Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Giáo trình Viêm tiểu phế quản cấp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.72 KB, 8 trang )

Viêm tiểu phế quản cấp

1. Dịch tễ học:

- Thường gặp ở trẻ < 24 tháng.
- 80% trẻ 2 – 6 tháng tuổi.
2. Nguyên nhân:

- Virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial Virus): 50 %.
- Parainfluenza: 25%.
- Adenovirus: 5%.
- Influenza: 5%.
- Các virus khác: 10 – 12%.

Virus hô hấp hợp bào qua kính hiển vi điện tử xuyên.
3. Sơ lược sinh bệnh học:

RSV xâm nhập và nhân lên ở đường hô hấp trên => Phát triển trên tế bào biểu
mô tiểu phế quản, gây ra:
- Hoại tử lớp biểu mô hô hấp.
- Phá hủy tế bào nhung mao.
- Tẩm nhuận tế bào đơn nhân.
- Phù nề lớp dưới niêm mạc.
Các mảnh vỡ tế bào và fibrin tạo nên các nút gây tắc lòng phế quản => Ứ khí
phế nang => Khò khè (wheezing) và khó thở thì thở ra.
4. Lâm sàng:

- Khởi đầu bằng triệu chứng nhiễm siêu vi: Ho, sốt nhẹ, sổ mũi.
- 1, 2 ngày sau trẻ khò khè, thở nhanh, co lõm ngực, tăng kích thích, quấy khóc.
- Khám phổi: Ran rít, ran ngáy hoặc ran ẩm nhỏ hạt.
- Trẻ có thể bị mất nước do sốt, thở nhanh và bú kém.


* Các dấu hiệu nặng:
+ Liên quan đến hô hấp: 1 trong các dấu hiệu sau.
- Thở nhanh > 60 l/p.
- Có cơn ngưng thở.
- Tím.
- Tái.
- Bứt rứt, kích thích, vật vã.
- Có tam chứng ứ CO2: Vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tăng.
Lưu ý: Khi không đo được HA cho những trẻ nhỏ, triệu chứng vã mồ hôi và
mạch nhanh có thể nhầm lẫn với hạ đường huyết => Làm đường huyết tại giường ngay
để loại trừ.

Làm đường huyết tại giường khi không thể loại trừ hạ đường huyết.
+ Liên quan đến cơ địa:
- Trẻ < 3 tháng, sinh non < 34 tuần: Nguy cơ ngưng thở cao.
- Tim bẩm sinh có tăng áp phổi.
- Suy giảm miễn dịch.
- Loạn sản phổi.
- Có bệnh lý miễn dịch đi kèm.
5. Cận lâm sàng:

4 cận lâm sàng chính:
+
X quang ngực thẳng:
- Hình ảnh ứ khí phế nang.
- Xẹp phổi lan tỏa có thể có do tắc nghẽn các tiểu phế quản
- Thâm nhiễm phế nang khi có bội nhiễm.
- 10% có X quang bình thường.
+
Công thức máu: Bạch cầu bình thường hoặc tăng chủ yếu lympho.

+
Khí máu động mạch: Làm trong những trường hợp nặng để đánh giá suy hô
hấp.
+
Ion đồ:
- Làm trong những trường hợp ứ khí nặng để tìm hội chứng tăng tiết ADH
không thích hợp (Na+ máu giảm).
- Cơ chế: Ứ khí phế nang => Giảm máu về tim => Giảm tưới máu đến vùng hạ
đồi – tuyến yên => Phản ứng gây tăng tiết ADH.
6. Chẩn đoán:

+ Trẻ < 2 tuổi, có:
- Khò khè ít hoặc không đáp ứng giãn phế quản.
- Ứ khí phế nang.
- Thở nhanh, co lõm ngực.
- Khám phổi: Ran rít, ran ngáy hoặc ran ẩm nhỏ hạt.
- X quang ngực thẳng: Ứ khí có hoặc không kèm xẹp phổi hoặc thâm nhiễm.
+ Chẩn đoán phân biệt:
- Hen phế quản nhũ nhi: Tiền căn ho, khò khè tái phát 3 lần hoặc hơn, tiền căn
gia đình di ứng hoặc hen phế quản. Khò khè đáp ứng tốt giãn phế quản.
- Dị vật đường thở: Hội chứng xâm nhập.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng ọc sữa.
- Suy tim.
7. Điều trị:

- Cho nhập viện những trẻ có tình trạng nặng ở trên.
7.1. Điều trị hỗ trợ hô hấp:
+ Giữ thông đường thở, hút đàm nhớt thường xuyên.
+ Nằm đầu cao.
+ Chỉ định thở Oxy ẩm qua canula:

- Tím tái.

×