Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

giao duc hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA LỊCH SỬ HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC II ĐỀ TÀI: NỘI DUNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN. Sinh viên : Lê Trịnh Thi Nga. Giáo viên giảng dạy: Thiều Thị Hường. Khoa: Lớp:. Lịch sử Sử 2B. Khoa:. Mã sv:. 11S6021068 Huế 05/ 2013. Tâm lý giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bố cục trình bày:  I.. NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC 1 .Ý nghĩa của việc tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục 2.Nội dung tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục. 3.Phương pháp tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục.  II.XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT, THÂN ÁI, CÓ SỨC MẠNH GIÁO DỤC. 1. Khái niệm 2. Đặc trưng và chức năng của tập thể HS 3. Quá trình phát triển của tập thể học sinh và chức năng của giáo viên. 4. Những con đường và những phương tiện xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, thân ái, có sức mạnh giáo dục. 5. Ý nghĩa của việc xây dựng TTHS đoàn kết, thân ái, có sức mạnh giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC GVCN cần phải nắm được đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực nhận thức, thể lực, khả năng và ý thức lao động, về hàn cảnh sống, các mối quan hệ với tập thể và những người xung quanh…, qua đó mà thấy được những mặt mạnh, mặt yếu cơ bản và nguyên nhân của nó, của từng HS cũng như của cả lớp.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1 .Ý nghĩa của việc tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục Chú ý đặc điểm của đối tượng là một nguyên tác quan trọng của giáo dục, đây vừa là điều kiện để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, vừa là nội dung quan trọng trong công tác của người giáo viên chủ nhiệm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nội. dung công việc này đã được K.Đ.Usinxki nêu lên hết sức sâu sắc. Theo ông, muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. Người học vừa là đối tượng giáo dục, nhưng đồng thời cũng là chủ thể giáo dục với tính năng động có ý thức của họ. Để giáo dục họ, nhà giáo dục phải hiểu họ một cách toàn diện và cụ thể, từ đó mới có những tác động sư phạm thích hợp không thì những tác động sư phạm được lựa chọn không mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn, thậm chí còn thất bại..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.Nội dung tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục bao gồm những điểm sau: Tìm. hiểu và nắm được các đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực nhận thức, thể lực, khả năng và ý thức lao động, về hoàn cảnh sống và các mối quan hệ với tập thể và những người xung quanh… Qua đó mà thấy được mặt mạnh, mặt yếu cơ bản và nguyên nhân của nó, của từng cá nhân học sinh cũng như của cả lớp. Cần chú ý rằng việc tìm hiểu học sinh là công việc phải thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và khoa học..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3.Phương pháp tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục có thể sử dụng những cách sau:  Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, y bạ, sơ yếu lý lich, các bản tự nhận xét và đánh giá định kỳ của học sinh ở những năm học trước…). Nghiên cứu các sản phẩm học tập, lao động của học sinh ( bài làm, báo tường, nhật ký, các sản phẩm lao động…)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nghiên cứu các sổ sách, giấy tờ của lớp (sổ điểm danh, sổ điểm, sổ biên bản sinh hoạt lớp, tổ, các giấy khen và bằng khen…).  Quan sát hàng ngày về thái độ, về hoạt động và hành vi của học sinh ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường và ngài trường.  Trò chuyện, trao đổi với cá nhân và tập thể học sinh, với các giáo viên, các cán bộ Đoàn, Đội về những vấn đề cần phải tìm hiểu. .

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thăm. gia đình học sinh và trò chuyện với các bậc phụ huynh.  Tiến hành thực nghiệm tự nhiên… Nhờ vậy mà giáo viên chủ nhiệm lớp nắm vững được đặc điểm của từng cá nhân cũng như tập thể học sinh và quá trình phát triển của họ cũng như những nguyên nhân cơ bản tương ứng . Điều đó tạo nên tiền đề quan trọng để công tác giáo dục học sinh đạt hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II. XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT, THÂN ÁI, CÓ SỨC MẠNH GIÁO DỤC.. 1.Khái niệm 1.1. Khái niệm tập thể Tập thể là một cộng đồng người được tập hợp trên cở sở những mục đích chung có ý nghĩa xã hội và những hoạt động chung hướng vào việc thực hiện mục đích đó. Quan hệ giữa các thành viên mang tính chất phụ thuộc trách nhiệm theo sự tổ chức, điều khiển của cơ quan do tập thể bầu ra..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1.2. Khái niệm tập thể Học sinh Là hình thái tổ chức đời sống và hoạt động của thanh thiếu niên học sinh có lứa tuổi, trình độ, đặc điểm tâm sinh lý, được tập hợp với hau trên cơ sở những hoạt động nhằm đạt mục đích chung trong học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt và vui chơi giải trí. Tập thể học sinh vừa là môi trường, vừa là phương tiện biến học sinh từ chổ với tư cách là đối tượng của quá trình giáo dục, trở thành chủ thể cuả quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo yêu cầu của xã hội, của nhà trường. TTHS bên cạnh vai trò nòng cốt của cơ quan tự quản, có vai trò quan trọng của những cá nhân và tập thể những ngườ thầy giáo..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Đặc trưng và chức năng của tập thể HS 2.1. Những đặc trưng của tập thể HS Có thể phân biệt được tập thể với đám đông, tập thể chân chính với tập thể giả hiệu, tập thể HS với những tập thể khác qua các đặc trưng sau: - Có mục đích chung: là nắm vững và vận dụng linh hoạt những tri thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện thể lực, chuẩn bị nghề nghiệp,… để sẵn sàng bước vào cuộc sống. - Có hoạt động chung đa dạng, phong phú trong đó hoạt động học tập, hoạt động chính trị- xã hội,… là quan trọng nhất. Qua những hoạt động chung này, những mục đích có ý nghĩa xã hội không chỉ ngày càng thống nhất, mà cả các phán đoán, đánh giá về tri thức, kỹ năng, thái độ cũng được thử nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Có cơ quan tự quản do tập thể bầu ra, có chức năng tổ chức và lãnh đạo tập thể và thể hiện ý chí và nguyện vọng của tập thể. - Là một bộ phận của tập thể nhà trường và của xã hội. Vì vậy nó phục tùng và thống nhất với mục đích cũng như ó mối quan hệ với tập thể lớn và xã hội - Thành phần của tập thể HS là các em ở cùng độ tuổi, có cùng trình độ… - Những quan hệ trong tập thể đa dạng và phong phú được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là những quan hệ lệ thuộc về mặt trách nhiệm giữa các thành viên trong tập thể..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2.2. Chức năng của tập thể HS - Chức năng tổ chức: tập thể lớn, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động đa dạng, phong phú trong và ngoài nhà trường - Chức năng kích thích,điều chỉnh: tập thể động viên tính tích cực , tự giác của học sinh, hình thành động cơ đạo đức trong các hoạt động, điều chỉnh hành vi ứng xử và mối quan hệ qua lại giữa các thành viên.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Chức năng giáo dục: TTHS vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục góp phần hình thành và phát triển toàn diện những phẩm chất, năng lực cho học sinh. Việc lĩnh hội tri thức, phát triể trí tuệ, rèn luyện kỹ năng cũng như giáo dục thế hệ trẻ thông qua khoa học, đạo đức, niềm tin, hành vi ứng xử đúng đắng,… có thể được thực hiện trong hoạt động chung và giao tiếp trong tập thể..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3. Quá trình phát triển của tập thể học sinh và chức năng của giáo viên. Dưới góc độ GDH, sự hình thành và phát triển của tập thể HS là một quá trình lâu dài. Quá trình này diễn biến theo từng giai đoạn:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Giai đoạn 1: Tập thể mới hình thành: Ở giai đoạn này, các thành viên có thể tập trung từ nhiều nơi khác nhau với những nét cá tính khác nhau. Vì là mới hình thành nên giữa thầy và trò, giữa các cá nhân trong tập thể chưa có sự hiểu biết nhau nhiều. * Chức năng chủ yếu của người GV trong giai đoạn này là tổ chức: Tổ chức cơ cấu và quan hệ trong tập thể, tổ chức triển khai các hoạt động của tập thể theo những mục đích do GV đề ra, tổ chức và phát hiện các phàn tử tích cực trong tập thể..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> * Giai đoạn 2: Phân hoá tập thể Trong tập thể đã xuất hiện các thành viên tích cực, các nhóm tích cực ủng hộ các yêu cầu của GV. Nhóm thụ động lành mạnh cũng xuất hiện, cụ thể là họ sẵn sàng thực hiện các yêu cầu đã đặt ra nhưng thiếu tính chủ động và sáng tạo. Loại thứ 3 là những HS dửng dưng với công việc chung, với lợi ích chung của tập thể nhưng không chống đối, không “phá đám”. Đặc biệt ở giai đoạn này có loại HS “cá biệt”, mất trật tự, vô kỷ luật, hay quấy phá, gây trở ngại cho việc tổ chức và tiến hành công việc chung của tập thể..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> * Nhiệm vụ chính của người GV trong giai đoạn này là: - Xây dựng uy tín của các phần tử tích cực trong tập thể, bồi dưỡng họ về nội dung và PP lãnh đạo, tăng cường ảnh hưởng của họ với tập thể HS và nhóm nhỏ. - Hoàn thiện các mối quan hệ trong tập thể - Sử dụng hết những khả năng GD của tập thể với từng nhóm nhỏ và với mỗi thành viên..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> * Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn mà những yêu cầu cảu nhà GD đã trở thành yêu cầu của toàn HS. Tập thể đã đề ra yêu cầu với mỗi thành viên, mỗi thành viên lại tự đề ra yêu cầu với bản thân. Giờ đây đa số các thành viên trong tập thể đều đã tham gia các loại hoạt động khác nhau do tập thể tổ chức và đều đã trở thành mạng lưới tích cực trong các hoạt động đó. Vị trí của người GV trong giai đoạn này là người cố vấn, người bạn cao tuổi có nhiều kinh nghiệm của cơ quan tự quản và của tập thể..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 4. Những con đường và những phương tiện xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, thân ái, có sức mạnh giáo dục. 4.1. Xây dựng những quan hệ đúng đắn trong tập thể - Các quan hệ phụ thuộc trách nhiệm - Các quan hệ đoàn kết, thân ái, chan hoà với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, chia sẻ vui buồn cùng nhau. - Các quan hệ riêng tư trong nhóm nhỏ, thực hiện các tác động sư phạm để các quan hệ riêng tư này hoà hợp với đời sống và hoạt động chung của tập thể..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 4.2. Tổ chức các hoạt động và giao lưu trong tập thể - Tổ chức các loại hình học tập phong phú, hiệu quả - Tổ chức cho HS tham gia lao động tập thể - Tổ chức các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 4.3. Xác định viễn cảnh, xây dựng truyền thống và hình thành dư luận - Tạo hệ thống các viễn cảnh là một con đường để xây dựng tập thể. Nhà GD cần chú ý xây dựng các viễn cảnh sao cho phù hợp với từng tập thể và đạt hiệu quả trong những điều kiện cụ thể.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Trân trọng giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp trong tập thể cũng là con đường xây dựng tập thể vũng mạnh. Nhà GD cần chú ý để hình thành tình cảm này trong tập thể HS với các truyền thống của dân tộc cũng như địa phương. - Nhà GD cần hướng dẫn và xây dựng những dư luận XH lành mạnh trong tập thể, bởi đây là con đường quan trọng để XD tập thể GD, đồng thời cũng phải năg ngừa kịp thời những dư luận không lành mạnh, tạo ra bè phái, mất đoàn kết trong tập thể..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 5. Ý nghĩa của việc xây dựng TTHS đoàn kết, thân ái, có sức mạnh giáo dục. Tập thể học sinh được xem như môi trường, như phương tiện giáo dục học sinh, trong đó mỗi thành viên của nó có điều kiện thuận lợi để phát triển nhân cách..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Theo nhà giáo dục nổi tiếng A.X.Macarenco, tập thể là một cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên của nó. Sức mạnh của các thành viên một khi đã liên kết lại một cách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả tập thể, mạnh hơn rất nhiều lần so với tổng số sức mạnh của các thành viên. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp phải đặc biệt quan tâm phát triển tập thể học sinh.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Trong quá trình xây dựng tập thể HS, GV cần chú ý: - Đề ra những yêu cầu thống nhất, hợp lý, vừa sức cho HS, phù hợp với yêu cầu chung của nhà trường và chú ý tới đặc điểm, điều kiện cụ thể của lớp mình. - Giải thích cho HS hiểu đúng và đủ những yêu cầu đã đặt ra - Kịp thời phát hiện và bồi dưỡng những phần tử tích cực để trở thành hạt nhân Đoàn kiêm làm nòng cốt cho bộ máy tự quản..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Dựa vào các phần tử tích cực, GVCN tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, các cuộc giao lưu trong tập thể cũng như với các tập thể khác nhằm giúp các thành viên trong tập thể thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. - Chú ý tới sự xuất hiện của các phần tử cá biệt, tiêu cực, những nhóm tự phát để có những tác động GD cho phù hợp.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> CẢM ƠN T CÁ C HẦY BẠN CÔ V ĐÃ C À HÚ Ý LẮNG NGHE.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×