Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

chu tich nuoc cung khong co dac quyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.16 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài dự thi</b>


<b>"Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"</b>
<b>Trường Tiểu học 2 Sơng Đốc</b>


<b>CHỦ TỊCH NƯỚC CŨNG KHƠNG CĨ ĐẶC QUYỀN</b>
<b>Kính thưa: Q vị đại biểu.</b>


Kính thưa: Ban giám khảo.


Kính thưa: Các thầy cơ giáo thân mến.


Em tên: ……….… là học sinh trường Tiểu học 2 Sông Đốc
huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.


Em rất vinh dự được tham gia buổi thi: Kể chuyện về Bác Hồ. Lời đầu tiên em
xin kính chúc ban giám khảo, q vị đại biểu, các thầy cơ giáo mạnh khỏe hạnh phúc.


Thưa quí vị cùng các đồng chí


<b>PHẦN I: MỞ ĐẦU</b>


Nhà thơ Bảo Định Giang có 02 câu thơ nổi tiếng viết trong thời kỳ chống Mỹ:
“Tháp Mười đẹp nhất bơng sen,


Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”


Vâng! Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người sinh ra từ chân lí - người Việt Nam đẹp
nhất. Người đã đi xa “Phịng lặng rèm bng tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm
gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Người là kết tinh và toả sáng những gì ưu tú
nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi


mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo.


Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Đạo đức là cái qúy nhất, là linh hồn của
<i>một con người, một xã hội, một chế độ, một nền văn minh</i>”. Trong suốt cuộc đời của mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của
người cách mạng. Tư tưởng đạo đức của Người bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân
tộc đã được hình thành trong suốt chiều dài của lịch sử, kế thừa những tinh hoa đạo đức của
nhân loại để lại. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng Đảng ta dày cơng
xây dựng bồi đắp đó chính là “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí
<i><b>cơng vơ tư”. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây,</b></i>
ngọn nguồn của sông núi. Bởi lẽ con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước khơng
phải là một đại lộ thẳng tắp, nó đầy chơng gai và gian khổ địi hỏi sự phấn đấu không ngừng
của mọi người, mọi thế hệ. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng là công việc làm
thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, và toàn xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHẦN II: NỘI DUNG CÂU CHUYỆN</b>
<b>Chủ tịch nước cũng khơng có đặc quyền</b>


“Đầu năm 1946, cả nước ta tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội đầu tiên. Gần
đến ngày bầu cử, tại Hà Nội là nơi Bác Hồ ra ứng cử có upload.123doc.net vị Chủ tịch Uỷ
Ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã, đã công bố một bản đề nghị: “<i>Yêu cầu Cụ Hồ</i>
<i>Chí Minh khơng phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ</i>
<i>vĩnh viễn Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” Từ nhiều</i>
nơi trong cả nước đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân
dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào quốc hội.Trước tình cảm tin u đó của nhân
dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện
quyền công dân của mình: “Tơi là cơng dân của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hồ nên tơi
<i>khơng thể vượt khỏi thể lệ của tổng tuyển cử đã định, tôi đã ra ứng cử ở Hà Nội nên tôi</i>
<i>không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lịng u tơi và u cầu tồn</i>
<i>thể đồng bào hãy làm trịn nhiệm vụ người cơng dân trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới”.</i>



Sau ngày hồ bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngơi chùa cổ. Hơm ấy là ngày lễ, các
vị sư, khách nước ngồi và nhân dân đi lễ rất đông. Bác vừa vào chùa vị sư cả liền ra đón
Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa Bác
dừng lại để dép ở ngoài như mọi người song mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như
người dân đến lễ. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố xe Bác đến một ngã tư thì
vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đơng xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng
chí cơng an bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại: “Các chú không được làm thế phải
<i>tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông, không được bắt luật pháp dành</i>
<i>quyền ưu tiên riêng cho mình”.</i>


<i>(Theo Nguyễn Dung - Trong Bác Hồ với chiến sĩ - Tập 1 - NXBQĐ 2001)</i>
<b>PHẦN III: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN</b>


<b>Một câu chuyện nhỏ nhưng lại là một bài học đạo đức lớn đã để lại trong tôi biết bao</b>
suy nghĩ và cảm xúc. Tơi chợt nhớ tới câu nói nổi tiếng của một nhà hiền triết phương đông:
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” có nghĩa là Dân là qúy, Nhà nước là thứ yếu,
Vua là không đáng kể. Tiếp thu tư tưởng dân là quý, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Trong bầu trời khơng gì qúy bằng nhân dân”. Có thể nói đó chính là tư tưởng dân chủ
của Người, nó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí
Minh.Dân chủ khơng chỉ là một phạm trù chính trị mà cịn là một phạm trù đạo đức bởi nó
gắn với lý tưởng nhân văn, tôn trọng con người, tất cả vì con người và do con người. Cả
cuộc đời của Bác là một tấm gương mẫu mực về dân chủ. Từ công việc quốc gia đại sự đến
những việc làm trong cuộc sống hàng ngày Hồ Chí Minh ln coi trọng việc thực hành dân
chủ. Là Chủ tịch nước, là lãnh tụ cao nhất của Đảng ở cương vị đầy quyền lực nhưng Người
không bao giờ nghĩ đến việc dùng quyền lực. Người ln coi mình là nơ bộc của dân và
luôn tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là quyền dân chủ chính trị được thể
hiện rõ trong tổng tuyển cử. Khơng đặt mình ở cương vị là Chủ tịch nước mà hơn tất cả với
tư cách là một cơng dân có quyền bầu cử, ứng cử. Người nói: “Tơi là cơng dân của một
<i>Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hồ nên tơi khơng thể vượt khỏi thể lệ của tổng tuyển cử</i>


<i>đã định. Tôi đã ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa” và Người</i>
yêu cầu nhân dân hãy thực hiện quyền cơng dân của mình để đảm bảo tự do dân chủ thực
sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

luật. Sống trong một xã hội dân chủ ai cũng phải tuân theo những quy tắc chung. Xã hội dân
chủ là một đất nước có trật tự kỷ cương đảm bảo cho mọi người cùng có quyền tự do dân
chủ như nhau. Đứng đầu Nhà nước, Người rất nghiêm khắc đòi hỏi mọi tổ chức Đảng cùng
tuân thủ pháp luật, không ai được đứng trên hay ngồi pháp luật. Đó chính là tư tưởng
“phụng cơng thủ pháp”. Sự thi hành pháp luật cịn quan trọng hơn là tạo ra nó, chính vì thế
là một lãnh tụ được dân qúy dân yêu nhưng không bao giờ Người cho phép mình đứng trên
nhân dân, khơng bao giờ Người địi hỏi cho mình bất cứ một ngoại lệ nào có tính chất đặc
quyền đặc lợi. Bước chân vào ngôi chùa cổ Người đã tuân theo đúng quy định với khách
thập phương: cởi dép vào lễ chùa. Đó là một cử chỉ giản dị mà vơ cùng cao đẹp thể hiện cái
tâm trong sáng thành kính của Người trước sự linh thiêng chốn chùa chiền. Đứng trước một
ngã tư đèn đỏ, Người đã nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông như bao người dân
khác. Chỉ vậy thôi cũng đủ cho ta thấy cái lớn lao vĩ đại của một con người luôn tôn trọng
kỷ cương phép nước không nhận bất cứ một ngoại lệ, một đặc quyền nào cho riêng mình.


Khơng chỉ vậy Người cịn luôn tôn trọng và đề cao quyền tự do dân chủ của con
người. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Người đã nhắc lại lời tuyên bố trong Tuyên
ngôn Nhân quyền - Dân quyền 1791của Pháp: “<i>Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về</i>
<i>quyền lợi và phải ln ln được tự do bình đẳng về quyền lợi” và Người khẳng định : “Đó</i>
<i>là những lẽ phải khơng ai chối cãi được”. Lẽ phải đó đã được Người thực hiện bằng chính</i>
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng theo
một tơn giáo nào, nhưng khơng vì thế mà Người khơng coi trọng vấn đề tôn giáo. Người chủ
trương thực hiện dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo. Dù theo đạo Phật hay đạo Thiên
chúa hay bất cứ một tôn giáo nào đều giáo dục con người ta hướng tới cái thiện cái đẹp.
Chính vì thế khi bước chân vào ngôi chùa cổ Người thực sự như một phật tử thành tâm
hướng thiện. Trước con mắt của du khách nước ngoài, của các vị tăng ni phật tử và bà con,
một vị Chủ tịch nước gần gũi hồ mình với nhân dân, tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng đã


khiến họ vô cùng cảm phục.


Đất nước ta đã hội nhập và đang trên đà phát triển. Bên cạnh những thành tựu đã đạt
được chúng ta không thể phủ nhận những tồn tại yếu kém cũng như những khó khăn thử
thách ở phía trước. Vẫn cịn đó một số ít cán bộ chưa thực sự gương mẫu, tham ô tham
nhũng tài sản của nhà nước, quan liêu hách dịch, cậy thế ỷ quyền nhũng nhiễu nhân dân.
Mặt khác các thế lực thù địch trong và ngoài nước với những âm mưu “diễn biến hồ bình”
nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với sự nghiệp cách mạng, ln địi
hỏi Đảng và Nhà nước ta thực hiện vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Đứng
trước các con số khổng lồ về số vụ tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay, tôi thiết nghĩ câu
chuyện trên sẽ là bài học đạo đức lớn cho chúng ta noi theo. Vào những năm đầu khi đất
nước ta mới giành được độc lập, tuy là một nhà nước còn non trẻ nhưng Bác đã rất chú
trọng đến các vấn đề thiết thực trong đời sống như dân chủ, nhân quyền, tự do tơn giáo và
an tồn giao thơng.Việc Bác gương mẫu thực hiện đúng những quy định về bầu cử, về luật
lệ giao thông đã thể hiện được cái tâm và cái tầm của một người lãnh đạo hết lòng lo cho
dân cho nước.Và tôi chợt hiểu:


“ Vì sao trái đất nặng ân tình
<i> Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh</i>
<i> Như một niềm tin như dũng khí,</i>
<i> Như lòng nhân nghĩa đức hi sinh”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mọi thế hệ người Việt Nam đã và đang nguyện suốt
đời học tập rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có biết bao con người đã dành
trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nêu gương đạo đức Hồ Chí Minh cho tất cả
chúng ta học tập. Trong vô vàn những con người ấy phải kể đến người học trị xuất sắc của
Hồ Chí Minh: cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Con người ấy, cuộc đời ấy đã làm xúc động
hàng triệu trái tim người Việt Nam bằng tấm gương đạo đức, bằng sự cống hiến hết mình
cho quê hương đất nước.



Tiếp nối truyền thống đạo đức của dân tộc và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
<b>-Người thầy vĩ đại của mọi thời đại - là một giáo viên, một cán bộ đảng viên tôi đã và đang</b>
khơng ngừng rèn luyện để có được những phẩm chất đạo đức cách mạng không thể thiếu
của người cộng sản. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi giáo dục là quốc sách hàng đầu,
khi toàn xã hội thực hiện cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung nhằm chấn hưng nền
giáo dục Việt Nam, tôi đã, đang và sẽ không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ để trở thành một tấm gương đạo đức và tự học. Là giáo viên
chúng tôi không chỉ dạy chữ, đem tri thức của nhân loại đến cho các em mà còn dạy các em
nhân cách làm người. Đó là một nhiệm vụ vơ cùng cao cả và thiêng liêng, chính vì thế tơi
ln cố gắng rèn mình, sửa mình từ lời nói, cử chỉ, hành động cho đến những việc làm để có
thể nêu gương tốt trước học sinh. Là một nhà giáo trẻ, tôi nguyện suốt đời sống, chiến
<b>đấu, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục những lớp người có thể kế</b>
tục sự nghiệp quang vinh mà Người để lại.


Từ những bài học đạo đức của Người, đặc biệt qua câu chuyện tôi vừa kể trên đây, tơi
thực sự xúc động và kính phục trước cuộc đời của một vị lãnh tụ vĩ đại, một tấm gương mẫu
mực của mọi thời đại. Tôi luôn thầm hứa và nhắc nhở mình phải sống xứng đáng với danh
hiệu cao cả: Người giáo viên nhân dân.


Có thể nói cuộc đời và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử và đời sống
tâm hồn dân tộc Việt Nam. Đó sẽ là một dịng máu đỏ tươi chảy trong huyết quản của mỗi
người dân đất Việt. Đó chính là chất người cộng sản toả ánh hào quang soi đường chỉ lối
cho mọi thế hệ người Việt, cho bạn, cho tôi và cho tất cả chúng ta. Qua những câu chuyện
kể về Người có thể mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau nhưng bao trùm lên tất cả là
tình cảm trân trọng biết ơn. Xin phép được mượn những câu thơ của Tố Hữu để bày tỏ tấm
lịng thành kính của con với Người:


<i>“Cảm ơn Người, Hồ Chí Minh vĩ đại.</i>
<i>Bốn nghìn năm ta lại là ta</i>



<i>Việt Nam Dân chủ Cộng hồ</i>


<i>Hơm nay mười tuổi cầm hoa tặng Người”.</i>


Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay đã là Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam với sáu mươi chín mùa xuân rực rỡ, kết thành đóa hoa kính dâng lên Người.


</div>

<!--links-->

×