Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DE THI THU FACEBOOK NHUNG NGUOI YEU HOA CUC HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.74 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>FACEBOOK. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2013. HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU HÓA. Môn: Hoá học Thời gian làm bài: 90 phút. (50 câu trắc nghiệm, gồm 06 trang). Họ và tên học sinh:................................. SBD............ PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG – VÔ CƠ (30 câu) Câu 1: Trong các khẳng định sau, có mấy khẳng định đúng? (1) Trong một chu kỳ, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử nói chung giảm dần. (2) Trong hạt nhân nguyên tử, có 3 loại hạt cơ bản là: proton, nơtron và electron. (3) Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số khối. (4) Các tiểu phân Ar, K+, Cl- đều có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. (5) Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử. (6) Các nguyên tố 11X, 12Y, 21Z, đều có đặc điểm chung là electron cuối cùng được điền vào phân lớp s. (7) Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự: Na, Mg, Al, Si. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2 o. Câu 2: Để hòa tan một quả cầu nhôm trong dung dịch H2SO4 (dư) ở 15 C cần 24 phút. Cũng quả cầu nhôm đó tan hết trong dung dịch axit nói trên ở 45oC trong 45 giây. Để hòa tan hết quả cầu nhôm đó trong dung dịch axit nói trên ở 27oC thì cần thời gian là: A. 6 phút B. 12 phút 48 giây C. 8 phút D. 4 phút + + Câu 3: Dung dịch A chứa x mol Ag , y mol H và 0,18 mol NO3 . Cho 3,36 gam sắt vào dung dịch A, đun nóng đến khi phản ứng xảy hoàn toàn thu được 0,448 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch B và m gam chất rắn không tan. Chọn khẳng định đúng: A. Giá trị của m bằng 10,8 gam. B. Dung dịch B được chỉ chứa Fe(NO3)2. C. Dung dịch B chứa muối nitrat của hai kim loại. D. Dung dịch B phản ứng được với dung dịch NaCl Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: (1) A1 + Cl2 (2) A2. ⃗ 30o C A2 + A3. (5) CaC2 + A3. ⃗ t 0 A4 + A5↑. (6) A8 + A3. ⃗ A4 + A7↑+ A3 ❑ (4) CaO + A8 ⃗ t 0 CaC2 + A9 ↑ (3) A2 + A6. (7) A7 + A11. ⃗ A1 + A10 ↑ ❑. ⃗ t 0 A9 ↑+ A11↑ ⃗ t 0 A6 ↑. (8) A10 + A5 ⃗ t 0 A3↑+ A12↑. Trong các phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hóa khử? A. 6. B. 5. C. 7. D. 8. Câu 5: Trộn V lít dung dịch HCl 0,0205 M với V lít dung dịch CH3COONa 0,02 M. Tính pH của dung dịch thu được. Biết Kb CH3COONa = 5,754.10-10. A. 3,053. B. 3,256. C. 3,602. D. 3,517. Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 aM, sau phản ứng thu được 4,925 gam kết tủa. Tìm giá trị của a. A. 0,0500. B. 0,0250. C. 0,0375. D. 0,0125. Câu 7: Trong phòng thí nghiệm hiện có 3 bình đựng lần lượt các dung dịch KOH 1M, 2M và 3M, thể tích mỗi dung dịch là 100 ml. Lấy lần lượt ở mỗi bình một thể tích dung dịch là V1, V2, V3, rồi trộn lại với nhau thành V ml dung dịch KOH 1,75M. Đem V ml dung dịch KOH 1,75M thu được trộn với 320 ml dung dịch Zn(NO 3)2 0,7M thì thu được m gam kết tủa. Tính giá trị thể tích V pha được để m đạt giá trị cực đại. A. 265. B. 240. C. 250. D. 256. Câu 8: Hòa tan hết 3,84 gam Mg bằng 650 ml dung dịch HNO3 1M được dung dịch A (không chứa muối amoni). Thêm 450 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 36,51 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Mg là:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. 0,48 mol. B. 0,56 mol. C. 0,58 mol. D. 0,42 mol. Câu 9: Thêm một ít phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng ta thu được dung dịch A. Trong các tác động sau, có bao nhiêu tác động không làm nhạt màu dung dịch A? (1) Đun nóng dung dịch hồi lâu.. (2) Thêm HCl bằng số mol NH3.. (3) Thêm một ít Na2CO3.. (4) Thêm AlCl3 tới dư vào dung dịch.. (5) Thêm SO3 tới dư vào dung dịch.. (6) Thêm Mg(NO3)2 tới dư vào dung dịch.. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 10: Nung nóng hỗn hợp gồm 6,32 gam KMnO4 và 4,14 gam Ca(ClO3)2 một thời gian thu được 8,86 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc dư đun nóng lượng khí clo sinh ra cho hấp thụ vào 600 ml dung dịch chứa NaOH 0,5 M đun nóng thu được dung dịch Z. Hỏi cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 17,30 gam. B. 15,18 gam. C. 15,96 gam. D. 18,36 gam. Câu 11: Cho các phản ứng sau: (1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag ↓ (2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑ Dãy các ion sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là: A. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.. B. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.. C. Fe3+, Ag+, H+, Mn2+.. D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.. Câu 12: Hấp thụ hết 3,584 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 16 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là A. 3 : 1. B. 3 : 1. C. 2 : 3. D. 1 : 2. Câu 13: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol Cu và c mol Fe(NO3)2 trong dung dịch HCl dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và HCl dư. Dung dịch Y không có khả năng hòa tan bột Cu. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c là : A. a = 2(3c – b). B. b = 3/2 (2c – a). C. a = 3c – b. D. b = 3(2c – a). Câu 14: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là A. 27,96. B. 29,72. C. 31,08. D. 36,04. Câu 15: Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch X. Trong các hóa chất sau : KMnO4, NaOH, NH3, Cl2, AgNO3, Mg(NO3)2, KI, H2S, số chất tác dụng được với dung dịch X là : A. 7. B. 6. C. 5. D. 8. Câu 16: Trong các khẳng định sau, có mấy khẳng định đúng? (1) Phopho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa. (2) Trong quá trình điều chế NH3 trong công nghiệp, để tách NH3 ra khỏi hỗn hợp với N2, H2, người ta dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch H2SO4. (3) Axit nitric khi để dưới ánh sáng sẽ bị phân hủy một phần thành nitơ đioxit, khí này tan vào dung dịch axit làm dung dịch có màu vàng. (4) Trong phòng thí nghiệm, để pha được dung dịch H2SO4 12,25%, ta thêm từ từ 700 gam nước vào 100 gam H2SO4 98%. (5) Trong phòng thí nghiệm, CO được điều chế bằng cách cho H 2SO4 đặc vào axit fomic và đun nóng. (6) Khi có than hoạt tính làm xúc tác, CO kết hợp được với Cl 2 tạo ra photgen. (7) Trong công nghiệp, Si được điều chế bằng cách dùng than cốc khử SiO 2 trong lò điện ở nhiệt độ cao. A. 4. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 17: Cho 8,654 gam hỗn hợp khí Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 0,396 mol hỗn hợp Y gồm Mg, Zn, Al thì thu được 23,246 gam hỗn hợp muối cloua và oxit của 3 kim loại. Cho Z phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch T. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 2M vào T đến khi lượng kết tủa thu được không thay đổi về khối lượng thì cần vừa đủ 286 ml. Giá trị của V là :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. 780. B. 864. C. 572. D. 848. Câu 18: Trong các khẳng định sau, có mấy khẳng định đúng? (1) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các halogen tăng dần theo thứ tự F 2, Cl2, Br2, I2. (2) Các anion Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa màu trắng với Ag+, còn F- thì không. (3) Cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với kali clorua và làm lạnh, ta sẽ thu được kali peclorat kết tinh. (4) Khi cho F2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng lạnh, xảy ra phản ứng tự oxi hóa, tự khử. (5) Freon là một chất dẻo chứa flo có tính bền cao với các dung môi và hóa chất, được dùng làm chất tráng phủ lên chảo hoặc nồi để chống dính. (6) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 19: Hỗn hợp X gồm MgO, CaO, Mg và Ca. Hòa tan 32,16 gam X vào dung dịch 400 ml dung dịch HCl x M vừa đủ thu được 9,744 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa MgCl2 0,975M và CaCl2 y M. Giá trị của x là: A. 4,05. B. 2,175. C. 2,025. D. 3,825. Câu 20: Chia dung dịch Ca(OH)2 a M thành ba phần bằng nhau: Phần I: Hấp thụ V lít CO2 vào thì thu được m1 gam kết tủa. Phần II: Hấp thụ (V + 2,688) lít CO2 vào thì thu được m2 gam kết tủa. Phần III: Hấp thụ (V + V1) lít CO2 vào thì thu được lượng kết tủa cực đại. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Biết m1 : m2 = 4 : 1 và m1 bằng 8/13 khối lượng kết tủa cực đại. Giá trị của V1 là: A. 0,672. B. 0,840. C. 2,184. D. 1,344. Câu 21: Cho a gam Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 1 lượng dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho HCl dư vào dung dịch X thì dung dịch thu được hòa tan được tối đa 17,28 gam Cu. Giá trị của a là: A. 4,176. B. 3,712. C. 4,64. D. 41,76. Câu 22: Trong các thí nghiệm sau, có mấy thí nghiệm mô tả không đúng hiện tượng? (1) Thêm từ từ dung dịch H2S vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3, thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. (2) Nhỏ từ từ dung dịch FeSO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, thấy dung dịch trong ống nghiệm mất màu tím và chuyển dần sang màu hồng nhạt. (3) Nhỏ từ từ tới dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3, thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ và có bọt khí không màu bay ra, dung dịch chuyển từ màu nâu đỏ thành không màu. (4) Nhỏ từ từ dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3, thấy xuất hiện kết tủa trắng keo và có bọt khí không màu, không mùi bay ra. (5) Cho một đinh sắt đã được đánh rửa sạch vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO 4, xuất hiện một lớp màu đỏ gạch bám trên bề mặt đinh sắt, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 23: Cho m gam Ca vào 500 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và CaCl2 0,5M .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 16. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu vào dung dịch chứa 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu V lít hỗn hợp NO2, NO (ở 273oC, 1 atm) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu 25,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là: A. 7,168. B. 1,792. C. 5,376. D. 3,584. Câu 25: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 10%, thu được dung dịch Y chứa FeSO4 nồng độ 5% và MgSO4 nồng độ x%. Giá trị của x là: A. 4,2. B. 5,7. C. 7,9. D. 8,2. Câu 26: Cho bột kim loại R vào 150 gam dung dịch Fe2(SO4)3 9%, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc bỏ chất rắn không tan, cô cạn phần dung dịch thu được 13,5 gam chất rắn. Trong các kim loại sau, R có thể là:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. Cu. B. Mg. C. Ni. D. Zn. Câu 27: Trong các khẳng định sau, có mấy khẳng định không đúng? (1) Trong tinh thể nước đá, lực liên kết giữa các phân tử có bản chất cộng hóa trị. (2) Nước có thể tích lớn nhất ở 4oC. (3) Lực liên kết trong tinh thể CO2 và tinh thể SiO2 đều có cùng bản chất cộng hóa trị. (4) Mạng tinh thể lập phương tâm khối có độ đặc khít là 74%. (5) Ở trạng thái kích thích, clo có 1, 3, 5 hoặc 7 eletron độc thân. (6) Hóa trị của N trong HNO3 là 5, còn trong NH4Cl là 4. (7) Có tất cả 12 nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s. A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. Câu 28: Dẫn khí H2 dư đi qua 61,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO nung nóng, đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 45,92 gam chất rắn. Mặt khác 0,45 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 1,5 lít dung dịch HCl 1,5M. Phần trăm theo số mol của CuO trong hỗn hợp X là: A. 45,00%. B. 23,38%. C. 35,71%. D. 40,00%. Câu 29: Lắc 13,14 gam Cu với 250 ml dung dịch AgNO3 0,6M một thời gian thu được 23,01 gam chất rắn A và dung dịch B. Nhúng thanh kim loại M nặng 15,45 gam vào dung dịch B khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 17,355 gam chất rắn Z. Kim loại M là: A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Ni. Câu 30: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp FeCl3 và CuCl2 với điện cực trơ cho tới khi dung dịch hết màu xanh thì ở anot của bình điện phân thu được 2,688 lít khí (đktc). Tiếp tục điện phân dung dịch thu được ở trên cho tới khi catot bắt đầu sủi bọt khí thì ở anot lại thu thêm được 2,688 lít khí nữa (đktc). Giá trị của m là: A. 29,20. B. 35,70. C. 27,60. D. 23,34. PHẦN II: HỮU CƠ (20 câu) Câu 31: Trong các khẳng định sau, có bao nhiêu khẳng định đúng? (1) Đốt cháy hoàn toàn 9 gam mỗi hợp chất hữu cơ A, B, C đều thấy thu được 14 lít CO 2 (đktc) và 13,5 gam nước, suy ra A, B, C có cùng công thức phân tử. (2) Xicloankan không làm mất màu dung dịch KMnO4. (3) Trong công thức CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO số oxi hóa của các nguyên tử cacbon từ C 1 đến C5 có giá trị lần lượt là +1 ; +1 ; -1 ; 0 ; -3. (4) Xiclohexan có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn hexan. (5) Khi thực hiện phản ứng thế clo vào isobutan, số sản phẩm điclo tối đa có thể thu được là 3. (6) Cho tất cả các ankan ở thể khí (nhiệt độ thường) phản ứng với clo sẽ thu được tối đa 8 sản phẩm thế monoclo. (7) Trong dãy biến hóa Al→ Al4C3 → CH4 → C2H2 → C4H4 → C4H6 → cao su buna có tất cả 4 phản ứng oxi hóa khử. A. 6. B. 7. C. 5. D. 4. Câu 32: Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với khí flo bằng 1. Số đồng phân của X thỏa mãn là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm đi 19,912 gam. Công thức phân tử của X là A. C3H4. B. CH4. C. C3H8. D. C4H10. Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon trong đó B và C có cùng số C và nA = 4(nB + nC). Đốt cháy 1,12 lít hỗn hợp X (đktc) thu được 3,08 gam CO2 và 2,025 gam H2O. Cho hỗn hợp X qua dung dịch AgNO3/NH3 thì có kết tủa vàng. CTPT của B, C lần lượt là: A. C3H8, C3H4. B. C2H2, C2H6. C. C3H6, C3H4. D. C2H2, C2H4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 35: Hiđrocacbon X, Y khi tác dụng với Cl2 (trong điều kiện thích hợp riêng với mỗi chất) thì X chỉ cho 1 sản phẩm có CTPT là C2H4Cl2, còn Y cho các sản phẩm trong đó có 2 sản phẩm cùng có CTPT là C2H4Cl2 .Công thức phân tử của X, Y lần lượt là A. C2H6 và C2H4. B. C2H4 và C2H2. D. C2H2 và C2H6. D. C2H4 và C2H6. Câu 36: Cho hỗn hợp gồm : xiclobutan, metylxiclopropan, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en, metylpropen phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to), sau phản ứng hoàn toàn, thu được bao nhiêu hidrocacbon no? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 37: Trong các khẳng định sau, có mấy khẳng định sai? (1) Bốn trục của 4 obitan p của 4 nguyên tử C ở buta-1,3-đien nằm trên một mặt phẳng. (2) Không thể phân biệt khí SO2 và C2H4 bằng brom trong CCl4. (3) Cao su thiên nhiên có công thức (–CH2-CH=CH-CH2-)n, trong đó cấu hình cis chiếm chủ yếu. (4) Ứng với CTPT C6H10, có tất cả 4 đồng phân ankin phản ứng được với AgNO3/NH3 tạo kết tủa trắng. (5) Khi cho etilen tác dụng với oxi (xúc tác Ag, t o) ta thu được anđehit axetic. (6) Nghiên cứu về pheromon của một loại bướm sâu hại cam quýt, ta biết nó có CTPT là C 16H28O, có cấu tạo mạch hở và không chứa liên kết ba. Từ đó có thể kết luận phân tử pheromon này có 3 liên kết đôi C=C. A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 38: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinylaxetilen và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là A. 0 gam. B. 24 gam. C. 8 gam. D. 16 gam. Câu 39: Khi đốt cháy các hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng (hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH 2-) của ....... n H 2O (1)....... ta thấy tỉ lệ mol. n CO2. thu được .......(2)....... khi số nguyên tử cacbon ......(3)...... dần.. Chọn cụm từ cần điền để khẳng định trên đúng. A. (1) metan; (2) giảm từ 2 đến cận 1; (3) giảm B. (1) etilen; (2) không đổi và bằng 0,5; (3) tăng C. (1) axetilen; (2) tăng từ 0,5 đến cận 2; (3) tăng D. (1) benzen; (2) giảm từ cận 1 đến 0,5; (3) giảm Câu 40: Anken điều kiện thường ở thể khí, khi cộng HBr chỉ thu được một sản phẩm duy nhất có: A. 4 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 1 chất. Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (M Y < MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là A. C2H4. B. C2H2. C. C2H6. D. CH4. Câu 42: Cho ba chất hữu cơ mạnh hở: C2H2 (X), C3H4 (Y), C4H6 (Z). Nhận xét nào sau đây đúng? A. X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp. B. X, Y, Z không thể là đồng đẳng của nhau. C. X và Y là đồng đẳng kế tiếp còn Z có thể cùng dãy đồng đẳng với X và Y hoặc không. D. X, Y, Z có thể cùng dãy đồng đẳng hoặc không phải là đồng đẳng của nhau. Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp X gồm (axetilen, etan và propilen) thu được 1,6 mol nước. Mặt khác 0,5 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,645 mol Br2. Phần trăm thể tích của etan trong hỗn hợp X là A. 5,00%.. B. 3,33%.. C. 4,17 %.. D. 6,90%.. Câu 44: Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu không đúng? (1) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. (2) Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau không nhiều, ta dùng cách chưng cất thường. (3) Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị không phân cực. (4) Trong các phân tử xicloankan, các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp 2..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> (5) Bốn nguyên tử cacbon trong phân tử xiclobutan thuộc cùng một mặt phẳng. (6) Hợp chất (CH3)3C-CH=CH(CH3)2 có tên theo danh pháp IUPAC là 2,2,4- trimetylpent-3-en. A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lít (đktc) một ankan X bằng oxi dư, sản phẩm cháy thu được đem hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,0375M và Ca(OH)2 0,0125M sau phản ứng thu được 2,5 gam kết tủa. Số ankan X thỏa mãn là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm etilen, ancol isoamylic và hexen. Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc dư và bình (2) đựng nước vôi trong dư. Sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng bình (1) tăng a gam và bình (2) thấy xuất hiện b gam kết tủa. Mối liên hệ giữa m, a, b là: A. m = a – 0,04b. B. m = a/9 + 0,14b. C. m = a/9 + 0,12b. D. m = a – 0,12b. Câu 47: Xét các quá trình: (X) Giã lá cây chàm, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải. (Y) Nấu rượu uống. (Z) Ngâm rượu thuốc, rượu rắn. (T) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía. Trong các quá trình này, quá trình nào sử dụng kỹ thuật chiết để tách các hợp chất hữu cơ? A. X. B. Y. C. Z. D. T. Câu 48: Nhiệt phân x mol butan một thời gian thu được hỗn hợp gồm các hiđrocacbon và hiđro. Cho hỗn hợp khí này sục qua dung dịch Br2 dư thì khối lượng Br2 tham gia phản ứng là 19,2 gam và sau thí nghiệm khối lượng bình Br2 tăng thêm 3,99 gam. Hỗn hợp khí còn lại sau khi đi qua dung dịch Br2 có tỷ khối hơi so với heli là 7,85. Tính giá trị của x. A. 0,12. B. 0,15. C. 0,16. D. 0,18. Câu 49: Hai xicloankan M và N đều có tỉ khối hơi so với CH4 bằng 5,25. M và N đều không làm mất màu nước brom. Khi tham gia phản ứng thế clo (ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) M cho 4 sản phẩm thế còn N cho 1 sản phẩm thế. M và N lần lượt là: A. 1,2-đimetylxiclobutan và xiclohexan.. B. etylxiclobutan và xiclohexan.. C. etylxiclobutan và 1,3-đimetylxiclobutan.. D. metylxiclopentan và xiclohexan.. Câu 50: Là một hợp chất có khả năng gây ung thư cho con người, 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) được hình thành trong quá trình sản xuất nước tương theo phương pháp công nghiệp, là do sử dụng HCl thủy phân protein thực vật ở 120oC. Nếu như trước khi thủy phân protein, nguyên liệu chưa được tách hết chất béo thì sẽ có phản ứng phụ sinh ra 3-MCPD. Hàm lượng tối đa cho phép của Bộ Y tế Việt Nam đối với chất 3-MCPD là thấp hơn 1mg/kg nước tương, còn với EU là thấp hơn 0,02mg/kg nước tương. Một chai nước tương loại 250 ml (có tỉ trọng D=1,05g/cm 3) có chứa 8,374 μmol 3-MCPD. Chọn nhận xét đúng về chai nước tương này: A. Đạt tiêu chuẩn của cả Việt Nam và EU B. Đạt tiêu chuẩn của Việt Nam, không đạt tiêu chuẩn của EU C. Đạt tiêu chuẩn của EU, không đạt tiêu chuẩn của Việt Nam D. Không đạt tiêu chuẩn của cả Việt Nam và EU ----------- HẾT ---------“ Người học trò giỏi không phải là người lặp lại thầy mình, mà là người biết đưa con đường của thầy vạch ra tới những cái đích xa hơn” –Xi-kê-rốt – ( Đề do ad : Trần Tiến Đạt sưu tầm và biên soạn ).

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×