Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.54 KB, 54 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Câu 1: Tại sao nói: Nhai kĩ no lâu? Trả lời: Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ"Nhai kĩ no lâu"là khi nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao,cơ thể càng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn Câu 2: Các hoạt động của quá trình tiêu hóa có mối liên quan với nhau như thế nào? Trả lời: Các hoạt động tiêu hóa có mối liên quan với nhau về chức năng như sau: +Ăn là hoạt động khởi đầu giúp đưa thức ăn vào trong miệng,khoang đầu tiên là ống tiêu hóa.Không có "ăn"thì cũng chẳng có các hoạt động tiếp sau của quá trình tiêu hóa +Đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa giúp thức ăn đã đưa vào miệng được vận chuyển tới các phần tiếp theo của ống tiêu hóa để được tiêu hóa và hấp thụ +Tiêu hóa là hoạt động chức năng quan trọng giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để có thể hấp thụ qua thành ruột vào máu và bạch huyết để đưa tới các tế bào của cơ thể +Hấp thụ chất dinh dưỡng cũng là hoạt động quan trọng giúp quá trình tiêu hóa hoàn thành được vai trò của mình đối với cơ thể sống +Thải phân là hoạt động hệ quả giúp thải loại những chất bã,độc hại của quá trình tiêu hóa ra khỏi cơ thể Câu 3: Phân tích câu nói: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Câu nói đó liên quan và chịu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như thế nào? Trả lời: “Thịt mỡ,dưa hành,câu đối đỏ” -Thịt mỡ chứa nhiều lipit. -Trong dưa hành có chứa axit ~>Khi ăn thịt mỡ nên ăn cũng với dưa hành để lipit dễ bị thủy phân Câu 4: Hãy giải thích sự tạo mủ ở vết thương? Trả lời: mủ ở vết thương do bạch cầu đánh nhau với vi khuẩn từ bên ngoài chết tạo nên các vết mủ Câu 5: Hút thuốc lá có hại gì cho hệ hô hấp ? Trả lời: Tác hại của khói thuốc lá đối với hệ hô hấp: +CO chiếm chỗ của Ôxi trong hồng cầu,làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu ôxi đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh +Nicotin làm tê liệt lớp lông rung phế quản,giảm hiệu quả lọc sạch không khí,có thể gây ra ung thư phổi +NOx gây viêm,sưng lớp niêm mạc,cản trở trao đổi khí,có thể gây chết ở liều cao Câu 6: Giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày được bảo vệ không bị phân huỷ ? Trả lời: rotein trong thức ăn bị dicht vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. Câu 7: Hô hấp là gì. Hô hấp gồm những giai đoạn nào ? Trả lời: Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp khí ôxi cho các tế bào của cơ thể và loại cácbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi, sự vận chuyển khia tới mô, trao đổi khí ở tế bào, hô hấp nội bào. Câu 8: Tiêu hoá là gì? Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào nào? Trả lời:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiêu hóa là biến đỏi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động:ăn,đẩy các chất trong ống tiêu hóa,tiêu hóa thức ăn,hấp thụ chất dinh dưỡng,thải bã Câu 9: bộ phận trao đổi khí a)phổi b)khí quản c) phế quản Câu 10 người tham gia phun thuốc trừ sâu sẽ bị bệnh gì? vì sao? Trả lời: phun thuốc trừ sâu có thể bị các bệnh ung thư máu, u tủy và ung thư não. Các rủi ro về sức khỏe do sử dụng thuốc trừ sâu chưa được biết đầy đủ. Phần lớn thuốc trừ sâu chưa bao giờ được xem xét đầy đủ các phạm vi về khả năng gây những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người, như khả năng gây tổn hại đến hệ di truyền, hệ thần kinh, nội tiết hoặc các hệ thống miễn dịch của cơ thể. Câu 11: cho biết về chức năng , van nhĩ thất và van thất động khác nhau ở điểm nào ? Trả lời: -van nhĩ thất: có chức năng đóng, mở giúp máu di chuyển một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất -van thất động: có chức năng đóng, mở để máu di chuyển một chiều từ tâm thất về động mạch Câu 12: Hãy so sánh sự giống và khác nhau của 2 quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Trả lời: *Giống: -Đều có hoạt động biến đổi lí học mạnh hơn hoá học -Quá trình biến đổi hoá học chỉ tạo ra một số chất trung gian chưa tạo ra chất sản phẩm. *Khác: Thức ăn ở miệng -Biển đổi lí học mạnh hơn ở dạ dày do tác dụng của răng lưỡi và các cơ nhai -Biến đổi hoá học yếu hơn dạ dày do enzim amilaza làm biến đổi tinh bột chín. -sản phẩm tạo ra là đường đôi mantôzơ -Môi trường tiêu hoá mang tính chất hơi kiềm do dịch nước bọt tiết ra. Thức ăn ở dạ dày -Biến đổi lí học lớn hơn miệng do tác dụng co bóp giữa các cơ quan trên thành dạ dày. -Biến đổi hoá học mạnh hơn miệng do enzim pepsin làm biến đổi prôtêin. -Sản phẩm là prôtêin mạch ngắn. -Môi trường mang tính chất axit do dịch vị tiết ra. Câu 13. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. Trả lời: Cột sống cong ở 4 chỗ tạo hai hình chữ S nối tiếp nhau giúp cơ thể có tư thế đứng thẳng. Lồng ngực dẹp theo chiều trước sau và nở sang hai bên. Đặc biệt là sự phân hoá xương chi trên và xương chi dưới. ở người tay ngắn hơn chân còn ở vượn ngược lại tay dai hơn chân. ở người khớp vai linh động, xương cổ tay nhỏ, khớp cổ tay cấu tạo kiểu bầu dục, các khớp bàn tay ngón tay linh động ngón cái có khả năng đối diện với các ngón còn lại. Khớp chậu đùi có hố khớp sâu đảm bảo sự vững chắc, các khớp cổ chân bàn chân khá chặt chẽ. Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Xương bàn chân, xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm có tác dụng phân tán lực của cơ thể khi đứng cũng như di chuyển. Xương gót lớn phát triển về phía sau. Câu 14. Câú tạo mạch máu phù hợp chức năng..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trả lời: Các loại mạch máu Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích Động mạch - Thành có 3 lớp cơ với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch. - Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn Tĩnh mạch - Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch - Lòng mạch rộng hơn động mạch - Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. Mao mạch - Nhỏ và phân nhánh nhiều - Thành mỏng chỉ gồm một lớp biểu bì - Lòng hẹp Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện sự trao đổi chất với tế bào. Câu 15: Dạ dày có khả năng tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, trứng, đậu,...Vậy tại sao dạ dày không tự tiêu hóa chính nó? Trả lời: Mặt trong của dạ dày được lót một lớp niêm mạc, có khả năng tiết chất nhầy bảo vệ phủ kín cả bề mặt niêm mạc ngăn cản sự tiêu hoá của enzim pépsin cũng như tác dụng ăn mòn của HCl Câu 16: tìm những điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân Trả lời: Xương tay có các xương ngón tay dài nhằm giúp cho việc cầm nắm, Xương chân có xương bàn chân lớn và xương ngón chân ngắn, xương cẳng chân dài các khớp linh động phù hợp với việc di chuyển trên đất. Giống: -Đều là xương ống. -Xương đai vai (đai hông) -Xương cánh tay (cẳng chân) -Xương cổ tay (cổ chân) -Xương bàn tay (bàn chân) -Xương ngón tay (ngón chân) Khác: Tay: +Xương tay nhỏ +Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt. --> Thích nghi với quá trình lao động. Chân: + Xương chân dài, to khỏe. +Các khớp ít linh hoạt hơn --> Thích nghi với dáng đi thẳng ở người Câu 17: tại sao trái tim lại nằm nghiêng bên trái ? Trả lời: Vị trí bất cân xứng của tim cho phép phân phối máu hiệu quả hơn. Quả tim nghiêng phân chia hai hệ thống bơm máu. Hệ thứ nhất đưa máu vào phổi, tại đây máu lấy oxy và thải khí carbon. Hệ thứ hai phân phối máu có oxy vào cơ thể. Câu 18: Vì sao máu chảy trong cơ thể ở thể lỏng còn khi ra ngoài máu lại đông ? Trả lời: Khi máu bị chảy ra khỏi mạch máu(do dứt mạch, các tiểu cầu bị vỡ do va chạm mạnh và giải phóng ra một chất(enzim), chất này tác dụng với 1 chất có trong huyếrt tương của máu tạo ta các tơ máu là nguyên nhân gây đông máu khi ra khỏi cơ thể..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Còn khi trong cơ thể( chính xác là trong mạch máu) 2 chất này không gặp nhau nên máu không đông. Còn khi máu ra khỏi mạch vẫn ở trong cơ thể như trường hợp bị tai nạn chảy máu trong thì máu vẫn đông( hiện tượng tụ máu ) Câu 19: cho biết tại sao tim có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi. Trả lời: Chu kì hoạt động của tim: + Pha nhĩ co: 0,1s,nghỉ 0,7 s + Pha thát co: 0,3s,nghỉ 0,5s + Pha dãn chung: nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4s ---> do có thời gian nghỉ lâu, đủ để cơ tim phục hồi nên tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi Câu 20: So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ: Trả lời: *Giống nhau: -Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào - Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi - Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành - Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản - Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch. - Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc -Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp *Khác nhau: -Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên -Ờ người: Sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãnnở cả về phía 2 bên.Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm Câu 21:Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận: Trả lời: - Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu ko ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng ko ngừng diễn ra, O2 trong ko khí ở phổi ko ngừng khuếch tán vào máu, CO2 ko ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong ko khí ở phổi hạ thấp tới mức ko đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa. Câu 22: Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sông? Trả lời: -Hô hấp là một quá trình luôn gắn liền với sự sống vì mọi hoạt động sống đều cần có năng lượng mà hô hấp ở tế bào tạo ra.Hoạt động hô hấp gồm các hoạt động trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. -Thông qua hoạt động trao đổi khí ở phổi giúp cung cấp Oxi cho các tế bào của cơ thể và đồng thời vận chuyển Cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể Câu 23: Hội trứng sơ vữa động mạch: Trả lời: Ở những người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron(thịt, cá, trứng, sữa....sẽ có nguy cơ bị bện xơ vữa động mạch: ở bệnh này colesteron ngấm bào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại xơ cứng và vữa ra.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 24: Tác hại của bệnh sơ vữa động mạch? Trả lời: Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch(đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành đuôi tim gây các cơn đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ). Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não thậm chí gây tử vong Câu 25: lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào? Trả lời: giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ tim và cơ quan thành mạch .Vận tốc máu trong hệ mạch ,phối hợp với van tim .Sức đẩy này tạo ra 1 áp lực trong mạch máu gọi là huyết áp. Câu 26: các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim / phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì ? Có thể giải giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo Trả lời: - Trạng thái : -Lúc nghỉ ngơi :40-60phút/lần -Lúc hoạt động gắng sức :180-240phút/lần Như vậy, đối với vận động viên tim đập ít nhịp hơn nhưng đảm bảo nhu cầu oxi cho cơ thể vì lượng máu được bơm ở mỗi lần nhiều hơn người bình thường. Do đó, tim của vận động viên được nghỉ ngơi nhiều, năng suất cao hơn người bình thường.~>khả năng hoạt động cơ thể tăng lên Giải thích: Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường.Tim của họ đập chậm hơn,ít hơn mà vẫn cung cấp đầy đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn Câu 27: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ? Trả lời: - Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương. - Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể. Câu 28: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu ) thì bở ? Trả lời: - Khi hầm xương bò, lợn…….chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt lại. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở Câu 29: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu. Trả lời: -Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%) -Chức năng của hồng cầu là vận chuyển Cacbonic và ôxi -Chức năng của Huyết tương: +Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch +Vận chuyển các chất dinh dưỡng,các chất cần thiết khác và các chất thải..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 30 : Mô tả đường đi của máu trong các vòng tuần hoàn và cho biết vai trò của hệ tuần hoàn máu ? Trả lời: *Máu trong tuần hoàn nhỏ: Từ tâm thất phải động mạch phổi rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi và trở về tâm nhĩ trái . *Máu trong vòng tuần hoàn lớn: Từ tâm thất trái qua động mạch chủ, tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ các mao mạch trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải , từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới cũng trở về tâm nhĩ phải. -Vai trò của tim :Co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch . - Vai trò của hệ mạch : Dẫn máu từ tim tới các tế bào của cơ thể , rồi lại từ các tế bào trở về tim. ~> Vai trò của hệ tuần hoàn máu là lưu chuyển máu trong toàn cơ thể. Câu 31: Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương,hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động: Trả lời: *Bộ xương: -Hộp sọ phát triển,sọ lớn hơn mặt,đầu ở vị trí cân bằng trêm cổ trong tư thế đứng thẳng -Cột sống cong ở 4 chỗ,lồng ngực nở sang hai bên -Xương chi phân hóa : +Chi trước có khớp linh hoạt hơn chi sau,đặc biệt là các khớp cổ tay,bàn tay giúp người sử dụng công cụ lao động khéo léo. +Xương chi sau lớn,khớp chi sau chắc chắn,đặc biệt là khớp xương đùi và đai hông là khớp chỏm cầu có hố khớp sâu,tuy hạn chế về phạm vi hoạt động của chi nhưng tăng khả năng chống đỡ. +Xương gót phát triển,xương bàn và xương ngón khớp với nhau tạo thành đế hình vòm vừa vững chắc vừa linh hoạt trong di chuyển *Hệ cơ:Thể hiện qua sự phân hóa ở các cơ chi trên và tập trung ở cơ chi dưới. +Cơ chi trên phân hóa thành các nhóm cơ phụ trách những cử động linh hoạt của bàn tay,ngón tay đặc biệt là ngón cái. +Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn,khỏe giúp cho sự vận động di chuyển thoải mái và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng. -Ngoài ra còn có cơ vận động lưỡi phát triển bám vào lỗi cằm giúp cho sự vận động ngôn ngữ nói,cơ mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt Câu 32: nêu các thành phần hóa học của xương và chức năng của nó???giải thích hiện tượng lền xương khi gãy xương ???? vì sao xương ng già dễ gãy và khi gãy thì chậm phục hồi? Trả lời: • Xương gồm 2 thành phần cốt giao là thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ (gồm các khoáng chất như Ca,...) • Chức năng: nâng đỡ cơ thể, là nơi sản xuất hồng cầu cho máu. • Ở người già thì xương bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 33: Mô tả quá trình tiêu hóa(hóa học) và hấp thụ thức ăn khi ta ăn 3 bát cơm và 6 miếng thịt lợn nạc? Trả lời: Tại khoang miệng, cơm sẽ được đổi một phần(vì thành phần của nó là đường đôi và bột đường) nhờ enzim amilaza của tuyến nước bọt - Xuống dạ dày thịt lợn nạc sẽ được biến đổi một phần (vì thành phần của nó là protein) nhờ enzim pepsin. - Tới ruột non thì tất cả các thức ăn trên sẽ được biến đổi thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. - 3 bát cơm + 6 miếng thịt lợn nạc sau khi bị biến đổi thì thành các chất dinh dưỡng và chỉ còn lại chất xơ + một số thành phần không cần thiết sẽ bị đưa xuống ruột già và thải ra ngoài Câu 34: tại sao chúng ta phải tiêm vắc xin. Trả lời: Khi tiêm ngừa vắc-xin là chúng ta đưa một kháng nguyên lạ vào cơ thể , kháng nguyên này sẽ được hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện và phản ứng lại để sinh ra kháng thể.Khi tiêm vacxin sẽ giúp cơ thể có khả năng chống đỡ các loại bệnh Câu 35: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương Trả lời: - Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương. - Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể. Câu 36: Phân biệt đông máu và ngưng máu Trả lời : Sự đông máu là một quá trình phức tạp qua đó tạo ra các cục máu đông. Đông máu là một cơ chế quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu được cầm nhờ chỗ tổn thương được che phủ bởi cục máu đông chứa tiểu cầu và sợi huyết. Rối loạn đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và/hoặc tạo cục máu đông và huyết tắc. Cơ chế đông máu được bảo tồn khá chắc trong tiến hóa; ở lớp thú, hệ thống đông máu bao gồm hai thành phần: tế bào (tiểu cầu) và protein (các yếu tố đông máu). Phản ứng đông máu được kích hoạt ngay sau chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu. Tiểu cầu lập tức tạo nút chặn cầm máu tại vết thương; đây chính là quá trình cầm máu ban đầu. Quá trình cầm máu thứ phát diễn ra đồng thời; các yếu tố đông máu trong huyết tương đáp ứng trong một chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết có vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu. Hiện tượng ngưng máu khi truyền máu xẩy ra là do huyết tương của người nhận làm ngưng máu của người cho ,cái chỗ máu ngưng đấy là đã vào cơ thể người nhận ý,trong trường hợp truyền máu thế thì máu của người cho từ từ đi vào cơ thể người nhận nên xảy ra ngưng máu .. Câu 37: nêu rõ chức năng của ruột non. Ruột non có cấu tạo nào phù hợp với chức năng đó như thế nào? vì sao nói rằng màng ruột là màng thấm có chọn lọc!! Trả lời: • Chức năng của ruột non: hoàn thành quá trình tiêu hoá các loại thức ăn và hấp thụ các sản phẩm đã tiêu hoá. • Cấu tạo của ruột non để phù hợp chức năng đó: + Chức năng tiêu hoá: - Nhờ lớp cơ ở thành ruột co dãn nhu động thấm đều dịch tiêu hoá, đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào . Lớp niêm mạc (đoạn sau tá tràng ) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột . Như vậy ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa tất cả các loại thức ăn , do đó thức ăn được hoàn toàn biến đổi thành những chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu . + Chức năng hấp thụ các chất: - Ruột non dài 2,8 - 3m -Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp,tr6en đó có nhiều lông ruột , mỗi lông ruột có vô số lông cực nhỏ , đã tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần -Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng - Màng ruột là màng thấm có chọn lọc chỉ cho vào máu những chất cần thiết cho cơ thể kể cả khi nồng độ các chất đó thấp hơn nồng độ có trong máu và không cho những chất độc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu. Câu 38: Cơ chế tiêu hóa thức ăn ở ruột, hấp thụ chất dinh dưỡng? Trả lời: - Hấp thu ở ruột non (tiểu tràng) là chủ yếu, vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa và có cấu tạo đặc biệt, thích nghi với chức phận tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu. Ở ruột non thức ăn được tiêu hóa thành chất đơn giản là các axit amin, glucoza, glyxerin, axit béo, muối khoáng và các vitamin là những chất có thể hấp thu dễ dàng. - Hấp thu ở ruột già (đại tràng): Khi thức ăn xuống đến ruột thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thu hết ở ruột non. Song ở ruột già nhất là đoạn đầu có khả năng hấp thu nước qua cơ chế chủ động với số lượng không hạn chế. Vì vậy, các chất bã bị cô đặc để tạo thành phân rồi được thải ra ngoài. Ngoài ra ruột già cũng có thể hấp thụ các chất còn sót lại mà ruột chưa hấp thụ hết như glucoza, axit amin và các vitamin. Một số chất như thuốc ngủ, thuốc kháng sinh…cũng có thể hấp thu qua ruột già nên có thể đưa thuốc qua hậu môn để trị một số bệnh. Câu 39: chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống Trả lời: Có thể nói, tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống vì: Chỉ có một số ít đại diện trong sinh giới cơ thê chưa có cấu trúc tế bào (virus, thể ăn khuẩn), còn hầu hết sinh vật có cấu tạo từ một tế bào đến nhiều tế bào (vi khuẩn, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật). * Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống vì: - Tế bào là đơn vị trao đổi chất: ở thực vật đa bào, sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng, mỗi tế bào có chức năng và cấu trúc riêng, nhưng tất cả đều liên hệ với nhau. Ví dụ, tế bào lá quang hợp cung cấp các chất hữu cơ cho toàn bộ cơ thể, tế bào lông hút có vai trò hút nước và muối khoáng cung cấp cho quá trình quang hợp, mọi phản ứng sinh hóa đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào. - Tế bào là đơn vị sinh trưởng. Sự lớn lên và phân chia của mỗi tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng của cá thể. Hợp tử chỉ là một tế bào trong khi cơ thể trưởng thành có hàng tỉ tế bào. - Tế bào là đơn vị sinh sản: cá thể mới được hình thành từ một hay một nhóm tế bào. - Trong sinh sản hữu tính, cá thể mới được hình thành từ hợp tử, các giao tử đực và cái là kết quả của quá trình giảm phân từ các tế bào sinh dục của cơ thể bố mẹ. - Tế bào là đơn vị di truyền: gen được giữ và bảo quản trong nhân của tế bào. Quá trình truyền.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> đạt thông tin từ tế bào này sang tế bào khác qua tái sinh, phân li, tổ hợp của các gen được tiến hành ở mức tế bào. - Tính trạng của cá thể qua các hoạt động sao mã, giải mã được tiến hành qua mỗi tế bào. Câu 40: trình bày mối liên hệ với chức năng giửa các hệ cơ quan đã học ( bộ xương , hệ cơ , hệ tuần hoàn , hệ hô hấp , hệ tiêu hóa Trả lời: + Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác. + Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động. + Hệ tuần hoàn đẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất. + Hệ hô hấp lấy ôxy từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải cacbonic ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn. + Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn + Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. Câu 41: tại sao trẻ em sinh ra lại khóc? Trả lời: Khi mới chào đời, buồng phổi của bé thay đổi trạng thái từ thể rắn (cuộn tròn thành một khối ở tư thế nằm của bé trong bụng mẹ) thành ra thể hơi (bắt đầu chứa khí). Việc khóc của bé thật ra là các luồng khí ra/vào phổi liên tục với tốc độ nhanh, giúp phổi mau chóng thích ứng với hoạt động hô hấp. Không khí đi qua thanh quản của bé (lúc đó còn ở trạng thái gập lại như trong bụng mẹ) và tạo ra tiếng khóc. Thực chất, đó chính là bé đang thở. Y học gọi tình trạng này là "khóc giả". Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy bé khóc rất to, nhưng không có tí nước mắt nào. Bé nào không khóc khi sinh thì có thể đã bị ngạt, một triệu chứng đáng lo ngại. Câu 42: Tại sao trước khi ăn cơm nhiều người lại uống một bát canh trước khi ăn. Có người nói như thế là sai. Có người lại nói như thế là đúng . theo bạn như vậy đúng hay sai và giải thích tại sao? Trả lời: Ăn canh trước bữa ăn là sai, vì nó sẽ làm loãng dịch vị có trong dạ dày, không kể còn dịch tụy, dịch mật nếu bị ngấm nước như vậy sẽ khó khăn trong việc nhào trộn là biến đổi thức ăn. Câu 43: Tế bào đông vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào? Trả lời: Giống nhau: _ Đều có màng sinh chất, nhân tế bào, chất tế bào gồm các bào quan như ti thể, trung thể, bộ máy gôngi, lưới nội chất, ribôxôm,... • Khác nhau: + Tế bào thực vật: _ Có mạng xenlulôzơ _ Có diệp lục _ Có không bào lớn + Tế bào động vật:.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> _ Không có mạng xenlulôzơ _ Không có diệp lục _ Có không bào nhỏ Câu 44: Xương có tính chất và thành phần hoá học như thế nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hoá học có trong xương. Trả lời: • Xương có 2 thành phần chính là cốt giao và muối khoáng: _ Chất khoáng làm xương cứng chắc _ Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo • Thí nghiệm: _ Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohiđric 10% sau 10 – 15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng (Xương chứa cốt giao). _ Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó là các chất khoáng (Xương chứa chất khoáng) Câu 45: Giải thích nguyên nhân có hiện tượng "Chuột rút ở " các cầu thủ bóng đá Trả lời: • Chuột rút là hiện tượng cơ bị co cứng, không hoạt động được. Nguyên nhân là do các cầu thủ bóng đá vận động nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, muối khoáng và oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ tích tụ nhiều axit lactic đầu độc cơ, dẫn đến chuột rút. Câu 46: Huyết áp là gì? Trả lời: Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển. Câu 47: cho các sơ đồ chuyển hoa sau: a- Tinh bột----> Mantozơ; b- Mantozo----->Glucozo c- Protein chuỗi dài------> Protein chuỗi ngắn; d- Lipit-----> Glyxerin và axit béo Em hãy cho biết các sơ đồ chuyên hoá trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hoá. Trả lời: a) Xảy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non b) Xảy ra ở ruột non c) Xảy ra ở dạ dày d) Xảy ra ở ruột non Câu 48: Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi Trả lời: Những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi là: - Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với MT bên ngoài. - Bên ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào thở ra. - Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng. - Số lượng phế nang lớn có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi. Câu 49: Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ? Trả lời:.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Khi con người hoạt động mạnh thỳ nhịp hô hấp tăng. *Giải thích: khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng ~~> hô hấp tế bào tăng ~~> Tế bào cần nhiều oxi và khí cacbonic ~~> nồng độ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp. Câu 49: Khi nghiên cứu về chức năng của tuỷ sống trên một con ếch tuỷ, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tuỷ, bắng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn rễ nào bị đứt. Hãy giải thích? Trả lời: Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3%) - Nếu chi đó không co các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn. - Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước và các bên còn lại bị đứt. - Nếu không có chi nào co chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt. * Giải thích: - Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi). - Rễ sau dẫn truyền xung thân kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh. Câu 50: Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha? Trả lời: Dây thần kinh tủy là dây pha vì: - Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau. + Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan. + Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống. - Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy. Câu 51: Giải thích cái chết của người lính trong phần em có biết sinh 8 trang 60.....chú ý dựa vào quan hệ giữa tuần hoàn và hô hấp? Trả lời: Khi người lính chạy ~~> Tim đập nhanh để cung cấp đủ dinh dưỡng + oxi cho tb. Ngoài tim thì các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, trong đó có hệ hô hấp [Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan]. Nhờ vào sự thích nghi cao độ của cơ thể với sự thay đổi đk sống ~~> Hệ hô hấp tăng cường hoạt động đủ cung cấp 1 lượng oxi đủ để oxi hóa dinh dưỡng tạo năng lượng. Nhờ đó, người lính có thể chạy 1 quãng đường dài mà vẫn duy trì được sự sống. Tuy nhiên, khi về đến nơi, thay vì nghỉ ngơi để cơ thể dần trở lại trạng thái bình thường thì người lính lại báo tin ~~> mất 1 lượng khí và cơ thể không kịp bổ sung kèm theo việc lượng oxi trong cơ thể đang rất thấp ~~> không phục hồi kịp ~~> Qua đời Câu 52: Nêu các hệ cơ quan - cơ quan và chức năng chung của chúng Trả lời: Hệ vận động gồm: - Cơ và xương có chức năng vận động cơ thể - Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá có chức năng tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dung dịch cung cấp cho cơ thể Hệ tuần hoàn gồm: - Tim và hệ mạch có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết. Hệ hô hấp gồm:.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi có chức năng thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường Hệ bài tiết gồm: - Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có chức năng lọc và bài tiết nước tiểu. Hệ thần kinh gồm: - Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh có chức năng nhận và trả lời các kích thích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan Câu 53: Cấu tạo tế bào chức năng của các bộ phận trong tế bào? Trả lời: Cấu tạo tế bào gồm 3 phần: + Màng + Chất tế bào: chứa nhiều bào quan: ty thể, bộ máy gôngi, nhân, trung thể, lưới nội chất… + Nhân: chứa ADN -Màng sinh chất : Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường -Tế bào chất : nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào -Nhân : Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào Câu 54: Thành phần hóa học của tế bào? Trả lời: - Tên chất: chất vô cơ (nước, muối, muối khoáng…), chất hữu cơ (P, G, L, axit nucleic…) - Nguyên tố: C, O, H, N, S, Ca, Na, Cu… Câu 55: Giải thích mối quan hệ thống nhất chức năng giữa: màng sinh chất- chất tế bào-nhân tế bào? Trả lời: - Nhân tế bào điều khiển hoạt động của cả tế báo [tức là điều khiển hoạt động của màng sinh chất, chất tế bào] - Chết tế bào: chứa các bào quan thực hiện các hoạt động sống của tế bào dưới sự điều khiển của nhân. Lấy và thải các chất thông qua màng sinh chất - Màng sinh chất: thực hiện trao đổi giữa mt trong tế bào và mt cơ thể Câu 56: Trình bày mối quan hệ giữa (riboxôm, ty thể, gôngi, lưới nội chất, trung thể) Trả lời: giữa các bào quan có 1 sự liên quan mật thiết: • Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất • Ribôxôm: nơi tổng hợp prôtêin • Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng • Bộ máy Gôngi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sán phẩm • Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào Sản phẩm hoạt động của bào quan này là sản phẩm xuất phát [kích thích] hoạt động của bào quan khác. Có thể nói nó như một vòng tuần hoàn không có điểm dừng. [Trừ trung thể ^^!]. Câu 57: Tại sao Tim không theo sự điều khiển của ý muốn ta? Trả lời: Vì các cơ quan trong cơ thể con ng đều phối hợp hoạt động với nhau Sự phối hợp đó đc thực hiện nhờ cơ chế thể dịch và cơ chế thần kinh. Mà tim là 1 bộ phận luôn hoạt động vận chuyển máu đi đều khắp cơ thể... Tim hoạt động nhờ cơ chế thể dịch nên khi cơ thể còn sống thì tim sẽ ko ngừng hoạt động để.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> vận chuyển máu cho cơ thể sống .Vì vậy dù ta có muốn nhưng tim hôg thể ngừng đập đc hay tim hog theo sự điều khiển ý kiến của ta... Câu 58: Vì sao khi vừa ngủ dậy, đôi khi ta cảm thấy toàn thân mệt mỏi? Trả lời: khi ngủ hệ thần kinh bị ức chế, các cơ quan hầu như ở trạng thái thư giãn (thường là trọn vẹn) vậy lúc tỉnh thì hệ thần kinh mình vẫn chưa thể trở lại bình thường được và cơ bắp thì cũng vẫn đang trong tình trạng thư giãn khi mà chưa hoạt động trở lại, tức các cơ bắp chưa sinh ra công chính vì vậy mà mệt mỏi Câu 59: Tại sao trái tim đập ko bao giờ biết mệt mỏi? Trả lời: Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha: Pha nhĩ co 0,1s; pha thất co 0,3s; pha dãn chung 0,4s. Như vậy - Tâm nhĩ làm việc 0,1s nghỉ 0,7s - Tâm thất làm việc 0,3s nghỉ 0,5s Do đó tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,8s -> thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian làm việc, thời gian này tim nhận oxi và chất dinh dưỡng nuôi tim -> tim hoạt động suốt đời mà ko mệt Câu 60: nguyên nhân,ý nghĩa của sự giống và khác nhau giữa bộ xương ngưòi và xương động vật.Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ xương người? Trả lời: Nguyên nhân: + Đỡ trọng lượng cơ thể + Vận động + Bảo vệ - Ý nghĩa: + Thích nghi cao với sự sống + Nguồn gốc con người từ động vật - Yếu tố ảnh hưởng: Thích nghi với sự sống + Sự khác nhau về thức ăn ~~> tỉ lệ, thành phần hoocmon khác nhau + Vận động cơ thể + lao động + sinh hoạt.... Câu 61: Bài tập cho biết V chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần V khí luư thông ; V khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 3200ml.Dung tích sống là 3800ml.Thể tích dự trữ là 1600ml. Hói : a) Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức b)Thể tích khí trong phối sau khi hít vào bình thường Giải: a.1400ml b: 3500ml Câu 62: Bài tập trong khẩu phần ăn của một người có 400g gluxit , 200g protêin , 500g lipit , 10 g muối khoáng và 2 l nước a, tính năng lượng trao đổi trong ngày? - 1g protein oxi hóa hoàn toàn giải phòng 4.1 kcal 200g protein oxi hóa hoàn toàn sẽ giải phóng: 820 kcal - 1g gluxit oxi hóa hoàn toàn giải phòng 4.3 kcal 400g gluxit oxi hóa hoàn toàn sẽ giải phóng: 1720 kcal.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - 1g lipit oxi hóa hoàn toàn giải phóng 9.3 kcal 500g lipit oxi hóa hoàn toàn sẽ giải phóng: 4650 kcal nước và muối khoáng oxi hóa không giải phóng năng lượng ~~> Năng lượng thu vào = tổng năng lượng nhận được = 7190 kcal/ngày Mà năng lượng tỏa ra = năng lượng thu vào Không kể tác dụng môi trường và 1 số tác động liên quan ta có: Năng luợng thu vào + năng lượng tỏa ra = năng lượng trao đổi năng lượng trao đổi= 14 396 kcal b,người đó thực hiện kéo một vật nặng 5kg . quãng đg là 10 m . tính công sinh ra? 5kg=50N Câu 63: Bài tập một hs kéo một gàu nước nặng 5kg từ mặt nước tới thành là 10 m . kéo 50 l nước thì sử dụng 2l oxi. a, tính công của hs? công A= 50.10=500 J b, tính năng lượng của cơ thể tiêu hao cho sự kéo do công sản ra biết hệ số chuyển đổi 1kcal= 4,187 J và trị số tương đương nhiệt của 1l oxi sử dụng là 4,835 kcal 1l oxi sử dụng là 4,835 kcal 2l oxi sử dụng: 9,670 kcal biết hệ số chuyển đổi 1kcal= 4,187 J 5 J = 1,194kcal năng lượng của cơ thể tiêu hao cho sưk kéo do công sản ra Năng lượng tiêu hao = 10,864kcal Câu 64: “Ăn no chớ có chạy đầu. Đói bụng chớ co tắm lâu mà phiền” Trả lời: *Ăn nó chớ có chạy đầu- Chạy là một hoạt động cần được cung cấp nhiều năng lượng, nhất lại là chạy thi, chạy vượt lên đầu, mà trong lúc vừa ăn no xong lại cần tập trung năng lương cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa. - Nếu ăn xong chạy ngay thì sẽ bị "đau xóc", nhất là chạy vượt lên đầu thì càng nguy hiểm, vừa ăn xong sẽ bị đầy, khó tiêu vì máu đã dồn màu hoạt động. *Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền - Khi tắm cơ thể sẽ mất nhiệt, cơ thể phải tăng sinh nhiệt để bù đắp lại phần nhiệt mất đi khi tắm, giữ cho thân nhiệt ổn định. - Đây là hiện tượng mất thăng bằng trong chi thu năng lượng, có chi mà không có thu. Năng lượng mất đi không kịp bù lại, dị hóa vượt đồng hóa là sự bất thường trong hoạt động sinh lí của cơ thể có thể dẫn tới bị cảm lạnh do hạ nhiệt, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong. Câu 65: cho biết tâm thất mổi lần co bóp đẩy đi 87,5ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy được 7560l máu.Thời gian của pha giãn chung bằng 1/2 chu kì co , thời gian pha co tâm nhĩ =1/3 thời gian pha co tâm thất.Hỏi a)số lần mạch đập trong 1phút là bao nhiêu b)thời gian hoạt động của 1 chu kì tim c)thời gian hoạt động của mỗi pha.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giải đổi 7560l=7560000ml -số phút trong 1 ngày đêm là; 24.60=1440phút -lượng máu đẩy trong 1phút là;7560000:1440=5250ml =>số lần mạch đập là; 5250:87,5=60lần =>1chu kì co tim là 60:60=1s/lần Vậy pha dãn chung là 1:2=0,5s Gọi thời gian tâm thất co là X=>nhĩ co là X/3 ta có X+X/3=1-0,5=>x=0,375s =>nhĩ co 0,375:3=0,125s Câu 66: So sánh sự khác nhau cơ bản của 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ ở người? Trả lời: *Giống nhau: - Đều có: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch - Chức năng: Vận chuyển máu *Khác nhau: - Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu nghèo oxi theo động mạch phổi đến 2 lá phổi [chia 2 nhánh] ~~> Thu nhận oxi nhờ các mao mạch quanh phế nang ~~> Dồn về tĩnh mạch phổi ~~> trở về tim Tóm lại: Động mạch phổi mang máu nghèo oxi đến mao mạch phổi ~~> Máu giàu oxi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái - Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu oxi theo động mạch chủ và sau đó chia thành nhiều nhánh nuôi tim, vùng thân trên, dưới ~~> phân nhỏ.... tạo mao mạch khắp cơ thể ~~> Cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận chất thải... ~~> dồn lại theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải Tóm lại: Động mạch chủ mang máu giàu oxi ~~> máu nghèo oxi trở lại về tâm nhĩ phải Câu 67: tại sao những dân tộc miền núi và cao nguyên có số lượng hồng cầu nhiều hơn những người ở đồng bằng? Trả lời: Vì không khí càng lên cao càng loãng ~~> Lượng oxi cũng giảm ~~> Cần nhiều hồng cầu để đảm bảo oxi đủ cung cấp cho cơ thể Câu 68: lúc máy bay hạ cách, tai thường ù và đau, tại sao và phòng tránh như thế nào? Trả lời: tai giữa thông với tai trong qua hai cửa sổ, với xương chũm và với họng qua vòi ơt-xta-xi ( vì thế bệnh thường lây lan giữa ba b ộ phận này). Vòi ơt-xta-xi là cái ống thông gió giữ cho áp lực ngoài màng nhĩ và trong hòm tai cân bằng, nhờ thế màng nhĩ rung động được. khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, áp suất không khí lên xuống đột ngột, tai trong tạm thời bị điếc do vòi tai chưa mở kịp. Ngáp, nuột nước bọt vái cái hay nhai kẹo cao su....làm cho "lò thông gió" mở hết thị hết kho chịu ngay. Tai trong (ngoài tiền định giữ thăng bằng) có một đượng xoắn ốc chia từng đoạn chuyển tiếp các âm trầm bổng, phóng to các âm (tới dây đã tiêu hao gần hết năng lượng). Sóng âm truyền qua chất dịch và biến thành xung điện, đi vào dây thần kinh thính giác để lên não. Đó là chặng đướng cuối cùng của giác quan nghe. Câu 69: phân biệt huyết tương, huyết thanh và huyết cầu? Trả lời: Máu của chúng ta có 2 thành phần cơ bản là : huyết cầu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Phần thứ hai là huyết tương. Huyết tương là chất lỏng có màu nhạt, nó chứa 91% nước, 7% protein (albumin, globulin, prothrombin, fibrinogen)..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Huyết tương chứa một số muối hòa tan(natriclorua, bicacbonate, phosphate...). Huyết tương có độ kiềm nhẹ với độ pH khoảng 7,3. Huyết tương là nơi hoà tan các chất dinh dưỡng, các chất khi để vận chuyển từ nơi này đến nơi kia của cơ thể. Huyết thanh là huyết tương đã loại chất chống đông. Người ta còn dùng "huyết thanh" để chỉ những dung dịch có thể truyền vào máu nhằm bù một số chất bị thiếu hụt. Thí dụ: huyết thanh ngọt muốn chỉ dung dịch glucose 5% hay 20%, huyết thanh mặn bù muối trong trường hợp tiêu chảy là dung dịch Natriclorua 0,9%, nếu cần bù nhiều nguyên tố vi lượng người ta dùng dung dịch Lactate ringer... Câu 70: Nhiễm trùng máu Trả lời: Máu bị nhiễm trùng thì gọi là "nhiễm trùng huyết" vì trong đó bao hàm cả huyết tương, huyết thanh. Câu 71: nhiễm trùng huyết thanh Trả lời: muốn chỉ chai dịch truyền bị nhiễm trùng, không nên truyền. Câu 72: Nêu mối quan hệ giữa hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ tiêu hoá Trả lời: Hệ hô hấp lấy và thải khí oxi, máu đi ngang qua các phế nang sẽ được oxi khuyếch tán vào máu và hệ tuần hoàn (máu) sẽ đưa oxi tới các tế bào sau đó sẽ lấy CO2 từ các tế bào để đưa tới các phế nang và thải ra ngoài. Nếu không có hệ tuần hoàn vận chuyển O2 và CO2 thì hệ hô hấp sẽ không thể làm việc vì lượng O2 và CO2 vẫn như cũ nên không thể khuyếch tán, do đó chúng liên hệ mật thiết với nhau. Hệ tiêu hóa lấy thức ăn, rồi tiêu hóa thành các chất dinh dưỡng, các lông ruột ở ruột non sẽ hấp thụ chúng rồi khuyếch tán vào máu. Hệ bài tiết sẽ lọc từ máu các chất độc, chất thừa để bài tiết qua nước tiểu. Nếu hệ tiêu hóa làm việc tốt thì hệ tuần hoàn sẽ hoạt động mạnh mẽ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho tế bào hoạt động. Câu 76: so sánh hệ hô hấp của người với thỏ Trả lời: Giống nhau: - Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi - Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành - Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản - Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch. - Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc Khác nhau: - Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm Câu 77: Một người kéo một gầu nước nặng 5kg lên mặt giếng, khoảng cách từ mặt nước lên thành giếng là 5m. Hãy tính công của người đó khi kéo gau nước? công của người đó là A=F.s=p.h=10.m.h=10.5.5=250J Câu 78: nêu vai trò của 1 số hoocmon, từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung. Nêu rỏ mối quan hệ trong hoạt động của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết. Trả lời:.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> _Vai trò của hoócmôn là : + Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể + Điều hoà quá trình sinh lí diễn ra bình thường. _Tầm quan trọng của hệ nội tiết: + Đảm bảo hoạt động các cơ quan diễn ra bình thường nếu mất cân bằng hoạt động của các tuyến sẽ gây ra tình trạng bệnh lí. Vd : Tuyến tuỵ khi không tiết đủ lượng insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá glucôzơ ( glicôgen làm tăng đường huyết người sẽ mắc bệnh tiểu đường. _Mối quan hệ trong hoạt động của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết: + Tuyến yên tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác: - Tuyến yên tiết TSH kích thích tuyến giáp tiết hoocmon tiroxin - Tuyến yên tiết ACTH kích thích vỏ tuyển trên thận tiết nhiều hoocmon điều hòa hoạt động sinh dục ,trao đổi chất đườn,chất khoáng +Thoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sư chi phói của các hoocmon do tuyển nội tiết tiết ra ~> Là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược Câu 79: Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở Nam và Nữ ( trong độ tuổi vị thành niên ) là gì ? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? _ Nguyên nhan dẫn đến biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì owrNam và Nữ trong độ tuoir thành niên : + Đối với nam: Là hoocmon sinh dục nam Testôstêrôn + Đối với nữ: Là hoocmon sinh dục nữ Ơstrôgen _Trong những biến đổi đó ,biến đổi quan trọng đáng lưu ý là những biến đỏi chứng tỏ có khả năng sinh sản như xuất tinh lần đầu ở nam và hành kinh lần đầu ở nữ Câu 80: Nêu rỏ những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. Trả lời: _Những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên: + Dễ xảy thai hoặc đẻ non + Con sinh ra thường nhẹ cân,khó nuôi,dễ nhiễm bệnh + Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh do dính tử cung,tắc vòi trứng,chửa ngoài dạ con + Phải bỏ học,ảnh ưởng đến tiền đồ,sự nghiệp _Để điều đó không xảy ra ta cần có một tình bạn trong sáng lành mạnh , tránh quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên _ Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. + Rạn tử cung,thủng tử cung + Dính buồng tử cung,tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con + Sẹo trên thành tử cung thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau Câu 81: trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ Trả lời:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 82: Nêu cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy ? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ? Trả lời: _Cấu tạo của dây thần kinh tủy: + Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ + Dây thần kinh tủy là dây pha gồm: -Bó sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau -Nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống bằng các rễ trước Các dây tủy sau khi đi qua khỏi lỗ gian đốt thì nhập lại thành dây thần kinh tủy _Chức năng của dây thần kinh tủy: + Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động + Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác Vừa dẫn truyèn xung thần kinh vận động vừa dẫn truyền xung thàn kinh cảm giác Dây thâng kinh tủy là dây pha _Dây thần kinh tủy là dây pha vì có các bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nói với tủy qua các rễ trước và rễ sau Câu 83: giải thích câu"trời nóng chóng khát, trời mát chống đói" - Trời nóng: mồ hôi tiết nhiều, cơ thể mất nhiều nước => Mau khát - Trời mát: mao mạch máu co lại, lượng máu qua da ít làm giảm sự tỏa nhiệt qua da. Đồng thời cơ thể phân giải chất để giải phóng năng lượng, một phần năng lượng để duy trì thân nhiệt => Nhanh đói Câu 84: Trình bày những đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng. Nêu biện pháp giữ vệ sinh da và bảo vệ da. Trả lời: _ Da có những chức năng và những đặc điểm cấu tạo của da giúp da thực hiện chức năng đó: +Bảo vệ: -Chống các tác động cơ học của môi trường do da đuợc cấu tạo từ các sợi của mô liên kết và lớp mỡ -Các tuyến tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn,chống thấm và thấm và thoát nước -Sắc tố tóc chống thấm và thoát nước +Điều hòa thân nhiệt nhờ hệ thống mao mạch ở lớp bì ,tuyến mồ hôi,cơ co chân lông,lớp mỡ,tóc +Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ thụ quan,dây thần kinh ở lớp bì.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> +Tham gia hoạt động bài tiết nhờ tuyến mồ hôi ở lớp bì +Tạo vẻ đẹp của người : lông mày,móng,tóc +Phản ánh tình trạng của nội quan và tuyến nội tiết _Biện pháp giữ gìn bảo vệ,rèn luyện da: +Tắm nắng lúc 8 - 9 h +Tập chạy buổi sáng +Tham gia thể thao buổi chiều +Xoa bóp +Lao động chân tay vừa sức +Tránh làm da bị xây xát hoặc bị bỏng +Thường xuyên tắm rửa,thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ Câu 85: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian, tiểu não, tủy sống. Trả lời:. Câu 86: Nêu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu 87: Mô tả cấu tạo của cầu mắt. Nêu các biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt. Viết sơ đồ đường đi của ánh sáng trong cầu mắt. _Cấu tạo của cầu mắt: Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớpmàng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que. _Phòng chống các bệnh về mắt : + Không dùng chung khăn,chậu với người khác,người bệnh hoặc tắm rửa trong ao ,hồ tù hãm + Không được dụi tay bẩn vào mắt + Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng _Khi các tia sáng phản chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác,xuất hiện luồng thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở thùy chẩm của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật Câu 88: Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nột tiết. - Tuyến yên tiết hoocmon điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết. - Sự hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmon do các tuyến nội tiết khác tiết ra. Câu 89: Nêu vai trò của hôcmon. Trình bày chức năng của các hôcmon tuyến tụy _Vai trò của hoocmon: + Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể + Điều hòa quá trình sinh lí diễn ra bình thường _Chức năng của hoocmon tuyến tụy.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Tuyến tụy vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng nội tiết - Chức năng nội tiết do tế bào đảo tụy đảm nhận + Tế bào tiế glucagon các tác dụng biến đổi glicogen thành glucozo để nâng lượng đường huyết trong máu + Tế bào tiết insulin có tác dụng chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmon trên của các tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định Câu 90: Phản xạ là gì? Thế nào là phản xạ có điều kiện và PXKĐK? Cho VD. _Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh _Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể,là kết quả của quá trình học tập rèn luyện _Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có,không cần phải học tập _Ví dụ: + Phản xạ có điều kiện: Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ + Phản xạ không điều kiện : Thấy vật nóng rụt tay lại Câu 91: Cấu tạo hệ bài tiết vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống _Cấu tạo hệ bài tiết + Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận,ống dẫn nước tiểu,bóng đá_i,ống đá_i + Thận có tới 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu + Mỗi đơn vị chức năng gồm nang cầu thận,cầu thận,ống thận và ống góp _Vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống: Giúp cơ thể thải bỏ các chất độc hại của quá trình dị hóa và sản phẩm dư thừa khác để duy trì ổn định của môi trường trong Câu 92: Trình bày cấu tạo của tai phù hợp với chức năng. Viết sơ đồ đường đi của sóng âm trong tai. _Cấu tạo của tai phù hợp với chức năng: Tai gồm tai ngoài,tai giữa và tai trong + Tai ngoài gồm: - Vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm - Ống tai có nhiệm vụ hướng sóng âm - Màng nhĩ khuếch đại âm + Tai giữa là một khoang xương gồm: - Chuỗi xương tai: xương bàn đạp,xương đe,xương búa - Vòi nhĩ thong với hầu giúp cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ + Tai trong gồm: - Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận thông tin về vị trí và chuyển động của cơ thể trong không gian - Ốc tai là cơ quan thu nhận kích thích về âm thanh ( gồm ốc tai xương và ốc tai màng.Trên ốc tai màng có màng cơ sở,trên đó có cơ quan coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác) _Sơ đồ đường đi sóng âm trong tai: Sóng âm~>màng nhĩ~>chuỗi xương tai~>cửa bầu~>chuyển động ngoại dịch và nội dịch~> rung màng cơ sở~>kích thích cơ quan coocti xuất hiện xung thần kinh!~>vùng thính giác~>Nhận biết được âm thanh phát ra Câu 93: Nêu rõ những điều kiện để sự hình thành 1 PXCĐK có kết quả. Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống các động vật và con người. _Điều kiện để sự hình thành một phản xạ có điều kiện có kết quả: phải kết hợp giữa kích thích có.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> điều kiện với kích thích không điều kiện ( trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian) _. Ýnghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống các động vật và con người + Đảm bảo với sự thích nghi của môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi + Hình thành những thói quen và tập quán tốt đối với con người và động vật Câu 94: Nêu các biện pháp giữ vệ sinh hệ thần kinh. + Tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh + Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày đầy đủ,làm việc và nghỉ ngơi hợp lí + Sống thanh thản,tránh lo âu phiền muộn Câu 95: Khái niệm phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ? +Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh +Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da..) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ,tuyến) +Vòng phản xạ là đường thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược ( đường thông tin ngược từ cơ quan phản ứng về hiệu quả của phản ứng báo về trung ương thần kinh).Nhờ có đường liên hệ ngược mà có thể điều chỉnh được phản ứng được chính xác Câu 96: Thí nghiệm chứng minh xương có hai tính chất rắn chắc và đàn hồi Thí nghiệm chứng minh xương có hai tính chất cơ bản là rắn chắc và đàn hồi +Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohidric 10%.Sau 10 đến 15 phút lấy ra uốn thử xem thấy xương mềm vì khi ngâm với axit thì canxi tác dụng chỉ còn có cốt giao nên xương mềm. +Đốt xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa,không còn thấy khói bay lên nữa.Bóp nhẹ phần xương đốt thấy xương vỡ ra vì khi đốt cốt giao bị cháy chỉ còn canxi nên xương giòn dễ vỡ Câu 97: Cơ chế bảo vệ cơ thể qua ba hàng rào bạch cầu: +Thực bào là do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện +Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do limpho B thực hiện +Sự phá hủy tế bào cơ thể bị nhiễm bệnh do tế bào limpho T thực hiện Câu 98: Sơ đồ truyền máu? Giải thích? ( dựa vào kháng nguyên, kháng thể) _Sơ đồ truyền máu:. -Giải thích : + Nhóm máu O có thể truyền cho các nhóm máu: A, B, AB ( Nhóm máuO là nhóm chuyên cho. + Nhóm máu A có thể truyền cho các nhóm máu: A, AB. + Nhóm máu B có thể truyền cho các nhóm máu: B, AB..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> + Nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB, nhận được các nhóm máu: O, A, B ( Nhóm máu AB là nhóm chuyên nhận Câu 99: Trao đổi khí ở phổi và tế bào? +Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của oxi và từ không khí ở phế nang vào máu và của cacbonic từ máu vào không khí phế nang +Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và của cacbonic từ tế bào vào máu +Các khí trao đổi ở phổi và trao đổi ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp Câu 100: Sự tạo thành nước tiểu gồm quá trình nào?: +Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận +Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng,nước và các ion cần thiết như Na+...diễn ra ở ống thận và kết quả là từ nước tiểu đầu tạo thành nước tiểu chính thức. +Quá trình bài tiết nước tiểu chính thức ra ngoài môi trường Câu 101: cho tâm thất trái mỗi lần co bóp dẩy đi 70ml máu và mỗi ngày_đêm đã đẩy đi 7560 lít máu. Thời gian pha dãn chung bằng 1/2 chu kì tim. Thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian co tâm thất phải. hỏi: a, Số lần mạch đập trong 1' b, Time hoạt động của 1 chu kì tim c, Time hoạt động của pha co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung a. - Đổi 7560 lít = 7560000 ml - Số phút trong 1 ngày đêm là: 24 giờ . 60 phút = 1440 ( phút ) - Lượng máu đẩy đi trong 1 phút là: 7560000 ml : 1440 phút = 5250 ( ml ) - Vậy số lần mạch đập trong 1 phút là: 5250 ml / 70 ml = 75 ( lần ) b. - Vậy 1 chu kì co tim là: 60 giây / 75 lần = 0,8 giây/lần c. Từ câu b Pha dãn chung là: 1 giây / 2 = 0,5 ( giây ) Gọi thời gian thất co = X ( giây ) ; thì nhĩ co là :X3 Ta có : Nhĩ co + Thất co = 1 - 0,5 = 0,5 ( giây ) X3 + X = 0,5 x + 3x = 1,5 4x...... = 1,5 x.........= 0,375 Vậy X = 0,375 giây Nhĩ co là: 0,375 / 3 = 0,125 giây Câu 102: Có 4 người An, Bình, Cường, Dũng nhóm máu khác nhau lấy máu của Cường truyền cho An hoặc lấy máu của Dũng truyền cho Cường thì xảy ra tai biến và Bình nhận màu của An, Cường thì không xảy ra tai biến. Tìm nhóm máu của mỗi người biết mỗi người có một nhóm máu khác nhau..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Vì nhóm máu của mỗi người là khác nhau mà Bình nhận được máu của An và Cường không xảy ra tai biến Bình thuộc nhóm máu AB - Máu của Cường truyền cho An và máu của Dũng truyền cho Cường đều xảy ra tai biến nên Cường và Dũng không phải thuộc nhóm máu O - Nhóm máu của Dũng và Cường xảy ra một trong khả năng sau: + Cường thuộc nhóm máu B , Dũng thuộc nhóm máu A + Cường thuộc nhóm máu A , Dũng thuộc nhóm máu B Câu 103: Tại sao khi lặn xuống đáy nước sâu ta thấy đau tai ? khi lặn xuống nước ta cảm thấy tức trong tai (hoặc có thể thấy đau) là vì áp xuất của nước [khi lặn sâu 10m thì áp suất sẽ tăng thêm 1atm)! khi ở dưới nước áp xuất sẽ tác động nên khắp người của ta ( giống như kiểu nước nó đang bóp chúng tai đó)! và tại sao chỉ có tai mới thấy đau là vì khắp cơ thể của chúng ta đều đc bảo vệ kín mít chỉ có khu vực tai là bị "hở" và trong tai có những cơ quan nhạy cảm như màng nhĩ mà màng nhĩ thì mỏng nên dưới sự tác động của áp xuất nước thì tai của ta sẽ bị đau! Câu 104: Nêu các chức năng của da . Đặc điểm nào của da thực hiện chức năng bảo vệ . Da điều hòa thân nhiệt như thế nào . _ Da có những chức năng và những đặc điểm cấu tạo của da giúp da thực hiện chức năng đó: +Bảo vệ: -Chống các tác động cơ học của môi trường do da đuợc cấu tạo từ các sợi của mô liên kết và lớp mỡ -Các tuyến tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn,chống thấm và thấm và thoát nước -Sắc tố tóc chống thấm và thoát nước +Điều hòa thân nhiệt nhờ hệ thống mao mạch ở lớp bì ,tuyến mồ hôi,cơ co chân lông,lớp mỡ,tóc +Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ thụ quan,dây thần kinh ở lớp bì +Tham gia hoạt động bài tiết nhờ tuyến mồ hôi ở lớp bì +Tạo vẻ đẹp của người : lông mày,móng,tóc +Phản ánh tình trạng của nội quan và tuyến nội tiết _Chức năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể do da đảm nhiệm là chủ yếu nhờ: +Da phủ khắp bề mặt cơ thể,90% lượng nhiệt thoát ra do da +Sự bức xạ nhiệt tiến hành qua mặt da +Da có các tuyến mồ hôi +Có các mao mạch máu dưới da và cơ co chân lông Cụ thể: +Khi trời nóng tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi,mồ hôi bay hơi sẽ mang theo một lượng nhiệt của cơ thể ra môi trường,mạch máu dưới da dãn tăng khả năng tỏa nhiệt của da +Khi trời lạnh,mạch máu dưới da co,cơ chân lông co,da săn lại ( hiện tượng nổi da gà) làm tăng khả năng thoát nhiệt +Lớp mỡ dưới da cũng gióp phần chống lạnh cho cơ thể Câu 105: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: _Phản xạ không điều kiện +Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện +Bẩm sinh +Bền vững +Có tính chất di truyền,mang tính chất chủng loại.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> +Số lượng hạn chế +Cung phản xạ đơn giản +Trung ương nằm ở trụ não,tủy sống. _Phản xạ có điều kiện: +Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện ( đã kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần ) +Được hình thành trong quá trình sống +Dễ mất khi không củng cổ +Không di truyền,mang tính chất cá thể +Số lượng không hạn định +Hình thành đường liên hệ tạm thời +Trung ương nằm ở vỏ não _Ví dụ: +Phản xạ không điều kiện: - Khi thức ăn chạm vào khoang miệng,lưỡi thì nước bọt tiết ra - Tay chạm vào vật nóng,rụt tay lại -Đi nắng,mặt mặt đỏ gay,mồ hôi vã ra +Phản xạ có điều kiện: - Đi qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng lại trước vạch kẻ - Thầy giáo bước vào lớp học sinh đứng dậy chào - Chẳng dại gì mà đùa/chơi với lửa Câu 106: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: *Giống: đều la những phản ứng của cơ thể thông qua hệ TK để đáp ứng với kích thích. - Đều được hình thành trên cơ sở xung TK truyền trong cung phản xạ. - Các bộ phận tham gia tạo phản xạ đều gồm cơ quan thụ cảm, trung ương TK và cơ quan phản ứng. - Đều mang ý nghĩa thích nghi của cơ thể với môi truờng . * Khác: - PXKĐK: + Mang tính chất bẩm sinh ko qua rèn luyện. + Có tính chất loài và di truyền. + Trung ương TK nằm ở các bộ phận dưới vỏ não(tủy sống, trụ não...........). + Có tính bền vững tồn tại rất lâu, có khi suốt đời. + Xảy ra tương ứng với kích thích. - PXCĐK: + Hình thành trong đời sống qua quá trình tập luyện. + Có tính chất cá thể và ko di truyền. + Trung ương TK nằm trong lớp vỏ đại não. + Có tính tạm thời, có thể mất đi nếu ko được củng cố. + Xảy ra bất kì, ko tương ứng với kích thích. Câu 107: thực chất quá trình tạo ra nước tiểu là gì ? nước tiểu đầu khác nước tiểu chính thức như thế nào . _Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu,thải bỏ các chất cặn bã,độc hại,dư thừa ra khỏi cơ thể _Điểm khác giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức: +Nước tiểu đầu: - Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Chứa ít các chất cặn bã,độc hại - Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng +Nước tiểu chính thức: - Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn - Chứa nhiều các chất cặn bã,độc hại - Gần như không còn các chất dinh dưỡng Câu 108: Mô tả cấu tạo trong của đại não .Đặc điểm nào của não người tiến hóa hơn động vật _Cấu tạo trong của đại não gồm: + Chất xám tạo thành vỏ đại não,là nơi tập trung thân và tua ngắn cở nơron,trung tâm của các phản xạ có điều kiện + Chất trắng nằm dưới vỏ não,trong có nhân nền ,là các đường thần kinh nối các vùng vỏ não và hai nửa đại não với nhau.Hầu hết các đường này đều bắt chéo ở trụ não hay tủy sống _Đặc điểm của não người tiến hóa hơn não động vật thuộc lớp thú +Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú +Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa nơrron ( khối lượng chất xám lớn hơn) +Ở ngoài,ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ Câu 109: So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng _Cung phản xạ vận động + Trung ương : Nằm trong chất xám ( Ở đại não và tủy sống) + Đường hướng tâm : Gồm 1 nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám + Đường li tâm : Chỉ có 1 nơron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng + Hạch thần kinh : Không có + Chức năng : Điều khiển hoạt động của cơ vân ( Có ý thức ) _Cung phản xạ sinh dưỡng: + Trung ương : Nằm trong chất xám ( Ở trụ não và sừng bên tủy sống ) + Đường hướng tâm : Gồm 1 nơ ron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám + Đường li tâm : Gồm 2 nơron tiếp giáp nhau trong các hạch thần kinh sinh dưỡng + Hạch thần kinh : Có Câu 110: . mô tả màng lưới cầu mắt , tại sao ảnh rơi trúng màng lưới nhìn rõ nhất . _Màng lưới có các tế bào thụ cảm ánh sáng gồm hai loại: + Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh + Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu - Điểm vàng là nơi tập trung nhiều tế bào nón - Điểm mù không có tế bào thụ cảm thi giác _Ảnh của vật rơi trúng màng lưói nhìn rõ nhất vì: +Ở điểm vàng tập trung nhiều tế bào nón,mỗi chi tiết của ảnh được tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng lẻ +Trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón hoặc tế bào que mới được gửi về não các thông tin nhận được qua một vài tế bào thần kinh thị giác Câu 111: Nguyên nhân và cách khắc phục tật về mắt: _Cận thị: + Nguyên nhân: - Bẩm sinh : Cầu mắt dài - Do không giữ vệ sinh mắt khi đọc sách + Cách khắc phục : Đeo kính cận ( Kính mặt lõm ) _Viễn thị:.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> + Nguyên nhân: - Bẩm sinh : Cầu mắt ngắn - Do thể tinh thủy bị lão hóa mất khả năng điều tiết + Cách khắc phục : Đeo kính viễn ( Kính mặt lồi ) _Phòng chống các bệnh : + Không dùng chung khăn,chậu với người khác,người bệnh hoặc tắm rửa trong ao ,hồ tù hãm + Không được dụi tay bẩn vào mắt + Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng + Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách + Tránh đọc sách nơi thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xe bị xóc nhiều. Câu 112: Trình bày sơ đồ thu nhận sóng âm Sóng âm~>màng nhĩ~>chuỗi xương tai~>cửa bầu~>chuyển động ngoại dịch và nội dịch~> rung màng cơ sở~>kích thích cơ quan coocti xuất hiện xung thần kinh!~>vùng thính giác.. Câu 113: Sơ đồ hệ thần kinh sinh dưỡng!!!. Câu 114: cần làm gì để tránh đau dạ dày? + Ăn chín: thức ăn nấu chín, kể cả rau sống cũng phải luộc chín. +Ăn đúng giờ: Ăn uống vào một giờ cố định. +Không thức khuya +Không ăn thức ăn cứng, nên nhai kỹ, kiêng dùng gia vị chua cay, kiêng bia rượu, thuốc lá,.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> cafe, nước có gas, giảm mỡ béo, ăn ít thực phẩm khó tiêu, đầy bụng như gạo nếp, rau cần, măng, các loại, gân động vật, không ăn quá nhanh, không ăn quá nhiều, ăn uống ít các loại đậu, sữa. +Tránh thức uống gây ảnh hưởng dạ dày như Vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc đau nhức, giảm đau, chống viêm... +Cuối cùng có chế độ làm việc, nghĩ ngơi hợp lý, điều độ, sống cởi mở và lạc quan. Câu 115: thành phần các chất có trong thức ăn? tiêu hóa là gì? +Các chất có trong thức ăn: protein,gluxit,lipit,muối khoáng ,nước và vitamin +Tiêu hóa là quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn Câu 116: hoạt dộng tiêu hóa chủ yếu ở ruột non. Nêu bị tắc ống dẫn mật thì quá trình tiêu hóa ở ruột non như thế nào? Tại ruột non, thức ăn tiêu hóa nhờ dịch ruột, dịch tuỵ, mật để tiêu hóa về cơ bản mọi chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất sơ một phần nên người ta nói hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non. Qua tiêu hóa ở ruột non dưỡng chấp ngấm vào máu nuôi cơ thể hoặc chuyển hóa dự trữ khi cần . Câu 117: Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh,cần quan tâm tới những vấn đề gì?Vì sao lại như vậy? Phải đảm bảo giấc ngủ hằng ngày đầy đủ để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau 1 ngày làm việc căng thẳng. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh tránh gây căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh. _Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh như Rượu, nước chè, cà phê, thuốc lá, ma tuý.... vì: + Rượu làm hoạt động vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém. + Nước chè, cà phê kích thích hệ thần kinh, gây khó ngủ. + Thuốc lá làm cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư, khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém... + Ma tuý làm suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách...... == Câu upload.123doc.net: Tại sao mặt đỏ tim đập nhanh khi có cảm giác hồi hộp? Khi có cảm giác hồi hộp,tiểu não sẽ truyền thông tin đến tuyến yên khiến lượng lớn hoocmon estrogen đột ngột suy giảm. Sự kích thích này gây ra rối loạn điều hòa vận mạch làm mồ hôi tiết ra nhiều, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp…. Điều đó thể hiện khi một người hồi hộp, cơ thể họ sẽ tự động sinh ra các phản ứng như tim đập nhanh, thở dốc, toát mồ hôi lạnh.Khi tim đập nhanh,xung thần kinh truyền về trung ương phụ trách tim mạch thuộc phân hệ đối giao cảm theo dây li tâm làm giảm lực và nhịp tim Câu 119: Em hãy kễ những điều em biết về vitamin ? cho biết vai trò chủ yếu của vitamin E và nguồn cung cấp ? • Vitamin: _ Vitamin tuy không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng không thể thiếu được trong khẩu phần ăn uống của sinh vật nói chung và con người nói riêng vì chúng tham gia vào thành phần cấu trúc của nhiều hệ enzim trong cơ thể. _ Vitamin cần cho cơ thể rất ít, chỉ vài miligam trong một ngày và tuỳ từng loại vitamin. _ Mỗi loại vitamin có vai trò khác nhau nên cũng cần lượng khác nhau trong từng cơ thể.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> • Vai trò của vitamin E: cần cho sự phát dục bình thường, chống lão hoá và bảo vệ tế bào. • Nguồn cung cấp: Gan, dầu thực vật, giá đỗ... Câu 120: Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người ? Em hãy cho 1 vài ví dụ cụ thể? Phải làm gì để cơ thể sinh trưởng Phát triển và Hoạt động bình thường ? Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tuỳ người vì: _ Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào các yếu tố: + Giới tính: nam có nhu cầu cao hơn nữ ,vì nam hoạt động nhiều hơn nên cần năng lượng nhiều hơn, do đó nhu cầu dinh dưỡng phải cao hơn nữ + Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên. + Hình thức lao động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn năng lượng nhiều hơn. + Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để hồi phục sức khỏe. _ Nhu cầu dinh dưỡng không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. _ Lượng dinh dưỡng dư thừa mà cơ thể ít vận động sẽ dẫn tới bệnh béo phì. Câu 121: Em hãy phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức ? Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức: _ Nước tiểu đầu: + Nồng độ các chất hoà tan thấp hơn + Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hại + Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng _ Nước tiểu chính thức: + Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn + Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hại hơn + Gần như không còn các chất dinh dưỡng Câu 122: Da có những chức năng nào ? Những đặc điểm giúp da thực hiện những chức năng đó ? Chức năng của da: - Bảo vệ cơ thể chống lại tác dụng cơ học gây tổn hại đến mô và các cơ quan bên trong, ngăn không cho nước ngấm qua, đồng thời ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại đối với cơ thể - Da là một cơ quan cảm giác, tiếp nhận các cảm giác về tiếp xúc, va chạm, áp lực, đau đớn và nóng lạnh, giúp cho cơ thể có những phản ứng kịp thời trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, bảo đảm cho cơ thể thích nghi với môi trường - Da cùng với phổi và thận thực hiện chức năng bài tiết, có nhiệm vụ thải loại những chất là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất Câu 123: Những đặc điểm về cấu tạo và chức năng của đại não người để chứng minh sự tiến hóa rất cao của não người so với não của động thực vật thuộc lớp thú: - Khối lượng não so với khối lượng cơ thể ở người lớn hơn so với các động vật khác - Vỏ não của người có nhiều nếp gấp giúp cho bề mặt vỏ não có chứa các nơron tăng lên, làm cho khối lượng chất xám lớn hơn - Ở người, ngoài các khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các khu.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> cảm giác và vận động ngôn ngữ (như vùng nói, vùng viết, vùng hiểu tiếng nói và vùng hiểu chữ viết) Câu 124: Giải thích vì sao người say rượu thường đi đúng không vững chân, chân này đá chân kia? Tiểu não có chức năng là điều hòa phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể nên khi ta uống rượu thì trong rượu có chất ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não nên làm cho người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi. Câu 125: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng . Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm : + Phân hệ thần kinh giao cảm: Có trung ương nằm ở chất xám thuộc sừng bên tuỷ sống ( đốt sống tuỷ ngực I đến đốt thắt lưng III ). Các Nơ ron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm nằm gần tuỷ sống và tiếp cận với nơ ron sau hạch . Trung khu phân bố ở sừng bên chất xám tủy sống, từ D1- L3, từ đây có các sợi đi tới các hạch giao cảm( Sinh Ly ) Kích thích hệ giao cảm gây - tuần hoàn: co mạch, tăng co bóp cơ tim, - hô hấp: dãn phế quản ( do dãn cơ Reissessen) - Tiêu hóa: giảm nhu động ruột, giảm bài tiết chất nhầy - dãn đồng tử - tăng tiết mồ hôi +Phân hệ thần kinh đối giao cảm: Có trung ương là các nhân xám trong trụ não và đoạn cùng của tuỷ sống . Các nơ ron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm ( nằm cạnh cơ quan ) để tiếp cận các nơ ron sau hạch . Các sợi trước hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin , còn các sợi sau hạch không có bao miêlin . Trung khu ở: -Não giữa: đi theo dây III - Hành não : theo dây III, VII,IX,X - Tủy cùng :L S1-S3 Các hạch đối giao cảm. Kích thích đối giao cảm: ngược lại với giao cảm Câu 126 : Hãy thử trình bày phản xạ điều hoà hoat động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau : - Lúc huyết áp tăng cao - Lúc hoạt động lao động Lúc huyết áp tăng cao _ Thụ quan kích thích, xuất hiện xung thần kinh truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc phân hệ đối giao cảm, theo dây li tâm tới tim làm giảm nhịp co tim đồng thời dãn mạch máu da và mạch ruột giúp hạ huyết áp. * Lúc hoạt động lao động. _ Khi hoạt động lao động xảy ra sự ôxy hoá glucozo để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân huỷ của quá trình này là CO2 tích luỹ dần trong máu sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm tới trung khu hô hấp và trung khu tuần hoàn nằm trong hành tuỷ nhịp co tim và mạch máu co dãn cung cấp ôxy cho nhu cầu năng lượng đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân huỷ đến cơ quan bài tiết. Câu 127: Phân biệt động mạch với tĩnh mạch.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> _Động mạch: +Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch +Lòng hẹp hơn tĩnh mạch ~>Phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với áp lực lớn,vận tốc cao. _Tĩnh mạch: +Lòng rộng hơn động mạch +Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch +Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều ~>Phù hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với áp lực nhỏ nhưng với vận tốc cũng tương đối cao. Câu 128: So sánh tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng, dạ dày, ruột non. Tiêu hoá ở khoang miệng Biến đổi lí học - Tiết nước bọt - Nhai - Đảo trộn thức ăn - Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt - Tạo viên thức ăn Biến đổi hoá học. Tiêu hoá ở dạ dày Biến đổi lý học: - Co bóp trộn thức ăn với dịch vị - Tiết dịch vị - Đẩy thức ăn xuống ruột Biến đổi hoá học. Tiêu hoá ở ruột non Biến đổi lý học: + Thức ăn được hoà loãng và trộn đều với dd tiêu hoá +Các khối lipit được các muối mật biệt lập len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lapj với nhau,tạo dạng nhũ tương hoá Biến đổi hoá học.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> __________________ Câu 129: So sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần nhỏ?. Câu 130: Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? -Hô hấp là một quá trình luôn gắn liền với sự sống vì mọi hoạt động sống đều cần có năng lượng mà hô hấp ở tế bào tạo ra.Hoạt động hô hấp gồm các hoạt động trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. -Thông qua hoạt động trao đổi khí ở phổi giúp cung cấp Oxi cho các tế bào của cơ thể và đồng thời vận chuyển Cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể Câu 131: Vai trò của sự tiêu hoá đối với cơ thể là gì? Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được, thải bỏ các chất thừa trong thức ăn Câu 132: Trình bày quá trình tiêu hoá ở ruột non? Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột: - Hoạt động cơ học: Ruột non có 4 hình thức hoạt động cơ học + Co thắt: Có tác dụng chia nhũ trấp thành từng mẩu ngắn để dễ ngấm dịch tiêu hóa + Cử động quả lắc: Có tác dụng trộn đều nhũ trấp với dịch tiêu hóa để tăng tốc độ tiêu hóa + Nhu động: Là những làn sóng co bóp lan từ đoạn đầu đến cuối ruột non, có tác dụng đẩy thức ăn di chuyển trong ruột + Phản nhu động: Là những làn sóng co bóp ngược chiều với nhu động nhưng xuất hiện thưa và yếu hơn nhu động. + Phản nhu động phối hợp với nhu động làm chậm sự di chuyển của nhũ trấp để quá trình tiêu hóa.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> và hấp thu triệt để hơn Câu 133: Trinh bày quá trình tiêu hoá ở dạ dày? * Hoạt động tiêu hóa ở đày: - Biến đổi cơ học: + Nghiền nhỏ thức ăn thêm nữa và trộn đều thức ăn với dịch vị để tạo thành nhũ trấp + Đẩy phần nhũ trấp nằm ở xung quanh đi xuống hang vị và ép vào khối nhũ trấp này một áp suất lớn để làm mở môn vị, đẩy nhũ trấp đi xuống tá tràng - Biến đổi hóa học: Nhờ các enzyme trong dịch tiêu hóa ở dạ dày đã biến đổi thức ăn ( chủ yếu là protein ) thành các chất đơn giản hơn dưới tác dụng của HCl ________ Câu 134: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non như thế nào? _Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra: môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị tới ruột non nhanh và liên tục hơn,thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa ở ruột non dẫn đến hiệu quả tiêu hóa thấp _Tiêu hóa ở ruột non: -Sự biến đổi lí học: +Sự tiết dịch tiêu hóa do tuyến gan,tuyến tụy,tuyến ruột tiết ra đều hòa loãng thức ăn và trộn đều dịch tiêu hóa +Muối mật(dịch mật)tách lipit thành giọt nhỏ biệt lập với nhau,tạo nhũ tương hóa +Các cơ trên thành ruột co bóp,nhào trộn thức ăn ngấm đều dịch tiêu hóa và tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột -Sự biến đổi hóa học:. Câu 135: Giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ? _Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trên lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhầy do các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc,ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin Câu 136: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam + Nam thiếu niên(Tuổi 13 - 15) cần 2500 Kcal/ngày.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> + Nữ thiếu niên(Tuổi 13 - 15) cần 2200 Kcal/ngày Ví dụ: Lượng thức ăn của một nam sinh lớp 8 ăn trong một ngày 1. Bữa sáng: - Bánh mì: 65gam + Kẹp 20g thịt gà xé - Sữa đặc có đường: 15gam 2. Bữa trưa: - Cơm(gạo tẻ): 250gam - Đậu phụ: 75gam - Thịt lợn ba chỉ: 100gam - Dưa cải bẹ xanh: 100gam - 1 trái trứng luộc(hay chiên) 3. Bữa tối: - Cơm(gạo tẻ): 220gam - Cá chép: 100gam - Rau muống: 200gam Ví dụ: Lượng thức ăn của một nữ sinh lớp 8 ăn trong một ngày 1. Bữa sáng: - Bánh mì: 65gam - Sữa đặc có đường: 15gam 2. Bữa trưa: - Cơm(gạo tẻ): 200gam - Đậu phụ: 75gam - Thịt lợn ba chỉ: 100gam - Dưa cải muối: 100gam 3. Bữa tối: - Cơm(gạo tẻ): 200gam - Cá chép: 100gam - Rau muống: 200gam ........• Vitamin PP: 223,78% Câu 137: Lập khẩu phần ăn cho 1 gia đình có 4 người.Bố mẹ lao động vừa,1 người con gái ở độ tuổi 4-6.1 người con gái ở độ tuổi 13-15.Với tổng kcal là 8700. 1,Bữa sáng: -Mì sợi 350g -Thịt gà 175g 2,Bữa trưa -Gạo 700g -Đậu phụ 280g -Gan lợn :185g -Rau cải: 480g *Chút hoa quả tráng miệng: Táo 220 g 3,Bữa trưa -Gạo:700g -Thịt bò loại I 105g -Khoai sọ : 100g -Ngô : 120g -Chuối tiêu chín: 320g.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> Câu 138: vì sao tim hoạt động suốt đời liên tục mà không mệt mỏi -Tim co dãn theo chu kì.Mỗi chu kì gồm 3 pha: +Pha nhĩ co: 0,1s +Pha thất co: 0,3s +Pha dãn chung: 0,4s -Trung bình một phút tim hoạt động 75 chu kì,một chu kì kéo dài 0,8s -Mỗi chu kì tim có một phần hai thời gian dãn chung ~>Đủ cho tim phục hồi lại hoàn toàn Câu 159: cấu túc nào của tim, mạch đảm bảo máu chỉ vận chuyển một chiều trong hệ tuần hoàn? trình bày vai trò của các cấu trúc đó. Cấu trúc của tim,mạch đảm bảo máu chỉ vận chuyển một chiều nhất định trong hệ tuần hoàn là van -Van nhĩ-thất: +Cho máu chảy từ tâm nhĩ vào tâm thất +Không cho máu chảy ngược từ tâm thất vào tâm nhĩ -Van động mạch: +Cho máu chảy từ tâm thất vào động mạch +Không cho máu chảy ngược từ động mạch vào tâm thất -Van tĩnh mạch +Giúp máu chảy trong các tĩnh mạch ngược hướng trọng lực về tim +Không cho máu chảy ngược lại trong các tĩnh mạch từ dưới về tim Câu 160: Ý nghĩa của mối tương quan giữa đồng hóa và dị hóa ở các độ tuổi khác nhau (tuổi trẻ em, tuối trưởng thành và tuổi già) -Ở trẻ em đồng hóa lớn hơn dị hóa ~>Tích lũy vật chất nhiều hơn phân hủy giúp xây dựng cơ thể. ~>Cơ thể lớn lên -Ở tuổi trưởng thành đồng hóa cân bằng với dị hóa ~>Tích lũy vật chất cân bằng với phân hủy ~>Cơ thể phát triển ổn định -Ở tuổi già đồng hóa nhỏ hơn dị hóa ~>Phân hủy vật chất lớn hơn tích lũy ~>Cơ thể suy thoái dần Câu 161: . máu gồm những thành phần cấu tạo nào? nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu -Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). -Chức năng của: +Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.Vận chuyển các chất dinh dưỡng,các chất cần thiết khác và các chất thải. +Hồng cầu: Vận chuyển oxi và cacbonic Câu 162: sự thực bào là gì? những loại bạch cầu nào tham gia vào quá trình thực bào? _Sự thực bào là hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể. _Các loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào : +Bạch cầu ưa axit và bạch cầu ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hóa các virut nhưng ít hơn +Bạch cầu trung tính và bạch cầu mono bắt và nuốt các vi khuẩn trong tế bào rồi tiêu hóa chúng +Bạch cầù limpho:.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> -Limpho T: phá hủy các tế bào của cơ thể đã nhiễm vi khuẩn bằng cách tiết ra các protein đặc hiệu -> Làm tan màng tế bào bị nhiễm -> Vô hiệu hóa kháng nguyên -Limpho B: Tiết các kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên Câu 163: Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học và bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa : +Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa : -Vitamin -Nước -Muối khoáng +Các chất bị biến đổi về mặt tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa: -Gluxit -> Đường đơn -Lipit -> Axit béo và glixerin -Protein -> Axit amin -Axit nucleic -> Các thành phần của nucleotit Câu 164: hãy kể tên các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa -Các cơ quan của ống tiêu hóa : +Miệng +Hầu +Thực quản +Dạ dày +Ruột +Hậu môn -Các cơ quan của tuyến tiêu hóa : +Tuyến nước bọt +Tuyến tụy +Tuyến gan +Tuyến ruột Câu 165: Nghĩa đen về mặt sinh học của câu :”Nhai kĩ no lâu” là khi nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa tăng cao,cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu Câu 166: hãy giải thích tại soa buổi tối trước khi đi ngủ ko nên ăn kẹo, đồ ngọt? Buổi tối không nên ăn đồ ngọt vì trong kẹo,đồ ngọt có rất nhiều đường,sau nhiều giờ nó lên men,tạo thành chất chua(Chất chua đó là axit)->Bào mòn răng->Mất men răng -> Sâu răng __________________ Câu 166: cơ thể người gồm mấy phần? đó là những phần nào? phần nào quan trọng nhất, tại sao? phần thân chứa những cơ quan nào? Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân, tay và chân • Phần thân gồm: tim, phổi, gan, dạ dày, ruột,... Câu 167: bộ xương người gồm mấy phần, mỗi phần gồm có những xương nào? Bộ xương người gồm 3 phần: _ Xương đầu: các xương mặt, khối xương sọ _ Xương thân: xương ức, xương sườn, xương sống _ Xương chi: xương tay, xương chân Câu 168: nêu cấu tạo của xương dài. Xương dài ra và to ra do đâu? • Cấu tạo xương dài: có 2 đầu là mô xương xốp với sụn bọc bên ngoài, thân xương hình ống có cấu tạo gồm màng xương, mô xương cứng và khoang xương chứa tuỷ..
<span class='text_page_counter'>(37)</span> • Xương dài ra do sừ phân chia của các TB ở sụn tăng trưởng • Xương to ra do các TB màng xương phân chia tạo ra những TB mới đẩy vào trong và hoá xương Câu 169: giải thích vì soa xương động vật đc hầm đun sôi lâu thì bở Khi hầm xương động vật, chất cốt giao trong xương bị phân huỷ, do đó phân nước hầm xương thường sánh và ngọt, thành phần còn lại trong xương là các chất vô cơ ko còn liên kết được với nhau bởi thành phần cốt giao nên thường bở. Câu 170: hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất với môi trường trong cơ thể là cơ sở để cơ thể thực hiện trao đổi chất với môi trường ngoài; Sự sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng của tế bào cũng là cơ sở cho sự sinh trưởng sinh sản và cảm ứng của cơ thể. Câu 171: Giải thích câu tục ngữ " Nhai kĩ lo nâu" Thức ăn nhiều loại mà nhai giúp nghiền nhỏ thức ăn tạo điều kiện cho sự biến đổi hóa học thuận lợi,tiếp xúc dịch tiêu hóa càng lớn ,nhanh,hấp thụ triệt để~>No lâu hơn Câu 172: khi nào môn vị của dạ dày mở ? Điều kiện ? khi nào môn vị của dạ dày đóng? Điều kiện ? Khi dạ dày không có thức ăn, môn vị hé mở. Khi bắt đầu ăn, dịch vị tâm lý tiết ra, ít dịch vị lọt qua môn vị xuống tá tràng. ở tá tràng HCl của dịch vị kích thích ngược làm đóng môn vị. Thức ăn vào dạ dày, HCl tiết ra ngày càng nhiều, đến mức nào đó HCl kết hợp với nhu động dạ dày kích thích môn vị mở ra, tống một đợt thức ăn xuống tá tràng. ở tá tràng HCl lẫn trong thức ăn lại kích thích ngược lên làm đóng môn vị. Cho đến khi HCl ở tá tràng được các chất kiềm ở đó trung hoà, các yếu tố từ dạ dày lại kích thích làm môn vị mở. Cứ như vậy vị trấp được tống từng đợt xuống tá tràng cho tới hết. Hoạt động đóng-mở ngắt quãng của môn vị như vậy giúp người ta ăn thành bữa nhưng tiêu hoá, hấp thu cả ngày. Câu 173: Máu thuộc loại mô j ? Vì sao máu đc xếp vào loại mô đó? Máu được xếp vào mô liên kết(thuộc loại mô liên kết lỏng ) vì máu gồm huyết tương là dịch lỏng và các tế bào máu .Huyết tương của máu là chất nền (chất gian bào ),các tế bào máu được tạo ra từ các tế bào gốc trong tủy xương Câu 173: So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong 2 loại mô đó . +)về vị trí: -mô liên kết:nằm ở hầu hết các cơ quan:VDmáu,bạch huyết,mô sụn mô xương -mô biểu bì:bao phủ cơ thể,lót trong các cơ quan rỗng. +)sự sắp xếp tế bào: -mô liên kết hi bào là chủ yếu,các tế bào xếp rời rạc để có thể vận chuyển như mô máu và bạch huyết,mô sụn,.... liên kết chắc chắn như ở mô xương -mô biểu bì:chủ yếu là tế bào,các tế bào sếp sít nhau có chứng năng bao phủ,lót hoặc tiết ra các chất như hoocmôn,enzim và thỉa ra các chất không cần thiết như mồ hôi Câu 174: Cơ vân , cơ trơn , cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo , sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn . Đặc điểm: cơ vân tế bào nhiu` nhân có vân ngang co dãn theo ý muốn,ở cơ trơn thì hình thoi đầu nhọn có 1 nhân co giãn ko theo ý muốn, còn mô cơ tim thì tb` phân nhánh có n` nhân phối hợp co giãn nhịp nhàng 3 mô cơ đều nằm rải rác.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Câu 175: Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào ? -Trên một cái chân giò lợn có rất nhiều loại mô:mô biểu bì,mô cơ,mô thần kinh,mô liên kết mô biểu bì là bì lợn,thành mạch máu.. mô liên kết là máu,mô mỡ,mô sợi,mô sụn,mô xương mô cơ:là thịt nạc của cái chân giò(cơ vân),thành mạch máu(cơ trơn) mô thần kinh:các dây thần kinh Câu 176: So sánh các loại mô về đặc điểm cấu tạo , chức năng •Mô biểu bì: + Biểu bì bao phủ thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng ***, thực quản, khí quản, miệng. + Biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết. •Mô liên kết: + Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. + Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng . •Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim. + Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động). + Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người. + Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người. •Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường. Câu 177: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. Cơ thể người gồm hàng nghìn tỉ tế bào. Chúng cung cấp cơ quan cho cơ thể, tạo nên chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, và mang lại những chức năng đặc bệt. Tế bào còn chứa nguyên liệu di truyền và tế bào có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng. Ta có cấu trúc: Tế bào -> cơ quan -> hệ thống -> cơ thể con người. Tất cả dấu hiệu đặc trưng cho sự sống: sinh trưởng, hô hấp, tổng hợp, phân giải, cảm ứng... đều xảy ra trong tế bào. - Tế bào la` đơn vị hoạt động thống nhất về trao đổi chất. Nhân giữ vai trò điều khiển chỉ đạo. - Ở các sinh vật đơn bào toàn bộ hoạt động sống, hoạt động di truyền... đều xảy ra trong một tế bào. Ở các sinh vật đa bào do sự phân hóa về cấu trúc và chuyên hóa về chức năng, mỗi mô, mỗi cơ quan đều đảm nhận chức năng sinh học khác nhau trong cơ thể, có khả năng lớn lên và phân chia theo hình thức nguyên phân để tạo nên một cơ thể đa bào hoàn chỉnh từ hợp tử. - Dù với phương thức sinh sản nào tế bào đều là mắt xích nối liền các thế hệ đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử - Các cơ chế của hiện tượng di truyền từ cấp độ phân tử (tái bản ADN, phiên mã, dịch mã, điều.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> hoà) đến cấp độ tế bào (hoạt động của NST trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh) đều diễn ra trong tế bào. Nhờ vậy thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ ổn định. Câu 178: Hãy nêu đặc điểm của: Màng sinh chất, Nhân, Ti thể, Chất tế bào, Lưới nội chất, Bộ máy gôngi; Ribôxôm; Trung thể của tế bào có ảnh hưởng tới chức năng của nó. Màng sinh chất : Là lớp ngoài của tế bào đặc lại, được cấu tạo từ prô-tê-in và li-pit, có nhiệm vụ thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào Chất tế bào: Nằm trong màng tế bào, gồm nhiều bào quan và chất phức tạp, là nơi diễn ra những hoạt động sống của tế bào. Các bào quan chính là lưới nội chất, ti thể, ri-bô-xôm, bộ máy Gôn-gi, trung thể Lưới nội chất: Là một hệ thống các xoang và túi dẹp có màng, có thể mang các ri-bô-xôm (lưới nội chất hạt) hoặc không (lưới nội chất trơn). Đảm bảo mối liên hệ giữa các bào quan, tổng hợp và vận chuyển các chất Ri-bô-xôm: Gồm hai tiểu đơn vị chứa rARN (ARN ri-bô-xôm), đính trên lưới nội chất hạt hoặc trôi trong bào tương (ri-bô-xôm tự do), là nơi diễn ra tổng hợp prô-tê-in Ti thể: Gồm một màng ngoài và màng trong gấp nếp tạo thành mào chứa chất nền, tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng, tạo ATP (a-đê-nô-xin tri-phốt-phát) Bộ máy Gôn-gi: Là một hệ thống các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau, có các nang nảy chồi từ chồng túi, thu nhận, hoàn thiện, phân phối, tích trữ sản phẩm. Trung thể: Là một trung tâm tổ chức các ống vi thể, gồm hai trung tử xếp thẳng góc, xung quanh là chất vô định hình, tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Câu 179: Hãy nêu các cơ quan trong từng hệ cơ quan và chức năng của nó _Hệ vận động gồm các cơ quan là cơ và xương có chức năng vận động và di chuyển _Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan là miệng,ống tiêu hóa,tuyến tiêu hóa.Chức năng là tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể _Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch .Chức năng :vận chuyển chất dinh dưỡng ,oxi tới tận các tế bào và vận chuyển chất thải khí cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết _Hệ h ô hấp gồm mũi,khí quản,phế quản và 2 lá phổi .Chức năng thực hiện trao đổi khí oxi và cacbonic giữa cơ thể và môi trường _Hệ bài tiết gồm thận ,ống dẫn nước tiểu,bàng quang .Chức năng bài tiết nước tiểu _Hệ thận kinh gồm não ,tủy sống và dây thần kinh ,hạch thần kinh.Chức năng tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường,điều hòa hoạt động của các cơ quan Câu 180: -cơ thể người chia làm mấy phần?kể tên các phần - khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực? Nhũng cơ quan nào năm trong khoang bụng _Cơ thể người được chia thành 3 phần là đầu ,thân và chân tay _Khoan ngực được ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành _Những cơ quan nằm trong khoang ngực là :tim và phổi _Những cơ quan nằm trong khoang bụng là dạ dày,ruột ,gan ,tụy,thận,bàng quang,cơ quan sinh sản cơ thể người có bao nhiêu lít máu Ở người trưởng thành trung bình có 75ml máu/kg cơ thể ( nữ là 70ml máu/kg, nam là 80ml máu/kg). Như vậy dựa vào số cân nặng của từng người để tính ra được gần đúng lượng máu có trong cơ thể. Người ta tính được ở người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu Câu 181: Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hoá của người so với các động vật khác trong lớp thú?.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Cấu tạo đại não: * Cấu tạo ngoài: - Rãnh liên bán cầu não chia não thành hai nửa bán cầu - Có 4 thùy: đỉnh, chẩm, thái dương, trán - Các khe và rãnh nhiều tạo khúc cuộn làm tăng bề mặt đại não lên 2300-2500cm2 * Cấu tạo trong: - Chất xám ở ngoài tạo thành vỏ não dày từ 2-3mm gồm 6 lớp chủ yếu là tế bào hình tháp - Chất trắng bên trong là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh, bắt chéo nhau ở hành tủy hoặc tủy sống, trong đó còn có nhân nền Sự tiến hóa của não người so với động vật khác trong lớp thú: *Về cấu tạo: - Tỉ lệ Khối lượng não người so với khối lượng cơ thể người lớn hơn tỉ lệ của thú - Não người có nhiều khúc cuộn não=> làm tăng diện tích bề mặt *Về chức năng:Não người có những vùng chức năng mà thú không có - Vùng vận động ngôn ngữ - Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết Câu 182: Nêu những đặc điểm giống và khác nhâu giữa người và động vật thuốc lớp Thú. Đặc điểm giống nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú : _Có lông mao _Đẻ con _Có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa Đặc điểm khác nhau giữa người và lớp thú:Người có những đặc điểm sau mà thú không có được: _Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng 2 chân _Nhờ lao động có mục đích nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên _Có tiếng nói ,chữ viết,có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức _Não phát triển ,sọ lớn hơn mặt _Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn.... Câu 183: Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học "Cơ thể người và vệ sinh". Những lợi ích của việc học tập môn học "Cơ thể người và vệ sinh" _Giúp ta hoàn thiện những hiểu biết về thế giới động vật ,giúp ta thấy rõ làoi người có nguồn gốc động vật nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất về mặt tiến hoá ,nhờ có lao động mà bớt lệ thuộc vào thiên nhiên _Giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan ,hệ cơ quan và cơ thể trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế đều hòa các quá trình sống _Giúp ta đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể,bảo vệ sức khỏe ,có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường Câu 184: Chảy máu tĩnh mạch và động mạch có j` khác nhau về biểu hiện và cách xử lý? tĩnh mạch: hảy máu tĩnh mạch thì máy chảy nhiều nhưng ko thành tia so với chảy máu động mạch và màu đỏ thẫm động mạch:máu chảy nhanh và mạnh,phun thành tia,màu đỏ tươi cách sử lí: tĩnh mạch:dùng ngón tay cái bịt chặt vết thương .láy bông cho vào giữa 2 miếng gạc rồi băng lại động mạch ở cổ tay):dùng ngón tay cái bóp mạnh động mạch chủ ở cánh tay ,buộc caro ở trên vết thương một chút ,lấy băng và gạc buộc vết thương.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Câu 185: chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống a, Có thể nói, tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống vì: Chỉ có một số ít đại diện trong sinh giới cơ thê chưa có cấu trúc tế bào (virus, thể ăn khuẩn), còn hầu hết sinh vật có cấu tạo từ một tế bào đến nhiều tế bào (vi khuẩn, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật). b, Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống vì có 4 đặc trưng: - Tế bào là đơn vị trao đổi chất: ở thực vật đa bào, sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng, mỗi tế bào có chức năng và cấu trúc riêng, nhưng tất cả đều liên hệ với nhau. Ví dụ, tế bào lá quang hợp cung cấp các chất hữu cơ cho toàn bộ cơ thể, tế bào lông hút có vai trò hút nước và muối khoáng cung cấp cho quá trình quang hợp, mọi phản ứng sinh hóa đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào. - Tế bào là đơn vị sinh trưởng. Sự lớn lên và phân chia của mỗi tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng của cá thể. Hợp tử chỉ là một tế bào trong khi cơ thể trưởng thành có hàng tỉ tế bào. - Tế bào là đơn vị sinh sản: cá thể mới được hình thành từ một hay một nhóm tế bào. - Trong sinh sản hữu tính, cá thể mới được hình thành từ hợp tử, các giao tử đực và cái là kết quả của quá trình giảm phân từ các tế bào sinh dục của cơ thể bố mẹ. - Tế bào là đơn vị di truyền: gen được giữ và bảo quản trong nhân của tế bào. Quá trình truyền đạt thông tin từ tế bào này sang tế bào khác qua tái sinh, phân li, tổ hợp của các gen được tiến hành ở mức tế bào. - Tính trạng của cá thể qua các hoạt động sao mã, giải mã được tiến hành qua mỗi tế bào. Câu 186: chỉ ra đặc điểm,cấu tạo của ruột non phù hợp vs chức năng hấp thụ Tuyến dịch ruột góp phần tiêu hóa và biến đổi thức ăn thành các chất dễ hấp thụ. Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tich bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.400-->500m2--> tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng. Ruột non rất dái là phần dài nhất trong ống tiêu hóa (2,8-->3m)-->tăng thời gian tiếp xúc với chất dinh dưỡng. Ruột non có mạng mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột--> thuận lợi cho việc chuyể chất dinh dưỡng từ ruột tới các tế bào trong cơ thể. Câu 187: nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh hệ vận động,ở lứa tuổi học sinh cần chú ý những gì Các biện pháp vệ sinh hệ vận động: _ Lao động vừa sức và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để bảo vệ và tạo điều kiện cho cơ, xương phát triển. _ Khi mang vác hay học tập cần chú ý chống cong vẹo cột sống. Câu 188: nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh hệ tiêu hóa Các biện pháp giữ gìn vệ sinh hệ tiêu hoá: _ Vệ sinh hệ tiêu hoá thường xuyên, có khoa học _ Lựa chọn thức ăn tốt và ăn uống hợp vệ sinh _ Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí. _ Ăn uống theo khoa học Câu 189 Các nguyên tắc truyền máu: _ Xét nghiệm nhóm máu để biết nhóm máu cần truyền. _ Xét nghiệm máu truyền để tránh máu truyền nhiễm các tác nhân gây bệnh. _ Khi truyền máu tránh các hiện tượng có thể gây nhiễm trùng qua các dụng cụ truyền máu. Câu 190: phân biệt giữa trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng Chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra ở tế bào, gồm 2 quá trình là đồng hoá và dị hoá.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> Câu 191: Nguyên nhân của sự mỏi cơ: Do cơ nhận được ít oxi, ít năng lượng hoạt động và sự tích tụ nhiều axit lactic trong hoạt động co cơ. Câu 192: Biện pháp chống mỏi cơ: - Khi có hiện tượng mỏi cơ: cần nghỉ ngơi, không để cơ tiếp tục làm việc, thả lỏng cơ kết hợp với xoa bóp để máu cung cấp nhiều khí oxi và thải nhanh những chất độc cho cơ ra ngoài. - Mỏi cơ còn có thể là do cơ hoạt động quá giới hạn cho phép của sự co cơ. Vì thế, cần rèn luyện để tăng khả năng chịu đựng và làm việc của cơ. Một số biện pháp tăng cường khả năng làm việc của cơ: - Rèn luyện thể dục thể thao và thường xuyên lao động để hệ cơ và bộ xương được củng cố về độ bám chắc của cơ vào xương. - Bảo vệ và rèn luyện tốt các hệ cơ quan khác hay rèn luyện cơ thể nói chung để đảm bảo cho cơ có thể hoạt động tốt. - Trong quá trình rèn luyện và lao động cần thực hiện với mức độ vừa sức. Câu 193: những tác nhân nào gây hại cho tim mạch? biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch • Những tác nhân gây hại cho hệ tim mạch: _ Các chất kích thích như rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping,... _ Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. _ Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật • Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch: _ Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại như: các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,...), các virut, vi khuẩn gây bệnh, các món ăn chứa nhiều mỡ động vật... _ Cần rèn luyện hệ tim mạch: có chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lí, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Câu 194: sự trao đổi khí ở tế bào và ở phổi diễn ra như thế nào? • Trao đổi khí ở tế bào: khí oxi khuếch tán từ máu vào tế bào và khí cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu. • Trao đổi khí ở phổi: khí oxi khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu và khí cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí trong phế nang. Câu 195: nêu hoạt động tiêu hoá ở khoang miệng?khi nhai cơm ,bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt tại sao????? • Hoạt động tiêu hoá của khoang miệng:. • Bởi vì trong cơm và bánh mì có tinh bột, tinh bột chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantôzơ ~~> làm ta có cảm giác ngọt..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Câu 196: ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?tại sao 1 số người bị mắc bệnh táo bón??? • Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng: - Ruột non dài 2,8 - 3m - Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp,tr6en đó có nhiều lông ruột , mỗi lông ruột có vô số lông cực nhỏ , đã tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần -Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng - Màng ruột là màng thấm có chọn lọc chỉ cho vào máu những chất cần thiết cho cơ thể kể cả khi nồng độ các chất đó thấp hơn nồng độ có trong máu và không cho những chất độc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu. • Nguyên nhân là do ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress, do uống thuốc tây (một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chữa dạ dày,…) Câu 197: Cho biết tại sao thành mạch máu ở tâm thất trái lại dày? Thành tâm thất trái dày hơn vì phải bơm máu đi nuôi khắp cơ thể Câu 198: Tế bào có cấu tạo như thế nào ? Tế bào gồm có màng sinh chất, nhân tế bào, chất tế bào và các bào quan nhu bô máy gôngi, ti thể, trung thể, hệ thống lưới nội chất, các ribôxôm,... Câu 199: Thành phần hoá học của tế bào: tế bào được cấu tạo từ nhiều chất hữu cơ như prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic,... và các hợp chất vô cơ là muối của canxi, kali, natri, sắt, đồng,... Câu 200: Tại sau nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ? Nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì: + Các hoạt động sống của cơ thể có cơ sở là các hoạt động sống của tế bào. + Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường, + Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. + Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường ngoài. vì sao vào mùa đông khi đứng thì ấm hơn khi ngồi , khi ngồi thì ấm hơn khi nằm" trả lời các câu hỏi sau - Mức độ hoạt động của cơ ở từng trường hợp - Cơ hoạt động nhiều thì tiêu thụ năng lượng nhiều hay ít? - Để biến đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng thì tất yếu là cần gì? - Tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn và các hệ cơ quan khác thế nào khi nhu cầu năng lượng lớn? Câu 201: phản xạ là gì?phân tích đường dj của xung thần kinh trong phản xạ đó.... phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh đường đi của xung thần kinh: xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm (da) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng(cơ, tuyến) Câu 202: sự khac nhau giữa xương chi trên và xương chi dưới có ý nghĩa gì với việc lao động và đứng thẳng của con người sự khác nhau giữa xương chi trên và xương chi dưới: +nhỏ, hoạt động linh hoạt dễ vận động lao động +lớn, vững chắc,thích hợp cho sự đứng thẳng ở người Câu 203: nguyên nhân mọi cơ?cách phòng chống mỏi cơ ? các biện pháp rèn luyện cơ?.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> *nguyên nhân:do lượng oxi cung cấp thiếu, năng lượng cung cấp cho cơ ít, sản phẩm tạo ra axit lattich tích tụ đầu dộc cơ làm cho cơ mỏi *Phòng chống mỏi cơ +hít thở sâu +xoa bóp cơ +lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lí * Các biện pháp rèn luyện cơ +có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, khoa học +lao động vừa sức, công việc phù hợp với lứa tuổi và sưc khoẻ +thường xuyên luyện tập thể dục thể thao Câu 204: cách sơ cứu cho xương cơ cẳng tay? +đặt nẹp tre vào chỗ xương gãy +lót vải mềm vào đầu xương gãy +buộc cố định:- haj đầu nẹp - 2 đầu xương gãy Câu 205: Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế nào?So sánh tế bào thực vật và tế bào động vật? • Cấu tạo tế bào: Tế bào được cấu tạo bởi màng sinh chất, chất tế bào, nhân tế bào và các bào quan. Nhân tế bào gồm nhiều nhân con và nhiễm sắc thể, tham gia điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Các bào quan gồm có: bộ máy gôngi, ti thể, trung thể, hệ thống lưới nội chất, các ribôxôm... • Chức năng các bộ phận tế bào: _ Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất tế bào với môi trường trong cơ thể. _ Lưới nội chất: Tỗng hợp và vận chuyển các chất. _ Ribôxôm: Tham gia quá trình tổng hợp prôtêin. _ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp và giải phóng năng lượng. _ Bộ máy gôngi: Thu nhận, hoàn thiện và phân phối sản phẩm các chất được sản sinh ra trong mạng lưới nội chất. _ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào. _ Nhân con: Tham gia vào quá trình tổng hợp các ARN ribôxôm. _ Nhiễm sắc thể: Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành prôtêin và có vai trò quyết định trong di truyền. Câu 206: Trình bày cấu tạo máu?vai trò của thành phần cấu tạo máu? • Cấu tạo của máu: Máu gồm huyết tương và các tế bào máu (gồm tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào tiểu cầu) • Vai trò của thành phần cấu tạo máu: _ Huyết tương: duy trì máu ở dạng lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch và vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. _ Hồng cầu có chức năng vận chuyển và trao đổi O2 và CO2 Câu 207: ruột non cơ thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào ? ruột non diễn ra hoạt động tiêu hóa biến đổi vật lí: - tiết dịch--> thức ăn hòa lõang, trộn đều dịch - co bóp--> nhào trộn thức ăn tạo lực đẩy thức ăn dồn xuống các phần tiếp theo của ruột.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> - tách lipit thành những giọt nhỏ biệt lập, tạo nhũ tương hóa biến đổi hóa học: - enzim (amilaza-tuyến nước bọt) tác động lên tinh bột và đường đôi--> biến đổi thành đường đơn - enzim (pepsin, tripsin, êrepsin) tác động lên prôtêin--> biến đổi thành axit amin - Enzim (lipaza) và dịch mật tác động lên lipit--> biến đổi lipit thành axit béo và glixerin Câu 208: van nhĩ thất và van thất động khác nhau ở điểm nào ? -van nhĩ thất: có chức năng đóng, mở giúp máu di chuyển một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất -van thất động: có chức năng đóng, mở để máu di chuyển một chiều từ tâm thất về động mạch Câu 209: Tại sao có 1 số người ăn cay hoặc nóng là bị chảy nước mắt và có thể là nước mũi nhưng 1 số người thì lại không ? Khi ăn cay thì tế bào vị giác ở lưỡi kích thích mạnh. Khi bị kích thích như thế sẽ ảnh hưởng đến tuyến lệ (ở mắt), và tuyến nhờn (ở mũi). Do đó gây chảy nước mắt và có thể là nước mũi. Nhưng tùy theo mỗi người mà trong vùng vị giác có nhiều hay ít tế bào gai và do thói quen ăn cay lâu dài. Nên có 1 số người dù ăn cay vẫn không bị chảy nước mắt và nước mũi. Câu 210: chứng minh bộ xương người có cấu tạo thích nghi với lao động và dáng đứng thẳng - Bộ xương người so với bộ xương thú có rất nhiều điểm tương đồng, nhưng do quá trình lao động và đứng thẳng khiến bộ xương người có nhiều thay đổi. - Hộp sọ người rất phát triển, chứa bộ não. Phần mặt ít phát triển hơn và ngắn lại. -Cột sống có bốn chỗ cong giúp cho việc đứng thẳng của con người được dễ dàng. -Lồng ngực có số xương sườn ít và dẹp theo hướng lưng bụng. -Các xương chi trên nhỏ, khớp vai linh động hơn. Khớp cổ tay cấu tạo theo kiểu bầu dục, ngón cái có khả năng đối diện với tất cả các ngón khác, làm cho bàn tay cầm nắm các dụng cụ lao động dễ dàng. -Các xương chi dưới to khỏe, xương đùi khớp vào xương chậu cũng như các xương cổ chân khớp vào nhau rất chặt chẽ, bàn chân cấu tạo thành vòm. Câu 211: sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì -Xương chân to,khỏe hơn xương tay,có xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể,đứng thẳng,lao động.Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn,đảm nhận sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng. -Xương tay có các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhận chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người ~>Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân giúp con người lao động có năng xuất cao hơn và di chuyển dễ dàng Câu 212: Vai trò của tiểu cầu ? Khi cơ thể bị chảy máu,máu đã chảy sẽ đông lại để ngăn chặn máu chảy tiếp,tránh cho cơ thể không bị mất máu.Thực hiện được chức năng đó là nhờ tiểu cầu.Tiểu cầu có vai trò bảo vệ cho cơ thể chống mất máu bằng các cơ chế sau: Tiểu cầu : +Chất xúc tác ~> Làm co mạch máu +Dính bờ vết thương ~> Hình thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết thương +Chất xúc tác ~> Tơ máu ~>Hình thành khối máu đông bịt kín vết thương Câu 213: Thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Các bạch cầu đã tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? -Kháng nguyên là một yếu tố lạ mà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên sự phản ứng để chống.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> lại - những phản ứng đó được gọi là "sự đáp ứng miễn dịch" để tự bảo vệ. -Kháng thể là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao. - Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: Thực bào : là hiện tượng bạch cầu ( bạch cầu trung tính và đại thực bào ) hình thành chân giả để bắt, nuốt, tiêu hóa vi khuẩn. Tế bào limpho B tạo ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. Tế bào T phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh, tiết ra các phân tử prôtêin. Câu: 214: Tại sao khi bị thương, máu chảy ra một lúc rồi đông lại? Nguyên tắc truyền máu. khi bị thương đứt mạch máu, máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương~~> đông máu Sự đông máu liên quan đến hoạt động tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vết thương[/B] Nguyên tắc truyền máu + Chọn lựa nhóm máu phù hợp + Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu +truyền từ từ Câu 215: Cấu tạo tim. Tại sao tim hoạt động suốt đời không biết mệt? Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết Gồm 4 ngăn,(tâm nhĩ phải,tâm nhĩ trái,tâm thất phair,tâm thất trái) và gồm các van tim.Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì thời gian nghỉ trong mỗi chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Do đó, tim không mệt mỏi Mỗi chu kì tim gồm 3 pha: + Tâm nhĩ co 0,1s + Tâm thất co 0,3s + Dãn chung : 0,4s Câu 216: Để có hệ tuần hoàn khỏe mạnh cần thực hiện những chế độ sinh hoạt như thế nào? cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên,đều đặn,vừa sức,xoa bóp ngoài da +Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn +Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim +Tim phòng các bệnh có hại cho tim như cúm,thương hàn,thấp khớp,.. Câu 217: Thành phần các chất trong thức ăn. Tiêu hóa là gì? thành phần các chất trong thức ăn như pr,lipit,muối khoáng ,nước,vitamin, Tiêu hoá là sự biến đổi thức ăn thành các chất dễ tiêu hoá để cơ thể hấp thụ được. Câu 218: Cần làm gì để tránh bệnh đau dạ dày? + Ăn chín: thức ăn nấu chín, kể cả rau sống cũng phải luộc chín. +Ăn đúng giờ: Ăn uống vào một giờ cố định. +Không thức khuya +Không ăn thức ăn cứng, nên nhai kỹ, kiêng dùng gia vị chua cay, kiêng bia rượu, thuốc lá, cafe, nước có gas, giảm mỡ béo, ăn ít thực phẩm khó tiêu, đầy bụng như gạo nếp, rau cần, măng, các loại, gân động vật, không ăn quá nhanh, không ăn quá nhiều, ăn uống ít các loại đậu, sữa. +Tránh thức uống gây ảnh hưởng dạ dày như Vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc đau nhức, giảm đau, chống viêm... +Cuối cùng có chế độ làm việc, nghĩ ngơi hợp lý, điều độ, sống cởi mỡ và lạc quan.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> Câu 219: Hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất? Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong sự trao đổi chất? *Hệ bài tiết: Trong quá trình trao đổi chất và năng lượng đã hình thành những sản phẩm không cần thiết cho cơ thể hoặc có hại cho cơ thể. Ví dụ : Urê, axit uric, NH3, CO2... Để tránh ứ đọng các chất đó và giữ được cân bằng nội môi, cơ thể đã hình thành những cơ quan bài tiết tích cực, nhằm loại thải chúng ra môi trường bên ngoài (Thận, phổi, da, ống tiêu hoá ...). *Hệ tuần hoàn: -Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. -Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết. <Hệ thống tuần hoàn mang các chất từ nơi này đến nơi khác, giúp các cơ quan thực hiện tốt chức năng của chúng.> Câu: 220: vì sao mắt có nhiều màu khác nhau ? ó người mắc đen , có người mắt xanh ....thật ra là do lớp sắc tố phủ trên mống mắt (cấu trúc bao qanh lỗ đồng tử). Màu sắc của lớp sắc tố này phụ thuộc vào gen của từng chủng tộc, ví dụ người chấu á là màu đen , người châu âu là nâu hoặc xanh. Câu 221: Nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hoá, giữa dị hoá với bài tiết. *Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học. * Tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ * Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa thành các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào * Bài tiết: Lọc các chất thải, thừa từ máu và các cơ quan để thải ra ngoài thành nước tiểu Câu 222: Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ? Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống Câu 223: Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa) Các chất được tổng hợp từ đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. Năng lượng được tích lũy ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp các chất của đồng hóa. Hai quá trình náy trái ngược nhau, mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau - Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa - Nếu không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa Câu 224: lập khẩu phần ăn trong 1 tuần cho nam sinh, Thứ 2: 1.Bữa sáng -Xôi (gạo nếp) :140g -Sữa vinamilk có đuờng :120g 2.Bữa phụ lúc 9-30 -Táo:150g 3.Bữa trưa -Cơm(gạo tẻ):250gam.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> -Trứng(bạn muốn trứng gì cũng được):200gam -Rau bắp cải:400gam -Thịt bò:120gam 4.Bữa phụ thứ 2 lúc 14giờ Sữa chua:1hộp:150kg 5.Bữa tối Cơm:210gam -Cá:85gam -Rau cải:150gam Thứ 3: 1. Bữa sáng: - Bánh mì: 65gam + Kẹp 20g thịt gà xé - Sữa đặc có đường: 15gam 2. Bữa trưa: - Cơm(gạo tẻ): 250gam - Đậu phụ: 75gam - Thịt lợn ba chỉ: 100gam - Dưa cải bẹ xanh: 100gam - 1 quảtrứng luộc(hay chiên) 3. Bữa tối: - Cơm(gạo tẻ): 220gam - Cá chép: 100gam - Rau muống: 200gam Thứ 4: 1. Bữa sáng - Bánh mì: 65 gam - Sữa đặc có đường: 15 gam 2. Bữa phụ thứ nhất lúc 10 giờ Sữa su su : 65 gam 3. Bữa trưa: - Cơm gạo tẻ: 200 gam - Đậu phụ: 75 gam - Thịt lợn ba chỉ: 100 gam - Dưa cải muối: 100 gam -Chuối tiêu: 50g 4. Bữa phụ thứ hai lúc 15 giờ: - Nước chanh: 1 cốc - Chanh quả: 20 gam - Đường kính : 15 gam 5. Bữa tối: - Cơm gạo tẻ: 200 gam - Cá chép: 100 gam - Rau muống: 200 gam - Đu đủ chín: 100 gam Thứ 5: 1.Bữa sáng: Mì sợi:100g Thịt gà:50g.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> 2.Bữa trưa: Gạo tẻ:200g Đậu phụ:75g Gan lợn:50g Sữa Vinamilk(1 hộp-100ml-khoản 3,1g) 3.Bữa tối: Gạo tẻ:200g Khoai sọ:20g Ngô tươi:30g Thịt bò loại 1:35,5g Câu 225: Hô hấp là gì? Kể tên các cơ quan hô hấp và nêu chức năng của chúng? hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp ôxi cho các tế bào của cơ thể và loại cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. -Hệ hô hấp gồm các cơ quan :đường dẫn khí và hai lá phổi +đường dẫn khí: chức năng dẫn khí vào và ra,làm ẩm,làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi. +hai lá phổi: là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. Câu 226: Chứng minh rằng : Ruột non là nơi hoàn tất quá trình tiêu hóa. ruột non là nơi cuối cùng biến đổi thức ăn,Các loại thức ăn như gluxit,lipit,protein biến đổi thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được như đường đơn,glixerin,axit béo và axit amin. Câu 227: Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa? Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa ? Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? -đồng hoá +tồng hợp các chất +tích luỹ năng lượng +xảy ra trong tế bào -dị hoá +phân giải các chất +giải phống năng lượng +xảy ra trong tế bào Gồm 2 quá trình là đồng hoá và dị hoá. - Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật vhất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào. - Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi , giới tính và trạng thái cơ thể+ Tỉ lệ không giống nhau. Trẻ em: đồng hóa lớn hơn dị hoá. Người già: đồng hoá nhở hơn dị hoá. nam đồng hoá lớn hơn nữ. Khi lao động đồng hoá nhỏ hơn dị hóa. Khi nghỉ ngơi đồng hoá lớn hơn dị hoá. Câu 228: Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về trao đổi chất ở hai cấp độ này? -Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxy từ môi trường, thải ra khí cácboníc và chất thải. - Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxy, tế bào thải vào máu khí cacboníc và sản phẩm.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> bài tiết. - Mối quan hệ: TĐC ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacboníc đề thải ra môi trường. TĐC ở tế bào giải phóng năng lương cung cấp cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các hoạt động TĐC. Như vậy hoạt động TĐC ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời. Câu 229. Để có một hệ hô hấp khỏe mạnh cần phải làm gì?: +Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé. +Luyện tập thể thao phải vừa sức, rèn luyện từ từ và thường xuyên để nâng dần hiêụ quả hô hấp. Câu 230: Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng: - Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp vàc các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tưng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài - Ruột non rất dài (2,8 m ở người trưởng thành), là bộ phận dài nhất trong các cơ quan tiêu hoá. - Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. Câu 231: Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất giữa hai cấp độ này. - Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxy từ môi trường, thải ra khí cácboníc và chất thải. - Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxy, tế bào thải vào máu khí cacboníc và sản phẩm bài tiết. * Mối quan hệ: TĐC ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacboníc đề thải ra môi trường. TĐC ở tế bào giải phóng năng lương cung cấp cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các hoạt động TĐC. Như vậy hoạt động TĐC ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời. Câu 232: hãy so sánh sự khác nhau giữa nước tiểu đầu và máu ???? Nước tiểu đầu: • không các tế bào máu và prôtêin cỡ lớn • chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hại _Máu: • có các tế bào máu và prôtêin cỡ lớn • không chứa các chất cặn bã và các chất độc hại Câu 233: Tại sao sự bài tiết nước tiểu diễn ra liên tục , còn sự thải nước tiểu lại gián đoạn + Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục. + Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái khi lên tới 200ml,đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng bóng đái dãn ra phối hợp với sự co cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp bài tiết nước tiểu ra ngoài Câu 234: Hiện tượng đi tiểu nhiều có phải là do yếu thận ko? Động tác đi tiểu chịu chi phối của cả hệ thần kinh tự chủ lẫn tự động nên những người có thần kinh dễ bị kích động, lo lắng thường có những phản xạ đi tiểu thường xuyên trước một vấn đề.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> nào đó gây căng thẳng thần kinh, như trước khi vào phòng thi, mở đề thi, phỏng vấn khi xin việc… Có trường hợp có thói quen ngay sau khi đi tiểu lại uống nước và như vậy sẽ đi tiểu lại trong thời gian ngắn sau đó mà hậu quả là tiểu rất nhiều lần cả ngày lẫn đêm (nếu vẫn có thói quen uống nước ngay sau đi tiểu). Tuy nhiên, những trường hợp này đều không có ý nghĩa bệnh lý nếu không có các bất thường kể trên đi kèm, hoặc số lần đi tiểu sẽ giảm khi giảm lượng nước uống. Câu 235: phân biệt hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng -Hệ thần kinh vận động điều khiển và điều hoà bộ máy vận động của cơ thể(xương và cơ vân) -Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan * Hệ thền kinh vận động: - Hệ thần kinh vận động điều khiển và điều hoà bộ máy vận động của cơ thể(xương và cơ vân) - cung phản xạ vận động: + Noron trung gian ( liên lạc) tiếp xúc với noron vận động ( li tâm) ở sừng trước + Đường li tâm của phản xạ vận động chỉ có 1 noron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng * Hệ thần kinh sinh dưỡng - Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan - cung phản xạ sinh dưỡng: + Noron trung gian ( liên lạc) tiếp xúc với noron trước hạch sừng bên chất xám + Đường li tâm của phản xạ sinh dưỡng gồm 2 noron tiếp giáp nhau trong các hạch sinh dưỡng. Câu 236: tại sao thận trái lại năm cao hơn thân phải Vì trong cấu trúc người bên trên thận phải có cấu trúc gan khá lớn(là nội quan lớn nhất cơ thể ) chiếm chổ phía trên, trong khi đó bên trên thận trái chỉ có tuyến tụy thon nhỏ vì vậy có nhiều không gian hơn chó quả thận trái, đó là lý do tại sao thận trái nằm cao hơn thận phải Câu 237: So sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào? Giống: Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết. Khác: + Điểm giống nhau: Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết + Điểm khác nhau:. Câu 238: So sánh hệ thần kinh dinh dưỡng và hệ thần kinh vận động? Trình bày quá trình hình thành 1 phản xạ có điều kiện(tự chọn) và nêu rõ n~ điều kiện để hình thành có kết quả? Giống nhau: -Đều được cấu tạo từ mô thần kinh bao gôm các nơron và tổ chức thần kinh đệm -Đều gồm 2 bộ phận là phần TƯ và phần ngoại biên.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> -Đều có vai trò điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan Khác nhau: -Hệ thần kinh vận động điều khiển và điều hoà bộ máy vận động của cơ thể(xương và cơ vân) -Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan HTK vận động điều khiển xương và cơ. HTK sinh dưỡng có chức năng thu nhận và trả lời kích thích: kích thích từ cơ quan thụ cảm đi qua dây thần kinh hướng tâm về ( rễ sau) về đến chất xám ở sừng bên rùi đi theo dây li tâm đến cơ quan phản ứng. thì trên đường đi đến cơ quan phản ứng thì các xung thần kinh phải đi qua hạch giao cảm. đây là nơi chuyển tiếp các nơron từ sợi trước hạch đến sợi sau hạch rồi nó sẽ đến được cơ quan phản ứng. Câu 239: trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận gồm có 3 quá trình: Quá trình lọc máu(ở cầu thận)~>tạo ra nước tiểu đầu(ở nang cầu thận) Quá trình hấp thụ lại(ở ống thận)hấp thụ lại các chất cần thiết Quá trình bài tiết tiếp(ở ống thận)bài tiết các chất cặn bã~>tạo thành nước tiểu chính thức Câu 240: kể tên một số bệnh về thận và đường tiết liệu mà e biết.trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu em đã có những thói quen nào? Bệnh về thận hay gặp nhất là sỏi thận và suy thận Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết bạn học bảng 40 trang 130 SGK Câu 241: phân biệt PXCĐK và PXKĐK? lấy vd minh họa PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cả thể là kết quả của quá trình học tập,rènluyện,rút kinh nghiệm _PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập Ví dụ thì SGK có đấy bạn tự xem Câu 242: Các biện pháp bảo vệ da Tắm rủa thường xuyên nhiều lần trong ngày Thay quần áo,tránh cho da bị xây xát Rèn luyện da nâng cao sức chịu đựng của da cũng là một biện pháp bảo vệ da. Câu 243: kể tên các bộ phận của tai? nêu các biện pháp bảo vệ tai Tai đc chia làm 3 phần tai ngoài,tai giữa và tai trong. _Tai ngoài gồm có:vành tai,ống tai,màng nhĩ _Tai giữa gồm có:chuỗi xương tai và vòi nhĩ _Tai trong gồm có bộ phần tiền đình,ống bán khuyên và ốc tai Các biện pháp bảo vệ tai là:Không dùng vật nhọn để váy tai ............................................Giữ vệ sinh mũi họng để tránh viêm tai giữa ............................................Có biện pháp phòng chống và giảm tiếng ồn Câu 244: nêu nguyên nhân và cách khắc phục các tật của mắt? các biện pháp bảo vệ mắt Các tật về mắt là cận thị và viễn thị _Cận thị:Nguyên nhân là do cầu mắt dài bẩm sinh hoặc do không dữ vệ sinh khi đọc sách hay làm việc. ............Cánh khắc phục là đeo kính cận có mặt lõm _Viễn thị:Nguyện nhân là do cầu mắt ngắn bẩm sinh hoặc do thể thủy tinh bị lão hóa mất khả năng điều tiết ............Cánh khắc phục là đeo kính lão có mặt lồi _Các biện pháp bảo vệ mắt là có thói quen đọc sách hay làm việc ở nơi có đủ ánh sáng,không.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> dùng chung khăn thau với người bị bệnh về mắt,không nên tắm trong ao tù,ra mặt thường xuyên bằng nước muối loãng,khi bị ngứa mắt không nên lấy tai dụi mắt mà nên dùng thuốc nhỏ mắt,... Câu 245: da có những chức năng gì? có nên trang điểm = cách lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày để tạo dáng hay không? vì sao *Chức năng: Da bao bọc mặt ngoài cơ thể, gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì (da chính thức) và lớp mỡ dưới da thực hiện những chức năng khác nhau. Mỗi chức năng thích ứng với một cấu trúc nhất định của da. - Da có chức năng che chở, bảo vệ : tầng sừng chống thấm nước và vi khuẩn ; mô liên kết đàn hồi của lớp da chính thức và lớp mỡ dưới da chống lại các tác động cơ học và che chở toàn bộ cơ thể ; ngoài ra bảo vệ cơ thể chống lại các tia sáng mặt trời có hại cho cơ thể là lớp tế bào sắc tố của tầng Manpighi. - Da góp phần tích cực vò chức năng điều hòa thân nhiệt, giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định nhờ các tuyến mồ hôi và sự co dãn của hệ thống mao mạch trong lớp bì. + Khi mồ hôi bay hơi sẽ thu nhiệt của cơ thể. + Khi trời nóng hệ thống mao mạch dãn ra đưa máu ra mặt da để phát tán bới nhiệt + Khi trời lạnh cách mạch này co lại để rút máu vào bên trong làm giảm sự thoát nhiệt. Mô mỡ dưới da cũng góp phần vào sự chống lạnh của cơ thể. - Da còn làm nhiệm vũ của 1 cơ quan cảm giác, tiếp nhận các cảm giác về tiếp xúc, va chạm, áp lực, đau đớn, đảm bảo cho cơ thể thích ứng với điều kiện môi trường. - Da cùng phổi thực hiện các chức năng bài tiết, thái loại ra cơ thể những sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi nhiệt. *Có nên trang điểm = cách lạm dụng kem phấn nhổ lông mày để tạo dáng hay không? vì sao - ko nên. Vì lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Câu 246: nêu ý nghĩa của giấc ngủ? muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều gì? *Ý nghĩa: - Hưng phấn và ức chế là 2 mặt đối lập trong hoạt động thần kinh, nhờ vậy mà đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh. Bản chất giấc ngủ là 1 quá trình ức chế để bảo vệ , phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau khi làm việc. *Cách có giấc ngủ tốt: - Trước khi đi ngủ có thể đi dạo hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Giường, chiếu, chăn màn phải sạch sẽ và thích hợp cho từng mùa. Chỗ ngủ thuận lợi cũng tạo giấc ngủ sâu. Ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nên ngủ nhiều về đêm, tốt nhất nên ngủ sớm, dậy sớm - Khi ngủ ko nên đặt tay lên ngực để cho tim hoạt động được dễ dàng. Tránh dùng gối quá cao để mạch máu cổ khỏi bị ép, máu chảy lên đầu được dễ dàng. - Tránh dùng những chất kích thích như cà phê, chè đặc, thuốc lá trước khi ngủ. Câu 247: nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não? chứng tỏ sự tiến hóa của đại não người so với đại não cảu các động vật khác trong lớp thú * Cấu tạo: - Hình dáng: + Rãnh liên bán cầu chia làm 2 nửa. + Rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thùy. + Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn. - Cấu tạo trong: + Chất xám ở ngoài làm thành vỏ não dài từ 2 - 3mm gồm 6 lớp + Chất trắng ở trong là các đường thần kinh nối các vùng vỏ não và nối 2 nửa đại não với nhau * Chức năng:.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Vỏ đại não là trung ương thần kinh của phản xạ có điều kiện. *Chứng tỏ sự tiến hóa của đại não người so với đại não cảu các động vật khác trong lớp thú - Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật lớp thú. - Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn hơn). - Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết). Câu 248: Phân hệ thần kinh theo cấu tạo và chức năng. - Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm: + Bộ phận trung ương: Có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy : hộp sọ chứa não ; tủy sống nằm trong ống xương sống. + Bộ phận ngoại biện: Có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và các bó sợi vận động tạo nên. thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh - Dựa vào chức năng, hệ thần kinh gồm: + Hệ thần kinh vận động (cơ xương) liên quan đến các hoạt động của các cơ là hoạt động có ý thức + Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa các hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Đó là những hoạt động ko ý thức..
<span class='text_page_counter'>(55)</span>