Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.75 KB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ NGỌC SƠN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH

Chuyên nghành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Oánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin
gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Quốc Oánh người trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn đến Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kế tốn và Quản trị
kinh doanh, Bộ mơn Tài chính, Ban Quản lý đào tạo – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã
trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Tơi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến UBND huyện Yên Khánh, Phịng
Cơng thương, Chi cục Thống kê, Phịng Lao động Thương binh và xã hội;
UBND các xã Khánh Nhạc, xã Khánh Hồng, xã Khánh Thiện, xã Khánh
Vân, Thị trấn Yên Ninh thuộc huyện Yên Khánh; các hộ gia đình đã cung
cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia
đình, người thân đã động viên tơi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Sơn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục bảng.............................................................................................................................. v
Danh mục các từ viết tắt.......................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... vii
Thesis abstract........................................................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung............................................................................................................... 2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................ 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3

1.4.1. Chủ thể nghiên cứu...................................................................................................... 3
1.4.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................................. 3
1.5.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.5.1. Phạm vi nội dung........................................................................................................... 3
1.5.2. Phạm vi không gian...................................................................................................... 3
1.5.3. Phạm vi thời gian........................................................................................................... 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 4
2.1.

Những vấn đề cơ bản về làng nghề.................................................................... 4

2.1.1. Một số khái niệm liên quan...................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm, tiêu chí và phân loại làng nghề..................................................... 10
2.1.3. Nội dung phát triển làng nghề.............................................................................. 23
2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển làng nghề .....................24
2.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................................................ 28


2.2.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới.......28
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số địa phương.................30
2.2.3

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số

tỉnh...................................................................................................................................... 31

iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu...................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................... 35

3.1.1

Vị trí địa lý........................................................................................................................ 35

3.1.2. Khí hậu, thủy văn........................................................................................................ 35
3.1.3

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2013-2015).....35

3.1.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật...................................................................... 36
3.1.5. Đặc điểm dân cư, lao động và việc làm.......................................................... 39
3.2.


Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 42

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................. 42
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 43
3.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin...................................................................... 43
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu và phân tích..................43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 45
4.1.

Tình hình phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh
45

4.1.1. Thực trạng phát triển về số lượng.................................................................... 50
4.2

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất các làng nghề ở huyện

Yên Khánh giai đoạn 2013 - 2015....................................................................... 57
4.2.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong phát triển sản xuất ở làng

nghề huyện Yên Khánh........................................................................................... 57
4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tồn tại, hạn chế trong phát triển sản xuất ở
làng nghề huyện Yên Khánh................................................................................. 58
4.3.1. Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp..................................................................... 61
4.3.2. Một số giải pháp phát triên làng nghề ở Yên Khánh............................... 65
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 79
5.1.


Kết luận............................................................................................................................. 79

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 82

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Kết quả sản xuất k

2013 - 2015) ..........
Bảng 3.2.

Lao động việc làm
Khánh (năm 2013

Bảng 4.1.

Doanh thu, thu nhậ

Bảng 4.2.

Số lao động hoạt đ


Bảng 4.3.

Số hộ, số cơ sở sản

Bảng 4.4.

Tổng hợp số liệu n

Bảng 4.5.

Tổng hợp số liệu n

Bảng 4.6.

Tổng hợp số liệu ng

Bảng 4.7.

Các loại hình tổ ch

Bảng 4.8.

Sự phát triển thị tr

2015 ......................
Bảng 4.9.

Sự thay đổi cơ cấ

qua 3 năm 2013-20

Bảng 4.10. Chất lượng lao động ở làng nghề trong mẫu điều tra năm 2015 .................

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ NN&PTNT

Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban Nhân dân

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ


LĐ-TB&XH

Lao động, Thương binh và Xã hội

LNTT

Làng nghề truyền thống

TT-BNN

Thông tư – Bộ Nông nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TCMN

Thủ công miền núi

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SX

Sản xuất

WTO


Tổ chức thương mại thế giới

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Ngọc Sơn
Tên Luận Văn: “Một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh”.

Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển làng
nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh trong thời gian qua; từ đó đề xuất một số giải pháp
đẩy mạnh phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh trong thời gian tới. Với 4
mục tiêu cụ thể sau: (1)Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề
nghiên cứu; (2) Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh;

(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề trên địa bàn

huyện Yên Khánh; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển
làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp chọn
điểm nghiên cứu và mẫu điều tra, phương pháp thu thập số liệu (số liệu thứ
cấp và số liệu sơ cấp), phương pháp phân tích, xử lí thơng tin, số liệu.


vii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Ngoc Sơn
Thesis title: "Some solutions to develop craft villages Yen Khanh district"
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Scientific Supervisor: Dr. Nguyen Quoc
Oanh Research Objectives:
Based on the assessment of the state of development of craft villages Yen Khanh
district in recent years; which proposed a number of measures to boost development of
craft villages Yen Khanh district in the near future. With four specific objectives: (1)
chemical systems rationale and practices related to research issues; (2) Assess the
situation developed villages Yen Khanh district; (3) Analysis of the factors affecting the
development of villages in the districts of Yen Khanh; (4) propose some measures to
promote the development of craft villages Yen Khanh district.

Materials and Methods:
The theme uses the following research methods: study selection
method and sample, data collection methods (secondary data and primary
data), analysis methods, information processing, data.

viii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển nơng nghiệp nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại
hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề này khơng chỉ có ý
nghĩa trước mắt mà cịn có ý nghĩa lâu dài trong sự phát triển kinh tế nông thôn.
Hiện nay, một trong những nội dung quan trọng của cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng thơn là mở rộng và phát triển các làng nghề. Làng nghề phát triển sẽ là
cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị. Việc đẩy
mạnh phát triển làng nghề nhằm đa dạng hố các ngành nghề nơng thơn, tạo
việc làm mới, tăng thu nhập cho dân cư để góp phần ổn định kinh tế - xã hội và
tạo tiền đề cần thiết cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Trong thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề đã trải qua những
bước thăng trầm. Một số làng nghề truyền thống đã phục hồi và phát triển,
cùng với việc xuất hiện một số làng nghề mới. Có nhiều làng nghề đã phát
triển khá mạnh và lan toả sang các khu vực lân cận, với sự phân cơng và
chun mơn hố trong sản xuất kinh doanh. Tuy vậy cũng có một số làng
nghề dần bị mai một, thậm chí có một số làng nghề mất hẳn.
Huyện Yên Khánh là một huyện phía đơng nam của tỉnh Ninh Bình, phía
tây bắc giáp với thành phố Ninh Bình, phía tây giáp 2 huyện Hoa Lư và n
Mơ, phía nam giáp huyện Kim Sơn, các phần từ phía bắc đến phía đơng giáp
với tỉnh Nam Định qua sơng Đáy có diện tích tự nhiên 13.786 ha, trong đó có
9.540 ha đất sản xuất nơng nghiệp. Có 19 xã, thị trấn với 268 thơn, xóm, phố.
Dân số năm 2014 có 145.131 người với lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Theo kết quả điều tra lao động việc làm tồn
huyện có 75.850 người trong độ tuổi lao động chiếm 53,4% dân số. Lao động
phổ thông không qua đào tạo có 54.291 người chiếm 73,1%. Hàng năm trên
địa bàn huyện có khoảng 2.500 – 3.000 Lao động nơng thơn có nhu cầu đào
tạo nghề; 1.200 - 1.500 các em học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông không thi, thi không đỗ vào Trung học phổ thông và Đại học,

Cao đẳng cần phải giải quyết việc làm.
Nhìn chung trong q trình phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp nơng thơn ở huyện n Khánh trong thời gian qua, làng nghề đã đóng

1


góp vai trị tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế địa phương. Cùng với sự phát triển
trong giai đoạn nền kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, các làng
nghề cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như: Tình trạng khó khăn về mặt
bằng sản xuất, vốn đầu tư thiếu, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng tổ chức
quản lý kém, đầu ra cho sản phẩm sản xuất gặp nhiều khó khăn…điều này địi
hỏi các cơ quan chức năng và toàn thể xã hội cùng chung sức giải quyết.

Sự phát triển làng nghề cần có sự tác động của các yếu tố: trình độ
kỹ thuật, cơng nghệ, thị trường vốn, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, các
chính sách của địa phương. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một
số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Từ đó, đưa ra

giải pháp nhằm phát triển các làng nghề trên địa bàn trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hồn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các làng nghề.
- Đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn


huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong những năm qua và những
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các làng nghề trên

địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Làng nghề là gì?
Thực trạng làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh trong thời
gian qua như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề trên
địa bàn huyện Yên Khánh trong thời gian qua?
Để phát triển làng nghề trong thời gian tới nên đi theo hướng
nào và cần có những giải pháp gì?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Chủ thể nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu ở các hộ, các làng nghề trên địa

bàn huyện Yên Khánh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề.

1.4.2. Khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển

làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu tình hình làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình.
Nghiên cứu các hoạt động phát triển làng nghề trên địa bàn
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề trên
địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Đề xuất giải pháp nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện
Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
1.5.2. Phạm vi khơng gian
Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ, các làng nghề trên địa bàn
huyện Yên Khánh cũng như các chính sách liên quan đến phát triển
làng nghề trên địa bàn huyện.
1.5.3. Phạm vi thời gian
-

Đề tài thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016.

-

Thông tin số liệu thứ cấp phục vụ cho đánh giá thực trạng kinh

tế xã hội của huyện được thu thập qua 3 năm (2013 -2015). Số liệu sơ
cấp thực trạng phát triển làng nghề được thực hiện trong năm 2015.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ

2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Làng nghề
Lịch sử phát triển nền văn hoá cũng như lịch sử phát triển kinh tế Việt
Nam luôn gắn liền lịch sử phát triển các làng nghề. Sự tồn tại và phát triển
của các làng nghề là một q trình tích luỹ kinh nghiệm lâu đời của những
người thợ, trong số này khơng ít làng nghề đã có lịch sử hàng trăm năm và
được truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều làng nghề là một bộ phận kinh tế - văn
hố quan trọng góp phần phát triển kinh tế nơng thơn, thậm chí có nghề
được nâng lên thành di sản vật thể. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được
làm bằng các vật liệu đơn giản mang đậm đặc trưng văn hố Việt Nam đã
được đơng đảo khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, trở thành một
tiềm năng kinh tế - văn hố – xã hội có sức sống bền vững.

Có thể nói làng ở Việt Nam phát triển từ rất lâu đời. Ngay từ thời
vua Hùng dựng nước đã xuất hiện những xóm làng định canh được
hình thành trên cơ sở những cơng xã nơng thơn. Trong đó mỗi cơng xã
gồm một số gia đình, có tinh thần cộng đồng, cộng cảm, sống quây
quần trong một khu vực địa lý nhất định. Như vậy, có thể hiểu làng là
một cộng đồng dân cư tự nhiên được tập hợp theo quan hệ huyết
thống, quan hệ địa vị, quan hệ nghề nghiệp,…được ổn định nhiều mặt.
Lúc đầu nguồn sống cơ bản của người dân trong các làng là sản phẩm
nơng nghiệp, nhưng về sau có một bộ phận dân cư sống bằng những nghề khác
nhau, có những người làm nghề bn bán, có những người chế tác cơng cụ lao
động, sản xuất đồ mộc, đan lát đồ dùng, nuôi tằm, dệt vải…tức là chuyển sang
sản xuất thủ công. Trong thời kỳ đầu, nghề thủ công ở quy mô gia đình và phụ
thuộc vào kinh tế tự nhiên giống như mô tả của Lênin: “Ở đây, nghề thủ công
với nông nghiệp là một mà thôi”. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất,
nghề thủ công từ một nghề phụ trong nông nghiệp chuyển thành một nghề độc
lập. Tuy họ không làm nông nghiệp nhưng vẫn gắn chặt với làng q. Có những
thợ thủ cơng chun làm tiểu thủ cơng nghiệp và sống bằng nghề đó, nhưng

cũng có những người làm nông nghiệp kiêm thợ thủ công. Càng về sau số

4


người trong làng chuyển hẳn sang sản xuất mặt hàng thủ cơng tăng
dần lên, có đội ngũ thợ, có quy trình cơng nghệ và mở rộng đến
mức độ nhất định thì làng đó được gọi là làng nghề.
Đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm khác nhau về
làng nghề. Sau đây, tôi xin nêu ra một số quan niệm tiêu biểu về làng nghề.

Quan niệm thứ nhất. Theo GS. Trần Quốc Vượng thì làng nghề
được định nghĩa như sau:
Làng nghề là làng ấy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi
nhỏ (lợn, gà…) cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu
phụ..) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ
công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có
ơng trùm, ơng phó cả…cùng một số thợ và phó nhỏ đã chun tâm, có thủ
quy trình cơng nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh,
nhất thân vinh” sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt
hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm
hàng hố và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và với
thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu
ra cả thị trường nước ngồi. Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu.

Quan niệm này đúng với làng nghề truyền thống, nhưng lại
khơng thích hợp đối với làng nghề nói chung và làng nghề mới hoạt
động, với yêu cầu phải có nghề cổ truyền nổi trội, tinh xảo với một
tầng lớp thợ thủ cơng chun nghiệp là rất khó thực hiện.
Quan niệm thứ hai: theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng thì

Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở
đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người
thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông.
Nhưng u cầu chun mơn hố cao đã tạo ra những người thợ chuyên
sản xuất hàng nghề truyền thống ngay trên quê nhà của mình.
Quan niệm này cũng chỉ mới dừng lại ở một khía cạnh của làng nghề
truyền thống chưa đưa ra được khái niệm bao quát về làng nghề nói chung.
Quan niệm thứ ba: theo đề tài “Khảo sát một số làng nghề truyền thống –
chính sách và giải pháp” năm 1996 của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học thì làng
nghề là một cộng đồng dân cư, một cộng đồng sản xuất nghề tiểu thủ công

5


nghiệp và nông nghiệp nông thôn. Quan niệm này chưa đủ bởi theo
phân tích ở trên, các địa phương ở nước ta có rất nhiều làng có
nghề nhưng chưa đạt đến mức độ được gọi là làng nghề.
Quan niệm thứ tư: Theo TS. Dương Bá Phượng thì làng nghề là làng ở
nơng thơn có một nghề thủ cơng tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc
lập. Quan niệm này đã nêu lên được hai yếu tố cấu thành của làng nghề là làng
và nghề, nêu lên được vấn đề nghề trong làng tách khỏi nông nghiệp và kinh
doanh độc lập nên phù hợp với điều kiện mới hơn, tránh được hạn chế từ quan
niệm thứ nhất, song vẫn mắc phải hạn chế của quan niệm thứ ba.

Một số nhà nghiên cứu khác lại đưa ra quan niệm làng nghề gắn với tiêu
chí cụ thể về lao động, thu nhập. Tác giả Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận cho
rằng “Làng nghề là những làng đã từng có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ
hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong
tổng thu nhập của họ trong năm”.Còn theo TS. Dương Bá Phượng quan niệm
“Làng nghề là làng ở nơng thơn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn

khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập”. Quan niệm này nêu hai yếu tố cơ
bản cấu thành làng nghề, đó là làng và nghề (Dương Bá Phượng, 2001).

Tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực
hiện một số nội dung Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát
triển ngành nghề nông thôn quy định“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm
dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư
tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông
thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.

Từ một số quan niệm trên có thể thấy rằng thuật ngữ làng nghề
gồm hai yếu tố cấu thành là Làng và Nghề.
Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát
sinh từ quátrình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc,
quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản
thân họ. Về cơ bản, cơ cấu làng được biểu hiện dưới những hình thức:
- Tổ chức theo khu đất cư trú. Theo hình thức này, làng được

chia thành nhiều xóm. Các xóm thường cách nhau, mỗi xóm sinh
hoạt riêng. Xóm phân thành nhiều ngõ, ngõ có một hay nhiều nhà…
- Tổ chức theo huyết thống, dòng họ. Dòng họ có vị trí và vai trị quan trọng

6


trong làng. Có làng có nhiều dịng họ, có làng chỉ một dòng họ.
- Tổ chức theo nghề nghiệp, sở thích và sự tự nguyện như phe (một tổ

chức tự quản dưới hình thức câu lạc bộ), hội (hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập
chèo, đấu vật…), phường nghề (mộc, nề, sơn, thêu, chèo, múa rối…).

- Tổ chức theo cơ cấu hành chính. Làng có khi gọi là xã, có khi

gọi là thơn. Dưới thơn có xóm.
- Tổ chức làng theo lớp tuổi. Hình thức này chỉ dành riêng cho nam

giới, phụ nữ khơng được vào. Hiện nay, hình thức tổ chức này ít tồn tại.
Làng giữa các miền cũng có một số nét khác nhau. Làng Bắc bộ hình
thành từ lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững
trên cơ sở liên kết nhiều hình thức tổ chức. Mỗi hình thức tổ chức có ảnh
hưởng gần như đến từng thành viên, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng. Người dân
sống gắn bó chặt chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. Càng về
phía nam làng càng năng động, bớt những lệ làng. Tên gọi làng cũng khác
nhau, tuỳ theo vùng, đến nay việc phân biệt cũng chưa thật rõ ràng, có
nơi gọi là làng, có nơi gọi thơn, xóm, ấp, bản, bn, phum, sóc,...
Nghề trong làng nghề thường được hiểu là nghề thủ công cụ thể như
nghề dệt vải, nghề đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ... Lúc đầu nghề chỉ
làm phụ trong các gia đình ở nơng thơn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần
số người làm nghề thủ công càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh
sống chính bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại làng q. Ngày nay, ngồi nghề
thủ cơng trên, các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào
nghề và người ta gọi chung là ngành nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề phi
nông nghiệp được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
như: công nghiệp, TTCN, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống... Ngành
nghề phi nơng nghiệp cịn được gọi là ngành nghề nông thôn. “Ngành nghề
nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp,
thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống”.
Theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP quy định ngành nghề nông thôn gồm:

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy


tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

7


- Sản xuất hàng TCMN.
- Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
- Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác

phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh

doanh trong lĩnh vực ngành nghề nơng thơn.
Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề cũng
như những quy định khác nhau về tiêu chuẩn để công nhận làng nghề
giữa các địa phương trong cả nước. Nhưng có thể khái quát chung lại thì
làng nghề được hiểu là một cụm dân cư như làng, thôn, ấp, bản, buôn,
phum, sóc,... (gọi chung là làng) có sản xuất kinh doanh ngành nghề nông
thôn mà số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao.
Trên cơ sở căn cứ để xác định làng nghề chúng tôi cho rằng làng nghề là
những nơi có những hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành phi nông nghiệp
của các cá nhân hay hộ gia đình trong các phường, thơn, xóm, bản...Nơi đó có
số hộ làm nghề và thu nhập chính từ nghề đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu
nhập của hộ gia đình. Đặc điểm này khiến cho làng nghề tồn tại ngay cả khi nền
kinh tế chuyển sang thời kỳ CNH-HĐH, máy móc chỉ có thể thay thế một phần
nào đó trong sản xuất, nhưng khi đó làng nghề vẫn tồn tại.

Vậy theo chúng tôi: “Làng nghề là những nơi như phường, thơn, xóm,

bản... có một hay một số nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao
động và tỷ trọng thu nhập so với tổng thu nhập của hộ gia đình.”

2.1.1.2. Làng nghề truyền thống
Quan điểm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư,
được cư trú giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản
xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ cơng có truyền thống lâu
đời để sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi.

Quan niệm này mới thể hiện được yếu tố truyền thống lâu đời
của làng nghề, còn những làng nghề mới nhưng tuân thủ yếu tố
truyền thống của vùng hay khu vực chưa được đề cập đến.
Quan điểm thứ hai: Làng nghề truyền thống là những làng làm
nghề thủ cơng có truyền thống lâu năm, thường là qua nhiều thế hệ.

8


Quan niệm này cũng chưa đầy đủ, bởi vì khi nói đến làng nghề
truyền thống ta khơng thể chú ý tới các mặt đơn lẻ, mà chú trọng đến
nhiều mặt trong cả không gian và thời gian, nghĩa là quan tâm đến tính
hệ thống, tồn diện của làng nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là
nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và thủ pháp nghệ thuật.
Quan điểm thứ ba: Làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại
dân số làm nghề cổ truyền. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời
trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác kiểu cha truyền
con nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng sản xuất mang
tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài ba và một nhóm người có tay nghề giỏi
làm hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời sản phẩm làm ra mang tính tiêu
biểu độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc. Thu nhập từ

nghề chiếm tỷ trọng từ 60% trở lên trong tổng thu nhập của gia đình và giá trị
sản lượng của nghề chiếm trên 50% giá trị của địa phương (thơn, làng).
Ngồi ra, cịn có quan niệm làng nghề truyền thống là làng có nghề
truyền thống được hình thành từ lâu đời. Làng nghề truyền thống phải đạt
tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống. Tuy nhiên đối với
những làng chưa đạt tiêu chí của làng nghề nhưng có ít nhất một nghề
truyền thống được cơng nhận thì vẫn được coi là làng nghề truyền thống.

Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của
Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng thơn giải thích từ ngữ thì:

Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra
những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và
phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản,
làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn
một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất
ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Từ cách tiếp cận và nghiên cứu trên có thể định nghĩa: Làng nghề truyền
thống là những thôn, làng có một hay nhiều nghề thủ cơng truyền thống được
tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu chiếm
phần chủ yếu trong năm. Cùng với thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở
thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công

9


chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy
trình cơng nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm

làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường.

2.1.1.3. Phát triển làng nghề
Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế và những nhu cầu của thị trường
về các sản sẩm thủ công truyền thống. Các làng nghề thủ công đã dần dần tách
ra khỏi ngành nông nghiệp và quay lại phục vụ cho nơng nghiệp. Chính lúc này,
một số thợ thủ cơng vẫn cịn lao động sinh sống trên làng quê của họ quay trở
lại phát triển nghề thủ cơng mang tính đặc trưng của địa phương mình. Theo đó,
các làng có số người làm nghề tăng lên và trở thành làng nghề. Làng nghề là
một thực thể vật chất và tinh thần, tồn tại cố định của một hay nhiều nghề thủ
công truyền thống. Mỗi nghề thủ công truyền thống được bảo tồn, hoạt động và
phát triển ở một làng nghề, cụm làng nghề hay ở nhiều làng nghề, vùng nghề. Vì
vậy, Phát triển làng nghề chính là q trình khơi phục và phát triển những nghề
tại các phường, làng, xã...đang đứng trước những nguy cơ mai một và biến mất.

Gần đây, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các làng nghề
truyền thống. Chính phủ đã có Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn
và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được
miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá
nhân và các loại thuế có liên quan khác theo quy định để đầu tư sản xuất,
kinh doanh trong lĩnh vực bảo tồn, phát triển làng nghề ở vùng khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc và bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống. Đây
chính là cơng cụ hữu hiệu tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển nhanh
hơn, mạnh hơn. Đồng thời cũng hình thành được các kênh phân phối sản
phẩm của các làng nghề cho chính các doanh nghiệp tạo ra.

2.1.2. Đặc điểm, tiêu chí và phân loại làng nghề
2.1.2.1. Đặc điểm chung của làng nghề
- Làng nghề tồn tại ở nông thôn và gắn liền với làng quê và sản


xuất nông nghiệp:
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, các nghề thủ công truyền thống
dần dần xuất hiện trong từng làng xã ở nông thôn với tư cách là nghề phụ, việc
phụ trong các gia đình nơng dân và nhanh chóng phát triển ở nhiều làng quê.

10


Thời gian lao động ở làng quê dành cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp (do
ruộng đất bình qn thấp, đặc điểm mùa vụ của cây trồng), năng suất lao động
nông nghiệp thấp đã không đảm bảo thu nhập đủ sống cho người nơng dân. Vì
vậy nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập ngồi sản xuất nơng nghiệp trở
thành cấp thiết. Đồng thời, do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp đã tạo ra
một sự dư thừa lao động trong một thời gian nhất đinh; Trong khi đó, ngay trên
thị trường địa phương có nhu cầu về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để phục vụ
cho tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nguồn nguyên liệu phục vụ cho
các nghề thủ công lại tương đối dồi dào,…Tất cả những điều đó đã thúc đẩy các
hoạt động tiểu thủ công nghiệp, ban đầu phục vụ nhu cầu của gia đình mang
tính tự sản tự tiêu, sau đó phát triển thành hoạt động có quy mơ nhiều gia đình
cùng tham gia và như vậy làng nghề truyền thống hình thành và phát triển.

Sau một thời gian, các ngành nghề thủ công nghiệp được tách
dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản
xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn
nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nơng dân.
- Có truyền thống lâu đời:
Đặc trưng của làng nghề truyền thống Việt Nam là có truyền thống lâu đời.
Theo các tư liệu lịch sử, thời Phùng Nguyên khoảng 3000 năm trước công nguyên,
người Việt cổ đã phát minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác một số công

cụ như đồ đá, đồ gốm,… Thời Đông Sơn từ năm 3000 đến năm 258 trước công
nguyên, người Việt đã phát minh ra công thức luyện đồng thau, đồng thanh và đúc
được Trống Đồng Đông Sơn, sản phẩm chứng minh cho nghề truyền thống thời bấy
giờ. Sau đó đến thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ Pháp thuộc, các làng nghề truyền thống
dần dần định hình và có nhiều biến động. Sau ngày hịa bình lập lại ở Miền Bắc
(1954), giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1975) tới nay, làng nghề truyền
thống nước ta chịu nhiều biến động về công nghệ, thị trường, chiến tranh, cơ chế
chính sách và có nhiều bước thăng trầm nhất định, có lúc phát triển mạnh mẽ về sản
lượng, quy mơ, đa dạng hóa các ngành nghề, nhưng có thời kỳ bị tác động mạnh mẽ
bởi các yếu tố và bị mai một. Song vào thập niên 80, đầu thập niên 90, do nhiều
nguyên nhân khác nhau sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp nói chung, sản xuất ở các
làng nghề truyền thống nói riêng giảm sút nghiêm trọng, thậm chí một số làng nghề
truyền thống bị tan rã. Tới những năm gần đây, làng nghề truyền thống cả nước
đang được từng bước phát

11


triển. Như vậy, hầu hết các làng nghề, làng nghề truyền thống và các làng nghề
mới hoặc các làng nghề mới được phục hồi, tính truyền thống thể hiện rất rõ.

- Công cụ lao động thô sơ lạc hậu:
Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ cơng,
cơng nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có cơng
nghệ kỹ thuật hồn tồn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người
thợ, mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hố và điện khí hố từng bước
trong sản xuất. Song cũng chỉ có một số khơng nhiều nghề có khả
năng cơ giới hố được một số cơng đoạn trong sản xuất sản phẩm.

- Nguyên vật liệu thường là tại chỗ:

Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát
từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng
có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước
ngoài như chỉ thêu, thuốc nhuộm,… song không nhiều.
- Lao động chủ yếu là lao động thủ công truyền thống:
Lợi thế về sức lao động dồi dào cùng những sản phẩm nhờ vào kỹ thuật
khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của
người thợ, của các nghệ nhân. Trước kia do trình độ khoa học và cơng nghệ
chưa phát triển thì hầu hết các cơng đoạn trong quy trình sản xuất đều là lao
động thủ cơng đảm nhận. Đặc trưng cơ bản của người thợ thủ công là tự
định đoạt lấy mọi công việc kể cả cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản
phẩm. Công việc có thể tiến hành độc lập hay cùng với một số người trong
gia đình, dịng họ hoặc một số người học việc. Công việc này đã thể hiện một
tay nghề nhất định, một tài khéo léo riêng biệt, độc đáo, kết hợp với đầu óc
sáng tạo và nghệ thuật thơng qua lao động bằng tay hoặc bằng máy móc
cơng cụ cơ khí, nửa cơ khí. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương
thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này sang đời khác và chỉ khn
lại trong từng làng. Sau hồ bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác
xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề
và dạy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính phong phú và đa dạng hơn.
Ngày nay, cùng sự phát triển của khoa học – công nghệ, việc ứng dụng
khoa học công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất đã giảm bớt được
lực lượng lao động thủ công, giản đơn. Nhiều làng nghề truyền thống đã biết sử

12


dụng máy móc cơ khí và động lực trong sản xuất. Tuy nhiên, cịn có
một số loại sản phẩm cịn có một số cơng đoạn trong quy trình sản
xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ cơng tinh xảo. Chính vì vậy,

dấu ấn lao động thủ cơng vẫn được giữ gìn và chính tính chất thủ cơng
mang lại đặc thù cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống.
- Sản phẩm làng nghề có tính mỹ thuật cao, mang đậm văn hoá bản sắc dân tộc:
Một đặc trưng hết sức quan trọng của làng nghề truyền thống là hàng hóa
của làng, đặc biệt là hàng thủ cơng mỹ nghệ mang bản sắc truyền thống, có tính
khác biệt, tính riêng, mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng của
địa phương, tồn tại trong sự giao lưu với cộng đồng. Hàng trạm trổ trên từng
chất liệu khác nhau (gỗ, đá, sừng, xương,…), hàng sơn (sơn thiếp vàng bạc, sơn
mài,…), hàng thêu, dệt (tơ, lụa, chiếu, thảm,…), hàng mây tre đan,…

Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá
trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa
là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước. Các sản phẩm đều là
sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật.
Từ những con rồng chạm trổ ở đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và
các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến các nét chấm phá trên các bức thêu,…tất cả
đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá
tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tơn giáo của dân tộc.
Ở mỗi làng nghề truyền thống đều có bản sắc riêng, từng nghệ nhân cũng có
những nét riêng. Những nét riêng đó được thử thách qua thời gian, qua giao lưu
trao đổi được chọn lọc, được thừa nhận để tồn tại và phát triển, cùng với sự bổ
sung lẫn nhau, trở thành những kiểu mẫu hoàn thiện, đặc sắc cho những sản phẩm
cùng loại được sản xuất, chế tác tiếp sau thể hiện bản sắc độc đáo Việt Nam. Chính
tính khác biệt mang dấu ấn văn hóa mang lại khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
làng nghề truyền thống trong quá trình phát triển thị trường ra thế giới.

- Làng nghề truyền thống luôn gắn với thương hiệu (tên làng) và có khả

năng tồn tại, phát triển lâu dài. Mỗi làng nghề truyền thống thường gắn liền
với địa danh của làng đó để đặt tên cho làng nghề truyền thống của mình

như làng tranh Đơng Hồ, làng gốm Bát Tràng, làng mộc Kim Bồng, đan mây
Chương Mỹ, tơ lụa Tân Châu,… Đây chính là đặc điểm tiêu biểu để phân biệt
được sản phẩm riêng có của mỗi làng nghề truyền thống.

13


Sản phẩm của làng nghề truyền thống khơng chỉ địi hỏi lao động
khéo léo của người thợ mà còn đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm qua nhiều
thế hệ và những kinh nghiệm này trải qua thời gian đã trở thành bí quyết
nghề nghiệp và uy tín thương hiệu. Làng nghề truyền thống đã tồn tại lâu
dài từ đời này sang đời khác là nhờ vào đặc tính này của làng nghề truyền
thống. Trong thời đại hiện nay, đây chính là thương hiệu, chỉ dẫn địa lý
của làng nghề truyền thống. Việc bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý có ý
nghĩa rất lớn để giữ gìn danh tiếng, thị phần cho làng nghề truyền thống,
từ đó tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống phát triển bền vững.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm hầu hết mang tính địa phương,

tại chỗ và nhỏ hẹp:
Sự ra đời của các làng nghề đặc biệt là các làng nghề truyền
thống, xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của
các địa phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có
các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các
làng nghề. Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị
trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu.

- Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là quy mô nhỏ:
Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề phần lớn là quy mơ hộ gia
đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.


- Sự cạnh tranh của sản phẩm:
Bên cạnh những điểm mạnh, các làng nghề ở đang đứng trước thách thức
của cạnh tranh khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Chẳng hạn sản phẩm ít tính sáng tạo, chủ yếu làm theo mẫu có sẵn, đơn
đặt hàng hoặc “nhái lại” mẫu mã của nước ngồi. Một số đơng doanh nghiệp tại
các làng nghề của huyện Yên Khánh vẫn phải xuất khẩu sản phẩm qua trung
gian, chưa thâm nhập được kênh phân phối hàng nhập khẩu của nước ngoài.
Khâu xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế, kể cả hoạt động hỗ trợ xúc tiến
thương mại nhà nước và thực hiện xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. Các
cơ sở sản xuất chưa thực sự coi trọng giá trị của thương hiệu. Điểm yếu nữa là
trong cạnh tranh xuất khẩu, sản phẩm làng nghề Yên Khánh thiếu nguồn nguyên
liệu được cung cấp ổn định, vững chắc.
Như vậy, qua đặc trưng trên ta thấy, ở làng nghề ngồi yếu tố sản xuất cịn

14


mang rất đậm yếu tố văn hoá và phần nào cịn có những yếu tố tâm linh phù hợp.
Bởi làng nghề, ngoài phạm vi đơn vị sản xuất và khái niệm đơn vị hành chính cịn có
đặc trưng riêng biệt là tính cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích rất cao.

2.1.2.2. Các tiêu chí xác định làng nghề
Có một số tiêu chí để xác định làng nghề, cho đến nay người ta
thường dùng nhất là tiêu chí về lao động và thu nhập.
Về lao động, người ta dùng tỷ lệ lao động (hay số hộ) làm nghề so với tổng
số lao động (hay số hộ) của làng. Tuy vậy, có nhiều số liệu khác nhau: Bộ Lao
động, Thương bình và Xã hội (1995) cho rằng các làng nghề truyền thống tỷ lệ
lao động phải đạt từ 30-35%; Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (Đại học
Bách khoa Hà Nội) và Bộ NN&PTNT đưa ra tỷ lệ 30%; JICA và Bộ NN&PTNT đưa
ra tỷ lệ 20% ; tỉnh Hà Tây trước đây quy định tỷ lệ này phải từ 50%; tỉnh Nam

Định quy định phải từ 40%; TS. Dương Bá Phượng đưa ra tỷ lệ 35-40%. Thông tư
số 116/2006/TT-BNN quy định làng nghề có "tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn
tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn"...

Về thu nhập, người ta dùng tỷ lệ thu nhập do nghề đưa lại so với thu
nhập chung của làng. Tỷ lệ này được các tài liệu đưa ra tương đối thống
nhất: Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và
Bộ NN&PTNT, tỉnh Hà Tây , tỉnh Nam Định và TS. Dương Bá Phượng đều đưa
ra tỷ lệ là trên 50%. Các tiêu chí trên phải ổn định trong một thời gian nhất
định. Bởi vì thực tế hiện nay có những làng nghề chỉ tồn tại được một thời
gian ngắn. Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT quy định thời
gian mà làng có đủ các tiêu chí về tỷ lệ lao động, thu nhập phải ổn định tối
thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị mới được công nhận. Đối với các
làng nghề đã được công nhận, nếu sau 5 năm không cịn đạt các tiêu chí quy
định trên sẽ bị thu hồi giấy công nhận.

Trong điều kiện hiện nay, việc xác định làng nghề có thể căn cứ
vào 3 tiêu chí cơ bản sau đây:
- Tỷ lệ số hộ (hay lao động) làm nghề trong tổng số hộ (hay lao

động) của làng phải đạt từ 30% trở lên.
- Tỷ lệ thu nhập từ nghề trong tổng thu nhập của làng phải đạt từ 50% trở lên.
- Hoạt động sản xuất của làng đạt các tiêu chí trên phải ổn định

trong một thời gian liên tục nhất định, ít nhất là 5 năm.

15


Ngồi ra tuỳ theo nghề cụ thể có thể xem xét thêm một số tiêu chí khác cho

phù hợp. Đặc biệt là đối với các nghề mà pháp luật không khuyến khích, các
nghề phải đảm bảo mơi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Trước đây, do chưa thống nhất về tiêu chí làng nghề nên có nhiều số
liệu rất khác nhau về làng nghề cả nước. Theo JICA và Bộ NN&PTNT, năm
2013 cả nước có 5.017 làng nghề; theo tác giả Tăng Thế Cường, Viện
Chiến lược và Chính sách Bộ Khoa học và Cơng nghệ thì có 1.450 làng
nghề; theo Bộ Cơng nghiệp thì có 1.502 làng nghề (2004); theo Viện Asia
SEED (Nhật Bản) thì có khoảng 1.500 làng nghề. Theo kết quả điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 cả nước có 1077 làng nghề.
Từ tiêu chí làng nghề trên đây có một vấn đề đặt ra là: các làng có hoạt
động sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn nhưng chưa đạt các tiêu chí
làng nghề thì gọi là gì? Điều này trong thực tiễn có ý nghĩa quan trọng để phản
ánh các chỉ tiêu về phát triển TTCN ở địa phương. Một số địa phương đưa ra
quan niệm làng có nghề cho những làng chưa đủ tiêu chí để cơng nhận làng
nghề. Chẳng hạn như tỉnh Hà Tây, Nghệ An... UBND tỉnh Nghệ An quy định làng
có nghề tỷ lệ lao động phải đạt từ 20%; tỷ lệ thu nhập phải đạt từ 20% .

2.1.2.3. Phân loại làng nghề
Có nhiều cách phân loại làng nghề khác nhau tuỳ theo mục đích
nghiên cứu. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề, người

ta chia làng nghề thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
Đây là cách phân loại phổ biến, hay dùng nhất.
Làng nghề truyền thống là những làng nghề đã xuất hiện lâu đời, được nối tiếp
từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Làng nghề
truyền thống phải có các yếu tố sau: hình thành và phát triển lâu đời; có nhiều nghệ
nhân và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo; sử dụng nguyên liệu trong nước là chủ
yếu; sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có giá trị chất

lượng cao, vừa là hàng hoá tiêu dùng, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ
thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hố của dân tộc, mang tính bản sắc văn hố
dân tộc Việt Nam; là nghề ni sống phần lớn bộ phận dân cư của làng. Thông tư
116/2006/TT-BNN quy định làng nghề truyền thống có nghề đã xuất hiện trên 50 năm,
tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn

16


×