Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích vai trò của văn hóa và các lĩnh vực chính của văn hóa theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.36 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Văn hóa là một lĩnh vực bao gồm tồn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần
mà lồi người đã sáng tạo ra. Nó chính là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến
trúc thượng tầng. Và xây dựng nền văn hóa chính là nâng cao dân trí, bồi dưỡng tư
tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, bồi dưỡng những phẩm chất tốt
đẹp, luôn hướng con người đến cái chân, thiện, mĩ để khơng ngừng hồn thiện bản
thân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ln là ngọn đèn soi sáng, là nền tảng cho
chúng ta trên con đường xây dựng nền văn hóa mới. Vì thế trong bài tập học kì này
em xin chọn đề tài “Phân tích vai trị của văn hóa và các lĩnh vực chính của văn
hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Trong lúc làm bài vẫn cịn nhiều thiếu sót, em
mong sự góp ý của thầy cơ để bài làm được hồn chỉnh hơn.

NỘI DUNG

I.

Khái quát những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa

1. Khái niệm
Khái niệm “ văn hóa “ có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Chính vì vậy,
đã có đến hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Tháng 8-1943, lần đầu tiên Hồ Chí Minh
đưa ra một định nghĩa của mình về văn hóa. Người viết: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”.

1



2. Vị trí của văn hóa trong đời sống
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Người xác định: “ Văn hóa là đời sống tinh
thần của xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng” .
- Văn hóa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn nội dung
chủ yếu của đời sống. Bốn nội dung đó có quan hệ mật thiết với nhau và cùng tác
động lẫn nhau. Chính trị và xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải
phóng, chính trị được giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.
- Văn hóa khơng thể đứng ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị, có tác động qua
lại với kinh tế và chính trị. Văn hóa phải tham gia vào việc phục vụ và thực hiện
những nhiệm vụ chính trị trong việc tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, cổ vũ, động viên tinh thần của nhân
dân, của chiến sĩ, tạo nên một phong trào văn hóa kháng chiến, văn hóa cách mạng
sơi động.
3. Tính chất của nền văn hóa
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay
vào việc xây dựng một nền văn hóa mới. Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau
song nền văn hóa mới mà chúng ta đang xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh ln
bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.
- Tính dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều khái niệm,
như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất
đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, khơng nhầm lẫn với văn hóa dân tộc
khác.
- Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với
trào lưu tiến hóa của thời đại.
- Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ
nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.
II. Vai trị của văn hóa
2



Thứ nhất, văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng.
Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, vì vậy việc lật đổ chế độ xã hội cũ, xã
hội thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hộ i chủ nghĩa tốt đẹp là
mục tiêu của văn hóa. Cách mạng XHCN ở nước ta, theo Hồ Chí Minh là phải “thay
đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng
ngàn năm… Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa
cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”.Khi chỉ rõ “văn hóa phải soi đường cho quốc
dân đi”,Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trị động lực của văn hóa. Theo Người: tiến
lên CNXH phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là quyết định; để đưa đất
nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động
kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa.

Thứ hai, văn hóa là một mặt hợp thành tồn bộ đời sống xã hội.
Xét trên bình diện rộng, Người nhấn mạnh: “trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà có
bốn vấn đề chú ý đến; cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội”. Vì thế, văn hóa khơng thể đứng ngồi “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và
ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi
đơi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng
kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những mơi trường văn hóa– xã hội bị hủy hoại
mà mục tiêu kinh tế cũng khơng đạt được.
Thứ ba, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa
trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính
là bản sắc dân tộc của văn hóa. Rất nhiều lần Người thường nhắc nhở phải “chăm lo
đặc tính dân tộc”, “phát huy cốt cách dân tộc”, “lột cho hết tinh thần dân tộc” trong
xây dựng văn hóa, trong sáng tác nghệ thuật. Với văn hóa Việt Nam, Người tự hào:

3



“nghệ thuật của cha ông ta hay lắm”, “âm nhạc dân tộc của ta rất độc đáo” và “tiếng
nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng q báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ
gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Từ đó, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: “Lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay trau dồi cho
văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”, “cần phải mở rộng kiến
thức của mình về văn hóa thế giới”, “Phương Đơng hay Phương Tây có cái gì hay,
cái gì tốt ta phải học lấy”; song điều cốt yếu là “đừng biến ta thành kẻ bắt chước” và
“đừng chịu vay mà không trả” – “cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”. Học tập văn
hóa hiện đại của các nước phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, kết hợp với văn hóa
Việt Nam tạo ra những giá trị mới đóng góp vào việc phát triển văn hóa nhân loại.

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC CHÍNH CỦA VĂN
HĨA
1. Văn hóa giáo dục:
Người phê phán nền giáo dục phong kiến là kinh viện xa rồi thực tế coi trọng mẫu
người quân tử.tố cáo nền giáo dục thực dân là nền giáo dục “ ngu dân”, nhồi sọ và
giả dối. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 , công cuộc xây dựng một nền văn
hóa giáo dục được xác định lâu dài hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết : “ Chúng ta
có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân ta. Chúng ta phải làm cho dân
tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc
xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Người đưa ra những quan điểm về văn hóa
giáo dục như sau :
- Mục tiêu văn hóa giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hóa thong qua việc
dạy và học. Dạy và học là để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư
tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và lành mạnh cho
nhân dân; dạy và học là để thực hiện cải tạo trí thức cũ, đào tạo tri thức mới, thực
4



hiện cơng –nơng- trí thức hóa, trí thức- cơng- nơng hóa, xây dựng đội ngũ tri thức
ngày càng đơng đảo và có trình độ ngày càng cao; dạy và học còn phải đào tạo
những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn
minh để theo kịp các nước khác trên thế giới.
Nội dung giáo dục phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Phải tiến hành cải cách giáo
dục để xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình, nội dung dạy và học thật
toàn diện, khoa học, hợp lý, phù hợp với những bước phát triển của ta, bao gồm cả
văn hóa, chính trị, khoa học-kĩ thuật, chun mơn nghề nghiệp và lao động; học văn
hóa kĩ thuật cần phải đi theo học chính trị.Học chính trị là học chủ nghĩa Mác- Lê
nin, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Học để nắm vững quan điểm, lập
trường có tính ngun tắc của Đảng, thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lê nin.
Phương châm học là phải có sự sáng tạo, học đi đôi với hành, lý thuyết đi kèm thực
tiễn, học tập phải kết hợp với lao động, phải kết hợp chặt chẽ ba khâu: gia đình, nhà
trường và xã hội; thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. Học ở mọi lúc, mọi
nơi, học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Học tập là một quá
trình lao động gian khổ, học tập phải có quyết tâm, nghị lực, ý chí phấn đấu và niềm
say mê. Hơn nữa học cịn phải có phương pháp đúng mới có hiệu quả cao.Người nào
tự cho mình là khơn ngoan, đã biết hết tất cả thì người đó dốt nhất.
Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cách dạy phải phù hợp
với trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi, dạy từ dễ đến khó, phải kết hợp học tập
với vui chơi, giải trí lành mạnh, …
Đội ngũ giáo viên phải quan tâm xây dựng,bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên có đạo
đức cách mạng, yêu nghề, giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Mỗi
giáo viên phải là một tấm gương sang về đạo đức, về học tập.
2. Văn hóa văn nghệ

5



Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh
thần, là hình ảnh tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nền văn nghệ cách
mạng và chính Người là một trong những chiến sĩ tiên phong trên mặt trân sang tạo
văn hóa văn nghệ.
Trong q trình chỉ đạo xây dựng nền văn hóa văn nghệ cách mạng, Người đã đưa ra
nhiều quan điểm lớn.
Một là, văn nghệ là mặt trận, nghệ sỹ là chiến sỹ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc
bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. Hồ Chí
Minh hoạt động rất tích cực trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Trong tác phẩm “Yêu
sách tám điểm của nhân dân An Nam”, “Con rồng tre”, “Bản án chế độ thực dân
Pháp” và một số tác phẩm khac, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt tàn ác, âm mưu
nham hiểm và bản chất nền “công lý” của chủ nghĩa thực dân vả cũng thức tỉnh tinh
thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam và dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh giải
phóng. Những sáng tạo văn nghệ của Người thực sự là vũ khi sắc bén đánh thẳng
vào những tên đầu xỏ gian ác của chủ nghĩa thực dân, vua quan đớn hèn bạc nhược
và bè lũ tay sai bán nước đồng thời cũng thổi vào nhân dân Việt Nam và các dân tộc
luồng gió cách mạng trong đấu tranh chống ngoại xâm, giảnh độc lập thống nhất Tổ
quốc, xây dựng xã hội mới, con người mới và nền văn nghệ mới. Với tinh thần “Nay
ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ phải biết xung phong”, ngòi bút của các văn nghệ
sỹ cũng là những vũ khi sắc bén trong sự nghiệp phị chính, trừ tà.
Hai là, văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn đời sống của nhân dân. Theo Hồ Chí
Minh, chỉ có thực tiễn đời sống của nhân đan mới đem lại nguồn sinh khi vô tận cho
sáng tác và sáng tạo văn hóa văn nghệ và nghệ thuật. Thực tiễn ấy cung cấp chất liệu
vô tận cho văn nghệ sỹ sáng tạp và mọi sự sáng tạo của họ ln hướng tói nhân dân,
hương về người lao động. Do vậy, người chiến sỹ văn nghệ phải hịa mình vào quần
chúng và khơng được qn rằng chỉ có nhân dân mới ni dưỡng sáng tác của văn
nghệ sĩ bằng những nguồn nhựa sống. Nguồn nhựa sống ấy không phải chỉ thực tiễn
6



đời sống mà còn là tinh hoa trong sáng tác dân gian đã được chắt lọc từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Nhân dân không phải chỉ là người hưởng thụ, mà cịn là người
sáng tác văn hóa văn nghệ.
Ba là, phải có những tác phầm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước
và dân tộc. Mục tiêu của văn nghệ là phục vụ quần chúng. Để thực hiện mục tiêu
này, các tác phẩm văn nghệ phải đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình
thức. Những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của dân tộc phải là
những tác phẩm miêu tả hay, có nội dung phải chân thực, trình bày sao cho mọi
người ai đọc cũng hiểu được và sau khi đọc xong độc giả phải suy ngâm, văn phong
phải trong sáng, vui tươi, phong phú tạo nên sự hấp dẫn, sự bổ ích của nó với quần
chúng. Tác phẩm đó phải kế thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc, mang được
hơi thở của thời đại, vừa phản ánh chân thật những gì đã có trong đời sống, vừa phê
phán cái dở, cái xấu, cái sai, hướng nhân dân đến cái chân- thiện- mĩ.
3. Văn hóa đời sống
Văn hoá là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy không phải cái gì
cao siêu, trừu tượng mà lại được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hằng ngyaf của
mỗi người. Đó chính là văn hóa đời sống. Gắn việc xây dựng nền văn hóa mới với
xây dựng đời sống mới thực sự là một cách nhìn, một giải pháp rất độc đáo của Hồ
Chí Minh.
Trong khái niệm Đời sống mới, Hồ Chí Minh bao gồm cả đạo đức mới, lối sống
mới, nếp sống mới.Trong đó đạo đức đóng vai trị chủ yếu.Đạo đức gắn liền với nếp
sống và được thể hiện qua lối sống, nếp sống.Vì thế, xây dựng đạo đức mới phải xây
dựng lối sống mới, nếp sống mới.
Đạo đức mới là cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh viết “Nếu khơng giữ đúng
Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”; “Nêu
cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”.Theo

7



Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng
tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,
không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là
nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết
kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm
từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang
phí, khơng bừa bãi", khơng phơ trương hình thức, khơng liên hoan, chè chén lu
bù.Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của cơng và của dân"; "khơng xâm phạm
một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham
lam"."Không tham địa vị.Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham
người tâng bốc mình.Vì vậy mà quang minh chính đại, khơng bao giờ hủ
hố".Chính, "nghĩa là khơng tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: khơng tự cao,
tự đại, ln chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay,
sửa đổi điều dở của bản thân mình.Đối với người: khơng nịnh hót người trên, khơng
xem khinh người dưới, ln giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đồn kết thật thà,
không dối trá, lừa lọc.Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc
nhà.Theo Người, nói phải đi đơi với làm, trước hết là sự nêu gương tốt. Sự làm
gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo với nhân viên… là rất quan
trọng. Người yêu cầu ông bà làm gương cho con cháu, cha mẹ làm gương cho các
con, anh chị làm gương cho em, lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên, đảng
viên phải làm gương cho quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trước mặt quần
chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức, muốn hướng dẫn nhân dân,
mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.Người cho rằng, muốn xây dựng
đạo đức mới thì xây phải đi đôi với chống. Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi
dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức,
sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới, đó là “chủ nghĩa cá nhân”.
8



Xây đi đơi với chống, nghĩa là muốn xây thì phải chống, muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội thì phải chống chủ nghĩa cá nhân.Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được
tiến hành từ giáo dục, từ gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội. Những
phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hóa sát hợp với các tầng lớp, đối tượng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã cụ thể hóa các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai
cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội.
Lối sống mới, theo Hồ Chí Minh là lối sống có ý tưởng, có đạo đức, có phong cách
sống và phong cách làm việc. Đó cịn là lối sống văn mnh, tiên tiến, kết hợp hai hòa
giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Xây dựng lối
sống mới cịn phải sửa đổi phong cách sống và phong cách làm việc “cách ăn, cách
mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc” trong đời sống của mọi người. Theo Hồ Chí
Minh, đó là năm cách phải sửa đổi đối với mỗi người cũng như đối với tập thể, cộng
đồng. Cách ăn mặc, ở khơng phụ thuộc vào lối sống có hay khơng có văn hóa của
mỗi con người. Nếu như C.Mác nói ăn, mặc, ở,.. để tồn tại thì Hồ Chí Minh khơng
những nói đến sự tồn tại mà cịn đề cập đến văn hóa của ăn, mặc, ở,… và phải xây
dựng một phong cách sống giản dị, khiêm tốn, gọn gàng,… một phong cách làm việc
quần chúng, dân chủ - tập thể, khoa học. Xây dựng lối sống mới thể hiện ở phong
cách sống và phong cách làm việc. Trong quan hệ với nhân dân, bè bạn, địng chí,
anh em thì chân tình ân cần, giàu long yêu thương quý mến con người, trân trong
con người đối với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc, đối với người khác thì khoan
dung, độ lượng. Người cho rằng “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ
lượt thượt, xa xỉ, lòe loẹt”. Khơng phải Người phủ nhận nhu cầu chính đáng của mỗi
người trong việc cải thiện và nâng cao điều kiện sinh hoạt của mình ngày càng tốt
hơn, ai chẳng muốn ăn ngon mặc đẹp nhưng phải đúng thời đúng hồn cảnh. Trong
lúc nhân dân ta cịn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc
đẹp, như vậy là khơng có đạo đức. Hồ Chí Minh ln thể hiện một cách viết, cách
nói chân thật, dễ hiểu mà tế nhị, bình dân, khơng thơ thiển, khơng phô trương, cầu
9



kỳ.Tư tưởng của Người đi thẳng đến quần chúng làm cho dân dễ hiểu, dễ nhớ và dễ
làm.
Nếp sống mới là q trình xây dựng thói quen của lối sống mới, từ bỏ dần thói quen
của lối sống cũ và xây dựng phong tục tập quán mới thay cho phong tục tập qn
cũ.Đương nhiên khơng phải cái gì cũ cũng là xấu, phải bỏ đi. Cái cũ mà xấu thì phải
bỏ đi, cái cũ mà không xấu nhưng phiền hà thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái cũ mà
tốt thì phát triển thêm, cái mới mà hay thì phải làm. Như vậy, nếp sống mới là nếp
sống văn minh, lịch sự.Việc sửa đổi những thói quen, phong tục tập quán không cc̣n
phù hợp, loại bỏ những cái xấu, xây dựng những cái tốt là cơng việc khó khăn, phức
tạp. Do vậy, phải nâng cao nhận thức, phải phấn đấu kiên trì mới có thể xây dựng
được những thói quen, phong tục tập qunas mới, thực hiện được đời sống mới. Thực
hành đời sống mới là công việc của mỗi người dân, bắt đầu từ cội nguồn là mỗi
người, gia đình, làng xã phố phường, tập thể đơn vị, cơ quan trên cả nước. Đối với
mỗi người, Người yêu cầu phải sốt sắng u Tổ Quốc “Việc gì có lợi cho Nước phải
ra sức làm, việc gì có hại cho Nước phải hết sức tránh”, bất cứ việc to, nhỏ có ích
chung thì phải hăng hái làm. Đối với mỗi gia đinh, thì phải trên thuận dưới hịa,
khơng thiên vị, có kế hoạch, có ngăn nắp, cưới hỏi giỗ Tết phải giản đơn và tiết
kiện.Đối với xóm giềng “phải thân mật sẵn long giúp đỡ, đối với việc làng việc nước
phải hăng hái làm gương”. Cha mẹ phải quan tâm đến con cái trong việc tu dưỡng
học hành kỷ cương nề nếp, thực hiện nam nữ bình đẳng. Đối với làng xã, theo Người
cần phải tìm cách giúp đỡ lẫn nhau; phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức
và trách nhiệm của công dân. Về phong tục, phải cấm hẳn ham mê cờ bạc, hút sách,
trộm cắp; tìm cách làm cho khơng đánh chửi nhau, kiện cáo nhau, làm cho làng mình
trở thành một làng “thuần phong mĩ tục”.Trong trường học các thầy nên tìm cách
dạy sao cho dễ hiểu, thiết thực để các học trò đua nhau học. Phải dạy học trò biết yêu
nước, dạy cho họ ý chí tự lập, tự cường, quyết khơng thua kém ai, không chịu làm nô
lệ; học phải đi đôi với hành, phải phát động phong trao thi đua trong giáo dục. người
10



còn đề cập đến xay dựng đời sống mới trong các đơn vị tập thể, với những nội dung
chi tiết như phải thườn xuyên rèn luyện đạo đức, phải vì lợi ích nhân dân, phục vụ
nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính, gan dạ dung cảm, phải tiến hành sản xuất,
nghiêm kỷ luật, phải thường xuyên học hỏi nâng cao tay nghề của mình. Hơn nữa,
phải có những người làm gương chính những người cán bộ quản lí, những người
miệng nói tay làm và phải xây dựng được những tập thể kiểu mẫu để mọi người noi
theo “Phải chịu khó nói rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích như thế nào, cách
thi hành đời sống mới thế nào. Nói một lần họ chưa hiểu thù nói nhiều lần.Nói đi,
nói lại, bao giờ người ta hiểu, người ta làm mới thơi. Nói thì phải nói một cách đơn
giản, thiết thực với hồn cảnh mỗi người; nói sap cho người ta nghe rồi làm được
ngay. Việc dễ, việc nhỏ làm được rồi, sẽ nói đến việc to, việc khó…Tốt nhất là
miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Bời “Nếu miệng thì
tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tụ mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta
tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tun truyền một tram năm cũng vơ
ích.”
KẾT LUẬN
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và các lĩnh vực chính của văn hóa ta nhận
thấy rằng quan điểm, tư tưởng của Người có sự kế thừa và phát triển, sáng tạo từ sự
ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã sớm đưa ra quan điểm để xay dựng
một đời sống mới đưa nước ta ngày càng thoát khỏi ảnh hưởng của hệ tư tưởng
phong kiến và trỏ thành đất nước văn minh tiến bộ giàu mạnh. Chính vì tiếp thu tư
tưởng Hồ Chí Minh mà bộ mặt đất nước ta những năm gần đây đã thay đổi gần như
toàn diện, tạo điểm nhấn để sánh vai trên trường quốc tế.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Song Thành (1999), Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất, NXB.Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đỗ Thị Minh Thúy (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề văn hóa trong
phát triển, NXB.Văn hóa thơng tin & Viện văn hóa, Hà Nội.
3. />option=com_content&view=article&id=2263:t-tng-h-chi-minh-v-o-c-cachmng-cn-kim-liem-chinh-chi-cong-vo-t-&catid=352:t-tng-h-chiminh&Itemid=645, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Cần, Kiệm,
Liêm, Chính, Chí, Cơng, Vơ, Tư, Trịnh Thị Như Trang (20/8/2012)
4. Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức và vận
dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2013
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, t8 - 493, t10 - 615
6. Hồ Chí Minh: Về cơng tác văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, H.1997, tr64
7. Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học.

1981, tr34, 517, 516
8. Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, Nxb Tác phẩm mới, H.1985, tr176
9. Hồ Chí Minh về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, H.1997, tr350
10. Có một nền văn hóa Việt Nam, Hội văn hóa cứu quốc 1946, tr25

MỤC LỤC
Trang
MỞĐẦU……………………………………………………………………………01
NỘIDUNG…………………………………………………………………………01

12


I.
I.1.
I.2.
I.3.
II.

Vai trị của văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh………………..…….....01

Văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng
Văn hóa là một mặt hợp thành tồn bộ đời sống xã hội.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của

II.1.
II.2.
II.3.

văn hóa...........………………………………………………………….03
Văn hóa giáo dục
Văn hóa văn nghệ
Văn hóa đời sống

KẾT LUẬN……………………………………………………………………10

13



×