
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hơn nhân, số thành viên hiện
có trong gia đình, thu nhập hàng tháng, nguyên nhân và tầm mức cắt cụt chi


23


 Phần 2: gồm 7 câu hỏi đo lƣờng mức độ lo lắng theo thang đo HADS-A
(Hospital Anxiety and Depression Scale) (Zigmond and Snaith, 1983). Mỗi câu hỏi
đƣợc chia thành 4 mức điểm theo thang đo Likert (từ 0 = “hồn tồn khơng có” đến 3
= “rất thƣờng xun”). Mức độ lo âu là tổng điểm của 7 câu hỏi, và có giá trị từ 0 đến
21; trong đó 0-7 (bình thƣờng), 8-10 (nghi ngờ có rối loạn lo âu) và 11-21 (có rối loạn
lo âu) [23].
Thang đo HADS-A đã đƣợc tác giả Đỗ Cao Cƣờng dịch sang tiếng Việt và tiến
hành nghiên cứu ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Việt Nam (2013). Bộ câu hỏi đã
đƣợc kiểm chứng với một nghiên cứu thử gồm 30 mẫu cho ra hệ số Cronbach’s alpha
là 0,81 [13].
 Phần 3: gồm 12 câu hỏi đo lƣờng yếu tố hỗ trợ xã hội dựa theo thang đo
MSPSS (Multidimensional Scale of Perceived Social Support) (Dahlem, Zimet, and
Walker, 1991). Thang đo MSPSS đánh giá từ ba nguồn: gia đình, bạn bè và những
ngƣời quan trọng khác. Mỗi nội dung chia làm 7 mức điểm (từ 1 = “hồn tồn khơng
đồng ý” đến 7 = “hoàn toàn đồng ý”). Tổng điểm dao động từ 12 đến 84 điểm [15].
Thang đo MSPSS đã đƣợc tác giả Đoàn Vƣơng Diễm Khánh dịch sang tiếng Việt
và đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ số
Cronbach’s alpha của thang đo MSPSS là 0,93 [14].
2.2.6. Phân loại và định nghĩa các biến số
2.2.6.1. Biến độc lập
 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Tuổi: là biến định lƣợng, chia thành 4 nhóm tuổi
+ 18 – 39 tuổi
+ 40 – 49 tuổi
+ 50 – 59 tuổi
+ > 60 tuổi


24


- Giới: là biến nhị giá, bao gồm hai giá trị “nam” và “nữ”
- Trình độ học vấn: là biến thứ tự
+ Mù chữ
+ Tiểu học
+ Trung học cơ sở
+ Trung học phổ thông
+ Trung cấp, cao đẳng, đại học
+ Sau đại học
- Tình trạng hơn nhân: là biến định danh
+ Độc thân
+ Đang có vợ/chồng
+ Ly hơn hoặc góa bụa
- Nghề nghiệp: là nghề nghiệp chính ngƣời bệnh đang làm để có thu nhập hàng tháng
trong vịng 1 năm trở lại đây.
+ Nông dân
+ Công nhân, thợ thủ công
+ Cán bộ, viên chức
+ Buôn bán
+ Nội trợ
+ Học sinh, sinh viên
+ Già, mất sức lao động
+ Hƣu trí


25

+ Khác
Trong phân tích mối liên quan chúng tơi chia 2 nhóm:
+ Có làm việc: bao gồm các nghề nghiệp nhƣ nông dân, công nhân, thợ thủ công,
cán bộ viên chức, buôn bán, khác.

+ Không làm việc: bao gồm già, mất sức lao động, học sinh sinh viên, hƣu trí,
nội trợ.
- Thu nhập cá nhân/tháng: tính bằng thu nhập bình quân của ngƣời bệnh trong 3 tháng
gần nhất lúc còn làm việc.
+ <500.000 VNĐ/tháng
+ Từ 500.000 – <2 triệu VNĐ/tháng
+ Từ 2 triệu – <5 triệu VNĐ/tháng
+ > 5 triệu VNĐ/tháng
- Tình trạng kinh tế của gia đình: Theo quyết định số 09 ngày 30/01/2011 của Thủ
tƣớng Chính phủ, áp dụng cho hộ cận nghèo từ 2011-2015 thì:
+ Hộ nghèo:
Ở nông thôn: thu nhập đầu ngƣời < 400.000 VNĐ/ngƣời/tháng
Ở thành thị: < 500.000 VNĐ/ngƣời/tháng
+ Hộ cận nghèo:
Nông thôn: 401.000 – 520.000 VNĐ/ngƣời/tháng
Thành thị: 501.000 – 650.000 VNĐ/ngƣời/tháng
Do đó có 3 mức đánh giá:
+ Nghèo
+ Cận nghèo


×