Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền việt nam campuchia của bộ đội biên phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
............../..............

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BỒ XUÂN KIÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN
VIỆT NAM – CAMPUCHIA CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
............../..............

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BỒ XUÂN KIÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN
VIỆT NAM – CAMPUCHIA CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI ĐỨC KHÁNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

C

ỐC GIA

6
6

1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về lãnh thổ quốc gia và
1.1.2. Khái niệm quả lý hà ư c ề




6

ốc gia

7

1.1.3. Xác lập đường biên gi i

8

1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý của quản lý nhà nước về biên giới quốc gia
1.2.1. Q

11

đ ểm củ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về quả lý hà ư c

về biên gi i quốc gia và tổ chức lự lượng quản lý, bảo vệ biên gi i quốc gia

11

1.2.2. Cơ sở pháp lý

13

1.3. Chủ thể quản lý nhà nước về biên giới
1.3.1. Cá

ơ


17

, tổ chức có liên quan

17

1.3.2. Bộ đội Biên phòng - chủ thể đặc biệt quả lý hà ư c về biên
gi i quốc gia

17

1.4. Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia

23

1.4.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiế lược về biên gi i quôc gia
1.4.2. Ký kết, ban hành à tổ hứ thự h ệ
ă

ả pháp l ật







á đề ư

23


ố tế, các
24


1.4.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên gi i
quốc gia

27

1.4.4. Đầ tư xây dựng cơng trình biên gi i, cơng trình kinh tế - xã hội
ở khu vực biên gi i

29

1.4.5. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây
31

dựng, quản lý, bảo vệ biên gi i quốc gia
1.4.6. Tổ chức bộ máy, xây dựng lự lượng nòng cốt, chuyên trách

32

quản lý, bảo vệ biên gi i quốc gia
1.4.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về biên gi i quốc gia

35

1.4.8. Hợp tác quốc tế trong việc quản lý, bảo vệ biên gi i quốc gia


36

Kết luận chương 1
Chương 2.

38

C

C

TRÊN Đ
2.1.

- CAMPUCHIA C
nh h nh chung tu ến biên giới trên

2.1.1. Khá

át

39

Đ
t liền iệt

á trì h hì h thà h đườ

-Campuchia


39

V ệt N m -

Campuchia

39

2.1.2. Đ ều kiệ địa lý tự nhiên

43

2.1.3. Tì h hì h dâ

44

ư, hí h trị, kinh tế - xã hội

2.2. h c t ng công tác quản lý nhà nước về biên giới t ên

t liền
46

Việt Nam - Campuchia của Bộ ội Biên phòng
2.2.1. Tổ hứ lự lượ
2.2.2. Công tác

Bộ độ B


ả lý hà ư

Campuchia ủ Bộ độ B

phò

phò


46
tr

đất l ề V ệt N m 49


2.2.2.1. Th m mư xây dự

à hỉ đạo thự h ệ

h ế lượ





49

2.2.2.2. Xây dự
ă


, tổ hứ thự h ệ

ả pháp l ật

2.2.2.3. T y



á Đề ư

ố tế à á



tr yề , phổ

52
ế

áo dụ pháp l ật ề



53

2.2.2.4. Th m mư
ề ơ




ho ấp ỷ đả

à hí h

ả lý, ảo ệ

phịng toàn dân ngày à



yề đị phươ

, xây dự

thế trậ
56

mạ h.

2.2.2.5. Đầ tư xây dựng cơng trình biên gi i, ứng dụng khoa
học, công nghệ phục vụ xây dư

,

ản lý, bảo vệ biên gi i.

2.2.2.6. Công tác th h tr , k ểm tr ,
à xử lý

phạm pháp l ật ề


2.2.2.7. Hợp tá

ố tế tro

xây dự ,



yết kh ế

58

ạ , tố áo



60

ả lý à ảo ệ
62


2.3. Đánh giá, nhận xét

64

2.3.1. Ư đ ểm

64


2.3.2. Hạn chế

66

2.3.3. Nguyên nhân

68

Kết luận chương 2

70

Chương 3.

C
Đ T LI N VI T NAM - CAMPUCHIA C

QUỐC GIA

3.1. Những nhân tố tác ộng tới t nh h nh biên giới
Nam - Camphuchia những nă
3.2.

Đ
t liền

71
iệt


tới

71

ột số giải há c ng tác quản lý nhà nước về biên giới t ên

t liền iệt

- Campuchia của Bộ ội Biên phòng

72


3.2.1. Giải pháp chung

72

3.2.1.1. oà th ệ hệ thố

pháp l ật ề

ả lý, ảo vệ

quốc gia
3.2.1.2. Cô

72
tá lã h đạo, chỉ đạo đối v i nhiệm vụ quản lý, bảo

vệ chủ quyền, an ninh biên quốc gia của Bộ đội Biên phòng


73

3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các lực
lượng và quần chúng nhân dân về hiệp ư c, hiệp định biên gi i

74

3.2.1.4. Xây dựng thế trận biên phịng tồn dân khu vực biên gi
đất l ề V ệt Nam - Campuchia vững mạnh toàn diện

78

3.2.1.5. Hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên gi i quốc gia

81

3.2.1.6. Nâ

o ă

lực làm nòng cốt, h y

lý, ảo ệ hủ quyền an ninh biên gi i quốc gia
3.2.2. Giải pháp cụ thể

trá h tro


84

88

3.2.2.1. Biện pháp vậ động quần chúng

89

3.2.2.2. Biện pháp trinh sát biên phòng

89

3.2.2.3. Biện pháp kiểm sốt hành chính

91

3.2.2.4. Biệ pháp ũ tr

92

3.2.2.5. Biện pháp cơng trình kỹ thuật

92

3.2.2.6. Biệ pháp đối ngoại biên phòng

93

Kết luận chương 3

94




96

TÀI LI U THAM KH O
PHỤ LỤC

98


LỜ C
Tác giả luậ

ă x

m đo

l ậ

ĐO
ă

ày là ơ

trì h

họ độc lập của cá nhân. Các tài liệ , tư l ệ được sử dụng trong luậ

h


ứu khoa
ă

ó

ồn

dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của bản thân./.

TÁC GI LUẬ

Bồ Xuân Kiên

Ă


Ơ

LỜI C

V i tình cảm trân trọng nhất, tác giả luậ
thành, sâu sắc t i PGS.TS.

ă x

ày tỏ lời cảm ơ

ùi Đức Kháng vì sự hư ng dẫn tậ tì h,

giả trong quá trình thực hiện luậ




úp đỡ tác

ă : “Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia

trên đất liền Việt Nam - Campuchia của Bộ đội Biên phòng".
Tác giả xin tỏ lòng biết ơ t

B

G ám đốc, các thầy, cơ giáo của Học viện

Hành chính Quốc gia đã tậ tì h, h đáo tro

á trì h

ảng dạy và truyề đạt

kiến thứ ; đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơ t i cán bộ, nhân viên các phòng, ban
nghiệp vụ của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy các tỉnh tuyến biên gi i
Việt Nam- Campuchia và á đồng nghiệp, bạ
kiệ để tác giả hoàn thành luậ
Xin chân thành cảm ơ
xét xá đá ,

ý á

dung của luậ


ă tro

ă

tươ

tâm

úp đỡ, tạo đ ều

ày.

á thầy cô, bạ

úp ho tá

è đã

è, đồng nghiệp đã ó hững nhận

ả ó đ ều kiện hồn thiện tốt hơ

hững nội

l .

Kính mong nhậ được sự góp ý của các thầy, ơ

áo, đồng nghiệp và các bạn


cùng khoá Cao học HC21.N6 – Học viện Hành chính Quốc gia để luậ
càng hữ í h hơ .
Xin trân trọng cảm ơ ./.
TÁC GI

Bồ Xuân Kiên

ă

ày


B NG DANH MỤC CÁC CHỮ VI T TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết ầ



BGQG:

Biên gi i quốc gia

ANND:

An ninh nhân dân

BPTD:


Biên phịng tồn dân

ANCT

An ninh chính trị

ATXH

An tồn xã hội

TTATXH

Trật Tự an toàn xã hội

BĐBP:

Bộ độ B

KVBG:

Khu vực biên gi i

KVPT

Khu vực phòng thủ

KT-XH:

Kinh tế -Xã hội


PGCM:

Phân gi i cắm mốc

QLBVBGQG:

Quản lý, bảo vệ biên gi i quốc gia

QLHC:

Quản lý hành chính

QLNN:

Quả lý hà ư c

QP-AN:

Quốc phịng -An ninh

QPTD:

Quốc phịng tồn dân

LLVT:

Lự lượ

XHCN:


Xã hội chủ

phò

ũ tr



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quản lý, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG) có
vai trị hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biên giới
Việt Nam - CamPuchia có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an
ninh (QP-AN) và đối ngoại, là “phên dậu”, cửa ngõ nối liền Việt Nam với
Campuchia và các nước Đông Nam Á, là cơ sở để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Thực hiện tốt việc quản lý nhà nước
về biên giới sẽ trực tiếp góp phần giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
giữ vững ổn định chính trị ở khu vực biên giới (KVBG), góp phần phát triển KTXH, củng cố QP-AN, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên tuyến biên giới Việt
Nam - Campuchia luôn diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch, bọn
tội phạm với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt thường xuyên tiến hành các hoạt
động gây mất ổn định, xâm phạm độc lập chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia.
Chúng đẩy mạnh các hoạt động gây rối an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn
xã hội (ATXH), truyền đạo trái pháp luật, trấn cướp có vũ trang, bn lậu, vận
chuyển vũ khí, chất cháy, chất nổ; bn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy,
buôn bán người, vượt biên giới trái phép... gây mất ổn định trên biên giới.
Trong từng giai đoạn, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) các tỉnh tuyến biên giới

Việt Nam - Campuchia đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, cùng
các lực lượng tại chỗ tiến hành các hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG,
góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH, xây dựng biên giới hồ
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
1


Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ BGQG trong tình hình mới,
cơng tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam Campuchia thời gian qua còn những hạn chế, bất cập. Nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn, nhất là công tác tham mưu, phối hợp giữa các lực lượng trong công tác
quản lý nhà nước về biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia chưa thực sự đáp
ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Nghiên cứu về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đã có nhiều cơng trình tiếp
cận ở các góc độ và phạm vi khác nhau. Nhưng nghiên cứu về quản lý nhà nước về
biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia đến nay chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách chun sâu, hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà
nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam - Campuchia của Bộ đội Biên
phòng” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực cả trước mắt và lâu dài.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Kể từ khi lực lượng Bộ đội Biên phòng được thành lập cho đến nay, Đảng
và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia nói chung và xây dựng, quản lý, bảo vệ tuyến giới Việt
Nam- Campuchia nói riêng trên nhiều lĩnh vực quan trọng.
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về biên giới Việt Nam - Campuchia
luôn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học và quản lý. Từ trước đến nay đã
có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết ở các mức độ khác nhau đề cập đến công tác
quản lý, bảo vệ biên giới của Bộ đội Biên phòng, tiêu biểu như:
- Nghệ thuật quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong
tình hình mới (Đề tài cấp Bộ Quốc phòng n m


).

- Nghiên cứu xây dựng thế trận biên phịng tồn dân trong tình hình mới
(Đề tài cấp Bộ Quốc phịng n m

).

- Nghiên cứu xây dựng nền biên phịng tồn dân trong tình hình mới (Đề tài
độc lập cấp Nhà nước n m

6).
2


- Bộ đội Biên phòng trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Tây
Nam (Luận án Tiến sĩ Luật học của Trương Quang Hòa - 2009)
- Quản lý nhà nước của Bộ đội Biên phòng Việt Nam trên tuyến biên giới
đất liền (Luận v n thạc sĩ luật học của Hồng Hữu Chiến - 2014).
- Bố trí, sử dụng lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới đất liền Việt Nam Campuchia của Bộ đội Biên phòng các tỉnh Tây Nam Bộ (Luận án Tiến sĩ Quân
sự của Bùi V n Dũng- 2015).
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược bảo vệ biên giới
Việt Nam đến n m

(Đề tài độc lập cấp Nhà nước n m

)…

Các đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu trên lĩnh vực chuyên ngành khoa học
quân sự, luật pháp nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu quản lý nhà
nước về biên giới quốc gia ở lĩnh vực chuyên ngành khoa học quản lý công.

Do đó, luận v n này sẽ góp phần nghiên cứu vấn đề này trên cơ sở tổng kết
thực tiễn, đề xuất những giải pháp khả thi.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục tiêu của luận v n là góp phần xây dựng phương pháp luận khoa học và
thực tiễn cho việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam Campuchia đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nghiên cứu thực trạng cơng tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam C mpuchia, từ đó phân tích ngun nhân của thực trạng, đưa ra những kết luận xác
đáng và hướng tới đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm
vụ quản lý nhà nước về biên giới đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia tuyến biên giới đất liền Việt
Nam - Campuchia, góp phần xây dựng biên giới hồ bình, hữu nghị và phát triển.
3.2. Nhiệm vụ
3


- Làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác quản lý nhà nước về biên giới.
- Khảo sát thực tế về công tác quản lý biên giới tại các tỉnh tuyến biên giới
Việt Nam - Campuchia, chỉ ra những vấn đề cịn bất cập trong cơng tác quản lý
biên giới giữa các lực lượng, các cơ quan đóng chân trên địa bàn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của Bộ đội
Biên phòng trên đất liền Việt Nam - Campuchia.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về Không gian: Luận v n tập trung nghiên cứu công tác quản lý biên giới
trên đất liền Việt Nam – Campuchia của Biên phòng các tỉnh tuyến biên giới
Việt Nam - Campuchia
+ Về thời gian: Lấy mốc nghiên cứu từ n m


đến tháng 10/2017 (từ khi

có luật biên giới quốc gia).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:
Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
và những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các
v n bản pháp luật của nhà nước về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới. Phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được kết hợp nhất
quán để xây dựng, nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý biên giới và đề
xuất những phương pháp khoa học mang tính khả thi.
- Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng những phương pháp cơ bản như: Phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgic,
khảo sát, phân tích, so sánh, tổng kết thực tiễn để rút ra những nhận xét kết luận; kết
hợp phương pháp chuyên gia. Chú trọng vào phương pháp tổng kết thực tiễn.
4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu có thể góp phần xây dựng hệ thống lý luận về công tác
quản lý nhà nước về biên giới của nước ta.
Hình thành cái nhìn khái quát về công tác quản lý nhà nước về biên giới. Từ đó,
đánh giá được những mặt mạnh, những vấn đề còn tồn tại, xác định được những
nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn.
Góp phần nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về biên giới đất liền Việt
Nam - Campuchia và những kiến nghị về các giải pháp mang tính chiến lược;
những biện pháp cụ thể nhằm quản lý biên giới tốt hơn trong những n m tới.
7. Kết cấu của luận văn
Gồm phần:
Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài; Tình hình nghiên cứu liên quan

đến đề tài luận v n; Mục đích và nhiệm vụ của luận v n; Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của luận v n; Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận v n; Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận v n.
Phần Nội dung: Luận v n gồm

chương:

Chương : Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về biên giới quốc gia
Chương : Thực trạng quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam
– C mPuchia của Bộ đội Biên phịng.
Chương : Giải pháp t ng cường cơng tác quản lý nhà nước về biên giới
trên đất liền Việt Nam - Campuchia của Bộ đội Biên phòng
Phần kết luận: Khẳng định những vấn đề mới cần áp dụng, những đóng góp
tích cực của luận v n.
Tài liệu tham khảo .

5


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về lãnh thổ quốc gia và biên giới Quốc gia
Lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia là một phạm trù lịch sử, là hệ quả tất yếu của
xã hội loài người khi xuất hiện phân chia giai cấp, xuất hiện nhà nước và pháp
luật. Lênin khẳng định: “Chừng nào xã hội lồi người cịn tồn tại giai cấp là cịn
tồn tại nhà nước. Còn tồn tại Nhà nước là còn biên giới quốc gia”. Khái niệm về
biên giới gắn bó chặt chẽ với khái niệm về lãnh thổ, định giới hạn cho một lãnh

thổ cụ thể, đánh dấu nơi kết thúc thẩm quyền lãnh thổ. Cùng với sự phát triển
của lịch sử, của luật pháp quốc tế, khái niệm về lãnh thổ và biên giới quốc gia
ngày càng phát triển và hoàn thiện.
Trong khoa học pháp lý quốc tế, các nhà học giả, nghiên cứu và các luật gia
đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau về lãnh thổ và biên giới quốc gia. Theo
cách hiểu chung nhất, thì:
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng
nước nội địa, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng nước quần đảo và vùng trời bên trên
cũng như lòng đất dưới chúng.
Biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý xác định giới hạn vùng đất, vùng
nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia. Bên trong
đường biên giới, một quốc gia được phân vạch rõ phạm vi lãnh thổ nhất định,
quốc gia và chỉ có quốc gia đó mới có “thẩm quyền quản lý các vùng lãnh thổ
thuộc chủ quyền của mình”.
Bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể có các loại đường biên giới sau: Biên giới
trên đất liền (bao gồm cả sông, suối, kênh đào biên giới, hồ biên giới); biên giới trên
6


biển; biên giới vùng trời và biên giới trong lòng đất. Điều Luật Biên giới quốc gia
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
7/6/

quy định: Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất
liền, các đảo, các quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,
vùng biển, lịng đất, vùng trời của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.

Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa
bằng hệ thống mốc quốc giới.
Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia
trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường
ranh giới phía ngồi của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất
xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển n m

và các điều

ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên
đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia
- Theo Đại từ điển tiếng Việt, quản lý là trơng coi, giữ gìn và theo dõi
một việc gì [4 , tr.

6 ]. Về khái niệm quản lý, có quan niệm cho rằng quản

lý là hành chính, là cai trị; có quan niệm lại cho rằng quản lý là điều hành,
điều khiển, chỉ huy. Cả hai quan niệm này về cơ bản khơng có gì khác nhau
về nội dung. Khoa học và thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng quản lý

7


được hiểu theo hai góc độ là yếu tố mang tính chính trị xã hội và mang tính
hành động thiết thực.
- Quản lý nhà nước: Về thực chất, Quản lý nhà nước là “Hoạt động thực thi

quyền hành pháp nhà nước; là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ
sở tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp
luật, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hiệu quả nhất
trong từng giai đoạn phát triển”[19, tr.28].
- Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là một loại quản lý mang tính đặc
thù trong hoạt động quản lý nhà nước. Biên giới quốc gia – đối tượng của loại
quản lý này là ranh giới xác định phạm vi lãnh thổ quốc gia, phạm vi thực hiện
chủ quyền quốc gia và liên quan đến lãnh thổ quốc gia khác, chủ quyền quốc gia
khác do các nước hữu quan cùng thoả thuận xác lập[37, tr 882].
Như vậy có thể hiểu quản lý nhà nước về biên giới quốc gia như sau: Quản
lý nhà nước về biên giới quốc gia là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
pháp luật Nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội và hành vi hoạt động
của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế - xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện chức n ng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc
bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, bảo vệ và thực thi chủ
quyền trên các tuyến biên giới.
1.1.3. Xác lập đường biên giới
Xác lập đường biên giới quốc gia là việc hoạch định và cố định đường biên
giới trên các nguyên tắc cơ bản được các quốc gia có chung đường biên giới thỏa
thuận. Đối với biên giới và ranh giới của các vùng thuộc chủ quyền và quyền tài
8


phán quốc gia mà không liên quan đến các quốc gia khác thì nhà nước tự quy
định đường biên giới và ranh giới đó phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế
do cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất xác định bằng v n bản luật.
Việc xác lập đường biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên

quan đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, là vấn đề
thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Vì vậy, mọi vấn đề liên quan đến việc xác lập
đường biên giới quốc gia phải do các quốc gia có chung đường biên giới thỏa
thuận, giải quyết thông qua đàm phán.
Thông thường việc xác lập đường biên giới có 4 giai đoạn gồm: xác lập các
nguyên tắc giải quyết, hoạch định biên giới, phân giới cắm mốc và quản lý biên
giới (riêng việc xác lập đường biên giới trên biển, ranh giới giữa các vùng biển và
thềm lục địa chỉ có

giai đoạn vì khơng có giai đoạn phân giới cắm mốc).

- Giai đoạn 1: Xác lập các nguyên tắc giải quyết
Đây là giai đoạn tiền đề mang tính cơ bản khi hai quốc gia chưa có đường
biên giới, chưa xác lập đường biên giới hoặc đang tồn tại những tranh chấp nhất
định. Giai đoạn này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó định rõ các nguyên tắc cơ
bản để xác định một đường biên giới quốc gia và những công việc cần làm cho
các giai đoạn tiếp theo. Việc xác định nguyên tắc giải quyết phụ thuộc vào quan
điểm chính trị, nhận thức về một đường biên giới đã, đang tồn tại giữa hai quốc
gia cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia và môi trường quốc tế. Thời gian để
đạt được thỏa thuận cũng khó có thể xác định được chắc chắn. Ví dụ, giữa Việt
Nam với Lào hơn

n m (từ

7 -

76) mới đạt được thỏa thuận theo nguyên

tắc lấy đường biên giới được thể hiện trên mảnh bản đồ tỷ lệ /
in n m

phán (từ

.

của Pháp

45 làm c n cứ chính; giữa Việt Nam và Campuchia mất

n m đàm

64 - 1983) mới đạt được thỏa thuận theo nguyên tắc lấy đường biên

giới được thể hiện trên mảnh bản đồ tỷ lệ /

.

của Pháp in n m

c n cứ chính; Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng mất

n m (từ

54 làm

74 - 1993)
9


mới đạt được thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới
lãnh thổ giữa nước CHXNCN Việt Nam và CHND Trung Hoa.

- Giai đoạn 2: Hoạch định biên giới
Trên cơ sở các nguyên tắc đã đạt được trong giai đoạn xác lập các nguyên
tắc giải quyết. Hoạch định biên giới là quá trình đàm phán giữa hai nhà nước để
thỏa thuận về vị trí và hướng đi của đường biên giới, giải quyết các tranh chấp
biên giới lãnh thổ, các vùng chưa rõ ràng, quyết định một khu vực thuộc bên này
hay bên kia hoặc phân chia cho cả hai bên. Kết quả của giai đoạn này là một v n
bản pháp lý giữa hai bên (thông thường là một hiệp ước kèm theo bộ bản đồ)
được đại diện có thẩm quyền của hai nhà nước ký kết và được cơ quan có quyền
lực cao nhất của hai nước phê chuẩn. Sau đó hai quốc gia cử ra một cơ quan
chung gọi là Ủy ban Liên hợp hoạch định biên giới giữa hai quốc gia.
- Giai đoạn 3: Phân giới và cắm mốc trên thực địa
Đây là giai đoạn mang tính kỹ thuật và vật chất đảm bảo để thi hành hiệp ước
hoạch định. Nhiệm vụ của giai đoạn này là xác định tính chính xác đường biên
giới tại thực địa trên cơ sở đường biên giới được quy định trong hiệp ước hoạch
định được hai bên ký kết kèm theo bộ bản đồ đường biên giới chính xác tại thực
địa (được thể hiện bằng một hệ thống mốc giới). Giai đoạn phân giới cắm mốc là
giai đoạn có ý nghĩa thực tiễn và rất cụ thể địi hỏi về thời gian, cơng sức con
người, vật chất đảm bảo.... Thực tiễn cho thấy phân giới cắm mốc diễn ra khá
phức tạp và kéo dài. Ví dụ: Pháp - Đức, Liên Xô - Thổ Nhĩ Kỳ mất 5 n m; Việt
Nam - Campuchia từ n m

đến nay trải qua hai giai đoạn nhưng mới phân

giới cắm mốc được trên 0% số cột mốc và số kilomet đường biên giới.
- Giai đoạn 4: Quản lý biên giới, duy trì đường biên giới, bảo vệ mốc quốc giới
Thực tiễn việc quản lý biên giới quốc gia được thực hiện ngay từ khi nhà
nước ra đời, mặc dù đường biên giới khi đó chưa được thỏa thuận bằng v n bản
10



pháp lý (hiệp ước, hiệp định, nghị định thư...) như ngày nay; nhưng sự tồn tại
của các quốc gia luôn gắn liền với việc quản lý, duy trì đường biên giới, bảo vệ
mốc quốc giới giữa các quốc gia có chung đường biên giới.
Sau khi hoàn thành phân giới cắm mốc quốc giới, các quốc gia hữu quan
tiến hành quản lý biên giới, duy trì bảo vệ đường biên giới mới với hệ thống mốc
giới mới theo một thỏa thuận mới với các quy định cụ thể để điều chỉnh tất cả
các hoạt động liên quan đến việc duy trì đường biên giới. Các quy định về quản
lý được làm rõ và chi tiết hóa trong một thỏa thuận thơng thường được gọi là
hiệp định quy chế biên giới. Hiệp định này là một trong những v n bản pháp lý
quan trọng cho việc quản lý, bảo vệ biên giới để hai bên tiến hành kiểm tra biên
giới, trao đổi thông tin, phối hợp quản lý tài nguyên thiên nhiên và xử lý, giải
quyết những vụ việc xảy ra trên biên giới như phá hoại cột mốc biên giới, dấu
hiệu nhận biết đường biên giới, vượt biên, xâm nhập, buôn lậu, buôn bán phụ nữ
và trẻ em qua biên giới, tội phạm ma túy...Trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia có
chung đường biên giới và pháp luật quốc gia, mỗi quốc gia có thể ban hành v n
bản pháp quy nhằm thực hiện có hiệu quả việc quản lý biên giới, duy trì mối
quan hệ biên giới hịa bình, hợp tác và phát triển.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý quản lý nhà nước về biên giới quốc gia
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước về
biên giới quốc gia và tổ chức lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln nhấn mạnh đến sự toàn vẹn lãnh thổ, đến tầm quan trọng chiến lược
của biên giới, quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới và tổ chức lực
lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt bảo vệ biên giới, thể hiện:
Ngay sau Cách mạng tháng / 45 thành công, đất nước mới giành được độc
lập, chính quyền cách mạng cịn non trẻ lại bước ngay vào cuộc kháng chiến trường
11


kỳ chống thực dân Pháp, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tổ chức lực lượng đánh

địch ngay từ biên giới, ch m lo xây dựng cơ sở cách mạng các vùng biên giới.
N m

5 , sau Chiến dịch Biên giới thắng lợi, vùng giải phóng của ta được

mở rộng và nối thông với các nước XHCN, Đảng ta sớm xác định cơng tác biên
phịng là một cơng tác khó kh n, phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc phạm vi chủ
quyền lãnh thổ của Tổ quốc, phải giải quyết những vấn đề liên quan đến đường
lối ngoại giao, chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo…
N m

54, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng và Nhà nước ta

đã quan tâm ngay đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, tổ chức các
đơn vị quân đội, công an bảo vệ biên giới và giới tuyến quân sự tạm thời; mở
cuộc vận động nhân dân biên giới thực hiện cải cách dân chủ, tiễu trừ phỉ, biệt
kích, tình báo, đặc vụ để xây dựng biên giới thành các an toàn khu, các khu c n
cứ cách mạng.
Cho đến n m

5 , từ thực tiễn tình hình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta

nhận thấy vấn đề quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là cực kỳ quan trọng cả về đối
nội và đối ngoại, là nhiệm vụ toàn diện cấp thiết cả trước mắt và chiến lược lâu dài,
nên ngày 19/01/1958, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã
ban hành Nghị quyết số 58/NQ-TW và ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ra
Nghị định số 100/TTg về việc thống nhất các đơn vị quân đội, công an làm nhiệm
vụ bảo vệ ở biên giới, bờ biển, nội địa, giới tuyến thành một lực lượng bảo vệ biên
giới và các mục tiêu nội địa lấy tên là Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội
Biên phịng) do Bộ Cơng an trực tiếp quản lý. Đây là mốc lịch sử quan trọng, đánh

dấu sự ra đời của lực lượng chuyên trách, nịng cốt do Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đây là bước ngoặt có ý nghĩa vô cùng to lớn về bước
phát triển mới của sự nghiệp quản lý nhà nước và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên
giới quốc gia. Từ đây, lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt Nam có một lực lượng

12


vũ trang cách mạng, chính quy, tập trung, thống nhất, chuyên trách, nòng cốt làm
nhiệm vụ bảo vệ biên cương, biển đảo và nội địa của Tổ quốc.
Từ n m

5 đến nay, trải qua hơn nửa thế kỷ, tuy trong từng thời kỳ, cơng

tác biên phịng tập trung vào nhiệm vụ này hay nhiệm vụ khác, nhưng Nghị
quyết 5 /NQ-TW của Bộ Chính trị đã thể hiện quan điểm tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta về quản lý nhà nước và bảo vệ chủ quyền an ninh biên
giới quốc gia, xác định đó là nhiệm vụ đấu tranh chính trị phức tạp, là nhiệm vụ
quản lý toàn diện, thống nhất của Nhà nước đối với biên giới quốc gia.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
Pháp luật là sự thể chế hóa, cụ thể hóa về mặt pháp lý đường lối, quan điểm
và chủ trương của Đảng về xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị, ổn
định và hợp tác. Đây là công cụ, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quản lý
nhà nước về biên giới quốc gia nói chung và quản lý nhà nước về biên giới đất
liền Việt Nam - Campuchia nói riêng. Còn các quy phạm pháp luật trong các
điều ước quốc tế về biên giới vừa là sự thể hiện đường lối, quan điểm của nước
ta, vừa là sự thể hiện đường lối, quan điểm của quốc gia láng giềng có chung
đường biên giới với nước ta về xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị, ổn
định và hợp tác.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhà nước ta đã luôn quan tâm đến công

tác chủ quyền lãnh thổ, với mục đích xây dựng một nước Việt Nam độc lập cho
nên ngay trong Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp n m
dân chủ cộng hòa, Điều

46) của nước Việt Nam

ghi rõ: “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất

Trung - Nam - Bắc không thể phân chia”.
Hiến pháp n m

, sửa đổi bổ sung n m

của nước ta cũng xác định:

“Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
13


Cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm Pháp
luật quốc gia và Điều ước quốc tế. Việc ban hành v n bản pháp luật quốc gia hoàn
toàn trên cơ sở chủ quyền quốc gia của quốc gia đó, các quốc gia khác khơng có
quyền can thiệp vào. Việc ban hành pháp luật hoặc là để thực hiện, cụ thể hóa các
quy định pháp luật trong điều ước quốc tế về biên giới mà quốc gia đó ký kết (trên
cơ sở và để thi hành điều ước quốc tế về biên giới) hoặc là để điều chỉnh, bảo vệ
những vấn đề, lĩnh vực cụ thể xuất phát từ nhu cầu thực tế mà quốc gia thấy cần
thiết phải ban hành pháp luật (trong trường hợp này pháp luật của quốc gia không
được trái với điều ước quốc tế về biên giới mà quốc gia ký kết).
Pháp luật quốc gia làm cơ sở để quản lý nhà nước về biên giới quốc gia

thường bao gồm các nội dung sau:
- Quy định nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
- Định ra quy chế pháp lý của biên giới quốc gia như: quy định cách thức
bảo vệ biên giới, các lực lượng bảo vệ và các biện pháp bảo vệ cần thiết; quy
định về chế độ thuế quan, vệ sinh dịch tễ; quy định về điều kiện hành nghề, các
hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong khu vực biên giới;
quy định về sử dụng và bảo vệ tài nguyên trong khu vực biên giới.
Các v n bản pháp luật quốc gia về biên giới, như: Pháp lệnh Bộ đội Biên
phòng ngày 28/3/1997 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ
số

/

/ NĐ-CP ngày 6/ /

Quy định chi tiết thi hành một số điều của

Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng; Luật Biên giới Quốc gia số 06/2003/QH11 ngày
17/6/2003; Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Luật Xử lý vi
phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội; Nghị định số
4 /

4/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/6/

của Luật Biên giới quốc gia; Nghị định số 5/

4 quy định chi tiết một số điều
/NĐ-CP ngày 18/5/2011 của

Chính phủ về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã

hội; Nghị định số 6 /

/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử
14


phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ BGQG; Nghị định số
4/

4/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế KVBG đất liền; Nghị

định số

/

4/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về Quản lý cửa khẩu biên

giới đất liền; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tổ chức phong trào tồn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên
giới quốc gia trong tình hình mới…..
Điều ước quốc tế là v n bản pháp luật quốc tế do các quốc gia và các chủ
thể khác của luật quốc tế cùng thỏa thuận xây dựng và bảo đảm thi hành trên cơ
sở tự nguyện và bình đẳng, để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể đó với nhau
nhằm duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển các quan hệ quốc tế.
Với lĩnh vực biên giới, các quốc gia đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song
phương nhằm xác lập sự ổn định biên giới và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Thông thường, giữa các quốc gia có
chung biên giới ký kết các hiệp ước, hiệp định, nghị định thư về biên giới quốc
gia. Ngoài các điều ước song phương về biên giới quốc gia giữa các quốc gia có
chung biên giới cịn có các điều ước quốc tế phổ cập mang tính tồn cầu có chứa

đựng các nguyên tắc, quy phạm làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước về biên
giới quốc gia như: Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển n m

… Trong Hiến chương Liên hợp quốc có quy định những

nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và đó cũng là những nguyên tắc làm cơ
sở pháp lý rất quan trọng cho việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Điều ước quốc tế làm cơ sở để quản lý nhà nước về biên giới quốc gia
thường chứa đựng các nội dung sau:
- Các nguyên tắc chung của luật quốc tế hiện đại như: bất khả xâm phạm
biên giới quốc gia; tơn trọng chủ quyền quốc gia; bình đẳng chủ quyền quốc gia;
dân tộc tự quyết; cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các tranh
chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình; tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.
15


- Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia, như:
+ Quy định chế độ pháp lý của đường biên giới, thể lệ giữ gìn và bảo vệ
đường biên giới;
+ Quy định trình tự và điều kiện qua lại biên giới đối với người, hàng hóa
và các phương tiện giao thơng;
+ Quy định chế độ th m dị, khai thác sử dụng tài nguyên trong khu vực
biên giới;
+ Quy định hệ thống cửa khẩu cho người, hàng hóa và các phương tiện giao
thông khác nhau qua lại giữa hai quốc gia;
+ Quy định thể lệ và điều kiện hành nghề trong khu vực biên giới;
+ Quy định thủ tục, thẩm quyền và cách thức giải quyết các tranh chấp về
biên giới.
Các điều ước quốc tế về biên giới giữa Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và Vương quốc C mPuchia, gồm có: Hiệp ước hồ bình, hữu nghị và
hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia ký ngày 18/02/1979; Hiệp ước về nguyên tắc
giải quyết các vấn đề biên giới giữa hai nước ký ngày 20/7/1983, Hiệp ước hoạch
định BGQG Việt Nam - Campuchia ký ngày 27/02/1985 và Hiệp ước bổ sung
hoạch định BGQG Việt Nam - Campuchia ký ngày 10/10/2005.
Có thể nói, các quy phạm pháp luật trong các điều ước quốc tế và các quy
phạm pháp luật trong các v n bản pháp luật quốc gia nêu trên đã quy định vị trí,
phạm vi hoạt động, chức n ng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức
(trong đó có Bộ đội Biên phịng) trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
biên giới quốc gia, làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về biên giới
quốc gia nói chung và quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam CamPuchia nói riêng.
16


×