Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống đậu tương và ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến giống đậu tương DDVN5 trồng vụ đông 2016 tại yên phong bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.5 KB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN SANG

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ
PHẨM VI SINH ĐẾN GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐVN5 TRỒNG
VỤ ĐÔNG 2016 TẠI YÊN PHONG- BẮC NINH

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Tuấn Anh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Sang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc TS. Phạm Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Sang

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................... 2


1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống đậu tương trên thế giới và ở Việt

Nam..................................................................................................................................... 4
2.1.1.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới.................. 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam.................... 8

2.2.

Vai trò cuả các yếu tố dinh dưỡng đối với sự siinh trưởng phát triển cây

đậu tương...................................................................................................................... 12
2.3.

Những nghiên cứu về chế phẩm vi sinh cho cây đậu tương ở Việt Nam
15

2.3.1.


Kết quả nghiên cứu về chế phẩm EMINA..................................................... 16

2.3.2.

Kết quả nghiên cứu về nấm Beauveria bassiana..................................... 19

2.4.

Tình hình sản xuất nơng nghiệp và đậu tương của tỉnh Bắc Ninh. 20

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 23
3.1.

Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 23

3.1.1.

Giống................................................................................................................................ 23

3.1.2.

Chế phẩm vi sinh........................................................................................................ 23

3.1.3.

Các loại vật liệu khác............................................................................................... 24

iii



3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................... 24

3.3.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 25

3.4.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 25

3.4.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................................... 25

3.4.2.

Các biện pháp kỹ thuật........................................................................................... 26

3.5.

Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu.................................................... 27

3.5.1.

Các chỉ tiêu về sinh trưởng.................................................................................. 27

3.5.2.


Các chỉ tiêu sinh lý.................................................................................................... 28

3.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất........................................................................ 28
3.5.4.

Khả năng chống chịu sâu bệnh......................................................................... 29

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 30
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống

đậu tương trồng vụ đông năm 2016 tại huyện Yên Phong- Bắc Ninh 30

4.1.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của một số giống đậu tương

trồng vụ đông năm 2016........................................................................................ 30
4.1.2.

Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương..................................... 34

4.1.3.


Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống đậu tương...............35

4.1.4.

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống tham gia thí nghiệm
36

4.1.5.

Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương tham gia thí

nghiệm vụ đơng 2016 tại Yên Phong- Bắc Ninh....................................... 37
4.1.6.

Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương trồng vụ đông 2016
39

4.1.7.

Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống đậu tương trồng trong vụ đông

2016 tại huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.................................................. 41
4.1.8.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương vụ

đông 2016 tại Yên Phong- Bắc Ninh................................................................ 41
4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng, phát triển


và năng suất giống đậu tương ĐVN5 trồng vụ đông 2016 tại Yên Phong-

Bắc Ninh......................................................................................................................... 45
4.2.1.

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử nấm

B. bassiana đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống

đậu tương ĐVN5......................................................................................................... 45

iv


4.2.2.

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử nấm

B. bassiana đến động thái ra lá của giống đậu tương ĐVN5............47
4.2.3.

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử nấm

B. bassiana đến khả năng phân cành của giống đậu tương ĐVN5
............................................................................................................................................. 48

4.2.4.

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử nấm


B. bassiana đến sự hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐVN5
............................................................................................................................................. 49

4.2.5.

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử nấm

B. bassiana đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống đậu tương

ĐVN5................................................................................................................................. 51
4.2.6.

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến hiệu suất quang hợp của giống đậu

tương ĐVN5.................................................................................................................. 53
4.2.7.

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử nấm

B. bassiana đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống đậu tương ĐVN5
............................................................................................................................................. 54

4.2.8.

Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm B.bassiana đến các yếu

tố cấu thành năng suất của giống đậu tương ĐVN5.............................. 56
4.2.9. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử nấm
B. bassiana đến năng suất của giống đậu tương ĐVN5...................... 58

Phần 5. Kết luận - đề nghị...................................................................................................... 60
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 60

5.2.

Đề nghị............................................................................................................................. 60

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 61
Phụ lục............................................................................................................................................. 65


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CS

Cộng sự

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc

CT


Công thức

EMINA

Effective Microorganism Institute of Agrobiology

HSQH

Hiệu suất quang hợp

KLNS

Khối lượng nốt sần

LA

Diện tích lá

LAI

Chỉ số diện tích lá

NSHH

Nốt sần hữu hiệu

TSNS

Nốt sần tổng số


NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt

NXB

Nhà xuất bản

VSV

Vi sinh vật

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới từ năm

2009 – 2014.............................................................................................................. 4
Bảng 2.2. Tình sản xuất đậu tương của 4 nước đứng đầu thế giới...............6
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam......................................... 9
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tương từ 2010-2014 của Bắc Ninh........21
Bảng 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của đậu tương....30
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm.. .32
Bảng 4.3. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương............................ 34
Bảng 4.4. Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống đậu tương.......35
Bảng 4.5. Diện tích lá (dm2/cây) và chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống đậu
tương thí nghiệm vụ đơng 2016 tại Yên Phong- Bắc Ninh.........36
Bảng 4.6. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm vụ đông 2016 tại Yên Phong- Bắc Ninh............................... 38
Bảng 4.7. Khả năng tích lũy chất khơ của các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm (g/cây) và hiệu suất quang hợp............................................... 39
Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu vụ đông 2016. 43
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm..................................................................................................................... 41
Bảng 4.10. Năng suất của các giống đậu tương vụ đông 2016........................44
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử
nấm B. bassiana đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của

đậu tương ĐVN5................................................................................................ 45
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử
nấm B. bassiana đến động thái ra lá của giống đậu tương ĐVN5.
..................................................................................................................................... 47

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử
nấm B. bassiana đến khả năng phân cành cây đậu tương ĐVN5 48

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử

nấm B. bassiana đến sự hình thành nốt sần của cây đậu tương
ĐVN5......................................................................................................................... 50

vii


Bảng 4.15. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến diện tích lá và chỉ số diện tích
lá của giống đậu tương ĐVN5 52
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử
nấm B. bassiana đến hiệu suất quang hợp

của giống đậu

tương

ĐVN5......................................................................................................................... 53
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống đậu tương ĐVN5......................................................................... 56
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử
nấm B. bassiana đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống

đậu

tương ĐVN5.......................................................................................................... 55
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp EMINA và bào tử
nấm B. bassiana đến năng suất của giống đậu tương ĐVN5...58

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Sang
Tên luận văn: “Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số
giống đậu tương và ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến giống đậu
tương ĐVN5 trồng vụ Đông 2016 tại Yên Phong - Bắc Ninh”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60 62 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được các đặc trưng, đặc tính cơ bản về sinh trưởng phát
triển, năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm nhằm tìm ra
các giống đậu tương tốt phù hợp và xác định được ảnh hưởng có hiệu
quả của chế phẩm vi sinh cho cây đậu tương tại Băc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
-

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 05 giống đậu

tương (DT84; ĐT51; D140; ĐT26; ĐVN5) trcồng tại huyện Yên Phong- Bắc Ninh.
-

Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng, phát

triển và năng suất của giống đậu tương ĐVN5 vụ Đông 2016 tại Yên Phong- Bắc Ninh.

Đề tài được thực hiện tại vụ Đông 2016, gồm 2 thí nghiệm độc lập
bố trí ngồi đồng ruộng theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại.
+

Thí nghiệm 1 với 05 công thức về giống gồm: DT84 - đối chứng;
ĐT51; D140; ĐT26, ĐVN5.
+
Thí nghiệm 2 nghiên cứu trên giống ĐVN5 với 3 chế phẩm vi sinh
phun qua

lá gồm: Phun nước (đối chứng); phun hỗn hợp của một trong 3 chủng
7

Beauveria bassiana ở nồng độ 2×10 bào tử/ml kết hợp với EMINA 2%.
Kết quả chính và kết luận
1.
Đặc điểm sinh trưởng phát triển của 05 giống đậu tương (DT84;
ĐT51; D140; ĐT26; ĐVN5):
-

Các giống đậu tương nghiên cứu trồng vụ đông 2016 tại Yên Phong- Bắc Ninh

cho thấy giống ĐT26 và ĐVN5 có khả năng sinh trưởng tốt, đường kính thân lớn, nhiều
đốt hữu hiệu, diện tích lá cao, khả năng tích lũy chất khơ và hiệu suất quang hợp cao.

-

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số quả trung bình/cây từ 28,86 – 33,26

quả/cây. Tổng số quả chắc trên cây biến động 92,99 - 97,78%; khối lượng 1000 hạt

ix



159,12- 169,97g; Năng suất thực thu 19,44-22,08 tạ/ha. Trong đó, các giống
ĐT26 và ĐVN5 có các yếu tố cấu thành năng suất như nhiều quả và tỷ lệ
quả chắc nhiều; khối lượng 1000 hạt cao và cho tiềm năng năng suất cao.
2.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng
phát triển của giống đậu tương ĐVN5:
-

Xử lý hỗn hợp chế phẩm EMINA và bào tử nấm B.bassiana làm tăng một số chỉ

tiêu sinh trưởng và sinh lý: chiều cao thân chính, số lá, diện tích lá, nốt sần và nốt sần
hữu hiệu tăng; ở công thức EMINA 2%+ GHA chiều cao cây đạt 40,58cm với 14 lá/cây và
8,4 cành/cây và có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Xử lý

EMINA 2%+ 2860 có nốt sần hữu hiệu cao nhất là 48,33 nốt/cây ở thời kì quả non, xử
2

2

lý EMINA 2%+ KK5 có chỉ số diện tích lá cao nhất đạt 3,24 (m lá/ m đất).

-

Các yếu tố hình thành năng suất (tổng số quả/cây, số quả chắc

/cây, P1000 hạt...) đều tăng khi xử lý hỗn hợp chế phẩm EMINA và bào tử
nấm B.bassiana, và cho tiềm năng năng suất cao hơn đối chứng.
Các công thức xử lý chế phẩm EMINA và bào tử nấm B.bassiana
giúp phòng trừ và tiêu diệt sâu hại cho cây đậu tương. Công thức xử lý
hỗn hợp EMINA 2%+ bào tử nấm chủng KK5 cho hiệu quả tốt nhất trong

phòng trừ rệp sáp, sâu cuốn lá và sâu đục quả.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Sang Van Nguyen
Thesis title: “Characteristics of growth, development and yield of some
soybean varieties and influence of effective microorganisms on soybean
ĐT26 cultivated in 2016 winter season at Yen Phong, Bac Ninh”.
Major: Crop science

Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National Univetsity of Agriculter (VNUA)

Research Objectives:
The growth, development and yield of 05 cultirar the soybean
(DT84; ĐT51; D140; ĐVN5; ĐT26) were deternimed to find suitable
varieties in Yen Phong District, Bac Ninh province.
Experiments 1 using 05 cultivates: DT84- as control, ĐT51, D140, ĐT26, ĐVN5.
Experiments 2 using ĐVN5 cultivar sprayed with one of 3 mixtures of effective
microorganisim combined with Beaveria bassiana, control- water spraying.

Main findings and conclusions:
1. Growth and development characteristics of the 5 soybean varieties
(DT84, ĐT51, D140, ĐT26, ĐVN5):
-

The ĐT26 and ĐVN5 variesties showed good characteristics for growing


such as high leaf area with the highest accumulation capacity and highest
number of fruits/plants, P.1000 seeds and the actual yield is higher DT84-control.

2. Effect of effective microorganisims containing EMINA mixtured with
once of three Beaveria bassiana strains on soybean ĐVN5 cultivar.
-

7

Using mixture of 2% EMINA and 2×10 Beauveria bassiana conidia/ml

has possitive effect on the growth and development of DVN5 soybean. All 3
formulars spraying with effective microorganisms showed higher number of
branches level 1, leaf area, leaf area index, nodules and higher yield than control.

The soybean trees treated with EM have been controled aphids,
insects better than no treated soybean trees.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng mở ra
cho ngành nông nghiệp nước ta nhiều cơ hội mới, song bên cạnh đó cũng có
nhiều thách thức lớn. Tăng năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và
cây đậu tượng nói riêng đang là địi hỏi cấp thiết của ngành nông nghiệp
nước ta. Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn
ngày có tác dụng nhiều mặt và là cây có giá trị kinh tế cao, sản phẩm của nó

cung cấp thực phẩm cho con người làm thức ăn cho gia súc, nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu. Ngồi ra đậu tương cịn
là cây trồng ngắn ngày, luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều cây trồng khác.
Một lợi ích khác rất quan trọng của cây đậu tương đó là khả năng cải tạo đất
rất tốt, bởi khả năng cố định nitơ của vi khuẩn Rhizobium japonicum sống
cộng sinh trên rễ cây họ đậu (Ngô Thế Dân và cs., 1999).
Để phát huy tiềm năng năng suất của cây đậu tương, việc không ngừng đẩy
mạnh công tác chọn tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt
với điều kiện bất thuận của ngoại cảnh, thích hợp với từng thời vụ ở các vùng
sinh thái khác nhau là điều rất cần thiết. Trong sản xuất muốn đưa năng suất lên
cao ngoài các yếu tố như đất đai, khí hậu, trình độ thâm canh... thì giống và chế
phẩm vi sinh là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng.

Hiện nay ở huyện Yên Phong nói riêng và Bắc Ninh nói chung chưa có
bộ giống đậu tương thích hợp cho điều kiện địa phương, các giống đậu
tương gieo trồng chủ yếu bao gồm cả giống ngắn, trung ngày đến dài ngày.
Tuy nhiên, các giống này vẫn còn nhiều hạn chế về năng suất, chất lượng và
khả năng chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh, chưa thực sự đáp ứng được yêu
cầu hiện tại sản xuất; dẫn đến sản lượng đậu tương còn thấp ở nhiều nơi
trên địa bàn tỉnh. Mặt khác việc sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng đã
làm thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất cũng là một trong những
nguyên nhân làm năng suất đậu tương thấp, dễ nhiễm sâu bệnh.
Để đạt được mục tiêu trên ngoài việc tăng cây đậu tương ở cả diện tích,
năng suất và sản lượng nhờ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và các tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm thúc đẩy đậu tương phát triển và giảm thiểu ảnh
hưởng của sâu bệnh gây ra thì một trong các ứng dụng mới trong sản xuất nông

1



nghiệp hiện nay là sử dụng phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học, nấm ký
sinh với sâu hại... (Nguyễn Quang Thạch và cs., 2001; Phạm Thị Thùy và cs.,
2004; Lương Đức Phẩm, 2011). Việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng
và diệt trừ sâu bệnh hại cây trồng có ưu điểm vượt trội về độ thân thiện với môi
trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Thuốc diệt côn trùng sinh học được
coi là sự lựa chọn có tiềm năng lớn trong xu hướng phát triển nền nơng nghiệp
bền vững. Trong đó, nấm gây bệnh cho côn trùng là một nhân tố hữu dụng trong
hệ thống quản lý sâu hại tổng hợp và đặc biệt là những vùng nhiệt đới ẩm.
(Phạm Thị Thùy và cs. 2004). Việc ứng dụng đồng thời các chế phẩm sinh học
vừa giúp cây hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ đất vừa mang tính chất cải tạo
đất, nâng cao độ phì, vừa có thể phịng, trừ sâu bệnh hại cây trồng mà vẫn đảm
bảo an tồn cho mơi sinh, môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Do vậy, để lựa chọn được các giống đậu tương cũng như ứng dụng các chế
phẩm sinh học phù hợp điều kiện sinh thái của từng địa phương thì đây thực sự là
vấn đề cần phải nghiên cứu. Trước những thực trạng trên của địa phương Bắc Ninh
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất
của một số giống đậu tương và ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến giống đậu
tương ĐVN5 trồng vụ Đông 2016 tại Yên Phong - Bắc Ninh”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ các đặc trưng, đặc tính cơ bản về sinh trưởng phát triển,
năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm nhằm tìm ra
các giống đậu tương tốt phù hợp cho Bắc Ninh.
Xác định được ảnh hưởng có hiệu quả của chế phẩm vi sinh
cho cây đậu tương ĐVN5 trồng vụ đông tại Bắc Ninh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất


của các giống đậu tương thí nghiệm tại huyện Yên Phong – Bắc Ninh.
-

Đánh giá ảnh hưởng chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng phát triển, năng

suất của giống đậu tương ĐVN5 vụ Đông 2016 tại Yên Phong – Bắc Ninh.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được cơ sở khoa học để cho những giống đậu tương sinh

2


trưởng phát triển, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và làm sáng tỏ
vai trò của chế phẩm vi sinh đối với cây đậu tương vụ đông tại Bắc Ninh.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những tài liệu khoa
học về cây đậu tương phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy
trong các Viện, Trường Đại học khối nông nghiêp.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung thêm những giống đậu tương cho năng suất cao,
chất lượng tốt vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp tại Bắc Ninh.
-

Ứng dụng chế phẩm vi sinh nhằm tăng năng suất đậu tương góp phần

vào việc hồn thiện quy trình thâm canh đậu tương vừa nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người sản xuất mà vẫn duy trì nền nơng nghiệp bền vững.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
2.1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới
2.1.1.1. Tình hình sản xuất
Nhu cầu về đậu tương trên thị trường thế giới ngày càng tăng cao, do
dân số toàn cầu tăng lên, kéo theo sự gia tăng nhu cầu lương thực và thực
phẩm, cộng với mức sống, sức mua người tiêu dùng không ngừng được cải
thiện, chủ yếu ở các nước kinh tế mới nổi ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
Nam, các nước ASEAN. Nhu cầu nhập khẩu đậu tương trên thị trường thế giới
có thể đạt trên 110 triệu tấn vào năm 2015, tăng 10,97% so với năm 2014 .

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
từ năm 2009 – 2014
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Nguồn: FAOSTAT(2015); USDA

Đậu tương được trồng phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới,
nhưng tập trung nhiều nhất ở các nước Châu Mỹ chiếm tới 73,0% tiếp đó là
các nước thuộc khu vực Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) chiếm 23,15%. Quê
hương của đậu tương là Đông Nam châu Á, nhưng 45% diện tích trồng đậu

tương và 55% sản lượng đậu tương của thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản
xuất 75 triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất
khẩu. Các nước sản xuất đậu tương lớn khác là Brasil, Argentina, Trung
Quốc và Ấn Độ (Www.Tintucnongnghiep.com, 2012/2013).
Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất

4


khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu tương ở người trên đất nước này đang tăng lên.
Dầu đậu tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ. Do vậy cây đậu
tương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy dầu quan trọng của
thế giới : đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ dầu.
Về diện tích: Qua bảng trên ta thấy diện tích cây đậu tương trên thế
giới đã tăng mạnh từ năm 2008 - 2012. Diện tích cây đậu tương năm 2008 là
96,87 triệu ha tăng lên thành 125,23 triệu ha năm 2012, tăng 28,36 triệu ha.
Về năng suất: Nếu như năm 2008 năng suất đậu tương trung bình trên thế
giới đạt 23,84 tạ/ha đến năm 2011 là 24,36 tạ/ha. Do áp dung công nghệ sinh học
trong việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật mới trong công tác chuyển gen vào
chọn tạo giống mới thì năng suất đậu tương trung bình của thế giới đã đạt 24,84
tạ/ha năm 2012. Năm 2014 trên thế giới có 113,049 triệu ha đậu tương với tổng
sản lượng trên 283,873 triệu tấn, năng suất đậu tương tăng nhẹ ở mức 25,11
tạ/ha. Tốc độ tăng năng suất liên tục của cây đậu tương ghi nhận những đóng
góp to lớn của các nhà khoa học đối với quá trình sản xuất đậu tương của thế
giới. Trong vịng 3 thập kỷ gần đây, diện tích gieo trồng đậu tương ở Braxin tăng
cao, đạt 30,27 triệu ha, với tổng sản lượng 86,76 triệu tấn năm 2014. Cây đậu
tương ở Braxin đóng vai trị quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực
quốc gia và được gieo trồng chủ yếu ở vùng miền Trung, miền Tây và miền Nam
Braxin. Hạt đậu tương được chế biến chủ yếu để làm thức ăn gia súc và gần
đây, phần đậu tương được sử dụng làm thực phẩm cho người đã tăng lên.


Về sản lượng: Cùng với sự gia tăng về diện tích và năng suất, sản
lượng đậu tương của thế giới cũng được tăng lên nhanh chóng từ năm 2008
sản lượng đậu tương của thế giới chỉ đạt 230,95 triệu tấn thì năm 2012 tăng
lên thành 311,11 triệu tấn. Tuy nhiên từ năm 2013 đến 2014 lại có sự giảm nhẹ
về diện tích và sản lượng, nhưng năm suất có sự tăng nhanh rõ rệt.
Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia trồng đậu tương, các quốc gia như
Mỹ, Braxin, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Thái Lan, các nước
thuộc Liên Xơ cũ là những nước có diện tích đậu tương đứng hàng đầu thế giới.
Qua bảng 2.2 nhận thấy Mỹ là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu
tương của tồn thế giới. Braxin có biến chuyển tăng rõ rệt về diện tích cũng như sản
lượng đậu tương. Năm 2014 diện tích gieo trồng tăng 10,86% và năng suất tăng
1,06% so với năm 2013. Argentina cũng không ngừng mở rộng

5


diện tích là nước đứng đầu xuất khẩu bã đậu tương. Argentina hiện đứng thứ ba
thế giới về xuất khẩu hạt đậu tương, đứng đầu về xuất khẩu cám bã đậu tương,
dầu ăn và dầu diesel chiết xuất từ đậu tương. Trung Quốc là nước đứng thứ 4
trên thế giới về sản xuất đậu tương. Ở quốc gia này, đậu tương được trồng chủ
yếu tại vùng Đơng Bắc, nơi có nhiều mơ hình trồng đậu tương năng suất cao,
đạt tới 83,93 tạ/ha đậu tương hạt. Năm 2011 năng suất đậu tương của Trung
Quốc đạt 18,14 tạ/ha và sản lượng đạt 20,72 triệu tấn.

Bảng 2.2. Tình sản xuất đậu tương của 4 nước đứng đầu thế giới

Tên
nước


Mỹ
Brazil
Argentina
Trung
quốc
Nguồn: FAOSTAT(2015); USDA
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng đậu tương nhưng
không phải nước nào cũng tự túc được nhu cầu đậu tương trong nước, phần lớn
các nước đều phải nhập khẩu đậu tương. Châu Á là nơi có nhiều nước sản xuất đậu
tương nhất nhưng chỉ mới sản xuất ra 1/2 sản lượng đậu tương cần dùng. Hàng
năm các nước Châu Á vẫn phải nhập khẩu 8 triệu tấn hạt đậu tương, 1,5 triệu tấn
dầu, 1,8 triệu tấn sữa đậu nành. Trong đó các nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất
là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…. Nơi đảm bảo đủ nhu cầu đậu

tương trong nước và có để xuất khẩu phải kể đến các nước Châu
Mỹ. Quốc gia đứng đầu và chiếm thị trường xuất khẩu đậu tương
chủ yếu của tồn thế giới là Mỹ, sau đó đến Braxin.
2.1.1.2. Những nghiên cứu về giống đậu tương
Có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về chọn giống đậu tương được các
nhà khoa học trên thế giới công bố. Một trong những mục tiêu của chọn lọc giống là
năng suất. Chính vì vậy khi so sánh các giống gốc nhập nội và các giống


6


lai tạo và chọn lọc lần 1, giống lai tạo và chọn lọc lần 2 thuộc nhóm sinh trưởng
từ I – IV, Luedders (1977) đã thu được kết quả là nhóm qua lai tạo và chọn lọc lần
1 cho năng suất cao hơn 26% giống gốc, nhóm lai tạo và chọn lọc lần 2 thì chỉ
cao hơn 16%. Theo Weber and Fehr (1966) đặc tính chống đổ cũng là vấn đề

được quan tâm vì đổ nặng sẽ dẫn đến năng suất giảm đáng kể, mức độ đổ ở
điểm 2 – 6 làm năng suất giảm 13% so với cây không đổ (Ngô Thế Dân, 1999).

Hiện nay mục tiêu chọn tạo giống đậu tương của các nước trên thế
giới tập trung theo các hướng chủ yếu như tạo ra giống có năng suất hạt
cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng
bệnh gỉ sắt, kháng thuốc trừ cỏ. Đặc biệt công nghệ chuyển gen được
nghiên cứu ứng dụng và đã thu được những thành tựu đáng kể trong việc
chọn tạo giống đậu tương mới. Đi đầu trong cơng tác này là Mỹ, chính vì vậy
mà Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về sản xuất đậu tương.

Chọn tạo giống đậu tương đặc biệt được quan tâm nhiều ở 2
nước Mỹ và Canada. Riêng ở 2 nước trên có gần 10.000 mẫu giống đậu
tương, đưa vào sản xuất hơn 100 dịng có khả năng chống chịu tốt với
bệnh Phytopthora và thích ứng rộng như Amsoy71, Lec 36, Clark 63...
Tại Indonesia, các nhà khoa học đã nghiên cứu chọn tạo giống đậu
tương Wilis 2000 từ giống gốc Wilis. Wilis 2000 cải thiện được các đặc tính
nơng học như thời gian sinh trưởng, dạng cây và các đặc điểm của hạt, đặc
biệt là năng suất tăng 5% so với giống Wilis gốc theo Takashi et al. (2000).
Yayun Chen et al. (2006) cho biết hệ thống rễ của dòng đậu tương dại PI
407155 (Glycine soja Sieb & Zucc) duy trì ẩm và tích luỹ chất khơ tốt hơn
giống Essex nên có khả năng chịu hạn tốt hơn so với Essex. Vì vậy PI 407155
là nguồn gen cho phát triển các giống đậu tương chịu hạn.

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học North Dakota State đã nghiên
cứu và xác định Phytopthora và thối rễ là nguyên nhân chính làm giảm
năng suất đậu tương. Họ đã nghiên cứu và tìm ra gen Rps1k và Rps6 là
các gen có khả năng kháng lại 2 bệnh này đồng thời thích hợp với điều
kiện ẩm ướt và những nơi có độ ẩm bão hịa. Đây là nguồn nguyên liệu
cho việc tạo ra các giống đậu tương mới (NDSU, 2006).

Để cải thiện giống đậu tương ở Kenya, tác giả Jonas Chianu đã tiến hành
thử nghiệm 12 giống đậu tương, trong đó có 11 giống mới và 1 giống địa

7


phương. Sau đó cho người dân tham gia đánh giá trong q trình gieo trồng,
chăm sóc. Thí nghiệm được tiến hành ở 5 địa điểm khác nhau, kết quả chỉ có
giống TGx1740-2F được chấp nhận ở tất cả các điểm nghiên cứu, TGx189549F được chấp nhận ở Oyani, Myala và Kasewe, giống TGX1448-2E ở Akites.
Kết quả chung cho thấy chỉ có TGx1740-2F có thể mở rộng diện tích và thực
sự cải tiến hơn giống địa phương là Nyala (Jonas Chianu, 2006). Ấn Độ là
nước sản xuất đậu tương đứng thứ 5 thế giới, bộ giống đậu tương của Ấn
Độ cũng khá phong phú. Có khoảng 75 giống đậu tương được chọn tạo và
đưa vào canh tác ở Ấn Độ từ năm 1980 đến nay, trong đó có 32 giống có khả
năng kháng hoặc bị nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt và bệnh khảm vàng, năng suất
đều trên 20 tạ/ha, thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày (ICAR, 2006).

2.1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình sản xuất
Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương lâu đời, nhưng trước đây sản xuất đậu
tương chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng,
Lạng Sơn. Hiện nay cả nước đã hình thành 7 vùng sản xuất đậu tương. Trong
đó, trung du miền núi phía Bắc là vùng có diện tích trồng đậu tương lớn nhất
(chiếm 37,1% diện tích gieo trồng cả nước), tiếp theo là vùng đồng bằng sông
Hồng với 27,21%. Năng suất đậu tương cao nhất nước ta là vùng đồng bằng
sơng Cửu Long, bình qn 22,29 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 29,71 tạ/ha trong
vụ Mùa. Vùng trung du miền núi phía Bắc có diện tích trồng đậu tương lớn nhất
cả nước lại có năng suất thấp nhất, chỉ đạt trên 10 tạ/ha. Theo nghiên cứu của Lê
Quốc Hưng (2007) nước ta có tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích trồng đậu
tương ở cả 3 vụ: vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông với diện tích có thể lên tới 1,5 triệu

ha, trong đó trung du miền núi phía Bắc chiếm khoảng 400.000 ha..
Việt Nam được xếp hàng thứ 6 về sản xuất đậu tương ở Châu Á (sau các
nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên, Thái Lan). Trên 40% sản phẩm
đậu tương của nước ta được sử dụng để sản xuất dầu thực vật, phần còn lại
được dùng làm thực phẩm cho người, chế biến thức ăn chăn nuôi và để làm
giống. Hiện nay, sản xuất đậu tương của Việt Nam mới chỉ đáp ứng hơn 80% nhu
cầu trong nước. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu khoảng 556 nghìn tấn đậu tương
từ Hoa Kỳ, giảm 3,7% so với năm trước nhưng tăng 145% so với năm 2011. Đến
mùa vụ 2013/14, với tình hình ngành cơng nghiệp xay xát trong nước có sự tăng

8


trưởng, lượng xuất khẩu đậu tương được dự đoán sẽ lên 600 nghìn tấn.
Cũng trong mùa vụ 2012/13, với sự phục hồi của ngành thức ăn sau suy
thoái kinh tế, tổng lượng khô đậu tương nhập khẩu tăng trở lại đạt 2,97
triệu tấn, tăng 19% so với năm trước. Đây là lĩnh vực tiếp tục được cải
thiện và USDA dự đoán sẽ tăng nhẹ, đạt 3,1 triệu tấn vào năm 2014 và 3,2
triệu tấn năm 2015. Sản lượng dầu đậu tương của Việt Nam năm 2013 đã
giảm 9,8% do nhu cầu nghiền đậu tương thấp hơn so với dự kiến, lượng
xuất khẩu cũng giảm xuống còn 13% so với năm ngối do sản lượng thấp.
Tình hình sản xuất đậu tương ở nước ta trong những năm gần đây được
thể hiện ở bảng 2.3. Năm 2013, nước ta nhập khẩu khoảng 1,26 triệu tấn đậu
tương, giảm, giảm 13,7% so với năm trước do nhu cầu xay xát giảm, trong đó
nhập khẩu từ Hoa kỳ khoảng 556 nghìn tấn, giảm 3,7% so với năm 2012 nhưng
tăng 145% so với năm 2011 (do nhu cầu gia tăng từ hai cơ sở nghiền đậu tương
và từ các ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi).

Điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng đậu tương
nước ta năm 2013 giảm 3% so với năm 2012, xuống cịn 168 nghìn tấn.

Mưa bão nặng nề và kéo dài suốt năm đã khiến năng suất cây trồng và
diện tích thu hoạch đậu tương (bảng 1.2). Quy mô sản xuất nhỏ lẻ so
với các loại cây trồng khác chính là nguyên nhân khiến ngành đậu
tương vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam
Năm

Diện tích gieo trồng
(nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)
Tổng sản lượng
(nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
*số liệu dự kiến

Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành
Thơng tư số 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy
chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen, từ đó cho phép
người nông dân được canh tác các loại cây này. Sau khi được chấp thuận, các

9


giống ngô sinh học đã được canh tác thương mại tại Việt Nam. Như vậy,
sản lượng trên mỗi héc-ta cho các giống ngô mới sẽ vượt so với đậu
tương và càng khiến cho khả năng cạnh tranh của đậu tương suy giảm.
Từ khi gia nhập Hiệp hội bảo hộ giống cây trồng quốc tế (UPOV) năm
2006, Việt Nam đã đăng kí 90 giống/loại cây trồng, bao gồm đậu tương và lạc

(chủ yếu là các giống địa phương) để bảo vệ giống cây trồng. Đến năm 2016,
theo cam kết với UPOV, Việt Nam phải hoàn thành bảo hộ cho tất cả các loài
cây trồng. Điều này sẽ thúc đẩy các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục nghiên
cứu để cho ra các loại giống tốt hơn, trong đó có đậu tương.

2.1.2.2. Những nghiên cứu về giống
Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cũng là một trong các hướng
nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đã có rất nhiều cơ quan, tổ
chức, cá nhân tiến hành nghiên cứu chọn tạo ra các giống đậu tương mới.
Kết quả là tạo ra bộ giống đậu tương của nước ta khá đa dạng và phong phú.

Công tác chọn tạo giống đậu tương ở nước ta được tiến hành
theo nhiều phương pháp khác nhau như: Lai hữu tính, tạo giống đột
biến, chọn lọc từ các giống địa phương và giống nhập nội...
Kết quả chọn tạo từ phương pháp lai hữu tính là phương pháp thu được
nhiều thành tựu nhất. Có thể kể đến nhiều cơng trình chọn tạo giống thành cơng
như giống ĐT99 -1 từ tổ hợp lai Cinal x MV1 của nhóm tác giả Viện khoa học kỹ
thuật nông nghiệp Việt Nam. Tạo ra giống ĐT92 từ tổ hợp lai ĐH4 x TH184, giống
D96 – 02 từ tổ hợp lai ĐT74x ĐT 92, giống TL57 từ tổ hợp lai Đ95 x VX93 của Vũ
Tuyên Hoàng và cộng tác viên. Giống D140 từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4 của Bộ môn
Cây công nghiệp trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội...

Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến cũng là một
hướng tạo giống được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ở nước
ta, tạo giống đậu tương bằng cách gây đột biến bởi các tác nhân lý
hoá cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan, tạo được nhiều
giống mới có triển vọng trong sản xuất, đặc biệt là giống DT84.
DT84 được tạo ra bằng cách xử lý đột biến bởi tia gamma – Co60 trên
dòng lai 8 – 33 (DT80 x ĐH4). Giống DT84 có tiềm năng năng suất cao, chống
chịu sâu bệnh khá, khả năng thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, chất

lượng hạt tốt, dễ để giống và hiện nay DT84 đang là giống được trồng phổ biến

10


nhất miền Bắc nước ta. (Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh 1996). Giống M103
được tạo ra bằng cách xử lý đột biến bởi Ethylinin 0,01% từ giống V70. Giống
M103 thích hợp cho vụ hè, năng suất đạt khoảng 17 tạ/ ha, thời gian sinh trưởng
ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).
Trong chọn tạo giống, ngồi lai hữu tính và xử lý đột biến nhằm thu được
những biến dị có lợi thì việc chọn các giống ở các giống địa phương và những
mẫu giống nhập nội từ các nước khác nhằm thu được giống mới có nhiều ưu
điểm hơn giống cũ cũng giữ một vị trí quan trọng. Tác giả Nguyễn Thị Văn và
CTV (2003), đã nghiên cứu các giống đậu tương nhập nội từ Úc tại trường Đại
học Nông nghiệp I Hà Nội và thu được kết quả: trong 25 mẫu giống thử nghiệm,
có CLS1.112 cho năng suất cao. Giống 96031411 thuộc loại hình sinh trưởng vơ
hạn, có thời gian sinh trưởng dài từ 125 – 135 ngày, phân cành nhiều, cao cây,
có thành phần sinh khối lớn, đề nghị thử nghiệm phát triển ở vùng trung du và
miền núi phía Bắc. Đặc biệt trong đó các giống có khả năng chịu rét khá như
G12120.94252 – 911, 94252 – 1, đây sẽ là nguồn gen quý để lai tạo ra các giống
đậu tương có khả năng chịu rét thích hợp trồng trong vụ đơng và vụ xuân.
Viện nghiên cứu Ngô là cơ quan chuyên nghiên cứu về chọn tạo các
giống ngô cũng tham gia vào công tác chọn tạo giống đậu tương. Kết quả đã lai
tạo và chọn lọc được giống đậu tương ĐT26, ĐVN5, ĐVN10. ĐT26 là giống phân
cành nhiều, cây cao trung bình, sai quả, kích cỡ hạt trung bình, mầu sắc quả và
vỏ hạt đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. ĐT26 cho năng suất cao ở cả 3
vụ gieo trồng (Xuân – Hè – Đông, năng suất tương ứng là 19,03 tạ/ha; 18,52
tạ/ha; 15,37 tạ/ha) có thể thay thế 1 phần các giống đậu tương cũ như V74, VX9 –
3 (Đào Quang Vinh và CTV, 2004). Giống ĐVN5 cũng là giống có tiềm năng năng
suất cao, thích hợp trồng 3 vụ và vỏ hạt có màu vàng sáng, đặc biệt rốn hạt

trắng rất được người tiêu dùng ưa chuộng (Đào Quang Vinh, 2006).

Chọn lọc từ tổ hợp lai DT2000 x TQ, tác giả Tạ Kim Bính và
Nguyễn Thị Xuyến đã chọn được dịng DT2006. DT2006 có thời gian
sinh trưởng ngắn, chiều cao cây thấp và trọng lượng 1000 hạt từ 158168g. Đặc biệt DT2006 có năng suất rất cao từ 3- 6 tấn/ ha, thích hợp
trồng cả 3 vụ trong năm (Tạ Kim Bính và Nguyễn Thị Xuyến, 2006).
Trong năm 2006, trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và
phân bón quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm 12 giống mới tại 7 địa điểm trong
mạng lưới khảo nghiệm quốc gia ở các tỉnh phía Bắc, vụ xuân hè 2006. Kết quả

11


×