Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.03 KB, 135 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ CHINH

CƠ GIỚI HĨA TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

60 62 01 06

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thơng
tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chinh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hồn thành luận
văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nơng
thơn, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của Ủy ban
nhân dân huyện Quế Võ, Ủy ban nhân dân các xã Chi Lăng, Mộ Đạo, Nhân
Hòa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chinh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị........................................................................................................................... ix
Danh mục hộp............................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract............................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn..................................................................... 3

1.2.1.


Mục tiêu chung.............................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn...................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 5


2.1.1.

Khái niệm.......................................................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò, đặc điểm của cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt................. 9

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn

huyện Quế Võ.............................................................................................................. 14
2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt. .19

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 21

2.2.1.

Kinh nghiệm về cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt của một số nước trên

thế giới............................................................................................................................ 21
2.2.2.

Kinh nghiệm về cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt tại Việt Nam

33

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm................................................................................................. 37

2.2.4.

Các nghiên cứu liên quan đến cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt . 39

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 40
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 40

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 40

3.1.2.

Điều kiện dân số, kinh tế, xã hội........................................................................ 45

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 48


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 48

3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu............................................................................ 48

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin.............................................................................. 49

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong điều tra...................................................... 50

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 52
4.1.

Thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên điạ bàn huyện Quế Võ
52

4.1.1.

Tổng quan về cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện

Quế Võ............................................................................................................................. 52
4.1.2.

Công tác tuyên truyền về cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt......59


4.1.3.

Quy quy hoạch đất đai cho cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt. .60

4.1.4.

Tổ chức đầu tư, huy động vốn cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt 64

4.1.5.

Xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng................................... 69

4.1.6.

Đào tạo, tập huấn cho nguồn lao động về cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt

70

4.1.7.

Liên kết 4 nhà (Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp)
72

4.1.8.

Kết quả cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ
74

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong trồng trọt trên địa bàn huyện

Quế Võ............................................................................................................................. 82
4.2.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 83

4.2.2.

Điều kiện kinh tế- xã hội......................................................................................... 84

4.3.

Giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn

huyện Quế Võ.............................................................................................................. 90
4.3.1.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch đất đai, dồn điền đổi thửa, vùng sản

xuất tập trung.............................................................................................................. 92
4.3.2.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng phù hợp với việc đưa cơ giới

hóa vào trong trồng trọt........................................................................................ 93


iv



4.3.3.

Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị vào trong trồng trọt
93

4.3.4.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hóa trồng trọt.....................95

4.3.5.

Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa

học, doanh nghiệp).................................................................................................. 96
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 98
5.1.

Kết luận........................................................................................................................... 98

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................ 99

5.2.1.

Đối với Nhà nước...................................................................................................... 99

5.2.2.


Đối với Tỉnh Bắc Ninh........................................................................................... 100

5.2.3.

Đối với Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Quế Võ
102

Tài liệu tham khảo.................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADB

Nghĩa Tiếng Việt

AFD

Agence Francaise Developpement: Cơ quan phát triển Pháp

BVTV
BQ
CNTT
CC

Bảo vệ thực vật
Bình qn

Cơng nghệ thơng tin
Cơ cấu

CGH
DĐĐT
ĐVT
FDI
GDP
GDP/PPP
GMO
GRDP
GTNĐ
GTSX
HTX
IFMC

Cơ giới hóa
Dồn điền đổi thửa
Đơn vị tính
Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm nội địa
Tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương
Biến đổi gen
Tổng sản phẩm
Giao thông nội đồng
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã
Tổ hợp cơ giới hóa nơng nghiệp tổng hợp

IPSARD


Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

KHKT
LĐTB&XH
NHCSXH
NN & PTNT
PTNT

Khoa học kỹ thuật
Lao động thương binh và xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội

RDA

Rural Development Aministration: Cục quản lý phát triển nông thôn

RPC
R&D
SXKD
SXNN
THCS
THPT
TNHH

Rice Processing Combination: Tổ hợp chế biến lúa gạo
Research and Development: Nghiên cứu và phát triển
Sản xuất kinh doanh
Sản xuất nông nghiệp
Trung học cơ sở

Trung học phổ thông
Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

Asia Development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng máy nông nghiệp của Hàn Quốc giai đoạn 1995-2006
.............................................................................................................................................................. 31

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quế Võ năm 2016 ......................44
Bảng 3.2. Dân số và tốc độ tăng dân số huyện Quế Võ giai đoạn 2008-2016 45

Bảng 3.3. Dân số và cơ cấu lao động huyện Quế Võ giai đoạn 2005-2016
.............................................................................................................................................................. 47

Bảng 4.1. Diện tích cây gieo trồng hàng năm trên địa bàn huyện Quế Võ giai

đoạn 2013-2015...................................................................................................... 53
Bảng 4.2. Sản lượng cây hàng năm huyện Quế Võ giai đoạn 2014-2016. .54

Bảng 4.3. Giá trị sản xuất và biến động cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông

nghiệp huyện Quế Võ......................................................................................... 55
Bảng 4.4. Thông tin về chủ hộ được điều tra năm 2017..................................... 56
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng nguồn lao động trong hộ ...................................... 58
Bảng 4.6. Tình hình diện tích đất đai của các hộ điều tra.................................. 59
Bảng 4.7. Đánh giá của người dân và cán bộ về quy hoạch đất đai cơ giới hóa

trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
........................................................................................................................................ 63

Bảng 4.8. Tình hình hoạt động dịch vụ cơ giới hóa của các hộ điều tra . . .66
Bảng 4.9. Kết quả kinh doanh dịch vụ cơ giới hóa trong trồng trọt cho 1 ha diện

tích gieo trồng......................................................................................................... 67
Bảng 4.10. Đánh giá của hộ dân và cán bộ về hệ thống thủy lợi, giao thông nội

đồng............................................................................................................................. 69
Bảng 4.11. Kết quả cơ giới hóa khâu làm đất trong trồng trọt trên địa bàn huyện

Quế Võ giai đoạn 2016-2015

75

Bảng 4.12. Đánh giá của nơng dân và cán bộ về cơ giới hóa khâu làm đất
.............................................................................................................................................................. 76

Bảng 4.13. Đánh giá của hộ dân và cán bộ về cơ giới hóa khâu tưới tiêu, gieo

trồng, chăm sóc trong lĩnh vực trồng trọt.............................................. 78

Bảng 4.14. Kết quả cơ giới hóa khâu thu hoạch trong lĩnh vực trồng trọt trên địa

bàn huyện Quế Võ giai đoạn 2014-2016................................................... 79
Bảng 4.15. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cơ giới hóa trong lĩnh

vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ.............................................. 82
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của diện tích đất trồng trọt đến cơ giới hóa khâu làm đất

cùa các hộ điều tra năm 2017........................................................................ 83


vii


Bảng 4.17. Ảnh hưởng của diện tích đất trồng trọt đến cơ giới hóa khâu thu hoạch

cùa các hộ điều tra năm 2017........................................................................ 84
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của việc nuối trâu,bị kéo đến cơ giới hóa của các hộ điều tra
.............................................................................................................................................................. 85

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của hệ thống tưới tiêu đến cơ giới hóa khâu gieo trồng,

chăm sóc của các hộ điều tra năm 2017.................................................. 86
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của giới tính chủ hộ đến cơ giới hóa khâu làm đất trồng trọt

của các hộ điều tra năm 2017........................................................................ 88
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của lao động gia đình đến cơ giới hóa khâu thu hoạch của

các hộ điều tra năm 2017.................................................................................. 89
Bảng 4.22. Tình hình cơ giới hóa khâu thu hoạch của các nhóm hộ phân chia theo


giới tính trên địa bàn huyện Quế Võ năm 2017.................................... 90

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Mức độ cơ giới hoá sản xuất lúa của Hàn Quốc giai đoạn 1990- 2006
............................................................................................................................................................. 30

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Tích tụ ruộng đất cịn vướng nhiều rào cản và khó khăn................64
Hộp 4.2. Ý kiến của người dân về hỗ trợ vốn............................................................. 68
Hộp 4.3. Hỗ trợ vốn của Nhà nước đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. 68
Hộp 4.4. Hệ thống giao thơng nội đồng nhìn chung đã được bê tơng hóa, các

kênh tưới đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu.................................................... 70
Hộp 4.5. Trình độ nguồn lao động nơng nghiệp cịn thấp................................... 72
Hộp 4.6. Liên kết giữa Hội nông dân và người dân thực sự có hiệu quả ...74
Hộp 4.7. Làm nơng khơng cịn là cơng việc nặng nề............................................. 76
Hộp 4.8. Nhờ có máy móc thu hoạch nên giảm bớt lớn sức lao động.........81
Hộp 4.9. Cơ giới hóa khâu thu hoạch cịn nhiều hạn chế ................................... 81

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.

Tên tác giả: Nguyễn Thị Chinh


Tên luận văn: “Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”
3. Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 06
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
2.

5.

Kết quả nghiên cứu chính
2

Quế Võ là huyện lớn nhất tỉnh Bắc Ninh với diện tích trên 170km , dân số tính
đến 31/12/2016 là hơn 160 nghìn người, Quế Võ có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh
trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo Quy hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân giai đoạn 2016-2020 của huyện đạt 10,5%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt từ
9,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 3.230 USD và đến năm
2030 đạt 10.390 USD. Đô thị Quế Võ sẽ trở thành đô thị loại 4 và hình thành thị xã, bổ
trợ trực tiếp cho đô thị lõi (Bắc Ninh- Tiên Du- Từ Sơn), từ đó tạo điều kiện thuận lợi
để Quế Võ phát triển dich vụ khu công nghiệp và đô thị, tạo cơ hội trở thành cầu nối
liên kết sản xuất và phát triển công nghệ cao và công nghệ sạch trong vùng, khu vực
trong tương lai. Trong sự phát triển chung, Huyện vẫn ưu tiên phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố, ứng dụng cơng nghệ cao, tạo đột phá về
năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị
diện tích đất, xây dựng các vùng sản xuất hàng hố tập trung trên cơ sở khuyến
khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên để
nông nghiệp được phát triển một cách mạnh mẽ và có hiệu quả thì cần phải cơ giới
hóa. Trên thực tế, thực trạng cơ giới hóa nơng nghiệp, đặc biệt là trong trồng trọt
trên địa bàn huyện thời gian qua cịn gặp nhiều hạn chế từ cơng tác quy hoạch, hỗ

trợ nguồn vốn, hạ tầng nông thôn tới kĩ thuật áp dụng máy móc vào trong trồng
trọt… Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
Đề tài có mục tiêu chung là trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh
vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh hơn nữa cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt. Để thực hiện mục tiêu chung, đề tài
có một số mục tiêu cụ thể như: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa
trong lĩnh vực trồng trọt; Đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt; Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện
Quế Võ; Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa
bàn huyện Quế Võ. Đề tài có hệ thống hóa một số lý luận về cơ giới hóa, cơ giới hóa

x


trong lĩnh vực trồng trọt. Đề tài có sử dụng một số phương pháp phân
tích: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả.
Qua nghiên cứu đề tài thu được một số kết quả như sau:
Đến nay Quế Võ đã cơ bản hoàn thiện các khâu trong sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể những công đoạn như làm đất, thu hoạch đã cơ giới hóa thành cơng, giúp
giảm đáng kể chi phí lao động và tăng năng suất cũng như hiệu quả trồng trọt. Điều
đáng nói là là tất cả các công cụ đều là công cụ chuyên dụng, tách rời và đều sử
dụng động cơ của máy kéo đa năng Kubota có hiệu quả gấp hàng chục lần lao động
chân tay. Công tác quy hoạch đất đai đã và đang được triển khai có hiệu quả, tuy
nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế. Tỉnh Bắc Ninh cũng như UBND huyện Quế Võ cũng đã
có những chính sách hỗ trợ mua máy móc và tập huấn kĩ thuật vận hành, sửa chữa
máy móc khi gặp sự cố cho người dân. Đến nay, gần 100% đường trục xã, đường
liên thôn và gần 80% ngõ xóm được cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế-xã hội của huyện. Năm 2016 cơ bản các thôn, xã đã thực hiện dồn điền đổi
thửa. Đường giao thông nội đồng được cải thiện, kiên cố hóa. Bên cạnh đó đã huy

động nhân dân tự đóng góp lên đến 813 triệu đồng để thực hiện công tác dồn điền
đổi thửa. UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã ra Quyết định hỗ trợ đầu tư xây dựng kênh
mương, ngân sách tỉnh hỗ trợ 250.000.000 đồng/1km.
Qua nghiên cứu thực trạng đề tài có phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới
hóa trong lĩnh vực trồng trọt: Điều kiện đất đai và địa hình; Điều kiện khí hậu; Điều kiện
ni trâu, bị kéo; Hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng; Phong tục tập quán và
phương thức sản xuất; Nguồn vốn và chi phí dịch vụ cơ giới hóa trong trồng trọt; Nguồn
lao động gia đình. Từ kết quả trên tôi đã đề xuất phương hướng và những giải pháp đẩy
mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trong thời gian tới. Giải pháp nên hướng vào
những vấn đề chủ yếu sau: Thực hiện tốt công tác quy hoạch đất đai, dồn điền đổi thửa,
vùng sản xuất tập trung; Nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thơng nội đồng phù hợp với việc
đưa máy móc vào trồng trọt; Nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thơng nội đồng phù hợp với
cơ giới hóa trong trồng trọt; Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị vào trong
trồng trọt; Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hóa trồng trọt.

xi


THESIS ABSTRACT
1.

Author: Nguyen Thi Chinh

2.

Thesis title: "Mechanization of cultivation in Que Vo district, Bac Ninh province

3.

Major: Rural development


4.

University: Vietnam National University of Agriculture

5.

Main results:

Code: 60.62.01.06

Que Vo is the largest district in Bac Ninh province with an area of over
2

170km , and a population of more than 160,000 people statisced on 31/12/2016, Que
Vo has full potentials and strengths in socio-economic development. According to
the plan, the average economic growth rate in the period of 2016-2020 has reached
10.5% per year; the period 2021-2030 will be from 9.5% per year; GDP per capita in
2020 will be about $ 3,230 and by 2030 it will be $ 10,390. Que Vo will become urban
type 4 and form the town, directly supporting the core city (Bac Ninh - Tien Du- Tu
Son), thereby creating favorable conditions for development of Que Vo in industrial
and urban service, creating the link of production and development of high and clean
technology in the region in the future. In general development, the district still
prioritizes the development of agriculture in the direction of commodity production,
applying high technologies, creating breakthroughs in productivity, quality and high
economic efficiency, increasing economic value on each unit of land area,
construction of concentrated commodity production areas on the basis of strongly
encouraging enterprises to invest in agriculture and rural areas. However, for
agriculture to develop strongly and effectively, it is necessary to mechanize. Actually,
the situation of agricultural mechanization, especially in the past time, has

encountered

many

constraints

from

the

planning,

capital

support,

rural

infrastructure, machinery technique in farming ... In this context, I conducted a study
entitled " Mechanization of cultivation in Que Vo district, Bac Ninh province".
The general objectives are based on the actual situation of mechanizing in
cultivation in Que Vo; from that, we proposed some solutions to promote
mechanization in the field of cultivation. To achieve the common goal, the thesis has
some specific objectives such as systematizing theoretical basis and practice of
mechanization in the field of cultivation; Assess the status of mechanization in the
field of cultivation; Analysis of factors affecting the mechanization in farming areas
in Que Vo; Propose several solutions to promote mechanization in farming areas in
Que Vo. The thesis has systematized a number of theories on mechanization,

xii



mechanization in the field of cultivation. The topic uses a number of
analytical methods: comparative method, descriptive statistical method.
Through the study, the following results were obtained:
Que Vo has basically completed the stages of agricultural production so far.
Specific steps such as tillage, harvest have been successfully mechanized, greatly
reduced labor costs and increased productivity and efficiency of cultivation.
Especially, all the tools were specialized tools, separate and were using the engine of
Kubota versatile tractor was effective tens of times more manual labor. Land
planning has been implemented effectively, but there were still many limitations. Bac
Ninh province and Que Vo People's Committee also has policies to support the
machinery purchase and technical training to operate, repair machines for people.
Up to now, almost 100% of commune axes ways, inter-village roads and nearly 80%
of alleys have been hardened, creating favorable conditions for the socio-economic
development of the district. In 2016, communes and hamlets have basically
exchanged land plots. The intra-field roads are improved and solidified. In addition,
people have mobilized up to 813 million dong to carry out the land consolidation
work. Bac Ninh provincial People's Committee issued the decision to support the
construction of canals with the budget of VND 250,000,000/ 1km.
Based on the context, the research topic analyzes a number of factors
affecting the mechanization of cultivation: soil and terrain conditions; Weather
condition; Buffalo and cattle raising conditions; Irrigation system, inland traffic;
Customary practices and modes of production; Capital and cost of mechanized
services in cultivation; Family labor resources. From the above results, I have
proposed orientations and solutions to promote mechanization in the field of
cultivation in the coming time. Solutions should focus on the following major issues:
Make good land planning, land consolidation, centralized production area;
Upgrading of infrastructure, intra-field traffic in line with the introduction of
machinery for cultivation; Upgrading of infrastructure, intra-field traffic in line with

mechanization in cultivation; Support and encourage investment in machinery and
equipment into cultivation; Training human resource for agricultural mechanization.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay với sự phát triển ngày càng cao của ngành cơng nghiệp, dịch vụ thì
ngành nơng nghiệp đang dần chuyển dịch theo cơ cấu giảm dần. Tuy nhiên,
nơng nghiệp có vai trị hết sức quan trọng đối với nơng thơn cũng như nền kinh
tế quốc dân, là nền tảng góp phần phát triển và ổn định kinh tế- xã hội. Để nền
nông nghiệp được đẩy mạnh, phát triển hơn nữa thì cần phải đưa khoa học cơng
nghệ, kỹ thuật vào trong sản xuất. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng
hiện nay, cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn được coi là yêu
cầu cấp thiết, nhất là khi nước ta đang nỗ lực tập trung triển khai q trình nơng
thơn mới. Q trình đó khơng thể khơng nhắc đến cơ giới hóa nơng nghiệp. Cơ
giới hóa nông nghiệp là một trong những thành tựu vĩ đại của thế kỷ 20, là yếu tố
tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nơng
nghiệp. Cơ giới hóa đóng vai trị quyết định trong sản xuất nơng nghiệp. Cơ giới
hóa được thực hiện bằng công nghệ cao đã tạo ra những giá trị to lớn trong sản
xuất thơng qua việc sử dụng có hiệu quả hơn về lao động, kịp thời của các hoạt
động và quản lý đầu vào hiệu quả hơn, với trọng tâm là năng suất cao bền vững.
Trong lịch sử hiện đại máy móc được sản xuất giúp con người tăng năng lực và
đạt các tiêu chuẩn hóa các hoạt động đánh giá thông qua việc nâng cao năng
suất và hiệu quả lao động, đó chính là chìa khóa của cơ giới hóa nơng nghiệp.
Trong xu thế hội nhập kinh tế của nước ta đặt ra câu hỏi lớn là làm thế nào để
nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý và sản xuất có hiệu quả là rất có ý nghĩa trong
lĩnh vực trồng trọt. Chính vì vậy cần đẩy nhanh việc nâng cao năng suất, hiệu quả
lao động. Để làm được điều này thì Nhà nước cần phải giải quyết hàng loạt các vấn

đề có liên quan trực tiếp hay gián tiếp về đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ
giới hóa, các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chế tạo máy nông nghiệp, hỗ trợ nơng dân
hay doanh nghiệp đầu tư máy móc phục vụ sản xuất… Trên thực tế vấn đề cơ giới
hóa trong nông nghiệp đang ngày càng được đẩy mạnh, tuy nhiên vẫn cịn nhiều
khó khăn hạn chế như diện tích đất canh tác còn manh mún, nhỏ lẻ, hệ thống thủy
lợi tưới tiêu chưa hợp lý…. Trong những năm qua tại nhiều địa
phương đã mạnh dạn đưa cơng nghệ, máy móc vào các khâu trong sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là trong trồng trọt. Điều này mang lại lợi ích lớn cho nông dân

1


trong phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người nông
dân thâm canh tăng vụ, nâng cao giá trị sản xuất cây trồng.
Bắc Ninh đến nay đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống đê điều, hệ
thống tưới tiêu, công tác dồn điền đổi thửa cơ bản được hồn thành, góp phần
khơng nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Nông nghiệp các địa phương trong Tỉnh cũng đang dần có sự chuyển đổi từ sản
xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập
trung như: vùng rau xanh 300 triệu/ha/năm tại thị xã Từ Sơn, các huyện Tiên Du,
Yên Phong, Thuận Thành, thành phố Bắc Ninh; vùng hành tỏi 150 triệu/ha tại
huyện Gia Bình, Lương Tài; vùng cà rốt 120 triệu/ha tại Gia Bình, Lương Tài;
vùng khoai tây từ 70-90 triệu/ha tại Quế Võ, Yên Phong; vùng bí xanh, bí đỏ 60-70
triệu/ha tại Lương Tài, Gia Bình (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2009). Tuy nhiên hiện nay
Tỉnh có tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, lao động nơng nghiệp trong
những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh. Điều này đặt ra cho ngành nơng
nghiệp Tỉnh bài tốn làm thế nào để sản xuất đạt hiệu quả cao trong tình trạng
lao động ngày càng ít đi. Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào sản
xuất nơng nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng đã góp phần đem lại

sức sống mới cho sản xuất.

Quế Võ là huyện thc tỉnh Bắc Ninh, diện tích canh tác đất nông nghiệp
đang dần bị thu hẹp bởi hiện nay sự phát triển của các khu công nghiệp ngày
càng mạnh mẽ, các khu đô thị được xây dựng nhiều hơn. Tốc độ cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự chuyển dịch cơ cấu lao
động từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp dịch vụ ngày càng lớn. Chính vì vậy
mà yêu cầu cấp thiết đặt ra là ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong
sản xuất, trồng trọt nhằm làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông
nghiệp cũng như hiệu quả lao động, đảm bảo nguồn an ninh lương thực của
địa phương. Trong thời gian vừa qua Huyện cũng đã có những chủ trương
để hỗ trợ người dân đưa máy móc vào trong lĩnh vực trồng trọt, cũng như cơ
bản thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Ngồi ra nhiều hộ nơng dân cũng
đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng máy móc cơ giới vào sản xuất. Tuy nhiên việc
ứng dụng này còn gặp nhiều hạn chế và chưa được mở rộng.

Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cơ giới
hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ giới hóa các khâu trong lĩnh vực
trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ; từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu đẩy
mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt.


Đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên
địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong lĩnh vực
trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
(2)

(4)

Đề xuất giải pháp chủ yếu đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng
trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thế nào là cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt? Cơ giới hóa

trong lĩnh vực trồng trọt bao gồm những nội dung gì?
(2) Kinh nghiệm cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên thế giới và
Việt Nam như thế nào?
(3) Thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua như thế nào?
(4) Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
(5) Những giải pháp nào nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực
trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ giới hóa các khâu trong lĩnh vực
trồng trọt, trong đó chủ thể là các hộ gia đình tiêu biểu, hợp tác xã…đã
cơ giới hóa tại các xã trên địa bàn Huyện như Mộ Đạo và các xã chưa
cơ giới hóa (hay cơ giới hóa một phần): Nhân Hòa, Chi Lăng.


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Do có hạn chế về thời gian nên đề tài nghiên cứu về thực trạng cơ giới hóa
các khâu trong lĩnh vực trồng trọt tại ba xã là xã Mộ Đạo, xã Chi Lăng và xã

3


Nhân Hịa. Qua đó thấy được những lợi thế và khó khăn của huyện
Quế Võ khi cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt, làm cơ sở để đánh
giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt.
Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong trồng trọt.
Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt.

1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh. 1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 10

năm 2016 đến tháng 10 năm 2017.
+ Thời gian thu thập số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm,

từ năm 2014 đến năm 2016, số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra
từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2017.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt gắn với lợi thế của huyện Quế Võ.
Luận văn đã tổng hợp bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới và của Việt Nam, từ đó rút ra bài học cho vùng nghiên cứu.

Luận văn là cơng trình nghiên cứu đã đánh giá thực trạng cơ
giới hóa trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Luận văn cũng đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong
lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó bao gồm:
(ii) Điều kiện đất đai và địa hình; (ii) Điều kiện khí hậu; (iii) Điều kiện ni trâu, bị
kéo; (iv) Hệ thống thủy lợi, giao thơng nội đồng; (v) Điều kiện phong tục tập
quán và phương thức sản xuất; (vi) Nguồn vốn và chi phí dịch vụ cơ giới hóa;
(vii) Nguồn lao động gia đình; (viii) Mối liên kết giữa các bên liên quan.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt, luận
văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực
trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Cơ giới hóa
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về cơ giới hóa. Cơ giới
hóa là q trình thay thế cơng cụ thơ sơ bằng công cụ cơ giới, động
lực của con người và gia súc bằng công cụ cơ giới, lao động thủ công
bằng công cụ cơ giới, thay thế phương pháp sản xuất lạc hậu bằng
phương pháp sản xuất khoa học (Cù Ngọc Bắc và cs., 2008).
Trước đây nước ta làm nơng nghiệp bằng hình thức thủ cơng (như gieo
trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm) đều bằng lao động chân tay
. Cơ giới hóa nơng nghiệp là đưa các trang thiết bị máy móc và hỗ trợ người

nông dân trong sản xuất nông nghiệp, như các loại máy cày, máy gieo hạt,

máy phun thuốc trừ sâu, thiết bị hỗ trợ làm cỏ lúa, máy gặt đập, máy xay xát
lúa gạo, tách ngô, máy lột vỏ củ sắn (khoai mì)... Hay nói cách khác thì cơ
giới hóa nơng nghiệp là q trình sử dụng máy móc thay thế một phần hoặc
toàn bộ sức người hoặc súc vật nhằm tăng năng suất lao động và giảm nhẹ
cường độ lao động. Cơ giới hóa nơng nghiệp có các mức độ khác nhau từ
cơ giới hóa từng cơng việc riêng lẻ, việc cơ giới hóa liên hồn đồng bộ một
quy trình sản xuất một cây trồng, một vật nuôi, một sản phẩm nông nghiệp
(Nguyễn Văn Trương và Trịnh Văn Thịnh, 1991).

Cơ giới hóa sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, giảm nhẹ sức lao
động cho con người, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong sản
xuất nơng nghiệp. Nhờ cơ giới hóa mà bộ mặt nơng thơn thay đổi, phát
triển thành một nông thôn văn minh, hiện đại. (Cù Ngọc Bắc và cs., 2008).
Theo Nguyễn Việt Anh (2016): “Cơ giới hóa nơng nghiệp được tiến hành qua
các giai đoạn từ cơ giới hóa bộ phận tiến lên cơ giới hóa tổng hợp rồi tự động
hóa. Cơ giới hóa bộ phận được tiến hành riêng lẻ, từng khâu một, thực hiện ở
những công việc nặng nhọc, đơn giản và tốn nhiều sức lao động. Giai đoạn này
sử dụng máy móc riêng lẻ cho từng khâu. Cơ giới hóa tổng hợp là sử dụng liên
tiếp các hệ thống máy móc vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tự
động hóa là giai đoạn cao nhất của cơ giới hóa nơng nghiệp. Q trình này sử

5


dụng hệ thống máy với phương tiện tự động để hồn thành liên tiếp tất cả
các q trình sản xuất từ lúc chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm”.

2.1.1.2. Lĩnh vực trồng trọt
a) Khái niệm
Nông nghiệp là ngành đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế,

đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt
và chăn nuôi. Chủ yếu là tạo ra lương thực, thực phẩm và ngun liệu cho cơng
nghiệp, bên cạnh đó phục vụ cho xuất khẩu. Nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực:
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp. Trong đó trồng trọt là
lĩnh vực nền tảng, chiếm hơn 70% cơ cấu GDP của nông nghiệp. Cơ sở để phát
triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi và
ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất (Vũ Đình Thắng, 2006).
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp. Cung cấp lương
thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến,
là cơ sở để phát triển chăn ni và cịn là nguồn xuất khẩu có giá trị theo giá trị
sử dụng. Cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây cơng
nghiệp, cây thực phẩm. Nhóm cây lương thực là cây trồng cung cấp sản phẩm
dùng làm lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn. Trong đó lúa và khoai là hai cây
trồng có diện tích lớn nhất, cung cấp nguồn lương thực lớn nhất và có lượng
xuất khẩu cao. Chính vì thế cơ giới hóa nhóm cây này là chủ yếu và có tỉ lệ cơ
giới cao hơn cả. Nhóm cây cơng nghiệp gồm cây cơng nghiệp ngắn ngày như
mía, lạc, đỗ tương, bông…, cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè,
điều, các loại cây ăn quả… Hiện sản phẩm của nhóm cây này chỉ phục vụ 5-10%
cho thị trường nội địa, còn lại là xuất khẩu nên mức độ cơ giới hóa cịn thấp.
Nhóm cây thực phẩm gồm các loại rau, củ, quả khác hiện nay có khả năng phát
triển nhưng chủ yếu tiêu thụ trong nước, sản phẩm cho chế biến chiếm tỉ lệ
không cao, sản phẩm xuất khẩu cũng hạn chế, chỉ một số loại như cà chua, dưa
chuột, dưa hấu ở dạng sấy khơ, đóng hộp, ngô, rau. Công tác quy hoạch vùng
trồng rau, củ, quả hàng hóa chưa rõ ràng trong phạm vi tồn quốc và từng vùng
sinh thái, các địa phương còn lúng túng trong hoạch định lâu dài, chủ yếu là tự
cung tự cấp, bn bán nhỏ lẻ. Chính vì vậy việc đưa máy móc để phục vụ nhóm
cây này chỉ có ở khâu làm đất, cịn khó khăn ở các khâu cịn lại và bước đầu mới
sản xuất với công nghệ cao như

6



trồng trong nhà lưới, trồng bằng kĩ thuật thủy canh, nhân giống và sản xuất
cây trồng năng suất cao bằng cơng nghệ nhà kính (Vũ Đình Thắng, 2006).

b) Vai trị của trồng trọt
Trồng trọt đóng một vai trị hết sức quan trọng trong ngành sản
xuất nông nghiệp. Từ cổ xưa khi loài người xuất hiện, trồng trọt đã
trước hết cung cấp cho ba nhu cầu chủ yếu của con người là ăn, mặc,
ở. Văn minh của loài người ngày càng tiến bộ, đòi hỏi các nhu cầu
thiết yếu ngày càng cao thì trồng trọt cũng phải cải tiến để đáp ứng kịp
nhu cầu của con người (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2010).

Theo Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc (2010), vai trị của trồng
trọt có thể tóm lược bao gồm các nội dung sau:
(1) Tạo nguồn sản phẩm ngày càng dồi dào để cung cấp nhu cầu ngày càng

tăng của con người, động vật cũng như các sinh vật sống trên trái đất.
(2) Khai thác triệt để đất đai, quay vòng, nâng tỷ lệ sử dụng ruộng đất để

nâng cao tổng sản lượng: trong thực tế người nông dân đã biết chọn lựa các
cây trồng, các giống cây trồng để bố trí thời vụ thích hợp trong một hệ thống
luân canh hoàn chỉnh nhằm khai thác triệt để lợi thế của cây trồng, hạn chế
đến mức thấp nhất những nhược điểm nhằm đạt được năng suất tối đa.
Người dân đã quay vòng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất từ 1-2 vụ/năm
lên đến 3-4 vụ/năm, thậm chí có những nơi lến đến 6-7 vụ/năm.
(3) Bảo vệ và bồi dưỡng đất đai: việc khai thác triệt để đất đai, tăng vụ trong
năm làm cho đất bị nghèo dinh dưỡng do cây trồng đã lấy mất. Bởi vậy để sản
xuất lâu dài trên một mảnh đất cần thiết phải làm tăng độ phì nhiêu của đất. Việc
này được giải quyết chủ yếu bằng biện pháp kỹ thuật trồng trọt tổng hợp.

(4) Điều hịa khí hậu, thời tiết: bằng biện pháp kỹ thuật trồng trọt (bố trí thời

vụ, mật độ, khoảng cách, luân canh cây trồng…) con người sẽ khai thác tối
đa những thuận lợi, đồng thời hạn chế những nhược điểm của điều kiện thời
tiết để cây trồng đạt năng suất cao. Ngoài ra ở chừng mực nào đó, cây trồng
cũng như biện pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý cũng đã có tác dụng hạn chế,
điều hịa những ảnh hưởng xấu do điều kiện thời tiết gây ra.
(5) Cân bằng sinh thái, chống ô nhiễm môi trường: cây trồng cũng phải đa
dạng, các biện pháp kỹ thuật trồng trọt cũng cần phù hợp và linh hoạt để đảm

7


bảo cân bằng sinh thái trong điều kiện sản xuất của một vùng. Các biện
pháp kỹ thuật trồng trọt cũng phải đảm bảo chống ô nhiễm môi trường.
(6) Tạo nên một nền nông nghiệp hữu cơ sạch, bền vững và an toàn

vệ sinh thực phẩm: Việc chọn cây trồng và chế độ luân canh phù
hợp, áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý cho một vùng sản
xuất chính là tạo nên một nền nông nghiệp sạch, bền vững, nơng
sản phẩm sản xuất ra đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm.
2.1.1.3. Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt là việc là đưa máy móc, tiến bộ
khoa học kĩ thuật vào trong các khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm
sóc, thu hoạch và sau thu hoạch. Trong đó khâu làm đất và khâu thu
hoạch chiếm nhiều công sức lao động hơn so với các khâu cịn lại. Việc
đưa máy móc vào trồng trọt đã giải phóng sức lao động cho con người,
đồng thời tăng năng suất lao động. Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
cũng giống như cơ giới hóa nơng nghiệp và được tiến hành qua cơ giới
hóa bộ phận và tiến lên cơ giới hóa tổng hợp (Cù Ngọc Bắc và cs., 2008).


a) Cơ giới hóa khâu làm đất
Làm đất là làm cho đất tới xốp, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, diệt
cỏ dại và mầm mống sâu bệnh. Làm đất nhằm tạo điều kiện về môi sinh cho cây
trồng sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên,
cây trồng và kinh tế kỹ thuật mà ứng dụng phương pháp và công cụ làm đất phù
hợp, tối ưu đem lại hiệu quả kinh tế cao (Trần Đức Dũng và cs., 2005).
Theo một khía cạnh khác, làm đất là việc dùng công cụ, máy làm đất tác động
vào đất với các công đoạn cày, bừa, làm phẳng mặt ruộng để tạo ra một môi trường
thuận lợi cho cây trồng phát triển (Nguyễn Thị Ngọc và Phan Hòa, 2011).

Các công việc làm đất như cày đất làm đất tơi xốp, vùi dập cỏ
dại và thống khí; bừa và đập đất để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại và
san phẳng mặt ruộng; lên luống để dễ dàng chăm sóc, chống ngập
úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển.
Cơ giới hóa khâu làm đất là đưa máy móc cơng nghiệp có năng suất cao vào
thay thế công cụ lao động thô sơ và thay thế sức người, gia súc kéo trong làm đất
canh tác (Cù Ngọc Bắc và cs 2008). Trong khâu này người dân sử dụng máy cày,
bừa thay thế cho sức kéo của trâu, bò và con người. Đây là khâu cơ giới hóa đạt

8


tỷ lệ cao nhất vì mất nhiều cơng sức lao động, thời gian và chi phí.
Cơ giới hóa khâu làm đất bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như diện tích
đất trồng trọt, việc ni trâu bị kéo, giới tính của chủ hộ.
b) Cơ giới hóa khâu tưới tiêu, gieo trồng, chăm sóc
Cơ giới hóa khâu tưới tiêu, gieo trồng, chăm sóc chính là áp dụng
máy móc để phục vụ q trình tưới tiêu, hồn thiện hệ thống thủy lợi,
giao thơng nội đồng để máy móc có thể di chuyển dễ dàng để phục vụ

sản xuất, dùng máy móc để bón phân hay bảo vệ cây trồng.
Cơ giới hóa tưới tiêu cho ruộng lúa thuận lợi và nhiều tiềm năng phát triển đạt
gần như 100% diện tích. Do hệ thống kênh mương và công tác thủy lợi được chú
trọng đầu tư phát triển và thường xuyên nâng cấp cải tạo hệ thống thủy lợi hiện có.

c)

Cơ giới hóa khâu thu hoạch

Thu hoạch hay gặt hái chính là q trình gom góp hay thu về
những sán phẩm nơng nghiệp do kết quả lao động làm ra.
Cơ giới hóa khâu thu hoạch là đưa máy móc cơng nghiệp có năng suất
cao vào thay thế công cụ lao động thô sơ và thay thế sức người, gia súc kéo
trong thu hoạch nhằm giải phóng sức lao động và tăng hiệu quả cơng việc….

d) Cơ giới hóa sau thu hoạch
Cơ giới hóa sau thu hoạch là hoạt động sử dụng cơng nghệ, máy móc nhằm
giảm thiểu mức độ tổn thất đến chất lượng sản phẩm (sự hư hỏng thông
thường, các biến đổi sinh lý), tạo ra các điều kiện khơng thuận lợi (hóa học, vật
lý môi trường), đảm bảo chất lượng nông sản (Trần Đức Dũng, 2005).

2.1.2. Vai trò, đặc điểm của cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
2.1.2.1. Vai trị của cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cơ giới hóa trong
nơng nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt là một khâu không thể thiếu của công
cuộc này. Cơ giới hóa sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, giảm nhẹ sức lao động
cho con người, nâng cao năng suất lao động, giảm chí phí trong sản xuất nơng
nghiệp. Cơ giới hóa là một nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng, thúc đẩy chuyển đổi dần cơ cấu nông nghiệp.


Trên thế giới cơ giới hóa nơng nghiệp cũng như trong trồng trọt dẫn đến sự
thay đổi về phương thức sản xuất, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp, đảm bảo

9


×