Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.83 KB, 101 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ PHÚ KHÁNH

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO HỘ KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH
BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Phú Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô giáo trong Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đã tận tình giúp đỡ em trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Phạm Bảo Dương đã hướng dẫn
chu đáo, tận tình giúp đỡ em hồn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh, chị, em tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội chi nhánh Bắc Ninh, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, giúp đỡ em trong thời gian
em thu thập tài liệu nghiên cứu cũng như trong q trình hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình em, bạn bè đã ln ở bên em,
động viên, chia sẽ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019


Tác giả luận văn

Lê Phú Khánh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3 1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.5.

Đóng góp của luận văn .................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh .......... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.


Khái niệm ........................................................................................................ 5

2.1.2.

Tín dụng và tín dụng cho hộ kinh doanh .......................................................... 7

2.1.3.

Nội dung phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh ............................................. 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh ................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 18

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển tín dụng hộ kinh doanh tại các ngân hàng TMCP tại
việt nam ......................................................................................................... 18

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra ............................................................................. 20

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 22
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 22

3.1.1.

Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đô ̣i – Chi nhánh Bắc Ninh22

iii


3.1.2.

Đặc điểm địa bàn hoạt động và chính sách tín dụng cho vay hộ kinh doanh tại
MB chi nhánh Bắc Ninh ................................................................................ 22

3.1.3.

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP quân đội Chi nhánh Bắc Ninh ........... 30

3.1.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP quân đội – Chi nhánh
Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2017 .................................................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 33


3.2.2.

Phương pháp xử lý thông tin .......................................................................... 34

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 39
4.1.

Thực trạng phát triển tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Bắc
Ninh .............................................................................................................. 39

4.1.1.

Phát triển về quy mơ tín dụng ........................................................................ 39

4.1.2.

Phát triển về thị phần tín dụng ....................................................................... 41

4.1.3.

Chấ t lươ ̣ng tı́n du ̣ng và hiê ̣u suấ t sử dụng vốn ................................................ 43

4.1.4.

Hiệu quả cho vay đối với hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội chi

nhánh Bắc Ninh ............................................................................................. 48

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại mb chi
nhánh bắc ninh............................................................................................... 59

4.2.1.

Thương hiệu ngân hàng ................................................................................. 60

4.2.2.

Thủ tục vay vốn ............................................................................................. 60

4.2.3.

Lãi suất vay vốn............................................................................................. 61

4.2.4.

Nhân viên khách hàng.................................................................................... 62

4.2.5.

Thủ tục vay vốn ............................................................................................. 63

4.2.6.

Lãi suất vốn vay............................................................................................. 63


4.2.7.

Nhân viên khách hàng.................................................................................... 64

4.2.8.

Hoạt động Marketing ..................................................................................... 65

4.2.9.

Hệ thống thông tin tín dụng và cơng nghệ ...................................................... 66

4.3.

Giải pháp phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại mb chi nhánh bắc ninh ... 67

4.3.1.

Định hướng giải pháp phát triển tín dụng hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc
Ninh .............................................................................................................. 67

4.3.2.

Giải pháp phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh . 69

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 80

5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 80

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 81

5.2.1.

Đối với Nhà nước .......................................................................................... 81

5.2.2.

Đối với Ngân hàng nhà nước ......................................................................... 84

5.2.3.

Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội ............................................................. 84

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 86
Phụ lục ...................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Biểu phí lãi suất áp dụng khi gia hạn nợ .................................................... 25
Bảng 3.2. Biểu phí mức phạt do chậm trả lãi ............................................................. 25
Bảng 3.3. Tổ ng kế t tài sản nơ ̣ của Ngân hàng TMCP Quân Đô ̣i Chi nhánh Bắc Ninh

năm 2015 – 2017 ....................................................................................... 32
Bảng 3.4. Hoạt động cho vay và thu nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh
Bắc Ninh năm 2015 – 2017 ....................................................................... 33
Bảng 3.5. Thu thập thông tin sơ cấp .......................................................................... 34
Bảng 3.6. Số lượng mẫu ............................................................................................ 34
Bảng 4.1. Tình hình dư nợ cho vay và doanh số cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân
đội - Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 – 2017 .............................................. 39
Bảng 4.2. Số lượng khách hàng quan hệ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi
nhánh Bắc Ninh năm 2015 - 2017 ............................................................. 42
Bảng 4.3. Phân loại nợ tại MB Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 – 2017 ...................... 43
Bảng 4.4. Tình hình thu nợ tại MB Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 – 2017 ................ 45
Bảng 4.5. Cơ cấu dư nợ theo thời gian tại MB Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 - 201745
Bảng 4.6. Doanh thu và lơ ̣i nhuâ ̣n mang la ̣i từ hoa ̣t đô ̣ng tıń du ̣ng ta ̣i MB chi nhánh
Bắc Ninh năm 2015 – 2017 ....................................................................... 47
Bảng 4.7. Hiệu quả của hoạt động tín dụng ta ̣i ngân hàng TMCP Qn Đơ ̣i Chi nhánh
Bắc Ninh năm 2015 – 2017 ....................................................................... 48
Bảng 4.8. Tình hình Cho vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn
2015-2017 ................................................................................................. 49
Bảng 4.9. Hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn
2015-2017 ................................................................................................. 50
Bảng 4.10. Doanh số cho vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn
2015-2017 ................................................................................................. 51
Bảng 4.11. Doanh số thu nợ của vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 52
Bảng 4.12. Tỷ lệ thu nợ của vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn
2015-2017 ................................................................................................. 53
Bảng 4.13. Nợ xấu của hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017......... 53

vi



Bảng 4.14. Giá trị và cơ cấu nợ xấu của hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 54
Bảng 4.15. Tỷ lệ nợ xấu của hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 20152017 .......................................................................................................... 55
Bảng 4.16. Vịng quay vốn tín dụng cho vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh
giai đoạn 2015-2017 .................................................................................. 56
Bảng 4.17. Hiệu quả cho vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn
2015-2017 ................................................................................................. 57
Bảng 4.18. Lợi nhuận cho vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn
2015-2017 ................................................................................................. 58
Bảng 4.19. Cơ cấu lợi nhuận cho vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 58
Bảng 4.20. Tỷ suất lợi nhuận cho vay hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 59
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của thương hiệu tới quyết định lựa chọn ngân hàng của hộ kinh
doanh ........................................................................................................ 60
Bảng 4.22 Ảnh hưởng của thủ tục vay vốn tới quyết định lựa chọn ngân hàng của hộ
kinh doanh ................................................................................................ 61
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của lãi suất tới quyết định lựa chọn ngân hàng của hộ kinh
doanh ........................................................................................................ 61
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của nhân viên khách hàng tới quyết định lựa chọn ngân hàng
của hộ kinh doanh ..................................................................................... 62
Bảng 4.25. Đánh giá của khách hàng về thủ tục vay vốn .............................................. 63
Bảng 4.26. Đánh giá của khách hàng về lãi suất vốn vay ............................................. 64
Bảng 4.27. Đánh giá của khách hàng về thái độ của nhân viên..................................... 64
Bảng 4.28. Đánh giá của khách hàng về hoạt động Marketing ..................................... 65
Bảng 4.29. Đánh giá của khách hàng về hệ thống thông tin và công nghệ .................... 66

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Quy trình xét duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Bắc
Ninh .......................................................................................................... 29
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bô ̣ máy của NHTMCP Quân đội Chi nhánh Bắc Ninh ......... 30

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Phú Khánh
Tên đề tài: Phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh
Bắc Ninh
Ngành : Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển tín dụng cho các hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Bắc
Ninh. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh trong
thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
để thu thập thông tin về thực trạng phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại MB chi
nhánh Bắc Ninh. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 120 mẫu gồm các hộ
kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu. Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong
nghiên cứu gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh nhằm làm rõ thực trạng và các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại MB chi nhánh Bắc Ninh.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Qua phân tích thực trạng hoạt động phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh ta ̣i

Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bắc Ninh cho thấy:
Có 4 loại hộ kinh doanh có số lượng vay lớn tại MB Bắc Ninh là kinh doanh vật
liệu xây dựng, kinh doanh gỗ, kinh doanh giấy, kinh doanh đúc đồng. Dư nợ cho vay hộ
kinh doanh chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ của tồn ngân hàng trung
bình đạt gần 30%. Năm 2015, tỷ trọng dư nợ cho vay hộ kinh doanh đạt 27,84%, tăng
lên 30,38% vào năm 2016 và giảm nhẹ xuống cịn ở mức 29,03% trong năm 2017.
Trong các nhóm hộ kinh doanh, nhóm hộ kinh doanh gỗ và đúc đồng có nhu cầu vốn
cao nhất lần lượt chiếm trung bình 30,81% và 28,39% tổng dư nợ hộ kinh doanh tiếp
theo là nhóm hộ xây dựng chiếm trung bình 24,50% tổng dư nợ và cuối cùng là hộ làm
giấy chiếm trung bình 14,25% tổng dư nợ.
Hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ kinh doanh thể qua các chỉ tiêu sau: Thứ
nhất, tăng trưởng hoạt động cho vay, năm 2015, doanh số cho vay hộ kinh doanh của
MB Bắc Ninh đạt 206,64 tỷ đồng, tăng nhanh lên 331,85 tỷ đồng vào năm 2016 và tăng
nhẹ lên 338,40 tỷ đồng vào năm 2017; doanh số thu nợ tăng hơn 51,09 % trong năm
2016 sau đó một năm giảm gần 3%. Thứ 2 là tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ kinh doanh được
hạn chế ở mức thấp, tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ kinh doanh từ năm 2015 là 0,03% tăng lên

ix


là 0,038% hai năm sau đó. Thứ 3, vịng quay vốn tín dụng cho vay hộ kinh doanh ở MB
Bắc Ninh ở mức tương đối cao trung bình qua 3 năm đạt 1,36 lần có nghĩa là một đồng
vốn của ngân hàng được sử dụng 1,36 lần, tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng có dấu
hiệu giảm vào năm 2017. Vào năm 2015, bình quân một đồng vốn quay được 1,20
vòng, đến năm 2016 tăng lên 1,65 vòng và năm 2017 giảm xuống chỉ còn 1,24 vòng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại MB Bắc
Ninh gồm có thủ tục vay vốn, lãi suất vốn vay, nhân viên khách hàng, hoạt động
marketing và hệ thống thơng tin tín dụng và cơng nghệ.
Nghiên cứu cũng đã xuất các giải pháp nhằm phát triển tín dụng cho hộ kinh
doanh tại MB Bắc Ninh gồm có: Hồn thiện chiến lược kinh doanh, xây dựng chính

sách và sản phẩm tín dụng riêng biệt cho từng nhóm khách hàng, hồn thiện quy trình
tín dụng đảm bảo hiệu quả cao và hướng tới khách hàng, nâng cao chất lượng nhân sự
và chất lượng quản trị nhân sự.

x


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Le Phu Khanh
Thesis title: Developing credit for business households at Military Commercial Joint Stock
Bank of Bac Ninh Branch.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Based on the analysis of the situation and the factors affecting the development
of credit for business households at MB Bank, Bac Ninh branch to propose major
solutions to develop credit for business households.
Research methods
Secondary data collecting methods is used to collect information related to the
development of credit for business households at MB Banh, Bac Ninh branch. Primary
data is collected through a survey of 120 samples of business households in the study
area. The methods of data analysis used in the study including descriptive statistics,
comparative statistics.
Main results
There are 4 types of business households with a large amount of loans at MB
Bac Ninh are trading construction materials, wood trading, paper business, copper
business. Loans to business households accounted for a relatively large proportion of the

total outstanding loans of the whole bank reaching nearly 30%. In 2015, the proportion of
outstanding loans to business households reached 27.84%, increased to 30.38% in 2016
and decreased slightly to 29.03% in 2017. Among business groups, wood trading and
copper business households have the highest capital demand, accounting for 30.81% on
average and 28.39% of total household loans, followed by construction households with
an average of 24.50% and finally, paper-making households account for 14.25% of total
outstanding loans.
The effectiveness of credit activities for business households through the
following criteria: Firstly, the growth of lending activities, in 2015, the sales of business
loans of MB Bank Bac Ninh reached 206.64 billion VND, increasing rapidly to 331.85
billion in 2016 and slightly increased to 338.40 billion VND in 2017; Debt collection
revenue increased by more than 51.09% in 2016, then decreased by nearly 3% a year.
Secondly, the ratio of bad debt to business households is limited at a low level, the ratio of
bad debts to business households since 2015 is 0.03%, increasing to 0.038% two years

xi


later. Thirdly, the credit cycle of loans to business households in MB Bank Bac Ninh is
relatively high at 3 years, reaching 1.36 times, meaning a bank's capital is used 1.36
times. However, the credit cycle has shown signs of decreasing in 2017 form an average
of 1.20 rounds of capital in 1 year (2015), up to 1.65 in 2016 and only 1.24 times in 2017.
Factors affecting credit development for business households in MB Bank Bac
Ninh include borrowing procedures, loan interest rates, customer employees, marketing
activities and credit information and technology systems.
The study also published solutions to develop credit for business households in Bac
Ninh including: Completing business strategies, developing policies and separate credit
products for each customer group, completing credit process ensures high efficiency and
customer-oriented, improving the quality of personnel and quality of human resource
management.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương
mại đóng một vai trị rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trị giữ cho dịng vốn của
nền kinh tế được lưu thơng, góp phần làm cho nền kinh tế hoạt động tốt hơn.
Từ năm 1988 đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực
hiện những bước đổi mới căn bản và trải qua nhiều giai đoạn tái cấu trúc khác nhau.
Đến hết 2015, hệ thống ngân hàng gồm có 43 ngân hàng thương mại (7 ngân hàng
thương mại thuộc sở hữu Nhà nước trong đó có 3 Ngân hàng thương mại vừa mua
lại với giá 0 đồng trong năm 2015; 28 Ngân hàng thương mại cổ phần; 5 ngân hàng
100% vốn nước ngoài, 3 ngân hàng liên doanh và 50 chi nhánh ngân hàng nước
ngồi) và một số các tổ chức tín dụng khác. Tổng tài sản của cả hệ thống ngân hàng
là 7.319 ngàn tỷ VND, tương đương 1,7 lần GDP của Việt Nam. Trong hệ thống tài
chính Việt Nam, thị trường tài chính cịn khá kém phát triển và quy mơ tương đối
nhỏ (21% tổng tài sản), trong khi hệ thống ngân hàng thương mại là 71% và khu vực
phi ngân hàng là 6% (Bùi Huy Khôi và Nguyễn Thị Ngân, 2017).
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là
công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ
gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới
mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và
những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm
dịch vụ có thu nhập thấp khơng phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các
ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Hộ kinh
doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh

theo quy định (Chính phủ, 2015).
Hộ kinh doanh nhỏ và vừa (DNNVV) và khu vực tư nhân tiếp tục là một
động lực chính đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (CIEM, 2016). Cho vay
tiểu thương chợ là một trong những sản phẩm cho vay của ngân hàng, với mục tiêu
hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn cho các tiểu thương chợ nhằm ổn định và
phát triển kinh doanh. Đây là một loại hình đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng

1


và hạn chế nợ xấu (Nguyễn Văn Vũ An và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2013).
Khu vực DNNVV đã đạt được mức tăng trưởng theo cấp số nhân trong
hơn một thập kỷ qua. Hộ kinh doanh cũng là nhóm có tỷ lệ tái đầu tư cao nhất thể
hiện số hộ tái đầu tư tăng từ 39% năm 2013 lên 43% năm 2015. Trong khi đó,
nguồn tài chính quan trọng nhất cho các khoản đầu tư mới của các hộ kinh doanh
là các khoản vay chính thức từ các ngân hàng hoặc tổ chức chính thức khác
chiếm gần 40% nguồn vốn đầu tư của các hộ (CIEM, 2016). Các hộ kinh doanh
có tỷ lệ tiếp cận tín dụng thấp chỉ bằng một nửa so với các hộ kinh doanh và các
hộ kinh doanh có xu hướng ít có tín dụng phi chính thức (CIEM, 2013).
Những khó khăn của hộ kinh doanh trong tiếp cận khoản vay chính thức
từ ngân hàng bao gồm: thủ tục hành chính với cán bộ ngân hàng là lớn nhất,
chiếm tới 30% số hộ kinh doanh có khó khăn trong tiếp cận các khoản vay. Thiếu
tài sản thế chấp vay vốn đã gây cản trở đối với 27% số hộ kinh doanh. Khó khăn
hành chính và quy trình thủ tục vẫn còn đối với gần 20% các hộ kinh doanh
(CIEM, 2016).
Bên cạnh đó, Các nghiên cứu về tín dụng mới tập trung vào tín dụng cho
hộ kinh doanh và tiểu thương tại chợ (Nguyễn Hoàng, 2015; Nguyễn Văn Vũ An
và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2013; IFC, 2009), chưa có các nghiên cứu về tín
dụng cho các hộ kinh doanh.
Là một chi nhánh cấp một của Ngân hàng TMCP Quân đội, được thành

lập từ những năm 2011, nhận thức được rõ vai trị của tín dụng và phát triển tín
dụng đối với sự phát triển nói chung của nền kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của
nó đến sự thành - bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Chi nhánh Bắc Ninh đã luôn xác định
phát triển tín dụng, đặc biệt là phát triển tín dụng cho các hộ kinh doanh là nhiệm
vụ trọng tâm, xuyên suốt trong từng giai đoạn phát triển của mình. Tuy nhiên,
phát triển tín dụng cho các hộ kinh doanh tại chi nhánh Bắc Ninh đang gặp phải
các vấn đề như: mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với dịch vụ tín dụng chưa
cao do những hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận. Cạnh tranh
bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ và thương hiệu chưa phổ biến, nên dễ dẫn tới
sự bất ổn của thị trường tín dụng, do đó dễ tạo ra sự cạnh tranh về giá (lãi suất)
để lôi kéo khách hàng của nhau. Nếu dịch vụ tín dụng ngân hàng không được cải
tiến mạnh mẽ, phát triển dịch vụ chưa theo định hướng nhu cầu của khách hàng,

2


thì sẽ khó duy trì thị phần của mình, nhất là khi sự phân biệt giữa Ngân hàng
thương mại trong nước và nước ngồi căn bản được xóa bỏ từ năm 2011.
Từ các vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Phát triển tín dụng cho hộ kinh
doanh tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Bắc Ninh” nhằm nghiên cứu
thực trạng và đề xuất giải pháp một cách có hệ thống nhằm phát triển tín dụng
cho các hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP chi nhánh Bắc Ninh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín
dụng cho các hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Bắc Ninh.
Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh trong
thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng
cho hộ kinh doanh;
Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng
TMCP chi nhánh Bắc Ninh;
Đề xuất giải pháp nhằm phát triển phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh
tại ngân hàng TMCP chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3 1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, thực trạng và những yếu tố
ảnh hưởng cũng như giải pháp liên quan đến phát triển tín dụng cho hộ kinh
doanh tại ngân hàng TMCP
Các chủ thể liên quan đến phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân
hàng TMCP.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến hoạt động tín
dụng cho các hộ kinh doanh.

3


1.3.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu được tiến hành tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh
Bắc Ninh.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu luận văn: hoạt động tín dụng cho các hộ kinh trong
giai đoạn 2015 – 2018.
Đề xuất giải pháp phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh giai đoạn 2018 - 2025
Thời gian thực hiện: 06/2018 – 05/2019.

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Hoạt động tín dụng là gì? Có các hình thức tín dụng nào?
2. Phát triển tín dụng là gì? Phát triển tín dụng cho các hộ kinh doanh là gì?
3. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển tín dụng?
4. Thực trạng phát triển tín dụng cho các hộ kinh doanh tại MB chi nhánh
Bắc Ninh đang diễn ra như thế nào?
5. Cần làm gì để phát triển tín dụng cho các hộ kinh doanh tại chi nhánh
Bắc Ninh trong thời gian tới
1.5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng nói chung và
tín dụng cho hộ kinh doanh nói riêng. Phân tích được thực trạng phát triển tín
dụng tại MB Chi nhánh Bắc Ninh cả về số lượng và chất lượng, cũng như các
yếu tố ảnh hưởng tới phát triển tín dụng cho các hộ kinh doanh. Đề xuất một số
giải pháp phù hợp để phát triển tín dụng cho các hộ kinh doanh trong thời gian
tới. Đề tài góp phần làm rõ hơn vai trò của hộ kinh doanh trong chiến lược phát
triển của NHTM, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng ưu tiên phát triển tín
dụng cho hộ cá nhân.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO HỘ KINH DOANH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009), “tín dụng là giao dịch giữa hai chủ thể,
trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một
thời gian nhất định, bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả phần tài sản đã
mượn cộng thêm phần lợi tức theo thời hạn đã thoả thuận”.

Theo Quốc hội (2012), Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân
sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tín dụng phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử
dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế theo ngun tắc hồn trả có kỳ hạn cả
vốn gốc lẫn lợi tức (Voer, 2013).
Trong nền kinh tế hàng hoá, trong cùng một thời gian ln có một số
người tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay. Bên
cạnh đó ln có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay. Hiện tượng
này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch
chuyển từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền
vay là lợi nhuận thu được do sử dụng vốn vay. Đây chính là quan hệ tín dụng.
Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi
tức, nó để thoả mãn nhu cầu của cả 2 bên, do đó nó là một quan hệ bình đẳng, cả
2 bên cùng có lợi và mang tính thoả thuận lớn.
Bản chất tín dụng biểu hiện ở q trình vận động của tín dụng trong nền
kinh tế thị trường thể hiện thông qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn cho vay: vốn tiền tệ được chuyển từ người cho vay sang người
đi vay. Khi đó giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay. Giai đoạn sử
dụng: vốn tín dụng trong quá trình sản xuất, người đi vay được quyền sử dụng
giá trị của vốn tín dụng vốn vay được sử dụng trực tiếp để mua hàng hoá (nếu
vay bằng tiền) hoặc được sử dụng trực tiếp (nếu vay bằng hàng hoá) để thoả mãn

5


nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của người đi vay. Song người đi vay
khơng có quyền sở hữu giá trị của vốn vay mà chỉ được sử dụng tạm thời trong
một thời gian nhất định theo thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay. Giai

đoạn: hồn trả tín dụng - kết thúc một vịng tuần hồn của tín dụng. Vốn tín dụng
sau khi đưa vào sản xuất trở về hình thái tiền tệ - vốn, được người đi vay trả lại
cho người vay gồm phân gốc và lãi (lợi tức). Như vậy vốn đưa vào hoạt động tín
dụng đã sinh lợi cho người sở hữu nó (Voer, 2013).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tín dụng của Ngân hàng thương mại
được hiểu như sau:
Tín dụng của Ngân hàng thương mại là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc
hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính) và
bên đi vay (cá nhân, hộ kinh doanh và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay
chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo
thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho
bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
2.1.1.2 Khái niệm về phát triển
Phát triển trước hết là sự tăng trưởng kinh tế, nó cịn bao gồm những
thuộc tính quan trọng và liên quan khác, dặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự
do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992).
Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mô sản lượng, tăng trưởng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội
(Vũ Thị Ngọc Phùng, 1997).
Theo tác giả Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà (2005): “Phát triển là
việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nào đều được đảm bảo
thỏa mãn nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt, đảm
bảo chất lượng sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng thành tựu về văn hóa
và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh được hưởng
các quyền cơ bản của con người và đảm bảo an ninh, an tồn, khơng có bạo lực.”
Theo tác giả Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (2009): “Phát triển là việc
nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục,
sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền cơng dân. Phát triển còn
được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu


6


dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ mơi trường”.
Như vậy, phát triển tín dụng là sự gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân
tại ngân hàng (tăng về lượng). Hoặc có thể hiểu phát triển tín dụng là sự gia tăng
dư nợ tín dụng cá nhân trong cơ cấu khách hàng cho vay tại một ngân hàng kết
hợp với sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng, đồng thời tăng chất lượng tín dụng
(tăng về lượng và chất). Chất lượng tín dụng của một NHTM được phản ánh ở
yếu tố như thu hút nhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an
tồn vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất, chi phí nghiệp vụ.
2.1.2. Tín dụng và tín dụng cho hộ kinh doanh
2.1.2.1. Bản chất của tín dụng
Bản chất của tín dụng NHTM là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn
trả cả vốn lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định, giao dịch chuyển nhượng
tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình bẳng hai bên cùng có lợi. Giao
dịch này có các đặc trưng cơ bản như sau:
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng của NHTM bao gồm hai hình
thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản). Từ năm 1960
trở về trước hoạt động tín dụng Ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền, xuất phát từ
tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi là đồng
nghĩa với nhau. Từ năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê
tài chính đã được các Ngân hàng và các định chế tài chính khác cung cấp cho
khách hàng. Đây là hình thức tín dụng bằng tài sản (Nguyễn Minh Kiều, 2011).
Quan hệ tín dụng của NHTM đuợc xác lập trên cơ sở có lịng tin: Trong
quan hệ tín dụng "lịng tin" được biểu hiện từ nhiều phía, khơng chỉ có lịng tin từ
một phía Ngân hàng đối với người đi vay. Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng lịng
tin của Ngân hàng đối với người đi vay quan trọng hơn nhiều bởi lẽ ngân hàng là
người giao phó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng. Trong thực

tế hiện nay, nhiều cán bộ tín dụng khi xét duyệt khoản vay khơng dựa trên cơ sở
đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến các đảm bảo,
chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng (Nguyễn Minh
Kiều, 2011).
Tín dụng của NHTM có tính thời hạn: Khác với quan hệ mua bán thơng
thường khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay
còn gọi là "mua đứt bán đoạn"), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng vốn

7


vay chứ không trao đổi quyền sở hữu vốn vay. Đây là đặc trưng thuộc về bản
chất vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng và phạm
trù kinh tế khác. Sau khi kết thúc một vịng tuần hồn của tín dụng, hồn thành
một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay
hồn trả cho người cho vay như đã thoả thuận. Trong quan hệ tín dụng của
NHTM tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện: Tính hồn trả
là một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng nói chung và tín
dụng Ngân hàng nói riêng. Tính chất của quan hệ tín dụng sẽ bị phá vỡ khi tính
hồn trả khơng đuợc thực hiện đầy đủ. Trên hết, cam hết hồn trả trong hoạt
động tín dụng là cam kết hồn trả vơ điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn
bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ,...thực
chất là một lệnh phiếu trong đó bên đi vay bên đi vay cam kết hồn trả vơ điều
kiện cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán (Nguyễn Minh Kiều, 2011).
Giá trị hồn trả thơng thường lớn hơn giá trị lúc cho vay: hay nói cách
khác người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Điều này thể hiện bản
chất của các NHTM là các đơn vị kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Để thực
hiện được ngun tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm
phát, hay nói cách khác phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn lãi suất thực
dương. Trong quan hệ tín dụng của NHTM, vốn vay phải có giá trị tương đương

làm đảm bảo: Trong mơi trường kinh doanh, bảo đảm tín dụng đuợc coi là một
tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhằm bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị
tín dụng cũng như phịng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường
kinh doanh. Các giá trị tương đương làm bảo đảm có thể là: vật tư hàng hoá trong
kho, tài sản cố định của hộ kinh doanh, số dư trên tài khoản tiền gửi, các khoản
phải thu hoặc có thể là cam kết bảo lãnh của một cơ quan khác, thậm chí có thể là
chính uy tín của hộ kinh doanh trên thị trường. Giá trị đảm bảo là cơ sở cho khả
năng trả nợ của khách hàng, cơ sở để hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng và là
điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong các điều kiện khác nhau
(Nguyễn Minh Kiều, 2011).
Việc thực hiện cấp tín dụng của NHTM được thực hiện theo kế hoạch thoả
thuận trước (vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích): Tín dụng đúng mục
đích khơng những là ngun tắc mà cịn lại phương châm hoạt động của tín dụng.
Để thực hiện nguyên tắc này, Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử
dụng tiền vay đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng, bởi vì mục đích đó

8


đã được Ngân hàng thẩm định. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm Ngân hàng
được quyền thu hồi nợ trước hạn, trường hợp khách hàng khơng có tiền thì
chuyển nợ q hạn.
Mối quan hệ tín dụng được gọi là hồn hảo nếu được thực hiện với đầy đủ các
đặc trưng trên, nghĩa là người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn.
2.1.2.2. Các hình thức tín dụng
Việc nghiên cứu và phân loại các hình thức cấp tín dụng có ý nghĩa quan
trọng trong việc thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro. Việc phân loại khoản vay có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau.
Căn cứ vào thời hạn và hình thức cấp tín dụng, tín dụng Ngân hàng được
chia làm 03 loại: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung dài hạn và tín dụng dài hạn.

Theo Nguyễn Minh Kiều, 2011, tín dụng ngắn hạn là các khoản tín dụng
có thời hạn tối đa là 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu
động của các hộ kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Các
hình thức cấp tín dụng chủ yếu đối với tín dụng ngắn hạn bao gồm:
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà Ngân hàng và
khách hàng đã thoả thuận duy trì một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời
gian nhất định thường là một năm với các điều kiện nhất định về tổng thể hạn
mức, thời gian duy trì hạn mức. Trên cơ sở đó, Ngân hàng và khách hàng thiết
lập một hợp đồng tín dụng hạn mức và các hồ sơ kèm theo hạn mức tín dụng đó.
Việc quản lý và sử dụng hạn mức đuợc thực hiện theo chu kỳ sản xuất kinh
doanh của khách hàng. Từng lần giải ngân, trong trường hợp khách hàng tuân thủ
các điều kiện như đã thiết lập, Ngân hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng
theo từng khế ước nhận nợ, hạn chế các thủ tục vay vốn.
Cho vay theo món là phương thức cho vay dựa trên nhu cầu vốn của từng
phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõ mục đích
sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ … trên cơ sở đó Ngân hàng và
khách hàng thiết lập một hợp đồng tín dụng và các hồ sơ kèm theo món vay đó.
Cho vay chiết khấu: Ngân hàng thực hiện chiết khấu, tạm chiết khấu các
thương phiếu chưa đến hạn thanh toán giúp khách hàng thu hồi vốn nhanh, ngân
hàng hưởng lãi từ chênh lệch và hoa hồng phí giá thương phiếu được thanh tốn

khi đến hạn. Khi thương phiếu đến hạn trả, ngân hàng thu hồi nợ trực tiếp từ
người mắc nợ ghi trên thương phiếu.

9


Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán
hàng thơng qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong

hợp đồng được bao thanh toán.
Thấu chi trên khoản vãng lai: Ngân hàng cho phép khách hàng có thể rút
hoặc thanh tốn quá số dư trên khoản vãng lai trong một giới hạn và thời hạn
thống nhất đã thoả thuận trước.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ: là hình thức Ngân
hàng thực hiện phát hành thẻ tín dụng với một hạn mức nhất định. Khách hàng có
thể sử dụng thẻ nêu trên để thanh toán tiền mua hàng hố, dịch vụ tại các cơ sở
bán hàng có chấp nhận thanh toán thẻ hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự
động trong phạm vi số tiền trong hạn mức. Đây là hình thức cấp tín dụng ngày
càng trở nên phổ biến mang lại tính tự chủ cao trong việc sử dụng tiền tín dụng
nhằm mục đích tiêu dùng với thủ tục đơn giản.
Tín dụng trung hạn là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến
60 tháng. Các khoản tín dụng này chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài
sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh
doanh, xây dựng các dự án mới có quy mơ nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Bên cạnh đầu tư vào tài sản cố định, tín dụng trung hạn cịn là nguồn hình thành
vốn lưu động thường xuyên của các hộ kinh doanh, đặc biệt là các hộ kinh doanh
mới thành lập.
Tín dụng dài hạn là các khoản tín dụng có thời hạn trên 60 tháng. Tín
dụng dài hạn là các loại tín dụng được cấp để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn
như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mơ lớn, xây dựng
các xí nghiệp mới. Các hình thức cấp tín dụng chủ yếu đối với tín dụng trung dài
hạn gồm:
Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn nhằm thực
hiện các dự án đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Dưới hình thức
cấp tín dụng này, Ngân hàng thực hiện thẩm định tổng thể theo dự án đầu tư của
khách hàng và ký hợp đồng tín dụng tài trợ dự án trong đó quy định rõ tổng số
tiền, đối tượng tài trợ, điều kiện và phương thức giải ngân ...việc giải ngân được
thực hiện theo tiến độ dự án.
Cho vay thuê mua (thường gọi là tín dụng thuê mua): Ngân hàng cam kết


10


mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với
tài sản. Bên thuê được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản và hưởng lợi
từ tài sản đồng thời có nghĩa vụ trả tiền thuê trong suốt quá trình thuê. Hết thời
hạn hợp đồng tuỳ thoả thuận của hai bên mà tài sản có thể được cho thuê tiếp
hoặc bán lại cho bên thuê…
Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc trả góp: là hình thức cấp
tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng khi mua lại các phiếu bán hàng trả
góp của bên bán cho bên mua.
Cho vay đồng tài trợ: là hình thức một nhóm các TCTD cùng cho vay đối
với một dự án hoặc một phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một
TCTD làm đầu mối dàn xếp phối hợp với các TCTD khác. Cho vay hợp vốn
thường được áp dụng đối với các dự án có quy mơ lớn mà một ngân hàng khơng
có khả năng thu xếp vốn hoặc khó có khả năng kiểm sốt.
Căn cứ vào xuất xứ tín dụng gồm có:
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu,
đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.
Các hình thức cho vay trực tiếp bao gồm: cho vay theo món, cho vay theo
hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, cho vay theo dự án đầu tư.
Cho vay gián tiếp: là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại
khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và cịn trong thời hạn thanh tốn. Các
NHTM cho vay gián tiếp theo các hình thức: Chiết khấu thương phiếu, bao thanh
toán, mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc trả góp.
2.1.2.3. Tín dụng cho hộ kinh doanh
Từ khái niệm về tín dụng ngân hàng, trong nghiên cứu này tác giả khái
khái niệm tín dụng cho hộ kinh doanh là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM
đóng vai trị là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho hộ gia

đình có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sử dụng trong một thời hạn nhất
định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ phục vụ sản xuất kinh
doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
a. Đặc điểm của tín dụng cho hộ kinh doanh
Quy mơ mỗi khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn: hộ gia đình vay
để bổ sung vốn kinh doanh. Quyền hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân,

11


hộ gia đình được pháp luật thừa nhận, nhưng do năng lực hạn chế nên hoạt động
kinh doanh thường không có quy mơ lớn. Tuy nhiên, Số lượng khách hàng cá
nhân đơng do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội, từ
những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình và thấp .
Tín dụng cá nhân thường dẫn đến các loại rủi ro sau: Thứ nhất, rủi ro do
thông tin bất cân xứng, việc đánh giá nhân thân, nguồn trả nợ, mục đích sử dụng
vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng,
khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu chính xác. Nguồn trả nợ chủ yếu của
khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại. Do vậy, nếu
người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh
hưởng đến thu nhập thì sẽ khơng trả được nợ vay cho ngân hàng. Thứ hai, rủi ro
tác nghiệp, do đặc điểm của tín dụng cá nhân là quy mô mỗi khoản vay nhỏ
nhưng số lượng khoản vay lớn, vì vậy để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách
hàng nhằm nâng cao kết quả công việc địi hỏi sự phục vụ nhanh chóng của
CBTD. Do đó, trong q trình thẩm định hồ sơ tín dụng các cán bộ thường hay
chủ quan, thậm chí lợi dụng sự lỏng lẻo của công tác quản lý và sơ hở của các
quy định để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, hoặc thông đồng với
khách hàng gây ra những tổn thất cho ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2013).
Tín dụng cá nhân gây tốn kém nhiều chi phí do đặc điểm của khách hàng
cá nhân là số lượng nhiều và phân tán rộng nên để duy trì và phát triển tín dụng cá

nhân sẽ tốn kém nhiều chi phí cho các cơng tác: Mở rộng hệ thống mạng lưới, quảng
cáo, tiếp thị tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng cá nhân ở từng
địa bàn, khu vực; Phát triển nhân sự đầy đủ nhằm phục vụ khách hàng nhanh
chóng, chính xác từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến quyết định cho vay, giải
ngân và thu nợ; Các chi phí liên quan như: chi phí quản lý, văn phịng phẩm, điện,
nước, điện thoại, cơng tác phí hỗ trợ cán bộ tín dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2013).
b. Vai trị của tín dụng cho hộ kinh doanh
Đối với nền kinh tế xã hội, tín dụng cho hộ kinh doanh góp phần tạo sự
năng động cho các thành phần kinh tế. Là một phần của tín dụng nói chung, tín
dụng kinh doanh cũng có vai trị tích cực đối với xã hội. Tín dụng cá nhân góp
phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lưu thông các
nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn,
từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao. Tín dụng kinh doanh giúp kích cầu

12


×