Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

chuyen de luyen tu va cau lop 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.09 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chuyên đề: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH MỞ RỘNG </b>
<b> VỐN TỪ THÔNG QUA MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU</b>
<b>I/ Đặt vấn đề:</b>


Bắt đầu ở lớp 2, trong môn Tiếng Việt, học sinh được học thêm phân
môn Luyện từ và câu. Ở phân mơn này, học sinh phải tìm từ theo chủ điểm dựa
vào khả năng quan sát tổng hợp và tư duy thực tế, tự động não, suy nghĩ, sắp
xếp các từ để viết thành câu hoàn chỉnh theo các mẫu câu. Đây là bước nâng cao
về tư duy và khả năng diễn đạt của học sinh. Qua thực tế giảng dạy, tơi nhận
thấy do vốn từ của các em rất ít nên việc học phân môn Luyện từ và câu rất vất
vả, khả năng tiếp thu của các em trong một lớp rất khác nhau. Chỉ một số ít có
khả năng tiếp thu nắm bài tốt cịn phần đơng là tiếp thu chậm. Các em nghe,
hiểu yêu cầu bài tập cịn hạn chế do đó khơng thực hiện được u cầu của bài
tập. Mặt khác, việc chuẩn bị bài của học sinh chưa tốt, các em thiếu tham khảo,
nghiên cứu bài. Đa số mỗi em chỉ có quyển sách Tiếng Việt là tư liệu chính.
Nguồn sách, truyện để đọc nhằm giúp các em mở rộng vốn từ còn hạn chế. Tồn
bộ kiến thức có được là 35 phút trên lớp bởi vậy vốn từ của các em còn rất
nghèo. Lên lớp 4 – 5, học sinh nghèo vốn từ để diễn đạt, thiếu kĩ năng về viết
câu, dựng đoạn, bài làm của các em khơ khan mang tính liệt kê, lời văn thiếu
hình ảnh, dùng từ khơng chính xác, câu văn tối nghĩa, lủng củng, khơng đủ ý.
Do đó phải giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ để các em có thể có vốn từ
phong phú giúp cho chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu của lớp được
nâng lên là vấn đề mà tôi đặt ra cho mình. Trong phạm vi đề tài này tơi chỉ xin
trình bày “Một vài biện pháp giúp học sinh mở rộng vốn từ qua phân môn
Luyện từ và câu ở lớp 2 ”


<b>II/ Giải quyết vấn đề:</b>


Để giúp học sinh phát triển vốn từ, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
<b>1. Mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua các dạng bài tập:</b>



<b> a. Mở rộng vốn từ qua quan sát tranh (nối từ cho sẵn với hình vẽ tương</b>
<b>ứng, dựa vào tranh tìm từ tương ứng, gọi tên các vật ở ẩn trong tranh ….)</b>


Đối với những dạng bài tập này, giáo viên cần biết khai thác triệt để kênh
hình ở SGK, hình ảnh giáo viên và học sinh sưu tầm được để phục vụ cho tiết
dạy. Người giáo viên cũng có thể thiết kế các nội dung này trên máy chiếu và
thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong một phần của tiết dạy để giúp học
sinh quan sát, như thế vừa khơng mất thời gian gắn tranh, tìm tranh, tiện lợi lại
vừa có thể sử dụng trong nhiều năm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy giúp tôi đưa các hình ảnh tư liệu phục vụ cho bài giảng có hiệu quả ro
rệt, giáo viên có nhiều thời gian quan tâm đến các đối tượng học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

sóc, gấu, voi,…, từ đó các em sẽ trả lời được các câu hỏi ở bài tập 2 SGK trang
45.


Đối với dạng bài tập có một số hoạt động của người, học sinh có thể đốn
ra được nhưng cũng có những hoạt động nhìn qua học sinh trung bình, yếu
khơng có khả năng tìm được từ chỉ hoạt động tương ứng, giáo viên phải có
những câu hỏi gợi ý.


Ví dụ: Bài tập 2 SGK trang 59, tìm từ chỉ hoạt động tương ứng trong tranh số 3,
GV có thể hướng dẫn HS trung bình, yếu bằng các câu hỏi gợi ý sau: Bức tranh
vẽ cảnh gì? Bạn nhỏ đang làm gì? Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào? Bố
bạn nhỏ đang làm gì? Từ chỉ hoạt động của bố bạn nhỏ là từ nào?


Ở bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh (tranh đố) các sự vật được
vẽ trong tranh không biểu hiện ro ràng mà ẩn giấu trong tranh, phải quan sát kĩ
(kết hợp với tưởng tượng) mới nhận biết được. Giáo viên cần phải gợi mở óc
tưởng tượng của học sinh bằng những hình ảnh minh họa hay câu hỏi dẫn dắt
học sinh nhận ra hình ảnh cụ thể để từ đó mới hiểu được nghĩa và từ cần tìm.


<b> Ví dụ: Bài tập 1 SGK trang 90 có một số đồ vật được vẽ ẩn, học sinh khó</b>
nhận biết được, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm từ chỉ đồ vật đó bằng
những câu hỏi gợi ý sau: Hai con chim đang đậu trên đồ vật gì? (cái giá treo mũ
áo). Bạn trai đang ngồi trên đồ vật gì? (cái kiềng). Cái kiềng dùng để làm gì?
(cái kiềng để bắc vào bếp)


Giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh hiểu một số từ khó bằng hình
ảnh, bằng đặt câu hoặc giải thích bằng lời…


b. Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: (“Tìm từ ngữ cùng chủ điểm”,
<b>“Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn”…)</b>


Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động
nhóm thi tìm từ tiếp sức, tìm bạn đồng hành.


Nếu từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, khó nhận biết, để trợ giúp hoạt động
tìm từ của học sinh, giáo viên giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu một số ngữ
cảnh điển hình, trong đó có sử dụng từ cho sẵn ấy.


<b>Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: trẻ con, xuất hiện, cuối cùng, bình tĩnh.</b>
Đối với bài tập này, tìm từ trái nghĩa với từ “bình tĩnh” học sinh khó nhận
biết, giáo viên hướng dẫn học sinh bằng cách giải thích nghĩa của từ “bình tĩnh”
thơng qua ví dụ (“bình tĩnh” có nghĩa là làm chủ bản thân trước khó khăn bất
ngờ xảy đến. Ví dụ: Sau mấy phút hoảng hốt, bạn ấy bình tĩnh lại.), từ đó học
sinh dễ dàng hiểu nghĩa của từ và tìm từ. (Ví dụ: trái nghĩa với từ “bình tĩnh” là
“cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng”)


Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thi kể tiếp sức tìm từ theo chủ
điểm.



<b>Ví dụ: Thi tìm từ nhanh theo chủ điểm đưa ra: tìm từ nói về chủ điểm anh em,</b>
thầy cô, sông biển , ….( Sử dụng trong các tiết ơn tập giữa kì, cuối kì)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

rất lớn trong việc giúp học sinh phát triển, mở rộng vốn từ. Trong các tiết có
những loại bài tập này, người giáo viên có thể thiết kế một số trò chơi giúp học
sinh mở rộng vốn từ: trò chơi tiếp sức tìm từ, tìm bạn đồng hành, tìm tiếng trung
tâm,…


<b>Ví dụ: Thảo luận nhóm: Thi tìm nhanh từ: có tiếng “học”, có tiếng “tập” (Bài :</b>
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về học tập – Tuần 2)


<b>Ví dụ: Thi ghép nhanh tiếng thành từ qua trị chơi tìm bạn đồng hành. </b>


Cách chơi: mỗi học sinh chọn 1 tiếng, yêu cầu mỗi cặp học sinh phải ghép 2
tiếng mình chọn thành 1 từ có nghĩa và đọc to trước lớp.


Ghép các tiếng sau thành những từ có nghĩa: u, thương, q, mến, kính
(u thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, yêu kính, kính yêu, yêu quý, quý
yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến) (Bài: Mở rộng vốn từ: từ
ngữ về tình cảm – Tuần 12)


<b>Ví dụ : Trị chơi thi tìm tiếng trung tâm: Tìm tiếng có thể ghép được với tất cả</b>
các tiếng sau: bãi, cá, sóng, sao, bờ, … (Bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông
biển – Tuần 25)


<b>2. Lập kế hoạch giới thiệu sách theo chủ điểm cho học sinh đọc:</b>


Để giúp học sinh vừa ham thích đọc sách nâng chất lượng phân mơn Tập
đọc, vừa mở rộng vốn từ để nâng chất lượng các tiết học Luyện từ và câu, giáo
viên tìm sách, truyện tranh có ở thư viện nhà trường để giới thiệu cho học sinh


đọc trước một tuần theo chủ điểm, đồng thời sưu tầm thêm sách, truyện liên
quan đến từng chủ điểm ấy mượn để tại lớp học giới thiệu cho cả lớp đọc. Từng
tổ sẽ luân phiên đọc từng quyển để mỗi học sinh trong lớp đều đọc sách, truyện
được giới thiệu. Sau khi đọc xong sách truyện đó, học sinh sẽ nói cho nhau nghe
vốn từ liên quan đến chủ điểm sẽ học mà mình sưu tầm được. Giáo viên cần
thường xuyên liên hệ với cán bộ thư viện tìm sách, truyện có nội dung liên quan
đến các chủ điểm học sinh sẽ học, thường xuyên theo doi, kiểm tra, nhận xét
việc đọc sách báo, vốn từ học sinh sưu tầm để động viên khuyến khích trẻ trong
tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên không những sưu tầm, cung cấp sách, truyện để học
sinh đọc mà còn tham mưu cho cha mẹ học sinh có định hướng khi chọn những
sách, truyện phải có nội dung hay, liên quan đến các chủ điểm các em học giúp
các em có vốn từ ngày càng phong phú. (Có kế hoạch giới thiệu sách đính kèm)


<b>3. Mở rộng vốn từ cho học sinh trong tất cả các môn học:</b>


Việc mở rộng vốn từ cho học sinh được thực hiện trong các tiết học của
các phân mơn: Đạo đức, Tốn, Tập làm văn,... Ví dụ khi dạy phân môn Tập làm
văn, đối với những bài tập yêu cầu viết đoạn văn. Bài: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn
về biển (Tuần 26) giáo viên yêu cầu học sinh tìm một số từ nói về sóng biển
trước khi viết đoạn văn tả biển. Khi hướng dẫn học sinh trả lời các yêu cầu trong
các tiết dạy, giáo viên cần chú ý sửa lỗi sai trong dùng từ, diễn đạt theo cách
hiểu, vốn từ của trẻ tránh cho trẻ cầm sách đọc một hơi ….


<b>IV/ Kết quả:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hơn, đồng thời kĩ năng đọc của học sinh cũng được nâng lên. Cả lớp ham thích
học trong các tiết Luyện từ và câu. Đến giữa học kì 2, chất lượng phân môn
Luyện từ và câu của lớp tôi được nâng lên ro rệt, cụ thể số học sinh đạt điểm từ
khá trở lên qua các đợt kiểm tra như sau:



Đầu năm: 20%
Giữa kì 1: 35%


Cuối kì 1: 50%
Giữa kì 2: 70%
<i><b>V/ QUY TRÌNH GIẢNG DẠY</b></i>


<b>1, Kiểm tra bài cũ: </b>Yêu cầu HS giải các bài tập ở nhà hoặc nêu ngắn gọn
những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh họa.


<b>2, Dạy bài mới:</b>


a, Giới thiệu bài: Dựa theo gợi ý trong SGK.
b, Hướng dẫn làm bài tập.


GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự chung:
Đọc và xác định yêu cầu của bài tập.


HS giải một phần bài tập làm mẫu.
HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV.


c, Tổ chức trao đổi, nhận xét về kết quả. Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức
d, Củng cố, dặn dò: Chốt lại những kiến thức và kĩ năng cần năm vững ở bài
luyện tập; nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà.


Trên đây là chuyên đề mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy
của mình.Tuy nhiên khơng tránh khỏi những thiếu sót mong các anh chị đồng
nghiệp đóng góp bổ sung để chuyên đề thực hiện tốt hơn.


Đại Quang, ngày tháng năm 2012


Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>V/ Bài học kinh nghiệm:</b>


Qua quá trình thực hiện và kết quả đạt được trong giảng dạy phân môn
Luyện từ và câu, tôi rút ra được một số kinh nghiệm để dạy tốt và đạt hiệu quả
mà người giáo viên cần phải thực hiện:


- Phải luôn học tập nâng cao trình độ chun mơn. Thực hiện đổi mới phương
pháp bằng nhiều hình thức trong đó việc soạn giảng bài giảng điện tử là một
trong những hình thức mang tính chất quyết định chất lượng học tập học sinh tốt
nhất.


- Phải nhiệt tình, sưu tầm truyện sách cho học sinh đọc, đồng thời phải tìm tài
liệu, nghiên cứu bài, xác định vững mục tiêu bài dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:</b></i>


<b>1. Mở rộng vốn từ và cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ loại (</b>từ
chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm,
tính chất).


<b>2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. </b>
Cụ thể:


Đặt câu:


Các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Và những bộ phận chính của các
kiểu câu ấy.



Những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì
sao? Để làm gì?


Dấu câu: dấu chấm, dâu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.


<b>3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích</b>
<b>học tiếng Việt</b>


<i><b>B. NỘI DUNG DẠY HỌC</b></i>
<b>1. Số bài, thời lượng học</b>


Trong cả năm học, HS được học 31 tiết Luyện từ và câu
<b>2. Nội dung</b>


Về từ vựng, bên cạnh vốn từ được cung cấp qua các bài tập đọc, ở phân môn
Luyện từ và câu, HS được mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập
thực hành.


Về từ loại, theo Chương trình Tiểu học mới, HS býớc đầu rèn luyện cách dùng
các từ chỉ sự vật (danh từ), hoạt động, trạng thái (động từ) và đặc điểm, tính chất
(tính từ).


Về câu, HS lần lượt làm quen với các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế
nào?, các bộ phận của câu (trả lời các câu hỏi Ai?, Là gì?, Làm gì?, Khi nào?, Ở
đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?) và các dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm
than, phẩy).


Tuy nhiên, ở lớp 2 khơng có bài học lí thuyết. Các kiến thức từ ngữ và ngữ pháp
nói trên được thể hiện qua các bài tập thực hành.



<b>3. Hình thức rèn luyện</b>


SGK có nhiều hình thức bài tập để mở rộng vốn từ và rèn kĩ năng đặt câu cho
HS, VD: điền từ vào chỗ trống, xếp loại các từ, xếp ơ chữ, choi trị choi về
từ, đặt câu theo mẫu, nối từ thành câu, …


<i><b>C, BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:</b></i>
<b>1, Hướng dẫn HS làm bài tập</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

HS làm bài vào bảng con hoặc vào vở. GV uốn nắn.


GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về
tri thức.


<b>Cách cung cấp tri thức:</b>


Về từ loại: nhận ra và biết dùng các từ chỉ người, con vật, dồ vật, hoạt động,
trạng thái, đặc điểm để đặt câu; bước đầu có ý niệm và biết viết hoa tên riêng.
Về kiểu câu: nhận ra và biết đặt các kiểu câu đơn Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế
nào?


Về dấu câu: có ý thức và bước đầu biết đặt câu dấu chấm, chấm hỏi, chấm than,
phẩy vào đúng chỗ.


Các tri thức nói trên được cung cấp qua các bài tập. GV chỉ cần nêu những tổng
kết ngắn như trong SGK, tránh giải thích dài dịng hoặc sa vào lí thuyết.


<i><b>D, QUY TRÌNH GIẢNG DẠY</b></i>


<b>1, Kiểm tra bài cũ: </b>Yêu cầu HS giải các bài tập ở nhà hoặc nêu ngắn gọn


những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh họa.


<b>2, Dạy bài mới:</b>


a, Giới thiệu bài: Dựa theo gợi ý trong SGK.
b, Hướng dẫn làm bài tập.


GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự chung:
Đọc và xác định yêu cầu của bài tập.


HS giải một phần bài tập làm mẫu.
HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×