Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn gà Lương Phượng sinh sản tại trại liên kết với công ty cổ phần thuốc thú y SVT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRƯƠNG VĂN CƯỜNG
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG, PHỊNG VÀ
TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG SINH SẢN TẠI
TRẠI LIÊN KẾT VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y
SVT THÁI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Thái Nguyên – năm 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRƯƠNG VĂN CƯỜNG
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG, PHỊNG VÀ
TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG SINH SẢN TẠI
TRẠI LIÊN KẾT VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y
SVT THÁI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K47 – CNTY - N02

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:


2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn: TS. La Văn Công

Thái Nguyên – năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tại cơ sở, đến
nay em đã hồn thành bản khố luận tốt nghiệp đại học. Để hồn thành bản khố
luận này em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của cơ giáo hướng dẫn, sự
giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và trang trại chăn nuôi liên kết với công ty cổ phần thuốc thú y SVT Thái
Dương. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp
đỡ, động viên của người thân trong gia đình. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y
trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt
thời gian học tại trường cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt
tình của thầy giáo hướng dẫn TS. La Văn Công, người đã trực tiếp hướng dẫn em
thực hiện chuyên đề này.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban quản lý cùng toàn thể cô
chú kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện giúp đỡ và chỉ bảo em
trong suốt thời gian em thực tập tại trại.
Cuối cùng, em xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng

đánh giá khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Sinh viên

Trương Văn Cường


ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Hướng Đạo ......................................... 4
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại gà ............................................................... 4
2.1.4. Mô hình tổ chức của trang trại ................................................................ 5
2.1.5. Quy mơ, cơ cấu của đàn gà ..................................................................... 6
2.2. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 6

2.2.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................ 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 20
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 20
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 20
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện...................................... 20
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 20


iii

3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 21
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 22
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 23
4.1. Kết quả cơng tác phịng bệnh cho đàn gà tại trại ..................................... 23
4.1.1. Vệ sinh phòng bệnh............................................................................... 23
4.1.2. Phòng bệnh bằng vắc xin ...................................................................... 25
4.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn gà tại cơ sở ........................ 25
4.2.1. Cơng tác chuẩn đốn bệnh cho đàn gà tại trại ...................................... 25
4.2.2. Công tác điều trị bệnh cho đàn gà tại trại ............................................. 30
4.3. Kết quả thực hiện cơng tác chăm sóc, ni dưỡng đàn gà tại trại ........... 30
4.3.1. Kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng đàn gà tại trại ..................................... 30
4.3.2. Tỷ lệ nuôi sống đàn gà tại trại ............................................................... 33
4.3.3. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đàn gà tại trại ..................................... 34
4.3.4. Khả năng thu nhận thức ăn và sản lượng trứng của đàn gà tại trại....... 36
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.1.1. Cơng tác phịng bệnh............................................................................. 38
5.1.2. Chẩn đốn và điều trị bệnh .................................................................. 38

5.1.3. Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng ............................................................ 38
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh tại trại ............................ 23
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện cơng tác phịng vắc xin cho gà tại cơ sở ..................... 25
Bảng 4.3. Kết quả chuẩn đoán bệnh cho đàn gà tại trại ............................................ 29
Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà tại trại ................................................... 30
Bảng 4.5. Thời gian chiếu sáng cho đàn gà sinh sản tại trại ..................................... 32
Bảng 4.6. Kết quả công tác chăm sóc, ni dưỡng ................................................... 32
Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng sinh sản qua các tuần tuổi........... 33
Bảng 4.8. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Lương Phượng sinh sản .................... 35
Bảng 4.9. Diễn biến tiêu thụ thức ăn và năng suất trứng của đàn gà qua theo
dõi .............................................................................................................. 37


v

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Từ, cụm từ viết tắt
CRD


Bệnh hơ hấp mãn tính ở gà

Cs

Cộng sự

EDS

Hội chứng giảm đẻ ở gà

FP

Bệnh Đậu gà

IB

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

IBD - 228E

Vắc xin Gumboro chủng 228E

ILT

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm

ND

Bệnh Newcastle Disease (dịch tả gà)


ND - M

Vắc xin phòng bệnh Newcastle chủng Mukteswar

TT

Thể trọng

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá
trị sản xuất nơng nghiệp. Hiện nay, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp
nước ta chiếm khoảng 25% khả năng có xu hướng tăng lên đạt 38% vào năm
2015 và 42% vào năm 2020. Phát triển chăn nuôi nhằm tạo việc làm nâng cao
thu nhập của khu vực nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần cải thiện chất lượng
dinh dưỡng cho người dân và thúc đẩy tiến trình giảm nghèo. Sản phẩm chăn
ni khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn cho nhu cầu
xuất khẩu. Chăn ni gia cầm chiếm vị trí quan trọng trong chương trình cung
cấp protein động vật cho con người. Các sản phẩm trứng và thịt gia cầm có
giá trị dinh dưỡng cao, tương đối đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng.
Trứng gia cầm có tới 12,5% protein, thịt gia cầm có 22,5% protein, trong khi
đó ở thịt bò là 20% protein và ở thịt lợn là 18% protein. Trên thực tế chăn

nuôi gia cầm đã trở thành một nghề không thể thiếu trong cơ cấu sản xuất
nông nghiệp của mọi quốc gia. Ở nước ta chăn ni gia cầm đóng một vai trị
quan trọng trong kinh tế nông hộ, chiếm 19% tổng thu nhập nông hộ, xếp thứ
hai sau chăn nuôi lợn. Do nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển nên
nhu cầu đời sống nhân dân ngày càng cao. Vì vậy, phát triển chăn nuôi gia
cầm không chỉ để thoả mãn về nhu cầu về thực phẩm mà còn phải đáp ứng
được nhu cầu về chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà trong những năm
gần đây Nhà nước ta đã cho nhập, lai tạo một số giống gia cầm có năng
suất, chất lượng sản phẩm tốt như: gà Ri, Lương Phượng, F1(Ri×LP)…
nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân. Để giúp người chăn ni có
thêm cơ sở khoa học tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao


2
sản xuất và chất lượng trứng của gà Lương Phượng em tiến hành thực hiện
chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng, phịng và trị
bệnh cho đàn gà Lương Phượng sinh sản tại trại liên kết với công ty cổ
phần thuốc thú y SVT Thái Dương”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Thực hiện được quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn gà sinh sản tại
liên kết với công ty cổ phần thuốc thú y SVT Thái Dương.
- Xác định được tình hình sản xuất của trại.
- Xác định được quy trình chuẩn đốn, phòng và trị bệnh cho đàn gà tại trại
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được quy trình sản xuất của trại.
- Áp dụng được quy trình, kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng, phòng và trị
bệnh cho đàn gà của trại.
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để trở thành một người cán bộ có
chun mơn cao.

- Có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn trong
thực tiễn sản xuất.


3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại gà liên kết với công ty cổ phần thuốc thú y SVT Thái Dương
nằm trên địa bàn hành chính của xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc.
Xã Hướng Đạo là một trong 13 xã, thị trấn thuộc huyện Tam Dương,
gồm 15 thôn: thôn Bồ Yên, thôn Cao Hảo, thôn Cổng Săn, thôn Điền Trù,
thôn Dộc Lịch, thôn Dộc Săn, thôn Giếng Mát, thôn Làng Chùa, thôn Làng
Quế, thôn Mé, thôn Mới, thôn Phú Cường, thôn Thông, thôn Yên Hiệp, thơn
n Sơn. Vị trí địa lý:
Phía Đơng giáp với xã Kim Long.
Phía Tây giáp với thị trấn Hợp Hịa.
Phía Nam giáp với xã Thanh Vân.
Phía Bắc giáp với xã Hồng Hoa.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Hướng Đạo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm
khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm là 23,5 – 250C, nhiệt độ cao nhất là
38,50C, thấp nhất là 80C.
- Lượng mưa: trung bình năm đạt 1.400 - 1.600mm. Lượng mưa phân
bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm
80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm

sau) chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.


4
- Số giờ nắng: tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800
giờ. Tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có ít giờ nắng
nhất là tháng 12 và tháng 1.
- Chế độ gió: trong năm có hai loại gió chính là gió Đơng Nam, thổi từ
tháng 4 đến tháng 9; và gió Đơng Bắc, thổi từ tháng 10 năm nay đến tháng 3
năm sau.
- Độ ẩm khơng khí: độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung, độ
ẩm các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa vùng núi với vùng trung
du và đồng bằng.
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm. Từ
tháng 4 đến tháng 9, lượng bốc hơi bình quân trong một tháng là 107,58 mm;
từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Hướng Đạo
Trong những năm gần đây, kinh tế của xã có những bước phát triển
khá, tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định. Năm 2017, thu nhập bình
quân 33,43 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực: Nơng, Lâm nghiệp và Thủy sản 36,89%, Công nghiệp - Xây dựng
36,96%, thương mại - dịch vụ 26,15%.
Mục tiêu chung của toàn xã, phấn đấu xã Hướng Đạo trở thành xã nơng
thơn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội đồng bộ, hiện đại, văn minh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân
được nâng cao.
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại gà
- Trại được thiết kế xa khu dân cư với diện tích 0,8 ha, có hệ thống bảo
vệ xung quanh được xây tường rào bao quanh trại.
- Trại gồm có: 2 dãy chuồng xây dựng theo hướng Đơng, mỗi chuồng

có diện tích 650m2 ni từ 4500 – 5000 con gà.


5
- Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng
bằng nước giếng khoan và có bể chứa để khử trùng nước.
- Trang trại có: 02 kho cám, được thiết kế ở đầu và giữa chuồng; 01 kho
thuốc.
- Trong mỗi chuồng có 6 quạt thơng gió: 4 quạt to và 2 quạt nhỏ, quạt
thiết kế ở cuối chuồng. Có hệ thống giàn mát được thiết kế ở đầu chuồng.
Trong chuồng có hệ thống điện chiếu sáng, nền chuồng láng xi măng có đệm
lót sinh học dày.
- Trại được trang bị máng ăn thủ công, máng uống nước tự động, mỗi
chuồng có 8 đường máng ăn, 4 đường nước và 2 bình nước 500 lít.
- Sân trại và lối đi giữa 2 chuồng được bê tơng hóa.
- Hệ thống điện sử dụng đường điện 3 pha, có 2 máy phát điện, có hệ
thống đèn cảnh báo.
- Trại có 2 khu nhà ở cho cơng nhân, 1 nhà kho để chứa dụng cụ
chăn nuôi.
- Kho trứng, buồng xông trứng và hệ thống máy ấp trứng được đặt
trong một căn nhà lớn với diện tích 300m2, cách 02 dãy chuồng ni 30m về
phía đầu.
2.1.4. Mơ hình tổ chức của trang trại
Cơ cấu tổ chức của trại như sau: Đội ngũ quản lý, kỹ thuật và công
nhân gồm:
- 01 quản lý có trình độ kỹ sư.
- 03 cơng nhân.
- 01 sinh viên thực tập.
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, trại đã tạo điều kiện chỗ ăn, chỗ ở và
sinh hoạt theo công nhân.



6
2.1.5. Quy mô, cơ cấu của đàn gà
Trại được thành lập vào 15/03/2018, có nhiệm vụ chính là sản xuất con
giống. Quy mô chăn nuôi gồm 2 chuồng với diện tích mỗi chuồng 650m2, 2
dãy chuồng được xây dựng song song với nhau có cơ cấu từ 4500 – 5000
gà/chuồng nuôi. Kế hoạch của trại sẽ mở rộng thêm diện tích chuồng trại và
tăng thêm quy mơ đàn trong thời gian tới.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng
*Nguồn gốc:
Gà Lương Phượng có xuất xứ từ bờ sông Lương Phượng tỉnh Triết
Giang - Trung Quốc, được nhập vào nước ta từ năm 1989 về Trung tâm giống
gia cầm Thụy Phương thuộc Viện chăn nuôi quốc gia, đây là giống gà thịt
lơng màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung
Quốc lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống
địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Mục tiêu của hãng là nhân
giống, chọn lọc, lai tạo và cung cấp các tổ hợp lai gà thịt lơng màu có thể ni
theo nhiều phương thức nuôi: Thâm canh, bán thâm canh, thả vườn.
Gà Lương Phượng có khả năng thích nghi cao, dễ ni, sức đề
kháng tốt, chất lượng thịt thơm ngon, giữ được hương vị vốn có của các
dịng gà địa phương.
* Đặc điểm:
- Gà mái: Màu lơng vàng nhạt, có đốm đen ở cổ, cánh, mào, tích, tai
phát triển, màu đỏ tươi; màu da, mỏ và chân vàng.
- Gà trống: Bộ lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở
lưng, cánh; đuôi màu xanh đen (tương tự gà Ri); mào, yếm và tích tai phát
triển, màu đỏ tươi; da, mỏ và chân có màu vàng nhạt.

* Tính năng sản xuất:


7
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [6], tính năng sản xuất của đàn gà
bố mẹ như sau:
- Khối lượng ở 20 tuần tuổi: 1,7 - 1,8 (gà mái) ; 2,0 - 2,2 kg (gà trống)
- Tuổi đẻ đầu: 24 tuần tuổi;
- Năng suất trứng quả/năm/mái: 150 - 170 quả;
- TTTĂ/ gà hậu bị: 12 - 14 kg;
- TTTĂ/ ngày đẻ: 132 - 160 g/mái; 125 g/trống;
- Sản lượng trứng: 170 quả/mái/năm;
- Tiêu tốn 2,3 - 2,7 kg/1kg tăng trọng;
- Tỷ lệ nuôi sống: 95 %.
2.2.1.2 Một số đặc điểm sinh học của gia cầm đẻ trứng
*Cơ quan sinh dục cái của gia cầm:
+ Buồng trứng:
Buồng trứng nằm bên trái xoang bụng, được giữ bằng màng bụng. Kích
thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm.
Ở gà 1 ngày tuổi có kích thước l- 2 mm, khối lượng 0,03g. Gà thời
kỳ đẻ, buồng trứng hình chùm nho, chứa nhiều tế bào trứng, có khối lượng
45 - 55g, khi gà đẻ thay lơng và gà dị có khối lượng buồng trứng 5g. Sự
hình thành buồng trứng, kể cả các tuyến sinh dục (bộ sinh dục) xảy ra vào
thời kỳ đầu của sự phát triển phôi: phôi gà vào ngày thứ 3, vịt, ngỗng vào
ngày thứ 4 và 5. Trong buồng trứng có chất vỏ và chất tuỷ. Bề mặt vỏ được
phủ bằng một lớp biểu mô gồm các tế bào hình trụ. Dưới chúng có màng cứng
liên kết mỏng, sau nó có hai lớp nang với các tế bào trứng.
Chất tuỷ nằm ở góc buồng trứng và được cấu tạo từ mô liên kết với một
lượng mạch máu và dây thần kinh lớn. Trong chất tuỷ có những khoang (lỗ
hổng) được phủ bằng lớp biểu mơ dẹt và tế bào kẽ. Gà có 4 - 5 giai đoạn tuổi:

0-6 (9); 7 (10); 19 (20); 21-25 và 26-66 (72) tuần tuổi. Mỗi lứa tuổi xảy ra
những thay đổi về cấu trúc và chức năng của buồng trứng.


8
Chức năng của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế bào
trứng có 3 thời kỳ: Tăng sinh, sinh trưởng và chín.
+ Ống dẫn trứng:
Ống dẫn trứng gà đẻ dài 10 - 20 cm, đường kính 0,3 - 0,8 mm. Trong
khi đẻ trứng với cường độ cao có thể dài 40 - 60 cm, đường kính 1 cm.
Theo đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý: Ống dẫn trứng chia làm
5 phần loa kèn, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo.
Chức năng của ống dẫn trứng chủ yếu là nhận tế bào trứng rụng, hình
thành nên các bộ phận và thành phần khác (lòng trắng bao quanh lòng đỏ,
màng vỏ cứng của trứng…) và di chuyển trứng từ phễu đến âm đạo.
- Loa kèn: Phần mở rộng của phía đầu ống dẫn trứng dài 4 – 7 cm,
đuờng kính 8 - 9 cm. Nó nằm dưới buồng trứng. Loa kèn có thân (loa kèn) và
cổ. Bề mặt niêm mạc phễu gấp nếp, không có tuyến. Lớp niêm mạc cổ loa kèn
có tuyến hình ống, chất tiết của nó tham gia vào tạo trứng. Thành nhu động
theo một chiều nhờ lóp dây co từ mép đến cuống. Nhờ kiểu nhu động sóng
một chiều nên có thể hút được tế bào trứng rụng về mình và không thể rơi vào
xoang bụng. Tế bào trứng nằm ở loa kèn khơng q 20 - 30 phút. Có nhiệm
vụ hứng tế bào trứng rụng, nhu động tạo ra lực đẩy tế bào trứng xuống phần
ống dẫn.
- Phần tiết lòng trắng: Là phần dài nhất của ống dẫn trứng. Ở thời kỳ
gà mái đẻ rộ phần tạo lòng trắng dài 30 - 50 cm. Niêm mạc có gấp nếp dọc,
trong đó có tuyến hình ống giống cổ phễu tiết ra chất lịng trắng đặc và
lịng trắng lỗng. Trứng lưu lại đoạn này không quá 3 giờ. Ở đây tiết ra
chất lịng trắng đặc và lỗng bổ sung vào lịng trắng đặc ở trong, cịn lịng
trắng lỗng ở ngồi.

- Phần eo: Phần hẹp của ống dẫn trứng dài 8 cm. Niêm mạc nếp gấp
sít. Các tuyến ở eo tiết ra chất hạt giống như keratin tạo nên lớp sợi chắc quấn


9
lấy nhau để hình thành màng chắc tạo ra dung dịch muối đi vào lòng trắng.
Trứng nằm ở đoạn này gần 1 giờ.
- Tử cung: Đoạn tiếp của đoạn eo dài 10 – 12 cm, hình túi dày. Niêm
mạc phát triển nhiều nếp nhăn xếp theọ hướng ngang và xiên. Tuyến của vách
tử cung tiết ra chất dịch lỏng, chất dịch này thấm qua các màng dưới vỏ trứng
vào màng trắng. Ở đây trứng được hình thành hồn tồn. Khối lượng trứng
tăng gấp đôi (đạt cao nhất). Lớp vỏ cứng được tạo thành bao quanh lịng
trắng. Nó cấu tạo bởi các sợi colagen nhỏ đan chéo dày lên nhau như “cốt sắt,
tấm bê tơng”. Cịn chất vơ cơ – muối canxi – cacbonat canxi chiếm 99% và
canxi photphat -1% được tổng hợp trong suốt thời gian trứng hình thành ở tử
cung khoảng 18 - 20 giờ.
- Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, sau khi hình thành
thì trứng rơi vào đó. Giữa tử cung và âm đạo có phần thu hẹp, ở đó có van cơ.
Âm đạo dài 7 - 12 cm, niêm mạc nhẵn, khơng có tuyến.
* Những trường hợp dị hình:
- Trứng vỏ mềm: Do thức ăn thiếu các chất khoáng (Ca, P) hoặc do cơ
thể bị chấn động thần kinh quá mạnh, chưa kịp tạo vỏ trứng, hoặc do các bệnh
khác … Trứng đẻ ra có màng lịng trắng tương đối dày và dai.
- Trứng khơng có lịng đỏ: Do trong cơ thể có những tế bào chết rơi
vào loa kèn, vào ống dẫn trứng khi đó loa kèn và ống dẫn trứng khơng phân
biệt được là tế bào chết hay tế bào trứng vì vậy quá trình tạo trứng vẫn được
hình thành trứng nhỏ.
- Trứng hai lòng đỏ: Do hai trứng cùng rụng vào một thời điểm hoặc
cách nhau không quá 20 phút vì vậy hình thành nên quả trứng rất to.
- Trứng trong trứng: Thường ít gặp, do bị kích động đột ngột một quả

trứng hoàn chỉnh bị ống dẫn trứng co lại gây ra nhu động ngược lên phía trên
gặp tế bào trứng mới rụng, trứng sẽ nằm cùng với lòng đỏ của trứng mới bên
ngồi được bao bọc bằng lịng trắng và vỏ cứng.


10
- Ngồi ra cịn có trứng méo mó, khơng có vỏ do thiếu khống,
vitamin D hoặc do co bóp của ống dẫn trứng…
2.2.1.3 Tuổi thành thục về tính dục
Ở gà, tuổi thành thục về tính dục được tính từ khi gà đẻ bói đối với từng
cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5%, đối với toàn đàn. Tuy nhiên xác định tuổi đẻ
của gà dựa trên số liệu của từng cá thể trong đàn là chính xác nhất. Tuổi thành
thục về tính dục chịu ảnh hưởng bởi giống và mơi trường. Các giống khác
nhau thì tuổi thành thục về tính dục cũng khác nhau.
* Tuổi đẻ đầu
Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá
trình sinh sản. Đối với gia cầm mái, tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ
quả trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời
điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%. Theo Brandsch và Bilchel, 1978 [1] những
gà có tuổi đẻ quả trứng đầu lớn hơn 245 ngày cho sản lượng trứng thấp hơn
những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu nhỏ hơn 215 ngày là 6,9 quả. Tuổi đẻ trứng
đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng các yếu tố môi trường đặc biệt là thời
gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Tuổi
đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất
định. Những gia cầm thuộc giống bé có khối lượng cơ thể nhỏ tuổi thường
thành thục sinh dục sớm hơn những gia cầm có khối lượng cơ thể lớn. Trong
cùng một giống, cơ thể nào được ni dưỡng, chăm sóc tốt, điều kiện thời tiết
khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm
hơn. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục

sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
Tuổi gà đẻ đạt 50%:
Tuổi gà đẻ đạt đỉnh cao: Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia
cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ cho biết mối tương quan với năng suất trứng. Tỷ lệ đẻ


11
cao, thời gian đẻ kéo dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Chế độ
chăm sóc ni dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngược lại. Gà
chăn thả sẽ có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và
tỷ lệ đẻ đạt cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối kỳ sinh sản. Năng
suất trứng trên năm của một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật,
cường độ đẻ trứng đạt cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến
hết năm đẻ. (Khavecman, 1972) [4]
* Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính
Thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính
dục. Thí nghiệm của Morris T. R. (1967) [13] trên gà Legohrn được ấp nở
quanh năm cho biết, những gà được ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thì nó có
tuổi thành thục về tính là 150 ngày. Những gà được ấp nở từ tháng 4 đến
tháng 8 thì tuổi thành thục trên 170 ngày. Những gà nở sau đó có tuổi thành
thục về tính ngắn hơn vì thời gian sinh trưởng giai đoạn hậu bị của chúng diễn
ra trong những ngày có thời gian chiếu sáng giảm dần, sau đó ánh sáng lại
tăng dần lên, do vậy sẽ kích thích cơ quan sinh dục phát triển và rút ngắn tuổi
thành thục về tính dục.
Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng các yếu tố môi
trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng; thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy
gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lượng cơ thể
ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống có khối lượng cơ thể
nhỏ, tuổi thành thục sinh dục thường sớm hơn những gia cầm có khối lượng
cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào được chăm sóc, ni dưỡng tốt,

điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành
thục sinh dục sớm hơn. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi
thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.


12
2.2.1.4. Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng: là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong
thời gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của mơi trường. Thời gian kéo dài sự
đẻ có liên quan tới chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc
cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân
tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng thời
gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di
truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng địi ấp khác nhau.
Chu kỳ đẻ trứng: được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến khi ngừng đẻ
và thay lơng, đó là chu kỳ thứ nhất. Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ khi gia cầm bắt
đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lông lần thứ hai. Cứ
như thế có thể xác định tiếp tục các chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ đẻ trứng liên
quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các tháng khác nhau
thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với tính thành thục
sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, yếu tố này
do hai gen P và p điều hành. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo
dài chu kỳ đẻ.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đẻ trứng
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa Đông do nguyên nhân giảm dần về
cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này cịn do khí
hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn.
- Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính dục
Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến sản lượng

trứng trong chu kỳ để đầu và chu kỳ đẻ tiếp theo. Gà thành thục về tính quá
sớm sẽ đẻ trứng nhỏ với thời gian dài, ảnh hưởng xấu tới giá trị kinh tế vì
khơng thu được trứng giống. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến
sản lượng trứng, gà đẻ năm thứ hai sản lượng trứng giảm khoảng 10-20%.


13
- Ảnh hưởng của bản năng đòi ấp
Bản năng đòi ấp là một đặc tính bẩm sinh của gia cầm để duy trì nịi
giống. Sự xuất hiện bản năng địi ấp phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, ở các
dịng, các giống khác nhau thì tỷ lệ xuất hiện bản năng đòi ấp cũng khác nhau,
các giống gà chuyên dụng qua quá trình lai tạo và chọn lọc thì bản năng địi ấp
hầu như khơng cịn. Riêng đối với các giống gà địa phương bản năng đòi ấp vẫn
còn và có tỷ lệ rất cao, ở gà Ri tỷ lệ địi ấp trên 30%, chính vì vậy mà sản lượng
trứng thấp hơn. Gà Ri nuôi đại trà trong nông thôn hộ chỉ đẻ 86,99 quả/mái (Hồ
Xuân Tùng, 2009) [5], trong khi đó ở gà Lương Phượng là 168,73 quả/mái (Trần
Công Xuân và cs, 2004) [7].
- Ảnh hưởng của sự thay lơng
Sự thay lơng của gà là một q trình sinh lý tự nhiên. Ở gia cầm hoang
dã thì thời gian thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài, sản
lượng trứng càng thấp. Sức đẻ trứng giảm ngay sau khi gà rụng lông. Trong
thời kỳ thay lông buồng trứng bị thối hóa và khối lượng của buồng trứng bị
giảm đi khoảng đi khoảng 5% so với khối lượng lúc trước.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết với sản lượng
trứng. Nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua
mức độ tiêu thụ thức ăn. Khi được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20oC nhu cầu
về năng lượng là thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, mức tiêu thụ thức ăn này sử
dụng cho việc sưởi ấm cơ thể, do vậy tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều cho
q trình hơ hấp, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và

sản lượng trứng sẽ giảm.
- Ảnh hưởng của độ ẩm
Độ ẩm quá cao (>80%) làm cho chất độn chuồng bị ướt, ẩm độ cao tạo
thành một lớp hơi nước bao phủ không gian chuồng nuôi, tạo điều kiện cho mầm
bệnh phát triển, đặc biệt là cầu trùng; tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến
năng suất trứng và mức độ tiêu tốn thức ăn. Độ ẩm quá thấp (<31%) làm cho gia


14
cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất,
tuy nhiên ở miền Bắc Việt Nam thì khơng bị ảnh hưởng của độ ẩm thấp.
- Ảnh hưởng của mùa vụ và chế độ chiếu sáng
Mùa vụ với thời tiết, khí hậu, độ dài ngày chiếu sáng và nguồn thức ăn
tự nhiên giữ một vai trị quan trọng, nó chi phối và ảnh hưởng lớn sức đẻ
trứng của gia cầm, đặc biệt đối với gia cầm nuôi theo phương thức quảng
canh hoặc bán thâm canh.
Ngoài ra yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai trị quan trọng. Đối
với gà đẻ, chế độ chiếu sáng ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính dục,
cường độ đẻ trứng và độ dài trật đẻ.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng
Thức ăn không chỉ ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể, tỷ lệ hao hụt trong
giai đoạn nuôi dưỡng mà còn ảnh hưởng đến tuổi đẻ quả trứng đầu tiên cũng
như sản lượng trứng, khối lượng trứng và chất lượng trứng. Trong chăn ni
gia cầm sinh sản thì lipit, năng lượng, axit amin (arginine, methionine),
vitamin (A, D, B1, B2, B6 và axit pantothenic), khoáng vi lượng (đặc biệt là
Mn) cần được chú ý nhất, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trứng.
2.2.1.5. Sản lượng trứng
Sản lượng trứng của một gia cầm mái là tổng số trứng đẻ ra trên một
đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh
trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Sản lượng trứng là

một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Sản
lượng trứng được đánh giá qua cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia cầm:
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động nó chịu ảnh
hưởng của tổng hợp yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong:


15
+ Giống và dòng là yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực
tiếp. Cụ thể dòng leghorn trung bình có sản lượng 250-270 trứng/năm. Về sản
lượng trứng, những dòng chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng
chưa được chọn lọc kỹ khoảng 15 – 30% về sản lượng (Trần Thanh Vân và cs,
2015) [6]
+ Ảnh hưởng của tuổi gia cầm:
Tuổi của gia cầm có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng của nó. Như một
quy luật, ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai
giảm 15 - 20% so với năm thứ nhất, cịn vịt thì ngược lại, năm thứ hai cho sản
lượng trứng cao hơn 9 - 15%.
+ Tuổi thành thục sinh dục:
Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng
trứng trong chu kỳ đẻ đầu và các chu kỳ đẻ tiếp theo. Theo Chamber (1990) [8]
thì gà thành thục về tính sớm sẽ đẻ nhiều trứng hơn trong một năm sinh học.
Nhưng nếu gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ kéo dài.
+ Ảnh hưởng của bệnh tật đến sản lượng trứng của gia cầm thông qua
việc làm giảm đầu con, giảm khả năng đẻ trứng.
- Ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi:
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sản lượng trứng.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu tốn thức
ăn. Ở điều kiện nước ta nhiệt độ chăn ni thích hợp với gia cầm đẻ trứng là 14

– 220C. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng lượng
chống rét, tiêu tốn thức ăn cho việc sản xuất một quả trứng cao. Nhiệt độ cao sẽ

làm giảm mức tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu
sản xuất và như vậy sản lượng trứng sẽ bị giảm.
+ Ảnh hưởng của mùa vụ và ánh sáng đến sản lượng trứng:


16
Mùa vụ ảnh hưởng tới sức đẻ trứng rõ rệt. Ở nước ta, về mùa Hè sức đẻ
trứng giảm xuống rất nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu lại tăng lên.
Trong tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì
yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai trị quan trọng. Nó được xác định
qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời gian
chiếu sáng 12 - 16 h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân
tạo để đảm bảo giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 3 - 3,5 w/m2. Ở nước
ta do khí hậu khác với các nước, cho nên cường độ đẻ trứng ở gà cao nhất là
khoảng từ 8 -12 giờ chiếm 60% đến gần 70% so với gà đẻ trứng trong ngày.
+ Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến sản lượng trứng:
Theo Bạch Thị Thanh Dân (1999) [3] cho biết gà nội (gà Ri) đẻ 90 120 trứng/mái/năm. Đối với giống gà nội thì ảnh hưởng của yếu tố dinh
dưỡng là không lớn nhưng đối với gà ni nhốt thì nhu cầu dinh dưỡng cần
được chú ý. Nhu cầu dinh dưỡng của gà nuôi nhốt phải tăng gấp đôi về
protein, cacbonhydrate, lipit và phải bổ sung thêm khoáng so với gà chăn thả.
Tác giả cũng cho biết hàm lượng protein, canxi, photpho và lipit trong
máu gà đang đẻ trứng cao gấp 2, 3 thậm chí đến 4 lần so với trong máu gà
không đẻ trứng. Sự tăng lên về hàm lượng các chất này trong máu chứng tỏ gà
cần protein để tạo nỗn hồng. Khi gà ngừng đẻ thì hàm lượng các chất này
trong máu lại giảm đi. Tỷ lệ Ca/P thích hợp ở gà đẻ là: 5/1
Ngồi các yếu tố ảnh hưởng trên thì phương thức chăn nuôi khác nhau
cũng cho sản lượng trứng khác nhau. Gà ni chuồng lồng thì sản lượng trứng

đạt 223 quả/năm, trong khi đó đối với gà ni nền chỉ đạt 201 trứng/năm, cịn
gà ni chăn thả chỉ đạt 170 trứng/năm.


17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghề chăn ni gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời nay với quy mơ
nhỏ, mỗi gia đình chỉ ni vài con đến vài chục con, chăn thả tự do.
Vào những năm gần đây ngành chăn nuôi của nước ta phát triển rất nhanh
và đạt được những tiến bộ rõ rệt. Vào những năm cuối của thập kỷ 60, Hungary
giúp ta xây dựng xí nghiệp ni gà Cầu Diễn (Hà Nội) và Thành Tơ (Hải Phịng)
đã ni tập trung với số lượng ít. Đến năm 1974 được sự giúp đỡ của Cu Ba
nước ta xây dựng được trung tâm gà giống hướng trứng Việt Nam – Cu Ba (Ba
Vì – Hà Tây) và trung tâm gà giống hướng thịt Việt Nam – Cu Ba (Tam Đảo –
Vĩnh Phúc). Đây là bước đánh dấu khởi đầu sự phát triển của ngành chăn nuôi
gia cầm, nhất là chăn nuôi gà công nghiệp. Đến nay ngành chăn nuôi gia cầm ở
nước ta phát triển rất mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Theo số liệu thống
kê của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nơng thơn, trong số gần 135 triệu gia cầm
thì có khoảng 100 triệu con là gà (gà công nghiệp chiếm 20 – 30%), đến nay đã
thành lập và xây dựng hồn chỉnh nhiều trạm ấp, xí nghiệp ni gà trong cả nước
như: Tam Dương, Lương Mỹ, Nhân Lễ… và nhập nội nhiều giống gà cao sản

chuyên trứng như: Goldlime 54 của Hà Lan năm 1990 giống gà Moravia của
Tiệp Khắc năm 1991, giống gà Hyloro HV – 85 có nguồn gốc từ Hà Lan, Việt
Nam nhập vào năm 1985 từ Cu Ba nuôi tại trung tâm gà giống hướng thịt
Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Cùng với việc nhập giống chuyên trứng, chuyên thịt,
nước ta còn nhập thêm giống chuyên dụng như: Phode Island (Mỹ), Tam
Hoàng, Lương Phượng (Trung Quốc)… gà Lương Phượng nước ta nhập vào
năm 1995 từ Quảng Tây – Trung Quốc hiện nay được người chăn nuôi rất ưa

chuộng bởi đặc tính lớn nhanh, da vàng, thịt mịn, thơm ngon, màu lơng thích
hợp với thị hiếu người tiêu dùng, thích hợp với điều kiện chăn ni ở
nơng hộ.
Trần Thanh Vân và cs (2015) [6] cho biết:


18
- Gà mái Lương Phượng đạt khối lượng 2.100g vào lúc bắt đầu đẻ.
- Tuổi đẻ đầu 24 tuần tuổi.
- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng 2,4 – 2,6kg
- Tỷ lệ nuôi sống 95%
- Đẻ 177 trứng/năm.
Hiện nay, tại Vĩnh Phúc giống gà Lương Phượng được nuôi phổ biến
tại các nông hộ và trại gà tập trung.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Letner và cs (1987) [11] thời gian gà đẻ trứng thường từ 7 – 17giờ,
nhưng đa số đẻ vào buổi sáng. Cụ thể số gà đẻ 7 - 9 giờ đạt 17,7% so với tổng
gà đẻ trong ngày.
Winkler G và cs (2002) [17] cho biết: các nhà vi trùng học đã phân loại
hơn 170 nhóm huyết thanh E.coli khác nhau. Trong mỗi một nhóm có 1 hay
nhiều serotype. E.coli O157H7 được trung tâm giám sát dịch bệnh của Mỹ phát
hiện đầu tiên vào năm 1975, sau 8 năm E.coli O157H7 mới được xác định chắc
chắn là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột. Đặc biệt năm 1982, một số ổ dịch
ngộ độc thực phẩm bao gồm cả trường hợp bị dung huyết dạ dày, ruột. Với
kết quả này, người ta xác định rõ E.coli O157H7 là vi khuẩn gây dung huyết.
Mc. Dowell (1989) [12], Pardue (1984) [15] đã nhận thấy khi bổ sung
vitamin C cho gà mái đẻ, làm tăng sản lượng trứng, độ bền vững của vỏ trứng,
tăng khả năng sinh sản, tỷ lệ trứng có phơi. Tuy nhiên, trong một số nghiên
cứu người ta khơng thấy hiệu quả dương tính, khi bổ sung vitamin C vào khẩu
phần ăn của gia cầm.

Kết quả nghiên cứu của Nakaya và cs (1986) [14] cho thấy bổ sung
vitamin C giúp nâng cao sản lượng trứng, độ vững chắc của vỏ trứng.
Theo Raleich (1984) [16], gà đẻ sống trong môi trường nhiệt độ cao, khi
bổ sung vitamin C đã làm tăng sản lượng trứng, nâng cao khối lượng trứng,
khơng thấy có sự thay đổi về chất lượng vỏ trứng. Các nghiên cứu khác về


×