Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên đề phân môn Luyện từ và Câu lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.36 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
Thưa các đồng chí !
Ngôn ngữ là một thứ công cụ có giá trò có tác dụng vô cùng to lớn. Nó có
thể dùng để diễn đạt tất cả những gì con người nghó ra, nhìn thấy, biết
được, từ những vật thể vô cùng nhỏ bé đến những thế giới cực kì rộng lớn,
từ những thực thể vật chất có thể cảm giác đến những giá trò tinh thần trừu
tượng mà các giác quan con người không vươn tới được. Một công cụ mà
tính năng có những nét diệu kì như thế tất phải là một bộ máy, một cơ chế
hết sức phức tạp, tinh xảo. Cho nên, học để nắm được ngôn ngữ, cho dù
yêu cầu đặt ra ở mức trung bình cũng không phải là chuyện một sớm một
chiều mà giải quyết được. Con người, muốn tư duy, phải có ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi lẻ đó, tư duy và ngôn
ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư
duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu trau dồi ngôn ngữ được tỉ
mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Để hoàn thành
tốt nhiệm vụ phát triển tư duy, nhà trường chúng ta cần phải tổ chức tốt
việc rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh. Việc rèn luyện này được thể hiện
ở phân môn LTVC.
Ngày nay, môn Tiếng Việt ở trường phổ thông rất coi trọng nó trở
thành một môn trọng yếu theo các em suốt cả 12 năm học của ngành học
từ bậc Tiểu học đến trung học cơ sơ, phổ thông trung học. Thậm chí lên
đến Đại học.
Vì vậy, trong nhà trường Tiếng Việt là phương tiện quan trọng để
thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Tiếng Việt còn là đối tượng của một
môn học trong hệ thống giáo dục nói chung. Môn Tiếng Việt chiếm một vò
trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Hè 2005 chúng ta được tập huấn những điểm mới trong chương trình,
sách giáo khoa và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt trong đó có các
phân môn của môn Tiếng Việt. Vấn đề phương pháp dạy học phân môn


luyện từ và câu (PPDH LTVC) chúng ta đã được tập huấn, nay chúng tôi
trình bày vấn đề này ở một khía cạnh khác. Trước đây, chúng ta chưa biết,
chúng ta tập huấn để dạy học được, nay chúng ta đã biết, chúng ta bàn
1
chuyên sâu: Dạy như thế nào để đạt kết quả cao hơn. Trước đây, chúng tôi
được tập huấn để biết dạy theo phương pháp mới, biết quản lí cách dạy,
cách học… Đến nay, các cô, các thầy đã thuộc lòng PPDH mới và có thêm
một số kinh nghiệm dạy học phân môn LTVC qua một học kì. Bản thân
chúng tôi tự nghiên cứu, tự học hỏi, học bằng nhiều hình thức, tìm hiểu
thực tế tình hình dạy học ở một số trường, một số giáo viên tại Buôn Đôn,
kể cả ở Buôn Ma Thuột. Bằng một ít kiến thức và kinh nghiệm có được,
được ban tổ chức phân công, tôi sẽ trình bày về PPDH LTVC lớp 4. Mục
tiêu đặt ra là: Dạy học như thế nào cho đúng, dạy như thế nào để đạt kết
quả cao hơn; học kì I vừa qua chúng ta đã đạt được những thành quả nhất
đònh, cần phải khắc phục những gì để dạy tốt hơn nữa.
PHẦN A: LÍ THUYẾT về PPDH phân môn LTVC lớp 4:
I.Nội dung dạy học của phân môn LTVC lớp 4 :
1.PPDH quan hệ khăng khít với đối tượng người học, người dạy, cơ
sở vật chất…và nội dung dạy học. Nội dung dạy học nào thì có PPDH đó,
PPDH này thích hợp cho nội dung này và có thể không phù hợp với bài
học kia. Vì thế, muốn áp dụng PPDH phải nói đến nội dung dạy học; nói
cụ thể là người giáo viên lớp 4 cần phải thấu hiểu nội dung dạy học phân
môn LTVC lớp 4. Vậy nội dung dạy học LTVC lớp 4 gồm những gì ?
Mục tiêu môn học Tiếng Việt (TV) ở trường Tiểu học là: hình thành
và phát triển 4 kó năng đọc, viết, nghe và nói.
(Trước đây đặt ra là nghe, nói, đọc, viết-nay sắp xếp lại đọc, viết
trước, vì 2 kó năng này quan trọng hơn. Trẻ em ở nhà vẫn nghe nói được.
Đến trường mới được đọc viết. Cho nên nhà trường chú ý dạy đọc viết cho
lớp 1.)
Mục tiêu 2: là cung cấp kiến thức về tiếng Việt, về tự nhiên xã hội.

(Các đồng chí lưu ý là môn TV có dạy kiến thức TNXH, như…)
Mục tiêu 3: là giáo dục yêu quý TV, giáo dục nhân cách.
Có 3 mục tiêu. Ba mục tiêu này được cụ thể hoá vào lớp 4, vào phân
môn LTVC.
Để đạt 3 mục tiêu trên, phân môn LTVC dạy các kiến thức sau đây-
tức là nội dung dạy học của phân môn LTVC:
2. Nội dung dạy học :
Nội dung vẫn là từ ngữ và ngữ pháp !
Phân môn từ ngữ - ngữ pháp lớp 4 cải cách giáo dục nay đổi lại là
phân môn LTVC là có lí của nó. Tức là không coi trọng lí thuyết nhiều,
2
không học nhiều về lí thuyết ngôn ngữ học (như ta học đại học). Mà dạy
cho các em luyện từ ngữ, dùng từ để đặt câu, để luyện câu, viết các kiểu
loại câu! Ở Buôn Đôn ta, có đồng chí giảng lí thuyết quá kó là không
trúng. (Tôi nói không trúng, chứ tôi không nói là không đúng. Không
trúng với mục tiêu của phân môn, của môn học, của cấp học !)
Nội dung từ vựng và ngữ pháp phải dạy là;
-Về từ vựng :
+ Học thêm khoảng 700 từ, thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm. Hiểu
được nghóa của một số từ Hán - Việt, một số thành ngữ, tục ngữ thông
dụng. Nắm được nghóa bóng của một số từ trong tác phẩm văn học.
Nội dung này, chúng ta phải phân biệt được thành ngữ với tục ngữ.
Chúng giống nhau là đều do nhiều từ tạo thành. Nhưng tục ngữ là một câu,
còn thành ngữ chỉ tương đương một từ.
+Nắm được cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và cấu tạo của từ
(từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy).
-Về ngữ pháp và ngữ pháp văn bản :
+ Học được các khái niệm danh từ, động từ, tính từ.
+ Nắm được các kiểu câu đơn và thành phần của câu đơn (chủ ngữ,
vò ngữ, trạng ngữ); Các kiểu câu phục vụ mục đích nói (câu kể, câu hỏi,

câu cảm, câu khiến).
+ Nắm được kết cấu ba phần của văn bản.
Về kiến thức từ vựng và ngữ pháp này là khó – Kể cả đối với người lớn.
Khó chỗ này :
-Coi chừng chúng ta bò nhầm thành ngữ và tục ngữ. (Đã nói trên).
-Từ phức là từ gì ? (lớp 4 CCGD không học từ phức). Chương trình
mới chia từ ra 2 loại: từ đơn có 1 tiếng và từ phức có nhiều tiếng. Như vậy,
từ phức bao gồm từ láy và từ ghép. Đưa ra thuật ngữ từ phức là có tính
khoa học. Nó bao gồm tất cả những từ có nhiều tiếng. Kể cả những từ có
nhiều tiếng mà bản thân nó không phải là từ ghép, cũng không phải là từ
láy. Ví dụ như các từ : cà phê, bồ hóng, ô tô, xà phòng, bù nhìn...v.v.
- 4 kiểu câu : câu kể , câu hỏi, câu cảm , câu khiến thì dễ. Còn câu đơn
thì sao? (Chưa học câu ghép). Câu đơn đơn giản hơn câu ghép nên học ở
lớp 4.
Có người dạy rằng “câu đơn là câu có một chủ ngữ và một vò ngữ”.
Đúng hay sai !
Giảng như vậy không sai ! Nhưng cũng không đúng. Vì câu đơn có
lúc có 2 vò ngữ, 2 chủ ngữ…v.v.
3
II.Quan điểm biên soạn SGK TV lớp 4 :
Tôi chỉ nêu quan điểm, không phân tích.
-Quan điểm dạy giao tiếp, quan diểm này thể hiện trên cả 2 phương
diện nội dung và PPDH, thể hiện trong nhiều phân môn: tập đọc, kể
chuyện, chính tả, tập làm văn…và LTVC.
Quan diểm tích hợp, có tích hợp chiều ngang, chiều dọc.
Quan diểm tích cực hoá hoạt động học tập của HS.
- Thời lượng học phân môn LTVC :
Mỗi tuần có một chủ điểm (có những chủ điểm được học trong
nhiều tuần), tất cả có 35 tuần, kể cả ôn tập.
Trong đó phân môn LTVC học mỗi tuần 2 tiết như chúng ta đã biết.

Bằng thời lượng của chương trình cũ. Vừa trang bò kiến thức sơ giản về
TV, coi trọng rèn kó năng sử dụng từ ngữ, rèn kó năng đặt câu. So với các
lớp dưới, lớp 4 có tiết học dành riêng để trang bò kiến thức cho HS. (Nhưng
lưu ý đây là kiến thức sơ giản !).
III. PPDH phân môn LTVC lớp 4 :
1. PPDH phân môn LTVC lớp 4 là PPDH mới, tức là đổi mới PPDH.
Chúng tôi nhận thức về đổi mới PPDH như thế này:
PPDH hiểu nôm na là cách thức dạy học. Là cách thức hoạt động của
người giáo viên nhằm truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách tốt nhất.
Đổi mới không có nghóa là bỏ hết cái cũ. Đỗi mới ở đây là vận dụng,
phát huy yếu tố tích cực của tất cả các PPDH truyền thống (cũ) và loại bỏ
các yếu tố tiêu cực theo hướng tích cực hoá vai trò của HS. Dạy học
(có chữ “học”) là dạy cách học, cách tự tìm ra kiến thức, dạy một biết
nhiều ! Dạy học lấy người học làm trung tâm; trong đó thầy cô đóng vai
trò người tổ chức mỗi HS đều được hoạt động, mỗi HS đều được bộc lộ
mình và được phát triển. Có nhiều cách diễn đạt, nhưng bản chất của “đổi
mới phương pháp” là như thế. Chúng ta áp dụng quan điểm đó, cụ thể hoá
phương thức đó vào dạy học phân môn LTVC lớp 4 gọi là PPDH phân
môn LTVC mới.
2. Hoạt động của HS trong giờ học theo PPDH mới :
Có hai hoạt động :
-Hoạt động giao tiếp. (Môn nào cũng có, nhưng đây là hoạt động
đặc thù của môn TV, trong đó có phân môn LTVC).
-Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết (như các môn
học khác).
4
Hai hoạt động trên được tổ chức theo nhiều hình thức. Có 3 hình
thức chính:
+ Làm việc độc lập
+ Làm việc theo nhóm

+ Làm việc theo lớp
* Lưu ý rằng :
Không nhầm lẫn PPDH với hoạt động học tập, với hình thức tổ chức
lớp.
PPDH LTVC gồm nhiều bước, thầy làm gì, trò làm gì...sẽ nói ở mục
sau. p dụng PPDH này sẽ có 2 hoạt động như trên (là hoạt động giao tiếp
và hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành).
PPDH này sẽ tổ chức 3 hình thức (hình thức độc lập, nhóm, và cả
lớp).
Tôi thấy có GV dùng PPDH mới nhưng dùng hình thức cũ-không cho
HS thảo luận nhóm, sợ ồn ào, sợ cháy giáo án...Có GV khác, cho học sinh
học theo nhóm , hình thức rất mới; nhưng sau đó cô giáo lại thuyết giảng,
áp đặt kiến thức cho học sinh ghi. Cả hai trường hợp đều chưa đổi mới
triệt để; và còn nhầm PPDH với hình thức dạy học. Ta lưu ý PPDH và
hình thức tổ chức lớp học có quan hệ mật thiết nhưng không phải là một !
Còn nữa, một số biện pháp dạy học cũng không phải là PPDH. Chia
-4-
nhóm như thế nào, cử HS nào làm nhóm trưởng, hai bàn ngồi quay mặt lại
với nhau...v.v. Đó là biện pháp, là thủ thuật của từng GV. Biện pháp, thủ
pháp này nhằm để thực hiện PPDH. Chúng ta thực hiện đúng PPDH để đạt
hiệu quả học tập cao nhất; còn dùng hình thức nào, biện pháp gì, cho HS
hoạt động như thế nào là tuỳ thuộc vào học sinh, cơ sở vật chất, nội dung
bài học...Đổi mới PPDH còn là vận dụng mọi biện pháp, phương tiện để
đạt hiệu quả cao nhất.
Dùng hình thức nào để dạy LTVC?
Kinh nghiệm cho biết : Trong phần lớn các trường hợp, nhất là trong
trường hợp câu hỏi, bài tập đề ra đã rất cụ thể thì cho HS làm việc độc
lập.VD.............Trường hợp câu hỏi, bài tập còn trừu tượng hoặc khái quát,
trường hợp nếu làm việc chung cả lớp se õcó ít HS được hoạt động thì cho
làm việc theo nhóm là tốt nhất. Hình thức làm việc cả lớp áp dụng khi giới

thiệu bài, củng cố bài, hoặc các câu hỏi không cần suy nghó lâu, hoặc lúc
HS trình bày kết quả làm việc.
3. Hoạt động của GV trong giờ học TV theo PPDH mới :
5

×