Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

mối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.65 KB, 8 trang )

Lời nói đầu
Trong hệ thống bộ máy nhà nước của các nước hiện đại hầu hết đều có một thiết
chế đặc biệt với những tên gọi khác nhau như: vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch,
hội đồng liên bang, hội đồng nhà nước, chủ tịch nước. Những cơ cấu này có vị trí khác
nhau trong bộ máy nhà nước của từng nước, cùng được gọi chung là nguyên thủ quốc gia
– người đứng đầu nhà nước, đại diện cho đất nước về đối nội, đối ngoại. Ở nước ta,
nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước. Chủ tịch nước có mối quan
hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Toàn án
nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao,…. Để có được những kiến thức về
Chủ tịch nước ta cần có cái nhìn tổng quan về vị trí tính chất và trật tự hình thành, cũng
như nhiệm vụ của chủ tịch nước, từ đó xem xét và hiểu được mối quan hệ giữa chủ tịch
nước với các cơ quan nhà nước trung ương. Có như vậy ta mới thấy được vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của Chủ tịch nước đối với bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
Nội dung
I. Khái quát chung về chủ tịch nước:
1. Vị trí, tính chất của Chủ tịch nước
Theo Điều 101 Hiến pháp 1992, “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước,
thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”.
Như vậy,cũng như các Hiến pháp năm 1959, Chủ tịch nước chỉ đóng vai trò nguyên thủ
quốc gia, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước ta về đối nội và đối ngoại, chứ không
đứng đầu Chính phủ như chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946.
2. Trật tự hình thành của Chủ thịch nước:
Chức vụ chủ tịch nước ở nước ta dùng hình thức bầu cử gián tiếp.
Trần Thị Ngọc Anh - 350646
1
Cử tri cả nước sẽ bầu ra các đại biều Quốc hội sau đó Chủ tịch nước do Quốc hội
bầu trong số đại biều Quốc hội theo sự giới thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo
điều 102 Hiến pháp 1992, “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biều Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ
tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục


làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới”.
Trật tự hình thành này nói lên chủ tịch nước có mối liên quan chặt chẽ đối với cơ
quan quyền lực cao nhất – Quốc hội.
3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
Theo Điều 103 Hiến pháp 1992 quy định về hiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước và các
điều khoản liên quan như Điều 135 và Điều 139 Hiến pháp 1992:
• Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt
nước về đối nội và đối ngoại
Chủ tịch nước ở nước ta cũng như hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều được quy định
quyền này. Cụ thể là:
Chủ tịch nước "Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận
đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc
tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà
nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần
trình Quốc hội quyết định" (Điểm 10 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).
Và ở Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, quy định này được bổ sung
thêm đó là: Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn các điều ước Quốc tế trược tiếp kí.
- Chủ tịch nước "Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt
Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam" (Điểm 11 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).
- Chủ tịch nước "Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch
Hội đồng quốc phòng và an ninh" (Điểm 2 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).
- Chủ tịch nước "Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng
vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quyết định
tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước" (Điểm 9 Điều
103 Hiến pháp năm 1992).
Trần Thị Ngọc Anh - 350646
2
- Chủ tịch nước "Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh
tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở
từng địa phương" (Điểm 6 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).

Trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, điểm này được bổ sung
thêm: Trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước
ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
- Chủ tịch nước "Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại
xá" (Điểm 5 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).
- Chủ tịch nước "Quyết định đặc xá" (Điểm 12 Điều 102 Hiến pháp năm 1992).
Ở đây cần làm rõ hai chế định "đặc xá" và "đại xá". Đại xá là việc tha miễn truy tố đối
với một số loại tội nhân một dịp long trọng nào đó. Đại xá do Quốc hội quyết định, Chủ
tịch nước công bố. Còn đặc xá là việc Chủ tịch nước tha tù hoặc miễn hình phạt tù còn lại
đối với những phạm nhân có hoàn cảnh đặc biệt như: ốm đau nặng, già cả, có công lao
hoặc có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn... Việc đặc xá này thường được thực hiện nhân
dịp lễ tết và hay kết hợp với việc tha tù trước thời hạn và giảm án.
• Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền
lực Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp:
Trong lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có quyền:
Trình dự án luật ra trước Quốc hội, kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban
hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành (Điều 62 luật tổ chức Quốc hội).
- "Công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh" (Điểm 1 Điều 103). Việc công bố các văn bản
này là một phần của quá trình lập pháp. Đối với Hiến pháp, luật do Quốc hội thông qua
thì Chủ tịch nước công bố để thực hiện. Thời hạn công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ
ngày thông qua (Điều 50 Luật ban hành văn bả quy phạm pháp luật, Điều 91 Luật tổ
chức Quốc hội sửa đổi năm 2001). Văn bản có hiệu lực kể từ khi công bố hoặc theo quy
định tại văn bản. Đối với pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua thì Chủ
tịch nước công bố trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua. "Chủ tịch
nước có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn
Trần Thị Ngọc Anh - 350646
3
10 ngày. Nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành
mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì

họp gần nhất" (Điểm 7 Điều 103 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm
2001). Trong trường hợp này thời hạn công bố chậm nhất là mười ngày kể từ ngày được
Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại thông qua hoặc từ khi Quốc hội quyết định (Điều
49 và Điều 52 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chủ tịch nước
còn công bố Nghị quyết của Quốc hội tương tự như đối với Luật, công bố hoặc đề nghị
xem xét lại Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tương tự như đối với Pháp lệnh.

Trong lĩnh vực hành pháp, Chủ tịch nước tham gia thành lập Chính phủ, giám sát
hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và thành viên khác của
Chính phủ, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của
Chính phủ (căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội) (Điểm 4 Điều 103 Hiến pháp năm
1992); Ban bố tình trạng khẩn cấp khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được;
trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ
tưóng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng (Điều 20
Luật tổ chức Chính phủ năm 2001). Trước đây, Hiến pháp quy định cho Chủ tịch nước
thẩm quyền lớn đối với hai vấn đề (thuộc lĩnh vực hành pháp) được Hiến pháp quy định
cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải quyết trong thời gian Quốc hội không họp là: Phê
chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ
tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và quyết định tuyên bố tình trạng
chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược thì Chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ ban thường
vụ Quốc hội xem xét lại các Nghị quyết về vấn đề đó (trong thời hạn 10 ngày); nếu Nghị
quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quôc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước
vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất (Điểm
7 Điều 103 Hiến pháp 1992).
Trong lĩnh vực tư pháp và giám sát, Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
Trần Thị Ngọc Anh - 350646
4
nhân dân tối cao (Điểm 3 Điều 103 Hiến pháp năm 1992); bổ nhiệm Phó Chánh án và

Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án quân
sự Trung ương, Phó viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trước
đây, theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân cũ, Chủ tịch nước còn bổ nhiệm
của Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án các cấp. Nay Luật tổ chức Toà án
nhân dân 2002 đã bãi bỏ điểm này, giao về cho Chánh án Toà án nhân dân tối cao thực
hiện. Chủ tịch nước xem xét và quyết định việc ân xá (giảm án tử hình). Chánh án Toà án
nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình Hiến pháp quy định
“Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Khi
xét thấy cần thiết có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ” (Điều 105 Hiến pháp
1992).
Điều 106 Hiến pháp năm 1992: “Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
II. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước trung ương theo
pháp luật hiện hành:
1. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Quốc hội
Về mối quan hệ với Quốc hội, Hiến pháp năm 1992 có những quy định cơ bản
sau:
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ( trong số các đại biểu Quốc hội) miễn nhiệm và
bãi nhiệm.
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước trái HIến pháp, Luật, Nghị
quyết của Quốc hội.
Trần Thị Ngọc Anh - 350646
5

×