Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU LOÀI BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS HOW.) TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.05 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. 177(01): 147 - 151. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU LOÀI BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS HOW.) TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Thu Hà*, Hoàng Thị Mai, Lê Phương Dung Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên. TÓM TẮT Cây Ba kích (Morinda officinalis) là loài cây mọc tự nhiên có tác dụng làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu của loài Ba kích được trồng ở vườn thực nghiệm của Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) từ nguồn giống tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô. Sử dụng phương pháp làm tiêu bản hiển vi (rễ, thân, lá), quan sát và mô tả theo tài liệu của Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga (2008). Kết quả đã mô tả được đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu của loài Ba kích trong điều kiện nuôi trồng nhằm cung cấp dữ liệu trong học tập và nghiên cứu. Từ khóa: Cây thuốc, Ba kích, hình thái, giải phẫu, khoa Sinh học. MỞ ĐẦU* Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo Viện Dược liệu (2016) [6] nước ta hiện có 5.117 loài và dưới loài cây làm thuốc. Cây Ba kích (Morinda officinalis) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) là một trong những loài cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ lâu. Rễ (củ) của cây Ba kích có tác dụng giảm huyết áp, giảm xơ cứng động mạch, bổ thần kinh, bổ thận, tăng cường gân cốt, tăng sức đề kháng, tăng sức dẻo dai [4]. Cây Ba kích (Morinda officinalis) cùng với nhiều loài cây thuốc khác hiện có nhu cầu sử dụng và giá trị kinh tế cao vốn phân bố khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng đã bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác liên tục và rừng bị tàn phá nên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam cần phải bảo tồn [2]. Hiện nay, Ba kích đã được trồng ở nhiều vùng thuộc tỉnh Thái Nguyên như Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Đã có nhiều nghiên cứu về cây Ba kích (Morinda officinalis) mọc tự nhiên trong các quần xã rừng, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể về đặc điểm hình thái, giải phẫu của loài cây này được trồng từ *. Tel: 0912 181927, Email: cây giống tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô. Đây là hướng nghiên cứu mới về cây Ba kích (Morinda officinalis) lần đầu được công bố. Vì vậy, kết quả thu được góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn loài cây thuốc quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao ở Việt Nam. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Là loài cây Ba kích trắng (Morinda officinalis) được trồng tại vườn thực nghiệm của Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên), từ nguồn cây giống tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô. Cây tiến hành nghiên cứu có độ tuổi 1,5 năm. Phương pháp nghiên cứu Xác định tên khoa học theo phương pháp hình thái so sánh, đối chiếu với khóa phân loại và mô tả loài theo Phạm Hoàng Hộ (2003) [3], Võ Văn Chi (2012) [1]. Nghiên cứu giải phẫu hiển vi rễ, thân, lá theo phương pháp của Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga (2008) [5], quan sát và chụp ảnh tiêu bản trên kính hiển vi quang học kết nối với phần mềm Microscope Manager. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm hình thái Cây Ba kích (Morinda officinalis) là loài thân thảo, sống lâu năm. Thân có dạng dây leo 147.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. bằng thân quấn vào cành cây khác hay giàn giá đỡ, thân cây có thể dài tới hàng mét. Thân cây màu xanh, tròn, phân nhánh. Khi thân, cành còn non thì có lông bao phủ, thân cành già nhẵn, màu nâu. Lá dạng đơn nguyên, mọc đối. Cuống lá không phân nhánh chỉ mang một phiến lá, khi lá rụng cả cuống và phiến cùng rụng một lúc. Lá kèm nhỏ hợp thành màu xám nâu. Phiến lá nguyên hình elip thuôn dài có cấu tạo lưng bụng với chức năng quang hợp và có hệ thống gân lá nổi rõ, tương ứng với các bó dẫn ở bên trong làm nhiệm vụ vận chuyển. Gân lá hình lông chim, lá non có lông, lá già không có lông. Cây Ba kích có hoa tập trung thành cụm tán tròn ở đầu cành, dài 0,3 – 1,5 cm, gồm 8 – 10 hoa. Hoa mẫu 4 (4 lá đài, 4 cánh hoa, 4 nhị), lúc non màu trắng sau hơi vàng. Đài hoa hình chén hay hình ống gồm những lá đìa nhỏ hình tam giác đều phát triển không đều nhau. Tràng hoa 4 cánh màu trắng, dính liền ở dưới thành ống ngắn. Nhị đính ở đáy của ống tràng. Bầu hạ, hợp, vòi nhụy chẻ đôi ở đỉnh. Rễ có dạng rễ củ hình trụ tròn, cong queo, thắt thành từng đoạn như ruột gà (nên còn gọi là cây ruột gà), đường kính 1,5 – 2,0 cm. Vỏ ngoài màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, nhám, có vân dọc. Bên trong là lớp thịt củ dày màu trắng, không mùi, vị ngọt nhưng hơi chát, trong cùng là lõi củ, thông thường khi chế biến phần lõi được loại bỏ. Rễ Ba kích có hình xoắn dài từ 20 – 60 cm, cây lâu năm có thể có rễ dài hơn, đường kính từ 1 – 3 cm (Hình 1).. Hình 1. Ba kích (Morinda officinalis How.) trồng tại Vườn thực nghiệm Khoa Sinh học. 148. 177(01): 147 - 151. Đặc điểm giải phẫu cây Ba kích Đặc điểm giải phẫu rễ cây Trên tiêu bản hiển vi cắt ngang qua phần trưởng thành của rễ cây Ba kích, quan sát từ ngoài vào trong rễ cây có cấu tạo gồm các lớp sau: Bần, tầng phát sinh vỏ, mô cứng, mô mềm vỏ, libe thứ cấp, tầng phát sinh trụ, gỗ thứ cấp, mô mềm ruột (Hình 2).. Hình 2. Cấu tạo thứ cấp rễ cây Ba kích. Lớp bần gồm 6 - 7 lớp tế bào, các tế bào có hình chữ nhật (đường kính theo hướng xuyên tâm nhỏ hơn đường kính theo hướng tiếp tuyến). Vách tế bào hóa bần, bắt màu xanh trong phương pháp nhuộm kép, tế bào rỗng, không nội chất. Các tế bào xếp sít nhau, không chừa ra các khoảng gian bào. Lớp bần có tác dụng bảo vệ rễ cây. Tiếp theo là tầng phát sinh vỏ gồm một vài lớp tế bào sống có vách mỏng, xếp sít nhau, bắt màu hồng. Chúng phân chia theo hướng tiếp tuyến, phía ngoài cho ra các tế bào bần và phía trong cho ra các tế bào vỏ lục. Mô cứng gồm một số tế bào có vách dày xếp liền nhau hoặc xếp thành từng đám đảm nhiệm chức năng cơ học. Mô mềm vỏ gồm các tế bào có hình hơi tròn, xếp sít nhau, có kích thước không đều. Libe thứ cấp là những tế bào sống, bắt màu hồng, có kích thước nhỏ. Tầng phát sinh trụ gồm những tế bào sống, hình thoi dài, có vách mỏng. Các tế bào của tầng sinh trụ phân chia theo hướng tiếp tuyến phía trong cho gỗ thứ cấp và phía ngoài cho libe thứ cấp. Gỗ thứ cấp gồm những tế bào chết, bắt màu xanh, chiếm phần lớn diện tích. Các tế bào phân hóa hướng tâm. Chúng liên kết với nhau chặt chẽ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. tạo thành dải liên tục có nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng nuôi cây. Mô mềm ruột là phần trong cùng của rễ, gồm những tế bào hình tròn xếp sít nhau, có kích thước nhỏ. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thân cây * Cấu tạo sơ cấp Trên lát cắt ngang thân non của cây Ba kích, cấu tạo sơ cấp từ ngoài vào trong gồm các lớp sau: Biểu bì, mô dày, mô mềm vỏ, libe sơ cấp, tầng trước phát sinh, gỗ sơ cấp, mô mềm ruột (Hình 3).. Hình 3. Cấu tạo sơ cấp thân Ba kích. Lớp biểu bì gồm một lớp tế bào sống, xếp sít nhau, không chứa diệp lục, các tế bào kéo dài dọc theo thân. Tế bào biểu bì có ít lỗ khí và có thêm lớp lông ở phía ngoài để bảo vệ. Mô dày có 1-2 lớp tế bào sống, vách dày (bắt màu hồng) có chức năng nâng đỡ. Mô mềm vỏ chiếm thể tích lớn của thân cây, gồm từ 9 - 11 lớp tế bào có hình tròn cạnh, kích thước lớn, các tế bào sắp xếp không sít nhau. Libe sơ cấp gồm những tế bào sống có kích thước nhỏ được hình thành từ tầng trước phát sinh. Xen giữa libe sơ cấp và gỗ sơ cấp là tầng trước phát sinh, gồm các tế bào dẹt theo hướng xuyên tâm, có màng rất mỏng. Gỗ sơ cấp gồm các tế bào có kích thước nhỏ (bắt màu xanh). Các tế bào gỗ phân hóa li tâm. Bó dẫn ở cấu tạo sơ cấp của thân cây Ba kích là bó dẫn chồng chất hở. Trong cùng là những tế bào mô mềm ruột có kích thước lớn, có chức năng dự trữ nước và chất dinh dưỡng. * Cấu tạo thứ cấp Trên lát cắt ngang thân trưởng thành, cây Ba kích có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: Lớp. 177(01): 147 - 151. bần, tầng phát sinh vỏ, vỏ lục, mô mềm vỏ, mô cứng, libe thứ cấp, tầng phát sinh trụ, gỗ thứ cấp, mô mềm vỏ. Quan sát hình 4 cho thấy ngoài cùng là lớp bần gồm 7 - 8 lớp tế bào hình phiến dẹp, vách hóa bần, bắt màu xanh, tế bào rỗng, không nội chất. Các tế bào xếp đều đặn không chừa ra các khoảng gian bào. Vách tế bào hóa bần không thấm nước có chức năng chống sự xâm nhập của vi khuẩn và bảo vệ các tế bào bên trong. Tiếp theo là tầng phát sinh vỏ gồm những tế bào sống, hình hơi tròn, xếp sít nhau. Các tế bào phân chia theo hướng tiếp tuyến, phía ngoài cho ra các tế bào bần và phía trong cho ra các tế bào vỏ lục. Lớp vỏ lục có 1 - 2 lớp tế bào sống chứa lục lạp, có màng mỏng bằng xenluloz, đảm nhiệm chức năng đồng hóa. Mô mềm vỏ gồm 9-10 lớp tế bào có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước tế bào mô mềm vỏ lớn hơn các tế bào vỏ lục. Mô mềm vỏ gồm những tế bào sống, màng mỏng, bắt màu hồng. Libe thứ cấp gồm những tế bào hình đa giác, xếp sít nhau, có màng mỏng (Hình 4).. Hình 4. Cấu tạo thứ cấp thân cây Ba kích. Tầng phát sinh trụ là các tế bào sống, có hình chữ nhật hơi dài. Các tế bào này phân chia theo hướng tiếp tuyến phía trong cho gỗ thứ cấp và phía ngoài cho libe thứ cấp. Gỗ thứ cấp gồm nhiều lớp tế bào chết, bắt màu xanh. Số lượng tế bào gỗ nhiều hơn tế bào libe và chiếm phần lớn diện tích thân cây. Các tế bào gỗ xếp thành dải liên tục, liên kết chặt chẽ với nhau có nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng. Gỗ phân hóa theo hướng li tâm. Mô mềm ruột là các tế bào tròn cạnh kích thước lớn, có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng. 149.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. Đặc điểm giải phẫu lá cây Đặc điểm giải phẫu phần gân chính Hình 5 là hình ảnh hiển vi lát cắt ngang một phần gân chính lá cây Ba kích từ ngoài vào trong gồm các lớp như sau: Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng có chức năng bảo vệ, cấu tạo gồm những tế bào hình chữ nhật, xếp sít nhau, không có lục lạp, phía ngoài biểu bì có lông. Lớp mô dày có 2-3 lớp tế bào sống hình đa giác, vách dày bằng xenluloz (bắt màu đỏ đậm). Các tế bào nằm sát dưới biểu bì chuyên hóa với chức năng cơ học. Lớp mô mềm vỏ gồm 10-11 lớp tế bào có kích thước không đồng đều chiếm phần lớn diện tích. Lớp mô cứng là những tế bào có vách dày, xếp liền nhau tạo thành vòng, đảm nhiệm chức năng nâng đỡ cho lá. Lớp libe sơ cấp gồm các tế bào sống (bắt màu hồng), có hình đa giác, nhỏ, xếp sít nhau tạo thành một vòng liên tục. Lớp gỗ sơ cấp có 8-9 lớp tế bào chết (bắt màu xanh), có kích thước khác nhau, nằm phía trong libe sơ cấp tạo nên bó dẫn kiểu xếp chồng chất.. 177(01): 147 - 151. Mặt trên và mặt dưới lá đều được giới hạn bởi lớp tế bào biểu bì. Biểu bì trên gồm một lớp tế bào hình chữ nhật có vách dày, xếp sít nhau. Biểu bì trên có ít lỗ khí hơn biểu bì dưới. Cả hai lớp biểu bì có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào bên trong lá. Ở giữa hai lớp biểu bì trên và biểu bì dưới là phần thịt lá, đó là những tế bào mô mềm đồng hóa có màng mỏng. Phần thịt lá phân hóa thành mô giậu và mô xốp. Mô giậu gồm 2 - 3 lớp tế bào dài, xếp vuông góc với lớp biểu bì trên. Các tế bào có màng mỏng, nằm tiếp giáp ngay dưới biểu bì trên. Trong tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp, giữa các tế bào mô giậu vẫn có những khe hở nhỏ là nơi trao đổi nước và khí CO2 cần thiết cho quang hợp. Mô giậu chủ yếu làm nhiệm vụ đồng hóa. Mô xốp nằm ngay dưới mô giậu và giáp biểu bì dưới, gồm những tế bào có hình dạng khác nhau, xếp thưa nhau để hở ra các khoảng trống để chứa khí nên mô xốp có chức năng chủ yếu dự trữ khí cho quá trình trao đổi chất. Tế bào mô xốp chứa ít lục lạp hơn tế bào mô giậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện nuôi trồng tại Thái Nguyên thì hình thái và giải phẫu cây Ba kích không có sự khác biệt với cây mọc tự nhiên. KẾT LUẬN. Hình 5. Cấu tạo gân chính lá cây Ba kích. Đặc điểm giải phẫu phần phiến lá Trên lát cắt ngang phiến lá của lá cây Ba kích từ mặt trên xuống mặt dưới lá gồm các lớp: Biểu bì trên, phần thịt lá và biểu bì dưới (Hình 6).. Trong khuôn khổ đề tài nhóm nghiên cứu đã mô tả chi tiết được đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây Ba kích (Morinda officinalis) trồng tại vườn thực nghiệm của Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) từ nguồn cây giống được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô. Kết quả bước đầu này cho thấy khả năng lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây Ba kích bằng nuôi trồng ở Thái Nguyên là rất có triển vọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Hình 6. Cấu tạo phiến lá cây Ba kích. 150. 1.Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội. 2. Nguyễn Bá Hoạt (2013), Tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam. Truy cậpwww://caythuocquangninh.com.vn/detail/tiem-.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. nang-va-hien-trang-nguon-tai-nguyen-duoc-lieuviet-nam.html. Truy cập ngày 7.12.2017. 3. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. 4. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.. 177(01): 147 - 151. 5 . Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga (2008), Thực tập hình thái - giải phẫu học thực vật, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. Viện Dược liệu (2016), Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.. SUMMARY RESEARCH MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS, ANATOMY (MORINDA OFFICINALIS HOW.) GROWING IN THAI NGUYEN Nguyen Thi Thu Ha*, Hoang Thi Mai, Le Phuong Dung TNU - University of Education. Morinda officinalis is a medicinal plant of natural origin and has been studied by scientists. This paper presents the results of a study on the morphological characteristics and anatomical structures of the vegetative organs (roots, stems, leaves) of the species Morinda officinalis grown in the experimental gardens of the Department of Biology, College of Education (TNU). This species has been grown from seed sources generated by tissue culture techniques in order to preserve rare medicinal plant species that are at risk of extinction in Vietnam. Keywords: Medicinal plants, Morinda officinalis, shape, surgery, Department of Biology. Ngày nhận bài: 15/12/2017; Ngày phản biện: 29/12/2017; Ngày duyệt đăng: 31/01/2018 *. Tel: 0912 181927, Email: 151.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×