Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp chất lượng nước đầm vạc thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN

-----------------------

Nguyễn Thanh Hà

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP
CHẤT LƢỢNG NƢỚC ĐẦM VẠC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN

-----------------------

Nguyễn Thanh Hà

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP
CHẤT LƢỢNG NƢỚC ĐẦM VẠC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH
VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS Trần Yêm

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Yêm - Giảng viên khoa
Môi trƣờng, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo khoa
Mơi trƣờng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, động viên và tạo điều kiện thuận lợi
để em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã động viên, khích
lệ em hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Nguyễn Thanh Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng I - TỔNG QUAN .......................................................................................3

1.1. CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ TRÊN THẾ GIỚI...............................................3
1.2. CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ TẠI VIỆT NAM ................................................5
1.3. CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC HỒ TỈNH VĨNH PHÚC ................8
1.4. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƢỚC.............................................9
1.4.1. Các nguyên tắc trong quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc .........................9
1.4.2. Những rào cản đối với quá trình quản lý tổng hợp nguồn nƣớc .............12
1.4.3. Định hƣớng, đề xuất phƣơng án quản lý tổng hợp nguồn nƣớc .............16
1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC .....................17
1.5.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................17
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên ......................................26
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................33
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................33
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................33
2.2.1. Phƣơng pháp thống kê, thu thập tài liệu, kế thừa và phân tích tổng hợp 33
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa ..................................................33
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá nhanh ..................................................................33
2.2.4. Phƣơng pháp quan trắc lấy mẫu ngoài hiện trƣờng ................................33
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích mẫu ....................................................................34
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................36
3.1. HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC ĐẦM VẠC ........36
3.1.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc Đầm Vạc năm 2013 ...................................36
3.1.1.1. Hiện trạng chất lượng các nguồn nước chảy vào Đầm Vạc ................36
3.1.1.2. Hiện trạng chất lượng nước tại các điểm xả thải xung quanh Đầm Vạc 39
3.1.1.3. Hiện trạng chất lượng nước Đầm Vạc theo không gian ......................46
3.1.2. Diễn biến chất lƣợng nƣớc Đầm Vạc theo thời gian ..............................51


3.1.2.1. Diễn biến chất lượng nước các sông đổ vào Đầm Vạc từ năm 20102014 ...................................................................................................................51
3.1.2.2. Diễn biến chất lượng nước Đầm Vạc từ năm 2010-2014 ....................54
3.2. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM, SUY THOÁI CHẤT LƢỢNG MÔI

TRƢỜNG NƢỚC ĐẦM VẠC ...............................................................................56
3.2.1. Do tác động q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa ................................56
3.2.2. Gia tăng dân số ........................................................................................57
3.2.3. Gia tăng nƣớc thải và chất thải rắn .........................................................58
3.2.4. Ô nhiễm do nƣớc thải bệnh viện .............................................................60
3.2.5. Thay đổi sử dụng đất ...............................................................................61
3.2.6. Nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nƣớc sông Phan, sơng Bến Tre ...................62
3.2.7. Lấn chiếm diện tích mặt nƣớc Đầm Vạc ................................................73
3.3. DỰ BÁO SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐẦM
VẠC ĐẾN NĂM 2020 ..........................................................................................74
3.3.1. Dự báo thải lƣợng từ sinh hoạt của con ngƣời ........................................75
3.3.2. Dự báo thải lƣợng từ các bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên ...........................................................................................................76
3.3.3. Thải lƣợng do nƣớc mƣa chảy tràn từ các khu đô thị ............................78
3.3.4. Thải lƣợng do chảy tràn từ khu vực nông nghiệp ...................................79
3.3.5. Thải lƣợng từ hoạt động công nghiệp .....................................................80
3.4. BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐẦM VẠC ........................81
3.4.1. Thực trạng các biện pháp quản lý ...........................................................81
3.4.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng Đầm Vạc 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................89
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................89
2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
PHỤ LỤC .................................................................................................................91


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích và dung tích của một số hồ đầm chính của tỉnh Vĩnh Phúc 8
Bảng 1.2. Các sơng chính liên tỉnh và nội tỉnh chảy qua khu vực ....................23
Bảng 1.3. Dân số và cơ cấu dân số thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2006-2012 ....28

Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên ....................................31
Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc các sông tại cửa xả đổ vào Đầm
Vạc ....................................................................................................................36
Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc tại các điểm xả thải xung quanh
Đầm Vạc............................................................................................................40
Bảng 3.3. Diễn biến chất lƣợng nƣớc Đầm Vạc theo không gian ....................46
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc sơng Phan vào mùa
khơ (từ năm 2010 - 2014)..................................................................................52
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sơng Bến Tre tại Xóm Hảo - xã
Hƣớng Đạo - huyện Tam Dƣơng vào mùa khô (từ năm 2010 - 2014) .............53
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc Đầm Vạc tại trạm bơm .............55
Đê Cụt vào mùa khô (từ năm 2010 - 2014) ......................................................55
Bảng 3.7. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nƣớc ở Thành phố Vĩnh Yên ................58
Bảng 3.8. Tiêu chuẩn thải nƣớc tính cho mỗi giƣờng bệnh ..............................61
Bảng 3.9. Dự báo dân số đến năm 2020 ...........................................................75
Bảng 3.10. Lƣợng chất bẩn một ngƣời trong một ngày xả vào ........................76
hệ thống thoát nƣớc ...........................................................................................76
Bảng 3.11. Tổng thải lƣợng từ nƣớc thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên ..76
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu ô nhiễm trong nƣớc thải bệnh viện .............................77
Bảng 3.13. Tổng thải lƣợng từ hoạt động y tế của thành phố Vĩnh Yên ..........77
Bảng 3.14. Định hƣớng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ........................78
Bảng 3.15. Hệ số phát thải do nƣớc mƣa chảy tràn đô thị ................................79
Bảng 3.16. Thải lƣợng do nƣớc mƣa chảy tràn đô thị ......................................79
Bảng 3.17. Thải lƣợng từ hoạt động nông nghiệp ............................................80


Bảng 3.18. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc thải KCN Khai Quang (Trung
bình ngày trong tháng) ......................................................................................80
Bảng 3.19. Thải lƣợng từ hoạt động của KCN Khai Quang .............................81



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc ...11
Hình 1.2. Bản đồ khu vực Đầm Vạc .................................................................18
Hình 1.3. Ảnh vệ tinh Đầm Vạc - TP. Vĩnh Yên ..............................................22
Hình 3.1. BOD5 trong nƣớc tại các điểm xả thải xung quanh Đầm Vạc ..........42
Hình 3.2. COD trong nƣớc tại các điểm xả thải xung quanh Đầm Vạc ...........42
Hình 3.3. TSS trong nƣớc tại các điểm xả thải xung quanh Đầm Vạc .............43
Hình 3.4. NH4+ trong nƣớc tại các điểm xả thải xung quanh Đầm Vạc ...........43
Hình 3.5. Tổng N, P trong nƣớc tại các điểm xả thải xung quanh Đầm Vạc ...44
Hình 3.6. Tổng Coliform trong nƣớc tại các điểm xả thải xung quanh Đầm Vạc 44
Hình 3.7. Diễn biến chỉ số BOD5 theo khơng gian ...........................................48
Hình 3.8. Diễn biến chỉ số COD theo khơng gian ............................................48
Hình 3.9. Diễn biến hàm lƣợng TSS theo khơng gian ......................................49
Hình 3.10. Diễn biến hàm lƣợng NH4+ theo khơng gian ..................................50
Hình 3.11. Diễn biến hàm lƣợng NO3- theo khơng gian ...................................50
Hình 3.12. Diễn biến tổng dầu mỡ theo khơng gian .........................................51
Hình 3.13. Diễn biến chỉ tiêu BOD5 và COD nƣớc mặt sơng Phan .................53
Hình 3.14. Diễn biến chỉ tiêu BOD5 và COD nƣớc mặt sông Bến Tre ............54
Hình 3.15. Diễn biến chỉ tiêu BOD5 và COD nƣớc mặt Đầm Vạc ...................55
Hình 3.16. Sơ đồ KCN Vĩnh Yên trong bố trí KCN của tỉnh Vĩnh Phúc .........59
Hình 3.17. Vị trí các điểm quan trắc mơi trƣờng nƣớc mặt lƣu vực sơng Phan ......64
Hình 3.18. Giá trị nồng độ BOD5 nƣớc sơng Phan ...........................................65
Hình 3.19. Giá trị nồng độ TSS nƣớc sơng Phan ..............................................66
Hình 3.20. Giá trị nồng độ tổng dầu mỡ nƣớc sơng Phan.................................67
Hình 3.21. Giá trị nồng độ Colifrom nƣớc sơng Phan ......................................68
Hình 3.22. Vị trí các điểm quan trắc mơi trƣờng nƣớc mặt lƣu vực sơng Bến Tre .69
Hình 3.23. Giá trị nồng độ BOD5 nƣớc sơng Bến Tre ......................................70
Hình 3.24. Giá trị nồng độ TSS nƣớc sông Bến Tre .........................................71



Hình 3.25. Giá trị nồng độ Amoni nƣớc sơng Bến Tre.....................................72
Hình 3.26. Giá trị nồng độ Dầu mỡ trong nƣớc sơng Bến Tre .........................72
Hình 3.27. Giá trị nồng độ Colifrom nƣớc sơng Bến Tre .................................73
Hình 3.28. Sơ đồ q trình quan trắc và phân tích mơi trƣờng nƣớc Đầm Vạc ....87


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

BOD

Nhu cầu ơxy sinh hố

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng

CCN

Cụm cơng nghiệp

COD

Nhu cầu ơxy hố học

CTR


Chất thải rắn

DO

Lƣợng ơxy hồ tan trong nƣớc

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TKĐĐ

Thống kê đất đai

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


XLNT

Xử lý nƣớc thải

WHO

Tổ chức y tế thế giới


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bảo vệ nguồn nƣớc, đa dạng sinh học và sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên này đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết, đặc biệt sự ô nhiễm
các nguồn nƣớc (nhất là nguồn nƣớc ngọt) đang trở nên ngày càng trầm trọng, đe
dọa cuộc sống của loài ngƣời và gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống của
con ngƣời.
Ở nƣớc ta hiện nay rất nhiều vùng đất ngập nƣớc giữ vai trò quan trọng trong
việc cung cấp nguồn nƣớc cho sinh hoạt, sản xuất một trong số đó là Đầm Vạc
thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đầm Vạc là một biển nƣớc ngọt giữa đồng bằng Vĩnh Phúc, cung cấp nƣớc
tƣới, nƣớc sinh hoạt cho dân cƣ nơi đây. Lớp đất sét dày dƣới lớp bùn nhão trong
lòng đầm là nguồn nguyên liệu vô tận cho nghề làm gốm. Ngồi ra, Đầm Vạc có đủ
loại thủy sản nƣớc ngọt: tơm, cua, ốc, ếch, trai…[18].
Đầm Vạc cịn có tiềm năng lớn về du lịch. Hiện nay, khu vực xung quanh
đầm đã có rất nhiều dự án, nhiều cơng trình mới đã và đang hoàn thành, thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch.
Tuy nhiên, môi trƣờng nƣớc Đầm Vạc đang có biểu hiện bị ơ nhiễm do nƣớc
thải sinh hoạt, nƣớc thải bệnh viện, nƣớc mƣa chảy từ hệ thống cống rãnh trên toàn
bộ thành phố Vĩnh Yên đều đƣợc đổ vào Đầm Vạc [11].
Ngồi ra, hệ thống sơng Bến Tre, sơng Phan cùng các kênh ngịi của huyện

Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc và một phần lớn của huyện Tam Dƣơng đều đổ vào Đầm
Vạc. Các sơng ngịi này là nơi tiếp nhận nƣớc thải từ các hoạt động chăn nuôi, hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ trên địa bàn trƣớc khi đổ vào Đầm Vạc làm
suy giảm chất lƣợng nƣớc.
Với vai trò và ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Vĩnh Phúc, việc bảo vệ tổng thể môi trƣờng Đầm Vạc nói chung và bảo vệ mơi
trƣờng nƣớc Đầm Vạc nói riêng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó tơi đã

1


thực hiện luận văn với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý
tổng hợp chất lượng nước Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là phân tích , đánh giá hiện trạng , diễn biến chất lƣợng
môi trƣờng nƣớc Đầm Vạc qua các năm đồng thời xác định nguồn gây ơ nhiễm, suy
thối. Trên cơ sở đó dự báo sự thay đổi chất lƣợng nƣớc đến năm

2020 và đề xuất

các biện pháp quản lý tổng hợp, nhằm bảo vệ môi trƣờng nƣớc Đầm Vạc, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng và diễn biến chất lƣợng nƣớc Đầm Vạc.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thối chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc Đầm Vạc.
- Dự báo sự thay đổi chất lƣợng môi trƣờng nƣớc Đầm Vạc đến năm 2020.
- Biện pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc Đầm Vạc.

2



Chƣơng I - TỔNG QUAN
1.1. CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ TRÊN THẾ GIỚI
Hồ là một vùng nƣớc đƣợc bao quanh bởi đất liền, thông thƣờng là nƣớc ngọt.
Đa số các hồ trên trái đất nằm tại bán cầu Bắc, ở vĩ độ cao. Một số hồ, nhƣ hồ Eyre,
có thể cạn nƣớc gần nhƣ quanh năm và chỉ chứa nƣớc trong một vài tháng nhiều
mƣa. Ngoài ra, một số lớn hồ có nguồn gốc nhân tạo.
Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất, hồ đƣợc
phân ra làm nhiều loại khác nhau:
- Hồ móng ngựa là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sơng, qua thời
gian, đoạn trên sơng cũ trên dịng chảy mất đi tạo ra đƣờng đi cho dịng sơng mới,
vết tích dịng sơng cũ để lại.
- Hồ băng hà đƣợc hình thành do băng hà di chuyển qua, bào mòn mặt đất,
đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nƣớc lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada…
- Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nƣớc tụ lại
khi chảy ra sông.
- Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra
và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở miền Đơng châu Phi.
- Ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi
trũng, nƣớc tụ lại thành hồ, các hồ này rất nơng.
Ngồi ra cịn dựa vào tính chất của nƣớc nên hồ chia làm 2 loại tiếp:
Hồ nƣớc ngọt chiếm nhiều nhất trong lục địa. Hồ có thể có dịng sơng nƣớc
ngọt chảy qua hay do mƣa.
Hồ nƣớc mặn chiếm rất ít. Hồ có thể do di tích của biển, đại dƣơng bị cô lập
giữa lục địa hay trƣớc kia hồ là hồ nƣớc ngọt nhƣng vì khí hậu khô hạn nên nƣớc hồ
cạn dần và tỉ lệ muối khoáng trong hồ tăng.
Hiện nay, do ảnh hƣởng của sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt
của các khu dân cƣ làm cho chất lƣợng nƣớc nhiều hồ trên thế giới bị suy giảm.
Hồ Sukhna là một hồ nƣớc nhân tạo nằm ở chân dãy đồi Shivalik phía Đông
Bắc thành phố Chandigarh của Ấn Độ. Hồ đô thị này là một trong những địa điểm

3


du lịch của thành phố, chủ yếu sử dụng cho các mục đích giải trí nhƣ chèo thuyền,
tham quan. Theo nghiên cứu của P. Chaudhry và cs (2013) [27] do hoạt động xây
dựng, thực vật ngoại lai xâm nhập vào hồ, nƣớc thải sinh hoạt từ các khu làng lân
cận trong lƣu vực đã làm suy giảm chất lƣợng nƣớc hồ. Để duy trì và nâng cao chất
lƣợng nƣớc hồ cần thi hành lệnh cấm các hoạt động xây dựng mới đồng thời ngăn
chặn việc xả nƣớc thải sinh hoạt chƣa đƣợc xử lý xuống hồ.
Hồ Mead nằm ở biên giới của bang Nevada và Arizona, là hồ chứa lớn nhất
nƣớc Mỹ. Hồ đƣợc tạo thành bởi nƣớc tạm giữ của đập Hoover, kéo dài 180 km
phía sau đập, có lƣu lƣợng nƣớc khoảng 35,2 km3. Hồ là nơi phục vụ vui chơi giải
trí nhƣ câu cá, bơi thuyền, bơi lội, cung cấp nƣớc cho công nghiệp, nƣớc tƣới cho
nông nghiệp, nƣớc phục vụ sinh hoạt của 1,8 triệu cƣ dân bang Nevada và khách du
lịch. Với vai trò nhƣ vậy, việc duy trì chất lƣợng và độ trong của nƣớc là rất quan
trọng, tuy nhiên do sự gia tăng dân số, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong lƣu
vực, nƣớc thải và nƣớc mƣa chảy tràn của các đô thị xung quanh đã làm suy giảm
chất lƣợng nƣớc hồ [34].
Victoria là hồ nƣớc ngọt lớn nhất châu Phi và thứ nhì thế giới, có diện
tích 69.000 km² và chu vi 3.440 km. Hồ nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc
gia Uganda, Kenya và Tanzania. Nửa phía Bắc thuộc Uganda, nửa phía Nam thuộc
Tanzania, và một phần Đơng Bắc thuộc Kenya [32]. Lƣu vực Hồ Victoria là một
trong những vùng nông thôn đông dân nhất trên thế giới. Xung quanh hồ là các
thành phố và thị trấn, trong đó có Kisumu, Kisii, Homa Bay ở Kenya; Kampala,
Jinja, Entebbe ở Uganda; Bukoba, Mwanza và Musoma ở Tanzania. Các thành phố
và thị trấn này là nơi có nhiều nhà máy xả chất thải trực tiếp xuống hồ và sơng chảy
đến nó. Bên cạnh đó những khu vực đơ thị cũng xả nƣớc thải thô xuống hồ làm tăng
hiện tƣợng phú dƣỡng, tạo điều kiện cho việc duy trì và xâm lấn của bèo lục bình
trong hồ [30].
Manchar là hồ nƣớc ngọt lớn nhất tại Pakistan. Hồ đƣợc tạo thành vào năm

1930 khi đập Sukkur đƣợc xây dựng trên sông Indus. Hồ đƣợc bao quanh bởi dãy
Khirthar ở phía Tây, đồi Lakhi ở phía Nam và sơng Indus ở phía Đơng. Về phía
Đơng Bắc là kè bảo vệ. Hồ đƣợc cung cấp nƣớc bởi kênh Wah Aral và Danister từ
4


sông Indus. Chất thải lỏng công nghiệp là một trong những ngun nhân chính gây
ơ nhiễm nƣớc hồ, điều đó lý giải nguyên nhân ô nhiễm kim loại vết trong nƣớc hồ.
Nồng độ cao nhất của chì, đồng, coban, crơm và niken vào tháng 8 và 11 năm 2011
lần lƣợt là 54,5 và 58,5 µg/l, 115 và 117,5 µg/l, 3.000 và 3.200 µg/l, 7 và 9,5 µg/l,
90 và 95 µg/l, 90 và 117 µg/l [29].
1.2. CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ TẠI VIỆT NAM
Thƣ̣c tra ̣ng các con sông đang thiế u nƣớc , các hồ chứa nƣớc ngọt đang bị
xâm ha ̣i nghiêm tro ̣ng trên toàn lañ h thổ Viê ̣t Nam hiê ̣n nay đ ang đă ̣t ra nhiề u thách
thƣ́c cho đời số ng của con ngƣời ở hiê ̣n ta ̣i và trong tƣơng lai.
Các hồ tự nhiên đóng vai trị điều hịa nƣớc mƣa, một số hồ lớn đƣợc coi nhƣ
lá phổi của các thành phố. Tuy nhiên, hệ thống hồ những năm gần đây đang bị ô
nhiễm hữu cơ do nƣớc thải sinh hoạt và một phần rác thải do ngƣời dân thiếu ý thức
xả thải xuống hồ. Các hồ thủy điện, thủy lợi trên toàn quốc rất đa dạng, đa phần các
hồ đều là các hồ chứa, cơng trình thủy lợi hoặc cơng trình đa mục đích (hồ chứa,
thủy lợi, thủy điện...). Chất lƣợng nƣớc tại các hồ chứa, cơng trình thủy lợi hoặc
cơng trình đa mục đích về cơ bản vẫn đáp ứng cho nhu cầu nƣớc sử dụng trong sinh
hoạt, tuy nhiên chất lƣợng nƣớc của một số hồ đã bị ô nhiễm tại một số thời điểm
trong năm.
Chất lƣợng nƣớc các hồ trong khu vực nội thành, nội thị tại một số thành phố
lớn hiện đã bị ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ. Các hồ nội thành tại Hà Nội
với hầu hết các thông số đều vƣợt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Môi trƣờng và Cộng đồng (2010) [20] phần lớn
các hồ ở Hà Nội có giá trị pH và nhiệt độ trong giới hạn cho phép, tuy nhiên phần
lớn các hồ có giá trị các chỉ tiêu cịn lại khơng đạt u cầu, chỉ có sáu hồ mà tất cả

các chỉ tiêu phân tích đạt yêu cầu chất lƣợng với mức độ phát triển tảo thấp.
Phần lớn các hồ ở Hà Nội bị ơ nhiễm chất hữu cơ, có tới 71% hồ có giá trị
BOD5 vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép (> 15 mg/l); trong đó 14% hồ bị nhiễm hữu cơ
nặng (> 100 mg/l); 25% hồ bị ô nhiễm nặng (BOD5 từ 50-100 mg/l) và 32% có dấu
hiệu ơ nhiễm.

5


70% số lƣợng hồ ở Hà Nội có nồng độ ôxy hòa tan (DO) dƣới mức tiêu
chuẩn cho phép (< 4 mg/l); 6 hồ có nồng độ DO dƣới 1 mg/l, nghĩa là hầu nhƣ
khơng có sự sống của vi sinh vật.
Chất lƣợng nƣớc hồ khu vực nội thành Hà Nội chịu tác động mạnh bởi hoạt
động sinh hoạt và nƣớc mƣa, đồng thời cũng chịu tác động mạnh bởi hoạt động phát
triển đô thị, kinh tế xã hội trong lƣu vực. Kết quả phân tích cho thấy nƣớc hồ đang
trong trạng thái ô nhiễm về các chất hữu cơ, N, P có nguồn gốc nhân sinh. N ts dao
động trong khoảng từ 2,7 đến 15,6 mg/l, Pts dao động trong khoảng từ 0,13 đến 0,71
mg/l, thông số COD quan trắc đƣợc dao động trong khoảng từ 7 đến 60 mg/l (Phạm
Mạnh Cồn và cs, 2013) [6].
Hiện nay ở Hà Nội, 26% số ao hồ chƣa đƣợc kè, số ao hồ đƣợc kè một phần
chiếm 8%, còn lại là đƣợc kè toàn bộ. Trái ngƣợc với các ao hồ đƣợc kè, các ao hồ
chƣa đƣợc kè hoặc đƣợc kè một phần có bờ và hành lang bị phá hoại nghiêm trọng.
Hiện trạng hành lang bờ của các ao hồ chƣa đƣợc kè cũng trong trạng thái báo động,
hơn 80% hành lang bờ bị ơ nhiễm trong đó 62% rất bẩn, 20% bẩn và đang đứng
trƣớc nguy cơ bị lấn chiếm để xây nhà, bãi đỗ xe, trở thành bãi tập kết phế liệu, rác
thải sinh hoạt.
Nghiên cứu chất lƣợng nƣớc hồ, đập tại tỉnh Khánh Hòa năm 2011 của
Nguyễn Đức Hạnh và cs [10] cho thấy có tới 90% số lƣợng các hồ khảo sát có giá
trị DO dƣới tiêu chuẩn cho phép (< 4 mg/l); hồ Suối Trầu vào cả hai mùa có nồng
độ DO dƣới 1 mg/l, nghĩa là hầu nhƣ khơng có sự sống của vi sinh vật. Đối với

nhóm chỉ tiêu các chất dinh dƣỡng (NO3-, NO2-, PO43-, NH4+…), tuy khơng có dấu
hiệu ơ nhiễm chỉ tiêu nitrat trong nƣớc ở các hồ trong địa bàn tỉnh khá cao nhƣ ở hồ
Suối Trầu (Ninh Hòa), Đá Bàn (Vạn Ninh), hồ Am Chúa (Diên Khánh), hồ Suối
Luồng (Vạn Ninh). Đáng chú ý, hồ Eakrongrou (Ninh Hòa) và hồ Đồng Bị (Diên
Khánh) có kết quả vƣợt chuẩn, lần lƣợt là 6,5 mg/l và 5,8 mg/l. Tại nhiều nơi, hàm
lƣợng nitrat đo đƣợc ở các điểm cao gần sát so với tiêu chuẩn A2, nếu so sánh với
cột tiêu chuẩn A1 dành cho nƣớc sinh hoạt không đƣợc xử lý (giới hạn là 2,0 mg/l)
thì 84% hồ trong địa bàn tỉnh đều bị ô nhiễm.

6


Bên cạnh nguy cơ ơ nhiễm nguồn nƣớc thì hiện nay thực trạng xâm hại và
tàn phá một số hồ trên cả nƣớc cũng đang diễn ra. Ở hồ Ba Bể do cấ p phép khai
thác khoáng sản bừa bãi và khơng đƣợc sự kiểm

sốt của các cơ quan chức năng

nên đã đẩ y hồ nƣớc đƣơ ̣c xem là mô ̣t kỳ quan của Bắ c bô ̣ này vào chỗ ô nhiễm
nă ̣ng, bị bồi lấp và nghiêm trọng hơn là đứng trƣớc nguy cơ biến mất .
Hồ Dầu Tiếng là mô ̣t trong nhƣ̃ng hồ nƣớc ngo ̣t lớn nhấ t Viê ̣t Nam, cũng đang
đƣ́ng trƣớc nguy cơ bi ộ nhiễm môi trƣờng nghiêm tro ̣ng. Trong thời gian qua, đã liên
tiế p diễn ra nhƣ̃ng vu ̣ cá nhân lấ n chiế m lòng hồ . Vào thời kỳ cao điểm có hơn 2000
lồng bè nuôi cá diêu hồng của gần 200 hộ dân thả xuống lịng hồ này làm ơ nhiễm
mơi trƣờng xung quanh, đe dọa sức khỏe của ngƣời dân các địa phƣơng sử dụng nƣớc
hồ Dầu Tiếng làm nƣớc sinh hoạt. Bên cạnh đó các vu ̣ lấ n chiế m tƣ̀ vài chu ̣c mét lòng
hồ đế n 5.000 m2 mà chƣa có cơ quan chức năng nào lên tiế ng, xƣ̉ lý.
Hồ Núi Cốc có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Thái Nguyên: Hồ Núi Cốc là một nguồn nƣớc đƣợc Nhà máy nƣớc Tích Lƣơng sử
dụng cơng suất 20.000 m3/ngày.đêm cung cấp nƣớc sạch cho thành phố Thái

Nguyên phục vụ cấp nƣớc cho 12.000 ha đất nông nghiệp thuộc thành phố Thái
Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình; Cắt lũ cho hạ lƣu sơng Cơng; Bên cạnh
đó, hồ cịn đƣợc quy hoạch và xây dựng phục vụ khách du lịch đến thăm quan nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, mơi trƣờng nƣớc hồ Núi Cốc đang có biểu hiện bị
ơ nhiễm do các nguồn nƣớc đổ vào hồ đều tiếp nhận các nguồn thải từ các hoạt
động dân sinh trong lƣu vực hồ, do hoạt động khai thác cát sỏi tại lòng hồ và từ các
nguồn thải trực tiếp của các xã vùng ven hồ, đặc biệt là nguồn thải của khu du lịch
hồ Núi Cốc và nguồn thải của các cơ sở khai thác khống sản trên địa bàn [19].
Ngồi ra , thƣ̣c tra ̣ng các hồ nƣớc ngo ̣t bi ̣xâm ha ̣i không chỉ xảy ra ở các
vùng miền núi xa xôi mà cũng đã tồn tại và hiện vẫn đang xảy ra ngay ở thủ đô Hà
Nô ̣i. Theo đề tài nghiên cƣ́u “Sông hồ - nƣớc và đô thị Hà Nội” phối hợp giữa Đa ̣i
học KU Leuven với Viện Kiến trúc Quy Hoạch - Đại học Xây dựng Hà Nội, Trƣờng
Đại học Lâm nghiệp và Viện Kiến trúc Quy hoạch - Bộ Xây dựng tƣ̀ năm 1955 đến
năm 2000 diện tích hồ ở Hà Nơ ̣i bị lấp khoảng 70%.

7


Mô ̣t đă ̣c điể m dễ nhâ ̣n thấ y là sƣ̣ thay đổ i

nhanh chất lƣợng nƣớc các sơng

hồ, mà ngun nhân chính là do con ngƣời gây ra

, thƣờng khơng đƣơ ̣c các cấp

chính qù n điạ phƣơng nơi xảy ra thảm ho ̣a này nhìn thấ y mà đa phầ n đề u là do
mô ̣t số ngƣời có lƣơng tâm phát hiê ̣n và lên tiế ng.
Khoảng thời gian 10 năm với các dòng sông ở miề n Trung, 20 năm với hồ Ba
Bể hay 50 năm với các hồ ở Hà Nô ̣i là mô ̣t khoảng thời gian rấ t ngắ n so với tuổ i đời

của chúng. Vâ ̣y mà chỉ trong mô ̣t khoảng thời gian đó , con ngƣời đã làm thay đổ i
tấ t cả nhƣ̃ng quy luâ ̣t tƣ̣ nhiên vố n đã tồ n ta ̣i hàng ngàn năm .
Nhƣ̃ng hâ ̣u quả nhañ tiề n đã xảy ra , miề n Trung đang thiế u nƣớc tƣới tiêu ,
nƣớc sinh hoa ̣t trong mùa nắ ng và lũ lu ̣t ngày càng hung dƣ̃ vào mùa mƣa

, các đơ

thị ngập chìm trong nƣớc chỉ với một cơn mƣa lớn…
1.3. CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC HỒ TỈNH VĨNH PHÚC
Vĩnh Phúc có mạng lƣới sơng suối, hồ đầm, ao đa dạng và phong phú, trữ
lƣợng khá dồi dào. Các thủy vực có vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn
nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng là nguồn tiếp
nhận nƣớc thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa
bản tỉnh.
Bảng 1.1. Diện tích và dung tích của một số hồ đầm chính của tỉnh Vĩnh Phúc
TT

Đầm hồ

Diện tích

Dung tích

mặt nƣớc
550
(ha)

(triệu m3)
25


Nhân tạo

Ghi chú

1

Hồ Đại Lải (Phúc Yên)

2

Hồ Vân Trục (Lập Thạch)

70

8,12

Nhân tạo

3

Hồ Xạ Hƣơng (Tam Đảo)

46,2

12,7

Nhân tạo

4


Hồ Làng Hà (Tam Đảo)

25,3

1,85

Nhân tạo

5

Hồ Suối Sải (Lập Thạch)

20

3

Nhân tạo

6

Hồ Bò Lạc (Lập Thạch)

18

2,55

Nhân tạo

7


Đầm Rƣng (Vĩnh Tƣờng)

205

4

Tự nhiên

8

Đầm Vạc (Vĩnh Yên)

250*

6*

Tự nhiên

9

Các hồ còn lại

11
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc (2008) [15],
(*) Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc (2013) [16].
8


Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua diện tích ao,
hồ, đầm, sơng bị thu hẹp tƣơng đối nhiều do nhu cầu phát triển đô thị, công

nghiệp... chất lƣợng nƣớc mặt đã và đang có chiều hƣớng suy giảm.
Kết quả quan trắc định kỳ năm 2014 của sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh
Vĩnh Phúc [16] cho thấy hầu hết các hồ đầm ở Vĩnh Phúc hiện nay có dấu hiệu ơ
nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng:
- Hồ Đại Lải là hồ nhân tạo có dung tích chứa khoảng 25,4 triệu m3. Ngồi
việc cung cấp nƣớc tƣới cho huyện Bình Xun, thị xã Phúc n, huyện Sóc Sơn
(Hà Nội) nó cịn có vai trị quan trọng đối với khu du lịch sinh thái Đại Lải, tạo cảnh
quan thiên nhiên, khu vui chơi nghỉ mát và điều dƣỡng. Kết quả các lần quan trắc
năm 2014 cho thấy: chỉ tiêu tổng dầu mỡ vƣợt 1,2-1,5 lần mức B1 của QCVN
08:2008/BTNMT, ngồi ra cịn chỉ tiêu TSS ở mẫu quan trắc đợt 1 vƣợt 1,1 lần so
với quy chuẩn cho phép. Nguyên nhân gây ô nhiễm do vị trí quan trắc gần cống xả
nƣớc thải của Khách Sạn Hƣng Hải.
- Đầm Rƣng nằm trên địa giới 3 xã Tam Phúc, Tứ Trƣng, Ngũ Kiên huyện
Vĩnh Tƣờng có diện tích 250 ha, dung tích chứa khoảng 4 triệu m3 nƣớc. Khu đầm
này có tác dụng trữ nƣớc tƣới, nuôi trồng thuỷ sản, điều tiết lũ cho khu vực và đồng
thời là nơi tiếp nhận nguồn nƣớc thải. Cả 04 đợt quan trắc năm 2014 đều có BOD5
vƣợt quy chuẩn từ 1,78-1,92 lần; COD vƣợt quy chuẩn từ 1,89-2,03 lần; TSS vƣợt
quy chuẩn từ 1,84-2,18 lần; Tổng dầu mỡ vƣợt quy chuẩn từ 1,8-2,1 lần; Colifrom
vƣợt quy chuẩn từ 2,3-2,4 lần. Nguyên nhân gây ô nhiễm Đầm Rƣng là nơi tiếp nhận
nƣớc thải sinh hoạt từ khu dân cƣ xung quanh và hoạt động của chợ Rƣng [16].
- Hồ Bò Lạc: Chất lƣợng nƣớc tại thủy vực này tƣơng đối tốt, chỉ có 02/04
mẫu (mẫu nƣớc mùa mƣa) có TSS vƣợt quy chuẩn 1,04 lần.
- Đập Vân Trục: Có 03/04 mẫu (02 mẫu nƣớc mùa mƣa và 01 mẫu nƣớc mùa
khơ) có chỉ tiêu TSS vƣợt quy chuẩn 1,34-1,7 lần.
1.4. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƢỚC
1.4.1. Các nguyên tắc trong quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc
1.4.1.1. Nguyên tắc Dublin

9



Phản ứng lại tình hình khơng khả quan về nguồn nƣớc ngọt, cộng đồng thế
giới đã huy động các nƣớc nhằm đƣa ra một loạt các mục tiêu và nguyên tắc để bảo
đảm sự kết hợp trên quy mô thế giới các sáng kiến trong lĩnh vực nƣớc. Tháng 1
năm 1992, hội nghị quốc tế ở Dublin về nƣớc và môi trƣờng đã cho ra một bản
tuyên bố trong viễn cảnh một sự phát triển bền vững. Nó gồm 4 nguyên tắc chỉ đạo
lớn, đó là:
- Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên hạn chế và dễ suy thoái, tối cần
thiết cho sự sống, phát triển và môi trường. Vì nƣớc là cần thiết cho cuộc sống, nên
việc quản lý tốt các nguồn nƣớc đòi hỏi một tiếp cận tổng thể nhằm phối hợp sự
phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên. Một sự quản lý
hiệu quả đạt đƣợc khi sử dụng tổng thể và hài hoà đất và lƣu vực nƣớc mặt hoặc
nƣớc ngầm.
- Nguyên tắc 2: Quản lý và phát triển nguồn nước cần dựa trên cách tiếp cận
cùng tham gia của người dùng nước, người lập kế hoạch và quyết định chính sách ở
mọi cấp. Để làm đƣợc việc này, các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ toàn bộ
dân chúng cần phải ý thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn nƣớc. Các quyết định
phải đƣợc lựa chọn ở cấp có thẩm quyền thấp nhất, thống nhất với ý kiến quần
chúng và bằng liên kết ngƣời sử dụng vào việc kế hoạch hoá và thực hiện các dự án
về nƣớc.
- Nguyên tắc 3: Phụ nữ có vai trò trung tâm trong cấp nước, quản lý và bảo
vệ nguồn nước. Sự thiết lập thể chế liên quan đến khai thác và quản lý nƣớc thƣờng
rất ít khi quan tâm đến vai trò trung tâm của phụ nữ, những ngƣời sử dụng nƣớc và
bảo vệ môi trƣờng sống. Việc thơng qua và áp dụng ngun tắc này địi hỏi ngƣời ta
phải quan tâm hơn nữa đến các nhu cầu đặc biệt của phụ nữ và cần thiết phải cho
phụ nữ các phƣơng tiện và cơ hội tham gia chƣơng trình nƣớc ở mọi cấp, kể cả việc
đề xuất và thực hiện các quyết định về chính sách nƣớc.
- Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi dạng sử dụng cạnh tranh
và phải được coi như hàng hoá. Theo tinh thần của nguyên tắc này, đầu tiên là phải
công nhận quyền cơ bản của con ngƣời là có đƣợc một dịch vụ cung cấp nƣớc và vệ

sinh thích ứng với giá hợp lý. Giá trị kinh tế của nƣớc từ lâu nay đã không đƣợc biết
10


đến. Điều đó dẫn đến việc lãng phí nguồn tài nguyên này và khai thác nó một cách
bừa bãi mà không đề cập đến vấn đề môi trƣờng. Coi nƣớc nhƣ một hàng hoá kinh
tế nên phải quản lý, sử dụng và bảo vệ nó có hiệu quả.
Hội nghị thƣợng đỉnh Rio de Janeiro cuối năm 1992 đã thông qua 4 nguyên
tắc Dublin về nƣớc và môi trƣờng.
Theo định nghĩa của Mạng lƣới cộng tác vì nƣớc tồn cầu (Global Water
Partnership - GWP, 2000) [31] quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình
đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý nguồn nước, đất đai và tài ngun liên
quan, để tối đa hố lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà khơng
phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu. Quản lý tổng hợp tài
nguyên nƣớc chính là sự khai thác và sử dụng nguồn nƣớc nƣớc nhƣ thế nào để đảm
bảo cho hệ thống kinh tế nƣớc phát triển bền vững. Theo cách hiểu truyền thống,
quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc là sự quản lý hiệu ích tổng hợp đa ngành. Với
cách hiểu mới hơn: Quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc là sự tổng hợp của hệ thống
tự nhiên và hệ thống con ngƣời. Giữa khai thác sử dụng nƣớc với bảo vệ nguồn
nƣớc có quan hệ thống nhất với nhau trên cơ sở nhu cầu sử dụng nƣớc trong hệ
thống kinh tế nƣớc và tiềm năng của nguồn nƣớc. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện
trên hình sau đây:
Tiềm năng (trữ lƣợng và chất
lƣợng) nguồn nƣớc

Nhu cầu sử dụng nƣớc

Khai thác và
sử dụng nƣớc


Bảo vệ
nguồn nƣớc

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước

11


1.4.1.2. Tiêu chí quản lý

Để quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc cần phải biết một số tiêu chí quan trọng
nhất cần phải tính tới trong các điều kiện xã hội, kinh tế và tự nhiên:
- Hiệu suất kinh tế trong sử dụng nước: Vì sự khan hiếm nƣớc ngày càng
trầm trọng và thiếu nguồn tài chính, bản chất xác định và dễ bị tổn thƣơng của
nƣớc, nhƣ một tài nguyên và nhu cầu về nƣớc ngày càng tăng. Vì vậy nƣớc cần
đƣợc sử dụng có hiệu quả cao nhất.
- Bình đẳng: Quyền lợi cơ bản đối với mọi ngƣời là có nƣớc đủ về số lƣợng và
an tồn về chất lƣợng để duy trì sự sống của lồi ngƣời. Điều đó cần đƣợc ghi nhớ.
- Tính bền vững về môi trường và sinh thái: Việc sử dụng tài nguyên hiện tại
phải đƣợc quản lý theo cách không làm suy yếu hệ thống hỗ trợ duy trì sự sống,
bằng cách dung hịa sử dụng chính nguồn tài ngun đó cho hôm nay và cho cả thế
hệ mai sau.
1.4.2. Những rào cản đối với quá trình quản lý tổng hợp nguồn nƣớc
Quá trình quản lý tổng hợp nguồn nƣớc đƣợc giới thiệu lần đầu tiên tại hội
nghị Liên hợp quốc về nƣớc diễn ra tại Mar del Plata năm 1977. Một hội nghị khác
đƣợc tổ chức tại Dublin, Ireland năm 1992 cũng thể hiện những bƣớc tiến cơ bản để
quản lý, đánh giá và phát triển nguồn nƣớc sạch. Những ý kiến chủ đạo ở hội nghị
Dublin đã đƣợc phê duyệt bởi Uỷ ban Liên hiệp quốc về môi trƣờng và phát triển
(UNCED) và đƣợc chấp nhận bởi hầu hết các nƣớc.
Từ góc độ quản lý, Biswas, a. K. (2004) [26] nhấn mạnh những vấn đề sau

đây trong IWRM: Cách nhìn hoặc q trình mang tính tổng thể hoặc hệ thống hơn
là đơn ngành, thẩm quyền hoặc tập trung vào vấn đề đơn lẻ; nhìn nhận trong mối
liên quan lẫn nhau trong toàn hệ thống chẳng hạn nhƣ vấn đề ranh giới; làm rõ mục
tiêu quản lý; khả năng tích hợp giữa chiến lƣợc và sự tiếp cận thích ứng trong việc
ra quyết định phù hợp cho sự tham gia và các hoạt động chủ yếu. Vì vậy, nó là đối
ngƣợc lại với cách tiếp cận đi từ các yếu tố và cách tiếp cận theo từng phần riêng rẽ
trong những năm gần đây. Hơn nữa, tiếp cận tổng hợp đƣợc áp dụng đối với các lƣu
vực, một quốc gia, hệ thống sông và kế hoạch quốc gia. Mặc dù đã trở thành một

12


vấn đề chủ đạo và đã đƣợc thảo luận trong nhiều giai đoạn, nhƣng ý tƣởng này cũng
phải chịu không ít những ý kiến phản đối. Ngay trong khái niệm của IWRM cũng
cho thấy sự không thống nhất và thiếu sự nhất trí về những vấn đề cơ bản đƣợc bao
gồm trong quản lý tổng hợp, làm thế nào và ai làm hoặc thậm chí ngay cả khi kết
hợp với những lĩnh vực rộng lớn nhƣ vậy liệu có khả thi hay khơng. Do đó, mơ hình
này gần nhƣ khơng thể triển khai (Edsel E. Sajor and Nguyen Minh Thu, 2009) [28].
Để hiểu rõ hơn 3 vấn đề sau cần đƣợc phân tích: (1) bộ máy quan liêu rời rạc, (2) hệ
thống quản lý từ trên xuống gây ra những tác động tiêu cực đến sự tham gia của nhà
đầu tƣ và (3) quyền lực tập trung.
1.4.2.1. Bộ máy quan liêu rời rạc
Để hoàn chỉnh hệ thống quản lý nguồn nƣớc cần có sự chung tay giữa các tổ
chức chính phủ có quyền hạn tƣơng đƣơng dù là cấp địa phƣơng hay trung ƣơng và
sự hòa hợp về trách nhiệm, quyền lợi và quyền hạn. Những rào cản đó là những thách
thức lớn khi mà quyền lợi cơ bản cũng nhƣ quyền hạn của các tổ chức vốn không
tƣơng xứng. Thông thƣờng, vấn đề về thành phần và cấu trúc bộ máy chính phủ gây
ra những trở ngại cho những đổi mới.
Hơn nữa, quản lý tổng hợp nguồn nƣớc rất khó tiến hành do vấn đề đấu tranh
nội bộ, quan liêu và những tồn tại của bộ máy chính quyền; đây là một cuộc chiến

lâu dài. Cấu trúc bộ máy cũng đƣợc dẫn ra nhƣ một lý do chính gây nên sự thất bại
trong chuyển đổi phƣơng thức quản lý nguồn nƣớc và ô nhiễm nguồn nƣớc.
Tuy nhiên, nhiều phƣơng pháp nhằm khắc phục bệnh quan liêu và hệ thống
quản lý rời rạc đã tỏ ra hiệu quả. Các cơ quan liên kết và trao đổi thông tin cần đƣợc
thành lập để đảm bảo hiệu quả sự phối hợp quản lý nguồn nƣớc và những vấn đề
liên quan đến nguồn nƣớc. Kế hoạch quản lý tổng hợp nguồn nƣớc cũng tạo điều
kiện liên kết và xây dựng sự đồng thuận giữa những nhà quản lý trong một cơ cấu
quản lý thống nhất. Ví dụ nhƣ ở vùng Victoria - Úc, sự hình thành hệ thống quản lý
hệ thống dẫn nƣớc là trách nhiệm pháp lý đã giúp hình thành hệ thống quản lý sử
dụng tài nguyên đất và tài nguyên nƣớc thông qua hệ thống dẫn nƣớc, đồng thời
quan tâm quản lý đến chất lƣợng dịng sơng, các hồ chứa và quản lý hệ thống vận

13


tải. Hệ thống này đã chứng tỏ hiệu quả của mình trong việc thu hẹp mối quan tâm,
giảm thiểu tƣ lợi của cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ nguồn nƣớc và hệ
thống thoát nƣớc. Kết quả là, hệ thống giúp quản lý theo từng khúc sông, hồ chứa với
nguồn chi ngân sách giới hạn (Edsel E. Sajor and Nguyen Minh Thu, 2009) [28].
1.4.2.2. Hệ thống quản lý từ trên xuống
Đề cao khả năng tƣơng tác, liên kết và hợp tác của những nhà đầu tƣ khác
nhau là vơ cùng quan trọng trong q trình quản lý tổng hợp tài nguyên. Tuy nhiên,
phƣơng thức quản lý truyền thống, đơn phƣơng chỉ đạo từ trên xuống đã kìm hãm
sự phát triển luật pháp và phát triển đầu tƣ đa nguồn. Ở một số nƣớc Mỹ La tinh, hỗ
trợ quá trình đa dạng hóa đầu tƣ đƣợc xác định và phân tích kỹ để đi tới một quyết
định hợp lý trong khuôn khổ kinh tế xã hội và môi trƣờng. Những nhà đầu tƣ cùng
quản lý ở các nƣớc phát triển và đang phát triển tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dƣơng và Bắc Mỹ cần đƣợc cho phép tham gia lên kế hoạch dự án, nghiên cứu và
thực hiện các chiến lƣợc của mình phù hợp với truyền thống, vai trò ủy thác theo
luật định. Phƣơng thức quản lý từ trên xuống truyền thống cũng có khả năng làm

lợi cho những ngƣời đƣợc phân phối sử dụng nƣớc trong khi khơng mang lại lợi ích
và sự nhất trí của các nhà đầu tƣ. Những mối quan hệ thứ bậc cứng nhắc giữa các bộ
cũng tạo ra đặc quyền cho các bộ quyết định các dự án phân phối và điều hòa nƣớc
theo quy tắc từ trên xuống của chính quyền. Sau đây là một số phƣơng sách giúp
hạn chế quy tắc từ trên xuống của chính phủ và cổ vũ các nhà đầu tƣ tham gia. Ví
dụ nhƣ ở Nam Phi, luật sử dụng tài nguyên nƣớc quốc gia ban hành năm 1998 là do
các nhà đầu tƣ cùng hợp tác tạo ra, giúp cơ quan quản lý hệ thống dẫn nƣớc bao
gồm đại diện của các nhà đầu tƣ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nguồn nƣớc cùng
với chính quyền địa phƣơng, đại diện ngƣời sử dụng và cộng đồng sử dụng nƣớc.
Những quan hệ liên kết đặc biệt và sự hợp tác chặt chẽ cũng giúp q trình phục hồi
nguồn nƣớc sơng ở sơng Mersey (Anh) và lƣu vực sông Siuslaw ở bang Oregon
(Hoa Kỳ) và lƣu vực Torbay ở miền Tây nƣớc Úc do sự hợp tác của các nhà đầu tƣ,
sự đồng thuận từ phía chính phủ, sự quản lý tốt và những hoạt động tích cực đã dẫn
đến sự thành cơng (Edsel E. Sajor and Nguyen Minh Thu, 2009) [28].

14


1.4.2.3. Quyền lực tập trung
Một trong những yêu cầu quản lý tổng hợp nguồn nƣớc là sự phân quyền
trong lập kế hoạch, tiến hành, quyết định và điều hành quá trình quản lý nguồn nƣớc
phù hợp với quản lý mơi trƣờng sinh thái nói chung. Ở nhiều quốc gia, các tổ chức
quản lý lƣu vực sông, các hồ chứa đã đƣợc thành lập với mục đích tạo ra sự phân
chia quyền lực hợp lý và tự quản lý. Tuy nhiên, phân quyền quản lý nguồn đất và
nƣớc tập trung thu hút đầu tƣ cũng gây ra những vấn đề mới cho các tổ chức chính
phủ quen với phƣơng pháp làm việc tập trung quyền lực, từ trên xuống dƣới. Hiệu
quả của RBO về tổ chức quản lý lƣu vực sông, hồ chứa hiệu quả có thể coi là một
mối đe dọa đến lối làm việc theo quyền lực tập trung do tạo ra một hoàn cảnh mới
cho các bên liên quan có thể tự tìm cho mình một giải pháp thoả thuận riêng cho
vấn đề phân phối nƣớc. Thực thi đầy đủ quá trình phân quyền cho các tổ chức là vơ

cùng khó khăn bởi nó rất phức tạp và chính phủ khá miễn cƣỡng từ bỏ những nề
nếp sẵn có. Có thể thấy rằng nhiều chính phủ thành lập các tổ chức quản lý chỉ là sự
hoà theo xu hƣớng chung của tồn cầu mà khơng nhận ra những lợi ích thực sự có
thể đạt đƣợc khi phân quyền quản lý và hoạch định kế hoạch quản lý nguồn nƣớc
hợp lý. Ở Thái Lan, các tổ chức điều phối nƣớc lƣu vực sơng thiếu sự ủng hộ chính
trị, khơng đƣợc cơng nhận vai trị và quyền lực bởi luật pháp và dƣờng nhƣ chỉ là
một tổ chức trên giấy tờ, quyền lực hạn chế và chỉ có vai trị cố vấn (Sajor &
Ongsakul, 2007) [31]. Ở Lào, tổ chức quản lý lƣu vực sơng, hồ đƣợc chính thức
cơng nhận nằm dƣới sự quản lý của chính quyền trung ƣơng trong khi ở Campuchia
và Mianma, những tổ chức này chỉ tồn tại vì chứng thực mục tiêu cho quốc gia.
Những phƣơng thức nhằm giải quyết vấn đề quyền lực tập trung này cũng đã
đƣợc đƣa ra. Chúng cần những nhà quản lý mới, chuyên nghiệp và có triển vọng với
những kỹ năng cũng nhƣ khả năng quyết định, sự lựa chọn mạo hiểm cũng là cần
thiết trong bối cành này. Huy động cộng đồng, tạo áp lực từ dƣới lên, sự ủy nhiệm
chính thức, một tập hợp các cá nhân cùng đƣa ra quyết định là những cách khả thi
để giảm thiểu quyền lực tập trung quá mức.

15


×