Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGÔ THỊ TUYỀN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN
LƯU ĐỘNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG
TY NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.
HCM ngày 12 tháng 07 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Chức danh Hội đồng


Họ và tên

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

2

TS. Phạm Ngọc Toàn

Phản biện 1

3

PGS.TS. Hồ Thủy Tiên

Phản biện 2

4

TS. Phan Mỹ Hạnh

5

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Chủ tịch

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnhphúc
TP. HCM, ngày..… tháng…..năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGÔ THỊ TUYỀN

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 10/10/1989

Nơi sinh: Hà Nam

Chuyên ngành: Kế Toán

MSHV: 1441850067

I- Tên đề tài:
Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty

ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu chủ yếu phân tích tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận
của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2009 đến 2015. Từ kết quả hồi quy, tác giả đưa ra một số gợi ý giúp
nhà quản trị có những quyết định chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh
nghiệp ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/06/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ cô
hướng dẫn là TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

NGÔ THỊ TUYỀN



ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Nguyễn Thị Mỹ
Linh. Người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, các thầy cô Phòng Quản lý khoa
học và Đào tạo sau đại học, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi từ lúc
vào học tại Trường cho đến khi Luận văn được hoàn thành.
Nhân dịp, tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả các thầy cô bộ môn đã tận tâm truyền
đạt những kiến thức quý báu trong khóa học này. Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến
Bố mẹ, gia đình và bạn bè, những người luôn bên cạnh, hết lòng giúp đỡ, khích lệ
tạo mọi thuận lợi tốt nhất để tôi theo học và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.

NGÔ THỊ TUYỀN


iii

TÓM TẮT
Quản trị vốn lưu động là một trong những mối quan tâm trọng yếu của doanh
nghiệp trong công việc quản trị tài chính ngắn hạn vì sự ảnh hưởng sâu rộng của nó
tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cũng như một số nghiên cứu thực nghiệm trước đã thực hiện trên thế giới
trong nghiên cứu này, tác giả kiểm định tác động của vốn lưu động đến lợi nhuận
của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tác giả lựa chọn một mẫu gồm 26 công ty thực phẩm được niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
trong khoảng thời gian từ 2009 đến năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy các mô hình bằng Pool

Regression (OLS), Fixed Effects Model (FEM), Random Effects Model (REM) với
dữ liệu bảng để tiến hành phân tích định lượng chính yếu. Xem xét sự tác động của
kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ thanh toán tiền bình quân (APP), kỳ luân chuyển
hàng tồn kho (IT) và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt (CCE) đến biến đại diện cho lợi nhuận
là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Ngoài ra, tác giả còn đưa vào mô hình hồi quy
bốn biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh
nghiệp (GROW), khả năng thanh toán hiện hành (CR), tỷ lệ tăng trưởng (GDP), tỷ
lệ lạm phát (INF).
Kết quả kiểm định Hausman cho thấy dữ liệu bảng trong đề tài phù hợp với
phương pháp hồi quy Fixed Effect. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn
lưu động đã có những ảnh hưởng rõ ràng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp. Cụ thể
các biến số ACP, APP, IT đã tác động âm tới lợi nhuận trong khi đó biến CCE tác
động cùng chiều với lợi nhuận. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy có sự tác động
cùng chiều giữa các biến GROW, CR, GDP, INF và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tác giả không tìm thấy sự tác động có ý nghĩa giữa biến SIZE đến lợi nhuận của
các doanh nghiệp.
Các kết quả thu được từ quá trình phân tích chính là các căn cứ quan trọng đề
tài đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc quản trị vốn lưu động nhằm nâng cao
lợi nhuận của các công ty.
Từ khóa: Quản trị vốn lưu động, Lợi nhuận, Doanh nghiệp ngành thực phẩm


iv

ABSTRACT
Working capital management is one of the key concerns of enterprises in the
short-term because it has deeply impact on the profitability.
Like some previous experimental studies were performed worldwide. In this
study, the impact of working capital to the profits of food industry joint stock
companies in Vietnam was tested. In this paper, a sample of 26 firms in food

industry was selected in Vietnam’s stock market for the period of 7 years from 2009
to 2015 .
Research methodology is regression models with Pool OLS, FEM, REM with
panel data to conduct major quantitative analysis. Considering the impact of the
average collection period (ACP), the average payment period (APP), inventory
rotation period (IT) and the proportion of cash holdings (CCE) to represent the
interests variables on profit ability is profit on assets (ROA). In addition, the
research is also included the regression model controlled four variables which are
firm size (SIZE), business growth (GROW), current solvency (CR), the rate of
growth ( GDP), inflation (INF).
Hausman test results show data table in the research line with Fixed Effect
regressions. The research results showed that the working capital management had a
clear impact on the profitability of enterprises. Special, variables of. ACP, APP, ID
has negative impact to profit while CCE has the same impact with profit. Moreover,
the study also showed the same direction impact between variables GROW, CR,
GDP, INF and companies profits. The result of the study found no significant
interaction between the variables of SIZE and profitability of the enterprises.
The results from the analysis play an important factor which the study make
recommendations relation to working capital management in order to improve the
profitability for the company.
Key word: Working Capital Management, Profitability, Food industry
enterprises


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACP


Kỳ thu tiền bình quân

APP

Kỳ thanh toán bình quân

BQKPThu

Bình quân khoản phải thu

BQKPTrả

Bình quân khoản phải trả

BQTK

Bình quân tồn kho

CCE

Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt

CR

Khả năng thanh toán hiện hành

D/E

Tỷ lệ nợ vay


EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

FEM

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định

GROW

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

ICR

Tỷ số thanh toán lãi vay

IT

Số ngày tồn kho

REM


Mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên

ROA

Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SG

Tăng trưởng doanh thu

SIZE

Quy mô công ty

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTS

Tổng tài sản

VCSH

Vốn chủ sở hữu


VQKPThu

Vòng quay khoản phải thu

VQKPTrả

Vòng quay khoản phải trả

VQTK

Vòng quay tồn kho

WCM

Quản trị vốn luân chuyển


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu các công trình trước............................. 20
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu ............. 32
Bảng 3.2 Bảng kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến và biến phụ thuộc .............. 33
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến giải thích ............................. 38
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu ......................................... 41
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định VIF, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan
của mô hình ........................................................................................................... 43
Bảng 4.4 Kết quả nghiên cứu mô hình ................................................................... 44



vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ..............................................................................................................iii
ABSTRACT ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................ vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 1
1.1 Lý do nghiên cứu............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 4
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu .......................................................... 4
1.7 Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...... 6
2.1 Tổng quan về quản trị vốn lưu động ............................................................... 6
2.1.1 Vốn lưu động ........................................................................................... 6
2.1.2 Quản trị vốn lưu động .............................................................................. 7
2.1.3 Mục tiêu của quản trị vốn lưu động .......................................................... 8
2.2 Các nhân tố chính cấu thành nên vốn lưu động ............................................... 9
2.2.1 Quản trị khoản phải thu ............................................................................ 9
2.2.2 Quản trị khoản phải trả ........................................................................... 10
2.2.3 Quản trị hàng tồn kho ............................................................................. 11
2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền ............................................................................ 11

2.3 Tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận công ty ............................ 12
2.3.1 Sơ lược về đo lường lợi nhuận công ty ................................................... 12
2.3.2 Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận................................ 12


viii
2.4 Các nghiên cứu trước đây ............................................................................. 14
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 14
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước..................................................................... 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 25
3.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 25
3.1.1 Cơ sở xây dựng mô hình ........................................................................ 25
3.1.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 26
3.2 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 33
3.4 Các bước kiểm định mô hình ........................................................................ 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 36
4.1 Một số đặc điểm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
nam. ................................................................................................................... 36
4.2 Phân tích thống kê mô tả các biến................................................................. 38
4.3 Phân tích tương quan .................................................................................... 40
4.4 Kiểm định các giả thuyết hồi quy ................................................................. 42
4.4.1 Các bước kiểm định các giả thuyết hồi quy ............................................ 42
4.4.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi quy ............................................... 43
4.5 Kết quả mô hình nghiên cứu (phương pháp FGLS) ...................................... 44
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 51
5.1 Kết luận........................................................................................................ 51

5.2 Một số gợi ý nhằm nâng cao lợi nhuận dựa trên việc quản trị vốn lưu động. . 52
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 54
5.3.1 Hạn chế .................................................................................................. 54
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 56
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 58


1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do nghiên cứu
Nền kinh tế ngày càng phát triển một mặt mang lại những lợi ích giúp cho các
doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh, mặt
khác sẽ là thách thức không nhỏ đối với khả năng quản lý của doanh nghiệp, buộc
các doanh nghiệp phải cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, chuyển dịch đầu tư và điều
chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đối phó với các thách
thức này, vấn đề quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung và quản trị vốn lưu động
– liên quan đến quản trị tài chính trong ngắn hạn nói riêng là một vấn đề lớn mà các
doanh nghiệp rất cần phải quan tâm và chú trọng.
Vốn lưu động được coi là tài sản ngắn hạn của một công ty, chiếm một tỷ lệ
trong nguồn lực tài chính của công ty và được chuyển hóa qua nhiều hình thái khác
nhau, thay đổi ngày qua ngày trong từng hoạt động sản xuất của công ty (Gitman,
2002). Quản trị vốn lưu động là một trong những mối quan tâm trọng yếu của doanh
nghiệp trong công việc quản trị tài chính ngắn hạn vì sự ảnh hưởng sâu rộng của nó
tới dòng tiền luân chuyển cũng như tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong bối cảnh
nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng, làm thế nào để
quản trị tốt vốn lưu động là một trong những mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp
hướng đến. Sự quản trị vốn lưu động có thể được định nghĩa như một sự duy trì
mức độ tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phù hợp nhằm duy trì tốt hoạt động của

công ty, tận dụng tối đa nguồn vốn và tối thiểu hóa chi phí, tạo ra đủ tiền để thanh
toán các nghĩa vụ ngắn hạn cũng như đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh. Vốn lưu
động được coi là sự sống của một doanh nghiệp. Nó cần cho một công ty để duy trì
tính thanh khoản, tính thanh toán nợ và lợi nhuận (Mukhopadhyay, 2004).
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường,
doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp
có tạo ra được lợi nhuận hay không? Chuỗi lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương
lai sẽ phát sinh và diễn biến như thế nào? Vì thế lợi nhuận được coi là một trong
những đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của


2
doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho
tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định, vững chắc. Khả năng tạo ra lợi
nhuận của một công ty phụ thuộc vào việc công ty đó quản lý các nhân tố tác động
tới chúng như thế nào. Bên cạnh những yếu tố như quy mô công ty, tăng trưởng,
đòn cân nợ, cấu trúc tài sản, …, vốn lưu động được coi là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty. Nói cách khác, việc quản lý
tốt vốn lưu động sẽ góp phần giúp công ty cải thiện được lợi nhuận của mình.
Việc quản lý vốn lưu động liên quan tới quản lý khoản phải thu, tồn kho,
khoản phải trả, tiền mặt, và một số yếu tố tài chính ngắn hạn khác. Nghiên cứu của
Brigham và Houston (2003) đưa ra kết luận rằng khoảng 60% khoảng thời gian của
các giám đốc tài chính là tập trung vào việc quản trị vốn lưu động. Thêm vào đó,
một phần quan trọng của quản trị vốn lưu động là duy trì tính thanh khoản cần thiết
cho các hoạt động hàng ngày để đảm bảo công ty được vận hành thông suốt và thực
hiện được các nghĩa vụ của nó (Eljelly, 2004). Smith (1980) cho rằng quản trị vốn
lưu động là một vấn đề quan trọng vì nó tác động của nó tới lợi nhuận, rủi ro, và giá
trị của công ty. Bài luận văn này tìm hiểu về tầm quan trọng của quản lý vốn lưu

động và các thành phần khác nhau của nó ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh
nghiệp như thế nào?
Tại một nước đang phát triển như Việt Nam, quản trị vốn lưu động tuy không
còn là một vấn đề mới nhưng chưa có một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài
như các nước đã phát triển. Hơn nữa, các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán phần lớn là các công ty trong nước, với khả năng quản trị nói chung và quản
trị vốn lưu động nói riêng vẫn còn ít kinh nghiệm so với các công ty nước ngoài. Do
vậy, công ty nào biết quản trị vốn lưu động hiệu quả, công ty đó nhất thiết tạo ra lợi
thế cạnh tranh so với những công ty trong nước khác và thu hẹp dần khoảng cách
với công ty nước ngoài.
Chủ đề về tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của công ty đã
được nghiên cứu tương đối rộng rãi trên thế giới. Cũng như nhiều nghiên cứu trước
đây, nghiên cứu này sẽ lựa chọn hướng tiếp cận định lượng tìm hiểu nghiên cứu tác
động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm


3
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2015 và
đưa ra các khuyến nghị cần thiết đối với các vấn đề liên quan.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài viết tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến lợi
nhuận của các công ty ngành thực phẩm ở Việt Nam. Các mục tiêu chính là:
(i). Nghiên cứu sự tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các
công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
(ii). Gợi ý một số chính sách về nâng cao lợi nhuận của công ty thông qua việc
quản trị vốn lưu động.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như
sau:
(i). Xác định mức độ ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của

các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
(ii). Chính sách nào nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty thông qua việc quản
trị vốn lưu động?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng trong bài là phương pháp nghiên cứu định
lượng trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Mẫu dữ liệu bao gồm 26 công ty ứng1 với 182 quan sát với số liệu cấu trúc
theo dạng bảng được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán có công bố trên

ebsite

của các công ty ngành thực phẩm đang được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng
khoán HOSE và HNX trong giai đoạn 7 năm từ 2009 – 2015.
Xem xét sự tác động của các thành phần vốn lưu động lên lợi nhuận bằng mô
hình hồi quy theo ba phương pháp: ước lượng bình phương bé nhất (OLS), mô hình
các yếu tố ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên
(REM).
Tiến hành so sánh lựa chọn ra mô hình hồi quy phù hợp giữa hai mô hình
Pooled Regression hay FEM và kiểm định Hausman để chọn ra mô hình FEM hay
1

Xem danh sách công ty tại phụ lục 1.1


4
REM. Từ kết quả kiểm định lựa chọn ra mô hình hồi quy phù hợp. Nếu có hiện
tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ chuyển
sang phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least
Square – FGLS).
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sự tác động của quản trị vốn lưu động
tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong vòng 7 năm từ 2009 tới 2015.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu báo cáo của của các công ty ngành thực phẩm
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) từ năm 2009 đến năm
2015. Dữ liệu được trích từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn
HOSE và HNX từ 2009 – 2015, kỳ quan sát tính theo năm.
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ website .
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào hiểu biết chung về tác động của quản trị
vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Các kết luận được rút ra từ quá trình phân tích sẽ
góp phần giúp cho các công ty đưa ra các quyết định đúng đắn của mình trong việc
quản trị vốn lưu động nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty.
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần phụ lục, và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành năm chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương này nêu ra lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước.
Chương này trình bày các lý thuyết liên quan đến các thành phần của vốn lưu
động, lợi nhuận, quản trị vốn lưu động của công ty. Phần cuối của chương trình bày
các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây.


5
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương này trình bày Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên
cứu, mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, mô tả và đo lường các biến. Trình
bày các phương pháp lựa chọn mô hình và phân tích hồi quy.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương này sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra một số đặc điểm của công ty ngành
thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sau đó trình bày và phân tích các
số liệu thống kê mô tả của nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến và phân
tích hồi quy và cuối cùng là thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ quá trình phân tích đồng thời đưa ra
các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan dựa trên các kết luận đã nêu. Chương
này cũng nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất
hướng nghiên cứu tiếp theo.


6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong chương này tác giả sẽ trình bày các lý thuyết liên quan đến quản trị vốn
lưu động, các nhân tố cấu thành nên vốn lưu động và sự tác động của quản trị vốn
lưu động tới lợi nhuận. Sau đó, tác giả sẽ đưa ra hệ thống các nghiên cứu trong và
ngoài nước trước đây có liên quan đến nghiên cứu về quản trị vốn lưu động và
những điều học hỏi được rút ra từ những nghiên cứu này.
2.1 Tổng quan về quản trị vốn lưu động
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của
nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội, doanh
nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận.
2.1.1 Vốn lưu động

“Vốn lưu động” là thuật ngữ dùng để chỉ dòng vốn cấp thiết đáp ứng nhu cầu
về tiền cho các hoạt động thường ngày của một doanh nghiệp. Theo Phan Đình
Nguyên (2013), biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn lưu động là tài sản lưu
động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển
trong quá trình kinh doanh. Vốn lưu động là một công cụ trong quá trình quản trị
công ty để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng. Sự thiếu hụt vốn lưu động có thể dẫn
đến những khó khăn trong hoạt động hàng ngày của công ty (Horne &

achowicz,

2000). Trong bảng cân đối kế toán, có hai khoản mục quan trọng có liên quan tới
vốn lưu động là “Tổng vốn lưu động” (Gross working capital) và “Vốn lưu động
ròng” (Net working capital). “Tổng vốn lưu động” được biết tới như là tổng các tài
sản ngắn hạn và được định nghĩa bởi từ điển “Tài chính ngân hàng” (Law &
Smullen, 2005) của Oxford như sau:
“Tổng vốn lưu động là tổng các khoản tiền và tương đương tiền mà công ty
đang nắm giữ. Các khoản tương đương tiền có thể là hàng tồn kho, khoản phải thu,
và đầu tư tài chính ngắn hạn”
“Vốn lưu động ròng là lượng vốn thanh khoản trong hoạt động hàng ngày
của công ty và được đo lường bởi hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn”


7
Trong các nghiên cứu kinh tế thông thường đề cập đến vốn lưu động ròng và
đôi khi được gọi tắt là vốn lưu động.
2.1.2 Quản trị vốn lưu động
Trước năm 1980, quản trị vốn lưu động thông thường được chia nhỏ thành tiền
mặt, khoản phải thu, khoản phải trả và mỗi thành phần được quản trị bởi từng nhà
quản lý riêng (Sartoris & Hill, 1983). Tuy nhiên (Sartoris & Hill, 1983) cho rằng
việc quản trị vốn lưu động hiệu quả cần phải được xem xét một cách tổng thể bằng

cách kết hợp cả ba thành phần này lại. Các nghiên cứu kinh tế hiện nay cũng xem
xét việc quản trị vốn lưu động dưới cái nhìn tổng thể như (Sartoris & Hill, 1983) đã
đề cập.
Theo Paramasivan & Subramanian (2009), quản trị vốn lưu động ( orking
capital management –

CM) là việc “xử lý các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức và

kiểm soát các nhân tố cấu thành nên vốn lưu động như là tiền mặt, vay ngắn hạn,
khoản phải trả, khoản phải thu và tồn kho”. Từ điển “Tài chính ngân hàng” (Law &
Smullen, 2005) của Oxford định nghĩa

CM như sau: “WCM liên quan tới việc

quản trị mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và vốn ngắn hạn với mục tiêu là đảm
bảo việc duy trì các hoạt động kinh doanh hàng ngày và đảm bảo đủ dòng tiền để
phục vụ cho việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn tới hạn và các chi phí hoạt động
sắp xảy ra”.
Kết hợp các khái niệm nêu trên, nghiên cứu này đưa ra khái niệm về quản trị
vốn lưu động như sau:
“Quản trị vốn lưu động là việc quản trị các nhân tố tạo thành vốn lưu động
như tiền mặt, vay ngắn hạn, khoản phải trả, khoản phải thu, và tồn kho nhằm mục
đích duy trì các hoạt động kinh doanh hàng ngày và đảm bảo đủ dòng tiền để chi
trả các khoản nợ ngắn hạn tới hạn và các chi phí hoạt động sắp xảy ra”.
Quản trị vốn lưu động là công việc vô cùng quan trọng của công ty, đặc biệt là
đối với các công ty sản xuất thương mại và phân phối bởi vì thông thường các công
ty này có lượng vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (Raheman &
Nasr, 2007). Việc quản trị vốn lưu động không tốt có thể làm cho một công ty đang
hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận ổn định trở nên bị phá sản (Kargar &
Bluementhal, 1994).



8
2.1.3 Mục tiêu của quản trị vốn lưu động
Theo Gitman (2009) mục tiêu của quản trị vốn lưu động là tối thiểu hóa chu kỳ
tiền mặt (Cash conversion cycle – CCC) và lượng vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Nó tập trung vào việc kiểm soát các khoản phải thu, các khoản phải trả, và quản lý
việc đầu tư vào hàng tồn kho. Quản trị vốn lưu động đặc biệt quan trọng đối với sự
tồn tại, sự ổn định và hiệu quả kinh doanh của công ty.
einraub và Visscher (1998) cho rằng các nhà quản lý có thể quản trị vốn lưu
động theo ba hướng tiếp cận mang tính đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro: năng
động, ôn hòa và bảo thủ.
Đặc điểm của chiến lược năng động là lợi nhuận cao và rủi ro cao. Trong chiến
lược này công ty nắm giữ một lượng hàng tồn kho tối thiểu, lượng tiền mặt vừa đủ
và thúc ép khách hàng trả tiền hàng sớm ngay khi có thể. Bằng cách đó công ty sẽ
tối thiểu hóa chi phí tồn kho và chi phí dành cho khoản phải thu, nhưng đánh đổi lại
công ty sẽ gặp rủi ro trong việc không đủ lượng hàng cung cấp ra thị trường hoặc
trong dự phòng rủi ro. Chiến lược ôn hòa mang đặc điểm của lợi nhuận và rủi ro ở
mức trung bình, công ty đưa ra chính sách tồn kho, tồn trữ tiền mặt và kỳ thu tiền
hàng ở mức trung bình. Cuối cùng, chiến lược bảo thủ đề cập tới mục đích an toàn,
ở đó công ty chấp nhận mức lợi nhuận thấp nhất nhưng đổi lại mức rủi ro cũng ở
mức thấp nhất. Trong chiến lược này, công ty đạt được lợi thế khi giảm được chi
phí cung ứng, tránh được hiện tượng giá cả hàng hóa dao động lớn, tăng doanh thu
nhờ vào việc chấp nhận chính sách tồn kho cao và khoản phải thu cao. Tuy nhiên do
chi phí dành cho tồn kho và các khoản phải thu tăng nên làm cho lợi nhuận giảm
xuống đồng thời công ty còn phải đối mặt với rủi ro không thu được các khoản
khách hàng mua do chấp nhận nới rộng chính sách bán chịu.
Sự thành công của một doanh nghiệp có liên quan nhiều đến quản trị vốn lưu
động có hiệu quả hay không? Mỗi doanh nghiệp đều có thể đưa ra một con số doanh
thu tuyệt vời, giá trị tài sản lớn, quy mô vốn đồ sộ.... Tuy nhiên, độ lớn của những

con số này không nói lên tất cả và cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đang nắm
giữ rất nhiều tiền. Tiền của doanh nghiệp có thể đọng ở các khoản phải thu, hàng
tồn kho, lượng vốn biết đâu lại là các khoản phải trả. Vì vậy cần phải xem xét một
cách cẩn trọng các thông tin, chỉ số của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý


9
vốn lưu động là quản trị các thành phần cấu thành nên nó bao gồm quản trị vốn
bằng tiền, các khoản phải thu, các khoản phải trả và quản trị hàng tồn kho
2.2 Các nhân tố chính cấu thành nên vốn lưu động
Các nhân tố chính cấu thành nên quản trị vốn lưu động thường được sử dụng
bao gồm: Quản trị khoản phải thu, Quản trị khoản phải trả, Quản trị hàng tồn kho,
Quản trị vốn bằng tiền.
2.2.1 Quản trị khoản phải thu
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua, doanh
nghiệp thường áp dụng phương pháp bán chịu cho khách hàng. Mua bán chịu phát
sinh khi người bán tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu sẩn phẩm hàng hóa dịch vụ
của mình cho người mua với cam kết trả tiền vào một ngày xác định trong tương lai.
Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải
thu của khách hàng như chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi
ro....Đổi lại doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số
lượng sản phẩm tiêu thụ.
Mục tiêu của quản trị khoản phải thu là tối đa hóa giá trị của công ty thông qua
việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Với mục đích này, các nhà quản lý tài chính
có thể tối ưu hóa giá trị của doanh thu, kiểm soát được chi phí dành cho khoản phải
thu, kiểm soát nợ xấu, duy trì số lượng khách hàng mua chịu ở mức tối thiểu dựa
vào chính sách bán chịu (Timothy & Joseph, 2002).
Công ty có thể nắm được bức tranh tổng thể về việc quản trị khoản phải thu
thông qua chỉ số “Kỳ thu tiền bình quân” (Average Collection Period – ACP). Theo
Brigham và Houston (2003) ACP là khoảng thời gian cho phép khách hàng thanh

toán tiền hàng. ACP còn được gọi là số ngày chưa thu doanh thu (Days Sales
Outstanding – DSO). ACP được tính như sau
ACP = 365/(Vòng quay các khoản phải thu) = 365/(Doanh thu/ Bình quân
khoản phải thu)
Gitman (2009) và Hatten (2008) đưa ra ý kiến rằng tất cả các công ty phải tính
toán chỉ số này để quyết định hiệu quả của lượng tín dụng cung cấp cho khách hàng
và chính sách thu hồi công nợ. Chỉ số này cao có nghĩa là các nhà quản lý cần phải
quản lý số lượng khoản phải thu không thể thu hồi, ngược lại chỉ số này thấp là một


10
chỉ báo rằng có thể tồn tại một chính sách giới hạn tín dụng quá mức chịu đựng của
khách hàng.
2.2.2 Quản trị khoản phải trả
Khác với các khoản phải thu, các khoản phải trả là các khoản vốn mà doanh
nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải
nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động. Việc
quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên duy
trì một lượng vốn tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn đòi hỏi việc thanh
toán các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn, và nâng cao uy tín của doanh
nghiệp đối với khách hàng.
Khi công ty đặt mua hàng và được người bán chấp nhận cho thanh toán trả
chậm thì công ty đã sử dụng được một nguồn tài trợ vốn. Quản trị khoản phải trả là
việc tối ưu hóa lợi ích và các rủi ro liên quan tới các khoản phải trả. Việc này phụ
thuộc vào các yếu tố như thời gian thanh toán, hạn mức mua chịu, chiết khấu, ký
gửi hay tính mùa vụ.
Việc quản trị yếu kém các khoản phải trả có thể dẫn công ty tới nguy cơ phá
sản. Gánh nặng nợ nần do mua chịu quá nhiều trong khi không thể đẩy mạnh doanh
thu bán hàng và không có biện pháp gia tăng dòng ngân lưu từ hoạt động kinh
doanh sẽ đưa công ty tới chỗ suy yếu về tài chính và thiếu hụt nguồn tiền để trả nợ

Công ty có thể kiểm soát khoản phải trả thông qua chỉ số “Kỳ trả tiền bình
quân” (Average Payment Period – APP). Chỉ số này được xác định như sau:
APP = 365/(Vòng quay các khoản phải trả) = 365/(Giá vốn hàng bán/Bình
quân khoản phải trả)
Nếu một công ty có kỳ trả tiền bình quân thấp, tức là công ty đó thanh toán các
khoản phải trả nhanh và vì vậy có thể nhận được các khoản chiết khấu do thanh
toán nhanh. Ngược lại nếu chỉ số này cao, có thể công ty không đủ tiền để thanh
toán khoản phải trả đúng hạn và cũng sẽ không nhận được các khoản chiết khấu
thanh toán. Để quản lý tốt các khoản phải trả, doanh nghiệp phải thường xuyên
kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của doanh
nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn. Doanh nghiệp còn


11
phải lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp an toàn và hiệu quả nhất đối với
doanh nghiệp.
2.2.3 Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng của tài sản ngắn hạn, nó được coi như
là một khoản đầu tư. Hàng tồn kho bao gồm ba loại cần phải được quản lý: tồn kho
nguyên vật liệu, tồn kho bán thành phẩm và tồn kho thành phẩm. Hàng tồn kho
mang đậm tính chất ngành nghề và không phải tồn kho thấp là tốt hay cao là xấu.
Vấn đề ở chỗ mức tồn kho như thế nào là hợp lý. Quản trị hàng tồn kho liên quan
tới việc tối ưu hóa chi phí đầu tư vào hàng tồn kho mà việc này phụ thuộc vào nhu
cầu về hàng tồn kho, chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho. Đầu tư quá mức và mất
cân đối vào hàng tồn kho khiến cho công ty không đủ vốn để tài trợ cho các hoạt
động cần thiết khác. Ngược lại, đầu tư quá ít vào hàng tồn kho sẽ làm cho công ty
mất cơ hội tăng doanh thu khi nhu cầu tăng lên và không có đủ hàng hóa dự phòng
trong các tình huống rủi ro. Do vậy công ty cần phải có đủ hàng tồn kho để có thể
phục vụ cho các nhu cầu tăng bất thường nhưng phải đảm bảo chi phí tồn trữ hàng
tồn kho không vượt quá lợi nhuận mà nó đem lại (Brealey and Myers, 2003).

Công ty có thể kiểm soát hàng tồn kho thông qua chỉ số “Số ngày tồn kho”
(Inventory Turnover – IT). Chỉ số này được tính như sau:
IT = 365/(Vòng quay hàng tồn kho ) = 365/(Doanh thu/Bình quân hàng tồn
kho)
2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền
Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư
chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của
doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu
cầu dự trữ vốn tiền mặt ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong
các doanh nghiệp thông thường là để đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày như mua
sắm hàng hóa, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất
phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự
đoán được và động lực trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện
các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn
tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu


12
trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp.
2.3 Tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận công ty
2.3.1 Sơ lược về đo lường lợi nhuận công ty
Lợi nhuận được coi là thước đo quan trọng nhất trong việc đo lường hiệu quả
hoạt động hay rộng hơn là đo lường giá trị công ty. Thông thường lợi nhuận được
đo lường theo giá trị tuyệt đối hoặc giá trị tương đối.
Ở khía cạnh lợi nhuận được đo lường bằng giá trị tuyệt đối, nó mang ý nghĩa
khác biệt mang tính quy mô về doanh thu so với từng loại chi phí hoặc so với tổng
chi phí. Các chỉ tiêu phổ biến thường bao hàm lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế
và lãi vay, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tài chính, lợi nhuận từ hoạt động đầu
tư, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế.

Khi lợi nhuận được đo lường theo giá trị tương đối nó được hiểu một cách rõ
ràng hơn là khả năng sinh lợi từ một nguồn lực nhất định (ví dụ: lợi nhuận trên tổng
tài sản, nói lên khả năng sinh lợi của tài sản). Một số chỉ số đo lường phổ biến được
biết đến như tỷ suất sinh lợi từ tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi từ tài sản hoạt
động (GOP), tỷ suất sinh lợi từ vốn đầu tư (ROCE) hay tỷ suất sinh lợi từ vốn chủ
sở hữu (ROE) (Brealey & Myers, 2003).
Các nghiên cứu thực nghiệm trước khi tìm hiểu về ảnh hưởng của quản trị vốn
lưu động tới lợi nhuận của doanh nghiệp đã chủ yếu sử dụng các biến số đo lường
lợi nhuận theo giá trị tương đối như: ROA, GOP, ROCE hay ROE. Trong đó hai chỉ
số được sử dụng trong ước lượng nhiều nhất là ROA và ROE.
2.3.2 Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận
Các chủ đề nghiên cứu về vốn lưu động thường tập trung vào vấn đề khai thác
các khía cạnh khác nhau của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của công ty. Các
khía cạnh này thông thường là các yếu tố cấu thành nên quản trị vốn lưu động bao
gồm: kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, số ngày tồn kho và tỷ lệ nắm giữ
tiền mặt.
Kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho thường được tìm thấy trong các
nghiên cứu thực nghiệm như là các biến số tác động âm tới lợi nhuận của doanh
nghiệp. Deloof (2003), người đã phân tích mẫu nghiên cứu các công ty Bỉ và

ang


13
(2002) đã phân tích mẫu nghiên cứu của các công ty Nhật Bản và Đài Loan, cả hai
nhấn mạnh rằng các công ty có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm số ngày khoản
phải thu, số ngày hàng tồn kho. Khi doanh nghiệp kéo dài chu kỳ sản xuất cũng như
nới lỏng chính sách bán hàng ở khía cạnh trả chậm đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho
lợi nhuận của công ty. Chu kỳ sản xuất kéo dài hơn mức trung bình chứng tỏ doanh
nghiệp có khả năng quản trị sản xuất thấp (xuất phát từ yếu tố máy móc hoặc năng

lực quản lý điều hành) và nó khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều phí tổn trong việc
tìm kiếm các nguồn tài trợ vốn ngắn hạn (Garcia & Martinez, 2004). Những điều
này tất yếu dẫn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, trái với
quan niệm truyền thống, đầu tư nhiều vào hàng tồn kho cũng có thể làm tăng lợi
nhuận. Khi hàng tồn kho cao được duy trì, nó làm giảm các chi phí gián đoạn trong
quá trình sản xuất, giảm chi phí cung ứng, bảo vệ chống lại sự biến động giá cả và
tổn thất kinh doanh do sự khan hiếm của sản phẩm (Blinder v à Maccini, 1991).
Thời gian thu tiền kéo dài hơn mức trung bình thông thường được đánh đổi lại bằng
mức giá bán cao hơn hoặc mức chiết khấu giảm và như vậy lợi nhuận có thể không
bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khi kỳ thu tiền bình quân tác động âm tới lợi nhuận điều
đó có nghĩa là sự đánh đổi này không thành công (Deloof, 2003) hay tệ hơn nữa là
doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khách hàng có năng lực tài chính yếu
kếm. Ở một khía cạnh khác, có thể doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp và
như vậy không có lợi thế đàm phán về chính sách bán hàng với các khách hàng của
mình.
Kỳ trả tiền bình quân cũng thường được tìm thấy là có tác động nghịch chiều
tới lợi nhuận trong các nghiên cứu thực nghiệm. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp có
lợi thế nếu như kéo dài hơn nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ để từ đó cân đối với
chu kỳ thu tiền của mình. Tuy nhiên khi việc kéo dài này lại ảnh hưởng âm tới lợi
nhuận của doanh nghiệp, điều đó có nghĩa hoặc là doanh nghiệp đánh đổi thời gian
kéo dài với mức giá sẵn sàng trả cao hơn do gặp khó khăn về thanh khoản hoặc
doanh nghiệp thực sự rơi vào hoàn cảnh khó khăn dẫn đến phải trì hoãn các khoản
phải trả và chấp nhận các khoản phạt trả chậm (Lazaridis & Tryfonidis, 2006).
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền có thể được so sánh với hàng tồn kho
vì nó cũng là một dạng của một nguyên liệu mà công ty cần để kinh doanh. Nó


14
được kỳ vọng tác động cùng chiều với lợi nhuận. Để quá trình sản xuất kinh doanh
diễn ra bình thường, các doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền mặt dự trữ. Nếu

dự trữ quá nhiều so với nhu cầu thực tế sẽ làm vốn tiền mặt bị ứ đọng. Mặt khác,
lạm phát ngày càng tăng sẽ làm giảm sút nhanh chóng sức mua của dòng tiền.
Ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín
của doanh nghiệp.
2.4 Các nghiên cứu trước đây
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài
García và Martínez (2004) thu thập số lượng 8,872 quan sát của các công ty
vừa và nhỏ tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1996 – 2002. Biến đại diện cho khả
năng sinh lời được tác giả sử dụng trong nghiên cứu là lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) được tính bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản trừ đi tài
sản chính. Các biến độc lập bao gồm chu kỳ luân chuyển tiền (CCC), kỳ thu tiền
bình quân (ACP), số ngày tồn kho (IT), kỳ trả tiền bình quân (APP). Các biến số thể
hiện đặc điểm của công ty bao gồm kích cỡ công ty (SIZE), tăng trưởng doanh thu
(SGRO ), nợ trên tổng tài sản (DEBT), tăng trưởng GDP hàng năm (GDPGR).
Kết quả nghiên cứu cho thấy chu kỳ luân chuyển tiền, kỳ thu tiền bình quân, số
ngày tồn kho, kỳ trả tiền bình quân đều có tác động âm tới lợi nhuận. Từ nghiên cứu
này, các tác giả đã chứng minh rằng những nhà quản lý có thể tạo ra giá trị bằng
việc giảm kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho xuống. Thêm vào đó, việc rút
ngắn chu kỳ luân chuyển tiền sẽ giúp cho công ty cải thiện được lợi nhuận.
Deloof (2003) đã phân tích 1.009 công ty phi tài chính của Bỉ từ 1992 – 1996.
Ông thấy rằng lợi nhuận hoạt động gộp của một công ty có mối quan hệ nghịch
chiều với kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP) và kỳ thu tiền bình quân (ACP). Do
đó, Ông đề nghị các nhà quản trị tài chính có thể cố gắng để nâng cao lợi nhuận
bằng cách tăng thời hạn thanh toán trung bình và giảm kỳ luân chuyển hàng tồn kho
và kỳ thu tiền bình quân. Ông cũng khuyến cáo rằng lợi nhuận có liên quan mạnh
mẽ đến quản trị vốn lưu động của một công ty.
Lazaridis & Tryfonidis (2006) thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa quản
trị vốn lưu động và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Athen” giai đoạn 2001 – 2004 với lượng mẫu gồm 131 công ty. Tác giả sử dụng tỷ



×