Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Luận văn tốt nghiệp đại học nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bể xử lý vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải của công ty CP giấy sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH VÕ KIỆT

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỂ XỬ LÝ VI SINH
TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA CÔNG TY CP GIẤY SÀI GÒN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 02/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH VÕ KIỆT

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỂ XỬ LÝ VI SINH
TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA CÔNG TY CP GIẤY SÀI GỊN

Ngành: Cơng nghệ sản xuất Giấy và Bột giấy


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. HUỲNH NGỌC HƯNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 02/2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi
dưỡng và tạo mọi điều kiện cho tôi phát triển đến ngày hơm nay.
Tơi xin được cảm ơn tồn thể q thầy cơ trường Đại Học Nơng Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình chỉ bảo và truyền
đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Ngọc Hưng đã tận tình
chỉ bảo tơi trong suốt thời gian tiến hành thực hiện đề tài này.
Tôi xin được cảm ơn anh Nông Văn Thông cùng các anh chị tại công ty cổ phần
giấy Sài Gịn đã tận tình hướng dẫn trong q trình thực tập tại cơng ty.
Và tơi gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã đóng góp những ý kiến và
chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài.
Dù đã rất cố gắng rất nhiều trong q trình thực hiện khóa luận, nhưng cũng
khơng thể tránh những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của q
thầy cơ và bạn bè.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02/2017
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Võ Kiệt

i



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bể xử lý vi
sinh trong hệ thống xử lý nước thải của công ty cổ phần Giấy Sài Gòn” đã được thực
hiện bởi sinh viên Huỳnh Võ Kiệt trong khoảng thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng
12/2016. Việc tiến hành được dựa trên các cơ sở khảo sát dây chuyền thực tế, thu thập
số liệu, phân tích mẫu nước thải và xử lý đánh giá kết quả.
Đề tài bao gồm những nội dung sau:
- Tổng quan về:
+ Cơng ty cổ phần Giấy Sài Gịn.
+ Nước thải tại nhà máy: nguồn gốc phát sinh, những đặc điểm chính và ảnh
hưởng của nước thải đến mơi trường và con người.
+ Vi sinh vật trong xử lý nước thải.
- Nghiên cứu quá trình hoạt động của bể vi sinh.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của bể vi sinh.
Việc khảo sát dây chuyền được tiến hành bằng hình thức tìm hiểu và quan sát
thực tế các thiết bị, các sơ đồ tại nhà máy để tìm hiểu hoạt động cũng như nguyên lý
của từng thiết bị.
Các số liệu, kết quả được lấy trực tiếp tại nhà máy với những số liệu thống kê
mới nhất. Các giá trị kiểm tra bao gồm: DO, pH, COD, BOD5, TSS, hàm lượng nitơ,
hàm lượng photpho, độ màu.
Dựa trên những số liệu thu thập được để tiến hành đánh giá và đưa ra các biện
pháp tối ưu để có thể tăng hiệu suất và giảm được một lượng lớn năng lượng hao phí.
Xét về tổng thể thì khả năng hoạt động của bể vi sinh tương đối ổn định, các chỉ
số phân tích mẫu nước thải ở những thời điểm khác nhau có sự chênh lệch không cao.
Tuy nhiên, vi sinh vật trong bể vi sinh dễ bị sốc do các chỉ số quá cao của nước thải
nên cần phải đầu tư thêm hệ thống xử lý kỵ khí trước khi qua bể vi sinh hiếu khí.
Và hiện tại hệ thống đang vận hành với cơng suất có thể lên tới 17.000 m3/ngày.

ii



MỤC LỤC
Lời cám ơn ............................................................................................................i
Tóm tắt................................................................................................................. ii
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................vi
Danh sách các bảng ........................................................................................... vii
Danh sách các hình ........................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2 Mục đích của đề tài....................................................................................................2
1.3 Nội dung đề tài ..........................................................................................................2
1.4. Phạm vi đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................................. 4
2.1 Ảnh hưởng của nước thải ô nhiễm ............................................................................4
2.1.1 Ảnh hướng đến môi trường ....................................................................................4
2.1.1.1 Nước và sinh vật nước .........................................................................................4
2.1.1.2 Đất và sinh vật đất ............................................................................................... 5
2.1.1.3 Khơng khí ............................................................................................................6
2.1.2 Ảnh hướng đến con người ......................................................................................7
2.1.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người ....................................................................7
2.1.2.2 Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất của con người .................11
2.2 Nguồn gốc và thành phần nước thải trong sản xuất giấy ........................................12
2.2.1 Hiện trạng .............................................................................................................12
2.2.2 Nguồn gốc và thành phần chính của nước thải trong sản xuất giấy .....................13
2.3 Tìm hiểu về vi sinh vật trong xử lý nước thải .........................................................14
2.3.1 Đặc điểm chung của vi sinh vật ............................................................................15
2.3.2 Phân loại vi sinh vật ............................................................................................. 17
2.3.3 Các phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật ..............................................17
2.3.3.1 Phương pháp hiếu khí ........................................................................................18

2.3.3.2 Phương pháp kỵ khí ........................................................................................... 21
2.4 Tổng quan về công ty cổ phần Giấy Sài Gòn .......................................................... 23
iii


2.4.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................23
2.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................................24
2.4.3 Quy mô sản xuất và phân phối .............................................................................25
2.4.4. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy ............................................................... 25
2.4.4.1. Hệ thống xử lý nước thải sơ bộ ........................................................................26
2.4.4.2. Hệ thống xử lý vi sinh ......................................................................................28
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 33
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 33
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................33
3.3 Phương pháp đánh giá ............................................................................................. 34
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................35
4.1 Hiện trạng phát sinh nước thải và hệ thống thu gom của Công ty .......................... 35
4.1.1 Các nguồn gốc phát sinh nước thải của Công ty ..................................................35
4.1.2 Hệ thống thu gom nước thải .................................................................................35
4.2 Bể xử lý vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải ở công ty ......................................36
4.2.1 Vị trí của bể vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải .............................................36
4.2.2 Cấu tạo và chức năng của bể vi sinh ....................................................................36
4.2.3 Các thiết bị được sử dụng cho bể vi sinh ............................................................. 36
4.2.4 Chức năng của từng loại vi sinh được sử dụng trong hệ thống ............................ 37
4.2.4.1 Q trình xử lý hiếu khí dạng bùn .....................................................................39
4.2.5 Phương pháp nuôi vi sinh .....................................................................................39
4.3 Kết quả trước và sau khi xử lý nước của bể vi sinh ................................................41
4.3.1 Chỉ số DO .............................................................................................................41
4.3.2 Chỉ số BOD ..........................................................................................................42
4.3.3 Chỉ số COD ..........................................................................................................42

4.3.4 Độ pH ...................................................................................................................43
4.3.5 Chỉ số TSS ............................................................................................................44
4.3.6 Hàm lượng Nitơ ....................................................................................................44
4.3.7 Hàm lượng photpho .............................................................................................. 45
4.3.8 Độ màu .................................................................................................................45
4.4 Đánh giá công nghệ xử lý nước bằng màng sinh học lơ lửng hiếu khí ...................46
iv


4.4.1 Về mặt kỹ thuật ....................................................................................................46
4.4.2 Về mặt môi trường................................................................................................ 47
4.4.3 Về mặt kinh tế ......................................................................................................48
4.5 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý............................................................. 48
4.5.1 Các sự cố xảy ra tại bể vi sinh làm giảm hiệu quả xử lý và cách khắc phục .......48
4.5.1.1 Sự cố nổi bọt ......................................................................................................48
4.5.1.2 Sự cố vi sinh vật bị chết ....................................................................................49
4.5.1.3 Sự cố mất điện ...................................................................................................49
4.5.1.4 Sự cố về hỏng hóc các thiết bị đang được sử dụng ...........................................49
4.5.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả ...................................................................50
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................51
5.1 Kết luận....................................................................................................................51
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 53
PHỤ LỤC .....................................................................................................................54

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD


Biological Oxigen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa)

COD

Chemical Oxigen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)

CP

Cổ phần

DAP

Diamoni phosphat (phân bón phức hợp, (NH4)2HPO4)

DO

Dessolved Oxygen (Nồng độ oxy hịa tan)

GVHD

Giảng viên hướng dẫn

IP

Industry paper (Giấy cơng nghiệp)

KCN

Khu công nghiệp


PAC

Poly Aluminum Cloride (Chất keo tụ)

ppm

Part per milion (đơn vị đo mật độ)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SBR

Công nghệ xử lý sinh học dạng mẻ

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TSS

Total Suspendedsolids (Tổng chất rắn lơ lửng)

UASB

Up-flow Anaerobic Slugle Blanked (Cơng nghệ sinh học kỵ khí)

VSV

Vi sinh vật


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần chính trong nước thải ngành giấy .............................................14
Bảng 4.1: Chức năng chính của các loại vi sinh vật được sử dụng trong hệ thống. .....38
Bảng 4.2: Kết quả đo chỉ số DO ở bể vi sinh 1 và bể vi sinh 2. Đơn vị: mg/l. .............42
Bảng 4.3: Kết quả đo chỉ số BOD5 trước và sau khi xử lý bằng vi sinh. Đơn vị: mg/l.42
Bảng 4.4: Kết quả đo chỉ số COD trước và sau khi xử lý bằng vi sinh. Đơn vị: mg/l. .43
Bảng 4.5: Kết quả đo độ pH trước và sau khi xử lý bằng vi sinh. ................................ 43
Bảng 4.6: Kết quả đo chỉ số TSS trước và sau khi xử lý bằng vi sinh. Đơn vị: mg/l. ..44
Bảng 4.7: Kết quả đo hàm lượng nitơ còn lại trong nước thải. Đơn vị: mg/l. ..............45
Bảng 4.8: Kết quả đo hàm lượng photpho còn lại trong nước thải. Đơn vị: mg/l.........45
Bảng 4.9: Kết quả đo độ màu thật của nước trước và sau khi xử lý bằng vi sinh vật.
Đơn vị: Pt-Co. ................................................................................................................46
Bảng 4. 10: Kết quả nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty......46

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các chu kỳ tăng trưởng của vi sinh vật .........................................................16
Hình 2.2: Cơng ty Cổ phần Giấy Sài Gịn. ....................................................................23
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức nhân sự hệ thống xử lý nước thải Công ty CP Giấy Sài Gịn.26
Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước sơ bộ ...................................................................27
Hình 2.5: Thiết bị tách rác dạng trống quay. .................................................................28
Hình 2.6: Sơ đồ hệ thống xử lý vi sinh. .........................................................................29
Hình 2.7: Bể điều hịa. ...................................................................................................30
Hình 2.8: Bể khẩn cấp. ..................................................................................................30
Hình 2.9: Bể tuyển nổi B138. ........................................................................................31

Hình 2.10: Hệ thống quan trắc tự động. ........................................................................32
Hình 4.1: Đường mương dẫn nước thải bên trong xưởng sản xuất. .............................. 36
Hình 4.2: Vật mang. ......................................................................................................37
Hình 4.3: Quan sát vi sinh bằng kính hiển vi. ............................................................... 38
Hình 4.4: Bể ni vi sinh để bổ sung. ...........................................................................40
Hình 4.5: Thiết bị đo cầm tay đa thơng số HD40d........................................................41
Hình 4.6: Thiết bị hút chân khơng .................................................................................44
Hình 4.7: Sự cố nổi bọt tại bể vi sinh. ...........................................................................48

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển khơng ngừng của xã hội, lồi người đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật
hiện đại và giấy được tạo ra để giải quyết các nhu cầu thiết thực trong đời sống và sinh
hoạt của con người.
Ngành giấy ra đời tại Việt Nam có thể nói là một ngành mới so với một số ngành
cơng nghiệp khác nhưng nó là một ngành có tiềm năng lớn hiện nay và đang thu hút
một lượng lớn người lao động tham gia làm việc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên để sản
xuất được một lượng giấy cụ thể với một cơng ty sản xuất có vốn đầu tư trung bình
cũng đã tiêu hao một lượng tài nguyên lớn trong đó lượng nước gần như chiếm tồn bộ
q trình sản xuất. Tuy lượng nước được tiêu hao rất nhiều nhưng nước thải ngành
giấy lại được xếp vào loại có các chất độc hại cao và lượng nước thải xả ra ngồi mơi
trường rất lớn, trung bình cứ một tấn giấy cần từ 200 - 500 m3 nước sạch và cũng bằng
ấy nước thải ra môi trường. Việc xử lý trực tiếp nước thải trước khi đưa ra bên ngồi
mơi trường là rất cần thiết vì nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường bên ngồi. Đặc tính chính của nước thải ngành giấy là việc phối trộn và xử lý

các tác chất trong việc sản xuất kết hợp với các loại hợp chất trích ly trong gỗ làm nên
những mảng giấy nổi trên nước. Nếu tích tụ lâu ngày sẽ gây ơ nhiễm cục bộ và ảnh
hưởng đến đời sống sinh vật. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
dưới các sơng ao hồ thì nó cịn ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại gần các nơi
xả thải.
Theo đánh giá của bộ tài nguyên và môi trường thì ngành giấy là một trong
những ngành gây ơ nhiễm mơi trường trầm trọng. Điều đáng nói hiện nay là hầu hết
1


các nhà máy sản xuất giấy đều chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc nếu có thì
xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường. Cần đưa ra các biện pháp tối ưu để làm
giảm được hàm lượng xả thải bên trong dòng nước và tiết kiệm tối đa về khả năng tài
chính nhưng vẫn đảm bảo được nguồn nước loại A khi xả thải ra mơi trường.
1.2 Mục đích của đề tài
Khảo sát bể xử lý vi sinh trong hệ hệ thống xử lý nước thải tại Cơng ty cổ phần
Giấy Sài Gịn nhằm nghiên cứu, đánh giá khả năng xử lý nước thải bằng màng sinh
học lơ lửng kết hợp với bùn sinh học hiếu khí.
Từ những số liệu thu được sẽ phân tích, đánh giá mức độ hiệu quả và đưa ra
phương pháp nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật.
1.3 Nội dung đề tài
- Đánh giá nước thải tại nhà máy: nguồn gốc phát sinh, những đặc điểm chính và
ảnh hưởng của nước thải.
- Khảo sát tổng quát dây chuyền xử lý nước thải.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của bể vi sinh
- Nghiên cứu quá trình hoạt động của bể vi sinh.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của bể vi sinh.
1.4. Phạm vi đề tài
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bể xử lý vi
sinh trong hệ thống xử lý nước thải của công ty cổ phần Giấy Sài Gòn” được giới hạn

trong phạm vi:
- Địa điểm thực hiện: Cơng ty cổ phần Giấy Sài Gịn.
- Trọng tâm của đề tài là đánh giá hiệu quả của bể vi sinh; quá trình hoạt động
của vi sinh vật trong xử lý nước thải.
2


- Kết quả đánh giá dựa trên việc khảo sát, phân tích mẫu nước thải trong khoảng
thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016 và các số liệu do nhà
máy cung cấp trong quá trình vận hành hệ thống.
- Các thơng số đánh giá chất lượng nước thải cụ thể: pH, DO, COD, BOD5, TSS,
hàm lượng nitơ, hàm lượng photpho.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Ảnh hưởng của nước thải ô nhiễm
Nước thải ơ nhiễm hay cịn gọi là ơ nhiễm nước, đó là sự biến đổi nói chung do
con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con
người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và
các lồi hoang dã.
2.1.1 Ảnh hướng đến mơi trường
2.1.1.1 Nước và sinh vật nước
- Mơi trường nước:
+ Nước ngầm: Ngồi việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng
lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, một phần lượng chất được các sinh vật tiêu
thụ, một phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi tính
chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim

loại nặng,...). Bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm bừa bãi và người dân xây dựng
các loại hầm chứa chất thải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng nước ngầm, làm
cho lượng nước ngầm vốn đã khan hiếm, nay càng hiếm hơn nữa.
+ Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa
lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinh
vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn
lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn
đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy
giảm nghiêm trọng.
- Sinh vật trong nước:
+ Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật trong nước, đặc biệt là
vùng ao, hồ, sông, suối do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ
4


sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể
nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số
trường hợp làm cho nhiều lồi thuỷ sinh chết. Điển hình vụ cá chết hàng loạt nổi kím
mặt hồ tại Hồ Tây – Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 2016 vừa qua.
+ Đại dương tuy chiếm 3/4 diện tích trái đất, nhưng cũng khơng thể không chịu
tác động bởi việc nước bị ô nhiễm, mà một phần sự ô nhiễm nước đại dương là do các
hoạt động của con người như việc khai thác dầu, rác thải từ người đi biển,… gây ảnh
hưởng không nhỏ đến đại dương và các sinh vật đại dương, làm xuất hiện nhiều hiện
tượng lạ, đồng thời làm cho nhiều lồi sinh vật biển khơng có nơi sống, một số vùng
có nhiều lồi sinh vật biển chết hàng loạt.
+ Hiện tượng thủy triều đen: Tình trạng chất lượng nước giảm đột ngột nghiêm
trọng. Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi tên là “thủy triều đen”. Phân tích các
mẫu nước hồ lấy từ nhiều nước trên thế giới cho thấy hiện tượng “thủy triều đen”
thường xảy trong hồ nước vào mùa thu. Khi đó, chất hữu cơ dưới đáy hồ bắt đầu phân
hủy dưới tác dụng của các vi sinh vật, làm thiếu ôxy dưới đáy hồ, giảm hàm lượng pH

và tăng nồng độ các gốc axít kali nitrat. Chu kỳ này làm tăng tình trạng thiếu ơxy trong
nước và lây lan hợp chất sunfua, biến nước hồ có màu đen và mùi hơi. Trong q trình
thay đổi chất lượng nước, các hoạt động của con người như thải chất thải công nghiệp
và sinh hoạt vào hồ cũng có thể tạo ra “thủy triều”.
+ Thủy triều đỏ: Khi gặp những môi trường thuận lợi như điều kiện nhiệt độ, sự
ưu dưỡng của vực nước... các loài vi tảo phát triển theo kiểu bùng nổ số lượng tế bào,
làm thay đổi hẳn màu nước. Các nhà khoa học gọi đó là sự nở hoa của tảo hay “thuỷ
triều đỏ”. Thuỷ triều đỏ phá vỡ sự cân bằng sinh thái biển, gây hại trực tiếp đối với
sinh vật và con người. Một số loài vi tảo sản sinh ra độc tố ví dụ như Alexandrium
fundyense. Vì vậy, con người có thể bị ngộ độc do ăn phải những sinh vật bị nhiễm
độc tố vi tảo.
2.1.1.2 Đất và sinh vật đất
- Môi trường đất: Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào
đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất. Nước ô nhiễm thấm vào đất làm :
5


+ Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ.
+ Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất.
+ Vai trị đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của mơi trường đất thay đổi
mạnh.
+ Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của
đất bị thay đổi.
Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất :
+ Q trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit
không tan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng
trên mặt đất (đóng phèn).
+ Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic rửa
trơi thì đất sẽ bị chua hóa.
- Sinh vật trong đất: Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những

gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong
đất.
+ Các ion Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các chất độc hại với thực vật.
+ Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp thải ra thấm vào đất
không độc lắm đối với động vật nhưng độc đối với cây cối ở nồng độ trung bình.
+ Các chất ơ nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi
sinh vật trong đất.
+ Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém,
khơng phát triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết.
Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị phân hủy có khả năng xâm nhập tích lũy
trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật chất độc cũng có thể phải cần thời gian
để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây độc.
2.1.1.3 Không khí
Ơ nhiễm mơi trường nước khơng chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà cịn
ảnh hưởng đến khơng khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông
6


qua vịng tuần hồn nước, theo hơi nước vào khơng khí làm cho mật độ bụi bẩn trong
khơng khí tăng lên. Khơng những vậy, các hơi nước này cịn là giá bám cho các vi sinh
vật và các loại khí bẩn cơng nghiệp độc hại khác.
Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong
nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường khí quyển và
con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: niêm mạc đường hô
hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở
những người mắc bệnh hen,…
2.1.2 Ảnh hướng đến con người
2.1.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Do kim loại trong nước:
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng

là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là
nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột
biến. Đặc biệt đau lịng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư.
Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác
dụng lên phơi tử như nhóm –SCH3 và -SH trong methionin và xystein.
Sau đây là một số kim loại có nhiều ảnh hưởng nhiêm trọng nhất.
+ Trong nước nhiễm chì:
Chì cản trở chuyển hóa canxi bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thơng qua kìm
hãm sự chuyển hóa vitamin D. Chì gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần
kinh ngoại biên. Ngoài ra khi nhiễm độc chì cịn có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan
khác trong cơ thể như dạ dày, ruột non, thận, cơ quan sinh sản.
Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của cơ thể và nguy hiểm
chính là độc hại tới hệ thần kinh. Hầu hết nhạy cảm với chì là trẻ em, đặc biệt là trẻ em
mới tập đi, trẻ sơ sinh và bào thai.
7


+ Trong nước nhiễm thủy ngân:
Thủy ngân vô cơ chủ yếu ảnh hưởng đến thận, trong khi đó methyl thủy ngân ảnh
hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương. Sau khi bị nhiễm độc người bệnh dễ cáu
gắt, kích thích, xúc động, rối loạn tiêu hóa rối loạn thần kinh, viêm lợi, rung chân. Nếu
bị nhiễm độc nặng có thể tử vong. Độc tính của thủy ngân tác dụng lên nhóm
sunfuahydryl (-SH) của hệ thống enzyme. Sự liên kết của thủy ngân với màng tế bào
ngăn cản sự vận chuyển đường qua màng và cho phép dịch chuyển kali tới màng. Điều
này dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong tế bào và gây rối loạn thần kinh. Chính vì
ngun nhân này những trẻ sơ sinh nhiễm methyl thủy ngân từ mẹ sẽ bị tác động lên
hệ thần kinh trung ương, mắc các bệnh như tâm thần phân liệt, kém phát triển trí tuệ,
co giật. Nhiễm độc methyl thủy ngân còn dẫn tới phân lập thể nhiễm sắc, phá vỡ thể
nhiễm sắc và ngăn cản sự phân chia tế bào.
Tác hại cấp tính do nhiễm độc thủy ngân: Khi bị nhiễm độc thủy ngân nặng bệnh

nhân thường ho, khó thở, thở gấp, sốt, buồn nơn, nơn ọe và có cảm giác đau thắt ở
ngực. Có những bệnh nhân có biểu hiện bị rét run, tím tái. Trong trường hợp nhẹ hiện
tượng khó thở có thể kéo dài cả tuần lễ, nếu ở cấp độ năng hơn bệnh nhân có thể bị
ngất đi và dẫn đến tử vong.
Tác hại mạn tính: Nhiễm độc thủy ngân kinh niên có thể gây tác động nghiêm
trọng tới hệ thần kinh và thận. Những triệu chứng đầu tiên là vàng da, rối loạn tiêu
hóa, đau đầu, viêm lợi và tiết nhiều nước bọt. Răng có thể bị long và rụng, những
chiếc cịn lại có thể bị xỉn và mịn vẹt, trên lợi có những đường màu đen sẫm màu.
Tiếp xúc thường xuyên với hợp chất thủy ngân vơ cơ có thể bị xạm da và những bệnh
bột phát ngứa viêm da, lở loét. Những biểu hiện rối loạn thần kinh do nhiễm độc thủy
ngân kinh niên như run tay, tiếp theo là mí mắt, mơi, luỡi, tay chân và cuối cùng là nói
lẫn. Ngồi ra cịn có các triệu chứng như rối loạn thần kinh, dáng đi co cứng, các phản
xạ gân cốt bị rối loạn, đặc biệt là đầu gối co giật nhiều. Các triệu chứng rối loạn cảm
giác như: rối loạn khứu giác, vị giác, mất cảm giác ở đầu ngón tay ngón chân, khi
chạm vào thường thấy đau. Có trường hợp bị điếc, ngộ độc thủy ngân hữu cơ gây co
thắt thần kinh ngoại biên, teo vỏ não.

8


Tuy nhiên khơng thể khơng nói đến các tác động chính của thủy ngân đến q
trình sống của con người: Gây ung thư và biến đổi gen.
+ Trong nước nhiễm Asen:
Khi sử dụng nước uống có hàm lượng asen cao trong thời gian dài, dẫn đến rối
loạn mạch máu ngoại vi và có triệu chứng lâm sàng như là chân răng đen. Các ảnh
hưởng có hại có thể xuất hiện như yếu chức năng gan, bệnh tiểu đường, các loại ung
thư nội tạng (bàng quang, gan, thận), các loại bệnh về da (chứng tăng mơ biểu bì,
chứng tăng sắc tố mô và ung thư da).
Các triệu chứng của nhiễm độc asen như: Ở thể cấp tính gây ho, tức ngực và khó
thở, mất thăng bằng, đau đầu, nơn mửa, đau bụng đau cơ. Nếu nhiễm độc kinh niên thì

ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da, vệt trắng trên móng tay…
+ Nước nhiễm Crom: Hợp chất CR+ rất độc có thể gây ung thư phổi, gây loét dạ
dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim…Crom xâm
nhập vào nguồn nước từ nước thỉ của các nhà máy mại điện, nhuộn thuộc da, chất nổ,
đò gốm, sản xuất mực viết, mực in, in tráng ảnh…
+ Nước nhiễm Mangan:
Mangan di vào môi trường nước do q trình rửa trơi, sói mịn và chất thải cơng
nhiệp luyện kim, acquy, phân hóa học…
Với hàm lượng cao mangan gây độc mạnh với nguyên sinh chất của tế bào, đặc
biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn,
phổi, ngộ độc nặng và tử vong.
+ Nồng độ nitrat cao trong nước: Nồng độ nitrat cao trong nước có thể do phân
hủy chất hữu cơ trong tự nhiên hoặc do ảnh hưởng của chất thải ô nhiễm. Trong nước
chứa hàm lượng nitrat trên 10mg/l có thể gây bệnh tím tái ở trẻ em. Người ta thấy hàm
lượng methemoglobin trong máu cao với cả trẻ em và người lớn khi dùng nước có hàm
lượng nitrat cao hơn giới hạn cho phép.
9


- Do các hợp chất hữu cơ:
+ Trên thế giới hàng năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao
gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ
gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học khá
cao, đặc biệt là các hidrocacbnon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe con người.
+ Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ
thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden (666), endrin, parathion, sevin, bassa… Các
chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe,
bị nghi ngờ là gây ung thư.
- Vi khuẩn trong nước thải: Vi khuẩn có hại trong nước bị ơ nhiễm có từ chất

thải sinh hoạt của con người và động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt.
+ Bệnh đường ruột:
Bệnh đường ruột gây nên chủ yếu do các loại vi khuẩn sống trong nước như vi
khuẩn đại tràng, thương hàn, tả, lỵ… ngoài ra trong nước tự nhiên và nước sinh hoạt
cịn có thể có các loại vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy trẻ em như Leptospira, Brucella,
tularensis, các siêu vi khuẩn bại liệt, viêm gan, ECHO, Coksaki…
Bệnh ỉa chảy là bệnh lây lan chủ yếu bởi phân người. Bên cạnh đó thức ăn nước
uống bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh. Nhiều nước trên thế giới kh người mẹ
sinh con, có nhiều khả năng là đứa trẻ sẽ chết trước khi sinh nhật lần thứ nhất. Tỷ lệ có
thể lên tới 220 trẻ chết trong 1000 trẻ sinh ra, trong đó ít nhất có 25% trẻ chết vì các
bệnh ỉa chảy.
+ Các bệnh do kí sinh trùng, vi khuẩn, viruts và nấm mốc: Con người có thể mắc
các bệnh do kí sinh trùng gây ra như amip, giun sán các loại; bệnh ngoài da, viêm mắt
do các loại vi khuẩn, viruts, nấm mốc và các loại kí sinh trùng khác. Nguyên nhân chủ
yếu là do thiếu nước sạch và vệ sinh cá nhân kém. Nước bị ơ nhiễm kí sinh trùng là do
việc quản lý phân và chất thải không tốt, gây ô nhiễm môi trường xung quanh và tăng
tỉ lệ mắc bệnh trong dân cư.

10


+ Bệnh sốt do Leptospira: Đó là bệnh truyền nhiễm do nhiều chủng Leptospira từ
gia súc chuyển sang người. Đường lây nhiễm chủ yếu là do tiếp xúc với đất hoặc nước
bị ô nhiễm do nước tiểu của súc vật bị bệnh, trong khi lao động phải ngâm mình dưới
nước hoặc bùn lầy. Cũng có thể lây trực tiếp từ súc vật, mầm bệnh vào cơ thể do da
xây xát hoặc qua niêm mạc, bệnh cịn có thể lây qua nước uống hoặc thực phẩm bị ô
nhiễm. Điều kiện tồn tại và phát triển của mầm bệnh là nóng và ẩm ướt. Tại những
vùng nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, bệnh dễ phát triển ở những người phải lao động
bên súc vật bị bệnh hay tiếp xúc với đất, nước ô nhiễm ở những ao tù, hồ nước đọng,
sông suối chảy chậm..

+ Các bệnh do trung gian: Côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu là các loại
muỗi. Quá trình sinh sản của muỗi phải qua môi trường nước. Trong các vùng có dịch
bệnh lưu hành, muỗi có khả năng truyền các bệnh như bệnh sốt rét, bệnh Dengue, bệnh
sốt xuất huyết, bệnh giun chỉ… Nếu họ bị các bệnh này, có thể nhanh chóng lâm vào
tình trạng suy nhược trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
2.1.2.2 Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất của con người
- Sinh hoạt thường ngày:
Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân, làm xáo trộn cuộc
sống và sinh hoạt hàng ngày.
Ở nhiều khu vực nông thôn, người dân phải mang thùng, can đi hàng kilomet để
mang nước sạch về vì lý do những chiếc giếng khoang bị bỏ phí vì ơ nhiễm. Khơng
những vậy, ô nhiễm nguồn nước còn làm cho mùi hôi thối bốc lên ở các khu vực này
làm cho đời sống người dân khơng cịn được ổn định. Người dân buộc phải sống
chung với ô nhiễm, hoặc phải bán nhà đi nơi khác sinh sống để đảm bảo sức khỏe.
Còn ở thành thị, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước máy. Tuy nhiên chất
lượng nguồn nước này đang đặt ra dấu chấm hỏi lớn. Nếu như nguồn nước này bị ô
nhiễm, người dân không còn cách nào khác là phải mua nước khống về dùng trong
khi đó vẫn trả tiền hàng tháng cho cơng ty cấp thốt nước. Và việc mua nước phải thực
hiện lúc sáng sớm hoặc tối vì ban ngày họ phải đi làm nên ảnh hưởng rất lớn đến thời
gian làm việc và sinh hoạt.
11


- Hoạt động sản xuất: Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản
xuất, đặc biệt là đối với những ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Đối với những ngành nông, lâm nghiệp, nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng dến
công tác điều tiết phục vụ tưới tiêu, ngăn mặn, giữ ngọt, xổ phèn, phòng chống cháy
rừng. Bên cạnh đó, nguồn nước ơ nhiễm cũng làm giảm thiểu năng suất cây trồng, có
những khu đất buộc phải bỏ hoang vì ơ nhiễm q nặng.
+ Cịn đối với ngành ngư nghiệp thì nguồn nước ơ nhiễm khiến cho thủy hải sản

không thể sống nổi, khiến cho người dân phải bỏ nghề hoặc đi nơi khác để sinh sống.
2.2 Nguồn gốc và thành phần nước thải trong sản xuất giấy
2.2.1 Hiện trạng
Theo thống kê của Bộ tài nguyên và môi trường năm 2014, cả nước có gần 500
doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn
mơi trường cho phép về nước thải, khí thải và chất thải rắn, trong đó vấn đề ơ nhiễm
môi trường nước được đặt lên hàng đầu. Hầu hết các cơ sở sản xuất giấy đều khơng có
hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, vì thế tình trạng ơ nhiễm
mơi trường do sản xuất giấy đang là vấn đề rất được quan tâm.
Việc sản xuất giấy tại Việt Nam còn phát triển rất chậm so với các nước khác. Do
đó để có thể cải tiến q trình sản xuất cần tích cực tìm hiểu cũng như học hỏi các
phương pháp của các nước có nền cơng nghiệp giấy phát triển như các nước Bắc Âu.
Hiện tại việc sản xuất ra 1 tấn giấy thì tiêu tốn từ 200 - 500m3 nước. Sự lạc hậu này
dẫn đến việc tiêu tốn một lượng lớn năng lượng cung cấp cho quá trình đặc biệt là việc
sử dụng nước trong việc rửa và tham gia quá trình tiến hành sản xuất. Sự lãng phí này
gây lãng phí nguồn nước ngọt và tiêu tốn chi phí xử lý nước trước khi đưa ra sông để
xả thải trực tiếp ra môi trường.
Phần lớn các tác chất được sử dụng trong ngành giấy với nồng độ khá cao nên
nước sau khi được sử dụng thường có chứa phần lớn các tác chất này. Nước thải
thường có độ pH = 9 - 11, chỉ số nhu cầu ơxy sinh hố (BOD), nhu cầu oxy hố học
(COD) cao, có thể lên đến 5.000mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần
giới hạn cho phép. Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin, phẩm màu, xút, các
12


hợp chất đa vịng thơm Clo hố là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy
cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong mơi trường. Các chỉ tiêu BOD, COD cao gấp
nhiều lần so với QCVN 12-MT:2015/BTNMTđưa ra, lượng nước thải này không được
xử lý mà đổ trực tiếp vào sơng.
Có thể nói hiện nay ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam là một trong những lĩnh

vực sử dụng nhiều nước nhất và gây ô nhiễm mơi trường nhất trong q trình phát
triển. Trong khi đó ơ nhiễm mơi trường đang là vấn đề nóng bỏng được đặt lên hàng
đầu, tất cả các ngành công nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài phải có chiến
lược xây dựng và bảo vệ mơi trường đi đôi với phát triển kinh tế. Và ngành giấy cũng
không ngoại lệ, để phát triển ổn định theo hướng bền vững, cùng với việc mở rộng,
nâng cao năng lực sản xuất, các nhà quản lý, đầu tư cần chú trọng nghiên cứu, đầu tư,
ứng dụng những cơng nghệ có khả năng giảm thiểu tối đa và xử lý hiệu quả ô nhiễm
môi trường.
2.2.2 Nguồn gốc và thành phần chính của nước thải trong sản xuất giấy
- Sản xuất bột giấy từ ngun liệu thơ có nguồn gốc thực vật như gỗ, rơm, bã
mía,… (đây là q trình làm ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng và đáng quan tâm trong
xử lý nước thải giấy).
- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo
vệ thực vật,…
- Dịng thải từ cơng đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương
pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hịa tan và hợp chất tạo thành
của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại.
- Dịng thải của q trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa
tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. Dịng thải có màu tối nên thường được gọi là
dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khơ khoảng 25 đến 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và
vô cơ 70:30.
- Dịng thải từ q trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy
ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thơng, phẩm màu, cao lanh.
- Dịng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dịng chảy tràn có hàm lượng các
chất lơ lửng và các chất rơi vãi.
13


- Quá trình xeo giấy – sản xuất các loại giấy đi từ bột giấy (nước thải từ quá trình
này công nghệ xử lý khá đơn giản).

- Nước thải sinh hoạt.
Bảng 2.1: Thành phần chính trong nước thải ngành giấy
Nguyên liệu từ

Nguyên liệu là giấy thải

gỗ mền
Chỉ tiêu

Đơn vị
Sản phẩm giấy

Sản phẩm giấy vệ

Sản phẩm giấy

carton

sinh

bao bì

pH

-

6.9

6.8 – 7.2


6.0 – 7.4

Màu

Pt - Co

1500

1000 – 4000

1058 – 9550

C

-

28 – 30

28 - 30

TSS

mg/l

4244

454 – 6082

431 – 1307


COD

mg/l

4000

868 – 2128

741 – 4130

BOD

mg/l

1800

475 - 1075

520 - 3085

Ntổng

mg/l

43.4

0.0 – 3.6

0.7 – 4.2


Ptổng

mg/l

2.0

-

-

SO42-

mg/l

116

-

-

Nhiệt độ

0

(Nguồn: Tổng cục Mơi trường - 2011)
2.3 Tìm hiểu về vi sinh vật trong xử lý nước thải
Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, khơng quan sát được
bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi sinh vật không tương
đương với bất kỳ đơn vị phân loài nào trong phân loại khoa học.
Sự hiểu biết của con người về thế giới sinh vật phong phú còn rất khiêm tốn.

Người ta chỉ phát hiện ra khoảng 1,5 triệu lồi sinh vật, trong đó vi sinh vật có khoảng
200.000 lồi (100.000 lồi động vật ngun sinh và tảo, 90.000 loài nấm, 2.500 loài vi
14


khuẩn lam và 1.500 lồi vi khuẩn). Hằng năm, có thêm hàng nghìn lồi sinh vật mới
phát hiện, trong đó có khơng ít các lồi vi sinh vật.
Chính vì thế nên vẫn chưa có con số thống kê nào cụ thể và chính xác nhất về số
lượng lồi vi sinh vật, cũng như số lượng loài vi sinh vật được sử dụng trong công
nghệ xử lý nước thải. Để sử dụng vi sinh trong xử lý nước thải, người ta sẽ dựa trên
khả năng hấp thu, chuyển hóa các chất của từng lồi vi sinh vật và những thành phần
có trong nước thải cần xử lý.
2.3.1 Đặc điểm chung của vi sinh vật
- Kích thước nhỏ bé: Vi sinh vật thường được đo kích thước bằng đơn vị
micromet (1µm= 10-3 mm hay 10-6 m). Virus được đo kích thước đơn vị bằng nanomet
(1nn=10-6 mm hay 10-9 m).
- Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh: Tuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé
nhưng chúng lại có năng lực hấp thu và chuyển hoá vượt xa các sinh vật khác. Chẳng
hạn 1 vi khuẩn lắctic (Lactobacillus) trong 1 giờ có thể phân giải được một lượng
đường lactose lớn hơn 100 - 10 000 lần so với khối lượng của chúng. Tốc độ tổng hợp
protein của nấm men cao gấp 1000 lần so với đậu tương và gấp 105 lần so với trâu bò.
- Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh: Chẳng hạn, 1 trực khuẩn đại tràng
(Escherichia coli) trong các điều kiện thích hợp chỉ sau 12 - 20 phút lại phân cắt một
lần. Nếu lấy thời gian thế hệ là 20 phút thì mỗi giờ phân cắt 3 lần, sau 24 giờ phân cắt
72 lần và tạo ra 4.722.366 × 1017, tương đương với khối lượng 4.722 tấn. Tất nhiên
trong tự nhiên khơng có được các điều kiện tối ưu như vậy (vì thiếu thức ăn, thiếu oxy,
dư thừa các sản phẩm trao đổi chất có hại...). Trong điều kiện ni cấy thích hợp từ 1
tế bào sau 24 giờ có thể tạo ra khoảng 108 - 109 tế bào. Thời gian thế hệ của nấm men
dài hơn, ví dụ với men rượu (Saccharomyces cerevisiae) là 120 phút. Với nhiều vi sinh
vật khác cịn dài hơn nữa, ví dụ với tảo Tiểu cầu (Chlorella) là 7 giờ, với vi khuẩn lam

Nostoc là 23 giờ...Có thể nói khơng có sinh vật nào có tốc độ sinh sơi nảy nở nhanh
như vi sinh vật.

15


×