Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non - SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.49 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC
TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON"

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC
TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON"

Họ và tên: Phan Thị Thanh Huyền
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015

2

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI: "Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh giá kiểm định
chất lượng giáo dục trường mầm non”.
1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị
trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học và trình độ
đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng
chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn
hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giáo dục; Bộ Giáo dục - Đào tạo đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ
sở vật chất, đẩy mạnh công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học
và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo
dục. Trong đó, cơng tác triển khai thực hiện tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo
dục trường mầm non được bắt đầu trong những năm gần đây, cùng với chủ đề: “Năm
học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. (Chỉ thị số
46/2008/CT.BGDĐT ngày 05/08/2008 của Bộ GD–ĐT).
Việt Nam đang bước vào thế kỷ XXI, giai đoạn hết sức quan trọng và mang
tính quyết định đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X, Chỉ thị số 40/CT.TW của Ban Bí thư trung ương Đảng ngày 15/06/2004,
Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ...
Vấn đề được đặt ra : Để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục là cần phải triển khai công tác thu thập thông tin về chất lượng dạy- học của
nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.
Đặc biệt trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục là một vấn đề ln
được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển
đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện nay nói riêng.
Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một giải pháp quản lí chất lượng

nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, q trình tổ
chức giáo dục thơng qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của
hệ thống giáo dục cũng như của các cơ sở giáo dục. Bằng nhận thức và ý thức sâu sắc
về mục đích, ý nghĩa của cơng tác KĐCLGD, bằng việc triển khai cơng tác KĐCLGD
một cách tích cực, khách quan, trung thực, toàn bộ các cơ sở giáo dục dần dần sẽ tạo
3


ra được những chuyển biến mới, hình thành "văn hóa chất lượng" trong mỗi cơ sở
giáo dục, mỗi cán bộ quản lí giáo dục, người dạy, người học để từ đó, chất lượng giáo
dục được đảm bảo và khơng ngừng được cải tiến, nâng cao.
Vì vậy, tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường hiện nay là công việc hết sức
quan trọng mà trong đó giải pháp nào để thực hiện tốt việc tự đánh giá kiểm định chất
lượng giáo dục. Chính vì thế, bản thân chọn đề tài “Mợt sớ giải pháp để thực hiện tốt
công tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục của trường mầm non” để làm
đề tài nghiên cứu trong suốt năm học này.
1. 2. Phạm vi áp dụng đề tài:
Xuất phát từ thực tế của đơn vị, tôi thấy công tác tự đánh giá kiểm định chất
lượng giáo dục là rất cần thiết, bởi vì tự đánh giá là xác định cấp độ chất lượng giáo
dục trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, kinh tế xã hội của
địa phương, công tác quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ, kết quả đạt được cũng như
những hạn chế thiếu sót của nhà trường.
Từ đó để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng
giáo dục của trường mình, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, qua đó trình cơ quan chức năng xem xét quan tâm
đầu tư và định hướng cho nhà trường.
Đề tài này tôi chỉ nghiên cứu công tác tự đánh giá chất lượng trường mầm non
theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 về việc Quy định
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng
giáo dục trường mầm non, chứ không đi sâu nghiên cứu tồn bộ Thơng tư như

Chu kỳ.... Đề tài này đang áp dụng ở đơn vị tơi và có thể áp dụng cho các đơn vị bạn
trong huyện, trong tỉnh.
2. Nội dung:
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Thực hiện công văn số: 821 /GD&ĐT - MN ngày 17 tháng 9 năm 2014 về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp học Mầm non. Trường
chúng tôi đã bám sát công văn chỉ đạo để xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm
học. Vừa qua trường tôi được đoàn đánh giá ngoài của Sở giáo dục và đào tạo đến để
đánh giá mức độ đạt được về kiểm định chất lượng giáo dục mà trường đã đăng ký.
Qua q trình khảo sát của đồn đánh giá ngồi trường chúng tơi bắt gặp một số thuận
lợi và khó khăn sau:
* Những thuận lợi
- Kiểm định chất lượng giáo dục được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Điều 17,
Luật giáo dục (2005) đã chỉ rõ: “Kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định
4


kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất
lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”.
- Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định
chất lượng giáo dục từ trung ương đến địa phương nhà trường đều cập nhật đầy đủ.
- Công tác tuyên truyền về kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường triển khai
rộng rãi đến tận giáo viên, nhân viên và phụ huynh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đơng nên việc huy động
để tìm kiếm minh chứng có phần thuận lợi.
- Đa số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có sự đồn kết nhất trí,
trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng và nhất là các thành viên Hội đồng tự đánh
giá có tinh thần trách nhiệm cao, biết phân tích, tổng hợp, đánh giá khách quan chất
lượng giáo dục của nhà trường đồng thời được Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tập
huấn cụ thể.

- Hội đồng tự đánh giá của trường đã có Kế hoạch tự đánh giá một cách cụ thể
như: Phân công phân nhiệm từng thành viên, chi phí cho các hoạt động tự đánh giá,
cơ sở vật chất phục vụ tự đánh giá, dự kiến thông tin minh chứng cần thu thập, thời
gian biểu hoạt động tự đánh giá . . .
- Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường đầy đủ khang trang.
* Những khó khăn
- Cơng tác tự đánh giá KĐCLGD là cơng tác hồn tồn mới, được triển khai
và thực hiện với thời gian tương đối gấp rút nên ít nhiều cũng dẫn đến những thiếu sót
trong q trình tự đánh giá KĐCLGD ở cơ sở.
- Trong thời gian xây dựng kế hoạch tự đánh giá Bộ giáo dục đã ban hành
Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 thay cho Thông tư số
45/2011/TT-BGDĐT ngày 11/10/2011, làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc xây
dựng kế hoạch cũng như tìm kiếm các minh chứng theo nội hàm và làm báo cáo tự
đánh giá.
- Có những thơng tin minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá chất lượng
của đơn vị bị thất lạc nên mất nhiều thời gian cho việc khơi phục và tìm kiếm minh
chứng.
- Việc lưu trữ, sắp xếp hồ sơ chưa hợp lý, chưa thực sự khoa học, có những
minh chứng mà lâu nay nhà trường cho rằng không quan trọng và thuộc về giáo viên
cho nên cuối năm thường để giáo viên mang về nhà hoặc vứt đi không thu và lưu trữ.
Đặc biệt trong những năm trước đây cấp học mầm non đa số là giáo viên ngồi biên
chế do đó mà sự thay đổi giáo viên rất nhiều, nhận thức của một số giáo viên còn hạn
chế trong việc lưu giữ các tài liệu như: Giáo án của giáo viên, sổ theo dõi cũng như

5


phiếu đánh giá trẻ, các sản phẩm từ trẻ…đều để thất lạc hoặc trả về cho phụ huynh
nên khôi phục tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
- Đặc biệt năm học 2009 - 2010 trận lũ lớn đã xoá sạch hồ sơ của nhiều lớp

học...
Từ những khó khăn trên, bản thân tơi đã khơng ngừng tìm kiếm, học hỏi, tham
khảo từ các trường bạn để tìm ra những biện pháp, áp dụng cho trong cả quá trình xây
dựng kế hoạch tự đánh giá cho đến việc tìm kiếm phân tích đánh giá các minh chứng,
đi đến việc hoàn thành Báo cáo tự đánh giá để làm tờ trình đăng ký tham gia đánh giá
ngoài.
2.2. Các giải pháp:
Giải pháp 1: Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên:
Tập thể lãnh đạo nhà trường và các cán bộ chủ chốt nhất thiết phải nắm vững
và quán triệt đầy đủ các nội dung sau đây:
* Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non:
Mục đích tự đánh giá là xác định cấp độ chất lượng giáo dục trên cơ sở điều
kiện thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, kinh tế xã hội của địa phương, công tác
quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ, kết quả đạt được cũng như những hạn chế thiếu sót
của nhà trường.
Giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục
của trường mầm non, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, qua đó trình cơ quan chức năng xem xét quan tâm đầu tư
và định hướng cho nhà trường phấn đấu.
Trên cơ sở đó để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định.
* Ý nghĩa của kiểm định chất lượng giáo dục:
Khi một cơ sở giáo dục đạt các cập độ trong kiểm định chất lượng giáo dục đối
với công luận. Kiểm định chất lượng không những mang lại cho cộng đồng bằng
chứng về chất lượng giáo dục mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất
lượng cho nhà trường qua kiểm định. Một trường chỉ được cơng nhận đáp ứng được
các u cầu và tiêu chí của hội đồng sau khi nhà trường chịu sự kiểm tra của các cán
bộ đánh giá giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm định của giáo dục. Quá trình
kiểm định cũng mang lại cho trường đã qua kiểm định cơ hội tự phân tích đánh giá để
có những cải tiến về chất lượng.

* Quy trình tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
6


4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
5. Viết báo cáo tự đánh giá.
6. Cơng bố báo cáo tự đánh giá.
* Thành phần Hội đồng tự đánh giá
Hội đồng TĐG chất lượng gồm cán bộ chủ chốt của trường, trưởng các đoàn
thể, các bộ phận chức năng, đại diện Đồn thanh niên, Cơng đồn, Thanh tra nhân
dân.... Ban thư ký là các cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm. Hội đồng TĐG của trường
có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, phân công công việc
cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng viết
báo cáo cho từng nhóm.
* Nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá
- Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm triển khai tự đánh giá và tư vấn cho hiệu
trưởng biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.
- Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập,
xử lý và phân tích các minh chứng; đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí; viết
báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; công bố báo cáo tự
đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá.
- Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ
cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các
nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo q trình thu thập, xử lý,
phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình triển khai tự đánh giá.
- Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân

công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng uỷ quyền.
- Thư ký hội đồng, các uỷ viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội
đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.
- Hội đồng tự đánh giá được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp
hội đồng triển khai tự đánh giá nếu cần thiết. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết sâu
về kiểm định chất lượng giáo dục và các kỹ thuật tự đánh giá.
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục:
- Phân công nhiệm vụ cho thành viên hội đồng tự đánh giá:
Thành phần hội đồng tự đánh giá: Cán bộ chủ chốt của trường, trưởng các đoàn
thể, các bộ phận chức năng, đại diện Đồn thanh niên, Cơng đồn, Thanh tra nhân
dân..... Hội đồng TĐG của trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế
hoạch chi tiết, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng viết báo cáo cho từng nhóm.
Nhóm thư ký: Là các cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm
7


Các nhóm cơng tác: Gồm có các nhóm
Ví dụ: Nhóm 1: Gồm có 3 thành viên, trong đó có 01 trưởng nhóm và nhóm
này chịu trách nhiệm thu thập Chuẩn 1, 2 và tự đánh giá chuẩn 1,2...
- Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho các thành viên trong hội đồng tự đánh
giá:
Lựa chọn nội dung và thời điểm trước khi tiến hành thu thập, xử lý, phân tích
các minh chứng, tổ chức tập huấn cho Hội đồng đánh giá.
Tập huấn theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng trường mầm non;
Công văn số 7886/BGD ĐT-KTKĐCLGD ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá trường mầm non;
- Dự kiến nguồn lực và thời điểm cần huy đợng

Phải có dự kiến các nguồn lực, nhân lực, vật lực có liên quan đến các nội hàm
của các tiêu chuẩn, tiêu chí và thời điểm cần huy động cụ thể.
- Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí
Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập
Nơi thu thập minh chứng
Nhóm cơng tác chun trách, cá nhân thu thập
Dự kiến chi phí
- Thời gian biểu cho từng nội dung cụ thể: Dựa vào nhân lực của trường mà
tôi đã xây dựng thời gian biểu để thực hiện trong vòng 12 tuần:
Cụ Thể:
Tuần 1: Họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu
và nhân sự Hội đồng tự đánh giá (TĐG);
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG;
- Họp Hội đồng TĐG; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên;
Tuần 2: Viết dự thảo kế hoạch TĐG.
- Phổ biến chủ trương triển khai TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
của nhà trường;
- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ TĐG cho các thành viên của Hội đồng TĐG,
giáo viên và nhân viên;
- Hoàn thành kế hoạch TĐG.
Tuần 3 - 5: Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG;
- Các nhóm cơng tác và cá nhân thu thập thông tin và minh chứng liên quan đến
từng tiêu chí (theo sự phân cơng của Chủ tịch Hội đồng TĐG);
- Mã hố các thơng tin và minh chứng thu được;
8


- Cá nhân, nhóm cơng tác chun trách viết các Phiếu đánh giá tiêu chí.
Tuần 6: Họp Hội đồng TĐG để:
- Thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các thông tin và minh chứng thu được;

- Xác định những thông tin, minh chứng cần thu thập bổ sung;
- Cá nhân và nhóm cơng tác báo cáo nội dung đánh giá các phiếu đánh giá tiêu chí.
- Hội đồng TĐG góp ý.
Tuần 7: Cá nhân và nhóm cơng tác chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện phiếu
đánh giá tiêu chí;
- Thu thập, xử lý thơng tin, minh chứng bổ sung;
- Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG.
Tuần 8: Dự thảo báo cáo TĐG;
- Kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG
Tuần 9: Họp Hội đồng TĐG để thảo luận dự thảo báo cáo TĐG;
- Hội đồng TĐG họp với các giáo viên, nhân viên trong trường để thảo luận về
báo cáo TĐG, xin các ý kiến góp ý;
- Hồn thiện báo cáo TĐG.
Tuần 10-11: Họp Hội đồng TĐG để thông qua báo cáo TĐG đã sửa chữa;
- Công bố báo cáo TĐG trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng
góp.
Tuần 12: Xử lý các ý kiến đóng góp và hồn thiện báo cáo TĐG
- Cơng bố báo cáo TĐG đã hoàn thiện (trong nội bộ nhà trường)
- Tập hợp các ý kiến đóng góp cho quy trình TĐG;
- Nộp báo cáo TĐG.
Giải pháp 3: Chỉ đạo công tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục.
TĐG là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là q
trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do
Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo
dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan
khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng
các tiêu chuẩn chất lượng. TĐG là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế
hoạch, được giành nhiều cơng sức, thời gian, có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể
và cá nhân trong nhà trường. TĐG địi hỏi tính khách quan, trung thực và cơng khai.
Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong q trình TĐG phải dựa trên các

thơng tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Chính vì vậy chỉ đạo cơng
tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục là rất cần thiết và phải phái tuân theo
quy trình: 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
9


3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
5. Viết báo cáo tự đánh giá.
6. Cơng bố báo cáo tự đánh giá.
Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tun truyền:
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền mục đích, ý nghĩa của công
tác TĐG&KĐCLGD để cả cộng đồng hiểu và cùng hỗ trợ, cùng tham gia công tác
này. Lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viên chủ chốt phải chủ động, sáng tạo trong
công tác tuyên truyền thông qua các cuộc hội họp, các buổi gặp mặt và các phương
tiện truyền thông khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, kiểm định chất
lượng giáo dục đã đạt được, để tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất
lượng giáo dục.
Giải pháp 5: Định hướng về huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác TĐG:
Nguồn lực chính là các yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của công
việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách
có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc địa bàn dài đông dân càng
phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ TĐG.
Giải pháp 6: Công tác chỉ đạo hướng dẫn để Hồn thành báo cáo TĐG.
Cơng tác dự thảo và hoàn thành được một báo cáo DĐG là rất quan trọng, vì
vậy cơng tác chỉ đạo hướng dẫn để tất cả các thành viên trong hội đồng TĐG đầu tư
trí tuệ vào báo cáo là rất cần thiết.
Sau khi có những thơng tin minh chứng cơ bản, Chủ tịch Hội đồng và các
nhóm cơng tác chuẩn bị đề cương báo cáo tự đánh giá, cần phải nắm từng nội dung và

bước đi cụ thể như sau:
Phần I: Cơ sở dữ liệu của nhà trường: Thông tin chung của nhà trường
(trường, lớp, học sinh, nhân sự qua 05 năm học, danh sách cán bộ quản lý...). Cơ sở
vật chất, tài chính, thư viện và tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 05
năm gần đây. Giới thiệu tổng quan về trường (vài nét về sự hình thành và phát triển
của nhà trường; những thuận lợi và khó khăn của nhà trường; thực trạng đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường).
Phần II: Tự đánh giá:
+ Đặt vấn đề.
+ Tổng quan chung (Mục đích của tự đánh giá chất lượng giáo dục; bối cảnh
chung của nhà trường; một số phát hiện chính trong q trình tự đánh giá; các vấn đề
trọng tâm của báo cáo tự đánh giá).

10


+ Tự đánh giá: Tự đánh giá theo từng tiêu chuẩn (xác định mục đích yêu cầu
của mỗi tiêu chuẩn), sau đó tiến hành đánh giá từng tiêu chí của tiêu chuẩn. Trong
đánh giá từng tiêu chí có 03 chỉ số bao gồm:
Mô tả hiện trạng của 03 chỉ số.
Điểm mạnh và điểm yếu của 03 chỉ số.
Kế hoạch cải tiến chất lượng của 03 chỉ số: Biện pháp cải tiến chất
lượng, kế hoạch thực hiện, thời gian hoàn thành và người thực hiện.
Tự đánh giá của từng chỉ số và tiêu chí.
Trong mỗi tiêu chuẩn có phần mở đầu, kết luận, nêu đầy đủ những điểm
mạnh, những tồn tại cơ bản và kế hoạch cải tiến; có thống kê, so sánh kết quả các tiêu
chí và chỉ số đạt và không đạt trong từng tiêu chuẩn. Cần mô tả và đánh giá sát với
nội hàm của các chỉ số và các tiêu chí, thể hiện tính nhất quán tromh từng tiêu chí và
giữa các tiêu chí với nhau.
Sau cùng có kết luận chung của bản báo cáo tự đánh giá để xác định:

Số lượng và tỷ lệ % các chỉ số đạt và không đạt.
Số lượng và tỷ lệ % các tiêu chí đạt và khơng đạt.
Tự đánh giá cấp độ mà nhà trường đạt.
3. Phẩn kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Năm học 2014- 2015 là năm học đầu tiên thực hiện công tác TĐG chất lượng
GD của nhà trường theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy
trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. Cơng tác tự đánh giá
KĐCLGD là cơng tác rất khó khăn, rất mới lạ đối với các nhà trường đòi hỏi nhiều
thời gian và giải pháp để thực hiện một cách có hiệu quả. Cơng tác tự đánh giá
KĐCLGD là công việc thường xuyên mà nhà trường phải thực hiện hàng năm. Do đó,
bản thân qua q trình tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường đã đưa ra giải pháp
thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD của trường có những bước đi phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường nhằm thực hiện công tác này một cách khoa học và
hiệu quả, không xem công tác tự đánh giá trở thành gánh nặng đối với vai trị quản lý
của nhà trường.
Qua q trình thực hiện tơi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau:
Trước hết, Cán bộ quản lý phải làm cho giáo viên nhận thức được tầm quan
trọng của việc tự đánh giá chất lượng giáo dục là điều kiện để nâng cao chất lượng
giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tạo sự đồng thuận trong tập thể giáo viên để đánh
giá một cách khách quan, trung thực những việc đã thực hiện trong thời gian qua và

11


hướng tới những kế hoạch cải tiến công tác giáo dục của trường trong thời gian sắp
đến.
Cán bộ quản lý phải có kế hoạch chỉ đạo tổ văn phịng, các tổ chuyên môn và
các bộ phận khác trong nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, lưu

trữ, cập nhật một cách khoa học các văn bản thông tin minh chứng theo từng tiêu
chuẩn đánh giá mỗi năm học. Tuyệt đối tránh tình trạng đến thời điểm tự đánh giá
mới đi tìm thơng tin minh chứng các năm học đã qua.
Trong quá trình tự đánh giá kiểm định của đơn vị phải có biên bản để theo dõi
và ghi nhận quá trình làm việc của Hội đồng tự đánh giá.
Sau khi áp dụng đề tài: “Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh
giá KĐCLGD của trường mầm non”, trường tôi thu được một số kết quả sau:
Kết luận của Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình cơng tác đánh giá và
KĐCLGD năm học 2014 -2015 của trường như sau:
Nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch tự đánh giá.
Trường tổ chức triển khai quy trình đánh giá đúng theo Thông tư số
25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình,
chu kỳ kiểm định chất lượng trường mầm non;
Báo cáo tự đánh giá thể hiện đầy đủ nội dung, các phiếu thu thập đều thể hiện
rõ các thông tin minh chứng.
Hồ sơ tự đánh giá nhà trường lưu trữ đầy đủ, khoa học.
Qua thời gian đánh giá ngoài tại đơn vị, Đoàn đã kết luận:
Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, đối chiếu với Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường mầm non ban hành theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT
ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định
chất lượng trường mầm non;. trường đạt các chỉ số và các tiêu chí cụ thể như sau:
- Tổng số các chỉ số đạt: 85/87 - Tỉ lệ 97,7%
- Tổng số các chỉ số không đạt: 02/87- Tỉ lệ 2.3%
- Tổng số các tiêu chí đạt: 27/29 - Tỉ lệ 93,1%
- Tổng số các tiêu chí khơng đạt: 02/29 - Tỉ lệ 6,9%
Theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ
kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, theo Thông tư số 25/2014/TTBGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, với kết quả tự đánh
giá có 27/29 tiêu chí đạt 93,1%, nhà trường đề nghị Sở giáo dục công nhận trường đạt

cấp độ 3 và đang chờ kết quả.

12


* Đối với giáo viên:
Đội ngũ giáo viên có nhiều chuyển biến tốt trong công tác tự đánh giá kiểm
định chất lượng giáo dục. Từ chỗ giáo viên chưa hiểu được quy trình, cách thu thập
phân tích xử lý các minh chứng, đến nay giáo viên đã nắm chắc được cách thu thập,
phân tích, mã hố các minh chứng.
Giáo viên đã thấy được công tác kiểm định chất lượng giáo dục không phải là
công việc nặng nề mà xem đây là phương pháp để nhìn lại kết quả thực hiện giáo dục
để có kế hoạch điều chỉnh tại các lớp mình phụ trách cho phù hợp.
Giáo viên có ý thức trong việc lưu giữ kết quả thực hiện giáo dục để làm minh
chứng cho từng năm học.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Bộ GD-ĐT và các ngành có liên quan sớm ban hành các văn bản hướng dẫn
chi phí cho cơng tác tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường.
Bộ GD-ĐT nghiên cúu bỏ bớt một số văn bản của thông tin minh chứng so với
quy định hiện nay.
Sở giáo dục có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho những trường đăng ký đánh giá
ngoài để cải tiến chất lượng cho những tiêu chuẩn, tiêu chí chưa đạt trong lần đánh giá
ngồi của Sở.
Trên đây là “Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh giá kiểm
định chất lượng giáo dục của trường mầm non”. Kính mong được sự đóng góp ý
kiến của Hội đồng thi đua nhà trường, của các cấp quản lý giáo dục, cùng các bạn
đồng nghiệp để bài viết được hồn chỉnh và có hiệu quả thực tiễn hơn.

13



14



×