Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi HSG 1112

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND Huyện Lấp Vò Phòng GD&ĐT Lấp Vò. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập– Tự do– Hạnh phúc Đề tham khảo ……………………………………………. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN: ĐỊA LÍ THỜI GIAN: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 03 trang) Câu 1: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu ca dao trên đề cập đến hiện tượng gì? Nó có đúng với tất cả mọi nơi trên Trái Đất hay không? Hãy giải thích hiện tượng đó.(2điểm) Câu 2:Tại sao nói đới lạnh là một vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? Các loài sinh vật ở đới lạnh phải có những đặc điểm gì để thích nghi được với điều kiện sống ở đây ? (3 điểm) Câu 3: Dựa vào hình 51.1 và 51.2 trang 153, 155 sgk địa lí 7: (3điểm) a. Trình bày sự phân bố các dạng địa hình của châu Âu. b. Châu Âu có những kiểu khí hậu nào trong đó kiểu khí hậu nào phổ biến nhất? ( chiếm diện tích lớn nhất) c. Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông? Câu 4: Sông ngòi nước ta có những đặc điểm chung nào? Trong các đặc điểm đó, đặc điểm nào thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta? Mùa lũ trên các hệ thống sông ở Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ có gì khác biệt? (3điểm) Câu 5: Cho bảng số liệu sau: Quy mô dân số Việt Nam thời kì 1921 – 2003 Năm 1921 1931 1951 1960 1970 1976 1979 1990 1999 2003 Số dân 15.6 17.7 22.1 30.2 41.1 49.2 52.7 64.4 76.6 80.9 ( triệu ngừơi) Tỉ lệ gia tăng 1.0 1.1 1.2 3.9 3.3 3.1 2.5 2.2 1.5 1.4 tự nhiên (%) Hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô va tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta thời kì 1921- 2003. (3điểm) Câu 6: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 - 2002 Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Nông-lâm-ngư 40.5 29.9 27.2 25.8 25.4 23.3 23.0 nghiệp Công nghiệp-xây 23.8 28.9 28.8 32.1 34.5 38.1 38.5 dựng Dịch vụ 35.7 41.2 44.0 42.1 40.1 38.6 38.5 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002.(2điểm) b. Hãy nhận xét biểu đồ đã vẽ bằng cách trả lời các câu hỏi sau: (1điểm) - Sự giảm mạnh tỉ trọng Nông-lâm-ngư nghiệp từ 40.5% xuống còn 23.0% nói lên điều gì? - Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì? Câu 7: Vì sao cây Cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ? (3 điểm) ………Hết……….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hình 51.1 - Lược đồ tự nhiên châu Âu.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đáp án – Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi môn địa lí năm học 2011- 2012 Câu 1: - Câu ca dao đề cập đến hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa. 0,5đ - Câu ca dao chỉ đúng với nước ta và các quốc gia nằm ở Bắc bán cầu. 0,5đ - Vì Trái Đất có một độ nghiêng nhất định trên mặt phẳng quỷ đạo và độ nghiêng đó không thay đổi khi Trái Đất tự quay quanh trục cũng như quanh Mặt trời nên: 0,5đ + Trong năm có thời điểm nửa cầu Bắc chúc về phía mặt trời nhiều hơn nên được mặt trời chiếu sáng nhiều hơn lúc này ngày dài hơn đêm ( đêm tháng năm chưa nằm đã sáng) 0,25đ + Ngược lại có thời điểm thì nửa cầu Nam chúc về phía mặt trời nhiêu hơn nên lúc này ở Bắc bán cầu đêm dài hơn ngày ( ngày tháng mười chưa cười đã tối) 0,25đ Câu 2: *Đới lạnh được coi như một hoang mạc lạnh của trái đất vì đới lạnh có những đặc điểm khá tương đồng với vùng hoang mạc: - Khí hậu vô cùng lạnh lẻo và khắc nghiệt: biên độ nhiệt năm cũng như biên độ nhiệt ngày và đêm rất lớn( biên độ nhiệt năm khoảng 40oc)0.5đ - Rất khô hạn: lượng mưa rất ít dưới 500 mm và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. 0.5đ - Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn ( đới lạnh phương nam thậm chí không có người sinh sống thường xuyên). 0.5đ - Đới lạnh đa phần bị băng tuyết bao phủ quanh năm. ( chỉ tan một phần nhỏ vào mùa hạ ngắn ngủi). 0.5đ *Đặc điềm của động thực vật ở đới lạnh: - Thực vật chỉ phát triển trong mùa hạ ngắn ngủi trên các Đài nguyên chủ yếu là rêu và địa y và mộ số cây thông thấp lùn trong các thung lũng kín gió.0,25đ - Động vật phải có lớp mờ dày( cá voi, hải cẩu…) và lớp lông dày không thấm nước ( chim cánh cụt…), môt số có khả năng ngủ suốt mùa đông lạnh giá(gấu trắng…) hoặc di trú đến những vùng ấm hơn( các loài chim) hay sống tập trung thành bầy đàng để sưởi ấm cho nhau.0,75đ Câu 3 a. Sự phân bố các dạng địa hình ở châu Âu: - Đồng bằng trải dài từ tây sang đông rộng lớn nhất là đồng bằng Đông Âu. 0,25đ - Núi già phân bố ở phía bắc ( dãy Xcan-đi-na-vi) và phần trung tâm(khối núi trung tâm). 0,25đ - Núi trẻ ở phía nam.(các dãy núi ven Địa Trung Hải) 0,25đ b. Châu Âu có các kiều kí khí hâu: - Khí hậu ôn đới hải dương, 0,25đ - Khí hậu ôn đới lục địa, 0,25đ - Khí hậu Địa Trung Hải, 0,25đ - Khí hậu hàn đới. 0,25đ Trong đó khí hậu ôn đới lục địa chiếm diển tích lớn nhất. 0,25đ c. Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông là vì: - Phía tây châu Âu giáp với Đại Tây Dương với đường bờ biển bị cắt sẽ mạnh nên ảnh hưởng của biển nhiều hơn. 0.5đ - Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương hoạt động rất mạnh và được gió Tây ôn đới thổi quanh năm từ phía tây sang nên mang lại sự ấm áp và mưa nhiều cho phía tây châu Âu. 0.5đ Câu 4:  Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp cả nước nhưng đa phần là sông ngắn và dốc. 0.25đ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Sông ngòi chảy theo hai hướng chính là : tây bắc- đông nam và hướng vòng cung. 0.25đ - Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa, có một mùa lũ và một mùa cạng( gần trùng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu) 0.25đ - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa rất lớn và có giá trị về nhiều mặt. 0.25đ ● Đặc điểm thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa là : chế độ nước theo mùa và giàu phù sa. 0.5đ  Sự khác biệt của mùa lũ trên các hệ thống sông: - Sông ngòi Bắc bộ: Chế độ nước thất thường, mùa lũ thường lên nhanh và rút chậm do sông có dạng nan quạt. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 . 0.5đ - Sông ngòi Trung bộ: thường ngắn dốc nên lũ lên nhanh và đột ngôt nhưng rút nhanh. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. 0.5đ - Sông ngòi Nam bộ: chế độ nước điều hoà, lũ lên chậm và kéo dài. Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11. 0.5đ Câu 5: Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô dân số nước ta thời kì 1921 – 2003: - Từ 1921 – 1951: do đời sống còn nhiều khó khăn, chiến tranh, chăm sóc y tế còn nhiều hạn chế nên dân số nước ta tăng chậm, tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp. ( dẫn chứng số liệu) 1đ - Từ 1960 – 1999: nước ta bước vào thời kì bùng nổ dân số. Đó là do: đất nước đã hòa bình, những tiến bộ trong y tế, đời sống nhân dân được cài thiện đã làm cho tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử giảm nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao (dẫn chứng số liệu) 1đ - Hiện nay, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm.( dẫn chứng số liệu). Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên có giảm nhưng hằng năm dân số nước ta vẫn tăng khá nhanh (mổi năm tăng thêm khoảng một triệu người).1đ Câu 6: a. Vẽ biểu đồ miền, rõ, đẹp, đầy đủ số liệu, tên biểu đồ, bảng chú giải. 2đ b. Nhận xét: - Sự giảm mạnh tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp từ 40,5% xuông 23% nói lên: nông nghiệp vẫn phát triển nhưng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ phát triển hơn.Nước ta đang chuyển dần từng bước từ một nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. 0.5đ - Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên nhanh nhất. Thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta đang tiến triển tốt. 0.5đ Câu 7: Cây Cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là vì: - Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của cây Cao su: địa hình khá bằng phẳng, đấ badan, đất xám trên nền phù sa cổ, khí hậu cận Xích đạo…( 0,75đ) - Người dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác và thu hoạch Cao su. Cây Cao su được trồng rất sớm ở Đông Nam Bô và quy hoạch thành những nông trường rộng lớn. (0,75đ) - Vùng Đông Nam Bộ có được hệ thống cơ sở vật chất kỉ thuật nhất định phục vụ tốt cho việc phát triền cây Cao su đặc biệt là công nghiệp chế biến. (0,75đ) - Sản phẩm Cao su có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển cây cao su vừa góp phần giải quyết việc làm, vừa đem lại hiểu quả kinh tế cao và gắn với vấn đề bảo vệ môi trường. (0,75đ) …Hết… “Học sinh có thể có cách trình bày khác nếu đảm bảo kiến thức cũng cho đạt điểm tối đa”..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×