Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI HỒNG

VAI TRỊ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

63 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn
này là trung thực, khách quan và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc,
bản luận văn này là nỗ lực và là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày


tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bé,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Phòng, ban, ngành huyện Yên Phong, các hộ gia
đình hội viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình điều tra, thu thập số
liệu tại địa phương, đặc biệt cảm ơn cơ quan Hội LHPN huyện nơi tôi đang công tác đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện về mặt thời gian trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên
và tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực, song do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn
khơng tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy
cô giáo và sự chia sẻ của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Hồng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp, sơ đồ ....................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

1.5.

Kết cấu nội dung của luận văn ............................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận về vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
gia đình ............................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số lý luận về Hội Liên hiệp phụ nữ ............................................................. 5

2.1.2.

Lý luận về phát triển kinh tế hộ gia đình ............................................................ 8

2.1.3.

Vai trị của Hội LHPN đối với phát triển kinh tế hộ gia đình ........................... 12

2.1.4.

Các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN................. 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia
đình ................................................................................................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 21

2.2.1.


Kinh nghiệm hoạt động của Hội LHPN một số địa phương ở Việt Nam .............. 21

iii


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm nâng cao vai trò của Hội LHPN huyện Yên Phong trong phát
triển kinh tế hộ gia đình....................................................................................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Yên Phong ............................................................... 30

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 32

3.1.3.

Kết quả phát triển kinh tế .................................................................................. 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37


3.2.1.

Cách tiếp cận có sự tham gia ............................................................................ 37

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................. 38

3.2.3.

Thu thập số liệu................................................................................................. 39

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 40

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài .............................................................. 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 42
4.1.

Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ của các hội viên Hội liên hiệp phụ nữ
huyện Yên Phong .............................................................................................. 42

4.1.1.

Khái quát về cơ cấu tổ chức của Hội LHPN huyện Yên Phong ....................... 42


4.1.2.

Tình hình hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong ............................ 43

4.1.3.

Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình của các hội viên ................. 45

4.2.

Đánh giá vai trị của Hội liên hệp phụ nữ huyện Yên Phong trong hoạt động hỗ
trợ hộ gia đình phát triển kinh tế ....................................................................... 47

4.2.1.

Thông tin chung của các xã điều tra ................................................................. 47

4.2.2.

Đánh giá vai trò của Hội LHPN huyện Yên Phong trong hoạt động hỗ trợ hộ
gia đình phát triển kinh tế ................................................................................. 50

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HỘI LHPN huyện Yên Phong trong hỗ
trợ gia đình phát triển kinh tế ............................................................................ 84

4.3.1.


Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội ...................................................... 84

4.3.2.

Trình độ nhận thức của chủ hộ gia đình ........................................................... 86

4.3.3.

Sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị ................................................................ 86

4.3.4.

Kinh phí hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ ................................................. 87

4.3.5.

Phân tích ma trận SWOT .................................................................................. 88

iv


4.4.

Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình .................................................................................... 89

4.4.1.

Định hướng hoạt động Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .............. 89


4.4.2.

Một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh trong phát triển kinh tế hộ gia đình ........................................... 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 95
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 95

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 96

5.2.1.

Đối với Đảng và Nhà nước ............................................................................... 96

5.2.2.

Đối với các cấp chính quyền huyện Yên Phong ............................................... 97

5.2.3.

Đối với Trung ương Hội LHPN Việt Nam ....................................................... 97

5.2.4.

Đối với Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh .................................................................... 97


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 99
Phụ lục ........................................................................................................................ 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH

Ban Chấp hành

BQ

Bình qn

CLB

Câu lạc bộ

CBCC

Cán bộ cơng chức

ĐV

Đơn vị


GĐCS

Gia đình chính sách

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

NHNN&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nơng thơn

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

LLLĐ

Lực lượng lao động

LLCT

Ly luận chính trị

PN


Phụ nữ

SL

Số lượng

TK & VV

Tiết kiệm và vay vốn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TLSX

Tư liệu sản xuất

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất huyện Yên Phong qua 3 năm 2014 - 2016............. 34

Bảng 3.2.

Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Yên Phong giai đoạn 2014 - 2016.............. 37

Bảng 4.1.

Tình hình hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong...................................... 44

Bảng 4.2.

Phân loại hộ theo ngành nghề của các hội viên từ năm 2014 - 2016......... 45

Bảng 4.3.

Phân loại hộ theo tiêu chí giàu - nghèo từ năm 2014 - 2016 ..................... 46

Bảng 4.4.

Một số thông tin về xã điều tra .................................................................. 48

Bảng 4.5.


Thông tin chung về các hộ điều tra ............................................................ 48

Bảng 4.6.

Một số nội dung tuyên truyền của Hội LHPN huyện ................................ 52

Bảng 4.7.

Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tuyên truyền của Hội............... 53

Bảng 4.8.

Ý kiến đánh giá chung về hoạt động tuyên truyền .................................... 54

Bảng 4.9.

Nhu cầu tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phụ nữ qua 3 năm
(2014 - 2016) .............................................................................................. 56

Bảng 4.10. Số lớp tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phụ nữ qua 3
năm 2014 - 2016 ........................................................................................ 58
Bảng 4.11. Kết quả tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phụ nữ qua 3 năm
(2014 - 2016) ............................................................................................. 59
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tập huấn ............................ 60
Bảng 4.13. Các chương trình tín chấp vay vốn Ngân hàng CSXH .............................. 63
Bảng 4.14. Kết quả hoạt động tín chấp vay vốn .......................................................... 65
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tín chấp ............................. 66
Bảng 4.16. Kết quả hoạt động huy động vốn và cho các hội viên vay vốn để phát triển
kinh tế ........................................................................................................ 68

Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động huy động và cho các hội viên
vay vốn ....................................................................................................... 69
Bảng 4.18. Kết quả mơ hình trồng rau an tồn ............................................................ 70
Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá của hộ về hoạt động xây dựng mơ hình sản xuất kinh
doanh .......................................................................................................... 71
Bảng 4.20. Tình hình đăng ký học nghề của phụ nữ qua 3 năm (2014 - 2016) ........... 72
Bảng 4.21. Kết quả dạy nghề cho phụ nữ qua 3 năm ( 2014 - 2016) ........................... 74
Bảng 4.22. Đánh giá của hộ điều tra về hoạt động dạy nghề ....................................... 75

vii


Bảng 4.23. Kết quả giới thiệu việc làm cho phụ nữ qua 3 năm (2014-2016) .............. 78
Bảng 4.24. Đánh giá của hộ điều tra về hoạt động giới thiệu tạo việc làm cho hội viên
của Hội LHPN huyên Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ..................................... 79
Bảng 4.25. Đánh giá chung của hộ gia đình về tác động của hoạt động hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế ........................................................................................ 80
Bảng 4.26. Kết quả giúp thoát nghèo năm 2015 - 2016 ............................................... 82
Bảng 4.27. Thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp .................................... 85
Bảng 4.28. Trình độ văn hóa của chủ hộ gia đình ........................................................ 86
Bảng 4.29. Kinh phí phân bổ cho hoạt động Hội ......................................................... 87
Bảng 4.30. SWOT về hoạt động của tổ chức Hội LHPN trong hoạt động hỗ trợ hộ gia
đình phát triển kinh tế ................................................................................ 88

viii


DANH MỤC HỘP, SƠ ĐỒ
Hộp 4.1.


Đánh giá của cán bộ Hội về hoạt động tuyên truyền ................................... 55

Hộp 4.2.

Đánh giá của cán bộ Hội về hoạt động dạy nghề của Hội LHPN ................ 76

Hộp 4.3.

Đánh giá của cán bộ Hội về hoạt động của Hội LHPN đối với phát triển kinh
tế hộ .............................................................................................................. 81

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .................... 30
Sơ đồ 3.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia .......................................................................38
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức Hội LHPN huyện Yên Phong .............................................. 42

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai Hồng
Tên luận văn: Vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 63 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá vai trị của Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
trong phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai

trò Hội LHPN các cấp trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện trong thời
gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm
nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp phân tích. Số liệu sơ cấp được
tác giả thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn 90 hội viên trên địa bàn 3 xã Thị trấn
Chờ, Yên Phụ và Dũng Liệt, tác giả chọn mẫu bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên để điều
tra phỏng vấn và phỏng vấn một số cán bộ Hội về tình hình triển khai các hoạt động hỗ
trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách, tạp
chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài. Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ được tổng hợp để phân tích,
đánh giá vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Kết quả chính và kết luận
Hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế của Hội LHPN huyện Yên Phong
bao gồm các: Hoạt động tuyên truyền về phát triển kinh tế; Hoạt động tập huấn kiến thức
khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh; Hoạt động tín chấp vay vốn; Hoạt động huy
động vốn và cho các hội viên vay vốn để phát triển kinh tế; Hoạt động xây dựng mơ hình
sản xuất; Hoạt động dạy nghề và hoạt động giới thiệu việc làm cho phụ nữ.
Trong thời gian qua Hội LHPN huyện Yên Phong đã tổ chức các đợt tuyên truyền về
Quyết định số 295/QĐ-TTg, Nghị quyết số 11-NQ/TW, Nghị quyết liên tịch số
47/NQLT/HLHP/BNN, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, Văn Bản liên tịch số 213/VBLT,
Hướng dẫn số 3775/NHCS-KTNB, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và kiến thức quản lý
kinh tế. Các đợt tuyên truyền đã thu hút đông đảo các hội viên tham gia, trong số 90 hội
viên tham gia khảo sát có tới trên 70% số hội viên tham gia trong tất cả các đợt tuyên
truyền và các hoạt động tuyên truyền đều được hầu hết các hội viên đánh giá là nội

x


dung bổ ích, điều kiện hỗ trợ phù hợp nhưng thời gian truyền đạt chưa phù hợp, cần

nhiều thời gian tuyên truyền hơn.
Hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phụ nữ cũng thu hút rất
nhiều hội viên tham gia. Năm 2014, có 16.117 lượt người tham dự đến năm 2016 số
người tham dự đã tăng lên 17.557 lượt người. Nội dung tập huấn bao gồm: Tập huấn về
kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; Kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao; Kỹ thuật
trồng rau màu, cây vụ đơng; Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; Kỹ
thuật chăm sóc hoa cây cảnh; Kỹ thuật nuôi thủy sản; Kỹ thuật xử lý rác thải nơng thơn
kết hợp với mơ hình ni giun quế; Kỹ thuật trồng rau an tồn; Kỹ thuật sơ chế, bảo
quản nông sản sau thu hoạch; Kỹ thuật trồng nấm. Hoạt động tập huấn của Hội được
các hội viên tham gia đánh giá tốt về nội dung, nhưng phương pháp giảng dạy chưa tốt
và mức hỗ trợ kinh phí cịn thấp.
Hoạt động tín chấp và hoạt động huy động vốn cho các hội viên vay mang lại
nhiều lợi ích thiết thực cho các hội viên. Nhờ có hoạt động này mà rất nhiều hội viên có
vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh tạo thêm thu nhập và việc làm cho gia đình.
Với hoạt động xây dựng mơ hình sản xuất, Hội đã thu hút được 143 hộ tham gia vào
năm 2016. Thu nhập bình quân từ mơ hình các hộ nhận được ngày một tăng lên. Năm 2014
thu nhập bình quân là 7,8 triệu đồng/hộ đến năm 2016 đã tăng lên 8,9 triệu đồng/hộ.
Hội đã tổ chức rất nhiều lớp dạy nghề cho phụ nữ như: Nghề trồng cây ăn quả có
giá trị kinh tế cao; Nghề trồng hoa; Nghề trồng nấm; Nghề trồng rau sạch; Nghề ni gà
an tồn sinh học; Nghề ni giun quế; Nghề may công nghiệp: Nghề mây tre đan; Nghề
thêu ren; Nghề làm hương.Tổng số phụ nữ được đào tạo nghề năm 2016 là 1.485 phụ nữ
và Hội cũng đã giới thiệu việc làm cho rất nhiều hội viên sau khi học nghề.
Để nâng cao vai trò của Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong phát
triển kinh tế hộ gia đình tác giả luận văn tiến hành đề xuất một số giải pháp: Nâng cao
chất lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội; Nâng cao nhận thức của chủ hộ
gia đình hội viên; Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, vận động phụ nữ; Tăng
cường hoạt động phối hợp và khai thác nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chủ
trương cơng tác Hội; Phối hợp tốt với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhằm tạo vốn
cho hội viên phát triển sản xuất; Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật và đổi mới hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm.

Hội LHPN huyện Yên Phong có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế hộ
gia đình. Các hoạt động của Hội đã giúp cho nhiều hộ gia đình vươn lên thốt nghèo, có
thêm việc làm và tăng thu nhập. Tuy nhiên các hoạt động của Hội cịn một số hạn chế,
do đó Hội cần xem xét, nghiên cứu đổi mới các hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển
kinh tế trong thời gian tới.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Mai Hong
Thesis title: The role of Women’s Union in household economic development in Yen
Phong district, Bac Ninh province.
Major: Economic management

Code: 63 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objects
Research on the role of Women's Union in Yen Phong district, Bac Ninh province
in household economic development to propose some solutions to improve the role of
Women's Union at all levels in household economic development in the district in the
coming time.
Materials and Methods
The thesis uses several research methods such as method of selecting research
sites; data collection method and analytical method. The primary data was collected by
interviewing 90 members in 3 communes of Cho, Yen Phu, and Dung Liet and some
union’s staff about the implementation of activities supporting household economic
development. These interviewees were randomly selected. The secondary data was
collected from books, journals, newspapers, websites, and reports of industries, and etc.,

which are related to the research content. The collected data will be used to analyze and
evaluate the role of Women’s Union in household economic development.
Main findings and conclusions
Activities supporting households in economic development of Yen Phong
Women's Union include propagating economic development; organizing training
courses to provide scientific and technical knowledge in production and business;
offering unsecured debts; raising capital and lending members loans for economic
development; building production models; providing vocational training and job
placement for women.
In recent years, Yen Phong Women’s Union has organized propaganda campaigns
on Decision No. 295/QD-TTg, Resolution No. 11-NQ/TW, Inter-ministerial Resolution
No. 47/NQLT/HLHP/BNN, Decree No. 78/2002/ND-CP, Inter-ministerial Document
No. 213/VBLT, Guideline No. 3775/NHCS-KTNB, Decree No. 41/2010/ND-CP and
economic management knowledge. The propaganda campaigns attracted a large number
of participants, among 90 interviewed members, over 70% members participated in all
propaganda campaigns. All propaganda activities recieved good feedbacks from

xii


members such as useful contents and appropriate supportive conditions, but the
organizing time was not suitable, it is needed to have more time for propaganda.
Training on the transfer of science and technology to women also attracted many
participants. In 2014, the number of participants were 16,117 and increased to 17,557
by 2016. Training contents included training on techniques of raising livestock and
poultry; techniques of producing high-quality rice; techniques of growing vegetables
and winter crops; techniques of planting fruit trees which have high economic value;
techniques of caring for flowers and bonsai; techniques of cultivating aquaculture;
techniques of treating rural waste combining with worm culture model; techniques of
cultivating safe vegetables; techniques of preliminarily processing and preserving postharvest agricultural products; techniques of growing mushroom. All participants said

that training activities of the union have good contents but the teaching method was not
good and the funding was still low.
Such activities as offering unsecured debts and raising capital have brought
many practical benefits for members. Thanks to these activities, a lot of members
have capital to invest in production and business, generating more income and
employment for the family.
For production model building, the union attracted the participation of 143
households in 2016. The average income from this model of households has been
increasing. In 2014, the average income was 7.8 million VND per household and
increased to 8.9 million VND per household by 2016.
The union has organized many vocational training courses for women such as
plantation of fruit trees having high economic value; flower growing; mushroom
growing; safe vegetables planting; bio-safety chicken feeding; worm cultivation;
industrial sewing; rattan and bamboo knitting; embroidery; incense making. The total
number of women trained in 2016 was 1,485 and the union also introduced jobs for
many members after training courses.
In order to improve the role of Women's Union in Yen Phong district, Bac Ninh
province in household economic development, the author proposes some following
solutions: improving the quality, qualification and capacity of union’s members; raising
awareness of owner of member households; renovating the form of propagating and
mobilizing women; strengthening the coordination and exploitation of resources to
effectively implement union’s guidelines; well coordinating with banks and credit
institutions to generate capital for members to develop production; pushing up training
courses on the transfer of scientific and technical advances and renovating vocational
training and job placement activities.

xiii


Yen Phong Women's Union plays a very important role in household economic

development. The union's activities have enabled many households to escape poverty,
have more employment and increase their income. However, these activities still remain
some constraints, therefore the union needs to consider and research to renovate them to
support household in economic development in the coming time.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ xa xưa đến nay và dù ở bất kỳ thời đại nào phụ nữ ln thể hiện mình là
một nửa quan trọng của thế giới, là một lực lượng xã hội đơng đảo có vai trị đặc
biệt quan trọng trong tái sản xuất sức lao động, bảo tồn nòi giống, tái sản xuất ra
của cải vật chất, phát huy khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của
nhân loại (Nguyễn Thị Loan, 2007).
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập vào ngày 20/10/1930. Lần
đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt
động hợp pháp và cơng khai nhằm đồn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng
góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Hội LHPN Việt Nam là một
tổ chức chính trị - xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nghị
quyết Trung ương 8, khoá VI).Với hơn 80 năm xây dựng và phát triển, Hội đã có
những đóng góp đáng kể, từ công cuộc chung tay xây dựng và kiến thiết đất nước
và đến nay là sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Hội LHPN Việt
Nam khơng chỉ hoạt động chính trị, Hội cịn là đầu mối quy tụ, tổ chức thực hiện
những hoạt động xã hội sâu rộng trong mọi tầng lớp phụ nữ tạo nên sức mạnh
tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”. Hội luôn quan tâm thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia thực
hiện các hoạt động nhân đạo từ thiện, các hoạt động xã hội phù hợp với yêu cầu
xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng,
địa hình tồn huyện tương đối bằng phẳng, được bao bọc bởi 3 con sông: Sông
Cầu, sông Cà Lồ, sông Ngũ huyện Khê với 14 đơn vị hành chính gồm: 13 xã và
01 thị trấn.Trong những năm trở lại đây tốc độ phát triển kinh tế của huyện khá
cao, đã thu hút nhiều Doanh nghiệp vào đầu tư và phát triển tại n Phong.
Chính vì vậy, một bộ phận lớn hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng các khu,
cụm công nghiệp phải chuyển đổi từ nông nghiệp sang ngành nghề khác, khơng
có việc làm dẫn đến làm gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội… Vậy nên,
ổn định kinh tế hộ gia đình là nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong huyện. Để
đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, Hội LHPN huyện Yên Phong với vai trò, nhiệm vụ

1


là một tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai các hoạt động nhằm góp phần thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Hội LHPN đã chỉ đạo
Hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện tích cực đẩy mạnh triển khai phong trào
thi đua. Đặc biệt, Hội chọn phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia
đình” là địn bẩy thu hút hội viên tham gia tổ chức Hội, tạo điều kiện cho chị em
phát triển kinh tế gia đình, động viên, biểu dương để chị em tích cực đóng góp
cơng sức của mình cho đất nước. Để giúp hội viên có vốn để phát triển kinh tế
Hội đã tín chấp vay vốn Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, phối hợp với
các ngành liên quan tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho phụ nữ, khai thác các
dự án phát triển kinh tế. Khơng chỉ tín chấp giúp hội viên phụ nữ tiếp cận được
các nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình, Hội cịn phối hợp dạy nghề, giới
thiệu việc làm cho lao động nữ vào làm ở các cơ sở tạo việc làm tại địa phương
và các khu công nghiệp, giúp hàng trăm hộ gia đình thốt nghèo (Hội LHPN
huyện n Phong, 2016).
Bên cạnh những thành cơng nhất định, thì những vấn đề đặt ra trong giai
đoạn hiện nay như: Hội cần phải làm gì để hỗ trợ các hội viên phát triển kinh

tế vươn lên thoát nghèo bền vững, tạo việc làm ổn định? Cần thực hiện những
giải pháp nào để nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong phát triển kinh tế hộ
gia đình? Xuất phát từ điều đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Vai trò của
Hội Liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá vai trò của Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh trong phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao vai trò Hội LHPN các cấp trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa
bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Hội LHPN trong
phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đánh giá vai trò của Hội LHPN huyện Yên Phong trong phát triển kinh tế
hộ gia đình trên địa bàn huyện.

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của Hội LHPN huyện
Yên Phong trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện.
- Đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của Hội LHPN huyện Yên
Phong trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển kinh tế của các hộ gia đình
ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; hoạt động của Hội LHPN và vai trò của Hội
đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế
hộ gia đình.
* Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp trong nghiên cứu được thu thập từ năm 2014 đến 2016.
Số liệu phân tích thực trạng vấn đề được thu thập từ năm 2014 - 2016, số
liệu điều tra năm 2017.
* Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình khơng phải đề tài mới, nhưng chưa có đề tài nào thực hiện về vai trò của
Hội Liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh. Phát triển kinh tế hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh do người dân trên
địa bàn huyện chủ yếu làm kinh tế hộ gia đình. Do đó, luận văn đã có một số
đóng góp sau:
- Qua phân tích số liệu thứ cấp - kết quả điều tra khảo sát từ 90 hộ gia đình,
luận văn làm rõ thực trạng, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến họat động hỗ
trợ gia đình phát triển kinh tế của Hội Liên hiệp phụ nữ, tìm ra những hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế để đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai

3


trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa hết sức tích
cực, phù hợp với sự thay đổi của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
- Đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng cho Hội Liên hiệp phụ nữ huyện

Yên Phong, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh, các phòng ban chức năng của
huyện Yên phong trong việc đưa ra và thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển
kinh tế hộ gia đình của địa phương.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Hội LHPN trong phát triển
kinh tế hộ gia đình
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Phần 5: Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
2.1.1. Một số lý luận về Hội Liên hiệp phụ nữ
2.1.1.1. Khái niệm về Hội và Hội Liên hiệp phụ nữ
a. Khái niệm về Hội
Khái niệm “Hội” (association) trong tiếng Anh cũng có nội hàm rất rộng.
Theo Đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc (LHQ) về những người bảo vệ nhân
quyền thì: Khái niệm “Hội” nhắc đến bất kỳ nhóm cá nhân hoặc bất kỳ thực thể
pháp lý nào liên kết với nhau để cùng nhau hành động, bày tỏ, thúc đẩy, theo
đuổi hoặc bảo vệ một lĩnh vực quan tâm chung (a field of common interests).
Trong báo cáo của mình, Báo cáo viên về tự do hội họp và lập hội của Liên Hợp
quốc Maina Kiai đã nhắc lại và sử dụng định nghĩa này (Khánh Tùng, 2014).
Nhận thức về hội ở Việt Nam hiện nay còn là đề tài gây ra nhiều tranh luận,
chưa thực sự thống nhất. Trong một thời gian dài, cùng với khái niệm xã hội dân

sự, hội được coi là vấn đề khá nhạy cảm, nên chưa được nghiên cứu, tìm hiểu đầy
đủ. Điều này dẫn đến những cách nhìn phiến diện, thiếu tích cực về vị trí, vai trị
của hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính vì vậy,
dưới góc độ học thuật, việc nghiên cứu về hội, nhất là trong bối cảnh đất nước ta
đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ xã hội và
hội nhập quốc tế, nhất là triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 là điều cần thiết.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Hội trong nghiên cứu này, Hội được
hiểu theo cách thông thường Hội là một tổ chức liên kết tự nguyện của cơng dân,
với sự tham gia chính thức của ít nhất ba cá nhân hoặc tổ chức hoạt động thường
xuyên, tổ chức có cùng ngành nghề, sở thích và có chung mục đích. Hoạt động
thường xun, khơng vụ lợi. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản
riêng, có tên và biểu tượng riêng (Trương Hồng Quang, 2014).
b. Khái niệm về Hội LHPN
Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (thông qua tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần
thứ XI) đã khẳng định: Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị, xã hội
trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của

5


các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng
giới. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên hội
các nước Đông Nam Á. Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hội đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi
các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung
hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
(Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, 2012).
Hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã
tổ chức thành công 11 kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc. Đại hội đại biểu phụ

nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012-2017) được tổ chức tại Cung Văn hố
Lao động Việt Xơ, Hà Nội từ ngày 11-14/3/2012.
Về khái niệm “Tổ chức chính trị - xã hội” qua nghiên cứu các văn bản của
Đảng, Nhà nước ta hiện nay cho thấy các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam
được hiểu theo nghĩa là tập hợp những người có chung mục tiêu về chính trị, có
cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng xây
dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, cơng bằng, dân chủ, văn
minh (Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, 2005). Cho đến nay có 5 tổ chức
chính trị - xã hội, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó
là: Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Hội Nơng dân Việt Nam, Đồn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến
binh Việt Nam. Các tổ chức chính trị - xã hội này là thành viên của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam - cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng
và Nhà nước, là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ (năm
1991) chính là: sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Đây là sự đúc kết, là sự khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân trong sự
nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Cũng trong Cương lĩnh năm 1991, vị trí vai
trị của các đồn thể nhân dân một lần nữa được khẳng định: “Các đoàn thể nhân
dân tùy theo tính chất, tơn chỉ và mục đích đã xác định, vừa vận động đồn viên,
hội viên giúp nhau chăm lo, bảo vệ các lợi ích thiết thực; vừa giáo dục nâng cao
trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên; vừa tham gia quản lý nhà nước, quản
lý xã hội”. Vị trí, vai trị đó của các tổ chức chính trị - xã hội đã thể hiện rõ trong

6


thực tiễn cách mạng nước ta, đồng thời qua đó các tổ chức đó đã có sự trưởng
thành khơng ngừng.

Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung năm 2011) xác định rõ: “Các đồn thể nhân
dân tùy theo tính chất, tơn chỉ và mục đích đã được xác định, vận động, giáo dục
đồn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; chăm lo, bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, hội viên; giúp đồn viên, hội viên
nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội”(văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI). Đây là cơ sở
để các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò của mình, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng CNXH trên đất nước ta, cũng như nền dân chủ XHCN nói riêng.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
a. Chức năng của Hội LHPN Việt Nam
Điều lệ Hội LHPN Việt Nam do Đại hội Đại biểu phụ nữ tồn quốc lần thứ
XI năm 2012 thơng qua, đã xác định chức năng của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam là: “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước. Đoàn
kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới”(Điều lệ Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam, 2012).
Hội LHPN với chức năng của Hội là đại diện cho tầng lớp phụ nữ, tổ chức
Hội LHPN Việt Nam thay mặt cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam để thực hiện
một hoặc một số hoạt động theo quy định của pháp luật, đóng vai trị quan trọng
trong phát triển kinh tế.
Hội LHPN Việt Nam với mục đích hoạt động khơng vì lợi nhuận đó là một
tổ chức chính trị và xã hội, là đại diện cho tầng lớp phụ nữ, bảo vệ quyền lợi
của người phụ nữ. Hội chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên.
Với mục tiêu hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. Như vậy, là đơn
vị trực tiếp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - văn hóa
cho phụ nữ. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nơng
nghiệp, nơng thôn cho phụ nữ. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ,
định hướng, dạy nghề, chuyển giao khoa học công nghệ giúp phụ nữ phát triển
sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ mơi trường. Từ đó, góp phần làm giảm tỷ

lệ hộ nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đảm bảo an sinh

7


xã hội, ổn định chính trị xã hội, khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có
(về nhân lực, vốn, cơ sở hạ tầng…).
b. Nhiệm vụ của Hội LHPN
Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất
đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng,
Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Vận động, hỗ trợ phụ nữ
nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; Chăm lo cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản
biện xã hội và giám sát thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
phụ nữ, gia đình và trẻ em. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; Đoàn kết
hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế
giới vì bình đẳng, phát triển và hịa bình (Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, 2012).
2.1.2. Lý luận về phát triển kinh tế hộ gia đình
2.1.2.1. Hộ gia đình
Trong từ điển ngơn ngữ Mỹ: “Hộ là tất cả những người cùng sống chung
trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc
và những người làm ăn chung (Oxford press,1987)”.
Theo Điều 3, điểm 29 Luật Đất đai quy định “Hộ gia đình sử dụng đất là
những người có quan hệ hơn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của
pháp luật về hơn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất
chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất” (Luật đất đai, 2013).

Còn trong Bộ Luật dân sự, khái niệm Hộ gia đình khơng được định nghĩa
một cách chính thức, mà chỉ khẳng định Hộ gia đình có thể là chủ thể trong quan
hệ pháp luật dân sự “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng
góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể
khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” (Luật Dân sự, 2005).
Theo Luật hôn nhân và gia đình "Gia đình là tập hợp những người gắn bó
với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm

8


phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định.
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát: Hộ là một tập hợp
người chủ yếu có quan hệ huyết thống và hơn nhân cùng sinh sống và lao động
sản xuất, bên cạnh đó cũng cịn một số ít thành viên khác tự nguyện và được gia
đình cho sống cùng.
2.1.2.2. Kinh tế hộ gia đình
Từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về
“Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất
trong nơng nghiệp”, nông thôn chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác
cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nơng dân đã trở thành
những đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là
đơn vị kinh tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó, các hộ gia đình tự chủ
trong sản xuất kinh doanh, được toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng
lao động, mua sắm vật tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ
làm ra. Như vậy, có thể hiểu Kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc
sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp
cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc
một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định (Mai Thị Thanh

Xuân và Đặng Thị Hiền, 2013).
Kinh tế hộ nơng dân là loại hình kinh tế cơ bản và tự chủ trong nơng
nghiệp, hình thành, tồn tại một cách khách quan, sử dụng lao động gia đình là
chính. Kinh tế hộ nơng dân là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm
của sản xuất nơng nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội,
kinh tế hộ nông dân khơng giống các loại hình kinh tế khác (Khương Thị Lan,
2014). Như vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc
sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp
cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc
một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Sự tồn tại của
kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên
khác nhằm phát triển sản xuất, nâng cao mức sống. Đặc điểm của kinh tế hộ gia
đình là khơng có tư cách pháp nhân; chủ hộ là người sở hữu, nhưng cũng là người
lao động trực tiếp, tùy điều kiện cụ thể họ có thể thuê mướn thêm lao động. Do
đặc thù hộ kinh doanh có quy mơ nhỏ, vốn ít, ngành nghề khơng ổn định,… nên
tính ổn định của kinh tế hộ khơng cao (Trần Văn Dư, 2003).

9


Đối tượng sản xuất của kinh tế hộ nông dân có đặc điểm riêng biệt đó là
cây trồng và vật nuôi, là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển
theo những quy luật sinh học nhất định. Là cơ thể sống, vì vậy chúng rất nhạy
cảm với mơi trường tự nhiên, mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, về sự chăm
sóc của con người đều có tác động trực tiếp đến quá trình phát sinh và phát
triển của chúng, và tất nhiên là ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của sản xuất.
Do chúng có đặc điểm như vậy, nên muốn đạt được hiệu quả cao nhất thiết
phải có sự quan tâm đúng mực, thường xuyên và thực sự sát sao của con
người. Mỗi sự biến đổi, thay đổi nhỏ của những cơ thể sống này con người
đều phải biết, chúng cần phải được chăm sóc đúng lúc, đúng chỗ, đúng khoa

học. Để làm tốt những điều này không một chủ thể nào khác mà chỉ có hộ
nơng dân đảm đương nổi. Đặc điểm có đó chỉ phù hợp với trách nhiệm, chất
lượng của lao động gia đình, phù hợp với kiểu tổ chức sản xuất của kinh tế hộ
nông dân (Trần Văn Dư, 2003).
Kinh tế hộ gia đình đóng vai trị hết sức quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế ở nơng thơn. Đây là một đơn vị kinh tế cơ sở chứa đựng các nguồn
lực phát triển và có quyền sở hữu các tài sản, tư liệu sản xuất và các nguồn thu
nhập. Kinh tế hộ là hoạt động rất hiệu quả và là nhân tố chủ yếu trong kinh tế
nông nghiệp nông thôn ở mọi thời đại.

Kinh tế hộ nông dân là một trong những thành phần cấu tạo lên nền kinh
tế quốcdân của mỗi nước, nó khơng chỉ tự phát triển, tự ảnh hưởng mà còn
ảnh hưởng tới và chịu sự ảnh hưởng tác động của tất cả các thành phần kinh
tế khác. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống
vật chất, văn hoá, tinh thần của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội (Trần Văn
Dư, 2003).
2.1.2.3. Phát triển kinh tế hộ gia đình
Phát triển là một quá trình, là “tổng hòa các hiện tượng được quan niệm như
chuỗi nhân quả kế tiếp nhau diễn tiến” (Từ điển Larousse). Như vậy có thể hiểu,
Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế - nó khơng chỉ
bao gồm những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm cả
những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu
là một q trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu

10


×