Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.57 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ HIÊN

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH,
TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

Mã số:

60 34 04 10

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn



Đặng Thị Hiên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, cán bộ phòng Thống kê UBND
Thành phố Thái Bình, Lãnh đạo UBND các xã phường Vũ Chính, Vũ Phúc, Trần Lãm,
Đề Thám đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Đặng Thị Hiên

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn……………………………………………………………………………viii
Thesis abstract…………………………………………………………………………...............x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1

Một số khái niệm ................................................................................................ 5

2.1.2.

Lý luận về vai trò của phụ nữ ............................................................................. 7


2.1.3.

Phụ nữ với phát triển kinh tế hộ ......................................................................... 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển ................................. 11

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ............... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24

2.2.1.

Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên thế giới ............................. 24

2.2.2.

Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở một số địa phương trong
nước. ................................................................................................................. 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 38

iii



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 39

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 39

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................................... 44

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 49

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 50

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 50

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thơng tin ........................................... 51


3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 54
4.1.

Đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn
thành phố Thái Bình ......................................................................................... 54

4.1.1.

Phụ nữ trong các lĩnh vực giai đoạn 2011 – 2016 trong toàn quốc .................. 54

4.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế xã hội Thành phố Thái Bình ................................ 56

4.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế hộ. ...................................................................... 68

4.1.4.

Vai trò của phụ nữ với phát triển kinh tế hộ ..................................................... 69

4.1.5.

Khả năng nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ................... 77


4.1.6.

Đánh giá chung. ................................................................................................ 79

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc
phát triển kinh tế hộ .......................................................................................... 79

4.3.

Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên
địa bàn thành phố Thái Bình trong thời gian tới............................................... 80

4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp. ................................................................................. 80

4.3.2.

Giải pháp........................................................................................................... 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 85

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục .......................................................................................................................... 90

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CNH – HĐH

: Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CT/TW

: Chỉ thị/Trung ương

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

KHKT


: Khoa học kỹ thuật

KT-XH

: Kinh tế- xã hội

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

NQ/TW

: Nghị quyết/Trung ương

NTM

: Nơng thôn mới

TSCĐ

: Tài sản cố định

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp


UBND

: Uỷ ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ nữ trong cấp ủy cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã trong
nhiệm kỳ 2001 – 2005; 2006 – 2010; 2011 – 2016 ..................................... 33
Bảng 2.2. Tỷ lệ Lãnh đạo nữ trong Đảng cấp tỉnh, huyện và xã trong nhiệm kỳ
2001 – 2005; 2006 – 2010; 2011 – 2016 ..................................................... 33
Bảng 2.3. Tỷ lệ Nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện và xã trong giai đoạn
1999 – 2004; 2004 – 2011 và 2011 – 2016 .................................................. 33
Bảng 3.1. Thống kê dân số Thành phố Thái Bình ........................................................ 39
Bảng 3.2. Dân số trung bình nam phân theo xã/phường/thị trấn.................................. 41
Bảng 3.3. Dân số trung bình nữ phân theo xã/phường/thị trấn .................................... 43
Bảng 3.4. Lực lượng lao động của thành phố Thái Bình năm 2015 ............................ 44
Bảng 3.5.

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo xã/phường/thị
trấn ................................................................................................................................45

Bảng 3.6.


Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo xã/phường/thị
trấn ................................................................................................................................45

Bảng 3.7.

Giá trị sản xuất xây dựng theo giá thực tế phân theo xã/phường/thị trấn .............47

Bảng 3.8. Giá trị sản xuất dịch vụ theo giá thực tế phân theo xã/phường/thị
trấn ............................................................................................................... 48
Bảng 3.9. Giá trị sản xuất trên địa bàn một số ngành chủ yếu năm 2016 .................... 49
Bảng 3.10. Phân bố mẫu điều tra.................................................................................... 50
Bảng 4.1. Dân số nữ ..................................................................................................... 54
Bảng 4.2. Phụ nữ trong đời sống gia đình .................................................................... 54
Bảng 4.3. Lao động nữ ................................................................................................. 55
Bảng 4.4. Thu nhập của lao động nữ so với nam ......................................................... 56
Bảng 4.5. Lao động nữ trên địa bàn Thành phố ........................................................... 67
Bảng 4.6.

Tỷ lệ (%) phụ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý, điều hành sản xuất. ..............69

Bảng 4.7. Tỷ lệ % nguồn cung cấp thông tin KHKT cho phụ nữ trên địa bàn
nghiên cứu. .......................................................................................... 72
Bảng 4.8. Tỷ lệ % phân công tham gia các hoạt động xã hội. ..................................... 74
Bảng 4.9. Tỷ trọng % nam nữ tham gia kiểm soát nguồn lực tài chính ....................... 76

vi


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng người phụ nữ làm chủ hộ trong gia đình .....................................70

Biểu đồ 4.2. Phân bố quỹ thời gian của phụ nữ trong 1 ngày (24 giờ) ...........................71
Biểu đồ 4.3. Tỷ trọng nam, nữ tham dự các lớp tập huấn nâng cao trình độ,
kiến thức ....................................................................................................74
Biểu đồ 4.4. Tỷ trọng nam, nữ tham gia quyết định áp dụng tiến bộ KHKT trong
sản xuất. .....................................................................................................73
Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng nam, nữ đứng tên trong chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ
đỏ) ..............................................................................................................75
Biểu đồ 4.6. Phân bố trình độ học vấn của nam và nữ trên địa bàn nghiên cứu .............76

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.Tên tác giả: Đặng Thị Hiên
2.Tên Luận văn: Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở Thành phố
Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
Mã số: 60 34 04 10

3.Ngành: Quản lý kinh tế
4.Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
5.Kết quả nghiên cứu chính

Đề tài Luận văn có 4 mục tiêu nghiên cứu chính: Thứ nhất, Góp phần hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ; Thứ hai
Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại thành phố Thái Bình;
Thứ ba phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ tạị địa bàn nghiên cứu. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Đề tài được nghiên cứu tại 4 xã phường của Thành phố Thái Bình từ năm 2016
đến năm 2017 bao gồm: Vũ Chính, Vũ Phúc Đề Thám và Trần Lãm. Cơ sở lý luận liên

quan đến đề tài được thu thập từ các tài liệu của Phịng Thống kê và UBND Thành phố
Thái Bình.Các thơng tin, số liệu đánh giá thực tế về vai trò của người phụ nữ được thu
thập bằng phương pháp điều tra khảo sát và phỏng vấn đến từng hộ dân kết hợp với
quan sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng
phần mềm và được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh.
Qua các đánh giá, nghiên cứu trên em thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ như: Quan niệm về giới,
những phong tục tập quán ở Việt Nam: Phụ nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái,
trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ còn nhiều hạn chế:
Việc lao động nữ tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn ni, trồng trọt cịn
gặp nhiều khó khăn. Do phụ nữ phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn nên cơ hội
để họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để nắm thông tin rất hiếm. Ở
nhiều vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh người dân cịn chưa hề được tiếp xúc với báo chí
và các hình thức truyền tải thơng tin khác Một yếu tố khác khơng thể khơng nhắc đến đó
là ngun nhân chủ quan do chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về
giới, ngay cả phụ nữ cũng có cái nhìn khơng đúng về những vấn đề đó. Họ cũng cho
rằng, những cơng việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái…là việc của phụ nữ. Họ tỏ ra
khơng hài lịng về người đàn ơng thạo việc bếp núc, nội trợ. Trong khi họ lên tiếng địi
quyền bình đẳng thì họ vơ tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, tồn bộ

viii


cơng việc gia đình, sản xuất càng đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể
xác lẫn tinh thần. Ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trị đặc biệt quan trọng trong
sự phát triển của nhân loại. Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ của họ
trong cuộc sống.
Để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ, đề tài đưa
ra 04 nhóm giải pháp chủ yếu:
Thứ nhất: Xây dựng và thực hiện chương đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực,

gắn với quy hoạch. Trong đó, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo,
quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán
bộ khoa học, công nghệ đầu đàn.
Thứ hai: Nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ kết hợp với giáo dục truyền
thống, phẩm chất đạo đức trong đông đảo phụ nữ.
Thứ ba: Tăng cường tạo quyền và khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với quá
trình ra quyết định ở các cơ quan, đơn vị.
Thứ tư: Nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy khuyến nông cấp cơ sở: Cần
đẩy mạnh công tác lồng ghép các chương trình giáo dục phụ nữ về sức khoẻ bà mẹ và
trẻ em, kế hoạch hoá gia đình với chương trình tập huấn kỹ thuật nơng lâm nghiệp cho
phụ nữ.
“Một nửa thế giới là phụ nữ”, phụ nữ trong đời sống nói chung và trong phát
triển kinh tế hộ nói riêng có 1 vai trị hết sức quan trọng. Họ tuy chưa phải là trụ cột
chính trong việc phát triển kinh tế gia đình nhưng lại là người nắm giữ tay hịm chìa
khóa, có ảnh hưởng nhất định trong việc ra quyết định sản xuất và tiêu dùng các sản
phẩm. Với mục tiêu nghiên cứu về thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ từ góc độ lý luận đến thực tiễn nhằm tìm ra các giải pháp để cao vai trị, vị thế của
người phụ nữ giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống gia đình, thực hiện Luật bình đẳng giới
cũng chính là góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Thành phố Thái Bình.

ix


THESIS ABSTRACT
1. Author: Dang Thi Hien
2. Thesis title: Enhance women’s role in household economic development in Thai
Binh city, Thai Binh province.
3. Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10


4. Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
5. Main research findings
There are 4 main objectives of the study, as follows: First, to systemize both
theoretical and empirical literature review of the role of women in household economic
development; Second, to evaluate the current role of women in household economic
development in Thai Binh city; Third, to analyze factors affecting the enhancement of
women’s role in household economic development at the study area; and Finally to
propose solutions for enhancing women’s role in the development of household
economics in the study area in the forthcoming time.
The study was carried out at 4 communes/hamlets in Thai Binh city from 2016
to 2017, including Vu Chinh, Vu Phuc De Tham and Tran Lam. The literature review of
the study was derived from the documents and reports of the Statistic Office and
People’s Committee of Thai Binh city. Empirical data and information about women’s
role were collected through surveys and interviews with individual households as well
as direct observation at the study site. The collected data were processed by software
and analyzed by descriptive statistics and comparative statistics methods.
Based on the survey results, it can be seen that there are many factors directly
influencing women’s role in household economic development such as: Gender
perceptions and customs in Vietnam: Women first have to take care of their family,
housework and their children; there are many limitations in their education levels,
qualifications, scientific and technological knowledge, as a result, they find many
difficulties in accessing and applying scientific advances in livestock production and
cultivation. Because they have to deal with a large amount of works, they only have
very few opportunities and time to communicate with other people and take part in
social activities to obtain update information. In many remote rural areas, people have
never been exposed to the media as well as other forms of information transmission.
Another important factor is the subjective factor resulting from women themselves,
which is the improper gender perceptions; more specifically, even women have wrong
view about this issue. They find it unpleasant when men are good at cooking and


x


housework. While they ask for equality, they unintentionally take on more
responsibilities for themselves. Thus, all of the housework and production works
become their burdens, making them tired and stressed. We can assert that women play
an important role in the development of humanity. However, there appear to be many
factors that hinder their progress in life.
To enhance women’s role in household economic development, the study
recommended 4 main groups of solutions as follows:
Firstly, develop and carry out training programs for female officers for each
field, in line with the plan. It is essential to pay special attention to the development of
competent female leaders, managers, specialists, business managers, skilled laborers
and leading scientific and technological officers.
Secondly, enhance women’s capabilities in all aspects together with provide
education in terms of tradition and morality to a majority of women.
Thirdly, strengthening the empowerment and accessibility of women in the
decision making process at the workplace.
Fourthly, improve the capacity and effectiveness of the extension organization at
the lower levels: It is essential to improve the integration of education programs for
women about maternal and children heath, family planning and agricultural and forestry
technical training programs.
“Women are half the world’s population”, yet they play a very important role in
life in general and in household economic development in particular. Although they are
not the ones mainly responsible for the development of household economics, they are
the ones who manage all of the family expenses, thereby having a certain influence on
making decisions about production and expenditure. With the aim of studying the
current role of women in household economic development from theoretical to
empirical perspectives to find out solutions for enhancing women’s role, helping them

to be more confident in their family lives, the compliance with Law of gender equality
is to contribute to the socio-economic development in Thai Binh city.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện nghị quyết của Đảng và Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa
đói giảm nghèo, trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam – một cơ
quan có nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước về nâng cao vị thế của người phụ nữ
trong xã hội, đã đề ra chương trình hành động thiết thực, vận động phụ nữ cả
nước tham gia tích cực vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Qua các phong trào
thi đua với sự tham gia chủ động tích cực của chính bản thân các chị em phụ nữ
như phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Ngày tiết kiệm
vì phụ nữ nghèo”… với nội dung chủ yếu là vận động phụ nữ tương trợ giúp đỡ
lẫn nhau trên tinh thần “ai có gì giúp nấy, người khó ít giúp người khó nhiều”,
với nội dung, hình thức phù hợp đã thu hút đông đảo các chị em phụ nữ tham gia,
trở thành phong trào quần chúng rộng lớn trong cả nước.
Cùng với hoạt động giúp đỡ nhau trong sản xuất, phong trào “Mái ấm phụ
nữ nghèo” đã được các cấp Hội triển khai ở tất cả các tỉnh, thành dưới nhiều hình
thức: góp tiền, cơng lao động, vật liệu xây dựng…với sự chung tay của cộng
đồng và phụ nữ cả nước. Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết
các cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm
50,3% số người làm công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp. Trong khi
các gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam nói chung sung túc hơn các gia
đình do nam giới làm chủ hộ, vẫn có những nhóm gia đình nhỏ mà phụ nữ làm
chủ hộ lại rất nghèo hoặc có nguy cơ bị tổn thương cao. Các số liệu nghiên cứu
cho thấy vai trò và khả năng của phụ nữ trong nền kinh tế cũng như trong gia
đình. Phụ nữ thường được nhìn nhận là có năng lực thấp kém hơn so với nam

giới, tuy nhiên những số liệu thống kê lại chứng minh phụ nữ hồn tồn có khả
năng làm việc và tổ chức khơng chỉ trong việc chăm sóc gia đình mà cịn cả
những công việc làm ăn kinh tế hoặc những công việc khác ngoài xã hội (Hội
LHPN Việt Nam, 2016).
Những rào cản với việc nâng cao vị thế - vai trò của người phụ nữ bao
gồm: việc thiếu kỹ năng và không được đào tạo, ít có khả năng tiếp cận với tín
dụng, gánh nặng nhân đơi bởi trách nhiệm sống và chăm sóc gia đình, vai trị hạn
chế của họ trong việc ra quyết định và những hình thức khác nhau của tình trạng

1


bị phân biệt đối xử đã làm cản trở sự tiến bộ về mặt kinh tế của họ.
Thành phố Thái Bình nằm ở phía tây nam Tỉnh, cách thủ đơ Hà Nội
110km về phía tây bắc theo Quốc lộ 10, Quốc lộ 1 và 118km theo đường thủy
sông Hồng, cách thành phố Nam Định 20km về phía tây, cách thành phố Hải
Phịng 70km về phía đơng bắc theo Quốc lộ 10, cách thành phố Hưng Yên 40km
về phía tây bắc theo Quốc lộ 39. Với vị trí địa lý trên, thành phố Thái Bình có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ,thương mại - dịch vụ - du lịch, nông nghiệp
v.v..và ,đang vươn lên , trở thành một trong những đô thị trung tâm của khu vực
vùng nam đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ (UBND thành phố
Thái Bình, 2016).
Nguồn lao động được xem là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá
tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong điều kiện hiện nay, việc
nâng cao chất lượng và nguồn lực lao động càng được coi trọng và trở thành yêu
cầu cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, ở Thành phố Thái Bình, số dân trong độ tuổi lao động là 90.000
người, chiếm 50,7% tổng số dân. Xét về chuyên môn, kỹ thuật của người lao

động, cho thấy: người lao động ở đây cần cù, chịu khó; có truyền thống, kinh
nghiệm sản xuất (nhất là trong công nghiệp, thủ công nghiệp và trồng trọt ,chăn
nuôi). Nguồn lao động trẻ hiện nay có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học –
công nghệ. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, lực
lượng lao động ở Thành phố Thái Bình vẫn cịn nhiều hạn chế về trình độ chun
mơn, kỹ thuật (số lao động qua đào tạo chỉ chiếm trên 30%). Vì vậy, trong những
năm gần đây, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đang nỗ lực trong
công tác đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nghề cho công nhân , nơng dân và thợ
thủ cơng…(UBND thành phố Thái Bình, 2016).
Để nâng cao chất lượng lao động ở cả 2 khu vực: nội thành và khu vực
nông thôn ngoại thành, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng,chính quyền đã
cùng các tổ chức đồn thể thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho
người lao động, bằng việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, gắn dạy nghề
với nhu cầu việc làm, có chế độ khuyến khích người học, nhằm đào tạo đội ngũ
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động và yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

2


Qua nghiên cứu thực tế, nhiều câu hỏi đặt ra cho chúng ta: Vai trò của
người phụ nữ hiện nay trong gia đình và ngồi xã hội như thế nào? Thực trạng vị
trí của lao động nữ ở nơng thơn hiện nay trong phát triển kinh tế ra sao? Giải
pháp nào nhằm tháo gỡ những khó khăn mà lao động nữ đang gặp phải? Đó là
những câu hỏi khơng phải chỉ riêng ở một địa phương nào ở Việt Nam. Chính vì
vậy, nghiên cứu về vấn đề nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình ở Thành phố Thái Bình được đặt ra như một yêu cầu cấp
bách. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm
năng to lớn của phụ nữ, những khó khăn đang cản trở sự tiến bô của phụ nữ đặc
biệt là phụ nữ trên địa bàn Thành phố Thái Bình Tỉnh Thái Bình. Những người

có vai trị quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội, Từ ý
tưởng đó tơi đã tiến hành nghiên cứụ đề tài: "Nâng cao vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ ở thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành
phố Thái Bình và đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ;
- Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại
thành phố Thái Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ tạị địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Phụ nữ có vai trị gì trong việc phát triển kinh tế hộ?
Vai trò trong việc ra quyết định tái sản xuất của hộ (lựa chọn hoạt động
sản xuất kinh doanh, lựa chọn đầu vào, quyết định bán sản phẩm).
Vai trò trong việc liên quan đến phát triển nguồn lực của hộ.

3


Vai trò trong việc phân bổ chi tiêu.
Vai trò trong việc tái đầu tư cho phát triển kinh tế của hộ.
- Tìm hiểu thực trạng vai trị của phụ nữ trong phát triển kinh tế sẽ đề ra

những phương pháp, biện pháp gì trong việc giúp phụ nữ phát triển kinh tế.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ cụ thể như: phụ nữ làm nông nghiệp, phụ nữ
tiểu thương, phụ nữ trong các làng nghề, phụ nữ thiếu tư liệu sản xuất do các dự
án thu hồi đất nông nghiệp...
- Đối tượng khảo sát: hội viên, phụ nữ, ban chấp hành, cán bộ quản lý,
chồng...
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ trên địa bàn Thành phố Thái Bình
* Phạm vi khơng gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thành phố
Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.
* Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu về tình hình kinh tế, sự phát
triển của lao động nữ được thu thập từ năm 2013 đến năm 2016.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Thái Bình nhằm giúp đánh
giá tình hình thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế. Phần nào giúp
cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức chính trị, các tổ chức bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến họ và có
những giải pháp phù hợp để giúp cho phụ nữ phát triển kinh tế xã hội, ổn định
cuộc sống và làm giàu chính đáng.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm


* Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa
nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ
nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa
động và có thể thay đổi được (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).
Sự khác biệt này được nhìn thấy một cách rõ ràng trong vai trị, trách
nhiệm, nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của các giới tính.
Khái niệm về "Giới" được xuất hiện ban đầu là các nước nói tiếng Anh,
vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX. Ở Việt Nam, khái niệm này mới xuất
hiện vào khoảng thập kỷ 80 (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).
“Giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến
vai trị, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. "Giới" đề
cập đến việc phân công lao động các kiểu phân chia: nguồn lực và lợi ích giữa
nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể.“Giới” là yếu tố luôn biến đổi cũng
như tương quan về địa vị trong xã hội của nữ giới và nam giới, không phải là
hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội cụ thể. "Giới" là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội dùng để
phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự
cân bằng về giới và đảm bảo công bằng trong xã hội (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).
*Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới
tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và khơng thể
thay đổi được (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).
Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự
nhiên, di truyền.

* Đặc điểm và sự khác biệt về giới:
Đặc điểm về giới:

- Không tự nhiên mà có.
- Học được từ gia đình và xã hội.


5


- Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền).
- Có thể thay đổi được.
* Sự khác biệt về giới:
Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành
phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm
vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối
quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).
Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về
tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng này cho phép
họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào cơng việc xã hội, ít bị ràng buộc
bởi con cái và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt
giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).
Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm khơng giống nhau để
tiếp cận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức để khác
nhau để tham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc để nhận thức, nắm bắt các
thông tin xã hội. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và cơ hội được
học tập, tiếp cận việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngồi xã hội khác
nhau, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới cũng khác nhau (Đỗ
Thị Bình và cs., 2003).
Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới:

*Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): Là những mong muốn và đòi hỏi
cụ thể, thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày mang đặc trưng riêng của nữ và nam.
Nếu những nhu cầu này được đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trị
sẵn có của mình. Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu được hình thành từ
những điều kiện cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ

trong phân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn
tại của con người. Khác với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra
từ vị trí của họ chứ khơng phải qua can thiệp từ bên ngồi. Vì vậy nhu cầu giới
thực tế thường là sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ
nữ xác định trong hồn cảnh cụ thể.
*Lợi ích giới (cịn gọi là nhu cầu chiến lược): Là những yêu cầu, mong
muốn của nữ hoặc nam mà khi được đáp ứng sẽ góp phần cải thiện địa vị của nữ
hoặc nam tạo nên quan hệ giới bình đẳng (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).

6


* Khoảng cách giới: Là sự chênh lệch giữa nam và nữ trong một bối cảnh
cụ thể liên quan đến các điều kiện, sự tiếp cận, kiểm soát và thụ hưởng các nguồn
khác nhau giữa nam và nữ (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).
* Bình đẳng giới: Nam và nữ có vị trí, vai trị ngang nhau được tạo điều
kiện và cơ hội phát huy cơ hội năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Nam giới và phụ nữ được bình đẳng về:

- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.
- Các cơ hội để tham gia đóng góp, hướng lợi trong quá trình phát triển.
- Quyền tự do và chất lượng cuộc sống.
* Vai trò của giới
- Vai trò sản xuất: được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình
thức để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội. Vai trị tái sản
xuất sức lao động: Bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nịi giống, tái tạo sức lao
động. Vai trị này khơng chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học, mà cịn cả việc
chăm lo, duy trì, phát triển lực lượng lao động cho hiện tại và tương lai như:
Nuôi dạy con cái, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, làm cơng việc nội

trợ, vai trị này hầu như của người phụ nữ (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).
- Vai trò cộng đồng: Thể hiện những hoạt động tham gia thực hiện ở mức
cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng để thực hiện các
nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng (Đỗ Thị Bình và cs., 2003).
* Khái niệm về kinh tế hộ gia đình: Kinh tế hộ gia đình nơng dân là một
cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử
dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một
hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ
vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao
(Ngơ Thị Huệ, 2014).
2.1.2. Lý luận về vai trị của phụ nữ
* Vai trị vốn có của người phụ nữ
Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ
phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội.

7


Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm
phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ ln thể hiện vai trị khơng thể thiếu của
mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là:
Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản
xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất,
phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội;
Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trị sáng tạo nền văn hố nhân
loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia
bằng nhiều hình thức của đơng đảo phụ nữ. Song song với những hoạt động góp
phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia
đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại (Đỗ
Thị Bình và cs., 2003).

* Về phía cá nhân người phụ nữ:
Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể
khẳng định và phát huy vai trị của mình, bản thân người phụ nữ trước hết phải ý
thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ
hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ
hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt:
- Có tri thức, văn hố. Chúng ta đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri
thức, phụ nữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong
cuộc sống. Chẳng hạn như khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều cơng việc u
cầu sử dụng máy tính tăng lên, đây sẽ là cơ hội tốt cho những phụ nữ biết sử dụng vi
tính nhưng lại sẽ trở thành rào cản cho những người khơng biết sử dụng.
- Có ý thức cầu tiến, độc lập
- Sống có mục đích
- Có khả năng giao kết thân thiện. Một số nghiên cứu hiện nay thừa nhận
mối quan hệ giữa sự tham gia tích cực của phụ nữ vào đời sống xã hội với sự
giảm bớt mức độ tham nhũng.
- Có kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt
với áp lực, biết chăm sóc bản thân …
Để có được những điều này phụ nữ nên chịu khó học hỏi ở nhà trường,
các tổ chức, đội nhóm, nhà văn hóa, câu lạc bộ…Tích cực tham gia vào các hoạt
động xã hội để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ

8


giao lưu giao tiếp trong xã hội. Tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ,
siêng năng lao động, rèn luyện và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân (Đỗ Thị Bình
và cs., 2003).
Người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong thời kỳ mới nếu được sự hỗ trợ
tích cực từ phía khách quan, cùng với những nỗ lực chủ quan sẽ có cơ hội

đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, tạo vị thế cho bản thân. Và hi vọng là
họ sẽ khơng cịn gặp những trở ngại về giới trong việc tìm cho mình một cuộc
sống hạnh phúc do những quan điểm không phù hợp nào đó, khơng cịn phải
băn khoăn trăn trở trong sự lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình, khơng cịn
gặp những rào cản khơng cần thiết từ các chính sách xã hội. Phụ nữ – dù trong
thời đại nào cũng luôn có những vị trí khơng thể thay thế. Victor Hugo đã
từng ca ngợi người phụ nữ như sau “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì
sao cịn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ” (Đỗ Thị
Bình và cs., 2003).
2.1.3. Phụ nữ với phát triển kinh tế hộ
- Khái niệm hộ gia đình: chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã
hội lấy gia đình làm nền tảng.
Có ba tiêu thức chính thường được nói đến khi định nghĩa khái niệm hộ
gia đình:
Có quan hệ huyết thống và hơn nhân
Cùng cư trú
- Có cơ sở kinh tế chung
- Kinh tế nơng thôn: Kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức
kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường bởi các đặc điểm sau:

* Đất đai: Nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản xuất tư
liệu sản xuất chủ yếu là đất đai (Lê Thị Vĩnh Nghi, 1998).
* Lao động: Sản xuất chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự đảm
nhận. Sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao động
dưới hình thức hàng hố, hộ khơng có khái niệm tiền công, tiền lương (Lê Thị
Vĩnh Nghi, 1998).
Trên tồn thế giới lao động nữ đóng vai trị then chốt trong gia đình về
khả năng sản xuất và tái sản xuất. Họ chiếm hơn 50% trong tổng số lao động; Số

9



giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra 1/2
trong tổng sản lượng nông nghiệp. Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công việc
khác nhau, lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành cơng nghiệp,
dịch vụ với trình độ không ngừng được nâng cao. Lao động nữ luôn là người
đóng vai trị then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất. Sự
nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào
và ngày càng phát triển. Lao động nữ đóng vai trị chính cho nền kinh tế, vai trò
của họ trong sự phát triển kinh tế nông thôn thể hiện qua các mặt sau:
*Trong lao động sản xuất: Lao động nữ là người làm ra phần lớn lương
thực, thực phẩm tiêụ dùng cho gia đình (31,7%), chỉ đạo điều hành sản xuất là
37% ở phường Đề Thám (Nguồn: Điều tra thực tế tại các địa phương). Đặc biệt
các hộ nghèo sinh sống chủ yếu dựa vào kết quả làm việc của lao động nữ. Thế
nhưng họ lại có rất ít hoặc khơng có quyền sở hữu trong gia đình. Đây là sự bất
cơng lớn đối với lao động nữ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước, các
vùng, các miền còn kém phát triển cả về kinh tế và nhận thức (Lê Thị Vĩnh
Nghi, 1998).
*Trong sinh hoạt gia đình: Ngồi việc tham gia vào lao động sản xuất
đóng góp thu nhập cho gia đình, lao động nữ cịn đảm nhận chức năng người
vợ, người mẹ - đó chính là thiên chức của họ. Họ phải làm hầu hết công việc
không tên và không được trả lương, các công việc này rất quan trọng đối với sự
tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội. Họ phải lo cơm ngon, canh ngọt cho
gia đình, chăm sóc dạy bảo con cái - những thế hệ chủ nhân tương lai của đất
nước sau này đang ngày càng tốt hơn trong trường tiểu học đầu tiên của con
người đó chính là gia đình mà ở đó phụ nữ là người thầy tận tâm, tận lực nhất
(Lê Thị Vĩnh Nghi, 1998).
*Trong sinh hoạt cộng đồng: Lao động nữ tham gia hầu hết các hoạt
động diễn ra ở xóm, làng, thơn, bản như: việc họ, việc làng...góp phần giữ gìn và
phát triển giá trị cộng đồng. Tuy nhiên tỷ lệ tham gia vẫn còn hạn chế. Như vậy,

dù được thừa nhận hay không được thừa nhận, thực tế cuộc sống và những gì lao
động nữ làm đã khẳng định vai trị và vị trí của họ trong gia đình, trong mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong bước tiến của nhân loại. Lao động nữ
cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được nam giới chia sẻ,
thông cảm về cả hành động lẫn tinh thần, xã hội cũng cần có những trợ giúp để
họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình (Nguyễn Thùy Trang, 2012).

10


Tổng hợp chung về 3 vai trị giới thì thời gian thực hiện 3 vai trò này của
nam nhiều hơn nữ, cụ thể nam là 146,2, nữ là 104. Điều đó cho thấy có sự phân
cơng bất hợp lý trong việc thực hiện các chức năng của nam và nữ trong đời sống
gia đình (Nguyễn Thùy Trang, 2012).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển
2.1.4.1.Vai trị của phụ nữ trong cơng tác quản lý Nhà nước
Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã
hội và trong quản lý nhà nước. Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-5-1994 khẳng định:
"Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là
một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là
điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ". Phụ nữ
tham gia quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh
trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của mình (Ban
Bí thư Trung ương, 1994).
Xã hội hiện đại đặc trưng bởi năng suất, chất lượng và hiệu quả cao của
nền kinh tế công nghiệp, bởi trình độ cao của khoa học và cơng nghệ, trong đó
nổi bật là nền chính trị hiện đại. Điều này đã được nhiều tác giả nhắc tới khi bàn
về bản chất và quy luật vận động của nền chính trị hiện đại. Nhiều ý kiến đã được
nêu ra từ các góc độ khác nhau để nhấn mạnh đặc trưng của nền chính trị hiện
đại, trong đó, một xu thế chủ đạo là tăng cường vị thế và vai trị của phụ nữ trong

q trình lãnh đạo quản lý trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Xu thế này
đã được Phuriê, một nhà tư tưởng xã hội vĩ đại người Pháp phát hiện và ghi nhận
bằng nhận định nổi tiếng: “Trình độ giải phóng phụ nữ khỏi áp bức, bóc lột là
thước đo của trình độ phát triển xã hội”. Về sau, học thuyết Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự nghiệp cách mạng giải phóng con người và giải phóng xã hội. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu khơng
giải phóng phụ nữ thì khơng giải phóng một nửa lồi người (Đảng Cộng sản
Việt Nam, 2006).
Nếu khơng giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một
nửa”. Trong Di chúc để lại cho Đảng, nhân dân và con cháu muôn đời sau,
Người căn dặn: Đảng ta phải tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ sau khi cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cần chú ý thực hiện hai điều: một
là, Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc

11


và giúp đỡ phụ nữ, để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc,
kể cả công việc lãnh đạo; hai là, bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Theo
Người, thực hiện được hai điều này là “một cuộc cách mạng đưa đến quyền
bình đẳng thực sự cho phụ nữ”. Giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc, quan
niệm lạc hậu, đồng thời tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ bình đẳng và phát triển,
thực hiện chống phân biệt đối xử với phụ nữ là cái gốc, là cơ sở để tạo cơ hội
cho phụ nữ tiến bộ. Bình đẳng giới trở thành mục tiêu, đồng thời cũng trở thành
vấn đề trung tâm của phát triển, là yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng
kinh tế của quốc gia, xóa đói giảm nghèo và quản lý nhà nước có hiệu quả
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quan điểm về bình đẳng giới đã được
thể hiện ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước ta và được quán triệt nhất quán

trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ nhân dân. Quan điểm đó
tiếp tục được kế thừa phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại qua
các lần sửa đổi Hiến pháp năm 1959, 1980 và đặc biệt, trong Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, quan điểm này lại được khẳng
định tại điều 63: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính
trị, kinh tế, văn hố, xã hội và gia đình”. Hiện nay, vấn đề bình đẳng giới đã được
thể chế hoá trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo trao
quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá
- xã hội, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc cụ thể hoá và
thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người và bình đẳng giới mà nước ta
là thành viên. Mới đây nhất, ngày 29-11-2006, Quốc hội Việt Nam đã thơng
qua Luật bình đẳng giới, trong đó, điều 11 quy định phụ nữ và nam giới bình
đẳng trong lĩnh vực chính trị bao gồm: bình đẳng trong tham gia quản lý nhà
nước, tham gia hoạt động xã hội; xây dựng và thực hiện hương ước, quy định,
quy chế của cộng đồng; trong việc ứng cử vào các cơ quan dân cử, các tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp và bình đẳng về tiêu chuẩn, chun mơn, độ tuổi
khi được đề bạt, bổ nhiệm (Đảng cộng sản Việt Nam, 2010).
Thấm nhuần tư tưởng về bình đẳng giới, trong suốt q trình cách mạng,
Đảng ta ln quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng
giới. Ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, quyền bình đẳng nam - nữ đã được đề cập
tới như là một mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, chủ

12


trương về cơng tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong các
văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt, Đảng luôn chú trọng đến vấn đề
xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với lực lượng phụ nữ trong xã hội, có
phẩm chất, trình độ và năng lực tham gia mọi lĩnh vực của đời sống (Hội LHPN

Việt Nam, 2016).
Ngày 12-7-1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 04-NQ/TW về đổi mới và
tăng cường cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Nghị quyết khẳng
định: “Giải phóng phụ nữ, phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục
tiêu cách mạng gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và giai cấp” (Bộ Chính
trị, 1993).
Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16-5-1994 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về một số vấn đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới chỉ rõ: "Nâng cao
tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu
cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện
để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ", phụ nữ tham gia
quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá
trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của phụ nữ (Ban Bí thư
Trung ương, 1994).
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng nhấn
mạnh: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình
đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người
lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để
phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo
và quản lý ở các cấp”. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính
trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
tiếp tục khẳng định quan điểm: Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của
cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới (Đảng cộng sản Việt Nam, 2010).
Những quan điểm đó đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương
triển khai, quán triệt và lấy làm kim chỉ nam trong việc thực hiện cơng tác phụ nữ
nói chung và cơng tác cán bộ nữ nói riêng. Đó là những cơ sở pháp lý và lý luận


13


×