Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Nghiên cứu sự lưu hành của fowl adenovirus (fadv) ở gà nuôi tại hà nội và vùng phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.89 MB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HÀ THU

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA FOWL
ADENOVIRUS (FAdV) Ở GÀ NUÔI TẠI HÀ
NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN

Ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn vi sinh - truyền nhiễm, Khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Đội Kiểm Dịch Động Vật
Lưu Động – Chi Cục Thú Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà Thu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt.................................................................................................................. v
Danh mục bảng.................................................................................................................... vi
Danh mục hình.................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ viii
Thesis abstract..................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 1

1.3.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................1

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................... 2
2.1.

Giới thiệu chung về fowl adenovirus (adenovirus ở gia cầm) .........2

2.1.1. Hình thái, cấu trúc................................................................................................. 3
2.1.2. Cơ chế sinh bệnh.................................................................................................. 3
2.1.3. Đường truyền lây................................................................................................... 4
2.1.4. Sức đề kháng.......................................................................................................... 4
2.1.5. Chẩn đoán................................................................................................................. 4
2.2.

Hiểu biết về bệnh do fadv gây ra ở gà......................................................... 5

2.2.1. Adenovirus nhóm I (conventional adenovirus).......................................5
2.2.2. Adenovirus nhóm II............................................................................................ 15
2.2.3. Adenovirus nhóm III: (virus gây hội chứng giảm đẻ ở gà)..............20
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................... 23
3.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 23

3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 23

3.3.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................... 23

3.4.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 23

3.5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 24

3.5.1. Phương pháp lấy mẫu...................................................................................... 24
3.5.2. Phương pháp tách và tinh sạch ADN tổng số....................................... 24

iii


3.5.3. Phương pháp tối ưu phản ứng PCR phát hiện FAdV.........................25
3.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử................27
3.5.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử của FAdV
serotype 4............................................................................................................... 27
Phần 4. Kết quả và thảo luận........................................................................................ 29
4.1.

Kết quả xác định sự lưu hành fadv ở đàn gà nuôi tại hà nội và vùng phụ

cận

29


4.1.1. Kết quả tối ưu hóa phản ứng PCR.............................................................. 29
4.1.2. Tổng hợp tình hình thu thập mẫu phục vụ nghiên cứu.................... 30
4.1.3. Kết quả PCR phát hiện FAdV trong mẫu bệnh phẩm......................... 31
4.2.

Kết quả giải trình tự gen hexon của fadv................................................. 33

4.2.1. Kết quả phân tích trình tự nucleotide gen hexon của FAdV...........33
4.2.2. Kết quả phân tích trình tự amino acid của protein hexon ................36
4.3.

Kết quả phân tích đặc điểm dịch tễ học phân tử của fadv..............38

4.3.1. Kết quả phân tích đặc điểm dịch tễ học phân tử của FAdV............38
4.3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử của FAdV serotype 4
40

Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................... 43
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 43

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 43

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 44

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CAV

Chicken Anemia Virus (Bệnh thiếu máu truyền nhiễm ở gà)

CIAV

Chicken infectious anemia Virus (Virus gây bệnh thiếu máu

truyền nhiễm)
EDSV
HHS

Egg drop syndrome Virus (Hội chứng giảm đẻ ở gà)
Hydropericardium-hepatitis syndrome (Hội chứng viêm gan

– viêm ngoại tâm mạc tích nước)
HPS

Hydropericardium syndrome (Hội chứng xoang bao tim tích

nước)
IBDV

Infectious bursal disease Virus (Virus Gumboro)


IBH

Inclusion body Hepatitis (Viêm gan thể bao hàm)

MDTC-RP19

Turkey lymphoblastoid B cell line, có nguồn gốc từ khối u

trong bệnh Marek’s (Tế bào dòng)
MSDV

Marble spleen disease Virus (Virus gây bệnh lách đá hoa)

THEV

Turkey heamorrahgic enteritis Virus (Virus gây viêm ruột

xuất huyết ở gà tây)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Trình tự mồi đặc hiệu phát hiện và giải trình tự gen hexon của FAdV
25

Bảng 3.2.Chu trình nhiệt của phản ứng PCR........................................................ 26
Bảng 3.3.Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ mồi......26
Bảng 3.4.Trình tự hexon gen dùng trong nghiên cứu này.............................. 28

Bảng 4.1.Tổng hợp tình hình thu thập mẫu gà theo lứa tuổi........................31
Bảng 4.2.Kết quả PCR phát hiện FAdV theo trại được kiểm tra................... 32
Bảng 4.3.Kết quả kiểm tra FAdV ở các lứa tuổi gà............................................. 32
Bảng 4.4. Kết quả so sánh mức tương đồng nucleotide giữa 7 chủng FAdV....36

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Minh họa cấu trúc của Fowl adenovirus...............................................3
Hình 2.2. Gan xuất huyết, sưng to, bở, có màu vàng.........................................7
Hình 2.4. Gan xuất huyết điểm......................................................................................8
Hình 2.5. Đơi khi xuất hiện nốt hoại tử ở gan.........................................................8
Hình 2.6. Thận sưng to, nhạt màu, xuất huyết.......................................................8
Hình 2.7. Xoang bao tim tích nước.............................................................................. 8
Hình 2.8. Đơi khi quan sát được da có màu vàng, tụ máu hoặc xuất huyết thành
vệt ở cơ.............................................................................................................. 9
Hình 2.9. Gà chết đột ngột, phân có màu đen......................................................17
Hình 2.10. Ruột non, đặc biệt là tá tràng có màu đỏ sẫm, mạch máu thường có

dạng cành....................................................................................................... 17
Hình 2.11. Ruột non bị xuất huyết, hoại tử............................................................18
Hình 2.12. Lách sưng to, xuất huyết, dễ nát, có điểm hoại tử......................18
Hình 2.13. Bệnh tiến triển, lách gà bị teo nhỏ, có màu trắng xám ...............18
Hình 2.14. Gan sưng to, dễ nát, xuất huyết tập trung thành từng đám....19
Hình 2.15. Đơi khi gan bị hoại tử................................................................................ 19
Hình 2.16. Thận bị sưng to và xuất huyết............................................................... 19
Hình 2.17. Mất màu vỏ trứng, trứng méo mó, kỳ hình......................................22
Hình 4.1. Tối ưu hóa nhiệt độ bắt mồi của phản ứng PCR............................. 29
Hình 4.2. Kết quả tối ưu nồng độ mồi của phản ứng PCR.............................30

Hình 4.3. Minh họa kết quả phản ứng PCR phát hiện FAdV.......................... 31
Hình 4.4. Gan gà sưng to, xuất huyết......................................................................33
Hình 4.5. Lách sưng to.................................................................................................... 33
Hình 4.6. Kết quả giải trình tự phân đoạn gen hexon của 7 chủng FAdV phân lập
34

Hình 4.7. Trình tự gen hexon của 07 chủng FadV..............................................35
Hình 4.8. Trình tự amino acid proteinhexon của 07 chủng FAdV...............37
Hình 4.9. Đặc điểm thay đổi codon ở một số vùng ổn định của gen hexon......38
Hình 4.10. Cây phát sinh chủng loại của FAdV....................................................39
Hình 4.11. Kết quả BLAST tìm kiếm trình tự gen tương đồng 99% với chủng F5
.................................................................................................................................................... 40

Hình 4.12. Đặc điểm dịch tễ học phân tử theo không gian của các chủng FAdV4

.................................................................................................................................................... 41


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hà Thu
Tên luận văn: “Nghiên cứu sự lưu hành của Fowl Adenovirus (FAdV) ở
gà nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận”.
Ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp

Việt Nam Mục đích nghiên cứu
-

Xác định sự lưu hành của FAdV ở đàn gà thuộc địa bàn nghiên cứu.

-

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học phân tử của FAdV.

Nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thực hiện các nội dung sau:

-

Xác định sự lưu hành FAdV ở đàn gà nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận.

-

Giải trình tự gen mã hóa protein hexon của FadV.

-

Phân tích một số đặc điểm dịch tễ học phân tử của FadV.

Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp lấy mẫu.

-


Phương pháp tách và tinh sạch ADN tổng số.

-

Phương pháp tối ưu phản ứng PCR phát hiện FadV.

-

Phương pháp phân tích đặc điểm dịch tễ học phân tử của FAdV serotype 4.

Kết quả chính và kết luận:
Đã xác định được sự có mặt của FAdV lưu hành ở đàn gà tại các
địa bàn nghiên cứu, với tỷ lệ dương tính là 20,97%.


Gà ở lứa tuổi từ 3- 5 tuần dương tính FAdV với tỷ lệ cao nhất theo đàn

85,71% và theo cá thể là 30,56%.
Các chủng FAdV lưu hành ở Hà Nội và vùng phụ cận tương đối đa
dạng về mặt di truyền.
Chủng FAdV thuộc serotype 4 lưu hành ở miền Bắc Việt Nam sớm
nhất vào khoảng năm 2005 và gần gũi về mặt di truyền với nhánh virus
lưu hành ở Ấn Độ hơn các nhánh lưu hành ở Trung Quốc.

viii


THESIS ABSTRACT
Name of Master student: Nguyen Thi Ha Thu

Thesis title: “Research on the prevalence of Fowl Adenovirus (FAdV)
chicken faems of Hanoi and neiyhborin proninces”.
Major: Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Name of Institute: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives:
Determining the prevalence of FAdV of chicken in Hanoi and
neiyhborin proninces.
-

Studing the molecular epidemiology of FAdV.

Research contents:
Determining the prevalence of FAdV of the chicken in Hanoi and
neiyhborin proninces.
-

Sequencing protein hexon gene of FAdV.

-

Analysis the hexon some of FAdV.

Research methodology:
-

Sampling method.


-

Method of total separation and purification of ADN.

-

PCR for identifying FadV.

-

Molecular phylogenetic analysis method of FAdV serotype 4.

Results
The study identified of the presence of FAdV circulating in
chickens in the studied region, with a positive percentage of 20.97%.
Chickens between 3-5 weeks of age were positive FAdV with the
highest percentage 85.71% and 30.56% respectively.
FAdV strains in Hanoi and surrounding presented high genetic
diversity.
-

Fowl adenovirus serotype 4 (FAdV-4) circulated in northern Vietnam in early

2005, and is genetically closer to the group of virus in India than those in China.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Năm 2014 tổng đàn gia cầm cả nước đạt 328,1 triệu con. Ước tính tổng số
gia cầm của cả nước năm 2016 đạt 341,5 triệu con, tăng 4,3% so với năm 2015;
hiện nay tăng khoảng 3,2-3,8% so với cùng kỳ năm 2016. Ngành chăn nuôi gia
cầm trong những năm gần đây khơng ngừng phát triển, tuy vậy cịn gặp khơng
ít khó khăn. Các trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mơ vừa và lớn mặc dù đã
hình thành tại một số vùng sinh thái, song chiếm tỷ lệ chưa cao, thị trường tiêu
thụ sản phẩm chăn ni gia cầm cịn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chăn
ni nhìn chung cịn thấp kém, hầu hết chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật. Hiện
nay ngành chăn ni gà đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến rất
phức tạp, trong đó có nhiều bệnh mới nổi, gây thiệt hại kinh tế. Đồng thời nhiều
tác nhân gây bệnh gây ức chế miễn dịch khiến cho sức đề kháng của gà giảm,
rất dễ mắc các bệnh kế phát. Trong số các bệnh gây suy giảm miễn dịch cho
đàn gà phải kể đến như Gumboro (infectious bursal disease, IBD), Marek’s,
Leukosis, bệnh thiếu máu truyền nhiễm (chicken infectious anemia, CIA) và
bệnh do adenovirus gây ra…

Trong các nguyên nhân kể trên, theo hiểu biết của chúng tơi, tại
Việt Nam chưa có cơng bố nào về nghiên cứu sự lưu hành của FAdV
ở đàn gà và bệnh do virus này gây ra. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề
tài Nghiên cứu sự lưu hành của Fowl Adenovirus (FAdV) ở gà nuôi tại
Hà Nội và vùng phụ cận nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Xác định sự lưu hành của FAdV ở đàn gà thuộc địa bàn nghiên cứu.

-

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học phân tử của FadV.


1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Là nghiên cứu đầu tiên về sự lưu hành FAdV ở đàn gà nuôi tại
địa bàn nghiên cứu;
-

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học phân tử của FAdV

là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về FAdV cũng như
các virus gây ức chế miễn dịch ở gà.

1


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FOWL ADENOVIRUS (adenovirus ở gia cầm)
Adenovirus là một tác nhân gây bệnh chủ yếu ở gà. Hầu hết các chủng thuộc họ
virus này đều có khả năng nhân lên trong cơ thể gà khỏe mạnh, có thể khơng gây
bệnh, và rất có thể trở thành tác nhân gây bệnh nếu có các yếu tố đồng nhiễm hoặc
yếu tố stress khiến cho sức đề kháng của cơ thể gà giảm. Tuy nhiên, một số loài
Adenovirus như virus gây bệnh xuất huyết ruột ở gà tây, virus gây bệnh viêm phế
quản chim cút và virus gây hội chứng giảm đẻ là tác nhân gây

bệnh tiên phát.
Loài Adenovirus phân lập được ở gà vào năm 1949 khi gây nhiễm phôi
gà sử dụng bệnh phẩm của bò mắc bệnh u da. Chủng Adenovirus được
Olson lần đầu tiên phân lập được từ chim cút mắc bệnh đường hô hấp.
Fowl adenovirus (FAdV) được xếp vào giống Aviadenovirus và họ
Adenoviridae. Adenovirus ở gà (avian adenovirus) được chia thành 3 nhóm
là nhóm I, II và III. Nhóm adenovirus I được chia nhỏ thành 5 loài và 12
serotype dựa vào phản ứng cắt men giới hạn và phản ứng trung hịa chéo;

cụ thể là lồi A (serotype 1), lồi B (serotype 5), loài C (serotype 4 và 10),
loài D (serotype 2, 3, 9 và 11) và loài E (serotype 6, 7, 8a và 8b).
Nhóm I, hay là một adenovirus thường, mang một kháng nguyên nhóm
chung khác với nhóm kháng nguyên của adenovirus động vật có vú. Các virus
này nhân lên rất nhanh trong môi trường tế bào của gà và đã phân lập được từ
gà, gà tây, ngỗng, vịt, chim cút, bồ câu, đà điểu và một số loài gia cầm khác.
FAdV có thể chia thành ít nhất 12 serotype, khơng chỉ gây bệnh cho gà mà cịn
gây bệnh cho nhiều loài khác. Gà tây, ngỗng và vịt bị nhiễm bởi adenovirus
khơng có khả năng nhân lên hoặc nhân lên kém trên môi trường tế bào gà mà
cần loại tế bào đồng chủng. Đã có ít nhất 3 serotype phân lập được từ gà tây,
và chúng chỉ phát triển trên mơi trường tế bào gà tây; ngồi ra có 3 serotype
khác phân lập từ ngỗng; 01 serotype phân lập từ ngan.

Nhóm II, bao gồm virus gây bệnh viêm ruột xuất huyết ở gà tây
(turkey heamorrahgic enteritis – THE), virus gây bệnh lách đá hoa
(marble spleen disease – MSD) và virus gây chứng to lách ở gà (group II
splenormegaly of chicken). Các virus này mang kháng nguyên chung
khác với adenovirus của động vật có vú và adenovirus gà nhóm I.

2


Nhóm III gồm virus gây chứng giảm đẻ ở gà (egg drop syndrome
– EDS) phân bố rộng rãi ở đàn thủy cầm nhưng có khả năng gây bệnh
dễ dàng cho gà, gà mắc bệnh đẻ ra trứng có vỏ khơng bình thường.
Hiện

nay

họ


Adenoviridae

được

chia

thành

2

giống

gồm

Mastadenovirus (gồm các chủng gây bệnh ở động vật có vú, bao gồm cả
người) và Adenovirus. Giống thứ 3 được đề xuất trong phân loại là
Atadenovirus bao gồm adenovirus gây bệnh ở bò (bovine adenovirus 5, 6, 7
và 8); adenovirus gây bệnh ở cừu (ovine adenovirus chủng 287). Hiện nay vị
trí phân loại của virus gây bệnh ở gà (THE/MSD) vẫn chưa rõ ràng.

2.1.1. Hình thái, cấu trúc
FAdV là những virus hình cầu, khơng có vỏ bọc bên ngồi, nhân là ADN
sợi đơi với đường kính dao dộng từ 70 đến 90 nm. Hạt virus bao gồm 252
capsomer sắp xếp theo 12 bề mặt hình tam giác với 6 capsomer theo chiều dài
mép. Adenovirus nhân lên trong nhân tế bào, hình thành thể bao hàm ái kiềm.

Hình 2.1. Minh họa cấu trúc của Fowl
adenovirus 2.1.2. Cơ chế sinh bệnh
Fowl adenovirus có mặt ở cả gia cầm khỏe và gia cầm ốm (Adair and

Fitzgerald, 2008). Mặc dù hiện tượng suy giảm miễn dịch được coi là nguyên
nhân dẫn đến gà mắc hội chứng viêm gan thể bao hàm (Inclusion body
hepatitis – IBH), các vụ dịch vẫn xảy ra mà không tìm được tác nhân gây suy
giảm miễn dịch. Các yếu tố liên quan đến cơ chế sinh bệnh của Aviadenovirus
hiện nay vẫn chưa rõ ràng, nhiều nghiên cứu thử nghiệm cho biết nhiều lồi
adenovirus địi hỏi sự có mặt của một số mầm bệnh khác mới gây nên bệnh.

3


Ngưởi ta đã chứng minh được rằng sự có mặt của virus Gumboro, virus
gây bệnh thiếu máu truyền nhiễm gà khiến cho khả năng gây bệnh của
adenovirus tăng lên, trong khi đó nếu có mặt của parvovirus sẽ làm giảm
sự phát triển, khả năng gây bệnh cũng như khả năng phát bệnh ung thư
của virus này trên môi trường tế bào (McFerran, 1981).

2.1.3. Đường truyền lây
Adenovirus có thể lây truyền dọc (Saif et al., 2008) hoặc truyền ngang
(Akhtar, 1994). Virus này thường hoạt động trở lại trong giai đoạn gà đẻ với tỷ
lệ đẻ cao nhất do tác động bởi các yếu tố stress hoặc khi lượng hormone sinh
dục rất cao ở thời điểm đó, dẫn đến tăng nguy cơ truyền bệnh cho đời sau.
Những con gà mái mang virus sẽ có thể làm lây cho con con trong 3-6 tuần; tuy
nhiên khơng có bằng chứng cho thấy khả năng truyền dọc ở những con có
miễn dịch (Philippe et al., 2007). Theo đường truyền ngang, virus có thể lây qua
phân, dịch nhớt khí quản, dịch mũi, nước tiểu, tinh dịch (Adair and Fitzgerald,
2008). Lây qua khơng khí cũng có thể xảy ra giữa các trại khi dọn dẹp chuồng
sau mỗi lứa nuôi gà. Thời gian nung bệnh của virus dao động từ 24 đến 48 giờ.

2.1.4. Sức đề kháng
Adenovirus không bị tiêu diệt bởi các chất làm tan mỡ (như ether và

chloroform), NaOH, trypsin, phenol 2% hoặc cồn 50% (Adair and Fitzgerald,
2008). Virus tồn tại ở pH dao động từ 3 đến 9 và chỉ bị bất hoạt bởi
formaldehyde 1‰. Chất ức chế NAD (IuDR và BuDR) ngăn cản sự nhân lên
của adenovirus. Virus có khả năng chịu được nhiệt độ khác nhau dao động
0

từ 56 đến 70 C trong 30 phút, trong đó adenovirus ở gia cầm dường như
chịu nhiệt tốt hơn so với adenovirus ở động vật có vú. Trong xác gia cầm
chết, virus có thể tồn tại và gây bệnh trong vịng 20 ngày.

2.1.5. Chẩn đốn
Để chẩn đốn có thể phân lập virus, sử dụng phản ứng PCR,
phản ứng huyết thanh học như miễn dịch huỳnh quang, phản ứng
ELISA, phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch.
Phản ứng PCR là một trong các phương pháp được lựa chọn để xác định sự
có mặt của FAdV trong khi đó các phản ứng huyết thanh học khơng có giá trị trong
chẩn đoán do kháng thể lưu hành phổ biến trong đàn. Phản ứng trung hòa virus
hoặc phản ứng khuếch tán kép được sử dụng phổ biến để phân biệt các nhóm
(subgroup) và serotype của FAdV (McFerran et al., 1972; Kefford et al., 1980).

4


Môi trường tế bào phù hợp để phân lập virus là tế bào thận gà hoặc
gan phơi gà, trong đó môi trường tế bào gan phôi gà thường được lựa
chọn do virus mẫn cảm hơn (Adair and Fitzgerald, 2008). Khi tiêm cho
phôi gà để phân lập virus, đường tiêm là màng nhung niệu phù hợp hơn
khi tiêm vào xoang niệu mô (Kawamura and Horiuchi, 1964).

2.2. HIỂU BIẾT VỀ BỆNH DO FAdV GÂY RA Ở GÀ

2.2.1. Adenovirus nhóm I (conventional adenovirus)
Adenovirus phân bố rộng rãi ở đàn gà, có thể phân lập được từ
gia cầm khỏe hoặc gia cầm bệnh. Ngoài ra chúng còn phân lập từ gà
tây, ngỗng, vịt, bồ câu, chim vẹt đuôi dài ở Úc, vịt trời và có những
bằng chứng cho thấy virus lưu hành ở mịng biển, con cú, diều hâu.
Đường truyền dọc là đường truyền lây rất quan trọng. Gà con nở ra từ những
quả trứng bị nhiễm bệnh có thể thải virus qua phân ngay từ khi mới nở nhưng phần
lớn sẽ thải virus từ tuần tuổi thứ 2-4; hiện tượng tái kích hoạt bài thải virus tiềm ẩn
chỉ xảy ra khi hàm lượng kháng thể thụ động giảm xuống. Những đàn gà broiler có
nguồn gốc khác nhau sẽ có nguy cơ hình thành chủng virus mới cũng như hiện
tượng đồng nhiễm nhiều chủng virus. Tốc độ lây lan của virus theo đường này dẫn
đến kết quả lượng virus bài thải cao nhất từ tuần 4-6. Trong một nghiên cứu thực
hiện với đàn gà hậu bị thấy lượng virus bài thải lớn nhất trong thời gian giữa tuần
thứ 5-9 nhưng có đến 70% gà vẫn thải virus đến tuần 14. Kết quả của một nghiên
cứu khác cho biết virus bài thải nhiều đến tuần 14, có 8 serotype phân lập được từ
7 trại và gia cầm có thể bài thải virus suốt cả đời. Sau giai đoạn bài thải, virus sẽ ở
dạng tiềm ẩn, có thể do kháng thể sản sinh. Khi miễn dịch của cơ thể giảm, sau 812 tuần, virus thoát ra và lại bài thải. Kháng thể dịch thể khơng đóng vai trị ngăn
cản sự bài thải virus do đó thấy gia cầm trưởng thành vẫn thải virus mặc dù hàm
lượng kháng thể trung hòa với một số serotype rất cao; nhưng có thể ngăn khơng
cho nhiễm serotype khác. Adenovirus thường phân lập được từ đàn gà đẻ khi tỷ lệ
đẻ cao nhất, khiến cho virus có thể truyền dọc qua trứng cho con con.
Ngoài truyền dọc qua trứng, đường truyền ngang cũng quan trọng. Virus
được thải qua phân với số lượng rất lớn, ngồi ra virus cịn nhân lên với số lượng
lớn ở dịch mũi, khí quản, màng kết và thận nên có thể thải qua chất bài xuất, bài tiết
của con vật.Virus còn được thải qua tinh dịch, là đường truyền lây rất nguy hiểm.
Hiện tượng thải virus qua phân thay đổi từ con non đến con trưởng thành, trong đó
thời gian thải lượng lớn virusở con non kéo dài hơn con trưởng thành.

5



Virus có thể truyền lây giữa các đàn qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián
tiếp qua người, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, khay ấp
trứng… Lây qua không khí cũng có thể xảy ra.
Bệnh lây lan nhanh trong đàn, và thường do có sự kích hoạt của virus tiềm ẩn vì
khi gây nhiễm đàn gà sạch bệnh với số lượng nhỏ virus, tốc độ lây truyền sẽ rất chậm.

Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Adenovirus nhóm I thường khơng gây bệnh cho động vật có vú
nên khơng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Virus phân bố rộng rãi và độc lực của của chúng rất khác nhau. Nhiều trường
hợp nhiễm bệnh ở thể ẩn, có thể do độc lực của virus thấp hoặc có thể gà bị nhiễm
virus khi vẫn còn kháng thể thụ động. Tuy nhiên, vì hiện tượng nhiễm adenovirus
tiềm ẩn thường xảy ra trong giai đoạn gà 2-3 tuần tuổi và gà đẻ khi tỷ lệ đẻ cao
nhất, adenovirus thường liên quan đến bệnh đường hơ hấp, bệnh đường tiêu hóa,
hiện tượng giảm đẻ, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn và viêm khớp ở gà.
Trong hầu hết các trường hợp, adenovirus đóng vai trị là mầm bệnh cộng phát
hoặc kế phát mà ít khi là nguyên nhân nguyên phát. Hiện nay người cho cho rằng
adenovirus là một tác nhân quan trọng gây bệnh ở gà như sau:

2.2.1.1. Bệnh viêm gan thể bao hàm


gà broiler, FAdV4 là nguyên nhân gây nên bệnh viêm gan thể bao

hàm (Inclusion body hepatitis – IBH), hội chứng xoang bao tim tích nước
(hydropericardium syndrome – HPS), bệnh sói mịn dạ dày (gizzard erosion)
và viêm sưng dây chằng, viêm khớp (tenosynovitis) (Saif et al., 2008).
Bệnh viêm gan thể bao hàm ở gà được mô tả lần đầu tiên tại Mỹ vào năm
1963 (Helmboldt and Frazier, 1963). Từ đó đến nay, bệnh được ghi nhận ở nhiều

nơi trên thế giới như Canada, Anh, Úc, Italia, Pháp và Ailen (Howell et al., 1970)
và hiện nay ngày càng có dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiếp tục gia tăng
(McFerran and Smyth, 2000). Bệnh ảnh hưởng đến gà broiler từ 3 - 7 tuần tuổi
(Winterfield et al., 1973), mặc dù gà nhỏ 7 ngày tuổi (Barr and Scott, 1988) hoặc
gà lớn 20 tuần tuổi (Jones and Goergiou, 1984) cũng có thể bị mắc. Một số đàn
gà giống cũng có thể bị mắc bệnh trong giai đoạn quá độ từ giai đoạn gà dị.
Triệu chứng đầu tiên có thể quan sát được khi bị bệnhlà gà bị xù lơng, gập
đầu về phía trước và chết đột ngột (Macpherson et al., 1974; McFerran et al., 1976;
Hess, 2000; Adair and Fitzgerald, 2008). Những con còn lại có thể khơng có triệu

6


chứng hoặc giảm khả năng tăng trọng (Saif et al., 2008). Tỷ lệ ốm do IBH thường
thấp (Howell, 1970, Macpherson et al., 1974, McFerran et al., 1976); tỷ lệ chết
thường khoảng từ 5-10% nhưng đơi khi có thể lên đến 30% (Barr and Scott, 1988).

Khi mổ khám, gan gà bị nhạt màu, sưng to và xuất huyết (Pattison
et al., 2008). Hiện tượng thiếu máu, hoàng đản da và mỡ ở tổ chức dưới
da, xuất huyết các khí quan cũng được mơ tả. Kiểm tra bệnh tích vi thể
thấy viêm gan và viêm tụy với sự thâm nhiễm của thể bao hàm có nhân
bạch cầu ái toan trong tế bào gan và tụy (Pattison et al., 2008).
Nhiều vụ dịch IBH đã được ghi nhận tại Úc (Barr and Scott, 1988), New
Zealand (Christensen and Saifuddin, 1989) và Canada (Ojkic et al., 2008). Tại
Úc, tỷ lệ chết lên đến 30% ở gà dưới 3 tuần tuổi. Tại New Zealand các vụ
dịch xảy ra phần lớn liên quan đến FAdV-08, mặc dù cũng phân lập được
FAdV-01 và FAdV-12. Tuy nhiên ở các hai quốc gia này khi dịch xảy ra đều
có liên quan đến FAdV loài C (Barr and Scott, 1988; Christensen and
Saifuddin, 1989). Trong khi đó tại Canada, FAdV-02, FAdV-08 và FAdV-11
được xác định là nguyên nhân gây nên các vụ dịch IBH (Ojkic et al., 2008).


Hình 2.2. Gan xuất huyết, sưng to, bở, có màu vàng

Hình 2.3. Các điểm xuất huyết dày và thành vệt ở gan

7


Hình 2.4. Gan xuất huyết điểm

Hình 2.5. Đơi khi xuất hiện nốt

Hình 2.6. Thận sưng to, nhạt

hoại tử ở gan

màu, xuất huyết

Hình 2.7. Xoang bao tim tích nước

8


Hình 2.8. Đơi khi quan sát được da có màu vàng, tụ máu hoặc xuất
huyết thành vệt ở cơ
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm gan thể bao hàm
Hiện tượng suy giảm miễn dịch do nhiễm virus Gumboro (IBDV) được coi
là nguyên nhân khiến cho FAdV có khả năng gây bệnh viêm gan thể bao hàm
(Rosenberger et al., 1975; Fadly et al., 2008). Phân tích dữ liệu thu thập được từ
các ổ dịch IBH năm 2007 xảy ra ở một số trang trại gà broiler ở vùng Missisippi

(Mĩ) cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa IBH và IBDV nhưng không thấy sự
liên hệ giữa IBH và CAV (Sentíes-Cué et al., 2010). Tuy nhiên, IBH được ghi
nhận ở vùng bắc Ailen và Newzealand trước khi bệnh Gumboro xuất hiện ở
những nước này (Christensen and Saifuddin, 1989); tại đây các ca bệnh IBH
được ghi nhận xảy ra ở những con gà không mang IBDV (Reece et al., 1986).
Tại miền Tây Canada, một nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra liệu có
mối liên quan giữa gì IBH và sự nhiễm IBDV và CAV hay không; đồng thời xác
định serotype adenovirus nào có liên quan đến IBH (Gomis et al., 2006). Mẫu
huyết thanh được thu thập từ 17 giống gà broiler và gà con của chúng lấy trong
giai đoạn ấp nở và giết thịt. Trong khi nuôi, tỷ lệ chết hàng ngày được ghi chép
với tất cả 31 đàn broiler có nguồn gốc từ các đàn giống kể trên. Bệnh IBH được
chẩn đoán bằng cách mổ khám gà chết với bệnh tích đại thể đặc trưng là gan bị
hoại tử. Mẫu bệnh phẩm là gan gà chết nghi do IBH được lấy để xác định sự có
mặt của CAV và IBDV bằng phản ứng ELISA. Trong số 31 đàn kiểm tra, khơng
tìm thấy mối liên hệ nào giữa IBH với sự có mặt của hai virus này. Các serotype
FAdV-07, FAdV-08a, FAdV-08b và FAdV-11 đã phân lập được từ đàn gà bệnh. Kết
quả của nghiên cứu này cho thấy tại miền Tây Canada, IBH là bệnh tiên phát và
bệnh xảy ra khơng phụ thuộc hoặc liên quan đến sự có mặt của một số virus
gây suy giảm miễn dịch.

9


Tại một đảo phía Nam của Newzealand, một vụ dịch IBH được mô tả xảy ra
ở 1 đàn gà broiler trong thời gian 3 tháng từ tháng 6 năm 1987 (Christensen
and Saifuddin, 1989). Kết quả nghiên cứu cho biết có mối liên hệ chặt chẽ giữa
nguy cơ bùng phát IBH ở đàn gà broiler với sức đề kháng của gà bố mẹ trong
giai đoạn đẻ trứng; nhưng khơng có mối liên hệ gì giữa IBH với sự có mặt của
CAV và virus gây bệnh Marek’s. Nghiên cứu này cũng kết luận IBH là bệnh tiên
phát ở gà vì IBDV – một tác nhân được coi là yếu tố kích hoạt sự bùng phát IBH

không lưu hành tại Newzealand tại thời điểm đó.

Trong một nghiên cứu khácthực hiện để xác định ảnh hưởng của hiện
tượng suy giảm miễn dịch do IBDV với sự xuất hiện IBH, chủng FAdV-02 và
FAdV-12 đã phân lập được từ gan gà trống 6 tuần tuổi (Reece et al., 1986).
Nghiên cứu một lần nữa khẳng định IBH có thể xảy ra mà khơng cần sự có
mặt của virus gây suy giảm miễn dịch như IBDV; nguy cơ được xác định là
do yếu tố môi trường như chim sẻ, bồ câu, cơng nhân.
Tại Chile, có nghiên cứu được thực hiện để xác định đặc tính của ba
chủng FAdV phân lập từ năm 1996-1997 từ các ổ dịch IBH/HPS bằng
phương pháp trung hòa virus và phương pháp cắt men giới hạn (Toro et al.,
1999). Nghiên cứu này có tiến hành gây bệnh thực nghiệm cho gà với
chủng FAdV 341. Kết quả cho thấy chủng virus này có thể gây bệnh
IBH/HPS ở gà với sự có mặt của các yếu tố gây suy giảm miễn dịch khác.
Tại Ontario, 86 ổ dịch IBH đã xuất hiện từ tháng 1/1969 – 7/1971 (Pettit and
Carlson, 1972). Nghiên cứu cho thấy khơng có mối liên hệ nào giữa IBH và
giống gà cũng như quá trình ấp nở, dinh dưỡng, cơng tác quản lý đàn và thuốc
sử dụng. Tuy nhiên, bệnh xảy ra theo mùa vào mùa xuân. Một nghiên cứu
tương tự được tiến hành tại Alberta để điều tra sự xuất hiện của bệnh ở gà
broiler 12 tuần tuổi bị chết đột ngột với bệnh tích gan hoại tử trong thời gian từ
năm 1968 đến 1969 (Howell et al., 1970). Kết quả cũng cho biết khơng có mối
liên hệ nào giữa bệnh với giống gà, quá trình ấp nở, nguồn thức an; tuy nhiên
với sự có mặt đồng thời của virus gây bệnh Marek’s, bệnh viêm ruột và nhiễm
trùng huyết là các nguy cơ khiến cho bệnh xảy ra. Khi gà broiler mắc kế phát
E.coli sẽ có nguy cơ cao xảy ra bệnh IBH (Wells et al., 1977).
Tại phía nam Ontario, tỷ lệ chết của gà mắc IBH được xác định ở đàn gà
bố mẹ 10-14 ngày tuổi (Philippe et al., 2007). Mặc dù nguồn gốc của adenovirus

10



không thể xác định được nhưng người ta nghi ngờ có thể virus xâm nhập vào
đàn gà trong q trình chăn nuôi thông qua thức ăn, chất độn chuồng, quần áo,
giày của người chăn nuôi hoặc do tiếp xúc với các đàn gà khác. Mặc dù
chuồng gà đã được sát trùng trước khi thả gà nhưng có thể adenovirus do đề
kháng được với các chất sát trùng nên vẫn tồn tại trong chuồng và gây bệnh.

2.2.1.2. Hội chứng viêm bao tim tích nước
Năm 1987, một hội chứng mới với tên gọi viêm bao tim tích nước
(hydropericardium syndrome – HPS) hay còn gọi là bệnh Angara được phát
hiện tại Pakistan (Shane and Jaffery, 1997), sau đó được ghi nhận tại Ấn Độ,
Kuwait, Iraq, Mexico, Miền Nam và Trung Mĩ, Nhật và Nga. Tại vùng Nam và
Trung Mĩ, bệnh sau đó được chẩn đoán là IBH (Shane, 1996). Hội chứng này
và hội chứng viêm gan thể bao hàm chỉ khác nhau ở tỷ lệ chết và tỷ lệ có
bệnh tích xoang bao tim tích nước cao hơn rất nhiều.
Bệnh thường xảy ra ở gà hướng thịt từ tuần tuổi thứ 3-6, tỷ lệ chết dao
động từ 20-80%. Khi xảy ra ở gà giống và gà đẻ, tỷ lệ chết thấp hơn. Đặc trưng
của bệnh là xoang bao tim tích nhiều nước trong (có thể lên đến 10ml), phổi bị
phù thũng, gan sưng to, thận sưng to và nhạt màu. Kiểm tra bệnh tích vi thể
thấy gan bị hoại tử, thâm nhiễm tế bào đơn nhân và thể bao hàm ái kiềm.

Nguyên nhân gây bệnh được xác định là FAdV4 hoặc 8, ngoài ra
cịn có thêm vai trị của một số yếu tố khác. Ngồi lồi gà thì bồ câu
cũng có thể mắc bệnh tương tự (Naeem and Akram, 1995).
2.2.1.3. Bệnh ở gà tây
Adenovirus được phân lập từ một số ổ dịch gà tây mắc bệnh
đường hơ hấp, đường tiêu hóa và hiện tượng giảm đẻ hoặc IBH; tuy
nhiên không thể gây bệnh thực nghiệm được.
2.2.1.4. Bệnh ở lồi thủy cầm
Có 3 serotype phân lập được từ ngỗng trong ổ dịch viêm gan,

quan sát được hạt virus giống adenovirus trong gan, tỷ lệ chết cao.
Tại Canada, một chủng adenovirus đã được phân lập từ hai đàn ngỗng
4-11 ngày tuổi mắc bệnh đường hô hấp có tỷ lệ chết lên đến 12% (Riddell et
al., 1992). Ngồi ra chứng viêm hầu, hẹp khí quản và viêm phế quản, viêm
phổi, tế bào biểu mơ khí quản chứa nhiều hạt adenovirus cũng được ghi
nhận ở 10% trong một đàn ngan từ 7-21 ngày tuổi (Bergmann et al., 1985).

11


2.2.1.5. Bệnh ở gà Nhật (guinea fowl)
Hiện tượng viêm tụy và hoại tử tuyến tụy với sự thâm nhiễm thể bao hàm
ái toan có liên quan đến nhiễm adenovirus ở gà Nhật. Bệnh viêm tụy và bệnh
tích đường hơ hấp có thể quan sát được khi gây bệnh bằng phương pháp nhỏ
mũi cho gà từ lúc 1 ngày tuổi. Ngoài ra cịn quan sát thấy bệnh tích xuất huyết,
thâm nhiễm thể bao hàm do adenvirus ở lách của gà bệnh (Massi et al., 1995).

2.2.1.6. Bệnh ở đà điểu
Adenovirus được xác định có liên quan đến một số bệnh ở đà điểu
như tiêu chảy, viêm tuyến tụy, chết, tỷ lệ ấp nở thấp. Bằng thực nghiệm
sử dụng chủng adenovirus phân lập từ đà điểu khi gây bệnh thực
nghiệm cho gà Nhật đã gây viêm tụy (Capua et al., 1994; Gough et al.,
1997). Một nghiên cứu khác khi gây bệnh thực nghiệm cho đà điểu con 3
ngày tuổi đã khiến cho toàn bộ đà điểu này bị chết (Raines et al., 1997).
2.2.1.7. Bệnh viêm phế quản ở chim cút
Viêm phế quản ở chim cút là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả
năng lây lan nhanh ở chim cút (bobwhite quail, Colinus virginianus) từ 1-3
tuần tuổi, tỷ lệ mắc lên đến 100% và tỷ lệ chết 50%. Kháng thể kháng virus
có thể được tìm thấy ở chim trưởng thành và chim hoang dã.


Nguyên nhân gây bệnh là một FAdV nhóm I khác so với virus gây
bệnh ở gà. Hiện nay khơng có thơng tin chứng tỏ chủng F1 ở chim cút
có ở dạng tiềm tàng và có khả năng truyền dọc giống như chủng gây
bệnh ở gà hay không. Khi gây bệnh thực nghiệm chủng adenovirus của
chim cút cho gà và gà tây kết quả gà chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ.
Bệnh tích đại thể bệnh viêm phế quản chim cút gồm chảy nhiều nước mắt
nước mũi, viêm khí quản có nhiều dịch, đơi khi xuất huyết khí quản và viêm túi khí.
Bệnh tích vi thể gồm viêm hoại tử khí quản, viêm phế quản tăng sinh và hoại tử,
viêm phổi hoại tử; thâm nhiễm thể bao hàm đơn nhân trung tính ở tế bào biểu mơ
khí quản. Ngồi ra cịn hiện tượng có nhiều điểm hoại tử gan, lách, túi fabricius dẫn
đến hiện tượng hoại tử, teo các cơ quan này (Reed and Jack, 1997).

2.2.1.8. Một số bệnh khác ở chim cút
Hai trường hợp viêm não thể bao hàm do adenovirus được ghi nhận ở
chim cút bobwhite quail (Colinus virginianus) (Goodwin, 1993). Ở loài chim
coturnix quail, bệnh viêm dạ dày ruột thể bao hàm do adenovirus cũng
được ghi nhận, bệnh tích đặc biệt nặng ở manh tràng (Tsai et al., 1998).

12


2.2.1.9. Chẩn đốn Adenovirus nhóm I
Phân lập virus
Bệnh phẩm lấy là phân hoặc chất chứa kết tràng. Nếu một cơ quan nào đó
có bệnh tích rõ ràng, ví dụ gan trong bệnh IBH, khí quản trong bệnh viêm phế
quản truyền nhiễm thì cần lấy bổ sung làm bẹnh phẩm chẩm đoán. Virus
thường tồn tại ở túi Fabricius, nước mắt, nước mũi, dịch hầu họng, khí quản,
phổi và thận. Nghiền với nước sinh lý thành huyễn dịch bệnh phẩm 10%, bổ
sung kháng sinh (1.000UI penicillin và 1.000 µg streptomycin/ml) rồi gây nhiễm
cho môi trường tế bào hoặc môi trường nuôi cấy vi khuẩn. Huyễn dịch virus

0

0

này có thể bảo quản ở nhiệt độ 4 C hoặc ≤-20 C cho đến khi sử dụng. Môi
trường tế bào được lựa chọn để phân lập adenovirus ở gà là tế bào thận gà và
tế bào gan phơi gà, trong khi đó mơi trường tế bào xơ phơi gà ít mẫn cảm hơn.
Với một số lồi khác, ví dụ virus gây bệnh cho gà tây chỉ mẫn cảm trên tế bào
đồng chủng, ví dụ tế bào thận gà tây. Vì vậy tốt nhất để phân lập adenovirus
lồi nào thì sử dụng tế bào của lồi đó; tuy nhiên vấn đề khó khăn là khơng thể
kiếm được loài gia cầm sạch bệnh phù hợp. Sau khi ni cấy virus, tế bào
được theo dõi ít nhất trong 14 ngày, thường phải trải qua 1 lần cấy chuyển mù.
Trong q trình ni cấy thường phân lập được cùng một lúc nhiều serotype
adenovirus khác nhau, hoặc adenovirus và reovirus. Để thuần khiết được
chủng virus phân lập cần phải sử dụng phương pháp (plaque purification) hoặc
phương pháp trung hòa virus.
Nếu có mặt adenovirus, quan sát thấy nhiều tế bào hình trịn bong tróc ra khỏi
thành chai ni cấy. Thực hiện phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu để loại trừ
tạp nhiễm virus thuộc họ orthomyxoviridae và paramyxoviridae do adenovirus
nhóm I và II khơng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà; tuy nhiên phương
pháp tốt nhất để khẳng định sự có mặt của adenovirus là sử dụng phản ứng miễn
dịch huỳnh quang, định serotype bằng kháng thể đặc hiệu.

Phương pháp nuôi cấy trên môi trường tế bào thường độ nhạy
không cao, trừ trường hợp virus type 1 và 5. Đường tiêm virus là vào
xoang niệu mô hoặc túi lịng đỏ.
Một số phương pháp chẩn đốn hiện đại như PCR thường bị hạn chế vì
hiện tượng tiềm ẩn khiến cho kết quả dương tính khó kết luận được bệnh xảy
ra tại thời điểm điều tra hay nhiễm sớm hơn. Phương pháp này đặc biệt có ý
nghĩa khi để xác định genotype để kết luận virus có tính gây bệnh hoặc không.


13


Phương pháp huyết thanh học
Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch được sử dụng rộng rãi. Ưu điểm
chính của phương pháp này là rẻ tiền, dễ thực hiện; nhược điểm là độ nhạy
kém. Phương pháp thường được sử dụng để đánh giá đàn gà sạch bệnh; kết
quả dương tính đáng tin cậy khi gà đồng thời nhiễm nhiều serotype virus.

Phản ứng ELISA, phản ứng trung hòa virus cũng là một trong các
phương pháp để đánh giá đàn gà sạch bệnh; tuy nhiên giá thành cao.

2.1.1.10. Phòng chống bệnh Adenovirus nhóm I
Do sự phân bố rộng khắp của adenovirus nhóm I nên rất khó khống chế
bệnh, một số chủng lại có khả năng truyền lây từ chim hoang dã sang chim
ni. Trước kia iệc nghiên cứu sản xuất vacxin phịng bệnh không được quan
tâm nhưng từ khi xuất hiện các ổ dịch IBH và HPS nhiều nghiên cứu để sản
xuất vacxin phịng bệnh đã được thực hiện thành cơng gồm vacxin nhược độc
và vacxin vô hoạt (Shane and Jaffery, 1997; Roy and Manickam, 1999).

Việc vận chuyển gia cầm và trứng gia cầm từ vùng nhiễm chủng virus
có độc lực cao có liên quan đến dịch IBH và HPS đến vùng khơng có bệnh
thường bị hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay việc kiểm tra cịn nhiều khó khăn,
một số chủng (ví dụ type 8) có thể liên quan đến chủng virus mới gây bệnh
IBH nhưng lại phân lập được cả ở gia cầm khỏe mạnh. Vì vậy, để chứng
minh được gà con, hoặc trứng sạch bệnh cần kiểm tra đàn bố mẹ phải âm
tính với chủng virus mới hoặc khơng có triệu chứng của IBH.
Bệnh do adenovirus ở gà có thể được phòng bằng cách vệ sinh chuồng trại
và dụng cụ chăn ni, thực hiện tốt an tồn sinh học, đảm bảo thơng thống cũng

như chế độ ánh sáng chuồng ni (Balamurugan and Kataria, 2004; Hafez, 2011). Vì
bệnh có khả năng truyền dọc nên để loại bỏ hoàn toàn adenovirus ra khỏi đàn cần
phải lựa chọn đàn gà bố mẹ sạch bệnh (Saif et al., 2008). Việc sử dụng vacxin đồng
chủng được vô hoạt bằng formalin chế từ gan gà bị bệnh đã được thử nghiệm
thành cơng để phịng HPStại Pakistan (Afzal and Ahmad, 1990; Roy and Manickam,
1999), Mexico và Ấn Độ (Pattison et al., 2008). Tại Canada, việc xác định genotype
của FAdV để lựa chọn chủng làm giống nghiên cứu tạo vacxin đã được tiến hành
(Gomis et al., 2006). Từ tháng 1 năm 2010, toàn bộ đàn gà bố mẹ tại Ontario đã
được sử dụng vacxin nhị giá (chế từ chủng FAdV-08 và FAdV-11) giúp hạn chế nguy
cơ truyền dọc của virus gây bệnh cho con.

14


×