Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) tại vùng biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN VĂN PHƯỚC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LÀM CƠ SỞ CHO
SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ THIỀU
(Arius thalassinus Ruppell, 1837) TẠI VÙNG BIỂN KIÊN GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

KHÁNH HÒA – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN VĂN PHƯỚC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LÀM CƠ SỞ CHO
SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ THIỀU
(Arius thalassinus Ruppell, 1837) TẠI VÙNG BIỂN KIÊN GIANG

Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản
Mã số:

9620301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO

KHÁNH HỊA – 2021


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Nha Trang

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO

Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐẮC ĐỊNH
Trường Đại học Cần Thơ
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN TƯỜNG ANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Phản biện 3: TS. HUỲNH MINH SANG
Viện Hải Dương học

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại
Trường Đại học Nha Trang vào hồi ….giờ, ngày … tháng … năm 2021.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại học Nha Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của luận án:”Nghiên cứu đặc điểm sinh học
làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều (Arius thalassinus
Ruppell, 1837) tại vùng biển Kiên Giang” là cơng trình nghiên cứu khoa học của
bản thân và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác

cho đến thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày

tháng

Tác giả luận án
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Văn Phước

năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Viện Ni trồng Thủy sản, Phịng
Đào tạo Sau Đại học và Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và triển khai thực hiện luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn là PGS.TS
Nguyễn Đình Mão đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực
hiện và hồn thành luận án.
Nhân dịp này, tơi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy, Cô và các bạn
đồng nghiệp trong Viện Nuôi trồng Thủy sản đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án.
Cám ơn các em sinh viên Khóa 49 ngành Nuôi trồng thủy sản đào tạo tại Kiên
Giang đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình thu thập số liệu.
Xin cám ơn Đề tài B2010-13-53 đã hỗ trợ kinh phí cho tôi thực hiện đề tài.
Nhân đây, tôi cũng bày tỏ lịng cám ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè
đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày


tháng

Tác giả luận án
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Văn Phước

năm 2021


i

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vii
TĨM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................... ix
KEY FINDINGS ......................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu họ cá úc (Ariidae) trên thế giới ........................................... 5
1.1.1. Hệ thống phân loại ............................................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................. 6
1.1.3. Đặc điểm sinh thái phân bố ................................................................................ 7
1.1.3.1. Thủy vực phân bố ........................................................................................... 7
1.1.3.2. Phân bố vùng cửa sông.................................................................................... 8
1.1.3.3. Độ mặn ........................................................................................................... 8

1.1.3.4. Nhiệt độ .......................................................................................................... 9
1.1.3.5. Độ trong và độ sâu ........................................................................................... 9
1.1.3.6. Dòng chảy và chất đáy .................................................................................. 10
1.1.3.7. Một số đặc điểm thủy lý thủy hóa ................................................................... 10
1.1.3.8. Mùa vụ cá xuất hiện ...................................................................................... 11
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................................... 11
1.1.4.1. Chiều dài thân và khối lượng cá .................................................................. 11
1.1.4.2. Tương quan giữa chiều dài toàn thân và khối lượng cá .............................. 12
1.1.4.3. Tuổi và tương quan tuổi với chiều dài cá .................................................... 13
1.1.4.4. Phương trình sinh trưởng và hệ số tương quan của cá ................................ 14


ii
1.1.4.5. Phát triển phôi và ấu trùng cá ...................................................................... 14
1.1.4.6. Các thông số sinh trưởng và chỉ số tăng trưởng ............................................. 14
1.1.4.7. Tỷ lệ chết ..................................................................................................... 15
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................................... 15
1.1.5.1. Thành phần thức ăn một số loài thuộc họ cá úc Ariidae giai đoạn ấu trùng
và cá con ........................................................................................................... 15
1.1.5.2. Thành phần thức ăn của một số loài thuộc họ cá úc Ariidae giai đoạn trưởng
thành .......................................................................................................................... 16
1.1.5.3. Tính ăn của một số lồi thuộc họ cá úc Ariidae ............................................. 17
1.1.5.4. Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân của cá thiều Arius thalassinus .. 17
1.1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản .............................................................................. 17
1.1.6.1. Đặc tính và chu kỳ sinh sản của một số lồi thuộc họ cá úc Ariidae .............. 17
1.1.6.2. Giới tính và tỷ lệ đực:cái ............................................................................... 18
1.1.6.3. Tuổi và kích thước thành thục sinh dục lần đầu ............................................. 19
1.1.6.4. Tỷ lệ thành thục và nhân tố điều kiện ............................................................ 20
1.1.6.5. Mùa vụ và sức sinh sản ................................................................................. 20
1.1.6.6. Kích thước trứng và phát triển tuyến sinh dục ............................................... 23

1.1.6.7. Ấp và ương nuôi ấu trùng .............................................................................. 23
1.1.7. Hiện trạng khai thác nguồn lợi họ cá úc trên thế giới ........................................ 24
1.2. Tình hình nghiên cứu họ cá úc (Ariidae) ở Việt Nam .......................................... 25
1.2.1. Đặc điểm phân bố của họ cá úc (Ariidae) ......................................................... 25
1.2.2. Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 26
1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................................... 26
1.2.4. Đặc điểm sinh sản ............................................................................................ 27
1.2.5. Hiện trạng khai thác nguồn lợi họ cá úc tại Việt Nam ...................................... 28
1.3. Một số phương pháp nghiên cứu sinh học cá ....................................................... 28
1.4. Đặc điểm nguồn lợi thủy sản tỉnh Kiên Giang ..................................................... 29
1.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ................................................................. 29


iii
1.4.2. Nguồn lợi thủy sản ........................................................................................... 31
1.4.3. Cơ sở hậu cần nghề cá ...................................................................................... 31
1.4.4. Một số giải pháp để phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ trong tương lai ......... 32
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 36
2.1. Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu .......................................................... 36
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 36
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 36
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 36
2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 36
2.2.1. Cách tiếp cận.................................................................................................... 36
2.2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 37
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 37
2.2.3.1. Số liệu thứ cấp ................................................................................................ 37
2.2.3.2. Số liệu sơ cấp............................................................................................... 38
2.3. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 47

3.1. Đặc điểm hình thái phân loại cá thiều (Arius thalassinus).................................... 47
3.2. Đặc điểm sinh trưởng cá thiều (Arius thalassinus)............................................... 51
3.2.1. Sinh trưởng về chiều dài thân và khối lượng cá thiều ....................................... 51
3.2.2. Mối tương quan giữa chiều dài toàn thân và khối lượng cá ............................... 58
3.2.3. Các thông số sinh trưởng và chỉ số tăng trưởng ................................................ 59
3.3. Đặc điểm dinh dưỡng cá thiều (Arius thalassinus)............................................... 61
3.3.1. Cấu tạo ống tiêu hóa......................................................................................... 61
3.3.2. Thành phần thức ăn .......................................................................................... 64
3.3.3. Độ no dạ dày và các chỉ số dinh dưỡng ............................................................ 68
3.4. Đặc điểm sinh học sinh sản cá thiều (Arius thalassinus) ...................................... 68
3.4.1. Phân biệt giới tính và cấu tạo tuyến sinh dục cá thiều ....................................... 68


iv
3.4.2. Hệ số thành thục .............................................................................................. 70
3.4.3. Kích thước và tuổi cá thiều thành thục sinh dục lần đầu ................................... 72
3.4.4. Sức sinh sản và đường kính trứng .................................................................... 73
3.4.5. Mùa vụ sinh sản ............................................................................................... 74
3.4.6. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá cái ............................................ 75
3.5. Các thông số quần đàn của cá thiều ..................................................................... 78
3.6. Một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá thiều ......................................................... 82
3.6.1. Sinh sản nhân tạo cá thiều ................................................................................ 82
3.6.2. Tuyên truyền hạn chế khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá thiều ........................... 83
3.6.3. Đề xuất một số nhóm giải pháp phát triển nguồn lợi thủy sản (cá thiều) ........... 83
3.6.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 83
3.6.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức ............................................................................ 85
3.6.3.3. Nhóm giải pháp về quản lý, truyền thông ...................................................... 85
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 86
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 86
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 87

CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 89
PHỤ LỤC .................................................................................................................... I


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

DTSQ

: Dự trữ sinh quyển

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ELEFAN

: Electronic Length – Frequency Analysis

FISAT II

: The FAO – ICLARM Stock Assessment Tools

GaSI


: Gastro-somatic indices



: Giai đoạn

RLG

: Relative length of gut


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các thông số sinh trưởng và chỉ số tăng trưởng .......................................... 15
Bảng 2.1. Tần suất chiều dài toàn thân cá thiều theo thời gian (tháng) ....................... 40
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hình thái phân loại của cá thiều ........................................... 47
Bảng 3.2. Kích thước một số chỉ tiêu hình thái cá thiều ............................................. 50
Bảng 3.3. Tỷ lệ (%) các chỉ tiêu hình thái so với Lh và Ls của cá thiều ....................... 51
Bảng 3.4. Chiều dài thân và khối lượng cá thiều khai thác ......................................... 51
Bảng 3.5. Chiều dài (mm) và khối lượng (g) toàn thân cá thiều khai thác .................. 52
Bảng 3.6. Tỷ lệ (%) các nhóm chiều dài tồn thân Lt cá thiều khai thác theo thời gian ....... 55
Bảng 3.7. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng Wt cá thiều khai thác theo thời gian .......... 57
Bảng 3.8. Kích thước ruột và dạ dày cá thiều ............................................................. 61
Bảng 3.9. Thành phần thức ăn trong dạ dày cá thiều (ntptă = 91) ................................. 65
Bảng 3.10. Tần suất (%) xuất hiện các loại thức ăn trong dạ dày (ntsxh = 91) .............. 67
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng cá thiều..................................................... 68
Bảng 3.12. Hệ số thành thục của cá thiều cái theo giai đoạn phát triển của TSD ............... 70
Bảng 3.13. Hệ số độ béo của cá thiều......................................................................... 71

Bảng 3.14. Sức sinh sản tuyệt đối (S) và sức sinh sản tương đối (s) của cá thiều ............ 73
Bảng 3.15. Đường kính trứng của cá thiều ................................................................. 74
Bảng 3.16. Tỷ lệ (%) các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục theo thời gian (tháng) (n = 49) ... 75
Bảng 3.17. Tỷ lệ (%) lượng bổ sung quần đàn của cá thiều ........................................ 80


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái ngồi của cá thiều Arius thalassinus ............................................... 6
Hình 1.2. Vùng phân bố của họ cá úc (Ariidae)............................................................ 7
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................. 37
Hình 2.2. Đo một số thơng số hình thái ngồi cá thiều ............................................... 38
Hình 3.1. Hình dạng bên ngoài cá thiều (a: mặt lưng và b: mặt bụng)........................ 48
Hình 3.2. Hình dạng một số chỉ tiêu hình thái cá thiều ............................................... 48
Hình 3.3. Hình dạng của miệng (a) và vị trí râu (b) cá thiều....................................... 49
Hình 3.4. Hình thái vây lưng (a) và da (b) cá thiều .................................................... 49
Hình 3.5. Hình dạng răng của cá thiều ....................................................................... 49
Hình 3.6. Hình dạng ngồi của đầu cá thiều (a) và đầu cá gún (b) .............................. 50
Hình 3.7. Chiều dài toàn thân cá thiều khai thác theo thời gian .................................. 53
Hình 3.8. Phân bố chiều dài tồn thân cá thiều ........................................................... 54
Hình 3.9. Khối lượng cá thiều khai thác theo thời gian (tháng) .................................. 56
Hình 3.10. Phân bố khối lượng cá thiều theo nhóm .................................................... 56
Hình 3.11. Tương quan giữa chiều dài toàn thân và khối lượng cá thiều .................... 58
Hình 3.12. Đường biễu diễn hệ số tăng trưởng K và chỉ số tăng trưởng ø’ ................. 59
Hình 3.13. Hệ các đường cong tăng trưởng của cá thiều ............................................ 60
Hình 3.14. Chỉ số tăng trưởng chiều dài cá thiều (ø’) ............................................. 60
Hình 3.15. Tuổi thọ (tmax) của cá thiều ....................................................................... 61
Hình 3.16. Hình dạng răng hàm trước (a), răng vịm họng (b), răng hầu (c) và thực quản (d)... 62
Hình 3.17. Hình dạng các cung mang cá thiều ........................................................... 62

Hình 3.18. Hình dạng cung mang (a), lược mang (b) và tơ mang (c) cá thiều ............. 62
Hình 3.19. Hình dạng một số nội quan của cá thiều ................................................... 63
Hình 3.20. Hình dạng bên ngồi (a) và bên trong (b) dạ dày cá thiều ......................... 63
Hình 3.21. Hình dạng ruột của cá thiều ...................................................................... 63
Hình 3.22. Một số loại thức ăn của cá thiều ............................................................... 64
Hình 3.23. Tần suất (%) các nhóm thức ăn trong dạ dày cá thiều ............................... 66


viii
Hình 3.24. Tần suất (%) các bậc độ no dạ dày cá thiều (n = 240) ............................... 68
Hình 3.25. Hình dạng vây bụng và lỗ hậu môn cá thiều cái (a) và đực (b) ................. 69
Hình 3.26. Hình dạng buồng trứng của cá thiều ......................................................... 69
Hình 3.27. Hình dạng (a) và vị trí buồng trứng (b) của cá thiều.................................. 69
Hình 3.28. Hệ số thành thục theo thời gian của cá thiều ............................................. 70
Hình 3.29. Hệ số độ béo Q (Fulton, 1902), Qo (Clark, 1928) theo thời gian ............... 72
Hình 3.30. Cơng thức tính M và tmass.......................................................................... 72
Hình 3.31. Mối tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối với Wt và Lt .......................... 74
Hình 3.32. Buồng trứng GĐ II (a) và tổ chức mô học tế bào trứng GĐ II (b) ............. 76
Hình 3.33. Tế bào trứng GĐ III (a) và tổ chức mô học tế bào trứng GĐ III (b)............. 76
Hình 3.34. Tế bào trứng GĐ IV (a) và tổ chức mô học tế bào trứng GĐ IV (b) ............ 77
Hình 3.35. Tế bào trứng GĐ V (a) và tổ chức mơ học tế bào trứng GĐ V (b)............... 77
Hình 3.36. Tế bào trứng GĐ VI (a) và tổ chức mơ học tế bào trứng GĐ VI (b) ............ 78
Hình 3.37. Buồng trứng sau khi cá đẻ ........................................................................ 78
Hình 3.38. Đường biểu diễn tỷ lệ chết do khai thác (F) ............................................... 79
Hình 3.39. Đường cong chiều dài tồn thân khai thác chuyển đổi .............................. 79
Hình 3.40. Sản lượng trên lượng bổ sung (Y’/R) và sinh khối trên lượng bổ sung (B’/R) ........ 80
Hình 3.41. Hai đỉnh bổ sung của quần đàn cá thiều .................................................... 81
Hình 3.42. Giá trị các đường đồng sản lượng trên lượng bổ sung (Y’/R).................... 81
Hình 3.43. Khả năng các nhóm chiều dài cá thiều khai thác ....................................... 82



ix

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án

: Nghiên cứu đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản
nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều (Arius thalassinus
Ruppell, 1837) tại vùng biển Kiên Giang.

Ngành

: Nuôi trồng thủy sản

Mã số

: 9620301

Nghiên cứu sinh

: Trần Văn Phước

Khóa

: 2010

Người hướng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Đình Mão


Cơ sở đào tạo

: Trường Đại học Nha Trang

Nội dung:
1. Luận án là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh học cá thiều
được công bố ở Việt Nam.
2. Luận án cung cấp hệ thống dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm dinh
dưỡng và đặc điểm sinh học sinh sản của cá thiều.
3. Luận án tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và
bảo vệ nguồn lợi cá thiều.

Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nghiên cứu sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS Nguyễn Đình Mão

Trần Văn Phước


x

KEY FINDINGS

Thesis title

: Study on biological characteristics provide scientific basic for

breed production and the giant sea catfish (Arius thalassinus
Ruppell, 1837) resources protection in Kien Giang waters.

Major

: Aquaculture

Major code

: 9620301

PhD Student

: Tran Van Phuoc

Course

: 2010

Supervisor

: Associate Prof. Dr Nguyen Dinh Mao

Institution

: Nha Trang University

Key Findings:
1. This thesis was piece of research at the first time about biology characteristic of
giant sea catfish was made public in Vietnam.

2. This thesis provide data system about growth, nutrition and reproductive
parameters of the giant sea catfish.
3. This thesis create a scientific basic for research in breed production and the giant
sea catfish resources protection.
PhD Student

Tran Van Phuoc


1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã và đang gặp
một số khó khăn. Môi trường ô nhiễm và dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng (dịch
bệnh trên tôm thẻ chân trắng, tôm hùm và cá biển gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng).
Nghề ni trồng thủy sản phát triển tự phát nên khó giám sát và quản lý. Cộng đồng
dân cư ở các vùng ni tơm và cá biển đang gặp nhiều khó khăn về đời sống, kinh tế
trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề
nuôi trồng thủy sản, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa đối tượng
ni và hình thức ni nhằm tận dụng hệ thống ao đìa ni đang bỏ hoang và đẩy
mạnh phát triển nuôi cá lồng trên biển. Bên cạnh, nguồn lợi thủy sản ngày càng suy
giảm do các hoạt động khai thác bất hợp lý, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Do vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản làm cơ sở nghiên cứu sản xuất giống
phục vụ ni thương phẩm các lồi cá biển có giá trị kinh tế và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Quyết định số 1523/QĐ-BNN-TCTS,
2011) đã định hướng phát triển nuôi cá biển bao gồm nuôi trên lồng bè đơn giản, nuôi
lồng bè tập trung qui mô công nghiệp và nuôi trong ao đất nước mặn, nước lợ. Ni đa
lồi, ưu tiên một số lồi có giá trị cao, có thể chế biến xuất khẩu. Mục tiêu phát triển
nuôi cá biển nhằm tạo ra số lượng lớn sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, xóa đói giảm
nghèo, giữ vững an ninh quốc phịng. Đồng thời giữ gìn và bảo vệ mơi trường sinh thái
góp phần phục hồi và tái tạo nguồn lợi hải sản ở các thủy vực biển và ven biển.
Nghề ni cá biển ở nước ta có những bước phát triển đáng kể. Nhiều lồi cá có
giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu, sản xuất giống như: cá mú (Epinephelus
spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá
hồng mỹ (Sciaenops ocellatus), cá chẽm (Lates calcarifer), cá chẽm mõm nhọn
(Psammoperca waigiensis), cá chim vây vàng (Trachinotus bloochi),…
Cá thiều (Arius thalassinus) là loài phân bố tương đối rộng. Trên thế giới, cá
thiều phân bố ở các vùng biển Biển Đỏ, Tây Bắc Ấn Độ Dương, Phi-líp-pin và Vịnh
Thái Lan (Nelson, 2006). Ở Việt Nam, cá thiều phân bố hầu hết các vùng biển Vịnh Bắc


2
Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, cá thiều tập trung nhiều nhất ở
vùng biển Tây Nam Bộ (Bộ Thủy sản, 1996). Đây là loài cá có kích thước lớn nhất trong
họ cá úc (Ariidae). Cá thiều có chiều dài lớn nhất đã xác định được là 1.119 mm và khối
lượng là 15,49 kg với giá bán hiện nay là 70.000 đ/kg. Do cá thiều bị khai thác quanh
năm và khai thác cá còn nhỏ nên nguồn lợi cá thiều ngày càng giảm. Hiện nay nhu cầu
nguyên liệu cá thiều để làm khô ngày càng hiếm. Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến nay,
loài này mới được nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm hình thái phân loại và phân bố. Do vậy,
nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình sản xuất
giống và bảo vệ nguồn lợi cá thiều là cấp thiết.
Để đưa cá thiều trở thành đối tượng ni chính và ni lồng trên biển cùng với
các lồi cá biển có giá trị kinh tế khác, cần phải tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề.
Trong đó nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh sản, tiếp đến nghiên cứu sản xuất
giống nhân tạo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhằm đáp ứng nhu cầu
con giống cho ni thương phẩm, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá biển ở Việt Nam
phát triển trong tương lai. Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nuôi cá biển theo
định hướng đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT. Định hướng sản lượng cá biển nuôi tại

Kiên Giang đến năm 2020 là 36.600 tấn so với cả nước là 260.000 tấn (chiếm 14,08%,
cao nhất nước) (Quyết định số 1523/QĐ-BNN-TCTS, 2011). Và nguồn lợi thủy sản
ven bờ tỉnh Kiên Giang đang ngày càng suy giảm. Cần tăng cường kiểm soát các
phương thức và cường lực khai thác để bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững
(Mai Viết Văn và Lê Thị Huyền Chân, 2018).
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học
làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều (Arius thalassinus
Ruppell, 1837) tại vùng biển Kiên Giang” được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Thu được các dẫn liệu ban đầu về đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều, làm
cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá thiều; góp phần định
hướng khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá thiều ngoài tự nhiên.


3
Mục tiêu cụ thể
Luận án cần đạt các mục tiêu cụ thể sau:
- Xây dựng dữ liệu về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá thiều.
- Xây dựng dữ liệu về các thông số quần đàn của cá thiều.
Các nội dung nghiên cứu chính
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng: chiều dài thân, khối lượng thân, mối tương quan
giữa chiều dài thân và khối lượng cá, phương trình sinh trưởng Von Bertanlanffy, chỉ
số tăng trưởng Φ’ của cá thiều.
- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng: mô tả ống tiêu hóa, tương quan giữa chiều dài tồn
thân và ruột cá (RLG), xác định độ no, chỉ số độ no, chỉ số GaSI, thành phần thức ăn,
tần số xuất hiện thức ăn, tính ăn của cá thiều.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản: tuổi và kích thước thành thục sinh dục, hệ số
thành thục sinh dục, sức sinh sản, đường kính trứng, các giai đoạn phát triển tuyến
sinh dục, và mùa vụ sinh sản của cá thiều.

- Nghiên cứu một số thông số quần đàn: Chiều dài tối đa của cá thiều (L∞), hệ số chết
tổng (Z), hệ số chết tự nhiên (M), hệ số chết do khai thác (F), hệ số khai thác (E), sự bổ
sung quần đàn, và sản lượng trên lượng bổ sung.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nội dung luận án là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng, là nguồn tài liệu tham
khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo trên cá thiều và một số loài trong họ cá úc Ariidae.
Sự thành cơng của luận án góp phần làm phong phú thêm các cơng trình nghiên cứu cơ
bản về đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều
nói riêng và cá biển ở Việt Nam nói chung.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều. Góp phần
định hướng khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá thiều ngoài tự nhiên, làm cơ sở khoa
học cho công tác nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá thiều.
Điểm mới của công trình
Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm sinh học và thông số
quần đàn cá thiều được cơng bố ở Việt Nam, các nội dung chính gồm:


4
Cung cấp dẫn liệu về đặc điểm sinh học (đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng và
sinh học sinh sản) và một số thông số quần đàn cá thiều một cách có hệ thống.
Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi
cá thiều hợp lý; nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo.


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu họ cá úc (Ariidae) trên thế giới
1.1.1. Hệ thống phân loại
Họ cá úc (Ariidae) gồm 12 giống 120 loài, phân bố ở các vùng nước ngọt, nước

lợ và nước mặn. Họ cá úc là một họ cá da trơn, chủ yếu sinh sống ở biển, với một số
loài sinh sống trong các môi trường nước lợ hay nước ngọt. Chúng phân bố trong các
khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới (Berg, 1940). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu
khác cho rằng họ cá úc bao gồm 14 giống và 120 loài cá úc biển nhiệt đới và cận nhiệt
đới (Nelson, 1976; Rimmer và Merrick, 1982; Reis, 1986a).
Trước đây, họ cá úc (Ariidae) được gộp chung trong bộ phụ Doradoidea, sau đó
được chuyển sang bộ phụ Bagroidea (cùng với Austroglanididae, Claroteidae,
Schilbeidae, Pangasiidae, Bagridae và Pimelodidae) (Nelson, 2006). Hai giống Gogo
và Ancharius đã được chuyển sang họ khác là Anchariidae (Hee và Sparks, 2005). Họ
cá úc (Ariidae) từng được phân trong bộ phụ Arioidea, bao gồm Ariidae và
Anchariidae (Sullivan và cộng sự, 2006). Nhìn chung, các lồi này có kích thước lớn,
tuổi thọ lớn, tăng trưởng chậm, sức sinh sản thấp và ấp trứng trong miệng cá đực.
- Vị trí phân loại:
Động vật có xương sống Vertebrata
Lớp cá xương

Osteichthyes

Bộ cá nheo
Họ cá úc
Giống cá úc
Loài

Siluriformes
Ariidae
Arius
A. thalassinus (Rüppell, 1837)

- Tên khoa học: Arius thalassinus Rüppell, 1837
- Synonyms: Ariodes aeneus, Arius nasutus, A. serratus, Bagrus carchariorhynchos, B.

laevigatus, B. netuma, B. thalassinus, Netuma thalassina, N. thalassinus, Tachysurus thalassinus
- Tên tiếng Anh: Catfish, Giant Cat - Fish, Giant Catfish, Giant Marine –
Catfish, Giant Salmon Catfish, Giant Sea Catfish, Giant Seacatfish, Khagga, Marine
Catfish, Sea Catfish.
- Tên tiếng Việt: cá thiều, cá úc thường.


6
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá thiều Arius thalassinus có 3 đôi râu, một đôi ở hàm trên và hai đôi ở hàm
dưới. Thành phần cấu tạo râu gồm có biểu bì, hạ bì và phần sụn ở giữa hình que
(Kapoor và Bhargava, 1967). Cá thiều Arius thalassinus có thân tương đối dài. Vây
đuôi của cá thiều phân thành hai thùy rất sâu, khơng bằng nhau. Vây lưng thứ nhất có
gai cứng, vây lưng thứ hai là vây mỡ tương đối phát triển, vây hậu môn ngắn. Vây
ngực lớn hơn và dài hơn vây bụng rất rõ rệt. Mũi khơng có râu. Màng mang liền với eo
mang. Hàm dưới và mép của cá thiều có râu. Chiều dài đầu cá thiều xấp xỉ bằng chiều
cao thân và bằng khoảng 1/4 chiều dài từ mút mõm đến chẽ vây đuôi. Lưng cá màu
xám bạc hoặc xám tro, hai bên thân màu sáng hơn và càng về phần bụng càng chuyển
dần sang màu trắng bạc. Các vây khác của cá thiều có màu tối hơn.
Một số chỉ tiêu hình thái lồi Arius felis: D I, 7; A 19-20; P I, 6-10; V 6. Cá có 2
đơi râu ngắn ở hàm dưới và 1 đôi râu dài gần đầu. Vây ngực và vây lưng khơng có tia
gai riêng biệt. Thân cá dài, có màu xanh lục phía trên và màu bạc phía dưới. Chiều dài
thân tối đa là 495 mm (Perret và cộng sự, 1971). Đối với cá úc chấm Arius maculatus,
một số chỉ tiêu hình thái đã xác định như: D I, 7 – 7; A I, 16 – 30; P I; V 6 – 6
(Wongratana và Bathia, 1974). Họ cá úc (Ariidae) có vây đi xẻ thùy sâu. Thơng
thường cá có 3 cặp râu. Đầu cá có một vài tấm xương ở phần trên và gần các vây lưng
(Nelson, 2006). Một số đặc điểm hình thái phân loại của lồi Arius subrostratus ở
vùng đất ngập nước ven bờ Kerala. Một số công thức vây của loài là DI, 7; P I, 12; A
17 – 20; C 26 – 32. Số lượng tia vây của cá không thay đổi khi chiều dài thân cá tăng
(Ambily và Nandan, 2010).


Hình 1.1. Hình thái ngồi của cá thiều Arius thalassinus (Nguồn ảnh: tác giả)


7
1.1.3. Đặc điểm sinh thái phân bố
1.1.3.1. Thủy vực phân bố
Họ cá úc (Ariidae) phân bố rộng trên thế giới ở khu vực cận nhiệt đới và nhiệt
đới. Họ cá này có nhiều lồi khác biệt: chúng chủ yếu sinh sống ở biển, một số loài
khác sinh sống trong thủy vực nước ngọt và số ít chịu được nước lợ hay nước mặn. Họ
cá này phân bố chủ yếu tại các vùng biển nông ven bờ của Bắc và Nam Mỹ, Châu Phi,
Châu Á và Châu Úc. Chúng không phân bố tại các vùng biển thuộc Châu Âu và Châu
Nam Cực. Một số loài phân bố ở khu vực nước ngọt. Tại Bắc và Nam Mỹ có khoảng
43 lồi sinh sống trong vùng nước lợ hoặc chỉ ở nước ngọt. Giống Doiichthys bao gồm
các loài cá nước ngọt khác phân bố ở New Guinea. Cá thiều Arius thalassinus phân bố
ở vùng Biển Đỏ và Tây Bắc Ấn Độ Dương. Chúng phân bố ở các vùng biển Phi-líp-pin
và Vịnh Thái Lan (Nelson, 2006). Manilo và Bogorodsky (2003) đã nghiên cứu thành
phần loài, đa dạng và phân bố của các loài thủy sản ven bờ vùng biển Arabian. Kết quả
nghiên cứu đã xác định được 1769 loài thuộc 720 giống, 198 họ. Trong đó, họ cá úc
Ariidae gồm 3 giống (Giống Arius có lồi cá thiều và 14 lồi khác; Batrachocephalus
có 1 lồi; Osteogeneiosus có 1 lồi) và 17 lồi. Cá thiều Arius thalassinus (Ruppell,
1837) phân bố khắp vùng nhiệt đới Ấn Độ - Tây Thái Bình dương. Một nghiên cứu
khác cho rằng, cá thiều Arius thalassinus chỉ xuất hiện ở phía Tây ven đảo Mafia,
Tanzania (Kamukuru và Tamatamah, 2014).

Nguồn: www.aquamaps.org/preMap.php?cache=1&SpecID=Fis-23379
Hình 1.2. Vùng phân bố của họ cá úc (Ariidae)


8

1.1.3.2. Phân bố vùng cửa sông
Cá úc phân bố phong phú ở các vùng nông ven bờ (< 20 m) và vùng cửa sơng
(Swingle, 1971). Lồi Arius felis phân bố phong phú ở vùng vịnh ven bờ và cửa sông
thuận lợi cho hoạt động sinh sản (Franks và cộng sự, 1972). Ba loài cá úc biển Tây
Châu Phi (Arius heudeloiti, A. parkii, A. latiscutatus) thuộc họ cá úc (Ariidae) phân
bố vùng ven bờ Guinea. Chúng phân bố ở vùng cửa sơng ven biển có đáy bùn và độ
sâu 20m (Connand và cộng sự, 1995). Cá úc chấm Arius maculatus phân bố tại vùng
cửa sông Malaysia (Mazlan và cộng sự, 2008). Các loài cá úc (họ Ariidae) chiếm ưu
thế ở các vùng chính của cửa sơng Goiana rộng 23ha, chiếm 53%. Mật độ chung của
các loài cao nhất được xác định ở vùng giữa cửa sông vào đầu mùa mưa (Dantas và
cộng sự, 2010). Các loài thuộc họ cá úc phân bố ở vùng cửa sông nhiệt đới Pahang,
Malaysia (Jalal và cộng sự, 2012).
1.1.3.3. Độ mặn
Loài Arius felis phân bố phong phú ở vùng vịnh ven bờ và cửa sơng có điều
kiện về độ mặn (> 20‰) thuận lợi cho hoạt động sinh sản (Franks và cộng sự, 1972).
Loài Arius felis phân bố ở vùng có độ mặn dao động từ 2 đến 36,7‰ nhưng chủ yếu là
vùng có độ mặn trên 30‰ (Gunter, 1947). Cá con được xác định phân bố ở vùng nước
có độ mặn 0,1‰ (Gunter và Hall, 1965). Một nghiên cứu khác cho thấy loài này phân
bố chủ yếu ở vùng có độ mặn 10‰ hoặc cao hơn (Perret và cộng sự, 1971). Ấu trùng
cá cịn nỗn hoàng được bảo vệ trong miệng cá đực ở vùng nước có độ mặn dao động
từ 8 đến 13‰, cá con xuất hiện ở vùng nước có độ mặn từ 16 đến 29‰ (Harvey,
1972). Cá con tập trung ở nơi độ mặn thấp nhiều hơn cá trưởng thành (Kelley, 1965;
Swingle và Bland, 1974; Tarver và Savoie, 1976; Jones và cộng sự, 1978). Cá trưởng
thành được đánh bắt ở vùng nước có độ mặn 30 - 40‰ (Jones và cộng sự, 1978). Lồi
Arius felis ở vùng ven biển nhiệt đới phía Nam vịnh Mexico xuất hiện quanh năm có độ
mặn dao động từ 0 đến 37‰ (Yanez Arancibia và Lara Dominguez, 1988).
Đặc điểm phân bố của 2 loài cá thuộc họ cá úc ở vùng ven biển nhiệt đới phía
Nam vịnh Mexico. Loài Arius melanopus xuất hiện quanh năm trong vịnh có độ mặn 0 36‰ (giai đoạn cá nhỏ phân bố vùng có độ mặn < 5‰ và trưởng thành 25 - 36‰). Lồi
Bagre marinus xuất hiện vùng có độ mặn 4 - 32‰ (Yanez Arancibia và Lara
Dominguez, 1988). Các loài thuộc họ cá úc phân bố ở vùng cửa sông nhiệt đới Pahang,

Malaysia với độ mặn dao động từ 0,02 đến 27,01‰ (Jalal và cộng sự, 2012).


9
1.1.3.4. Nhiệt độ
Loài Arius felis phân bố phong phú ở vùng vịnh ven bờ và cửa sơng có điều
kiện về nhiệt độ (> 200C) thuận lợi cho hoạt động sinh sản (Franks và cộng sự,
1972). Nhiệt độ thích hợp cho cá trưởng thành phân bố dao động từ 25oC (Jones và
cộng sự, 1978) đến 37oC (Landry và Strawn, 1973; Gallaway, 1974). Cá sẽ di cư từ
vùng nội địa ra vùng biển sâu khi nhiệt độ nước dưới 5 - 6oC (Swingle, 1971; Perret
và cộng sự, 1971; Juneau, 1975). Một nghiên cứu khác cho thấy loài này phân bố tại
vùng ven bờ Louisiana có nhiệt độ nước dao động từ 10 đến 20oC. Cá trưởng thành
tránh vùng nước có nhiệt độ thấp và di cư ra vùng biển sâu vào mùa đông và trở vào
bờ vào mùa xuân (Barrett và cộng sự, 1978).
Cá úc phân bố phong phú ở vùng đáy có nhiều chất hữu cơ và độ sâu thích hợp
cho cá úc phân bố có liên quan đến nhiệt độ của nước và thành phần chất đáy. Chúng
sẽ di cư ra vùng nước sâu hoặc di cư đến vùng có nhiệt độ ấm hơn (Swingle, 1971) khi
nhiệt độ ở đó thấp hơn từ 10 đến 15oC và chúng sẽ quay trở lại vào mùa xuân khi nhiệt
độ cao hơn (Reid, 1957; Ragan và cộng sự, 1978; Shipp, 1981).
Đặc điểm phân bố của 3 loài thuộc họ cá úc ở vùng ven biển nhiệt đới phía Nam
vịnh Mexico như: Lồi Arius felis xuất hiện quanh năm trong vịnh khi có nhiệt độ dao
động từ 21 đến 320C; Loài Arius melanopus xuất hiện quanh năm trong vịnh khi có
nhiệt độ dao động từ 20 đến 320C; Và loài Bagre marinus xuất hiện trong vịnh khi có
nhiệt độ dao động từ 22 đến 320C (Yanez Arancibia và Lara Dominguez, 1988).
1.1.3.5. Độ trong và độ sâu
Độ sâu thích hợp của cá úc phân bố có liên quan đến nhiệt độ của nước và
thành phần chất đáy. Chúng sẽ di cư ra vùng nước sâu hoặc di cư đến vùng có nhiệt
độ ấm hơn khi nhiệt độ ở đó thấp hơn từ 10 đến 15 oC và chúng sẽ quay trở lại vào
mùa xuân khi nhiệt độ cao hơn (Swingle, 1971). Loài Galeichths felis sinh sản ở
vùng nước có độ trong dao động từ 0,6 đến 3,0 m tại vịnh Copano, Texas (Gunter,

1947). Loài Arius felis phân bố ở vùng nước nông, ven bờ và nước đục với nền đáy
cát, đáy bùn (Platania và Ross, 1980).
Đặc điểm phân bố của 3 loài cá thuộc họ cá úc ở vùng ven biển nhiệt đới phía
Nam vịnh Mexico như sau: Loài Arius felis xuất hiện quanh năm trong vịnh có độ


10
trong dao động từ 0,3 đến 2,1 m. Loài Arius melanopus xuất hiện quanh năm trong
vịnh có độ trong dao động từ 0,3 đến 1,2 m. Loài Bagre marinus xuất hiện vùng có
độ trong dao động từ 0,2 đến 1,6 m (Yanez Arancibia và Lara Dominguez, 1988). Ba
loài cá úc biển Tây Châu Phi (Arius heudeloiti, A. parkii, A. latiscutatus) thuộc họ cá
úc (Ariidae) phân bố ở vùng cửa sông ven bờ Guinea có độ sâu 20m. Chúng phân bố
ở vùng ven bờ vào mùa mưa và mùa khơ thì chúng phân bố ở vùng nước sâu. Ấu
trùng và cá con xuất hiện nhiều ở vùng ven bờ và cá trưởng thành thì xuất hiện ở
vùng nước sâu (Connand và cộng sự, 1995).
1.1.3.6. Dòng chảy và chất đáy
Cá úc tập trung ở vùng dưới triều gần Rollover Pass, Texas (Reid, 1957). Sự
phân bố và khả năng bắt mồi của cá úc bị ảnh hưởng do sự chuyển động của nước
(Landry và Strawn, 1973). Hoạt động sinh sản và ấp trứng xảy ra ở các vùng vịnh
nơng hơn khi có dịng chảy chậm. Giai đoạn cá con sống độc lập bố mẹ, chúng phân
bố ở vùng nước tĩnh (Swingle và Bland, 1974). Cá úc phân bố phong phú ở vùng đáy
có nhiều chất hữu cơ (Reid, 1957; Ragan và cộng sự, 1978; Shipp, 1981).
Sự chuyển động của ấu trùng cá thiều Arius thalassinus có liên quan đến dịng
chảy của thủy triều tại vùng cửa sông Tanshui, Bắc Đài Loan trong bốn mùa (xuân, hạ,
thu và đông), cá thiều vận động chủ yếu vào mùa đơng. Hàng ngày, vùng cửa sơng có 2
lần triều cường, nhưng ấu trùng có nhiều ở 1 trong 2 lần triều cường. Yếu tố quyết định
đến xuất hiện ấu trùng cá nhiều phụ thuộc vào khoảng thời gian sáng và tối. Kích thước
và giai đoạn ấu trùng cá khác nhau khơng có ý nghĩa giữa tầng mặt và tầng đáy nhưng
khác nhau có ý nghĩa giữa 2 lần triều cường liên tiếp (Tzeng và Wang, 1997).
1.1.3.7. Một số đặc điểm thủy lý thủy hóa

Cá úc chết ở vịnh Florida do oxy hòa tan thấp đột ngột sau cơn bão Donna
vào năm 1960 (Tabb và Manning, 1961). Cá úc phân bố ở các kênh với lượng oxy
hòa tan thấp (Benson, 1982). Các loài thuộc họ cá úc phân bố ở vùng cửa sông
nhiệt đới Pahang, Malaysia với một số đặc điểm thủy lý, thủy hóa như pH (4,69 –
8,31), DO (2,96 – 7,44mg/L), NO3- (0,09 – 1,00mg/L) và PO 43- (0,015 –
0,103mg/L) (Jalal và cộng sự, 2012).


×