Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

SKKN sáng kiến kinh nghiệm THPT biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.63 KB, 44 trang )

Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT

MỤC LỤC

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

1

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao luôn được coi là viên
ngọc quý long lanh ngời sáng. Đó là viên ngọc toả chiếu vẻ đẹp thuần khiết,
thanh cao trong tâm hồn tình cảm và trí tuệ con người Việt Nam, trải qua nhiều
thế hệ. Biểu hiện qua văn hoá ứng xử trong cuộc sống; qua tình yêu thắm thiết
đối với thiên nhiên, với quê hương gia đình; qua tình yêu lứa đôi, hôn nhân hạnh phúc… Ca dao vì thế thực sự gắn liền và trở thành một bộ phận không thể
tách rời với đời sống tinh thần của nhân dân ta. Kể từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc
trưởng thành, có ai trong mỗi chúng ta chưa từng được một lần lạc vào thế giới
của con “cò bay lả bay la” qua lời ru âu yếm của bà của mẹ. Những lời ru thấm
đẫm yêu thương cứ thế từng ngày bồi đắp trong ta tình yêu mến, tự hào đối với
ca dao dân tộc.
Trải qua thời gian với bao thăng trầm, ca dao vẫn tồn tại và giữ nguyên sức
sống của nó. Đó không chỉ nhờ vào nội dung đặc sắc mà còn vì cả một thế giới
nghệ thuật ngôn từ tinh tuý, trong sáng đến mức tự nhiên.
Sức sống mạnh mẽ, bất diệt của ca dao được tạo nên bởi nhiều giá trị, mà
trước hết và chủ yếu là giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong các đặc trưng nghệ
thuật của thể loại này phải kể tới biện pháp so sánh. Không phải ngẫu nhiên mà
ca dao có nơi còn gọi là hát ví “ những câu hát ví chất ba đình” đầy nghệ thuật


so sánh đã tạo ra rất nhiều cách nói, cách diễn đạt với hiều sắc thái tinh tế khác
nhau để biểu thị nội dung ca dao, làm cho việc diễn đạt trở nên sâu sắc, phong
phú, sinh động, bóng bẩy và tế nhị. Bằng thế giới hình ảnh so sánh vừa đa dạng,
dồi dào vừa thân thuộc, gần gũi, những ý niệm trừu tượng, mơ hồ như những
cung bậc tình cảm: yêu, ghét…chẳng hạn được cụ thể một cách độc đáo, sâu sắc
và bình dị. Chúng ta sẽ khám phá được những liên tưởng độc đáo, bất ngờ và lối
nói quen thuộc nhưng sắc sảo của người lao động, từ đó cảm nhận được đặc thù
về tư tưởng, tình cảm của họ.

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

2

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Chính vì vậy, tìm hiểu và khảo sát các vấn đề thuộc thi pháp ca dao mà cụ
thể là biện pháp so sánh nghệ thuật ở các bài ca dao, có trong chương trình giảng
dạy phổ thông là cần thiết và rất có ý nghĩa đối với việc giảng dạy thể loại này.
2. Lịch sử vấn đề
Ca dao là một bộ phận chiếm số lượng lớn nhất trong kho tàng văn học dân
gian Việt Nam, đồng thời cũng được xem là một thể loại độc đáo nhất. Là sản
phẩm của văn học dân gian – khi công bố mới là khi bắt đầu quá trình sáng tạo,
vì vậy công việc nghiên cứu ca dao tuy không đơn giản nhưng rất thú vị. Chính
vì lẽ đó, đã từ lâu, trong giới nghiên cứu phê bình văn học, ca dao trở thành một
đề tài hấp dẫn, phong phú. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu phương
diện hình thức biểu hiện của ca dao :
- “Nhận xét đặc điểm câu mở đầu trong thơ ca dân gian”- Đinh Gia Khánh.
- “Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình”- Đặng Văn Lung.

Dưới góc độ thi pháp học, các công trình nghiên cứu : “Thi pháp ca dao”
của Nguyễn Xuân Kính, “Thi pháp văn học dân gian” của Lê Trường Phát…
cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề phương thức biểu hiện của ca dao.
Ngoài ra, các đề tài khoá luận, luận văn thạc sỹ, luận văn tiến sỹ cũng có sự
quan tâm đặc biệt đến thể loại ca dao với những biểu hiện đa dạng về mặt hình
thức của nó. Tuy vậy, dường như vẫn chưa có một công trình nào thực sự đi sâu
nghiên cứu so sánh tu từ. Nói đúng hơn, một số ít công trình cũng đề cập đến
vấn đề so sánh nhưng đặt trong mối tương quan với các biện pháp tu từ và
phương tiện tu từ khác như : ẩn dụ, nhân hoá, cường điệu, chơi chữ…
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình đi trước, em đã thực hiện
bài tiểu luận này với hy vọng góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết về
biện pháp tu từ nói chung và so sánh tu từ nói riêng trong ca dao.
3. Đối tượng, mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài, tiểu luận
tiến hành khảo sát so sánh tu từ trong các cuốn sách Tiếng việt ở bậc tiểu học,
sách ngữ văn ở bậc trung học.
Từ đó tiểu luận nhằm tìm ra những đặc điểm về cấu trúc và giá trị nghệ
thuật của so sánh tu từ trong ca dao.

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

3

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
4. Phạm vi của đề tài
Tuy số lượng ca dao rất phong phú nhưng với giới hạn một tiểu luận, em
chỉ tiến hành khảo sát việc sử dụng so sánh tu từ trong ca dao ở sách ngữ văn

của chương trình trung học phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi làm đề tài, em đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại .
- Phương pháp phân tích , tổng hợp : Phân tích các hiện tượng đồng thời
với quá trình tổng hợp để rút ra những nhận định tổng quát.
6. Đóng góp của đề tài
Tiểu luận này góp phần làm sáng tỏ biểu hiện của so sánh tu từ trong ca
dao ở chương trình trung học. Đó là cách sử dụng biến hoá các kiểu cấu trúc so
sánh để phát huy tác dụng biểu đạt một cách tối đa. Tiểu luận này cũng góp phần
thiết thực hơn vào việc nghiên cứu, giảng dạy ca dao ở trường phổ thông.
7. Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của tiểu luận được triển
khai trong 3 chương:
Chương 1 : Khái quát về biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, biểu tượng.
Chương 2 : Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao
Chương 3 : Ý nghĩa, giá trị của biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao.

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

4

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
SO SÁNH, ẨN DỤ, BIỂU TƯỢNG.
A.Khái quát về biện pháp nghệ thuật so sánh.

I. So sánh là gì ?
Âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc,…mỗi nghành nghệ thuật đều có
những chất liệu sáng tác riêng, ngôn từ chính là chất liệu cho sáng tác văn học.
Bao giờ cũng vậy, tác phẩm văn học là nơi lưu giữ những trăn trở, tâm tư, tình
cảm mà người nghệ sĩ rất cần được chia sẻ. Thế nhưng, đã là tình cảm thì nó
thuộc về thế giới tinh thần vốn trừu tượng, vô hình và khó diễn đạt. Vì vậy, để
tăng hiệu quả tiếp nhận thì người nghệ sĩ không thể dùng ngôn từ để diễn đạt
hay giải thích suông mà phải biến những cái vốn trừu tượng đó thành những cái
hữu hình, cụ thể:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
Đây là tâm trạng của một người khi yêu. Đã có ai nhìn thấy được hình hài
của nỗi nhớ xem nó gầy béo, to nhỏ như thế nào không? Không và sẽ không bao
giờ có chuyện như thế. Nhớ là cái mà nó mà chỉ có cung bậc, mức độ. Làm sao
mới có thể nói hết những lo âu, thổn thức của nỗi nhớ. Thế nhưng vừa đọc qua
câu ca dao chúng ta đã hình dung ra ngay nỗi nhớ của nhân vật trữ tình qua hai
hình ảnh “đứng đống lửa, ngồi đống than”. Ai đã từng đứng trên đống lửa, ai đã
từng ngồi trên đống than mà không có cảm giác khó chịu bởi sức nóng móng
mãnh liệt đó.
Điều đó giúp ta liên tưởng ngay đến tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc bấy
giờ.
Cũng vì nhớ nhung mà trong lòng như thiêu, như đốt, luôn có một trạng
thái không yên. Hay câu ca dao:
Đôi ta như thể con tằm,
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong.
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

5

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55



Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Ở câu ca dao này chúng ta không thể hiểu nghĩa nào khác hơn ngoài niềm
hạnh phúc, sự xứng đôi. Từ trong thực tế đời sống, hình ảnh “con tằm” luôn ăn
chung một lá, luôn nằm cùng một nong. Dựa vào sự tương đồng đó tác giả dân
gian đã liên tưởng sang tình yêu của mình lúc này cũng luôn gắn bó, quấn quýt
bên nhau.
Rõ ràng, để diễn tả tình cảm của mình thì tác giả dân gian đã thông qua
những hình ảnh rất cụ thể, rất chân thực. Điều mà tác giả dân gian muốn nói tới
ở đây tất nhiên không phải là đứng trên đống lửa, ngồi trên đống than thì sẽ
nóng như thế nào hay con tằm có đặc điểm ra sao mà dựa vào một vài đặc điểm,
tính chất của hình ảnh để liên tưởng đến tình cảm của mình. Nhờ những hình
ảnh đó mà tâm trạng của tác giả dân gian như có hình, có khối cụ thể trước mắt
chúng ta và vì thế mà dễ hiểu, dễ cảm hơn, hiệu quả tiếp nhận cao hơn. Vậy là
tác giả dân gian đã sử dụng một biện pháp nghệ thuật. Đó là so sánh.
So sánh cũng là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa được cấu tạo
theo quan hệ liên tưởng. Tuy không có sự chuyển đổi ý nghĩa nhưng so sánh
được xem là cơ sở của những biện pháp tu từ khác. Qua cách đối chiếu giữa hai
hay nhiều đối tượng, so sánh tìm ra một nét tương đồng nào đó về hình thức bên
ngoài hay tính chất bên trong của đối tượng.
So sánh là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến không những
trong văn học viết mà còn trong văn học dân gian, đặc biệt là ca dao. Hơn thế
nữa, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta cũng thường bắt gặp biện pháp
này. Chính đặc điểm dễ vận dụng đó làm cho so sánh trở nên gần gũi với cuộc
sống của chúng ta. Khác với ẩn dụ, do đặc điểm đối chiếu giữa nhiều đối tượng
nên so sánh được công khai hai vế. Nhờ vậy mà cái cần biểu đạt thì lại rõ ràng
hơn, có tính định hướng hơn.
Trong giới ngôn ngữ học cũng đã có những khái niệm về biện pháp tu từ so
sánh của nhiều tác giả. Nhìn chung các tác giả đều đi đến thống nhất cho rằng

việc đối chiếu giữa nhiều đối tượng để tìm ra một nét tương đồng nào đó là
nhằm gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức
của người tiếp nhận. Điều này được thể hiện qua những ví dụ trên.
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

6

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Tóm lại, so sánh là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến, đặc
biệt trong ca dao. Vì được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng dựa trên sự đối chiếu
giữa nhiều đối tượng nên so sánh đã đem lại cho ca dao một kho tàng hình ảnh
thật đồ sộ. Với mục đích nhằm tìm ra một nét tương đồng chứ không hoàn toàn
đồng nhất về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong giữa các đối tượng, so
sánh đã, mang lại những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ thật sâu sắc
cho mỗi chúng ta. Bởi lẽ nhờ so sánh tu từ mà người ta có thể giải thích, đánh
giá, miêu tả hoặc biểu lộ tình cảm của mình một cách hình ảnh, sinh động, cụ
thể.
II.Đặc điểm của so sánh.
1. Xét về mặt hình thức
Có thể có nhiều cách phân loại hình thức so sánh trong ca dao nhưng dựa
vào từ so sánh chúng ta có hai dạng cơ bản như sau:
a.

So sánh khi có từ chỉ quan hệ so sánh.
Trong ca dao, từ chỉ quan hệ so sánh vô cùng phong phú. Nhưng chúng ta
có thể chia chúng ra thành hai dạng thức:


-

Ở dạng đồng nhất, bao gồm những từ: bằng, cũng tày, như, tỉ như, chừng
như, khác nào,là,…
- Ở dạng không đồng nhất: hơn, không bằng
Những từ chỉ quan hệ này đã hiện diện trong ca dao bằng các kết cấu cụ thể
hơn. Điển hình ở hai dạng:
a.1. Cấu trúc so sánh triển khai.
Như trên đã trình bày, so sánh khác với ẩn dụ bởi so sánh luôn công khai
hai vế: vế so sánh (A) và vế được so sánh (B). Trong cấu trúc triển khai này vế
được so sánh (B) bao giờ cũng được triển khai, miêu tả, giải thích rõ ràng, cụ thể
(B’) Không ai có thể phủ nhận tính chất trữ tình, ngọt ngào trong ca dao Việt
Nam. Làm nên đặc trưng đó, thể thơ lục bát đã đóng vai trò rất quan trọng.
Trong kết cấu này, câu lục thường nêu lên nhận định có tính chất khái quát
về đối tượng: A như B (A và B là hai đối tượng dị loại).

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

7

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Còn câu bát thì miêu tả hay giải thích cụ thể một đặc điểm nào đó của đối
tượng theo quan hệ tương đồng bởi (B’).
Ví dụ:
Đôi ta như rắn lìu điu, (A) như (B)
Nước chảy mặc nước ta dìu lấy nhau. (B’)
Câu bát mang chức năng nêu rõ đặc điểm của đối tượng. Trong rất nhiều

những đặc điểm mà đối tượng được so sánh có, tác giả dân gian chọn cho mình
một đặc điểm phù hợp với nội dung cần biểu đạt. Rắn lìu điu hay đá với dao,
mỗi đối tượng được so sánh đều có những đặc điểm riêng. Rắn lì điu có những
đặc điểm như: da trơn, không chân, sống trong môi trường nước,… nhưng tác
giả dân gian đã không đi vào tất cả những đặc điểm đó mà chỉ dùng môi trường
sống của đối tượng để bày tỏ lập trường kiên định, tình yêu chắc chắn. Cho dù
hoàn cảnh có những trở lực như thế nào đi chăng nữa thì đôi ta vẫn luôn ở bên
nhau.
Hoặc nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, ca dao có câu:
Thân em như ớt chín cây,
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Tại sao phải có (B’) trong kết cấu này?. Như đã biết, câu bát làm nhiệm vụ
cụ thể hoá đối tượng. Nếu như chỉ dừng lại ở câu lục thì chẳng ai biết tác giả dân
gian muốn nói gì. “Thân em như ớt chín cây” thì vẫn chưa thể hiện được điều gì
cả.
Nhưng khi đọc qua câu bát thì cảm hứng về thân phận hẩm hiu của người
phụ nữ lại hiện lên ngay.
Vì vậy, có thể thấy rằng, việc chọn lựa đặc điểm của đối tượng để triển
khai, giải thích phải tuỳ vào tình cảm mà tác giả dân gian muốn giãi bày.
a.2. So sánh có kết cấu tương hỗ, bổ sung.
Từ bao đời nay, thiên nhiên vốn là đối tượng để con người chinh phục.
Nhưng thiên nhiên cũng là dòng thác cảm xúc cho những nhà văn, nhà thơ.
Nhân dân ta rất khéo léo trong việc mượn thiên nhiên để chia sẻ bầu tâm sự của
mình. Một câu ca dao ngắn gọn nhưng lại chứa đựng nhiều hình ảnh thiên nhiên.
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

8

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55



Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Dầu vậy nhưng việc bộc bạch tâm trạng vẫn đảm bảo nhu cầu thẩm mỹ. Điều
này được thể hiện rõ qua cấu trúc so sánh triển khai.
Vẫn đảm bảo đặc điểm của so sánh là công khai hai vế nhưng ở đây mỗi vế
lại có sự phong phú về đối tượng rất nhiều. Kết cấu bổ sung trong so sánh được
thực hiện khi đối chiếu một hoặc hai đối tượng cùng lúc với nhiều sự vật khác
nhau.
Nếu ở so sánh triển khai, câu bát miêu tả, giải thích một đặc điểm nào đó
của đối tượng theo dấu hiệu tương đồng thì ở kết cấu này có phần mở rộng hơn.
Các sự vật trong kết cấu bổ sung có thể có những nét tương đồng hoặc đối lập
nhau.
Việc vận dụng so sánh trong kết cấu bổ sung, tác giả dân gian không cần
phải giải thích hay triển khai đặc trưng của đối tượng. Bản thân của các đối
tượng sẽ có sự tương tác lẫn nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Sự liệt kê, điệp ý
trong kết cấu này có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm tương đồng hoặc đối lập của
các đối tượng.
b. So sánh khi không có từ chỉ quan hệ so sánh (kết cấu đối ngẫu, kết
cấu song
hành).
Khác với các kết cấu trên, chúng ta hoàn toàn không bắt gặp một từ chỉ
quan hệ nào ở đây cả. Nhưng nếu vậy thì liệu kết cấu này có đồng nhất với ẩn dụ
hay không?
Bởi lẽ khi muốn hiểu được điều tác giả dân gian muốn nói thì chúng ta
cũng phải thông qua việc liên tưởng dựa trên những nét tương đồng nào đó như
ẩn dụ. Có thể nói, kết cấu này còn được gọi là so sánh chìm. Vì đây là sự kết
hợp giữa ẩn dụ và so sánh chứ không hoàn toàn là ẩn dụ.
Ví dụ:
Năng mưa thì giếng năng đầy,
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương.

Chuông già đồng điếu chuông kêu,
Anh già lời nói em xiêu tấm lòng.
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

9

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Qua ví dụ trên ta thấy, mặc dù không có từ so sánh nhưng chúng ta vẫn
nhận ra có sự so sánh ở đây. Chủ thể so sánh ở đây chưa ẩn hoàn toàn. Vế (A)
nêu lên những đặc điểm có tính bản chất, quy luật của thiên nhiên. Tính bản chất
đó có nét tương đồng với vế (B) tức là bức tranh tâm trạng của con người. Dựa
vào nét tương đồng đó mà tác giả dân gian đã làm nên một đột phá nghệ thuật
thật đáng ngờ.
Chính quy luật vững vàng đó của thiên nhiên đã làm cho tâm trạng của tác
giả dân gian càng tăng sức thuyết phục, tăng khả năng biểu hiện vượt bậc. Hơn
nữa, nó trở nên gần gũi, thân quen nhờ những quy luật vốn tồn tại trong cuộc
sống mà thiên nhiên đem lại.
So với kết cấu so sánh có từ chỉ quan hệ thì kết cấu này tạo khả năng liên
tưởng rộng rãi hơn. Nếu trong so sánh triển khai hay so sánh bổ sung, đối tượng
vốn có rất nhiều đặc điểm nhưng chỉ được chọn một đặc điểm nào đó phù hợp
với nội dung cần biểu đạt thì ở đây lại khác đi. Chúng ta thấy rõ ràng khi không
có từ chỉ quan hệ thì đồng thời nét tương đồng cũng không bị giới hạn. Tuỳ vào
sức liên tưởng của mỗi người mà câu ca dao có những nét nghĩa gần hay xa nhất
định dựa trên đặc tính cố định của thiên nhiên. Chúng ta không thể phủ nhận ý
nghĩa nếu mưa thường xuyên thì giếng nước sẽ mau đầy. Nhưng chúng ta cũng
không nhất thiết hiểu cách được lòng của mẹ thầy người yêu mà tác giả dân gian
đề cập chỉ đơn thuần là việc thường xuyên đi lại.

Trên đây chỉ là những kết cấu mà em cho rằng nó được biểu hiện rõ ràng
nhất trong ca dao. Tuy việc phân định chỉ ở một chừng mực nào đó nhưng nhìn
chung, so sánh có kết cấu rất đa dạng. Những kết cấu này luôn vận động linh
hoạt vào những tình cảm cụ thể mà tác giả dân gian muốn biểu hiện. Giữa nội
dung biểu đạt (tâm trạng, tình cảm,…) và phương thức biểu đạt ( so sánh) có
mối quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau. Một mặt, so sánh giúp tác
giả dân gian bày tỏ lòng mình một cách tế nhị, cụ thể và hàm xúc.
Mặt khác, chính nhu cầu biểu hiện tình cảm ngày càng cao của mình, tác
giả dân gian đã đem lại cho so sánh sự hoàn thiện hơn, phong phú hơn. Hơn bao
giờ hết, sự xuất hiện của cả một hệ thống hình ảnh cùng với ánh sáng muôn màu
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

10

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
của kết cấu trong ca dao đã chứng minh khả năng liên tưởng phong phú cùng óc
sang tạo mạnh mẽ của nhân dân ta.
2. Xét về mặt nội dung.
Các đối tượng nằm trong hai vế là khác loại nhưng lại có nét tương đồng
nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ.
3. Chức năng của so sánh.
So sánh tu từ có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này
giúp cho người nói, người viết diễn đạt được một cách sinh động, cụ thể, hình
ảnh điều cần biểu hiện. Mặt khác cũng thể hiện sự nhận thức sâu sắc về đối
tượng được nói đến cũng như thái độ, tình cảm đối với đối tượng đó.
B.Khái quát về ẩn dụ và biểu tượng.
Với đề tài “ Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao” thì tại sao chúng

taphải tìm hiểu về ẩn dụ và biểu tượng?.
Như đã biết, so sánh là một biện pháp nghệ thuật đã mang lại hiệu quả cao
trong việc biểu hiện tình cảm của nhân dân ta. Thế nhưng, để thấy được so sánh
đã góp phần biểu hiện nội dung như thế nào thì chúng ta không chỉ dựa vào kết
cấu là đủ. Bởi lẽ, so sánh là sự kết hợp giữa hình ảnh và kết cấu để thực hiện
chức năng biểu đạt.Và hễ nhắc đến hình ảnh được dùng làm so sánh thì chúng ta
lại càng không thể bỏ qua những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng.
Mặc dầu vậy nhưng đây chỉ là những cơ sở lý thuyết cho việc tìm hiểu đề
tài. Vì thế chúng tôi chỉ đi vào những đặc điểm mà đối tượng góp phần làm sáng
tỏ đề tài.
I. Ẩn dụ và biểu tượng – con đường khám phá thế giới tâm hồn.
Chắc hẳn ai cũng đã biết, nói đến văn chương là nói đến tính hình tượng.
Những tâm tư, trăn trở mà người nghệ sĩ muốn ký thác vào đứa con tinh thần
của mình đều phải thông qua thế giới hình tượng. Trong ca dao, đó là nhu cầu
biểu hiện tình cảm một cách cụ thể, hàm súc bằng những hình tượng sinh động.
Và lẽ tất yếu, những hình tượng này có thể trở thành ẩn dụ hoặc biểu tượng.
Như đã biết, ẩn dụ là một biện pháp nghệ thuật cũng được sử dụng rất phổ
biến không chỉ trong ca dao mà còn trong văn học. Với đặc điểm không công
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

11

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
khai hai vế như so sánh nhưng ẩn dụ cũng dựa trên sự liên tưởng về nét tương
đồng giữa các đối tượng để thực hiện việc chuyển nghĩa. Nghĩa của những hình
ảnh ẩn dụ thường mang tính chất bóng gió xa xôi. Thế nhưng đây là những nét
nghĩa không cố định. Cùng là một hình ảnh ẩn dụ nhưng đặt trong văn cảnh này

chúng lại có nghĩa là (A), đặt trong văn cảnh khác chúng lại có nghĩa là (B).
Ví dụ:
Thuyền đi bến ở đợi chờ,
Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau.
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh “thuyền” và “bến”. Thuyền
thường lênh đênh nay đây mai đó nên thuyền ở là hình ảnh ẩn dụ cho người con
trai. Còn bến cố định nên ẩn dụ cho người con gái. Trong câu ca dao, đó là tâm
nguyện của đôi trai gái yêu nhau. Dù có xa xôi cách trở, nhưng lòng vẫn luôn
hướng về nhau.
Nhưng ở câu ca dao khác:
Thuyền anh mắc cạn trên đây,
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Thì “ thuyền” ở đây lại là cái cớ để cho người con trai tỏ tình.
Hay:
Thuyền ai mà đậu giữa dòng,
Tuy ngoài ván tốt, trong lòng ván hư.
Cũng bằng hình ảnh chiếc ấy nhưng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên
phẩm chất thật sự bên trong của người con trai qua vẻ bề ngoài tốt đẹp.
Như vậy, nghĩa của ẩn dụ tự do và linh hoạt hơn. Luôn biến đổi tuỳ vào
những ngữ cảnh nhất định. Khác với ẩn dụ, biểu tượng mang những nét nghĩa cố
định hơn, bền vững hơn.
Qúa trình hình thành nghĩa biểu tượng là rất lâu dài. Khi hình ảnh ẩn dụ
được sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần và dần tạo thành nét nghĩa cố định thì lúc
đó ta có biểu tượng. Nghĩa biểu tượng tồn tại trong tâm trí của chúng ta rất vững
vàng, cố định. Chẳng hạn khi nói đến hình tượng “rồng – mây”, “trúc – mai” thì
chúng ta liên tưởng ngay đến người con trai và người con gái. Cho dù ẩn dụ và
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

12


Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
biểu tượng mang nét nghĩa cố định hay linh hoạt thì đây cũng là những phương
tiện nghệ thuật chủ yếu trong ca dao nói riêng, văn học nói chung.
Đối với người nghệ sĩ, đây là những con đường thể hiện tâm hồn mình một
cách cụ thể, thẩm mỹ mà lại không kém phần sâu sắc. Đối với chúng ta, những
người khám phá vẻ đẹp tâm hồn đó thì ẩn dụ và biểu tượng là chìa khoá để mở
cách cửa bí mật của trái tim. Những cái vốn rất khó nói hoặc không thể nói ra
bằng lời được thì giờ chẳng những nói ra được mà nó còn đi vào trong sâu thẳm
trái tim của người tiếpnhận.
Vì đều là những hình ảnh mang nghĩa bóng nên ẩn dụ và biểu tượng đã làm
tăng khả năng liên tưởng của con người, đặc biệt là người tiếp nhận. Có thể nói,
so sánh đã sử dụng với mật độ cao những hình ảnh ẩn dụ và biểu tượng. Từ
những hình ảnh đơn lẻ đến những hình ảnh sóng đôi. Nhờ những hình ảnh này
mà so sánh mới có thể giúp tác giả dân gian thể hiện tình cảm của mình một
cách cụ thể, bóng bẩy và chân thật như nó vốn có. Chính vì không chỉ có kết cấu
mà so sánh còn sử dụng những hình ảnh ẩn dụ , biểu tượng nên chúng có mối
quan hệ rất mật thiết với nhau. Cùng tương tác vào nhau nhằm thực hiện một
mục đích chung là làm rõ cái cần biểu đạt.
II. Nguồn gốc và phân loại biểu tượng.
1. Nguồn gốc của biểu tượng
Như chúng ta đã biết, văn học nghệ thuật là tài sản tinh thần vô giá của bất
kỳ một dân tộc nào. Ca dao Việt Nam nói riêng, là tiếng nói tâm tình, là lời ca
ngọt ngào cất lên từ đồng ruộng, từ luỹ tre làng, từ những cuộc đối đáp giao
duyên,… Ở đó, nhân dân ta đã trao gửi biết bao niềm vui, nỗi buồn hay sự vất vả
nhọc nhằn trong cuộc sống. Nhu cầu bộc lộ tình cảm là chủ yếu trong ca dao.
Nhưng điều đó không có nghĩa là người nghệ sĩ muốn giãi bày như thế nào cũng
được. Bở lẽ, làm nghệ thuật cũng là một hình thức tư duy. Họ phải tìm cho mình

cách biểu đạt như thế nào thật ngắn gọn nhưng lại hàm xúc và chuyển tải hết
điều muốn nói. Đó không còn cách gì khác ngoài “hình tượng”. Chúng ta vẫn
nhận định, ca dao Việt Nam có hệ thống hình tượng vô cùng phức tạp. Trải qua

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

13

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
quá trình sử dụng những hình tượng ấy dần định hình và trở nên cố định. Vậy
thế giới đó có nguồn gốc từ đâu?
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp thì biểu tượng trong ca dao Việt Nam
có thể xuất phát từ phong tục tập quán của người Việt Nam, từ quan niệm tín
ngưỡng dân gian. Ở nhóm này, ta có các biểu tượng: trầu – cau, cây đa…Trong
ca dao, so sánh đã sử dụng nhiều những biểu tượng thuộc nhóm này và nhiều
hơn hết đó là biểu tượng “trầu – cau”. Với ý nghiã, giá trị truyền thống bề vững,
nhưng biểu tượng trên đã được so sánh đưa vào ca dao với những chức năng
biểu hiện tình cảm riêng. Mặc dù vậy, nhưng với nguồn gốc xuất phát đó, biểu
tượng “trầu – cau, cây đa” đã góp phần tô đậm màu sắc dân tộc đậm đà cho ca
dao Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng, những biểu tượng trong ca
dao Việt Nam còn xuất phát từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc.
Những biểu tượng thuộc nhóm văn học cổ Việt Nam là tên của các nhân
vật xuất phát từ nền văn học cổ Việt Nam: Thuý Kiều – Kim Trọng (Truyện
Kiều – Nguyễn Du), Lục Vân Tiên – Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình
Chiểu),…Đáng chú ý ở nhóm này là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Và cũng như
những nhân vật khác, Thuý Kiều – Kim Trọng trở thành biểu tượng của tình
yêu, của lòng thuỷ chung son sắc.

Đó còn là những biểu tượng xuất phát từ văn học cổ Trung Quốc. Những
biểu tượng: dây tơ hồng, chỉ thắm, ông Tơ bà Nguyệt,…là những biểu tượng của
tình yêu.
Tuy nhiên những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày
của nhân dân ta đã được sử dụng với mật độ cao hơn, chiếm số lượng lớn nhất
trong những hình ảnh so sánh dùng làm ẩn dụ và biểu tượng. Điều này làm cho
ca dao như một môi trường sống thu nhỏ mà tâm hồn năng động, tinh tế của
nhân dân ta là mạch sống để nuôi môi trường ấy càng xanh tốt. Như vậy, tuy
giới hạn trong khuôn khổ của biện pháp so sánh nhưng ca dao vẫn chứng minh
được môi trường sống hàng ngày chính là nguồn cảm xúc vô tận để tác giả dân
gian bày tỏ lòng mình. Những hình tượng dù bình thường nhất, đơn giản nhất
đều có thể bước vào ca dao. Việc tìm hiểu nguồn gốc của biểu tượng được xem
như một phương tiện để tìm hiểu ca dao. Bởi lẽ trong so sánh, tác giả dân gian
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

14

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
đã su dụng những hình tượng đó với mục đích gì?. Câu hỏi đó đặt ra nhằm giúp
chúng ta đến đích cuối cùng là tâm tư, tình cảm của nhân dân ta được thể hiện
như thế nào qua biện pháp so sánh.
2. Phân loại biểu tượng.
Có thể nói, để bộc lộ cho tâm tình của mình thì nhân dân ta đã sử dụng một
hệ thống hình tượng đa dạng. Hiện thực khách quan chính là môi trương màu
mỡ cho thế giới ấy phát triển. Cũng đã có nhiều bài viết về việc phân loại biểu
tượng.
Điển hình là cách phân loại của tác giả Nguyễn Xuân Kính và Nguyễn Thị

Ngọc Điệp.
a.

Thế giới các hiện tượng thiên nhiên, tự nhiên.
· Các hiện tượng tự nhiên (trăng, sao, mây, gió,…)
· Những hình ảnh biểu tượng thuộc về thế giới thực vật.
· Những hình ảnh biểu tượng thuộc về thế giới động vật

b.

Thế giới các vật thể nhân tạo.
· Các đồ dùng cá nhân.
· Các dụng cụ sinh hoạt gia đình.
· Các dụng cụ sản xuất.
· Các công trình kiến thiết.
Bên cạnh đó, từ việc xác định nguồn gốc của biểu tượng mà chúng ta có
nhóm phân loại.

c.

Những hình ảnh biểu tượng thuộc về thế giới con người.
· Những biểu tượng xuất phát từ phong tục tập quán của nười Việt nam
· Những biểu tượng xuất phát từ văn học Việt Nam và Trung Quốc.
· Bộ phận cơ thể người.
· Điển tích, điển cố liên quan đến tên người.
Có thể thấy, đây là cách phân loại có khả năng bao quát cao. Tuy nhiên, dù
cho chúng ta có những cách phân loại như thế nào đi chăng nữa thì mục đích
cuối cùng cũng là nhằm tìm ra cái hay, cái đẹp của ca dao, đặc biệt trong biện
pháp so sánh.


SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

15

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Chương 2: BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT SO SÁNH
TRONG CA DAO
A. Thống kê những bài ca dao có trong chương trình các cấp học
I. Thống kê ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh trong
phân môn tập đọc ở tiểu học
1. Thống kê theo sự xuất hiện trong sách giáo khoa
• Tiếng Việt 3, tập 1, trang 97.
• Tiếng Việt 5, tập 1, trang 168,169.
2. Thống kê theo chủ đề của ca dao.
• Cảnh đẹp non sông ( Tiếng Việt 3, tập 1, trang 97)
− Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ..
• Ca dao về lao động sản xuất (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 168,169):
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. .
II. Thống kê cao dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh trong
chương trình môn Ngữ văn ở THCS
1. Thống kê theo sự xuất hiện trong sách giáo khoa
∙ Ngữ văn 7, tập 2, trang 35, 37, 38
2. Thống kê theo chủ đề của ca dao

∙ Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
( Ngữ văn 7, tập 1,trang 35, 37)
- Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

16

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,



Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Anh em nào phải người xa,



Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai tay vui vầy.



Ơn cha nặng lắm ai ơi,


Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Cây khô chưa dễ mọc chồi,



Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta;
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.



Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.


Anh em như chân với tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.



Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy



Ân cha lành cao như núi Thái,

Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,

Cũng không trả hết ân người sinh ta.

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

17

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT


Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.



Có cha có mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đàn đứt dây
Còn cha gót đỏ như son,
Đến khi cha mất gót con đen sì.
Con có cha như nhà có nóc
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.




Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.



Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.



Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

∙ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người


Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…



Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đồng đồng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.




Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

18

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
Xem kìa Yên Thái như kia,



Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.
Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.
Cổng chợ có miếu vua cha
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên.
III. Thống kê ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh trong
chương trình môn Ngữ văn THPT
1. Thống kê theo sự xuất hiện trong sách giáo khoa
∙ Ngữ văn 10, tập 1, trang 82, 83
2. Thống kê theo chủ đề của ca dao

a.

Cao dao than thân, yêu thương tình nghĩa
a.1. Những câu ca dao có trong chương trình( Ngữ văn 10, tập 1, trang
82,83)
Thân em như tấm lụa đào



Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.



Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem !
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.


Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi !
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! có nhớ ta chăng ?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
a.2.Một số bài ca dao có cũng chung chủ đề
− Thân em như hạt mưa sa
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy


19

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Hạt vào đài các, hạt ra luống cày.



Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như thể trăng rằm



Mây đen có phủ khôn lần giá trong



Thân em như thể cánh bèo,

Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi.
Thiếp than cha mẹ thiếp nghèo,



Thiếp than phận thiếp như bèo trôi sông.

Chàng ơi! Thương thiếp mồ côi,



Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào.



Thân chị như cánh hoa sen,

Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.



Đem thân vào chốn cát lầm,

Cho thân lấm láp như mầm hoa sen.
Nhát trông thấy bóng một người,



Răng đen nhưng nhứt, miệng cười như hoa.



Em thương ai con mắt lim dim,

Chân di thát thểu như chim tha mồi.




Thương nhau nên phải đi tìm,

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

20

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.
Tìm em như thể tìm chim,



Chim ăn bể Bắc đi tìm bể Đông
Ước gì có cánh như chim,



Bay cao, liệng thấp đi tìm người thương.
Bây giờ em đã có chồng,



Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Tình cờ bắt gặp mình đây,




Như cá gặp nước, như mây gặp rồng.
Em như con cá giữa vời,



Ai nhanh tay thì được, ai chậm lời thì thôi.
Em như cá lượn đầu cầu,



Anh về lấy lưới, người câu mất rồi
Ước gì cho gạo bén sang



Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.



Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.



Thương anh chẳng biết mần răng,

Cứ lơ lơ, lửng lửng như sao băng giữa trời




Anh về em nỏ dám đưa

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

21

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Hai hàng nước mắt như mưa ướt đầm



Ai làm cho bến xa thuyền,

Cho trăng xa cuội, cho bạn hiền xa ta.



Đôi ta như tượng mới tô,

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.



Bây giờ ta gặp nhau đây,


Như con cá cạn gặp ngày trời mưa.
Anh trông em như cá trông mưa,



Ngày trông đêm tưởng như đò đưa trông nồm.



Anh thương em thảm thiết vô cùng,

Biết cha với mẹ có bằng lòng hay không?
Năng mưa thì giếng năng đầy,



Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương.
Đôi ta như nước một dòng,



Như cây một cội, như sông một nguồn.



Bây giờ ta gặp nhau đây,

Như cá gặp nước, như mây gặp rồng.




Đôi ta gắn bó dài đồng,

Như cá gặp nước, như rồng gặp mây



Anh với em như nước với non,

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

22

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Non xanh nước biếc duyên còn dài lâu.



Tình anh như nước dâng cao,

Tình em như dải lụa đào tẩm hương



Nghĩa chàng nhớ mãi chàng ơi,

Nhớ chàng như nước hồ vơi lại đầy.




Anh như bát nước nóng để mạn thuyền,
Bát nước chưa nguội, lời nguyền đã phai.



Đôi ta như rắn thìu điu,

Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.



Chớ chê em xấu em đen,

Em như nước đục đánh phèn lại trong.
Chàng ơi! Thương thiếp mồ côi,



Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào.



Miếng trầu như trúc như trông,

Như hoa mới nở như rồng mới thêu.




Miếng trầu ăn nặng bằng chì,
Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn.

− Gặp nhau ăn một miếng trầu,
Còn hơn đám cưới mổ trâu ăn mừng.

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

23

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
B. Phân loại những hình ảnh so sánh mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng.
Có thể thấy, ca dao mang nội dung phản ánh bao quát. Vừa có cả chiều
rộng lẫn chiều sâu. Điều này như làm tâm hồn của những nghệ sĩ dân gian mở
rộng cách cửa để chào đón thế giới thiên nhiên ùa vào. Đó là lí do làm cho
những hình tượng được xem là đối tượng của ẩn dụ và biểu tượng trở nên đa
dạng, giàu màu sắc. Vả lại so sánh là một biện pháp nghệ thuật truyền thống
được nhân dân ta sử dụng với một phạm vi hình ảnh khá rộng lớn trong ca dao.
Những hình tượng ấy đã bước vào ca dao với đầy vẻ duyên dáng mà lại rất sâu
sắc về ý nghĩa. Trong từng ngữ cảnh khác nhau thì nội dung, ý nghĩa toát ra từ
hình tượng đó cũng khác nhau. Vì vậy có nhiều cách phân loại những hình
tượng này.
Tuy nhiên, em xin mượn cách phân loại của tác giả Nguyễn Xuân Kính và
Nguyễn Thị Ngọc Điệp để làm cơ sở phân loại. em cho rằng đây là cách phân
loại có khả năng bao quát nhất và đặc biệt phù hợp với đề tài. Và trong phạm vi
của tài liệu khảo sát, phạm vi của biện pháp nghệ thuật so sánh em đã chọn

nhóm phân loại hình tượng mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng thường xuyên xuất
hiện nhất.
Với cách phân loại này, em muốn thể hiện sự phong phú trong hệ thống
hình ảnh cũng như sự phong phú trong ý nghĩa biểu đạt của mỗi hình tượng.
Đồng thời, để thấy được tâm hồn nhạy cảm đầy sáng tạo của nhân dân ta.
I. Hệ thống hình ảnh so sánh thuộc thế giới tự nhiên.
1. Hệ thống các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ, môi trường địa lý.
Thế giới tự nhiên ngoài những hiện tượng tự nhiên thì nhân dân ta còn
dùng biện pháp nghệ thuật so sánh để giãi bày lòng mình vào những vật thể vũ
trụ hay môi trường địa lí. Thông qua khảo sát những câu ca dao có trong các cấp
học, và những câu ca dao có cùng chung chủ đề ở trên, em nhận thấy có một số
hình tượng điển hình:

Hình tượng
SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

Số lần xuất hiện
24

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
Mưa
Trăng
Sao
Trời
Nước
Sông
Núi


8
6
5
6
17
5
7

Nhóm biểu tượng này gồm: trăng, sao, trời (vật thể vũ trụ), mưa (hiện
tượng tự nhiên), sông, nước, núi (môi trường địa lí).
Không ai có thể phủ nhận được sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên trong ca
dao. Từ những hình tượng nhỏ bé, yếu ớt đến những hình tượng lớn lao vĩnh
hằng đều được đưa vào ca dao để thể hiện tâm tình của tác giả dân gian. Những
vật thể vũ trụ, những hiện tượng tự nhiên hay môi trường địa lí là những thứ vốn
rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân ta. Và lẽ tất yếu, chũng sẽ được nhân dân
ta gửi gắm tâm sự của mình.
Nhìn chung nhóm biểu tượng này xuất hiện khá nhiều và nhiều hơn cả là
“mưa, nước”.
Nói đến những vật thể vũ trụ thì ta liên tưởng ngay đến những cái lớn lao,
vĩnh hằng. Xưa nay, bầu trời, ánh trăng, vì sao là những thứ được miêu tả với sự
lãng mạn, quyến rũ. Thế nhưng, khi bước vào ca dao những hình ảnh này trở
nên có hồn và có sức sống hơn vì được biểu trưng cho những đối tượng khác
nhau.
Có khi đó là hình ảnh biểu tượng cho tình yêu, nỗi nhớ.
Mình ơi có nhớ ta chăng,
Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời.
“Trăng, sao” ở đây là hình ảnh biểu trưng cho đôi trai gái khi yêu.Ví mình
như những cá thể tinh tú của bầu trời thì tình yêu và nỗi nhớ kia sâu nặng, lớn
lao vô cùng. Mặt khác, nhìn theo chu kỳ xuất hiện của “trăng, sao”, chúng ta còn

nhận ra sự sâu sắc trong tình cảm mà cô gái có.
Hay đó còn là hình ảnh biểu trưng cho trạng thái tâm trạng tình cảm của tác
giả dân gian.
Thương anh chẳng biết mần răng,
Cứ lơ lơ, lửng lửng như sao băng giữa trời.

SVTH: Phạm Thị Bích Thủy

25

Lớp: ĐHSP Ngữ Văn – K55


×