Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dịch vụ MICE Chương IV.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.75 KB, 3 trang )

1/3
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: DU LỊCH MICE
CHƯƠNG IV: TIẾP THỊ SẢN PHẨM DU LỊCH MICE
(5 tiết lý thuyết + 10 tiết thảo luận)
1. Chính sách sản phẩm
- Chiến lược phát triển sản phẩm – thị trường: Xây dựng các dòng sản phẩm du lịch đặc
trưng (du lịch mạo hiểm, du lịch thiên nhiên, du lịch văn hoá theo dòng lịch sử), tập trung
vào thị trường khách cao cấp với những sản phẩm mới như: du lịch MICE, du lịch chữa
bệnh và làm đẹp…
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quản lý
nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương trong việc đào tạo cũng như tăng
cường kiểm tra, thanh tra các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
ngành du lịch theo nhu cầu xã hội.
- Chiến lược xúc tiến quảng bá: Thay đổi phương thức, lấy sản phẩm du lịch và thương
hiệu du lịch làm trọng tâm nội dung xúc tiến quảng bá. Ngoài việc duy trì và khai thác
các thị trường khách truyền thống cần tăng cường xúc tiến quảng bá tại thị một số thị
trường khách tiềm năng (Ấn Độ, Nam Phi, Trung Đông…)
- Chiến lược đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông thiếu và kém là rào
cản trực tiếp đến sự phát triển của ngành DLVN. Tăng cường đầu tư hơn nữa vào cơ sở
hạ tầng (giao thông, lưu trú), phải có quy hoạch và quản lý phù hợp với hiện trạng và
phát triển của từng địa phương. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc nâng cấp hạ tầng cho du
lịch tàu biển khi hầu hết các cảng đón khách hiện nay đều là cảng công nghiệp. Chọn và
nâng cấp nhằm phục vụ riêng cho đối tượng khách tàu biển tại một số khu vực trọng
điểm.


2/3
2. Chính sách giá
Bằng chính sách khuyến mại, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, khuyến
mại giảm giá, bên cạnh nhiều hình thức tặng quà, tặng tour.
Ban hành chính sách tài chính ưu đãi cho ngành du lịch triển khai các chiến dịch trên
như: chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch, chính sách ưu đãi về thuế hỗ
trợ cho các cửa hàng mua sắm, các khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch và doanh nghiệp lữ
hành trong thời gian tham gia chiến dịch bán hàng giảm giá.
Những cam kết của lữ hành và nhà cung ứng dịch vụ cần được thực hiện chặt chẽ,
theo đúng thời hạn chương trình, nhất là cam kết của ngành hàng không sẽ giúp giảm giá
tua du lịch, giữ được uy tín với khách quốc tế.
3. Chính sách phân phối
Hai điểm đến nổi bật thu hút khách MICE hiện nay là TP.HCM và Hà Nội, đây là các
trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa lớn của cả nước với các loại hình dịch vụ và cơ sở
hạ tầng đã được cải thiện đáng để đón nguồn khách MICE.
Các sản phẩm này phải được nằm trong một kế hoạch đồng bộ để truyền tải đến khách
hàng một thông điệp nhất quán, một hình ảnh đặc trưng của điểm đến. Hình ảnh đó phải
độc đáo và mang nhiều cảm xúc.
Cụ thể về giá trị, khách sạn của các đơn vị muốn thực hiện dịch vụ du lịch MICE có
thể tạo ra nhiều giá trị hơn mong đợi; về thông tin, đơn vị có thể cung cấp cho nhà tổ
chức MICE nhiều hơn thông tin bổ ích; về tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng mạnh
hơn họ mong đợi; giá cả có thể có mức giá quá tầm mong đợi của khách hàng hay không;
đối với các dịch vụ khác, đơn vị có thể cung cấp thêm các sản phẩm và dịch vụ nào khác
nữa cho khách hàng? Cuối cùng là sự thuận tiện, đơn vị có thể tạo ra nhiều tiện nghi cho
khách hàng của mình như thế nào?"
Do đặc điểm của công việc, khách du lịch sử dụng loại hình du lịch MICE thường có
nhu cầu vui chơi giải trí để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi giữa các phiên họp và mua
sắm hàng lưu niệm để kỷ niệm, vì vậy đây là yêu cầu rất cần thiết đối với những khu vực
sẽ phát triển loại hình du lịch này.




3/3
4. Chính sách xúc tiến cổ động
Các thị trường tiềm năng, truyền thống, thị trường gần được quan tâm nhất như:
Trung Quốc, ASEAN, Tây Âu, Đông Bắc Á… và đã cho những kết quả rõ rệt. Quảng bá
mạnh ở thị trường nào, khách ở thị trường đó tăng rất cao.
Phải coi việc quảng bá, xúc tiến là việc đương nhiên phải làm và làm thường xuyên,
chia ra nhiều cấp độ: xúc tiến điểm đến (cơ quan Du lịch quốc gia), xúc tiến sản phẩm
đặc trưng địa phương (các địa phương), xúc tiến tour, tuyến (doanh nghiệp). Nếu việc
phân cấp không rõ ràng thì chúng ta vẫn bị động và không hiệu quả trong quảng bá”.
Kênh quảng bá hiệu quả chính là ở việc người Việt Nam tiếp đón khách với thái độ
thế nào, với cách thức thế nào và những thứ chúng ta mang ra đãi khách, khoe với khách
là cái gì… Và đôi khi, chỉ cần một nụ cười thân thiện sẽ đem lại cho khách những nguồn
vui rất lớn.



×