Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.46 KB, 27 trang )

Tiểu luận
Đề tài: NHỮNG VẤN ĐỀ
PHÁP LÍ NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN
Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 1
Mục lục
Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 2
LỜI MỞ ĐẦU

Nhà nước pháp quyền (NNPQ) –một vấn đề được sự quan tâm đặc
biệt của nhiều nhà nghiên cứu. Họ đã tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác
nhau do đó đã có những cách hiểu khác nhau về nhà nước pháp quyền. Điều
này gây ra sự nhận thức chưa đầy đủ có thể sai lệch về NNPQ.
Nhằm mục đích tìm hiểu sâu sắc và tổng quát hơn về “Vấn đề pháp lí
Nhà nước pháp quyền” với việc đi sâu vào nghiên cứu từng giai đoạn phát
triển cụ thể, trong từng xã hội để thấy cái ưu việt của NNPQ XHCN so với
các xã hội khác cũng như những vấn đề cần khắc phục để NNPQ ngày càng
tiến bộ hơn.
Nhóm 2-lớp CQV1082 chúng tôi xin giới thiệu bài tiểu luận “NHỮNG
VẤN ĐỀ PHÁP LÍ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN” nhằm đáp ứng những
nhu cầu trên. Nội dung cụ thể được trình bày trong các phần sau:
-Lí luận chung về nhà nước pháp quyền .
-Quá trình hình thành nhà nước pháp quyền tại Việt Nam
+Khái niệm nhà nước pháp quyền
+nhà nước pháp quyền hình thành tại Việt Nam.
-Đặc điểm Nhà nước pháp quyền
-So sánh NNPQXHCN và NNPQTBCN.
-Kết luận.
Chúng tôi hy vọng bài tiểu luận sẽ giúp ích cho các bạn và những ai
quan tâm đến vấn đề nhà nước pháp quyền trong việc thấu hiểu thêm về nó.
Có thể bài viết còn nhiều thiếu sót và những khiếm khuyết nhất định . Rất


mong thầy và các bạn có những ý kiến đóng góp cho bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn , để chúng ta hiểu một cách đúng đắn và thấu đáo hơn về nhà nước
pháp quyền.

Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 3
KHÁI QUÁT NỘI DUNG
A.LỜI NÓI ĐẦU:
B.LÍ LUẬN CHUNG:
Tư tưởng về NNPQ được hình thành rất sớm trong lịch sử , ngay từ
thời Hy Lạp cổ đại (427TCN). Các nhà tư tưởng đã nêu cao vai trò của pháp
luật trong đời sống xã hội nhằm khẳng định tính tối cao của pháp luật.
Đến thời cổ đại tư tưởng này được các học giả TK XVIII nâng lên một mức
mới khẳng định tính hợp lí của nhà nước pháp quyền và đưa ra mô hình cách
thức thực hiện nhà nước đó, đảm bảo cơ chế phân quyền trong bộ máy nhà
nước, tránh sự lạm quyền.
Đến TKXX,Hiến chương LHQ và công ước Quốc tế về con người
được soạn thảo dựa trên tư tưởng NNPQ và khế ước xã hội.
Đến thế kỉ XXI các tư tưởng NNPQ được khẳng định nhiều trong các bài
giảng ở các trường Đại học và Cao đẳng.
Với nền móng đó,tư tưởng về NNPQ được đảng,chính phủ áp
dụng phù hợp vào hoàn cảnh nước ta.
C.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
I. Nhà nước pháp quyền là gì?
Trong việc thực hiện và nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, vấn đề
nhà nước pháp quyền trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều tác giả
-những người làm công tác thực tiễn cũng như nghiên cứu pháp lý trong và
ngoài nước. Do cách tiếp cận vấn đề và nhận định đánh giá vấn đề ở góc độ
khác nhau nên khái niệm về NNPQ chưa được thống nhất và làm sáng
tỏ.Nhìn chung ta có thể hiểu NNPQ là nhà nước xây dựng nền pháp luật để
quản lí xã hội và đặt mình dưới pháp luật. Mỗi cơ quan nhà nước đều phải

được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ nhất định của
Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 4
pháp luật. Công dân tuân thủ thi hành và sử dụng pháp luật. Trong đó quyền
công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
II.Quá trình hình thành NNPQ tại Việt Nam :
Hòa chung vào dòng chảy của lịch sử nhân loại, Việt Nam đã trải qua
các hình thái xã hội: CXNT->XHPK, Bỏ qua giai đoạn TBCN tiến lên xây
dựng XHCN. Các mô hình xã hội này hình thành dựa trên các điều kiện kinh
tế ,xã hội phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
1) Hình thái XHCXNT:
Nhà nước chưa hình thành, con người sống theo bầy đàn ,sống chủ
yếu bằng săn bắt hái lượm . cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên
nhiên, chưa xuất hiện của tư hữu , cuộc sống vẫn đảm bảo tính công bằng,
dân chủ.
2)Mô hình NNPK:
Là mô hình nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, với cơ chế tập quyền Vua
là ngưới đứng đầu nhà nước ,có quyền tối cao. Pháp luật được nhà nước lập
nên để bảo vệ quyền lợi cho những kẻ cầm quyền, pháp luật được sử dụng
như một công cụ cai trị mà tất cả mọi người phải tuân thủ . Với mô hình
nhà nước này cuộc sống của người dân vô cùng cơ cực ,lầm than . Họ sống
mà không hề biết đến “nhân quyền”-những quyền mà con người được
hưởng .
3)Mô hình nhà nước XHCN:
Là mô hình nhà nước tiến bộ trên thế giới, Trải qua các kì hiến pháp
1946, 1959, 1980 và hiến pháp 1992 hệ thống pháp luật ở Việt Nam dần dần
hoàn chỉnh đảm bảo các tiêu chí về quyền và lợi ích chính đáng cho người
dân.
Trải qua các mô hình và hình thái xã hội, hình thái NNPQ là mô hình
mang nội dung dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xã hội được
quản lí bởi pháp luật .

Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 5
III.Đặc điểm NNPQ tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
NNPQ XHCN ở Việt Nam ngoài tiêu chí chung về NNPQ còn có
một số đặc điểm sau:
1/NNPQ ở Việt nam được hình thành trên cơ sở đánh đổ chế độ thực dân
phong kiến và không kinh qua giai đoạn phát triển của TBCN.
2/NNPQXHCN ở Việt Nam là “ nhà nước của dân do dân và vì dân”.
LÝ LUẬN CHUNG
Tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng: Bên
trong sự tồn tại của mỗi mô hình xã hội, luôn nhen nhóm manh nha một mô
hình xã hội mới.Tiến bộ hơn, tích cực hơn trên cơ sở kế thừa mô hình xã hội
cũ.Và tới khi mô hình xã hội ở thời điểm nó không còn phù hợp nữa, mô
hình xã hội mới sẽ ra đời, thay thế cho mô hình xã hội cũ trên cơ sở kế thừa
và phát huy. Từ khi thoát khỏi thế giới động vật, loài người đã trải qua các
mô hình xã hội: Công xã nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Xã hội phong
kiến,Tư bản chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa. Các mô hình xã hội phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến dần hoàn thiện. Xuyên suốt quá trình đó,
quyền con người ngày càng được đề cao cùng với sự hoàn thiện của hệ
thống Pháp luật.
Ở thời Trung cổ, Nhà nước đã được hình thành, khi đó Nhà nước luôn
lợi dụng uy thế của mình để hoạt động một cách tùy tiện, đứng trên tất cả và
được hưởng những ưu đãi miễn trừ, hưởng những đặc quyền đặc lợi. Do
vậy, các đặc quyền dành cho vua quan đã xâm lấn tới quyền công dân,
quyền con người và tất yếu dẫn đến tư tưởng đấu tranh chống lại sự chuyên
quyền độc đoán đó.
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền được hình thành rất sớm trong lịch
sử, ngay từ thời cồ đại Hy Lạp (427 TCN), các nhà tư tưởng như:
Platon,Aristote… đã đề cao vai trò của Pháp luật trong đời sống Nhà nước và
xã hội. Người đầu tiên là nhà thông thái Hy Lạp cổ đại Salon vào thế kỷ I
Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 6

TCN, ông cho rằng “Nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ,
kết hợp với sức mạnh Pháp luật”;Một số ý kiến khác như: Platon cho rằng
“Pháp luật cứu nổi nước nhà”, Sisiron viết “Cần một Nhà nước trong khôn
khổ Pháp luật”…Nhìn chung, các tư tưởng cổ đại này đều khẳng định tính tối
cao của Pháp luật.
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời cổ đại đã được các học giả thế
kỷ 17,18 nâng lên ở trình độ mới thành lý thuyết Nhà nước pháp quyền mà
nội dung cơ bản của nó là sự lệ thuộc của Nhà nước vào Pháp luật, Pháp luật
phải phục vụ cho con người, các học giả đã nâng lên thành hệ thống lý luận
về Nhà nước pháp quyền, khẳng định tính hợp lý của Nhà nước pháp quyền
và yêu cầu của nó, đưa ra mô hình, cách thức thực hiện Nhà nước đó đảm
bảo Nhà nước bị kiểm soát như dân bầu lên các nhà cầm quyền theo cơ chế
bầu cử dân chủ, xây dựng cơ chế phân quyền trong bộ máy để tránh sự lạm
quyền.
Cho đến thế kỷ 20, Hiến chương Luật hiến pháp và các Công ước
Quốc tế về quyền con người, quyền dân sự, chính trị được soạn thảo đều dựa
trên tư tưởng Nhà nước pháp quyền và khế ước xã hội. Đến những năm đầu
thế kỷ 21 các tư tưởng về Nhà nước pháp quyền được khẳng định trong các
bài giảng của nhiều Giáo sư các trường Đại học lớn trên thế giới như:
Hawart, Oxford…Và cho tới nay, vẫn có nhiều luồng ý kiến khác nhau về
các tư tưởng Nhà nước pháp quyền.
Ở Việt Nam,tư tưởng về Nhà nước pháp quyền là tư tưởng xuyên suốt
lịch sử hình thành Nhà nước từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945.Trên cơ sở
các nguồn tài liệu chính thống đưa ra “các vấn đề về Nhà nước pháp
quyền”.Việc đào sâu nghiên cứu về đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ hơn, sâu
sắc hơn và có cái nhìn đúng đắn về Nhà nước pháp quyền trong định hướng
xây dựng Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, từ đó mỗi công nhân Việt Nam sẽ
xác định những nhiệm vụ cơ bản của mình dựa trên Hiến pháp và Pháp luật
của Nhà nước, góp phần xây dựng, phát triển đất nước toàn diện.
Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 7

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
TẠI VIỆT NAM
I. Nhà nước pháp quyền là gì? (NNPQ)
Lý thuyết về NNPQ hình thành trên cơ sở phát triển các lý luận về:
Quy luật tự nhiên; Cơ chế tam quyền phân lập; khế ước xã hội (ở các quốc
gia Âu – Mỹ) và những lý luận về quyền con người.
Kể từ khi có Nhà nước được nhân dân lập ra qua khế ước xã hội, lịch
sử đã chứng minh rằng khi Nhà nước nắm quyền lực sẽ luôn có xu hướng
tha hóa quyền lực và lạm dụng quyền lực để bảo vệ và tăng thêm quyền, lợi
ích các phần tử cấu thành Bộ máy Nhà nước; đồng thời đẩy mạnh những bất
lợi về phía dân chúng. Do mưu cầu hạnh phúc là quyền tự nhiên của các cá
nhân, một người trong Bộ máy Nhà nước khi có quyền lực công sẽ có xu
hướng dùng quyền lực ấy để mưu cầu lợi ích cá nhân, giúp gia đình, thân
hữu. Dần dần các cá nhân trong bộ máy quan hệ công tác có những tình cảm
thân hữu nhất định và sẽ liên kết lại để ban hành những quy phạm pháp luật
có lợi cho họ nhưng gây bất lợi cho dân chúng và xâm hại đến các quyền
con người của nhân dân, vi phạm khế ước xã hội. Nhân dân sẽ tiến hành các
cuộc cách mạng để thay thế Nhà nước ấy bằng một Nhà nước mới với bản
khế ước mới. Nhưng nếu bản khế ước mới không ràng buộc chặt chẽ, không
kiểm soát được quyền lực Nhà nước thì Nhà nước đó lại tiếp tục tha hóa và
lạm dụng quyền lực để mưu lợi cho những cá nhân hoạt động trong Bộ máy
Nhà nước.
Thực tiễn lịch sử phát triển của tất cả các quốc gia, kể từ khi có Nhà
nước với các cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ, nông dân, ttc, binh
lính… sau khi giành được chính quyền đều dẫn đến sự tha hóa và lạm dụng
quyền lực để nhũng loạn nhân dân, cho nên vấn đề được đặt ra trong khế
ước xã hội là nhân dân phải kiểm soát được quyền lực Nhà nước. Nói cách
khác, Nhà nước bị nhân dân kiểm soát hữu hiệu quyền lực Nhà nước bằng
Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 8
pháp luật là NNPQ. Ngoài việc phân chia quyền lực theo cơ chế “Tam

quyền phân lập”, báo chí td còn là quyền lực thứ 4 – là phương tiện hữu hiệu
để người dân tham gia vào công việc kiểm soát này.
Trong việc nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, vấn đề NNPQ trở
thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều tác giả là những người làm công tác
thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học pháp lý trong và ngoài nước. Do
cách tiếp cận vấn đề hoặc nhận định, đánh giá vấn đề ở góc độ khác nhau.
Một số vấn đề rất cơ bản liên quan đến NNPQ vẫn chưa có nhận thức thống
nhất và chưa được làm sáng tỏ.
Tháng 9/1991: Hội nghị Quốc tế họp tại Berlin với sự tham gia của 40
nước đã đưa ra những lý lẽ để bàn luận và đưa ra khái niệm chung về
NNPQ. Nhìn chung, NNPQ có 4 đặc trưng cơ bản sau đây:
1. NNPQ là Nhà nước phải coi pháp luật là tối thượng, pháp luật là
cơ sở của các chính sách, quyền lực, hoạt động Nhà nước. Do đó,
mọi hoạt động của Nhà nước phải tuân theo pháp luật, pháp luật
chính là giá trị xã hội, là thước đo của tự do.
2. NNPQ phải thừa nhận và đảm bảo các quyền tự do cá nhân. Trong
các quyền tự do cá nhân cần phải đảm bảo trước hết các quyền về
kinh tế, chính trị.
3. NNPQ là Nhà nước phải được tổ chức theo cơ chế phân quyền:
Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp độc lập tương đối với nhau để có
thể chế ước lẫn nhau.
4. NNPQ phải có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực, giám sát
đối với Hiếp pháp, với Hành chính và Tư pháp…
Tóm lại, NNPQ là Nhà nước xây dựng nền pháp luật để quản lý xã
hội và đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ
chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật;
công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Trong đó quyền công dân
được pháp luật ghi nhận, đề cao và bảo vệ…
Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 9
Lịch sử nhân loại đã trải qua 4 kiểu Nhà nước tính đến thời điểm này

là: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và
cuối cùng là Nhà nước xã hội chủ nghĩa. NNPQ không phải là một Nhà
nước của một hình thái kinh tế xã hội mới. Tuy nhiên, NNPQ được xem là
yếu tố của hình thức Nhà nước có tính dân chủ và chỉ tồn tại trong xã hội có
tính dân chủ dù là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. Quá trình hình thành NNPQ tại Việt Nam:
Hòa chung vào dòng chảy lịch sử nhân loại, Việt Nam đã trải qua các
hình thái kinh tế xã hội: Công xã nguyên thủy, xã hội phong kiến, bỏ qua
giai đoạn Tư bản chủ nghĩa và tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Các mô
hình xã hội này được hình thành dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội phù
hợp với từng giai đoạn lịch sử.
1. Hình thái xã hội công xã nguyên thủy (CXNT)
Ở giai đoạn xã hội CXNT, con người sống theo bầy đàn, họ sống chủ yếu
bằng săn bắn, hái lượm, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Khi
đó, bầy người lao động và kiếm sống bằng sức mạnh tập thể, bầy người đã
liên kết lại với nhau để chống lại thú dữ, thiên tai, dịch họa. Họ sống thành
các Bộ lạc, Bộ tộc…Tất cả của cải kiếm được sẽ được chia đều cho các
thành viên trong bộ lạc và dường như chưa xuất hiện “tư hữu”. Trải qua các
thời kì với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, các Bộ lạc đã tích lũy được
nhiều của cải dư thừa và khi đó tư tưởng tích lũy “tư hữu” đã xuất hiện, của
cải dư thừa không còn được chia ra cho các thành viên trong Bộ lạc mà do
người đứng đầu Bộ lạc, Bộ tộc chiếm giữ làm của riêng…Dần dần có sự
phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp…Song song với nó, hình thái xã hội
CXNT có nguy cơ bị phá vỡ, thay vào đó là sự ra đời của mô hình xã hội
mới theo quy luật tự nhiên của nó.
2. Mô hình Nhà nước phong kiến (PK)
Vấn Đề pháp lý về Nhà nước pháp quyền 10

×