Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 96 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN HẢI SƠN



NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA VI RÚT LỞ MỒM LONG MÓNG
TRÊN TRÂU, BÒ VÀ HIỆU LỰC CỦA VẮC XIN TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG DỊCH LỞ MỒM LONG MÓNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 62.64.01.01




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Tính






THÁI NGUYÊN - 2012

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là do tôi trực
tiếp nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quang Tính và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trong Luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Hải Sơn















ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, rèn luyện tại trường và làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Quản
lý Đào tạo sau đại học, khoa Chăn nuôi Thú y và các thầy, cô giáo của trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Đến nay đã hoàn thành Luận văn. Nhân dịp này, tôi
xin bày tỏ biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu nhà trường, các phòng ban chức
năng, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và
toàn thể các thầy, cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy TS. Nguyễn Quang Tính giảng
viên khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn.
Tôi xin cảm ơn tới Lãnh đạo Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh,
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh. Ban Giám đốc, cán bộ Trung tâm Chẩn đoán Thú y
T.W đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
thường xuyên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và dành cho tôi sự động viên quý báu trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và quá trình hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Hải Sơn

iii
MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt vii
Danh mục bảng ix
Danh mục hình x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giới thiệu chung về bệnh Lở mồm long móng 3
1.2. Lịch sử bệnh Lở mồm long móng 4
1.2.1. Diễn biến tình hình dịch LMLM trên thế giới 4
1.2.2. Diễn biến tình hình dịch LMLM tại Việt Nam 6
1.2.2.1. Lịch sử bệnh 6
1.2.2.2. Tình hình dịch bệnh LMLM những năm gần đây 7
1.2.2.3. Tình hình dịch LMLM tại Quảng Ninh 10
1.3. Vi rút gây bệnh Lở mồm long móng 11
1.3.1. Hình thái, kích thước của vi rút 11
1.3.2. Cấu tạo của vi rút 12
1.3.3. Phân loại vi rút 12
1.3.4. Sức đề kháng của vi rút 12
1.3.4.1. Sức đề kháng với nhiệt độ và pH 13
1.3.4.2. Sức đề kháng với hóa chất 13
1.3.4.3. Tồn tại của vi rút với môi trường 13
1.3.5. Đặc tính nuôi cấy của vi rút 14
1.3.5.1. Đặc tính nuôi cấy trong phòng thí nghiệm 14
1.3.5.2. Đặc tính nuôi cấy tổ chức và tế bào 15
1.3.6. Một số đặc điểm lưu hành bệnh học của vi rút LMLM 16
1.3.6.1. Nguồn dịch thiên nhiên 16
1.3.6.2. Nguồn dịch “gia súc mang trùng” 16


iv
1.3.6.3. Động vật cảm thụ 16
1.3.6.4. Xâm nhập và tăng sinh vi rút ở động vật cảm thụ 17
1.3.6.5. Vật liệu mang vi rút 18
1.3.6.6. Con đường và phương thức truyền lây 18
1.3.7. Miễn dịch trong bệnh LMLM 19
1.3.7.1. Miễn dịch dịch thể trong bệnh LMLM 19
1.3.7.2. Miễn dịch tế bào 20
1.3.7.3. Cytokines 21
1.3.7.4. Miễn dịch chéo 22
1.3.8. Triệu chứng và bệnh tích 23
1.3.8.1. Triệu chứng 23
1.3.8.2. Bệnh tích 25
1.3.9. Chẩn đoán 26
1.3.9.1. Chẩn đoán lâm sàng 26
1.3.9.2. Chẩn đoán vi rút học 26
1.3.9.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm 27
1.3.9.4. Chẩn đoán bằng kỹ thuật RT-PCR 31
1.3.10. Vắc xin phòng bệnh LMLM 33
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1. Nội dung nghiên cứu 35
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 35
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 35
2.3. Nguyên liệu 35
2.3.1. Mẫu thí nghiệm 35
2.3.2. Kít xét nghiệm 35
2.3.3. Vắc xin dùng trong thí nghiệm 36

2.3.4. Tài liệu, số liệu 36
2.3.5. Máy móc, dụng cụ xét nghiệm 37

v
2.4. Phương pháp nghiên cứu 37
2.4.1. Điều tra một số chỉ tiêu liên quan đến chăn nuôi và dịch tễ bệnh LMLM trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh 37
2.4.2. Định type vi rút 37
2.4.3. Giám sát một số chỉ tiêu về huyết thanh học của đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh 37
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu 38
2.4.5. Phương pháp xét nghiệm 38
2.4.5.1. Phương pháp ELISA FMD - 3ABC phát hiện kháng thể LMLM ở trâu bò
do nhiễm tự nhiên 38
2.4.5.2. Phương pháp ELISA xác định type vi rút LMLM 40
2.4.5.3. Phương pháp ELISA phát hiện kháng thể (Dùng cho một type) 43
2.4.5.4. Phương pháp PCR 46
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 47
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
3.1. Tình hình chăn nuôi một số loài gia súc móng chẻ tại Quảng Ninh 49
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ về bệnh LMLM tại Quảng Ninh từ năm 2007 - 2012 50
3.2.1. Diễn biến dịch LMLM trâu bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 - 2012 51
3.2.2. Tỉ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM theo mùa 53
3.2.3. Tỉ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM theo tuổi 55
3.3. Giám sát lưu hành vi rút LMLM trâu bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 57
3.3.1. Sự lưu hành vi rút LMLM tự nhiên trên đàn trâu bò tại Quảng Ninh 57
3.3.2. Định type vi rút LMLM trâu bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 61
3.3.2.1. Định type vi rút LMLM trâu bò bằng huyết thanh 62
3.3.2.2. Định type vi rút LMLM trâu bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bằng mẫu
biểu mô 63

3.3.2.3. Kết quả xác định type vi rút LMLM từ biểu mô 65
3.3.3. Kết quả nghiên cứu sự đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn trâu bò
tại Quảng Ninh 67
3.3.3.1. Diễn biến tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2007 - 9/2012 67

vi
3.3.3.2. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn trâu bò tại Quảng Ninh 69
3.3.3.3. Diễn biến kháng thể của trâu bò tại các thời điểm lấy mẫu sau khi tiêm
vắc xin LMLM 71
3.3.3.4. Một số khuyến cáo cho người chăn nuôi 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
1. Kết luận 77
2. Đề nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
























vii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ADN
:
Acid Deoxyribonucleic
APC
:
Antigen presenting cell (tế bào trình diện kháng nguyên)
ARN
:
Acid Ribonucleic
BHK-21
:
Baby Hamster Kidney dòng 21
CFT
:
Complement Fixation Test
ĐC
:
Đối chứng

ELISA
:
Enzyme Linked Immunosorbent Assay
FMD
:
Foot and Mouth Disease
FMDV
:
Foot and Mouth Disease Virus
HGKT
:
Hiệu giá kháng thể
H
2
O
2

:
Hydrogen peroxide (Ô xy già)
IFN
:
Interferon
IgG
:
Immuno Globulin
KH
:
Khoa học
KHBT
:

Kết hợp bổ thể
KN
:
Kháng nguyên
KT
:
Kháng thể
LMLM
:
Lở mồm long móng
LPB-ELISA
:
Liquid Phase Blocking ELISA
MHC
:
Major histocompatibility complex
NN & PTNT
:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
OIE
:
Office Internatinal Epizooties
OPD
:
Ortho Phenylenediamine (Chất phát mầu)

viii
PCR
:
Polymerase Chain Reaction

PBS
:
Phosfate Buffer Saline
RT - PCR
:
Reverse Trancrption Polymerase Chain Reaction
TCI
50

:
50% Tissue Culture Infectious Dose
T.W
:
Trung ương
TLBH
:
Tỷ lệ bảo hộ
UBNN
:
Ủy ban nhân dân
WRL
:
World Reference Laboratory
(+)
:
Dương tính
(-)
:
Âm tính
µl

:
Micro liter
g
:
Gram
ml
:
mililit


ix
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp bệnh LMLM giai đoạn 1999 - 2010 10
Bảng 3.1: Biến động chăn nuôi một số loài gia súc móng chẻ tại Quảng Ninh qua
các năm 2007 - 2011 49
Bảng 3.2: Diễn biến dịch LMLM trâu bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007
- 9/2012 51
Bảng 3.3: Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM theo mùa 54
Bảng 3.4: Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM theo tuổi 55
Bảng 3.5: Tỷ lệ trâu bò nhiễm vi rút LMLM tự nhiên tại Quảng Ninh năm 2012 58
Bảng 3.6: Tỷ lệ trâu bò nhiễm vi rút LMLM tự nhiên ở Quảng Ninh qua các năm
2007 - 9/2012 60
Bảng 3.7: Kết quả định type vi rút LMLM của đàn trâu bò tại tỉnh Quảng Ninh bằng
huyết thanh 62
Bảng 3.8: Kết quả thu thập bệnh phẩm LMLM ở trâu bò trên địa bàn Quảng Ninh
năm 2011 - 2012 63
Bảng 3.9: Kết quả RT-PCR xác định ARN vi rút trong bệnh phẩm 64
Bảng 3.10: Kết quả xét nghiệm định type vi rút LMLM trên đàn trâu bò tại tỉnh
Quảng Ninh năm 2011 - 2012 66

Bảng 3.11: Diễn biến về tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu bò tại tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2007 - 4/2012 68
Bảng 3.12: Hiệu giá kháng thể trung bình của đàn trâu bò khi được tiêm vắc xin 69
Bảng 3.13: Diễn biến kháng thể của trâu bò tại các thời điểm lấy mẫu 72


x

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sự phân bố các type vi rút LMLM trên thế giới (1990 - 2002) 5
Hình 1.2: Cấu trúc của virion vi rút LMLM type O1BFS (Grubman, 2004) 12
Hình 1.3: Triệu chứng và bệnh tích ở miệng bò bị bệnh LMLM 24
Hình 1.4: Bệnh tích ở vú bò bị bệnh LMLM 24
Hình 3.1: Biểu đồ về tần xuất dịch LMLM của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 -
9/2012 51
Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến về tỷ lệ trâu bò mắc bệnh và chết vì bệnh LMLM 53
Hình 3.3: Biểu đồ về tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM theo mùa 54
Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ trâu bò mắc LMLM theo lứa tuổi 56
Hình 3.5: Đồ thị biến động hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch của đàn
trâu bò sau khi tiêm vắc xin 71
Hình 3.6: Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể của trâu bò tại thời điểm sau khi tiêm
vắc xin 30 ngày 73
Hình 3.7: Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể của trâu bò tại thời điểm sau khi tiêm
vắc xin 60 ngày 73
Hình 3.8: Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể của trâu bò tại thời điểm sau khi tiêm
vắc xin 90 ngày 74
Hình 3.9: Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể của trâu bò tại thời điểm sau khi tiêm
vắc xin 120 ngày 74
Hình 3.10: Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể của trâu bò tại thời điểm sau khi

tiêm vắc xin 150 ngày 75

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với các
tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng, có đường biên giới dài 132,8 km
giáp Trung Quốc và vùng duyên hải chạy dọc 200 hải lý. Vì vậy, Quảng Ninh là địa
phương có tình hình buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật diễn ra
hết sức phức tạp, đặc biệt là việc buôn bán và vận chuyển trâu, bò, lợn từ các tỉnh
nội địa qua biên giới và ngược lại, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
dịch Lở mồm long móng nổ ra trong tỉnh trong những năm qua.
Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy
hiểm. Bệnh do một loài vi rút thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus gây ra
đối với động vật cảm thụ thuộc loài móng guốc chẻ như trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu,
nai Bệnh LMLM có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh, sự lây lan không chỉ do
tiếp xúc giữa động vật mắc bệnh và động vật cảm thụ mà còn gián tiếp qua nhiều
đường và qua không khí. Do đó, bệnh dễ phát thành đại dịch lưu hành, gây nên
những hậu quả nghiêm trọng về các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Tổ chức Thú y thế giới (OIE, Office Internatinal Epizooties) xếp bệnh này ở
vị trí số một trong bảng A (bảng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật) và
Luật Thú y thế giới quy định nước hoặc vùng có động vật mắc bệnh LMLM thì
không được xuất khẩu loại động vật mắc bệnh này và sản phẩm của chúng, ngoài ra
còn hạn chế xuất khẩu một số loại nông sản khác.
Tại Việt Nam, dịch LMLM được phát hiện đầu tiên tại Nha Trang năm 1898
và gần như năm nào dịch cũng bùng phát đặc biệt là trong những năm gần đây.
Trước diễn biến phức tạp của những đợt dịch Ban chỉ đạo phòng chống dịch Quốc
gia đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch, trong đó
có biện pháp tiêm phòng bằng vắc xin.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, với cùng một loại vắc xin nhưng khi

tiêm phòng đại trà tại các địa phương khác nhau thì cho đáp ứng miễn dịch cũng
khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn trâu bò khi tiêm
vắc xin là một trong những yêu cầu cấp thiết để áp dụng trong phòng bệnh LMLM

2
cho đàn gia súc ở Quảng Ninh. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút Lở mồm long móng trên trâu, bò
và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch Lở mồm long móng tại tỉnh
Quảng Ninh”.
* Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu sự lưu hành vi rút LMLM trên đàn trâu, bò tại tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu khả năng đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin LMLM.
- Khuyến cáo sự lựa chọn vắc xin và thời gian chủng vắc xin cho phù hợp.
* Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài:
Khi đặt vấn đề nghiên cứu sự lưu hành của vi rút LMLM và khả năng đáp
ứng miễn dịch của đàn trâu bò sau khi tiêm vắc xin LMLM, chúng tôi đã ý thức
được, tính phức tạp, khó khăn trong quá trình hợp tác với các hộ chăn nuôi trong
quá trình thực hiện. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đưa ra
những thông tin chi tiết, những số liệu cụ thể, đáng tin cậy, những khuyến cáo và
cảnh báo về nguyên nhân bùng phát dịch LMLM tới người chăn nuôi và Cơ quan
Thú y trên địa bàn, từ đó có biện pháp phòng chống hữu hiệu nâng cao năng suất
chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Những kết quả nghiên cứu trong đề tài này cũng là cơ sở khoa học để bổ
sung, hoàn thiện thêm các thông tin dịch tễ học về bệnh LMLM tại Việt Nam nói
chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng và có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, học tập cũng như công tác phòng chống dịch LMLM tại Việt Nam.

3

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về bệnh Lở mồm long móng
Bệnh Lở mồm long móng (tên tiếng Anh: Foot and Mouth Disease) là một
bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm của loài động vật móng guốc chẻ như trâu,
bò, lợn, dê, cừu, hươu, lai Bệnh do vi rút ARN họ Picornaviridae, một loài vi rút
hướng thượng bì gây ra. Bệnh có những đặc điểm đặc trưng là sốt và hình thành
mụn nước ở miệng, chân và vú của gia súc cảm thụ (Nguyễn Tiến Dũng, 2000 [6];
Nguyễn Vĩnh Phước, 1970 [15]; Donalson A.I, 2000 [39]).
Mặc dù bệnh xuất hiện như là một bệnh thể nhẹ, tỉ lệ chết ở gia súc trưởng
thành không cao nhưng hậu quả là sự thiệt hại về kinh tế rất trầm trọng. Theo số
liệu của OIE bệnh LMLM gây sảy thai khoảng 25% động vật có chửa, làm giảm sản
lượng thịt 25%, giảm sản lượng sữa 50% và giảm 25% năng suất lông ở cừu. Vi rút
LMLM có thể gây ra các ổ dịch rộng lớn, tỉ lệ mắc bệnh cao gần như 100% và bệnh
có thể lây lan trong phạm vi một hoặc nhiều nước (Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn
Thông, 2001 [9]; Donalson A.I, 2000 [40]).
Do tính chất nguy hiểm nên bệnh LMLM được OIE xếp vị trí số một của
bảng A (bảng các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm ở động vật) và bắt buộc
các thành viên phải khai báo. Các nước đang có bệnh LMLM không được xuất khẩu
động vật mắc bệnh đó và sản phẩm của chúng sang các nước khác (trích dẫn từ sổ
tay dịch bệnh động vật, 2002) [31].
Mô tả đầu tiên về bệnh LMLM và tài liệu còn lưu lại đến nay là công trình
của tác giả người Ý tên là Francastorius vào năm 1514. Bệnh đã gây ra những tổn
thất lớn về kinh tế trên thế giới, nhưng đến giữa thế kỷ 19 người ta mới xác nhận
được tính chất truyền nhiễm của bệnh.
Từ lần ghi nhận đầu tiên đến năm 1897, các tài liệu ghi chép lại chủ yếu
quan tâm đến mô tả triệu chứng (Trần Thanh Phong, 1996) [14]. Năm 1897,
Loeffler và Frosch đã phân lập được vi rút gây bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước và cs,
1978) [16]. Cũng theo Trần Thanh Phong, 1996 [14], Waldmann và Pape đã


4
chứng minh được tính cảm thụ của chuột lang đối với vi rút. Năm 1922, Valleé và
Carré tìm thấy tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống vi rút (type O và type
A). Năm 1926, Waldmann và Trauwein tìm ra vi rút type C. Sau đó, Lawrence xác
định sự có mặt của các type SAT-1, SAT-2 và SAT-3 từ những bệnh phẩm từ Châu
Phi gửi đến Phòng Thí nghiệm Tham chiếu Thế giới (Pirbright - Anh) và type Asia-
1 từ những bệnh phẩm ở Đông Nam Á, Hồng Kông, Ấn Độ, Miến Điện.
1.2. Lịch sử bệnh Lở mồm long móng
1.2.1. Diễn biến tình hình dịch LMLM trên thế giới
Diễn biến tình hình dịch LMLM trong những năm 60 thế kỷ 20 rất trầm
trọng, trung bình mỗi năm có 4000 ổ dịch. Đến những năm 70, bệnh có xu thế giảm
ở Châu Âu, Châu Mỹ nhưng vẫn phổ biến ở Châu Phi (Senegal, Liberia, Tanzania,
Nigeria…) và Châu Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan).
Vào những năm 80, 90 dịch LMLM được nghi nhận là có mặt ở hầu hết các
nước trong nhiều châu lục. Năm 1985, dịch LMLM do vi rút type Asia-1 xảy ra ở
Hy Lạp. Cùng thời gian này, ở Châu Á, dịch đã có mặt tại 11 nước và hầu hết các ổ
dịch cũng do vi rút type Asia-1. Ở Châu Phi, dịch gây thiệt hại tại nhiều nước, đặc
biệt là Kenia và Ethiopia (1984 -1985). Năm 1989, theo thông báo của OIE, dịch
LMLM đã xảy ra ở 53 nước ở khắp các châu lục: Á, Âu, Phi và Nam Mỹ (Thái Thị
Thủy Phượng, 2008) [17].
Theo OIE (2005) [53] ở Châu Phi vi rút LMLM type O lưu hành rộng rãi ở
Tây Phi, Gambia, Senegal, Uganda, Tanzania và Kenia. Năm 1999, ổ dịch LMLM
type O bắt nguồn từ Mali (Tây Phi) theo đường vận chuyển bò xuyên qua sa mạc
Sahara lan đến Algeria, Maroc.
Ở Châu Á, dịch LMLM do vi rút type O và Asia-1 xảy ra ở Pakistan
Myanmar và một số nước ở Tây Á như Lebanon, Kuwait, Iran, Iraq, Israel ; ở Nam
Mỹ, tình hình khống chế dịch LMLM có nhiều thuận lợi, Paraguay được công nhận
là nước an toàn dịch (có tiêm phòng). Argentina cũng được OIE công nhận là nước
có vùng không bệnh LMLM không tiêm phòng.
Theo (Bùi Quang Anh và Hoàng Văn Năm, 2001 [1]; Thái Thị Thủy

Phượng, 2008 [17]) cho biết, trong năm 2000, có 59 nước báo cáo có dịch LMLM.

5
Dịch xảy ra ở cả Châu Âu (Hy Lạp), Châu Phi (Ai Cập, Kenya, Uganda, Zambia và
Zimbabwe), Châu Mỹ (Brazil, Colombia, Uruguay, Bolivia, và Venezuela…), ở
Châu Á đại dịch xảy ra do vi rút type O, vi rút serotype O/TAW/99 gây bệnh ở Đài
Loan (18/02/2000, trên dê); Nhật Bản (8/3/2000, trên bò), Hàn Quốc (20/3/2000,
trên bò); ở Mông Cổ (14/4/2000, bò, dê, cừu, lạc đà).
Năm 2001, dịch LMLM do type O tái bùng phát khắp Châu Âu (Anh, Hà
Lan, Pháp và Ireland); Nam Mỹ (Uruguay, Brazil và Colombia); ở Châu Á dịch xảy
ra ở hầu hết các nước Tây Á và một số nước Đông nam Á như Malaysia, Philippin,
Thái Lan và Đài Loan (Văn Đăng Kỳ, 2002) [10].
Theo Bergman I. E. et al (2006) [35] trong giai đoạn từ năm 2002 - 2005 dịch
LMLM có chiều hướng giảm nhưng vẫn được nghi nhận xảy ra ở Hàn Quốc (6/2002) và
Mông Cổ (7 - 8/2002). Năm 2004 không có ổ dịch LMLM nào được báo cáo chính thức
trong các nước được OIE công nhận không có bệnh (không tiêm phòng).
Theo Grubman M. J., Baxt B (2004) [47] kết quả xét nghiệm của Phòng Thí
nghiệm Tham chiếu (Pirbright, Anh) những năm gần đây, sự phân bố của các type
và subtype vi rút LMLM trên thế giới vẫn như phân bố năm 2002 (hình 1.1).

Hình 1.1: Sự phân bố các type vi rút LMLM trên thế giới (1990 - 2002)
Châu Âu: Những ổ dịch do vi rút type O và A ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nam Mỹ: Phổ biến là type O, A và C. Những ổ dịch do vi rút type O gây ra ở

6
Bolivia, Brazil, Colombia và Ecuador, type A ở Venezuela, Colombia và Peru.
Châu Phi: Những ổ dịch do type O gây ra ở vùng Đông Bắc của lục địa
(Algeria, Tunisia, Guinea, Burundi, Kenya, Tanzania và Zimbabue); type A phân bố
ở Tây, Trung và Đông Phi; type C không phổ biến, SAT-1 và SAT-2 xảy ra rộng
khắp trừ phía Bắc Phi, nhưng SAT-3 chỉ xảy ra ở vùng hẹp của phía Nam Châu Phi.

Trung Đông: Type O phổ biến nhất, tiếp theo là type A, Asia-1 và thỉnh
thoảng có type C.
Châu Á: Các nước có dịch do type O gây ra là Bahrain, Bangladesh,
Campuchia, Hồng Kông, Ấn Độ, Iran, Iraq, Israel, Qatar, Syria, Đài Loan, Lào, Việt
Nam và Yemen; type A ở Bangladesh và Iran; type Asia-1 ở Iran và Malaysia; type
C giới hạn ở tiểu lục địa Ấn Độ và Philippines.
1.2.2. Diễn biến tình hình dịch LMLM tại Việt Nam
1.2.2.1. Lịch sử bệnh
Theo Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM giai đoạn 2011 - 2015
(2011)[2], ổ dịch LMLM đầu tiên ở nước ta được phát hiện tại Nha Trang năm
1898, sau đó bệnh lan rộng ra cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, cùng thời kỳ này bệnh
xuất hiện ở các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan. Diễn biến dịch
LMLM xảy ra ở Việt Nam trong những thập niên trước như sau:
Trong 2 năm 1921 - 1922, một số ổ dịch ở các tỉnh phía Bắc, gây ra 690 ổ
dịch, làm 13.018 con trâu, bò và lợn bị bệnh, trong đó 446 con bị chết.
Năm 1960, nhờ các biện pháp phòng chống dịch triệt để, bệnh này hầu như
đã bị tiêu diệt ở các tỉnh phía Bắc.
Năm 1969 - 1970, ở miền Nam, bệnh dịch lại xảy ra nghiêm trọng trên đàn
trâu tại khu vực Sài gòn - Chợ Lớn, từ đó lây lan ra các tỉnh lân cận và tấn công vào
5 trại lợn công nghiệp ở Nam Bộ.
Năm 1975, bệnh dịch này xảy ra liên tiếp ở 17 tỉnh phía Nam từ Quảng Nam
- Đà Nẵng trở vào tới các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ năm 1976 đến 1983, đã có 98 ổ dịch ở các tỉnh phía Nam, làm 26.648 con

7
trâu, bò và 2.919 con lợn bị bệnh.
Trong những năm cuối thập kỷ 80, một số tỉnh phía Nam như An Giang, Tây
Ninh, Sông Bé, Đồng Tháp thường xuyên bị dịch LMLM do lây lan từ Campuchia
sang. Năm 1989, riêng tỉnh Đồng Nai có 3 huyện là Long Đất, Long Thành và
Xuyên Mộc bị dịch kéo dài từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 10 làm 3.514 con trâu, bò

và lợn bị bệnh.
Năm 1990, dịch cũng xuất hiện ở 4 huyện thuộc tỉnh Bình Thuận, làm hơn
7.500 con trâu, bò bị bệnh. Dịch cũng xảy ra ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Sông Bé làm
100 con trâu, bò bị ốm, không cày kéo được. Chỉ tính riêng năm 1993, dịch đã lan
rộng ra trên địa bàn 122 xã của 18 huyện thuộc 5 tỉnh, bao gồm Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, làm cho 32.260 trâu, bò và 1.612
lợn bị bệnh.
Năm 1995, bệnh LMLM đã xảy ra liên tiếp trên địa bàn 107 huyện của 26 tỉnh,
làm cho 236.000 trâu, bò và 11.000 con lợn bị bệnh. Điển hình như ở tỉnh Đồng Tháp,
chỉ trong một thời gian rất ngắn, bệnh dịch đã lan rộng ra 10 huyện trong tổng số 11
huyện của tỉnh, làm cho 5.135 trâu, bò và lợn bị bệnh, nhiều con bị chết.
1.2.2.2. Tình hình dịch bệnh LMLM những năm gần đây
Vẫn theo Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM giai đoạn 2011 -
2015 (2011) [2], năm 1999 trong lúc còn tồn tại một số ổ dịch cũ ở các tỉnh miền
Trung và miền Nam thì đợt dịch mới lây lan từ Trung Quốc đã tấn công tỉnh giáp
biên như Cao Bằng, đây là tỉnh đầu tiên bị dịch (tháng 6/1999) và sau đó dịch lây
lan ra nhiều tỉnh khác ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Tính đến ngày 10/3/2000, đã
có 58 tỉnh có dịch, làm 297.808 trâu, bò và 36.530 lợn bị bệnh. Đặc biệt, lần này
dịch phát ra ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng sau gần 40 năm an toàn dịch bệnh,
gây ảnh hưởng lớn cho vùng nguyên liệu xuất khẩu.
Năm 2001, bệnh LMLM chỉ xảy ra ở 16 tỉnh, thành phố với 3.976 trâu, bò mắc bệnh.
Năm 2002, bệnh LMLM xảy ra ở 26 tỉnh, thành với 10.287 trâu bò, mắc bệnh.
Năm 2003, bệnh LMLM xảy ra ở 38 tỉnh, thành phố, trong đó 28 tỉnh có dịch
LMLM trâu bò, 28 tỉnh có dịch ở lợn, có 18 tỉnh dịch xảy ra ở cả trâu bò và lợn với
tổng số 20.303 trâu bò, 1.178 dê và 3.533 lợn mắc bệnh. Các tỉnh có số trâu bò mắc

8
bệnh nhiều như: Quảng Trị, Phú Yên, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Gia Lai, Hà Giang.
Năm 2004 đến tháng 8/2004, dịch xảy ra ở 577 xã phường, 169 huyện, thị
của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, (trong đó 32 tỉnh có dịch LMLM trâu

bò, 22 tỉnh có dịch ở lợn, 16 tỉnh dịch xảy ra ở cả trâu bò và lợn), với tổng số
25.658 trâu bò, 1.555 lợn và 127 dê mắc bệnh, tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm
2003 cả về diện dịch và số thiệt hại, dịch xảy ra ở cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam, đặc
biệt dịch xảy ra ở các tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển, ở các vùng chăn nuôi
trọng điểm, ảnh hưởng đến chương trình xuất khẩu và phát triển chăn nuôi bò sữa
của nhiều tỉnh, thành. Nguyên nhân xảy ra dịch là do tái phát các ổ dịch cũ, các địa
phương chưa có kế hoạch, chương trình và tổ chức phòng chống một cách chủ
động, có hiệu quả, chưa tổ chức tiêm phòng, giám sát các ổ dịch một cách chặt
chẽ. Một nguyên nhân đặc biệt quan trọng là nước ta chưa có Chương trình phòng
chống bệnh LMLM Quốc gia.
Năm 2005, dịch LMLM đã xảy ra ở 408 xã, phường của 160 quận, huyện
thuộc 37 tỉnh, thành phố gồm: Bình Phước, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Long An, Bà
Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà
Mau, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon
Tum, Khánh Hoà, Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hoá, Ninh Bình, Yên Bái, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hải Phòng và Hải Dương tính với 28.241 trâu, bò, 3.976
lợn và 81 dê mắc bệnh.
Năm 2006, dịch LMLM đã xảy ra ở nhiều nơi trong cả nước, gây thiệt hại cho
ngành chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các địa phương thực hiện các
biện pháp đồng bộ và quyết liệt, nên số gia súc mắc bệnh giảm so với năm trước.
Năm 2007, do thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh LMLM, nhất là
Chương trình Quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM, các tỉnh thuộc vùng
khống chế và vùng đệm đã triển khai tiêm phòng vắc xin đúng chủng loại đạt tỷ lệ
cao, nên từ cuối tháng 8/2007 đến đầu tháng 6/2008, cả nước không có dịch LMLM
xảy ra, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên những năm trước đây

9
dịch xảy ra quanh năm, song từ năm 2007 đến nay vẫn không có dịch xảy ra.
Năm 2008, dịch LMLM đã xảy ra tại 122 xã, phường của 43 huyện, quận của

14 tỉnh thành làm 2.408 con trâu, bò và 67 con lợn mắc bệnh. Tổng số gia súc chết
và tiêu hủy là 218 trâu, bò và 39 con lợn. Dịch xảy ra chủ yếu trên đàn trâu, bò, tuy
nhiên mức độ dịch đã giảm rõ rệt về phạm vi (số tỉnh, huyện, xã) cũng như số lượng
gia súc mắc bệnh và giết hủy so với năm 2007. Chủng vi rút gây bệnh hầu hết các ổ
dịch LMLM năm 2008 xảy ra là do chủng O. Tháng 12/2008 vi rút chủng A đã xuất
hiện tại Nghệ An.
Năm 2009, dịch đã xảy ra ở 229 xã, phường thuộc 87 huyện, quận của 27
tỉnh, thành phố với tổng số 7.861 con trâu, bò mắc bệnh, 432 con phải tiêu hủy; trên
lợn, dịch xảy ra ở 35 xã, phường thuộc 23 huyện, quận của 16 tỉnh, thành phố làm
499 con lợn mắc bệnh LMLM, 429 con phải tiêu hủy.
Về chủng vi rút gây bệnh: hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra trong năm 2009
là do chủng O; chủng A xuất hiện ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Bắc Giang, Kon
Tum và Long An.
Năm 2010, dịch đã xảy ra ở 297 xã thuộc 103 huyện của 28 tỉnh, thành phố
là Bắc Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Phước, Bà
Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Phú Thọ và Thái Nguyên với tổng
số 16.333 con trâu, bò mắc bệnh, 419 con trâu bò tiêu hủy, trong đó có 16 tỉnh,
thành phố có lợn bị mắc bệnh LMLM, với tổng số 1,675 con lợn mắc bệnh, 848 con
phải tiêu hủy.
Dịch xảy ra trên quy mô rộng vào tháng 12/2010 với trên 98 ổ dịch và tháng
11/2010 là 56 ổ dịch xuất hiện trong tháng, các tháng khác dịch xảy ra ít hơn và rải
rác tại nhiều địa phương. Các ổ dịch LMLM từ đầu năm 2010 đến nay là do vi rút
LMLM chủng O gây ra. Tình hình dịch LMLM từ năm 1999 - 2010 được tổng hợp

10
qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tổng hợp bệnh LMLM giai đoạn 1999 - 2010
Năm

Trâu bò
Lợn
Số
tỉnh
Số
huyện
Số ổ
dịch
Số mắc
Số chết,
xử lý
Số
tỉnh
Số
huyện
Số ổ
dịch
Số
mắc
Số chết,
xử lý
1999
55
347
1912
112579
1309
52
217
958

25820
3279
2000
48
126
1708
351284
15136
51
266
1148
42999
14986
2001
16
29
47
3976
112
17
47
95
6428
1534
2002
26
71
183
10287
194

28
75
208
6933
2229
2003
28
88
266
20303
116
28
67
123
3533
712
2004
32
134
490
25658
189
22
35
87
1555
725
2005
26
160

408
28241
582
25
-
-
3976
1024
2006
52
-
-
23749
2263
31
-
-
9714
6590
2007
27
91
255
7442
1047
24
71
172
10851
10763

2008
14
43
122
2408
218
5
9
12
67
39
2009
27
87
231
7861
432
16
23
35
499
429
2010
28
-
-
16330
419
16
-

-
1675
848
1.2.2.3. Tình hình dịch LMLM tại Quảng Ninh
Theo Phạm Gia Ninh và cs (1993) [13], tại Quảng Ninh ghi nhận có dịch
LMLM từ năm 1990 do mua lợn giống nhiễm bệnh từ Trung Quốc, dịch phát ra chủ
yếu là nhỏ lẻ, ít lây lan và được xử lý kịp thời.
Theo Báo cáo tình hình dịch bệnh quý II -2012 (2012) [3], từ tháng 11 năm
2010 đến quý I năm 2012 dịch LMLM phát sinh trầm trọng trên địa bàn tỉnh làm
4.598 gia súc mắc bệnh; chết và tiêu hủy bắt buộc 355 con. Trong quý III/2010,
bệnh LMLM đã xảy ra tại hộ chăn nuôi thuộc xã Phương Nam, thị xã Uông Bí với
08 con bò mắc bệnh. Cơ quan Thú y và Chính quyền địa phương đã nhanh chóng
bao vây và dập tắt, không lây lan ra diện rộng. Sang đến tháng 11/2010, bệnh bắt
đầu bùng phát thành dịch. Tính đến ngày 31/12/2010 dịch đã xảy ra tại 683 hộ/39
xã/08 huyện, thành phố: Bình Liêu, Móng Cái, Đông Triều, Ba Chẽ, Hoành Bồ,
Tiên Yên và Uông Bí. Tổng số 1.947 trâu, 134 bò và 79 lợn mắc bệnh, đã chết 201
bê, nghé và 21 lợn.
Mặc dù dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã được khống chế một phần do công tác
tiêm phòng vắc xin, quản lý con giống, nhưng hình thức chăn nuôi trong tỉnh phần

11
lớn là do tự phát, nhập con giống trôi nổi, không qua kiểm dịch, khi phát sinh dịch
bệnh người dân tự chữa trị vì thế làm dịch lây lan, đây là một nguyên nhân nội tại
phát sinh dịch bệnh. Còn một nguyên nhân khác làm phát sinh dịch bệnh và rất khó
kiểm soát là tình trạng vận chuyển, mua bán động vật, sản phẩm động vật chưa qua
kiểm dịch hoặc nhập lậu trái phép qua biên giới vào địa bàn tỉnh. Vì vậy, đến ngày
26 tháng 12 năm 2011, dịch bệnh LMLM đã bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh.
Từ 26/12/2011 đến 25/2/2012 dịch xuất hiện tại các xã: Quảng Thịnh, Quảng
Chính, Quảng Điền, Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Thắng của
huyện Hải Hà với 544 lợn mắc bệnh làm chết 152 con.

Ngày 10/ 02/ 2012 dịch lại xảy ra trên các xã: Hà Lâu, Đại Dực, thị trấn Tiên
Yên thuộc huyện Tiên Yên làm 16 gia súc mắc bệnh, trong đó có 11 trâu và 5 lợn.
Ngày 28/2/2012 xuất hiện tại xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu với 60 con trâu
mắc bệnh, làm chết 5 con. Tiếp đó dịch lại xuất hiện trên địa bàn huyện Đông Triều
làm 18 con lợn mắc bệnh, 7 con chết.
1.3. Vi rút gây bệnh Lở mồm long móng
1.3.1. Hình thái, kích thước của vi rút
Vi rút gây bệnh LMLM thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus, có
cấu trúc hình đa diện gồm 30 mặt đều (hình 1.2). Vi rút LMLM thuộc loại vi rút
nhỏ nhất, kích thước từ 20-30 nm và có thể qua được các máy lọc Berkefeld,
Chamberland, màng lọc Seizt. Trọng lượng phân tử của một vi rút hoàn chỉnh
khoảng 6,9 Kda, 69% là protein và 31% là ARN (Nguyễn Như Thanh, 2001) [20].


12
Hình 1.2: Cấu trúc của virion vi rút LMLM type O1BFS (Grubman, 2004) [47]
Chú thích: (a) Một đơn vị cấu trúc (protomer) của vi rút LMLM với cấu trúc
“mạch lá β - vòng uốn -mạch lá β” có tiếp nối nhau từ các protein VP1 - VP2 -
VP3. (b) Một pentamer nằm trên virion, tạo nên hình đối xứng 5 cạnh. (c) Cấu trúc
của một virion hoàn chỉnh. (d) Cấu trúc không gian của protomer (sử dụng phần
mềm mô phỏng RasMole).
1.3.2. Cấu tạo của vi rút
Hạt vi rút chứa 30% a-xít nucleic, đó là một đoạn ARN chuỗi đơn, hợp thành
bởi 8450 ba-zơ và có hệ số sa lắng là 35S, không có tính sinh kháng thể và đặc tính
kháng nguyên nhưng có vai trò trong quá trình gây nhiễm. Vỏ cap-xit của vi rút có
hơn 60 đơn vị (cap-xôm). Mỗi cap-xôm có 4 loại protein cấu trúc giống nhau là
VP1, VP2, VP3 và VP4. VP1, VP2 và VP3 tạo nên một bề mặt của khối 20 mặt đối
xứng với đường kính khoảng 23 nm, còn VP4 là protein ở bên trong cap-xit kết
dính ARN vi rút với mặt trong của cap-xit. VP1 ở ngoài cùng tham gia vào việc cố
định vi rút trên những tế bào, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây bệnh, đồng

thời là loại kháng nguyên chính tạo ra kháng thể có khả năng bảo hộ chống lại bệnh
LMLM. Vi rút LMLM thuộc loại không có vỏ bọc (Nguyễn Tiến Dũng, 2000) [6].
1.3.3. Phân loại vi rút
Cho đến nay vi rút LMLM được phát hiện gồm 7 type khác nhau đó là: O, A, C,
SAT-1, SAT-2, SAT-3 và Asia-1. Các type này có tính kháng nguyên không giống nhau
và giữa các type không gây miễn dịch chéo nhưng chúng gây các triệu chứng, bệnh tích ở
động vật rất giống nhau. Trong mỗi type lại có các subtype. Đến nay đã phát hiện được
trên 70 subtype vi rút theo cách phân loại kinh điển. Các subtype được ký hiệu gồm tên
của type mẹ và đánh dấu theo thứ tự ngày tháng phát hiện ra chúng, ví dụ: A22, O11 Gần
đây nhất xuất hiện subtype O từ Trung Quốc và được gọi là subtype O thích nghi trên lợn,
subtype này có đặc điểm là gây bệnh nặng cho lợn, đối với bò chúng thường không gây
bệnh hoặc gây bệnh nhẹ hơn. Hiện nay subtype này vẫn đang lưu hành tại Trung Quốc,
Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam (Tô Long Thành dịch, 2000) [18].
1.3.4. Sức đề kháng của vi rút
Sức đề kháng của vi rút đối với ngoại cảnh tương đối mạnh, tùy thuộc vào
chất chứa của nó, đặc biệt khi nó dính vào những chất khô hay những chất protein
(Nguyễn Lương, 1997 [12]; Nguyễn Vĩnh Phước và cs 1978 [16]; Phan Đình Đỗ và

13
Trịnh Văn Thịnh, 1958 [28]).
1.3.4.1. Sức đề kháng với nhiệt độ và pH
Về nhiệt độ, vi rút tồn tại lâu dài trong điều kiện lạnh (các chủng vi rút, vắc xin
được bảo quản trong điều kiện lạnh âm sâu). Vi rút có thể sống sót ở 85°C trong 15 giây,
hấp khử trùng Pasteur có thể không phá huỷ hoàn toàn. Vi rút giữ tính ổn định cao, đặc
điểm này giúp vi rút dễ dàng phát tán trong tự nhiên.
Về pH, vi rút bền vững trong khoảng pH 7-7,7, vi rút nhanh chóng bị vô hoạt
ở pH cao (pH > 9) hoặc thấp (pH < 6) và hoàn toàn mất hoạt tính ở môi trường có
pH < 2 và pH > 11 (Kihm, 1993) [8].
1.3.4.2. Sức đề kháng với hóa chất
Vi rút bị phá huỷ nhanh chóng trong môi trường kiềm: NaOH, KOH (1-2%

diệt vi rút trong 1 - 2 phút), Carbonat (Na
2
CO
3
4%) Trong thực tiễn, người ta
thường dùng NaOH 0,5% để sát trùng cho thân thể gia súc và cho người.
Các chất toan cũng có tác dụng tiêu diệt vi rút nhưng không đều: Axit Citric và
Acetic 5%, sự toan hoá tự nhiên xảy ra trong thịt và sữa nhanh chóng tiêu diệt mầm
bệnh. Vi rút thường không còn hoạt tính trong thịt để 48 giờ ở nhiệt độ thường.
Formol 0,5%, Beta-propiolactone (0,4%) và Ethylene Imine nhanh chóng diệt vi
rút (Formol 0,5% được dùng vô hoạt vi rút trong chế tạo vắc xin). Ngoài ra, thuốc tím,
hợp chất thuỷ ngân và axit lactic là những chất sát trùng tốt.
Dung môi lipid: Vi rút LMLM ở dạng trần (không có vỏ lipid) nên đề kháng
với hầu hết yếu tố vật lý và hoá học. Do không có lipid, vi rút không bị phá hủy
trong những dung môi hoà tan lipid như Ether, Chloroform. Các dẫn chất Phenol và
cồn ít có tác dụng.
Glycerol, chất hữu cơ: Glycerin 50% giúp bảo tồn vi rút, được dùng để gửi
bệnh phẩm đến phòng thí nghiệm. Glycerin loại trừ tạp khuẩn để chẩn đoán mà
không vô hoạt vi rút. Vi rút tăng sức kháng khi tồn tại ở các vật chất hữu cơ làm
giảm tác dụng của thuốc sát trùng (Trần Thanh Phong, 1996) [14].
1.3.4.3. Tồn tại của vi rút với môi trường
Vi rút có thể tồn tại được khoảng 5-10 tuần ở những nơi thời tiết mát, đặc
biệt là ở các mô bào hoặc ở tổ chức ngoài cơ thể, với điều kiện pH không thấp hơn
6,5. Những nơi khô ráo, lạnh và tập trung nồng độ muối cao không gây ảnh hưởng
cho vi rút và nó có thể sống lâu hơn ở những nơi đóng băng.
Tại chuồng nuôi của trâu bò, vi rút có thể tồn tại khoảng 14 ngày, ở trong

14
chất phế thải của động vật khoảng 39 ngày, ở trên bề mặt của phân vào mùa hè
khoảng 28 ngày và vào mùa đông là khoảng 67 ngày. Tường, nền, máng ăn, chất lót

chuồng, rơm cỏ, nước rửa chuồng, các đồ vật và dụng cụ đều có thể là nguồn vi rút.
Vi rút còn hoạt lực trên lông gia súc không hơn 4 tuần, có thể sống lâu hơn
15 tuần trong thức ăn, ở trong nước thải khoảng trên 130 ngày. Các sản phẩm động
vật như sữa, thịt, máu, xương, da, lông, móng, sừng đều có thể mang vi rút đi xa.
Ngoài ra, có thể tìm thấy vi rút trong mật. Rác thải của nhà bếp, nước rửa đun
không kỹ cũng mang vi rút.
1.3.5. Đặc tính nuôi cấy của vi rút
1.3.5.1. Đặc tính nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
Ngay sau khi phát hiện vi rút LMLM đầu tiên, Loeffler và Frosch (1897)
đã nghiên cứu nuôi cấy vi rút trong phòng thí nghiệm, tìm hiểu đặc tính của nó
và tạo ra những chủng vi rút có tính kháng nguyên dùng để chế tạo vắc xin.
Gây nhiễm bê trong phòng thí nghiệm: Theo Waldmann khi tiêm vi rút
LMLM cho bê mới đẻ chưa bú sữa mẹ sẽ gây bệnh làm chết bê trong vòng 38 giờ;
phủ tạng bê (đặc biệt là cơ tim, phổi), xương chứa nhiều vi rút. Có thể gây bệnh
bằng cách tiêm tĩnh mạch vi rút cho bê mới đẻ chưa bú mẹ, con vật chết trong
khoảng 38 giờ với rất nhiều vi rút trong phủ tạng.
Kết quả gây bệnh thực nghiệm cho bê trong phòng thí nghiệm phụ thuộc vào
liều tiêm và đường tiêm truyền. Kết quả gây bệnh thực nghiệm bằng phương pháp
tiêm truyền dưới da không ổn định, tùy thuộc vào liều sử dụng và cần ít nhất 1 ml
máu độc mới có kết quả. Tiêm vi rút vào tĩnh mạch bê cũng cho kết quả không ổn
định, bệnh phát có thể diễn biến trầm trọng nhưng cũng có thể chỉ ở thể nhẹ, thoáng
qua. Tiêm bắp vi rút cho bê có thể gây bệnh trầm trọng (Phan Đình Đỗ và Trịnh
Văn Thịnh, 1958) [28]. Tiêm truyền đường phúc mạc bao giờ cũng gây bệnh, và kết
quả có thể cao hơn ở bê mới đẻ và nhịn đói. Khi tiêm truyền bằng đường trên không
có kết quả, có thể gây bệnh ở liều thấp vi rút bằng phương pháp tiêm nội bì. Ở bò và
lợn thường tiêm vào nội bì niêm mạc lưỡi (ở chuột lang tiêm vào nội bì gan bàn
chân). Trong số các phương pháp tiêm truyền, tiêm nội bì có hiệu quả nhất; những
đường tiêm khác như bắp thịt, dưới da, tĩnh mạch… cho kết quả không chắc chắn
và đòi hỏi liều vi rút cao hơn. Bệnh LMLM tái tạo trong phòng thí nghiệm bằng tất

×