Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.08 KB, 141 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG ĐĂNG KHA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Đình Long

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017


Tác giả luận văn

Trương Đăng Kha

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đình Long đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản
lý đào tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông
thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ban
quản lý khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Trương Đăng Kha


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1 Mở đầu............................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn................................................................................... 3

1.5.1.

Về phương diện lý luận............................................................................................. 3

1.5.2.

Về phương diện thực tiễn....................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng


cao trong khu công nghiệp..................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu

công nghiệp.................................................................................................................... 5
2.1.1.

Các khái niệm................................................................................................................. 5

2.1.2.

Đặc điểm của nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu cơng nghiệp
14

2.1.3.

Vai trị về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu công nghiệp
18

2.1.4.

Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu công nghiệp
19

2.1.5.

Nhưng yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

trong khu công nghiệp........................................................................................... 27



iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu

công nghiệP.................................................................................................................. 35
2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số quốc

gia trên thế giới........................................................................................................... 35
2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu

công nghiệp của một số địa phương trong nước................................... 38
2.2.3.

Bài học rút ra cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu

công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh........................................................ 41
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 43

3.1.1.


Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh
43

3.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển khu cơng nghiệp n Phong, Tỉnh Bắc Ninh
43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 45

3.2.1.

Khung phân tích vấn đề nghiên cứu............................................................... 45

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm....................................................................................... 46

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 46

3.2.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu....................................................... 47

3.2.5.


Phương pháp phân tích.......................................................................................... 47

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài................................ 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 50
4.1.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp

Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh..................................................................................... 50
4.1.1.

Những chính sách của nhà nước và địa phương về vấn đề phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao........................................................................ 50
4.1.2.

Thực trạng phát triển về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu

công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh........................................................ 52
4.1.3.

Thực trạng phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu

công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh........................................................ 55
4.1.4.


Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực

chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.....62
4.1.5.

Thực trạng Cung - Cầu nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu cơng

nghiệp n Phong, tỉnh Bắc Ninh..................................................................... 65
4.2.

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh............................... 66

iv


4.2.1.

Nhân tố quốc tế.......................................................................................................... 66

4.2.2.

Nhân tố mang tính quốc gia, địa phương..................................................... 67

4.2.3.

Nhân tố thuộc về doanh nghiệp và khu công nghiệp............................ 72

4.2.4.


Nhân tố thuộc về bản thân người lao động................................................. 72

4.3.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp

Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh..................................................................................... 75
4.3.1.

Bối cảnh mới và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại

khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh............................................... 75
4.3.2.

Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công

nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh..................................................................... 79
4.3.3.

Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn tại nguồn nhân lực chất

lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh................91
Phần 5. Kết luận và khuyến nghị..................................................................................... 104
5.1.

Kết luận......................................................................................................................... 104

5.2.


Khuyến nghị................................................................................................................ 105

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 108

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BHXH :

Bảo hiểm Xã hội

BIZA :

Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh

BN:

Bắc Ninh

CNH, HĐH :

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN FDI :


Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

KCN :

Khu công nghiệp

KCNC :

Khu công nghệ cao

KCX :

Khu chế xuất

KKT :

Khu kinh tế

KT - XH :

Kinh tế - Xã hội

NLĐ :

Người lao động

NNL :

Nguồn nhân lực


NNLCLC :

Nguồn nhân lực chất lượng cao

UBND :

Uỷ ban nhân dân

WTO :

Tổ chức Thương mại Thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bổ mẫu điều tra......................................................................................... 47
Bảng 4.1. Quy mô lao động trong khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2011 – 2016......................................................................................... 53
Bảng 4.2. Số lao động trong khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2011 – 2016.................................................................................................. 54
Bảng 4.3. Phân loại lao động theo trình độ.................................................................. 57
Bảng 4.4. Phân loại nhà quản trị trong khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh theo trình độ năm 2016.......................................................................... 59
Bảng 4.5. Thực trạng kỹ năng của nhà quản trị trong khu công nghiệp Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh 2016.............................................................................. 60
Bảng 4.6. Tình hình đào tạo trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2016................................................................... 63
Bảng 4.7. Thu nhập bình quân của lao động trong khu công nghiệp Yên Phong,

tỉnh Bắc Ninh năm 2016.................................................................................... 64
Bảng 4.8. Tăng trưởng doanh nghiệp và vốn đầu tư vào khu công nghiệp Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2016............................................. 65
Bảng 4.9. Năng lực của các cơ sở đào tạo trên địa bàn Bắc Ninh..................70
Bảng 4.10. Đánh giá của các trường đào tạo, đơn vị dạy nghề....................... 71
Bảng 4.11. Cầu lao động trong khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo

ngành nghề.............................................................................................................. 84
Bảng 4.12. Dự báo lượng tăng cầu lao động chất lượng cao tại khu công nghiệp

Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ nay đến 2025........................................... 84
Bảng 4.13. Ma trận phân tích SWOT đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.......................... 86

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu nguồn nhân lực tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011- 2016................................................................................ 55
Hình 4.2. Cơng nhân làm việc tại Cơng ty Samsung (KCN Yên Phong) ......56

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích............................................................................................. 45

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên đề tài luận văn: “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
tại khu công nghiệpYên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
Tác giả: Trương Đăng Kha

Mã số: 60 34 04 10

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mục đích nghiên cứu
Thơng qua phân tích thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp : Thu thập số liệu từ các cơ quan quản lý, lưu trữ trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Việt Nam.
Số liệu sơ cấp : Dùng phương pháp phỏng vấn 25 Doanh nghiệp tại khu công
nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, điều tra 8 đơn vị chức năng quản lý và hỗ trợ doanh
nghiệp trong khu công nghiệp và điều tra 125 Lao động tại các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp nhằm khảo sát thực trạng việc làm, trình độ chun mơn và nhu cầu đào
tạo. Qua đó, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng về phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu cơng nghiệp. Đề xuất các giải pháp hợp lí cho
vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Khu cơng nghiệp.

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
a) Các kết quả chính
- Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại

khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực


chất lượng cao tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
b) Các kết luận
(1) Tỉnh đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực, như quy hoạch phát triển nhân lực, chính sách thu hút nhân tài...
(2) Số lao động làm việc trong KCN Yên Phong ngày càng tăng, tỷ lệ lao động có

ix


trình độ chun mơn kỹ thuật tăng nhanh hơn so với lao động trong khu
cơng nghiệp và trong tồn tỉnh, đặc biệt là sự có mặt ngày càng nhiều của
chuyên gia nước ngoài đã giảm bớt sự thiếu hụt NNLCLC cho các DN
hiện đang hoạt động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
(3) Tỷ lệ lao động trong KCN Yên Phong có trình độ đại học và CMKT/tổng
số lao động tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2016 (năm 2011 có 4186 lao động
có trình độ cao đẳng, đại học /tổng số 28942 lao động trong KCN; đến năm 2016
con số này là 20996/77904 lao động), là một trong những xu hướng quan trọng
thể hiện sự phát triển về chất của NNLCLC trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
(4) Để phát triển NNLCLC tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc

Ninh trong những năm tiếp theo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, Tăng cường thúc đẩy phát triển thị trường NLCLC;
Thứ hai, Quan tâm đặc biệt đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
chất lượng cao cho khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
Thứ ba, Thấy được tầm quan trong của việc thu hút và sử dụng nhân
lực chất lượng cao;

Thứ tư, Tăng cường chất lượng NNL của các cơ quan quản lí nhà nước.

x


THESIS ABSTRACT
Thesis title: “Solutions for developing high-quality human resources in
Yen Phong industrial zone, Bac Ninh province”.
Master candidate: Truong Dang Kha

Code: 60 34 04 10

Major: Economic management
Research Objectives
Through the analysis of the current situation and factors affecting the
development of high quality human resources in Yen Phong industrial zone, Bac Ninh
province, the author proposes directions and solutions for developing high-quality
human resources in Yen Phong industrial zone, Bac Ninh province in the coming time.

Materials and Methods
Secondary data: Collect data from management agencies in Bac Ninh
province and Vietnam.
Primary data: Interview 25 enterprises in Yen Phong industrial zone, Bac
Ninh province, investigate 8 units having function of managing and supporting
enterprises in the industrial zone and survey 125 employees of enterprises in the
industrial zone to learn the status of employment, professional qualification and
training need. Thereby, it is possible to assess the real situation and fully
analyze factors affecting the development of high-quality human resources in the
industrial zone, as well as propose appropriate solutions for the development of
high-quality human resources in the industrial zone.


Main findings and conclusions
a) Main findings
- Assess the situation of the high-quality human resources

development in Yen Phong industrial zone, Bac Ninh province.
- Analyze factors affecting the development of high-quality human

resources in the industrial zone.
- Propose directions and solutions for developing high-quality human
resources in Yen Phong industrial zone, Bac Ninh province in the coming time.
b) Conclusions

xi


(1) The province has enacted many policies to improve the quality of

human resources such as planning of human resources development,
policies to attract high-quality human resources, etc.
(2) The number of employees working in Yen Phong industrial zone has been
increasing, the proportion of qualified employees has risen faster than that of
employees in the industrial zone and in the whole province, especially the increasing
presence of foreign experts have reduced the shortage of high-quality human
resources for enterprises in Yen Phong industrial zone, Bac Ninh province;

(3) The proportion of employees having bachelor’s degree and technical
expertise in Yen Phong industrial zone has grown sharply in the period of 2011 2016 (in 2011, 4186 out of 28942 employees having college’s and university’s
degree and this number is 20996 out of 77904 employees by 2016). This is one of
the important trends showing the quality development of high-quality human

resources in Yen Phong industrial zone, Bac Ninh province.
4. In order to develop high-quality human resources in Yen Phong

industrial zone, Bac Ninh province in the following years, it is necessary
to synchronously implement following solutions:
First, promoting the development of high-quality human resources market;

Secondly, giving special attention for the training of high-quality
human resources in Yen Phong industrial zone, Bac Ninh province;
Thirdly, understanding the importance of attracting and using highquality human resources;
Fourthly, enhancing the quality of human resources of state management agencies.

xii


PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trong những giai đoạn lịch sử
nhất định phải dựa trên sự cải tiến, đổi mới công nghệ và phát triển vốn con
người hay vốn nhân lực. Trên thực tế, sự phát triển thần kỳ của nhiều nước ở
khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng của các nước cơng nghiệp mới (NICs) và Trung Quốc phần lớn đều nhờ
vào nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì NNLCLC có vai trị ngày càng
quan trọng. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (NNL) nói chung và phát
triển NNLCLC nói riêng đối với mỗi quốc gia trên thế giới đã và đang trở thành
vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính chất sống cịn trong điều
kiện tồn cầu hóa kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng
cao và sự lan tỏa của kinh tế tri thức. Do vậy, phát triển NNLCLC là yếu tố then
chốt nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững.


Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh mới thốt khỏi nhóm
các quốc gia có thu nhập thấp, Việt Nam còn thiếu nhiều nguồn lực cho phát
triển như: vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý. Thực tế đó địi
hỏi Việt Nam phải có chiến lược sử dụng và phát huy lợi thế của những
nguồn lực hiện có, đặc biệt là chiến lược phát triển NNLCLC.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sau hơn 18
năm tái lập, Bắc Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, mọi mặt và là
một trong những tỉnh phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trong
tiến trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển công nghiệp
(CN) trong đó xây dựng các khu cơng nghiệp (KCN) được coi là khâu đột phá
để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp - CN - dịch
vụ sang CN - dịch vụ - nông nghiệp và Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh CN vào
năm 2015, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với xu hướng phát triển hiện
nay của các KCN Bắc Ninh (chủ yếu là phát triển công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công
nghệ cao) tạo ra một mức cầu rất lớn đối với NNLCLC nhất là trong những

1


ngành mũi nhọn của các KCN cũng như của tỉnh như: điện, điện tử, cơng nghiệp
chế biến, hàn, cơ khí… Đánh giá đúng chất lượng NNLCLC, xu thế phát triển và
yêu cầu một NNLCLC đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và phù hợp về cơ cấu
cho phát triển trong từng KCN của tỉnh giai đoạn tới sẽ giúp địa phương xác
định rõ những điểm mạnh và điểm yếu về vốn nhân lực của mình, từ đó có kế
hoạch và chính sách đào tạo và thu hút NNLCLC cho các KCN. Đồng thời, chính
việc phát triển NNLCLC sẽ tạo cho các doanh nghiệp công nghiệp các tiền đề và
điều kiện để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và trí tuệ cao, đủ

sức cạnh tranh trong mơi trường tồn cầu hóa, góp phần tích cực vào phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Xuất phát từ những yêu cầu trên, tác giả đã chọn đề tài
“ Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên
Phong, Tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ
đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại
khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát

triển NNLCLC trong khu công nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển NNLCLC tại KCN Yên Phong,

tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2016.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNLCLC tại

KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NNLCLC tại

KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu và làm rõ các vấn đề cơ bản sau:
- Một là: Thực trạng phát triển NNLCLC tại KCN Yên Phong, tỉnh

Bắc Ninh thời gian qua như thế nào?

- Hai là: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển NNLCLC tại KCN

2


Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh?
- Ba là: Cần có những giải pháp gì để phát triển NNLCLC đáp ứng

nhu cầu của các DN trong KCN Yên Phong, tỉnh BN trong thời gian tới?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về phát triển NNLCLC trong
các doanh nghiệp (DN) thuộc KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (tập trung
vào những đối tượng cơ bản: Nhân lực quản trị DN, đội ngũ lao động
có kỹ năng, có trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề cao).
Thực hiện điều tra khảo sát các doanh nghiệp trong KCN và người
lao động tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ngồi ra cịn thực hiện điều
tra trên một số đơn vị chắc năng quản lí, hỗ trợ đào tạo đối với DN.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển NNLCLC

trong KCN, bao gồm phát triển về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu
NLCLC và vấn đề sử dụng NNLCLC.
- Về không gian: Thực hiện việc nghiên cứu chủ yếu trên địa

bàn KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Bao gồm các DN thuộc KCN
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), có tham khảo kinh nghiệm của một số
tỉnh, thành trong nước và một số quốc gia trong khu vực.

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng NNLCLC tại KCN Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2016, định hướng và giải pháp
phát triển NNLCLC đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về phương diện lý luận
Một trong những đóng góp mới về mặt lý luận của luận văn là xem xét
những tác động của bối cảnh mới đối với phát triển của NNLCLC, đó là: hội
nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất các sản
phẩm cơng nghiệp; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ và
yêu cầu phát triển các ngành CNHT và ngành công nghiệp công nghệ cao
của khu công nghiệp n Phong, tỉnh Bắc Ninh…Địi hỏi phát triển NNLCLC
phải có những đột phá về mặt chất lượng trong giai đoạn phát triển tới.

3


1.5.2. Về phương diện thực tiễn
Bằng các số liệu thực tiễn, luận văn phân tích và làm sáng tỏ thực trạng
phát triển NNLCLC tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, những yếu tố tác động
và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển NNLCLC trong khu công
nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Chỉ ra những bất cập về cơ cấu công
nghiệp với cơ cấu lao động chất lượng cao trong KCN Yên Phong trên các
khía cạnh về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển NNLCLC tại KCN Yên
Phong,tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh phát triển mới: tăng cường hội nhập
kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia
tăng cao nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH Bắc Ninh đến 2020.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Các khái niệm

* Nguồn nhân lực
Để hiểu rõ hơn khái niệm NNLCLC, trước hết chúng ta hãy xem xét
thuật ngữ nguồn nhân lực (NNL – Human Resources). Khái niệm “nguồn lực
con người” hay “nguồn nhân lực” được sử dụng phổ biến từ những năm 80
của thế kỷ trước, đây là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi căn bản và toàn
diện về cách nhìn nhận vai trị của con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội: con người với tư cách là nguồn lực, là động lực của sự phát triển
Trong lý thuyết phát triển và theo nghĩa rộng NNL được hiểu là nguồn lực
con người (Human resources) của một quốc gia, một vùng lãnh thổ/địa phương, là
một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, quản lý để tham gia vào quá
trình phát triển kinh tế- xã hội như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính.
Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế lấy con người làm trung tâm, cho rằng: Con
người được coi là một phương tiện hữu hiệu cho việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng
kinh tế bền vững thậm chí con người được coi là một nguồn vốn đặc biệt cho sự
phát triển - vốn nhân lực. Với quan niệm này cho thấy cách tiếp cận con người là
một nguồn vốn quan trọng trong phát triển của một quốc gia và một tổ chức.
Liên hiệp quốc lại tiếp cận NNL thiên về mặt chất lượng, xem xét vai trò, sức
mạnh của NNL đối với sự phát triển xã hội: NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển
của mỗi cá nhân và của đất nước” (Viện chiến lược phát triển, 2008).

Phạm Minh Hạc cho rằng: NNL là tổng thể các tiềm năng lao động của
một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức

độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một cơng việc lao động nào đó, tức là những
người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng
được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố”(Phạm Minh Hạc, 2001).

5


Như vậy, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có những khái
niệm khác nhau về NNL nhưng nhìn chung đều thống nhất về nội dung cơ bản
là: NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu thành lực
lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc
gia, một tổ chức. Xét về mặt số lượng, đó là tồn bộ những người lao động đang
có khả năng và là những người sẽ tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế xã hội. Xét về mặt chất lượng, NNL được hiểu bao gồm một tổng thể các yếu tố
thể lực, trí lực, tâm lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc. Về
mặt cơ cấu, bao gồm cả cơ cấu ngành nghề và cơ cấu đào tạo. Tất cả các yếu tố
này phải đảm bảo sự hài hòa và phù hợp với yêu cầu phát triển của quốc gia, tổ
chức trong mỗi giai đoạn phát triển.

* Nguồn nhân lực chất lượng cao
Q trình tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế với việc hình thành các
tổ chức song phương, đa phương đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình di chuyển lao
động quốc tế trong đó có một bộ phận nhân lực chất lượng cao (NLCLC) từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển và ngược lại với mong muốn có
được một vị trí làm việc với mức lương cao hơn, đóng thuế thấp hơn ở nước sở
tại. Điều đó đã đưa thế giới đứng trước 2 xu thế đó là tình trạng thiếu hụt nhân
tài, NLCLC ở hầu hết các quốc gia kể cả phát triển và đang phát triển trên thế
giới; Và thị trường lao động chất lượng cao đã vượt khỏi phạm vi quốc gia và
mang tầm quốc tế. Trong quá trình phát triển, có khơng ít các quốc gia tuy rất
hạn chế về nguồn lực vật chất nhưng với chiến lược phát triển NNL đúng đắn

nên đã có được sự phát triển “thần kỳ”, trở thành những “con rồng”, thậm chí là
một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới. Trong thời đại phát
triển nền kinh tế tri thức như hiện nay thì NNLCLC được coi là “chiếc chìa khóa
vạn năng” mở rộng các cửa cho các quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế,
thúc đẩy khả năng cạnh tranh, tăng cường quan hệ hợp tác trong sản xuất kinh
doanh. Nhìn nhận về vấn đề này, có nhiều quan điểm khác nhau về NNLCLC:
Một trong những ấn phẩm tiêu biểu là nghiên cứu của Phạm Minh Hạc
(2004) cho rằng “Nhân lực chất lượng cao là đội ngũ nhân lực có trình độ và
năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ tiên tiến,
thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh
vực của mình đi vào CNH, HĐH được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang”, bằng
cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ năng lực thấp hơn đi lên với tốc độ

6


nhanh”(Phạm Minh Hạc, 2004). Với quan niệm này NNLCLC không
chỉ là NNL có năng lực và trình độ cao, mà cịn đóng vai trị tiên
phong, thúc đẩy nâng cao chất lượng của toàn NNL quốc gia.
Theo Chu Văn Cấp (2012): “NNLCLC là khái niệm để chỉ một nhóm
người lao động có trình độ lành nghề (về CMKT…) ứng với một ngành nghề
cụ thể theo tiêu thức phân loại về CMKT nhất định (cao đẳng, đại học, trên
đại học, lao động kỹ thuật lành nghề). NNLCLC phải có tri thức, kiến thức
CMKT, kinh tế…và có năng lực hoạt động tốt, biểu hiện ở khả năng áp dụng
những thành tựu khoa học - cơng nghệ, sự nhạy bén thích nghi nhanh, làm
chủ khoa học - công nghệ ” (Chu Văn Cấp, 2012). Quan niệm này nhấn mạnh
đến khả năng biến nhận thức thành tri thức và khả năng ứng dụng tri thức
vào trong q trình thực hiện cơng việc, nhấn mạnh vai trò của NNLCLC
trong điều kiện phát triển như vũ bão của khoa học - cơng nghệ. Bên cạnh
đó, quan niệm này còn quan tâm đến thể lực của người lao động - yếu tố nền

tảng để người lao động có thể học tập, làm việc đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng để đánh giá NNLCLC khơng
cần dựa trên cơ sở bằng cấp: “NNLCLC là những người có khả năng hồn
thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và hồn hảo
nhất, đóng góp thực sự hữu ích cho cơng việc, cho xã hội” (Trần Văn Hùng,
2010). Theo đó NNLCLC được căn cứ vào hiệu quả công việc, vào giá trị xã
hội do người lao động đó mang lại. Một người có học hàm, học vị cao nhưng
khơng có đóng góp gì thực sự có giá trị về mặt khoa học thì cũng khơng
được xếp vào NNLCLC. Ngược lại, một công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ
khơng có học hàm, học vị cao nhưng họ lại có tay nghề hay chun mơn rất
giỏi về một lĩnh vực nào đó, đáp ứng tốt nhất yêu cầu cơng việc và có những
đóng góp thực sự có giá trị cho xã hội thì vẫn có thể coi họ là NLCLC.
- “NNLCLC là NNL có khả năng (hay năng lực) tạo ra những sản

phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao, sức cạnh tranh tốt, đảm bảo
cho nền kinh tế hội nhập sâu, rộng và hiệu quả vào nền kinh tế thế
giới”(Nguyễn Ngọc Tú, 2012). Quan niệm này nhấn mạnh đến vai trị
của NNLCLC trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, chất
lượng NNL được đánh giá trên cơ sở kết quả công việc, số lượng sản
phẩm do họ tạo ra có thể tham gia vào thị trường quốc tế.

7


- “Đội ngũ nhân lực thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển tồn diện
về trí tuệ, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo và đạo đức tốt; có năng lực tự học, tự
đào tạo, có bản lĩnh, tự tin, năng động, chủ động, sáng tạo; có tri thức và kỹ
năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và đối phó nhanh chóng với mơi
trường sống và làm việc không ngừng biến đổi” (Phạm thị Khanh, 2007). Theo
quan niệm này thì NNLCLC phải là những người có sức khỏe tốt, có trí tuệ xuất

chúng, có tính tự giác cao trong học tập, lao động, linh hoạt trong công việc,
phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi của môi trường xung quanh. Quan
niệm này đã hội tụ tất cả các tiêu chí cần có đối với một người lao động nói
chung và người lao động có chất lượng cao nói riêng trong điều kiện mới khi mà
NNLCLC khơng chỉ có vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế mà cịn góp
phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội khác như bất bình đẳng,
đói nghèo, các vấn đề về mơi trường và sự tiến bộ mọi mặt của xã hội.
Báo cáo Phát triển Việt Nam (2014) "Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực
lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam" của Ngân
hàng Thế giới, nhấn mạnh bản chất công việc trong một nền kinh tế thị trường
hiện đại sẽ thay đổi, trở nên phức tạp hơn và đang cần một tập hợp các kỹ năng.
Trong báo cáo này, khái niệm về “kỹ năng” được xem xét ở 3 khía cạnh: “Bộ kỹ
năng của người lao động bao gồm nhiều lĩnh vực kỹ năng khác nhau: kỹ năng
nhận thức, kỹ năng xã hội và hành vi, và kỹ năng kỹ thuật. Các kỹ năng nhận
thức bao gồm kỹ năng sử dụng tư duy lơ-gíc, trực giác và tư duy phê phán cũng
như tư duy giải quyết vấn đề thơng qua các kiến thức đã có. Các kỹ năng xã hội
và hành vi bao gồm các tố chất cá nhân có tương quan đến thành cơng trên thị
trường lao động như: cởi mở để trải nghiệm, tận tâm, hướng ngoại, biết cách
tán đồng và sự ổn định về cảm xúc. Các kỹ năng kỹ thuật bao gồm sự khéo léo
để sử dụng các công cụ thiết bị phức tạp cho đến các lĩnh vực cụ thể liên quan
đến công việc và các kỹ năng trong lĩnh vực chuyên ngành” (Nguyễn Thế Phán,
2007). Phát triển kỹ năng là một q trình liên tục, do vậy cần có chiến lược phát
triển kỹ năng để có thể tạo ra NNLCLC.
Những phân tích trên về NNLCLC của các cơng trình trong nước và quốc
tế đã cho thấy các học giả đã nhìn nhận nội hàm của khái niệm NNLCLC trên các
góc độ khác nhau. Hiện tại chưa có một hệ thống các tiêu chí thống nhất để có
thể lượng hóa nhân lực chất lượng cao. Chất lượng NNL được đánh giá thông
qua những yếu tố cơ bản như thể lực, trí lực và tâm lực, đó là trình độ kiến thức

8



chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất, lương tâm, đạo đức
của người lao động được đặt trong mối tương quan so sánh với
những chuẩn mực nhất định. Những yếu tố tạo thành chất lượng NNL
được hình thành và phát triển chủ yếu qua giáo dục - đào tạo và bằng
kinh nghiệm được đúc kết, trải nghiệm qua quá trình lao động.
Dựa trên sự kế thừa các quan điểm từ các cơng trình đã nghiên cứu
và qua thực tiễn nghiên cứu, tác giả cho rằng: NNLCLC là một bộ phận
của NNL xã hội có sự phát triển tồn diện về thể lực, trí lực và tâm lực,
được đào tạo cơ bản và trải nghiệm qua thực tiễn, có trình độ CMKT cao,
có khả năng sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào thực
hiện công việc được giao với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất,
đặc biệt là khả năng phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi của nền
kinh tế trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nội hàm của khái niệm NNLCLC bao gồm:
Một là, NNLCLC là một bộ phận của NNL có sự phát triển tồn
diện về thể lực, trí lực và tâm lực, được đào tạo cơ bản và trải
nghiệm qua thực tiễn, có trình độ CMKT cao.
Một quốc gia muốn phát triển KT - XH phải dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau
như vốn (vốn tài chính, vốn hiện vật), cơng nghệ, tài ngun thiên nhiên và NNL.
Trong đó NNL là nguồn lực quan trọng nhất, có tính chất quyết định hiệu quả sử
dụng các nguồn lực còn lại. Ngay cả trong điều kiện đạt được sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật như hiện nay thì con người (NNL) vẫn giữ vai trị chủ đạo. Trang thiết bị
hiện đại đến mấy mà không có sự điều khiển của con người thì cũng sẽ trở thành
vật vơ tri vơ giác, chúng chỉ có thể phát huy tác dụng, cơng năng của chúng khi có
sự tác động của con người. Máy móc, thiết bị càng hiện đại càng đòi hỏi những
người điều khiển chúng phải có kiến thức, kỹ năng chun mơn phù hợp. Các lý
thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh,

bền vững phải dựa vào khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, chất
lượng NNL và NNLCLC là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so
với các nước khác. Có thể coi NNLCLC như đầu tàu kéo con tàu NNL tiến lên phía
trước nhằm phát huy hết vai trị tiên phong của nó đối với các nguồn lực khác trong
nền kinh tế ( Nguyễn Hữu Dũng, 2002 ).

Hai là, NNLCLC là những người có khả năng sáng tạo, ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ vào thực hiện công việc được giao với năng suất, chất

9


lượng và hiệu quả cao nhất.
Khả năng sáng tạo và những kinh nghiệm cần thiết là những tố chất quan
trọng để người lao động có thể tạo ra những giá trị cao có tính gia tăng trong
cơng việc. Bên cạnh những nền tảng kiến thức được đào tạo, khả năng sáng tạo
và những kinh nghiệm sẽ tạo ra những đột phá về chất trong hiệu quả lao động
và quản lý. Để sử dụng NNLCLC buộc người sử dụng lao động phải bỏ ra một
khoản chi phí rất lớn (tiền lương, tiền thưởng, các chế độ ưu đãi khác...) do đó
họ rất quan tâm đến kết quả do LĐCLC tạo ra. Theo lý thuyết sản xuất, chi phí,
lợi nhuận thì một DN sẽ đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận khi người lao động mà
họ thuê thêm có khả năng tạo ra doanh thu cận biên của sản phẩm vừa đúng
bằng tiền lương mà DN phải trả cho người lao động đó. Trong xu thế phát triển
của khoa học và công nghệ, lợi thế về lao động giá rẻ và sự phát triển theo chiều
rộng đã đạt ngưỡng đòi hỏi phải nhanh chóng chuyển đổi mơ hình tăng trưởng
và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát huy nguồn lực con người đặc biệt là
NNLCLC (Nguyễn Tiệp, 2006).

Ba là, NNLCLC là những người có khả năng phản ứng nhanh
nhạy với những thay đổi của nền kinh tế trong điều kiện tồn cầu

hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của bất kỳ quốc
gia nào trong giai đoạn hiện nay nếu không muốn bị cô lập, tụt hậu. Khi tham gia
vào thị trường quốc tế, các nguồn lực được mở rộng và cải thiện đồng thời đòi
hỏi sản phẩm sản xuất ra cũng cần được cải tiến về hình thức, mẫu mã; nâng
cao và hồn thiện về chất lượng, cơng dụng. Do đó, cũng địi hỏi người lao động
thay đổi nhận thức, khả năng tư duy và kỹ năng làm việc để đáp ứng được yêu
cầu mới của hoạt động sản xuất kinh doanh. Với một nền kinh tế có mối quan hệ
đa chiều như hiện nay thì khoa học cơng nghệ, quan hệ sản xuất, quan hệ
thương mại sẽ thay đổi từng ngày, từng giờ và do đó NNLCLC – lực lượng nịng
cốt của nền kinh tế phải là những người thực sự nhạy bén, linh hoạt mới có thể
nắm bắt kịp thời những thay đổi đó (Nguyễn Ngọc Tú, 2012).

* Nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu công nghiệp
Theo Tổ chức Phát triển cơng nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), KCN là
khu có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập trung tất cả
các DN hoạt động theo bất kỳ cơ chế nào (xuất khẩu hàng hoá hoặc tiêu thụ nội
địa) miễn là phù hợp với các quy định quy hoạch về vị trí và ngành nghề, một

10


phần đất nằm trong KCN có thể dành cho KCX (Nguyễn Ngọc Sơn, 2012). Theo yêu
cầu về chất lượng, việc xây dựng quy hoạch phát triển các KCN được tổ chức trên
cơ sở khảo sát, đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng/địa phương kết
hợp với việc dự báo, đánh giá xu hướng phát triển khoa học công nghệ, triển vọng
đầu tư và thương mại quốc tế, chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và định hướng phát triển ngành nghề theo vùng, lãnh thổ. Từ đó, các nhà đầu
tư xác định khả năng xây dựng các KCN với quy mô thích hợp và lập quy hoạch chi
tiết trình cơ quan có thẩm quyền xin phép đầu tư xây dựng KCN. Để đảm bảo các
KCN hoạt động hiệu quả, sự phát triển của các KCN phải gắn liền với việc xây dựng

một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên
trong và bên ngồi KCN như hệ thống giao thơng nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc,
cung cấp điện nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống xử lý
chất thải tập trung... Xây dựng các khu đô thị xung quanh, đảm bảo cung cấp nguồn
nhân lực và dịch vụ tiện ích phục vụ đời sống của cán bộ, công nhân viên của các
doanh nghiệp trong KCN.
Một trong những điều kiện hết sức quan trọng cho hoạt động của các KCN đó
là trình độ, cơ cấu NNL: Khi lựa chọn đầu tư tại KCN, các nhà đầu tư đặc biệt quan
tâm đến khả năng cung cấp lao động của địa phương cũng như các vùng lân cận.
Họ thường xem xét trên các khía cạnh như: số lượng, chất lượng, giá cả và các quy
định của nhà nước, của địa phương về lao động...Tuy nhiên, việc sử dụng lao động
của các doanh nghiệp KCN hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ cơng nghệ, ngành
nghề sản xuất... mà doanh nghiệp lựa chọn. Trong quá trình phát triển, khi các lợi
thế so sánh dần mất đi, các doanh nghiệp KCN sẽ áp dụng những công nghệ tiên
tiến, sử dụng lao động có chất lượng đặc biệt là LĐCLC. Trong tồn bộ nền kinh tế,
đội ngũ LĐCLC bao gồm đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và cơng nghệ, các nhà
quản lý và kinh doanh, các chuyên gia đầu ngành; đội ngũ CNKT lành nghề; nghệ
nhân, những người lao động có khả năng ứng dụng những tri thức mới của khoa
học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất…

Tổng hợp các quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực chất lượng cao nói
chung tác giả có thể khái quát: Nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu công
nghiệp là bộ phận nhân lực hình thành và phát triển phù hợp với yêu cầu của
nền sản xuất hiện đại dựa trên cơ sở cách mạng khoa học - công nghệ

Trong phạm vi nghiên cứu NNLCLC trong các KCN, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu hai nhóm nhân lực chủ yếu của các DN trong KCN: NNL quản trị
DN và đội ngũ lao động có kỹ năng (kỹ sư, cơng nhân có trình độ CMKT cao).

11



×