Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.17 KB, 28 trang )

1
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

LÊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế


2
2

Cơng trình được hồn thành tại trường Đại học Thương Mại

Người hướng dẫn khoa học
1. PGS,TS. Lê Thị Kim Nhung
2. TS. Nguyễn Thế Hùng

Phản biện 1: ………………………………………………………
……………………………………………………………………..
Phản biện 2: ………………………………………………………


……………………………………………………………………..
Phản biện 3: ………………………………………………………
……………………………………………………………………..

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Trường họp tại
………………………………………………………………………
Vào hồi…… giờ ………… ngày ………. tháng ………. năm
………….
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia


3
3

Thư viện Trường Đại học Thương mại
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh
doanh (HQKD) của doanh nghiệp (DN) luôn thu hút sự quan tâm của
các nhà kinh tế. Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu này, có hai nhiệm
vụ được các nhà khoa học đặt lên hàng đầu: thứ nhất là xác định đúng
các chỉ tiêu để đánh giá HQKD, thứ hai là lựa chọn các yếu tố ảnh
hưởng phù hợp. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện, nhưng cho đến
thời điểm hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng
đến HQKD của DN (Rumelt, 1991), chính vì vậy, việc xây dựng các mơ
hình để xác định chính xác hơn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới
HQKD của các DN vẫn là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Ở Việt Nam, ngành thực phẩm đóng một vai trị đặc biệt trong nền kinh

tế thơng qua việc tạo nên lượng việc làm lớn, đóng góp nhiều vào tổng
sản phẩm quốc nội và góp phần giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã
hội. Những kết quả trên đều có sự đóng góp rất lớn từ các DN thực
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), bởi đó là những
cơng ty sản xuất, phân phối thực phẩm lớn nhất toàn quốc. Tuy nhiên,
HQKD của các DN trong ngành chưa thực sự tương xứng với tiềm năng
của nó, bởi vì việc phát triển lĩnh vực thương mại thực phẩm ở Việt
Nam có nhiều thuận lợi. Thứ nhất, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào
dễ khai thác với chi phí hợp lí. Thứ hai, nhu cầu của người dân về việc
cải thiện chất lượng dinh dưỡng ngày càng tăng. Thứ ba, thị trường lao
động dồi dào, chi phí rẻ. Thứ tư, hoạt động thương mại tự do và ngành
du lịch ngày càng phát triển khiến cho thị trường tiêu thụ được mở rộng.
Vì vậy, việc xây dựng mơ hình và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến HQKD của DN thực phẩm là cần thiết. Tuy nhiên, cơng việc
này gặp nhiều khó khăn do đặc trưng riêng của các công ty thực phẩm.
Để giải quyết vấn đề này, các DN thực phẩm đã niêm yết trên TTCK
nên được quan tâm đầu tiên, bởi vì các DN này có nhiều tiềm lực để
phát triển thành các DN đầu ngành, tạo tiền đề tốt cho các doanh nghiệp
còn lại.


4
4
Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Nghiên
cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng mơ hình, đánh giá sự ảnh

hưởng của các yếu tố đến HQKD của các công ty ngành thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, qua đó đưa ra các
khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm cải thiện HQKD của các doanh
nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về HQKD, các chỉ tiêu đánh giá và thước
đo HQKD của DN.
- Khảo sát thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của các DN ngành
thực phẩm giai đoạn 2014 – 2019 và các DN thực phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu, từ đó tìm ra các vấn đề mà các
DN trong ngành đang phải đối diện.
- Tổng quan nghiên cứu về mơ hình các yếu tố tác động đến HQKD của
DN, xây dựng mơ hình phù hợp với các DN thực phẩm ở Việt Nam.
- Kiểm định mơ hình để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu thực
nghiệm về sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến HQKD của các
DN thực phẩm ở Việt Nam.
- Thảo luận và đưa ra các kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố tác
động đến HQKD của các DN thực phẩm ở Việt Nam.
- Nhận diện các vấn đề đặt ra trong tương lai đối với của các DN ngành
thực phẩm ở Việt Nam, đề xuất những khuyến nghị, hàm ý chính sách
nhắm cải thiện HQKD của các DN ngành thực phẩm trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu được xác định trong luận án là sự ảnh hưởng của
các yếu tố đến HQKD của DN ngành thực phẩm nói chung và các DN
ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi khơng gian: các DN thực phẩm được niêm yết trên thị trường
chứng khoán ở Việt Nam.



5
5
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa vào cơ sở của phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề nhằm đảm bảo
tính tồn diện, cụ thể, có hệ thống và logic. Với dữ liệu thứ cấp lấy từ
các nguồn đáng tin cậy, luận án kết hợp sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó, phương pháp định
lượng sẽ được sử dụng chủ yếu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến HQKD của DN. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử
dụng để xác định các chỉ tiêu phù hợp để đánh giá HQKD của các DN
thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng.
Phương pháp định lượng sẽ được sử dụng chủ yếu để đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD của DN thực phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019
5. Những điểm đóng góp của luận án.
Thứ nhất, liên quan đến việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá HQKD, bên
cạnh hai chỉ số tài chính hệ số LN doanh thu và chỉ số Tobin’s Q, luận
án đã sử dụng nhóm hai chỉ số mức độ sinh lời của VCSH và mức độ
sinh lời của VĐT để tăng tính tồn diện của kết quả đánh giá HQKD của
của DN thực phẩm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án đã tiến hành so
sánh TSSL của vốn với chi phí sử dụng vốn để có những kết luận chính
xác hơn về tình hình kinh doanh thực sự của các DN. Kết quả phân tích
cho thấy, xét về TSSL của VCSH, khoảng 50% số lượng DN được khảo
sát có mức ROE tương đối tốt trong giai đoạn 2014 – 2019. Tuy nhiên,
TSSL của VĐT và hệ số LN doanh thu của các DN không cao, cho thấy
tồn tại những vấn đề khiến cho HQKD của DN không đạt như mong
đợi. Mặc dù vậy, kết quả phân tích hệ số Tobin’s Q lại cho thấy sự đánh

giá tích cực của các nhà đầu tư đối với các DN ngành thực phẩm, bằng
chứng là cổ phiếu của DN được đánh giá cao hơn giá trị sổ sách. Điều
này cho thấy nhiều nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng của ngành thực
phẩm.
Thứ hai, liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới HQKD của DN, ngồi
các yếu tố trong nhóm mơi trường bên ngồi và yếu tố bên trong, luận
án đã kiểm tra sự khác biệt về HQKD giữa DN có chứng nhận ISO
22000 và DN khơng có chứng chỉ này. Kết quả phân tích cho thấy, có
tồn tại sự khác biệt về TSSL của VĐT, hệ số LN doanh thu và tý số


6
6
Tobin’s Q giữa DN đạt tiêu chuẩn ISO 22000 và các DN còn lại. Kết
quả cho thấy HQKD của các DN có chứng nhận ISO 22000 tốt hơn với
nhóm DN còn lại, chứng tỏ việc lựa chọn các tiêu chuẩn an tồn thực
phẩm mang lại những ý nghĩa tích cực đối với hoạt động kinh doanh của
DN ngành thực phẩm. Ngoài ra, luận án cũng đã đánh giá tác động của
HQKD và mức độ sử dụng nợ trong quá khứ đến hiện tại. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, yếu tố nợ trong quá khứ có ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê đến HQKD của DN, nhưng thay vì ảnh hưởng tiêu cực, nó lại
có tác động tích cực. Điều này là ngược lại với giả thuyết đặt ra ban đầu,
và nó gợi mở một phương án cho các DN khi xây dựng chiến lược kinh
doanh dài hạn
Thứ ba, điểm mới của luận án là sử dụng phương pháp hồi quy phân vị
và phân tích phân rã Oaxaca trong việc đánh giá mức độ tác động của
các yếu tố đến HQKD của DN và khai thác nguyên nhân dẫn đến sự
khác biệt trong HQKD của nhóm DN đạt tiêu chuẩn ISO 22000 và các
DN còn lại. Nguyên nhân của sự khác biệt này đều đến từ hiệu ứng cấu
trúc và có nhiều yếu tố góp phân tạo nên sự khác biệt của hai nhóm DN

bao gồm: Khả năng thanh tốn, Khả năng hoạt động, Quy mô DN, Thời
gian kinh doanh và Chỉ số giá tiêu dùng.
6. Kết cấu luận án
Luận án được kết cấu thành năm chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận về sự ảnh hưởng của
các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu
tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 5: Triển vọng phát triển của ngành thực phẩm ở Việt Nam và
các hàm ý, khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp ngành thực phẩm.


7
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Ở phần này, NCS đã tổng quan các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học Venkatraman và Ramanujam (1986), Murphy và cộng sự (1996),
Chen và Dodd (1997), C. Walsh (2008), Higgins (2007), R.Simon
(2000), Nguyễn Tấn Bình (2008),…

1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở phần này, NCS đã tổng quan các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học Yaseen Ghulam (2012), Rifat Kamasak (2013), Đỗ Huyền Trang
(2012), Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), Đoàn Ngọc Phúc (năm 2014),
Hoàng Quốc Mậu (2017),…
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến ngành thực phẩm và các doanh
nghiệp ngành thực phẩm.
Ở phần này, NCS đã tổng quan các kết quả nghiên cứu của các tác giả
Phan Thanh Vân (1996), Vũ Anh Tuấn (1998), Lê Thị Thu Thủy (2007),
Đỗ Hồng Nhung (2014), Tăng Thị Thanh Thủy (2020).
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, chưa có nghiên cứu nào đánh giá mức độ HQKD của DN
ngành thực phẩm dựa trên sự so sánh với chi phí sử dụng vốn, dẫn tới
những kết luận chưa chính xác về tình hình kinh doanh thực sự của các
DN. Để giải quyết vấn đề nếu trên, trong luận án, việc phân tích ROE và
ROC sẽ được đặt trong mối quan hệ với chi phí sử dụng vốn, qua đó có
những nhận định chính xác hơn về HQKD của các DN ngành thực
phẩm.
Thứ hai, liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới HQKD của DN, các
cơng trình trước đây vẫn chưa đề cập đến mức độ tác động của yếu tố vệ
sinh, an toàn thực phẩm tới HQKD của các DN. Để giải quyết khoảng
trống này, luận án đã sử dụng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn ISO
22000 để xem xét mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của DN, và kiểm


8
8
tra xem sự khác biệt về HQKD giữa DN có chứng nhận ISO 22000 và

DN khơng có chứng này. Ngồi ra, các nghiên cứu về ngành thực phẩm
ở Việt Nam chưa tính đến tác động của các yếu tố trong quá khứ đến
hiện tại. Nhận thấy khoảng trống này, luận án sẽ đánh giá tác động của
HQKD và mức độ sử dụng nợ trong quá khứ đến hiện tại.
Thứ ba, về vấn đề lựa chọn dạng mơ hình và các ước lượng hiệu quả,
các nghiên cứu về yếu tố tác động đến HQKD của các DN ở Việt Nam
mới tập trung khai thác kết quả hồi quy tác động trung bình, chưa có
nghiên cứu nào sử dụng phương pháp hồi quy phân vị và phân tích phân
rã Oaxaca trong việc đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến
HQKD của DN. Đây cũng là một khoảng trống nghiên cứu mà nghiên
cứu sinh khai tác trong luận án, qua đó có thể đạt được các kết quả
nghiên cứu thực nghiệm chính xác, làm cơ sở để để xuất các giải pháp
phù hợp đối với các DN thực phẩm trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều
biến động phức tạp như hiện nay.
1.1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố bên trong DN có ảnh hưởng như thế nào đến HQKD của
các DN ngành thực phẩm?
- Các yếu tố môi trường bên ngồi DN có ảnh hưởng như thế nào đến
HQKD của các DN ngành thực phẩm?
- HQKD trong quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến HQKD của các DN
ngành thực phẩm.
- Có sự khác biệt nào về HQKD giữa DN đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm ISO 22000 và các DN cịn lại hay khơng? Nếu có sự
khác biệt thì ngun nhân có thể xuất phát từ đâu?
1.2. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
HQKD là một phạm trù kinh tế được biểu hiện thông qua hệ thống chỉ
tiêu so sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố nguồn lực đầu vào nhằm
đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở giúp doanh
nghiệp có phương hướng để hoàn thành các mục tiêu trong ngắn hạn và

dài hạn.
1.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích HQKD của DN được hiểu là việc sử dụng các chỉ tiêu tài
chính để đánh giá HQKD của các DN.


9
9
1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong phần này, NCS trình bày về hai hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu
quả kinh doanh của DN, bao gồm: Các chỉ tiêu đo lường HQKD dựa
trên số liệu kế toán (ROA, ROE, ROC, ROS, ROFA, BEP); Các chỉ tiêu
đo lường HQKD dựa trên giá trị thị trường (Tobin’s Q, PE, MVA, EVA).
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp
1.3.1. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
Trong phần này, NCS trình bày lí thuyết về sự tác động của các yếu tố
thuộc mơi trường bên ngồi DN, bao gồm: Tình hình tăng trưởng và
phát triển kinh tế vĩ mơ, Lạm phát, Quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm, và các yếu tố khác (Nguyên vật liệu, Thị trường tiêu thụ sản
phẩm, Lãi suất tín dụng,…)
1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Trong phần này, NCS trình bày lí thuyết về sự tác động của các yếu tố
bên trong DN, bao gồm: Sức mạnh tài chính của DN (thể hiện qua Khả
năng thanh toán, Khả năng hoạt động, Tỷ số nợ); Tốc độ tăng trưởng
hay khả năng chiếm lĩnh thị trường; Quy mô doanh nghiệp; Thời gian
hoạt động của DN; HQKD trong quá khứ; Các yếu tố khác (Lao động,
Trình độ cơng nghệ kinh doanh,…).



10
10
CHƯƠNG 2
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mơ hình nghiên cứu
2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu
Tổng kết giả thuyết nghiên cứu
Dấu kỳ
Tác giả
vọng
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bowmen (1978), Waddock và Graves (1997), Ruf và
ROE
cộng sự. (2001), Margarita (2004), Almajali et al
(2012), Ross, Westerfield, & Jordan (2010)
Uadiale (2010), Filatotchev, Lien and Piesse (2005).
ROC
Waddock và Graves (1997), Ruf và cộng sự. (2001),
ROS
Margarita (2004), James và John (2005), Almajali et
al (2012)
Haniffa và Hudaib (2006), Holdeness, Kroszner và
Tobin’s Q
Sheejan (1999), Cho (1998) và Morck, Shleifer và
Vishny (1988)
Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Nhóm các yếu tố sức mạnh tài chính ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán (Solvency Measure - SM)
James and John (2005), Zhang et al. (2006),

Khả
Maryanne and Don (2006), Jose et al. (2010)TL7,
năng
Seema et al. (2011)
thanh
+
Marolee Beaumont Smith (1995), Chu Chi Lok và
toán
Andy (2007), Rufo R. Mendoza (2015), Svante
nhanh
Dieden Sandell và Mattias Karlsso (2016)
Khả năng hoạt động (Turnover Measure - TM)
Vòng
Wu, Li và Zhu (2010), Stephen et al. (2010), Seema
quay
et al. (2011), Dinh và Sha (2011)
+
tổng tài
sản
Tỷ số nợ (Leverage – LEV)


11
11
Tỷ số nợ
trên tổng
tài sản

-


Quy mô
doanh
nghiệp

+

Thời
gian kinh
doanh

+

Tăng
trưởng
doanh
thu

GDP

Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingalas (1995),
. Booth (2001), Ram và cộng sự (2003)
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Bouzouita và Young (1998), Yang và Chen (2009),
Prasetyantoko và Parmono (2008) và (Hardwick
(1997)) , Hvide và Mȍen (2007), Fenn et al (2008),
Flamini et al (2009), Stierwald (2009) và Kartasheva
và Park (2012).
Thời gian kinh doanh (AGE)
Diamond Diamond (1989, 1991), Easterbrook và
Fischel (1999), Liu (2010), Kipesha (2013)


Khả năng chiếm lĩnh thị trường (GROWTH)
Krishnan và Moyer (1997), Zeitun và Tian (2007)
+
Nhóm các yếu tố từ mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
Ray và Keith (1995), Deng và cộng sự. (2009), Yu và
+
cộng sự. (2009), Ma (2011), Engin, Ahmet và Metin
(2011)
Deng và cộng sự (2009), Ma (2011)

CPI
Chứng
nhận
+/ISO
22000
2.1.2. Xây dựng mơ hình nghiên cứu
2.1.2.1. Mơ hình tĩnh
ROEi,t = β 0 + β1SM i,t + β2TM i,t + β3LEV i,t + β4GDP i,t + β5CPI i,t +
β6SIZE i,t + β7AGE i,t + β8GROWTH i,t + αi + εi,t
ROCi,t = β 0 + β1SM i,t + β2TM i,t + β3LEV i,t + β4GDP i,t + β5CPI i,t +
β6SIZE i,t + β7AGE i,t + β8GROWTH i,t + αi + εi,t
ROSi,t = β 0 + β1SM i,t + β2TM i,t + β3LEV i,t + β4GDP i,t + β5CPI i,t +
β6SIZE i,t + β7AGE i,t + β8GROWTH i,t + αi + εi,t


12
12
Tobin’s Qi,t = β 0 + β1SM i,t + β2TM i,t + β3LEV i,t + β4GDP i,t + β5CPI i,t
+ β6SIZE i,t + β7AGE i,t + β8GROWTH i,t + αi + εi,t

Trong đó: ROE: TSSL của VCSH; ROC: TSSL của VĐT; ROS: Hệ số
LN doanh thu; Tobin’s Q: hệ số Tobin’s Q; SM : Khả năng thanh toán;
TM : Khả năng hoạt động; LEV: Tỷ số nợ; GDP: Tăng trưởng kinh tế;
CPI: Lạm phát; SIZE : Quy mô DN; AGE: Thời gian kinh doanh;
GROWTH: Tăng trưởng doanh thu; αi: đặc điểm riêng của từng đối
tượng nghiên cứu không thay đổi theo thời gian; εi,t: sai số ngẫu nhiên ở
từng đối tượng nghiên cứu nhưng có sự thay đổi theo thời gian
2.1.2.2. Mơ hình động
ROEi,t = β 0 + γROEi,t-1 + β 1SM i,t + β 2TM i,t + β 3LEV i,t-1 + β 4GDP i,t +
β 5CPI i,t + β 6SIZE i,t + β 7AGE i,t + β 8GROWTH i,t + α i + ε i,t
ROCi,t = β 0 + γROCi,t-1 + β 1SM i,t + β 2TM i,t + β 3LEV i,t-1 + β 4GDP i,t +
β 5CPI i,t + β 6SIZE i,t + β 7AGE i,t + β 8GROWTH i,t + α i + ε i,t
ROSi,t = β 0 + γROSi,t-1 + β 1SM i,t + β 2TM i,t + β 3LEV i,t-1 + β 4GDP i,t +
β 5CPI i,t + β 6SIZE i,t + β 7AGE i,t + β 8GROWTH i,t + α i + ε i,t
Tobin’s Qi,t = β 0 + γTobin’s Qi,t-1 + β 1SM i,t + β 2TM i,t + β 3LEV i,t-1 +
β 4GDP i,t + β 5CPI i,t + β 6SIZE i,t + β 7AGE i,t + β 8GROWTH i,t + α i +
ε i,t
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp được xử lý và thống kê trên phần mềm Stata 14, sau đó
được phân tích dựa trên các lý thuyết kinh tế lượng và tài chính DN.
Luận án sẽ sử dụng các kiểm định (bao gồm: kiểm định Fisher, phương
pháp nhân tử Lagrange (LM) với kiểm định Breusch-Pagan, kiểm định
Hausman) để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp như: phương
pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (ordinary least squares – OLS),
phương pháp ước lượng theo mơ hình tác động cố định (Fixed Effect
Model (FEM)), phương pháp ước lượng theo mơ hình tác động ngẫu
nhiên (Random Effect Model (REM)). Trong luận án, các kiểm định sẽ
được thực hiện để phát hiện ra các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương
quan, phương sai sai số thay đổi và nội sinh. Các giải pháp để giải quyết
các khuyết tật cũng được thực hiện như sử dụng như ước lượng sai số

chuẩn vững, ước lượng GMM nhằm mục đích đạt được kết quả ước
lượng chính xác nhất về tác động của các yếu tố đến HQKD của DN.


13
13
Bên cạnh phân tích hồi quy tác động trung bình, luận án còn sử dụng kết
quả hồi quy phân vị và phân tích phân rã Oaxaca – Blinder để có nhận
định toàn diện hơn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mơ hình
đến HQKD của DN.


14
14
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. Thực trạng ngành thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019
3.1.1. Doanh nghiệp thực phẩm ở Việt Nam
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, số lượng DN ngành thực
phẩm tăng từ 5,820 lên 8,883 công ty. Nhưng đặc thù của các DN thực
phẩm Việt Nam là quy mô nhỏ, số lượng công ty ngành thực phẩm niêm
yết trên TTCK khơng nhiều. Tính đến năm 2019, chỉ có 88 DN niêm
yết. Mặc dù vậy, các cơng ty trong ngành đang phát triển mạnh mẽ. Đây
là những DN lớn, có khả năng trở thành các DN hàng đầu, tạo nên khả
năng cạnh tranh cho ngành thực phẩm ở Việt Nam. Khi HQKD của các
DN niêm yết trên TTCK được cải thiện, nó có thể thúc đẩy cho sự phát
triển của các DN khác cùng ngành.
3.1.2. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp ngành thực phẩm ở

Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019
Thứ nhất, nhu cầu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là vốn cố
định, trong các DN ngành thực phẩm chịu sự ảnh hưởng lớn từ đặc điểm
của nguồn nguyên liệu thô.
Thứ hai, các DN ngành thực phẩm thường gặp phải nhiều khó khăn
trong việc quản lý về chi phí đầu vào hơn các ngành nghề khác.
Thứ ba, các DN gặp nhiều trở ngại trong việc đảm bảo HQKD ổn định
qua các năm do ảnh hưởng của chất lượng hàng hóa đầu vào.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh của các các công ty chế biến thực phẩm
chịu sự chi phối rất lớn từ các quy định về sức khỏe và an toàn vệ sinh
thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.
Thứ năm, doanh thu và khả năng chiếm lĩnh thị phần của các DN trong
lĩnh vực chế biến thực phẩm bị tác động bởi mức sống và sở thích của
người tiêu dùng.
Thứ sáu, quy mô doanh nghiệp ngành thực phẩm tương đối nhỏ
3.1.3. Những đóng góp của các doanh nghiệp ngành thực phẩm vào
sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019
3.1.3.1. Tạo công ăn việc làm, giảm phân hóa giàu nghèo trong hóa
xã hội
3.1.3.2. Tạo cơ hội kinh doanh cho những ngành liên quan


15
15
3.1.3.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước thông qua việc mở
rộng quan hệ xuất – nhập khẩu hàng với các nước trên thế giới.
3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng kinh doanh của các doanh
nghiệp ngành thực phẩm giai đoạn 2014 – 2019.
3.1.4.1. Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, chỉ số sản xuất của ngành tương đối ổn định qua các năm

Thứ hai, chỉ số tiêu thụ sản phẩm thực phẩm đứng vị trí cao so với
chỉ số tiêu thụ của các ngành sản xuất, chế tạo khác.
Thứ ba, trong giai đoạn 6 năm, kết quả kinh doanh của các DN thực
phẩm có xu hướng tăng lên qua các năm
Thứ tư, hoạt động khai thác tài sản cố định của DN đạt hiệu quả khá cao
3.1.4.2. Một số hạn chế
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành sản suất, chế biến
thực phẩm không ổn định từ năm 2014 đến năm 2019
Thứ hai, trong giai đoạn 2014 – 2019, mức độ sinh lời của các DN thực
phẩm chưa cao.
Thứ ba, tốc độ tăng vốn kinh doanh của ngành thực phẩm giai đoạn
2014-2019 cịn thấp và khơng ổn định.
3.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng của
các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa vào số liệu kế tốn
1Bảng 3.10: Các chỉ số tài chính được tính theo trọng số
ROE
ROC
ROS
ROA
ROFA
BEP
2014 0.0423
0.682
0.0731 0.0463
0.0771
0.0772
2015 0.0707 0.1366 0.1177
0.079
0.1052

0.1094
2016 0.0441 0.0534 0.0026 0.0487
0.0881
0.0861
2017 0.0416 0.0526 0.1034 0.0459
0.0818
0.1003
2018 0.0706 0.0756 0.0988 0.0761
0.1404
0.1158
2019 0.0555 0.0357 0.0763 0.0705
0.1083
0.0859
(Nguồn: Tính tốn theo số liệu Báo cáo tài chính)
Số DN có mức ROE tốt tương đối ổn định, và đang có xu hướng tăng,
cho thấy sự cải thiện trong mức độ sinh lời của vốn. Tuy nhiên, trong
giai đoạn nghiên cứu, số lượng DN có ROC lớn hơn WACC khá thấp,
đưa tới nhận định về hiệu quả sử dụng nợ không cao của các DN. Số
lượng cơng ty có hệ số LN doanh thu cao hơn ROS trung bình ngành


16
16
hàng năm cũng không cao, điều này cho thấy quan hệ giữa LN ròng
dành cho nhà đầu tư và doanh thu của nhiều công ty chưa đạt mức hấp
dẫn.
3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên giá trị thị trường
Các DN ngành thực phẩm vẫn tạo được sức hấp dẫn với các nhà đầu tư,
thể hiện qua chỉ số Tobin’s Q, PE và MVA. Nhưng EVA trung bình của
các DN rất thấp, phần nào cho thấy hiệu quả quản lý hoạt động của DN

chưa tốt trong giai đoạn 2014 - 2019
Bảng 3.14: Các chỉ số tài chính tính theo giá trị thị trường
Tobin’s Q
PE
MVA
EVA
2014

1.10153

7.6369

1,000,134,070,005

-35,887,024,592

2015

1.0826

15.8792

566,229,607,850

-12,352,885,146

2016

1.185612


66.7951

537,724,837,402

-50,619,460,005

2017

1.182145

15.7721

769,109,826,251

-19,087,053,018

2018

1.221976

18.3666

1,351,965,861,753

23,062,005,995

2019

1.146103


43.505

243,748,811,779

-33,556,918,553

(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của các DN)
3.2.3. Thực trạng các yếu tố mơi trường bên ngồi và yếu tố bên
trong của các doanh nghiệp
3.2.3.1. Các yếu tố mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
Kết quả phân tích cho thấy nền kinh tế phát triển khá tốt trong giai đoạn
2014 – 2019. Nguồn nguyên vật liệu dễ tiếp cận và tương đối dồi dào,
nhưng các DN lại phải đối diện với những trở ngại trong việc xác định
chi phí nguyên vật liệu đầu vào do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết,
bệnh dịch,… Thị trường tiêu thụ thực phẩm trong nước và nước ngoài
đang ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho DN trong ngành cải thiện
HQKD. Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mặc dù đã có sự kiểm
sốt của Chính phủ về vấn đề này, nhưng số lượng người tiêu dùng bị
ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam vẫn còn cao.
3.2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2014 – 2019, khả năng thanh toán của các DN có xu
hướng giảm, khả năng hoạt động của các DN trong mẫu nghiên cứu
không cao. Liên quan đến việc sử dụng địn bẩy tài chính, các DN có xu


17
17
hướng ưu tiên sử dụng nợ trong cơ cấu vốn. Do mẫu nghiên cứu của
luận án là các DN thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán nên
các doanh nghiệp đều có quy mơ tương đối tốt. Trình độ công nghệ kinh

doanh của các DN ngành thực phẩm ở Việt Nam là tương đối thấp.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 - 2019
4.1. Kết quả kiểm định t-test
4.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp ngành thực phẩm tại Việt Nam trong mơ
hình tĩnh
4.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam trong mơ hình
động
4.4. Kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp ngành thực phẩm
4.4.1. Kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp ngành thực phẩm đối với tồn bộ mẫu
Thơng qua các kiểm định, mơ hình phù hợp đã được lựa chọn, kết quả
nghiên cứu thực nghiệm được tóm tắt trong bảng sau đây.


TỔNG KẾT CÁC YẾU TỐ CÓ TÁC ĐỘNG, CÓ Ý NGHĨA THỐNG KÊ ĐẾN
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Mô hình tĩnh
Tồn bộ mẫu
Hồi quy tác
động trung
Hồi quy phân vị
bình


Hồi quy tác
động trung
bình

Hồi quy phân vị

Biến
X

Tác
động

Biến
X

Tác
động

Biến X

ROE

LEV
SIZE

+

TM
AGE
SIZE


+
+

ROC

TM
LEV
SIZE

+
+

TM
LEV
AGE
SIZE

+
+

TM
LEV

+
-

ROS

LEV

SIZE

+

SM
LEV

+
-

LEV
GRO

-

Biến
Y

Biến X

Tác
động

Nhóm 1

Nhóm 2
Hồi quy tác
động trung
bình


Tác
động

Biến
X

Tác
động

SM
TM
LEV
AGE
SIZE

+
+
+
+

SM
TM

+
+

SM
TM

+

-

SIZE

+

Hồi quy phân vị

Biến X

TM
LEV
AGE
GROWT
H
SIZE
SM
TM

Tác
động

+
+
+
+


SIZE
GROWTH


+
-

WTH
+

SIZE
Tobi
n’s Q

SIZE

+

SM
TM
LEV
AGE
GROWT
H
SIZE

+
+
+
+/+
+

LEV

GROWTH
SIZE
AGE
TM
AGE

+
+
+
+

GRO
WTH
CPI
SIZE

+
+
+

LEV
AGE
GROWTH
SIZE
TM
LEV
AGE
SIZE

+

+
+
+/+

Mơ hình động
Tồn bộ mẫu
Biến Y
ROE

ROC

Biến X
ROEt-1
SM
TM
LEVt-1
CPI
SM
TM
SIZE

Nhóm 1
Tác
động
+
+
+
+
+
+

-

Biến X

ROCt-1
SM
TM

Nhóm 2
Tác
động

+
+
+

Biến X

SIZE

Tác
động

-


AGE
CPI
ROS
ROSt-1

+
ROSt-1
SM
+
SM
TM
+
GROWTH
+
Tobin’s Q Tobin’s Qt-1
+
Tobin’s Qt-1
SM
+
LEVt-1
LEVt-1
+
AGE
+
Chú thích: Nhóm 1: Nhóm doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 22000
Nhóm 2: Nhóm doanh nghiệp khơng có giấy chứng nhận ISO 22000
Biến Y: Biến phụ thuộc; Biến X: Biến độc lập
(+): Tác động tích cực (-): Tác động tiêu cực

+
+

LEVt-1
AGE


-

+
+

Tobin’s Qt-1
AGE
CPI

+
+
+


CHƯƠNG 5
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỰC PHẨM
Ở VIỆT NAM VÀ HÀM Ý, KHUYẾN NGHỊ NHẰM
CẢI THIỆN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM
5.1. Triển vọng phát triển của ngành thực phẩm.
5.1.1. Bối cảnh kinh tế
Đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID19, nhờ vào những chính sách kịp thời của Nhà nước, GDP Việt Nam
vẫn ước đạt 1.8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2.8% trong cả
năm. Chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2019, và theo sự
báo của Viện Kinh tế tài chính, chỉ số CPI của Việt Nam sẽ dao động
trong khoảng 3.6% đến 4% trong năm 2020. Hoạt động xuất-nhập khẩu
các sản phẩm thực phẩm vẫn được tiến hành khá thuận lợi.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chính sách cách ly đã khiến nguồn cung
lao động giảm, nhiều DN cân nhắc đến việc đầu tư vào máy móc, thiết
bị. Chính sách giãn cách làm cho việc mua bán thực phẩm trực tiếp trở

nên khó khăn, khiến cho hoạt động sản xuất ngưng trệ, người lao động
có thể bị giảm thu nhập, dẫn tới nhu cầu thực phẩm, đặc biệt là thực
phẩm cao cấp giảm mạnh. Một khó khăn khác là vì nguồn vốn cung ứng
cho DN đang có xu hướng thu hẹp lại.
5.1.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành thực phẩm Việt Nam
trong tương lai
5.1.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển ổn định, tạo
cơ hội thuận lợi cho các DN tiếp tục hoạt động tái sản xuất mà mở rộng
trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ hai, mức thu nhập khả dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng, nhu
cầu của người dân về việc cải thiện chất lượng dinh dưỡng cũng thay
đổi, tạo tiềm năng phát triển cho các DN thực phẩm.
Thứ ba, mặc dù có những ảnh hưởng từ dịch bệnh, hoạt động tự do hóa
thương mại vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Việc mở rộng quan hệ kinh tế
với các quốc gia trên thế giới đã tạo cơ hội cho các DN thực phẩm tiếp
cận một thị trường tiêu thụ rộng lớn.
5.1.2.2. Thách thức


Thứ nhất, trong thời gian tới, chi phí và chất lượng ngun liệu thơ vẫn
khó ổn định do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết,…
Thứ hai, dịch bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới khả năng
phát triển của ngành thực phẩm trong những năm tới.
Thứ ba, áp lực đối với các DN thực phẩm từ lúc Việt Nam tham gia vào
hoạt động thương mại quốc tế đang tăng lên do ảnh hưởng của các rào
cản thương mại.
5.1.3. Dự báo triển vọng phát triển ngành thực phẩm Việt Nam giai
đoạn 2021 - 2035
Ngành thực phẩm ở Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

Đây cũng chính là lí do Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn ngành thực
phẩm một trong các nhóm ngành ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025
– 2035. Chính phủ xác định đây sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn của
nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu
nông, lâm, thủy sản đạt mức 65-70 tỷ USD vào năm 2030 (tăng 200% so
với năm 2019), ngành cơng nghiệp thực phẩm được dự đốn là sẽ đạt
nhiều thành tựu trong giai đoạn 15 năm tới. Mặc dù có tiềm năng tốt để
phát triển, nhưng trong những năm tới, cơ cấu về các loại hình doanh
nghiệp được dự đốn là sẽ có nhiều thay đổi. Cụ thể, nhiều chuyên gia
cho rằng nhiều DN nhỏ, HQKD thấp có thể sẽ phải đóng cửa.
5.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp ngành thực
phẩm tại Việt Nam
5.1.4.1. Quản lý chi phí và chất lượng hàng hóa đầu vào
Hiệu quả quản lí chi phí, đặc biệt là chi phí đầu vào ở các DN thấp, dẫn
tới HQKD của các DN khơng cao. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc
đảm bảo chất lượng hàng hóa đầu vào khiến cho khả năng phát triển lâu
dài của các DN chịu tác động tiêu cực.
5.1.4.2. Quy mô doanh nghiệp
Quy mô DN trong ngành thực phẩm ở Việt Nam còn nhỏ, tốc độ tăng
vốn sản xuất kinh doanh thấp và không ổn định trong giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2019, gây ảnh hưởng tiêu cực đến HQKD của DN thực
phẩm.
5.4.1.3. Cơ cấu vốn
Tồn tại sự bất hợp lí trong cơ cấu vốn giữa nợ và VCSH ở nhiều doanh
nghiệp. Các DN đang ngày càng phụ thuộc vào các khoản vay nợ, đặc
biệt là nợ ngắn hạn, để đáp ứng nhu cầu vốn, khiến cho chi phí lãi vay
tăng, và DN phải đối diện với rủi ro thanh tốn. Trong khi đó, khả năng


hoạt động của DN chưa cao, khiến cho việc sử dụng nợ không hiệu quả,

gây ảnh hưởng xấu tới HQKD nói chung của DN.
5.1.4.4. Lao động qua đào tạo
Tỷ trọng lao động lành nghề trong ngành vẫn còn thấp, khiến cho
HQKD của DN bị giảm.
5.1.4.5. Thị trường, người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Cả ở thị trường trong nước và thị trường nước ngồi đều có những tín
hiệu khơng có lợi đối với hoạt động kinh doanh của các công ty thực
phẩm. Sự thu hẹp thị trường tiêu thụ sẽ dẫn tới sự sụt giảm về doanh thu
và LN, gây nên tổn thất cho DN, thậm chí là có thể đẩy nhiều cơng ty
đến tình trạng phá sản.
Số vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam vẫn cịn cao, dẫn tới thiệt hại về
sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Nếu các DN khơng có các
biện pháp quyết liệt hơn, trong tương lai, hoạt động kinh doanh của các
DN sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ đang
trở nên khó tính hơn và các quy định về an tồn thực phẩm của Chính
phủ ngày càng nghiêm ngặt.
5.1.4.6. Hiệu quả quản lý hoạt động doanh nghiệp
Các DN thực phẩm đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề về kết quả
thực sự của hoạt động quản lý DN, khiến cho HQKD của các Dn bị
giảm.
5.1.4.7. Tự do hóa thương mại và thực thi các hiệp định FTA
Hoạt động thương mại quốc tế đang được các DN ngành thực phẩm nỗ
lực phát triển, tuy nhiên, các DN cần phải vượt qua rất nhiều thử thách
do rào cản thương mại của các nước nhập khẩu và sự hiểu biết còn hạn
chế của nhà quản lý doanh nghiệp về vấn đề này.
5.2. Một số khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam
5.2.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp
5.2.1.1 Khuyến nghị về nâng hiệu quả quán lí nguồn lực đầu vào
- Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn cố định

- DN nên nâng cao hiệu quả quản lí vốn lưu động
5.2.1.2. Khuyến nghị về tăng doanh thu
- DN nên nâng cao chất lượng sản phẩm
- DN nên xây dựng và lựa chọn các sản phẩm hợp lý
- DN nên xây dựng chính sách giá linh hoạt
- DN nên hồn thiện hệ thống phân phối sản phẩm


- DN nên tăng cường chính sách xúc tiến bán hàng và hỗ trợ kinh doanh
- DN nên chủ động mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới
5.2.1.3. Khuyến nghị về tăng hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật
liệu
- Thực hiện công tác đảm bảo cung ứng đầy đủ và đồng bộ nguyên vật
liệu.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm sốt cơng tác quản lý ngun vật liệu
của doanh nghiệp.
- DN nên kiểm soát việc sử dụng nguyên vật liệu để đảm bảo tính hợp lý
và tiết kiệm.
5.2.1.4. Khuyến nghị về xây dựng cơ cấu vốn hợp lý.
(1) Trước hết, DN cần xác định được cấu trúc vốn phù hợp với khả năng
và chiến lược phát triển của mình
(2) Sau khi đã xác định được cấu trúc vốn phù hợp, DN cần lên chiến
lược để đạt được cơ cấu vốn tối ưu này.
5.2.1.5. Khuyến nghị về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
- DN nên đa dạng hóa nguồn tuyển dụng.
- DN nên thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện công
việc của nguồn nhân lực đã được tuyển dụng.
- Nhà quản lý nên hồn thiện phân cơng, bố trí lao động, áp dụng các
hình thức tổ chức lao động hợp lý.
- DN nên có các phương án tạo động lực khuyến khích lao động.

- DN nên đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ quản lý và
nhân viên trong công ty.
5.2.1.6. Khuyến nghị về sử dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để
cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp
Số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng LN thực sự của các DN thực phẩm
trong thời gian qua không phải nhà những con số khả quan, điều này đã
đặt ra vấn đề về khả năng quản lý DN. Để giải quyết vấn đề này, các nhà
quản trị có thể cân nhắc việc sử dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để
cải thiện HQKD trong tương lai.
5.2.2. Hàm ý chính sách đối với Nhà nước
5.2.2.1. Đối với Chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ cần nỡ lực kiến tạo và duy trì mơi trường kinh tế
xã hội ổn định.
Thứ hai, Chính phủ nên tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách tài chính
cho doanh nghiệp


Thứ ba, Chính phủ nên hồn thiện các hình thức hỡ trợ tài chính cho các
DN thực phẩm.
5.2.2.2. Đối với Bộ tài chính
Bộ tài chính nên hoạch định rõ các chính sách phát triển thị trường
chứng khốn và thị trường vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN
ngành thực phẩm niêm yết trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh.
5.2.2.3. Đối với các cơ quan chức năng có nhiệm vụ kiểm sốt vấn đề
an toàn thực phẩm
Đối với các hộ kinh doanh chưa có giấy chứng nhận an tồn thực phẩm,
các cơ quan quản lý cần có những biện pháp vừa mềm dẻo, vừa quyết
liệt để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Ngồi ra, các cơ quan
chức năng có liên quan cần phải tiến hành kiểm soát thường xuyên việc

thực hiện các qui định của Nhà nước về vấn đề sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm. Các cơ
quan chức năng cũng nên xây dựng các chương trình để phổ biến quyền
lợi của người tiêu dùng, qua đó nâng cao nhận thức của người tiêu dùng
về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.


×