Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Giáo trình Sử dụng thuốc ở trẻ em docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.18 KB, 13 trang )

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM
Mục tiêu
1. Nêu được những đặc điểm sinh học chủ yếu của cơ thể trẻ em có liên quan
đến quá trình hấp thu, chuyển hóa và bài tiết thuốc.
2. Nêu được các tác dụng phụ của một số loại thuốc thông thường trong nhi
khoa (Kháng sinh, chống đau, hạ sốt, an thần) và cách xử trí khi dùng quá liều một số
thuốc thông thường.
3. Trình bày được những đường đưa thuốc vào cơ thể trẻ và nguyên tắc khi kê
đơn cho trẻ.
4. Tính được liều lượng thuốc cho trẻ .
1. Những đặc điểm sinh học chủ yếu của cơ thể trẻ có liên quan đến quá trình
hấp thu, chuyển hóa và bài tiết thuốc.
- Những yếu tố liên quan đến sự phát triển và chín muồi của cơ thể trẻ ảnh hưởng
đáng kể đến khả năng chuyển hóa và đào thải thuốc. Trẻ càng nhỏ tuổi, những khiếm
khuyết liên quan đến sự chín muồi càng quan trọng . Sự non kém hay khiếm khuyết trong
bất kỳ khâu nào liên quan đến tiến trình hấp thu, phân bổ, chuyển hóa hoặc đào thải có thể
ảnh hưởng đáng kể đến tác dụng của thuốc.
- Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non với hệ enzyme ở gan chưa chín muồi (gan là nơi thuốc
bị phân giải và khử độc), nồng độ protein huyết thanh thấp không đủ để liên kết với
thuốc, và chức năng thận chưa hoàn chỉnh (là nơi hầu hết các thuốc được đào thải) làm
cho trẻ rất dễ bị phương hại bởi các tác dụng xấu của thuốc. Ra ngoài giai đoạn sơ sinh,
nhiều thuốc bị chuyển hóa nhanh ở gan nên cần dùng với liều cao hơn và ở những khoảng
cách ngắn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng các thuốc giảm đau.
- Do đó, đối với trẻ nhỏ tuổi, chỉ xử dụng thuốc khi thật sự cần thiết vì ở những trẻ
sơ sinh đẻ non hay đủ tháng các enzyme khử độc còn đang thiếu, chức năng đào thải của
thận cũng yếu và hàng rào huyết - màng não và khả năng liên kết với protein huyết thanh
cũng rất thay đổi. Ngoài ra, liều lượng thuốc ở trẻ sơ sinh chưa được xác lập chính xác
như ở trẻ lớn. Ở bất kỳ lứa tuổi nào, khi trẻ tiểu ít thì cần giảm liều lượng những thuốc
được đào thải theo đường tiểu.
2. Các tác dụng phụ của một số loại thuốc thông thường trong nhi khoa
2.1. Kháng sinh


- Gây nên sự chọn lọc những quần thể vi khuẩn kháng thuốc ở đường tiêu hoá và
những quần thể vi khuẩn chọn lọc này có thể từ đường tiêu hoá lan tràn gây nhiễm khuẩn
huyết.
- Làm nẩy sinh những chủng vi khuẩn đa kháng.
- Huỷ hoại khuẩn giới ruột.
- Tổn thương thận, tuỷ xương, mắt v.v... Do đó, cần phải theo dõi ngắn hạn và lâu
dài.
2.2. Giảm đau, hạ sốt
- Paracetamol: Có độc tính chủ yếu đối với gan. Với liều trên 100mg/kg có thể gây
suy gan cấp do tiêu huỷ tế bào gan.
- Aspirin:
+ Dị ứng: nổi mẫn đỏ, hồng ban, hội chứng Stevens -Johnson, hen.
+ Tổn thương niêm mạc dạ dày: gây chảy máu dạ dày-ruột. Không nên cho aspirin
trong
những tình trạng có nguy cơ bị loét dạ dày (chấn thương sọ não, dãn tĩnh mạch
thực quản)
+ Độc gan: Với nồng độ trên 200 mg/L, dùng kéo dài và nồng độ albumin máu
thấp có thể gây độc cho gan.
+ Là yếu tố thuận lợi gây HC Reye khi trẻ đang nhiễm virus cúm hay thuỷ đậu.
2.3. An thần và thuốc chống động kinh
- Giai đoạn đầu hầu hết các thuốc chống động kinh đều gây rối loạn tiêu hoá, giảm
bạch cầu hạt, ngủ gà. Vì vậy cần khởi đầu liều thấp rồi tăng dần.
- Lâu dài, mỗi loại thuốc chống động kinh gây một số tác dụng phụ: Phenobarbital:
rối loạn tính tình, mụn, còi xương do rối loạn chuyển hoá vitaminD; hydantoin: viêm lợi,
rối loạn miễn dịch; valproate de natri (Deparkine): rụng tóc; carbamazepine: tăng cân quá
mức.
2.4. Một số thuốc khác
- Vitamin A, D có thể gây ngộ độc cấp nếu dùng liều cao. Ngộ độc vitamin D có
thể gây tăng canxi máu và sỏi thận.
- Sắt ( dùng theo đường tiêm) có thể gây ngộ độc cấp (nhiễm toan nặng) hoặc mãn

(hồng cầu đa sắc)
3. Nguyên tắc xử trí khi dùng quá liều một số thuốc thông thường
3.1. Paracetamol
- Trước 1 giờ: Gây nôn bằng ipecac. Sau đó cho uống than hoạt.
- Từ 1-4 giờ: Cho uống than hoạt.
- Trên 4 giờ: Cho uống hay tiêm N-acetyl cysteine.
3.2. Aspirin:
- Gây nôn bằng ipecac hay súc dạ dày với dung dịch muối sinh lý ; Truyền dung
dịch glucose 5% + Ringer’s lactate (20ml/kg/giờ, trong 1-2 giờ) cho đến khi lượng nước
tiểu bình thường; Sau đó, truyền Glucose 5% + 50mEq NaHCO3/L và 20-40 mEq K/L
với khối lượng gấp đôi thể tích dịch duy trì để tăng đào thải thuốc; Tiêm vitaminK theo
hướng dẫn của test đông máu; Duy trì dịch truyền cho đến khi bệnh nhi hết triệu chứng
trong vài giờ.
3.3. Barbiturates:
- Đảm bảo thông khí; Cho uống than hoạt (1g/kg); Cho thuốc xổ; Làm kiềm hoá
nước tiểu để tăng đào thải thuốc.
3.4. Carbamazepine(Tegretol):
- Duy trì hô hấp và tuần hoàn, Súc dạ dày hay gây nôn với ipecac; Cho uống than
hoạt theo sau bằng thuốc xổ.
4. Tương kỵ của một số thuốc thông dụng ở trẻ em
- Macrolide làm kéo dài thời gian bán huỷ của theophyllin.
- Macrolides không dùng chung với Tegretol
- Cimetidine, phenobarrbital làm rút ngắn thời gian bán huỷ của kháng sinh (còn
1/2).
5. Các đuờng đưa thuốc vào cơ thể trẻ
5.1. Đường uống
- Thuốc viên có thể được nghiền nhỏ bằng hai thìa, rồi cho thêm đường mật ong
v.v.. Có nhiều loại thuốc thông dụng cho trẻ em được bào chế dưới dạng si rô ngọt và
thơm. Cần dặn bố mẹ cất những loại thuốc này vào những nơi trẻ không lấy được. Không
nên pha thuốc vào một lượng lớn thức ăn (sữa, cháo v.v..). Thuốc bột khi trộn với các

chất ngọt cần trộn đều, không để thuốc bột nỗi trên bề mặt ( trẻ dễ bị sặc). Cuối cùng, cần
cố gắng chuẩn bị để liều thuốc uống một lần chỉ vừa một thìa mà thôi.
5.2. Đuờng tiêm
- Đường tiêm đôi khi cần thiết, nhất là ở bệnh viện. Cần cân nhắc kỷ trước khi
quyết định tiêm vì tiêm có thể gây sang chấn tâm lý cho trẻ. Nếu tránh được thì luôn luôn
nên tránh.
5.2.1. Tiêm bắp:
- Vị trí thường được chấp nhận cho việc tiêm bắp ở trẻ nhỏ là cơ vastus
lateralis ở đùi. Đối với vùng mông sau trên (cơ gluteus maximus), chỉ nên dùng khi
trẻ đã biết đi được 1 năm vì cơ này phát triển theo sự vận động đi lại. Vùng mông bên (cơ
gluteus
medius) tương đối an tòan vì không có các dây thần kinh và mạch máu lớn so với
vùng mông sau trên, dễ xác định vị trí và ít đau hơn so với tiêm ở cơ vastus lateralis và có
thể tiêm nhiều vị trí. Trên thực tế, người ta tiêm bắp vùng mông bên cả ở những trẻ sơ
sinh. Thông thường đường tiêm bắp chỉ được sử dụng khi đường tĩnh mạch không thể
thực hiện được. Đối với trẻ nhỏ, nên tránh đường này khi có thể vì khối cơ của trẻ còn ít,
trẻ dễ bị stress do đau và mức khả dụng sinh học của thuốc rất bấp bênh.
5.2.2. Tiêm trong da và dưới da:
- Để ít gây đau cho trẻ, cần thay kim sau khi đã dùng để lấy thuốc, dùng kim nhỏ
cở 26-30, và tiêm lượng không quá 0,5ml. Góc tiêm duới da là 900, đối với trẻ có lớp mỡ
dưới da mỏng có thể tiêm ở góc 450. Vị trí thường chọn để tiêm là 1/3 giữa của phía
ngoài cánh tay, vùng bụng, và 1/3 giữa của mặt trước đùi.

×