Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Tiet 2 on tap tieng viet hk2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.82 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. CÁC KIỂU CÂU ĐƠN CÁC KIỂU CÂU ĐƠN Câu bình thường Có cấu tạo theo mô hình C-V. Câu đặc biệt Không có cấu tạo theo mô hình C-V Tác dụng: - Xác định thời gian, nơi chốn. - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. - Bộc lộ cảm xúc. - Gọi đáp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> BÀI TẬP: Tìm câu đặc biệt trong các câu văn sau và cho biết tác dụng của nó? 1. Tôi thích đi bơi. 2. Lan ơi ! Bạn hãy kể chuyện Tấm Cám cho tôi nghe đi !  Tác dụng: Gọi đáp. 3. Khánh ơi ! Khánh ! Khánh ngủ hoài vậy?  Gọi đáp 4. Cả lớp nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. Tiếng cười.  Tác dụng: liệt kê, thông báo… 5. Nam là học sinh lớp 7 A. 6. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II. CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU Rút gọn câu. - Lược bỏ 1 số TP câu để tạo thành câu rút gọn. - Mục đích: làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn,... Thêm trạng ngữ. - Về ý nghĩa: Xđ thời gian, nơi chốn, cách thức, nguyên nhân, .. Diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: TN đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.. Dùng cụm C- V để mở rộng câu Dùng những từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm C-V làm TP câu hoặc của cụm từ (CN, VN, cụm DTừ,…dùng mở rộng câu)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III. CÁC DẤU CÂU CÁC DẤU CÂU Dấu chấm phẩy -Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.. Dấu chấm lửng -Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. - Lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. - Làm giãn nhịp điệu câu văn.. Dấu gạch ngang - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp, hoặc liệt kê. - Nối các từ nằm trong một liên danh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span> BÀI TẬP : Tìm cụm C- V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết mỗi câu, cụm C- V làm thành phần gì? a) Căn phòng tôi ở rất đơn sơ. C. V. b) Xe này máy còn tốt lắm. C. V. c) Ngôi nhà này sơn đã cũ. C. V. Câu a, b, c) Cụm C- V làm vị ngữ để mở rộng câu..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT Câu 1: Hai câu văn “ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kính đáo trong giương trong hòm”, thuộc kiểu câu gì? A. Câu chủ động. B. Câu bị động. C. Câu ghép chính phụ. D. Câu đặc biệt. Câu 2: Dấu chấm lửng được dùng để làm gì trong câu văn: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…”. A. Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng nữa chưa được liệt kê hết. B. Thể hiện lời nói bị ngắt quãng của tác giả. C. Làm cho câu văn được ngắn gọn hơn. D. Làm cho người nghe thấy bất ngờ, hài hước..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 3: Câu văn: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Hoán dụ. B. Nhân hóa. C. So sánh. D. Điệp từ. Câu 4 : Câu “ Thành phố lên đèn như sao sa”, tác giả đã dùng phép tu từ nào? A. Liệt kê. B. So sánh. C. Điệp từ. D. Hoán dụ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> BÀI TẬP : Tìm câu rút gọn trong các câu sau, cho biết rút gọn thành phần nào trong câu. Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì? 1. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành. 2. Học đi đôi với hành. 3. Người ta là hoa đất. 4. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 2, 4 rút gọn thành phần chủ ngữ Mục đích: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT Câu 1: Câu “ Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý ấy đều được đưa ra trưng bày”, thuộc kiểu câu gì? A. Câu chủ động. B Câu bị động. C. Câu rút gọn. D. Câu đặc biệt. Câu 2: Tìm trạng ngữ trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. A. Từ xưa đến nay. B. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm. C. Nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước. D. Một làn sóng mạnh mẽ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 3: Câu văn “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, là loại câu gì? A. Câu chủ động. B. Câu bị động. C. Câu rút gọn. D. Câu đặc biệt. Câu 4: Các từ thể hiện sức mạnh vô cùng to lớn của tinh thần yêu nước như: “sôi nổi, kết thành, lướt qua, nhấn chìm” , thuộc loại từ nào? A. Tính từ. B. Động từ. C. Danh từ. D. Phó từ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 5: Dấu chấm lửng được dùng để làm gì trong đoạn trích sau: “Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi !” A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết. B. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn. D. Biểu thị sự hài hước, châm biếm của nhân vật..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> BÀI TẬP : Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của nó? 1. Hôm qua, trời mưa rất to. Ý nghĩa: chỉ thời gian. 2. Bằng chiếc xe đạp này, em đến trường hằng ngày.  Ý nghĩa: Phương tiện 3. Với quyết tâm cao, em thi đỗ Đại học. Cách thức 4. Bằng trí thông minh của mình, Lan đã giải xong bài toán khó.  Ý nghĩa: chỉ cách thức 5. Lan nghỉ học, vì bệnh.  Ý nghĩa: chỉ nguyên nhân..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT. Câu 1: Câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy”, rút gọn thành phần nào? A. Chủ ngữ và vị ngữ; B. Trạng ngữ. C. Vị ngữ. D. Chủ ngữ. Câu 2: Xác định chủ ngữ trong câu văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. A. Yêu nước. B. Một lòng. C. Nồng nàn. D. Dân ta..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Câu 3: Trong câu: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam”, tác giả đã dùng phép tu từ nào? A. Liệt kê. B. So sánh. C. Điệp từ. D. Hoán dụ. Câu 4: Các từ: “nồng nàn, quý báu, mạnh mẽ, to lớn, nguy hiểm, khó khăn”, thuộc loại từ nào? A. Tính từ. B. Động từ. C. Danh từ. D. Phó từ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 5: Dấu gạch ngang được dùng để làm gì trong đoạn trích sau: “Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề: - Thầy bốc quân gì thế? - Dạ, bẩm, con chưa bốc. - Thì bốc đi chứ !” A. Nối các từ nằm trong một liên danh. B. Đặt ở đầu dòng đánh dấu bộ phận chú thích. C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. D. Đặt ở giữa câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 6: Dấu chấm phẩy được dùng để làm gì trong đoạn văn sau: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. C. Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu đơn. D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế có cùng chủ ngữ ..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Học bài theo nội dung thi học kỳ 2 - Xem lại các bài tập. - Soạn bài: Ôn tập tập làm văn (văn giải thích) + Xem lại cách làm một bài văn giải thích. + Bố cục bài văn giải thích..

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×