Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nghe thuat choi chu trong ca dao nguoi Viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.53 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Nghệ Thuật Chơi Chữ Trong Ca Dao Người Việt Chơi Chữ là gì ? : Chơi chữ là " lợi dụng các hiện tượng đồng âm , đa nghĩa ,....trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định như bóng gió , châm biếm , hài hước.....trong lời nói ; một biện pháp tu từ , trong đó ngữ âm , ngữ nghĩa , văn tự , văn cảnh ,....được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ lý thú. " * * : Nhiều tác giả 1983 , Tự Điển Văn Học tập 1 , Hà Nội Khoa Học Xã Hội , trg 104. Các hình thức chơi chữ trong văn chương : Có hai kiểu chơi chữ trong ca dao , đó là : chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ được biểu hiện trên văn bản và kiểu chơi chữ dựa vào tiền giả định là dữ liệu văn hóa văn học. 1 / Chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ được biểu hiện trên văn bản , được phân ra nhiều loại : A - Ca dao chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và âm viết. B - Ca dao chơi chữ bằng phương tiện từ vựng - ngữ nghiã. C - Ca dao chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp. D - Nói lái trong ca dao. 2 / Chơi chữ dựa vào dữ liệu văn hóa văn học. / Chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ : A / Ca dao chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và âm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> tiết : * Chơi theo cách nhại mô phỏng âm thanh : Chồng chổng chồng chông ; Chồng bát , chồng đĩa , nồi hông cũng chồng ! Con mèo , con mẻo , con meo Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà. Cô thỉ , cô thi , Cô đang đương thì , cô kẹo với ai ?.... Bà già , bà giả , bà gia , Bà ra kẻ chợ , con ma bắt bà. Bác gì , bác xác bác xơ Bác chết bao giờ , bác chả bảo tôi. Muốn rằng tàu lặn tàu bay Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi. Biết mà cu lít cu li , Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng. Nhà quê có họ có hàng ; Có làng , có xóm , nhỡ nhàng có nhau. Cách nhại của các bài có thể ghi lại như sau : Chồng -> chổng -> chông Mèo -> mẻo -> meo Thì -> thỉ -> thi Già -> giả -> gia Được chuyển âm tiết muốn nhại từ âm vực thấp đến âm vực cao bằng cách gắn âm điệu : huyền _ hỏi _ ngang ( ko dấu ) bất chấp âm điệu này có tạo nên các hiện tượng cùng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> âm hay ko. " Xác....xơ " dùng hiện tượng láy vần để nhại Bác , tác giả nhằm biểu hiện sự ko bằng lòng trước cái chết của bác tác giả. " Cu lít cu li "là cách nhại từ cu li , hòng cho thấy sự nhầm lẫn trong thái độ bất bình của nhân vật trữ tình. 1 / Chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ : ( tiếp theo ) A / Ca dao chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và âm tiết : (TT) ** Chơi chữ theo cách điệp âm : Theo cách điệp âm ca dao ko sử dụng nhiều. Tuy vậy vẫn tìm thấy hai cách điệp là : điệp một bộ phận của âm tiết và điệp hoàn toàn các âm tiết. TD : Nước chảy riu riu , Lục bình trôi ríu ríu ; Anh thấy em nhỏ xíu , anh thương. Duyên trúc trắc , nợ trục trặt ; Thiếp với chàng bất đắc vãng lai. Sàng sàng lệ nhỏ càng mai Dẫu không thành đường chồng vợ , cũng nhớ hoài nghĩa xưa Riu riu , ríu ríu , xíu / trúc trắc , trục trặc , bất đắc...; có thể xếp vào loại điệp một bộ phận của âm tiết ( phần vần ). Tác dụng của cách điệp này là tạo nên một nét nghĩa nền tản cho toàn bài và nhấn mạnh sắc thái nghĩa cục bộ của từ ngữ được điệp. TD :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Duyên duyên ý ý tình tình Đây đây đó đó tình tình ta ta Năm năm tháng tháng ngày ngày Chờ chờ đợi đợi , rày rày mai mai. Ở TD trên , tuy hai dòng đầu phụ âm Đ - được điệp trong bốn âm tiết ( sử dụng 4 lần chữ có phụ âm Đ ) , phụ âm T được điệp trong sáu âm tiết ; nhưng về cơ bản đây chỉ là sự gấp đôi một cách đều đặn các âm tiết cấu tạo nên bài ca dao : hai cặp lục bát chỉ sử dụng 14 âm tiết ( trong đó chữ Tình được điệp 4 lần , thành ra chỉ còn lại 13 , ở đây mỗi âm tiết đồng thời là một từ ). Cách điệp trong trường hợp này cho thấy sự dằn dỗi , bức xúc của người nói. *** Chơi chữ bằng phương tiện cùng âm : dùng phương tiện cùng âm ca dao có bốn cách : Tạo một ngữ cảnh cho phép xuất hiện cùng âm ; Tạo ra nhiều từ cùng âm , gây sự tương phản giữa âm và nghĩa ; Tạo ra một từ có thể hiểu nước đôi ; Dựa vào tên gọi động vật , thực vật. # Tạo ra một ngữ cảnh cho phép xuất hiện cùng âm : TD : có hai lời hò đối đáp có thể xem là dị bản của nhau dưới đây : Một trăm thứ dầu , dầu chi không ai thắp? Một trăm thứ bắp , bắp chi không ai rang? Một trăm thứ than , than chi không ai quạt? Một trăm thứ bạc , bạc chi bán chẳng ai mua? Trai nam nhi đối đặng , gái bốn mùa xin theo. Một trăm thứ dầu , dầu xoa không ai thắp ; Một trăm thứ bắp , bắp chuối chẳng ai rang ;.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Một trăm thứ than , than thân không ai quạt ; Một trăm thứ bạc , bạc tình bán chẳng ai mua : Trai nam nhi đà đối đặng , gái bốn mùa tính răng ? ************* Em hỏi anh Trong các thứ dầu , có dầu chi là dầu không thắp? Trong các thứ bắp , có bắp chi là bắp ko rang? Trong các thứ than , có than chi là than ko quạt? Trong các thứ bạc , có bạc chi ko đổi ko mua? Trai nam nhơn chàng đối được mới rõ ai thua phen này? Trong các thứ dầu , có nắng dãi mưa dầu là dầu ko thắp ; Trong các thứ bắp , có bắp mồm bắp miệng là bắp ko rang ; Trong các thứ than , có than hỡi than hời là than ko quạt ; Trong các thứ bạc , có bạc tình bạc nghĩa là bạc ko đổi ko mua ; Trai nam nhơn vừa đối đặng , hỏi thiếp vừa tính sao? Ngữ cảnh " Một trăm thứ...." hay " Trong các thứ......" : đã xuất hiện những từ cùng âm , làm cho điệu hò có vần có điệu. Suy ra , có vô số cách sử dụng cùng âm được cho là phù hợp. Tạo ra nhiều từ cùng âm , gây sự tương phản giữa âm và nghĩa : Theo cách này có môt số bài ca dao như sau : TD : Anh hùng đến đó thì vô , Không vô rồi lại trách vô vô tình. Không vô có lẽ đi chi , Đi chi đến đó , trách chi chi mà..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ở bài trên , Vô-1 , vô-2 : là động từ ; vô-3 thì ít nhiều mang ý nghĩa chỉ một phạm vi ở trong ( trong nhà ) so với vị trí người nói ( đang ở ngoài sân , ngoài đường ; và vô-4 thì mang cấu trúc của chữ Vô Tình. Người ta đãi đỗ đãi vừng Người ta đãi chị , chị đừng đãi em. Vò chi , vò đỗ vò vừng , Như đây với đó xin đừng vò nhau. Trồng bông , luống đậu luống cà , Ai làm cho luống công ta thế này Đãi bôi kia hỡi đãi bôi Có một đấu tấm đãi mười khúc sông. ### Tạo ra một từ có thể hiểu nước đôi : TD : Trời mưa trời gió , vác đó ra đơm , Chạy vô ăn cơm , chạy ra mất đó. Kể từ ngày ai lấy đó , đó ơi , Răng đó không phân qua nói lại đôi lời đây hay ? Ở bài ca dao này , khi đọc hai câu trên thì ta hiểu Đó : là dụng cụ làm bằng tre , hình ống , có hom để đón bắt tôm cá ở khe , lạch. Nhưng khi đọc tiếp hai câu cuối thì sẻ thấy chữ Đó ở đây được người nói nhân cách hóa và ví von như người yêu đã bị đánh mất. Sở dĩ có được sự liên tưởng theo hướng thứ hai này là nhờ vào ngữ cảnh ; đặc biệt là đặt " Đó " trong mối quan hệ với " Đây " và từ " Lấy " có thể mang hai nghĩa..... Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba , Trách cô hàng trứng ở ra hai lòng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Con sông nước chảy đôi dòng , Đèn khêu hai ngọn biết trông ngọn nào ? Bà già đi chợ Cầu Đông , Bói xem một quẻ , lấy chồng lợi chăng ? Thầy bói gieo quẻ nói rằng : Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. Văn Thánh trồng thông , Võ Thánh trồng bàng Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u .(*) (*) : Văn Thánh : ( văn miếu ) đền thờ Khổng Tử và các danh nho. Võ Thánh : ( võ miếu ) đền thờ các võ tướng Xã Tắc : là một cái đàn để tế Thần Đất ( Thái Xã ) và thần Lúa ( Thái Tắc). Đó là 3 công trìnhkiến trúc ở Huế , vào thời Gia Long , Minh Mạng. Nhưng trong câu ca dao trên , Văn Thánh , Võ Thánh còn tượng trưng cho trí lực và dũng lực của cộng đồng ; Xã Tắc cũng thường chỉ nước nhà , giang sơn. Ngoài ra đôi từ " mù u " cũng được hiểu theo hai nghĩa.... THUA BẠC Ngày xuân thong thả tính thờ ơ , Thấy chúng chăn trâu đánh cũng ưa. Tưởng làm ba chữ mà chơi vậy , Bổng chốc nên quan đã sướng chưa ! Nguyễn Công Trứ Quan : vừa có nghĩa là quan chức , mà cũng có nghĩa là quan tiền.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ~~~~~~~~ Không răng đi nữa cũng không răng , Chỉ có thua người một miếng ăn. Miễn được nguyên hàm nhai tóp tép , Không răng đi nữa cũng không răng.* Tôn Thất Mỹ * : bài thơ tương truyền được tác giả viết lúc vừa bị rụng một cái răng , đồng thời cũng vừa nhận được tin vui là triều đình cho phục nguyên hàm tá lý , nhưng ko được hưởng lương. Không Răng ( ko có cái răng ) = không răng ( ko sao - từ ngữ địa phương ). Nguyên hàm ( vừa có nghĩa là hàm còn nguyên vẹn để nhai ) = Nguyên hàm ( cũng ám chỉ hàm tá lý vừa được phục hồi.) #### Dựa vào tên gọi động vật , thực vật : Ở cách này , ca dao thường vận dụng một thành tố cùng âm trong cấu trúc tên gọi giữa động vật và thực vật , giữa sinh vật nói chung với một hiện tượng cuộc sống. TD: Con chim sa sả đậu trên cây sả , Con cá lia thia nấp bụi cỏ thia. Trách ai làm cho khóa rẽ chìa , Khi thương thương tận , khi lìa lìa xa. Bồng bồng mà nấu canh tôm , Ăn vào mát ruột , đêm hôm lại bồng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ta trong cây khế ta ra Mình còn cạnh khế chi ta hỡi mình. ~~~~~~~~ Ngoài ra thuộc cách này , còn có một số bài sử dụng cùng âm Hán Việt với thuần Việt kèm theo , TD: Con chim đa đa mà đổ cành đa , Cất tiếng gáy đa đa ích thiện ; Con cá úc nằm dưới vũng úc , Vẫy đuôi lên úc úc hồi văn. Rằng chàng là đấng văn nhân Chàng mà đối được , thiếp theo chân chàng về ? Con muông mang ăn bụi chuối mang , Xuống uống nước mang mang đại hải , Con rắn lục leo cây liễu lục , Lên khỏi khoe lục lục kỳ công. Ta nay là đấng anh hùng , Theo ta ta cũng rộng lòng bao dung. Đố Chữ : ( dùng cho Hán tự ) TD : Nghe tin anh học Kinh Thi Ba ngang ba sổ , chữ chi rứa chàng? _ Anh đây học sách thánh hiền Ba ngang ba sổ , chữ điền em ơi. Đấm một đấm , hai tay ôm quàng , Thuyền chèo trên núi , thiếp hỏi chàng chữ chi? _ Lại đây anh nói nhỏ em nì Ấy là chữ mật một khi rõ ràng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Cầm đàn gảy khúc nam thương , Tì bà cầm sắt , bát vương đối gì ? _ Khéo đưa sách cổ mà ôn Vị li võng lượng bốn con quỷ ngồi. Bài này lấy ý từ câu đối của Mạc Đỉnh Chi. Lúc ông đi sứ qua Trung Hoa đã ra cho ông một vế câu đối " Vị , li , võng , lượng , tứ tiểu quỷ ( theo Hán tự thì trong bốn chữ : Vị , Li , Võng , Lượng đều có chữ Quỷ ) ông đã đối lại " tì , bà , cầm , sắt , bát nhị vương " ( trong bốn chữ Tì , Bà , Cầm , Sắt có tám chữ Vương , theo Hán tự ) ## Nói chữ : Nói chữ theo hình thức chiết tự trong ca dao nhằm biểu hiện sự kính đáo , tế nhị của người nói , với giả định người đối thoại cũng nắm bắt , thông hiểu được vấn đề. TD : Bấy lâu em vắng đi đâu , Bây giờ thiên đã mọc đầu ra chưa? _ Từ ngày thiếp vắng mặt chàng Bây giờ liễu đã có ngang ra rồi. Giải theo Hán tự : chữ Thiên mọc đầu -> chữ Phu ( chồng ) , chữ Liễu có ngang -> Tử ( con ). Như vậy điều chàng hỏi nói gọn là " Em đã có chồng chưa? " và câu trả lời của nàng là " Chẳng những có chồng mà còn có cả con nữa !" Đến đây hỏi thật quê chàng , Hỏi danh , hỏi họ , hỏi làng làng chi? _ Giằng đầu nhất khẩu chữ điền , Thảo đầu vương ngã là miền quê anh. ### Chiết tự nhằm nêu lên một nhận xét nhằm liên quan đến lịch sử :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về Chúa Trịnh mất nước , vua Lê khó còn , Đầu cha lấy làm chân con Mười bốn năm tròn hết số thì thôi. Nhà Tây Sơn , tính từ lúc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân năm 1788 , đến lúc Nguyễn Quang Toản bị giết năm 1802 , là 14 năm." Đầu cha lấy làm chân con " , do chiết tự từ niên hiệu Quang Trung [ Hán tự ] và Cảnh Thịnh [ Hán tự ] mà ra ( do chữ Tiểu nằm phần trên trong Hán tự Quang Trung và nó cũng nằm dưới trong Hán tự Cảnh Thịnh ). B / Ca dao chơi chữ bằng bằng phương tiện từ vựng ngữ nghĩa : Với phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa , ca dao có các hình thức chơi chữ sau : dùng từ cùng nghĩa , dùng từ trái nghĩa , dùng từ cùng trường ngữ nghĩa , dùng các đơn vị Hán Việt và thuần Việt có ý nghiã tương đương và một số dạng chơi chữ hỗn hợp , như sau : * Chơi chữ theo cách dùng từ cùng nghĩa : TD : Mừng chàng khí khái anh hùng , Tiếng tăm hùm hổ , vẫy vùng nước non. Chú giải : câu lục bát trên dùng " khái " , " hùm " , " hổ " ( tách ra từ các tổ hợp ) để chỉ : " chúa sơn lâm ". Mục đích của việc tạo cùng nghĩa ở đây là hình tượng hóa các tính chất được nêu , khiến lời Mừng chàng vừa sinh động vừa chân thật , chứ ko phải khen ngợi lấy có. Chàng về đồng không mông quạnh , gió lạnh sương sa ; Em ở nhà lụy lâm , lâm lụy nước mắt sa theo chàng..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tiếng anh hay chữ em hỏi thử đôi lời : Xứ Xứ Xứ Xứ. nào nào nào nào. không biết đói anh ơi , dân chúng suốt đời vàng da , như rắn bò ra , không miệng vậy mà có răng ?. _ Anh đây dốt đặc cán mâu , Em đà hỏi đến , anh đâu tiếc lời : Kinh Xà No người không biết đói , Tỉnh Nghệ An phải chịu vàng da , Rắn bò có tỉnh Sóc Trăng Cần Thơ có quận Cái Răng rõ ràng. ** Chơi chữ theo cách dùng từ nhiều nghĩa : TD : Chiếu hoa mà trải sập vàng Điếu ngô xe trúc , sao chàng chẳng say ? Những nơi chiếu cói , võng đai Điếu sành xe sậy , chàng say la đà ? Chồng người vác giáo săn beo Chồng em vác đũa săn mèo khắp mân. Bưng được miệng chĩnh , miệng vò Nào ai bưng được miệng o , miệng dì. Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu , anh còn say sưa. Vì chuôm cho cá bén đăng Vì tình nên phải đi trăng về mờ. *** Chơi chữ theo cách dùng từ trái nghĩa :.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> TD : Kể từ bến Tử ra đi Sắm sanh thuyền lạt , thiếu gì nữa đâu . Vua nỏ ra vua , quan nỏ ra quan Lọng vàng thì có , lòng vàng thì không. Nước trong khe suối chảy ra , Mình chê ta đục , mình đà trong chưa. Con quạ đen , con cò trắng Con ếch ngắn , con rắn dài Em trông anh trông mãi trông hoài Trông cho thấy mặt như bày liền pho. Anh mong làm bạn với trời , Trời cao anh thấp , biết đời nào quen. :::::::::::::::::::::: Hai đơn vị trái nghĩa kết hợp với nhau theo lối bổ nghĩa sóng kèm trong cùng một văn bản , tạo hai mặt nghĩa vừa tách bạch , vừa gắn kết , như hai mặt của một tờ giấy , thí dụ như bài sau : Dại Khôn Làm người có dại mới nên khôn , Chớ dại ngây si , chớ quá khôn. Khôn được ích mình , đừng rẽ dại , Dại thì giữ phận chớ tranh khôn. Khôn mà hiểm độc là khôn dại , Dại vốn hiền lành ấy dại khôn. Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại , Gặp thời , dại cũng hóa nên khôn..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Nguyễn Bỉnh Khiêm Chơi chữ theo cách dùng từ cùng trường ngữ nghĩa : Cách chơi chữ dùng từ cùng trường ngữ nghĩatrong ca dao , có thể chia làm hai loại : # Loại trực tiếp nêu ra các từ cùng trường ngữ nghĩa. ## Loại gián tiếp nêu ra các từ cùng trường ngữ nghĩa được biểu hiện qua các hiện tượng cùng âm. # Loại trực tiếp nêu ra các từ cùng trường ngữ nghĩa : TD : Cha chài , mẹ lưới , con câu Chàng rể đi tát , con dâu đi mò. Đường đi cả lách với lau Cả tràm với chổi bỏ nhau răng đành. Khi xưa anh những đi hàn Bên lò , bên bễ , bên than , bên đồng. Trông xuân rồi lại đợi hè , Thu qua không thấy , đông về cũng không. Một chờ , hai đợi , ba trông Bốn thương , năm nhớ , bảy tám chín mong. Rú , rừng , núi , động , đèo , truông , Ngàn xanh cách trở , mấy luồng cũng theo..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bể , hồ , khe , hói , lạch , rào , Sông sâu nước lội , ước ao kết nguyền. Xét về mặt cấu tạo , các từ thuộc vào mỗi trường hợp vừa nêu đều xuất hiện trực tiếp trong các kết hợp bình thường. Riêng với bài sau cùng , lời đáp thuộc dòng tám có thêm hai từ " sông " và " ao " là hai từ thuộc trường " bể , hồ , khe , hói ".... Dù có thể gạt hai từ này ra như đã làm ở trên ( vì chúng đi lệch khỏi yêu cầu của nguyên tắc tương xứng - tương xứng với lời rao , chỉ sáu từ ) ; nhưng việc xem xét , xếp chúng vào các từ cùng trường , càng cho chúng ta nhận rõ hơn điều vừa nhận xét ; Chỉ trừ việc từ " ao" được tách ra ở " ước ao " , tức nhận dạng trường ngữ nghĩa từ hiện tượng cùng âm sắp đề cập. ***************** Khóc Tổng Cóc Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé , Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. Hồ Xuân Hương ## Gián tiếp nêu ra các từ cùng trường ngữ nghĩa qua các hiện tượng cùng âm : Đây là cách chơi chữ thường gặp trong ca dao. So với loại trực , thì hình thức gián tiếp dụng công nhiều hơn về mặt nghệ thuật , nên hiệu quả thẩm mỹ cũng thường cao hơn. TD : Đêm thu , đông khách văn nhân.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hạ tình tưởng đến , gái xuân liệu lời. Giả đò neo chiếc thuyền tình , Bạn bè mối lái , tơ mành gấp ghe. Trắng trong giữ giá nhà vàng, Răng đen má đỏ , đợi chàng đầu xanh. Bà già mặc áo bông chanh , Ngồi trong đám hẹ , nói hành nàng dâu. ( Đối ) Con bò vàng ăn hòn núi bạc , Con chàng hương núp bóng cây đèn. ( Đáp ) _ Con ve ve kêu hòn núi chén Dây bát bát leo núi Ngự Bình. Đôi hồi dan díu vì duyên , Ra tay kèo kẻ , hẳn hiên con nhà. Chị Xuân đi chợ mùa hè , Mua cá thu về chợ hãy còn đông. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai , Bước qua bến Nghé , ngồi nhai thịt bò. B / Ca dao chơi chữ bằng phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa : (tiếp theo ) ***** Chơi chữ theo cách dùng các đơn vị Hán Việt và thuần Việt có ý nghĩa tương đương : Nhằm mục đích chơi chữ trong ca dao , tạm thời được chia làm hai loại : # Trực tiếp nêu lên các từ Hán Việt. ## Gián tiếp nêu lên các từ Hán Việt ( qua hiện tượng cùng âm.).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> # Trực tiếp nêu lên các từ Hán Việt : TD : Kỳ sơn , kỳ thủy , kỳ phùng , Lạ non , lạ nước , lạ lùng gặp nhau. Tri nhân , tri diện , tri tâm Kháp người , kháp mặt , kháp tri âm với nường. Hữu khách dượt mã đáo tiền môn , Có người viễn khách giong con ngựa vào. Mừng nay hổ đấu , long tranh , Hùm đua sức mạnh , rồng giành trí khôn. Nguyệt viên gặp hội trăng tròn , Trai xinh thập ngũ , gái dòn mười lăm. Thanh xuân gặp tuổi xuân xanh , Trai tơ trấp nhị , khách tình hăm hai. ~=~=~=~=~=~ Bảo mã tây phong huếch hoác lai , Huênh hoanh nhân tự thác đề hồi. Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ , Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai. Xuân nhật bất văn sương lộp bộp , Thiên thu chỉ kiến vũ bài nhài. Khù khờ tri tứ đa nhân thức , Khệnh khạng tương lai vấn tú tài. *** Cao Bá Quát Gió đưa ngựa huếch hoác về ,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Huênh hoang người cũng tự đi theo vào. Khề khà oanh hót vườn nào , Ngoài đồng lấm tấm hoa đào nở hoa. Xuân không sương lộp bộp sa , Trời thu chỉ thấy giọt thu bài nhài. Khù khờ thơ đã quen tai , Còn đem khệnh khạng hỏi người làng văn. Tiêu Long dịch [/I] *** : những từ được in chữ thẳng là từ thuần Việt ; đã được tác giả làm xen vào bài thơ dùng từ Hán Việt. **************** Thăng Long Hoài Cổ Tạo hóa gây chi cuộc hí trường , Đến nay thấm thoát mấy tinh sương. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo , Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt , Nước còn cau mặt với tang thương. Ngàn năm gương cũ soi kim cổ , Cảnh đấy người đây luống đoạn trường. *** Bà Huyện Thanh Quan..

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×