Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Dien van truyen thong 30 nam ngay Nha giao Viet Nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.68 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRUYỀN THỐNG KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM</b>
(20/11/1982 - 20/11/2012)


Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý, các thầy, cô giáo đã nghỉ
<b>hưu, các thầy cơ giáo đang cơng tác cùng tồn thể các em học sinh thân mến!</b>
Trong lúc cả nước đang ra sức thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, Nước nhà đang phát triển với những thành tựu về kinh tế, an ninh quốc
phòng và văn hố xã hội. Trong khơng khí đó tồn ngành giáo dục và nhân dân mọi
miền đất nước tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Nhân ngày 20/11
năm 2012, xã nhà long trọng tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm ngày truyền thống 20/11,
ngày nhà giáo Việt Nam. Trước tiên cho phép tôi gửi tới các vị đại biểu, khách quý,
các thế hệ nhà giáo xã nhà các thầy giáo, cô giáo đang công tác lời chúc mừng tốt
đẹp nhất.


<b>Kính thưa các đồng chí !</b>


<b> Nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20/11 năm nay chúng ta cùng nhau ôn lại</b>
<b>lịch sử và truyền thống ngày nhà giáo VN.</b>


Lịch sử ra đời ngày nhà giáo Việt Nam 20 –11 gắn liền với tổ chức giáo giới
tiến bộ trên thế giới.


Tháng 7 năm 1946 Liên hợp quốc tế các cơng đồn giáo dục được thành lập viết
tắt là FISE. Trụ sở của FISE đầu tiên ở PARI (nước Pháp) sau chuyển sang Viên
(nước Áo) rồi sang PRAHA (Tiệp khắc) và từ năm 1977 cho đến nay tại Béc Lin
(Cộng hoà Liên bang Đức ).


Tháng 7 năm 1953 cơng đồn giáo dục Việt Nam được ra nhập tổ chức giáo giới
quốc tế này. Hiện nay FISE có trên 100 nước tham gia với trên 20 triệu đoàn viên.
Năm 1949 tại hội nghị VAC- SA -VA (Ba Lan) FISE xây dựng một bản hiến chương
các nhà giáo gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:



1. Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản
động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản phong kiến..., nhằm xây
dựng nền giáo dục tiến bộ dân chủ và khoa học.


2. Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi coi khinh nghề dạy học, bảo vệ những quyền
lợi vật chất và tinh thần chính đáng của các nhà giáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đến tháng 8 năm 1945 tổ chức cơng đồn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế
giới với nồng cốt là nhà giáo các nước XHCN đã nhất trí thông qua bản “Hiến
chương các nhà giáo”.


Từ ngày 26/8 đến ngày 30/8/1957 tại thủ đô VácSaVa (Ba Lan). Hội nghị quốc tế
các tổ chức các nhà giáo lần thứ 2, có 57 nước tham gia đại diện cho 10,5 triệu giáo
viên toàn thế giới đã quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm là ngày hiến chương các
nhà giáo.


Ngày 20/11/1958 lần đầu tiên ngày “Hiến chương các nhà giáo”. Được tổ chức trên
toàn miền Bắc nước ta những năm sau đó cịn được tổ chức ở các vùng giải phóng.
Đất nước được thống nhất ngày 20/11 đã được tổ chức rộng rãi trong cả nước và dần
dần trở thành ngày truyền thống của giáo giới Việt Nam.


Ngày 20/11 hàng năm là ngày biểu dương nghề dạy học, củng cố lòng yêu nghề của
các nhà giáo, là dịp để học sinh, phụ huynh và xã hội thể hiện tình cảm biết ơn và
tinh thần trách nhiệm với các nhà giáo.


Ngày 20/11 cịn là ngày biểu dương tình hữu nghị các nhà giáo tiến bộ của các nước
trên thế giới.


Do tính chất của tổ chức này (Quốc tế hiến chương các nhà giáo 20/11) ở nước ta đã


có những thay đổi cơ bản, thể theo nguyện vọng các nhà giáo và nhân dân, chấp nhận
đề nghị của Bộ Giáo dục và Cơng đồn giáo dục Việt Nam: Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Thủ tướng Chính phủ ) đã ra quyết định số: 167/HĐBT ngày 28/9/1982. Từ nay
hàng năm sẽ lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam.


Ngày nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại hội
trường Ba Đình Hà Nội.


Ngày nhà giáo Việt Nam hàng năm được tổ chức trọng thể là thể hiện truyền thống
“Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Hàng năm các cấp Uỷ, chính quyền, đoàn thể ở
mọi địa phương quan tâm tổ chức thăm hỏi động viên các thế hệ nhà giáo ở địa
phương mình đó là một truyền thống tốt đẹp và cao q.


<b>Kính thưa các đồng chí! </b>


Nói đến truyền thống Nhà giáo Việt Nam có thể nói:
<i><b>I. Nhà giáo Việt Nam "</b><b>Tất cả vì học sinh thân yêu"</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

về mọi mặt. Ngành giáo dục, nghề dạy học, giới nhà giáo cũng có những truyền
thống riêng của mình. Thiên chức của người thầy giáo là truyền lại cho thế hệ trẻ
những tinh hoa văn hoá của dân tộc và của cả lồi người. Cho nên, chính người thầy
đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, là cái cầu nối quá khứ
với hiện tại và tương lai của dân tộc.


Truyền thống nổi bật trước hết của các Nhà giáo Việt Nam là lòng nhân ái sâu sắc.
Một trong những điều đau khổ nhất của nhân dân ta trước đây là sự dốt nát, lạc hậu.
Dù nghèo đói đến đâu cũng ráng cho con "học dăm ba chữ để làm người". Thơng
cảm với nỗi đau xót của người dốt nát mà người biết chữ tự có trách nhiệm dạy người
chưa biết chữ và dạy hết chữ của mình thì đi học thêm để về dạy tiếp. Xuất phát từ
lòng yêu người, yêu nghề của Nhà giáo Việt Nam đậm tình vị tha.



Yêu thương con người, Nhà giáo Việt Nam quan niệm công việc của người thầy giáo
trước hết là "dạy người". Tiếp thu đạo lí làm người của những thế hệ trước để truyền
lại cho thế hệ sau, " thầy đồ" "cụ đồ" là những người có học vấn, có đạo đức. Những
thầy nổi tiếng hay chữ "đạo cao đức trọng" thường có rất nhiều người theo học.


Nhà giáo Việt nam thường sống giữa nhân dân, sống cuộc sống của nhân dân. Ngày
xưa, thầy đồ được dân ni cơm, đói no với dân theo mùa, áo quần mỗi năm dân may
cho vài ba bộ. Ngoài thời giờ dạy học thầy tiếp xúc rộng rãi với nhân dân. Vì thầy là
người hiểu biết nhất trong vùng nên hễ có việc gì là hỏi thầy.


Ngày nay, người thầy giáo nhất là thầy giáo ở nông thôn, ở miền núi, miền xa xôi hẻo
lánh thật sự là người cán bộ địa phương, là cố vấn của mọi gia đình.


Nhân dân ta yêu thầy giáo, trọng thầy giáo, biết ơn thầy giáo vì thầy giáo là người
truyền thụ tri thức và đạo đức cho con em mình. Ai cũng hiểu rằng ni dạy năm ba
đứa con đã khó khăn, vất vả, đằng này người thầy giáo suốt đời dạy hàng ngàn người.
Câu khẩu hiệu của trường Bắc Lý "Tất cả vì học sinh thân yêu" đã thấm sâu vào nếp
nghĩ, nếp sống hàng chục vạn cô giáo thầy giáo trong cả nước. Đối với người dân,
hình ảnh của cơ giáo, thầy giáo "đêm khuya chong đèn nghiêng mình bên chồng giáo
án" đã trở thành một biểu tượng thân thương. Cho nên, không chỉ học sinh gọi thầy
bằng thầy mà nhân dân nói chung kể cả những người khơng có con học với thầy cũng
gọi thầy bằng thầy. Thầy giáo, cô giáo trở thành người thân thiết của mọi người, mọi
nhà


<i><b>II. Nhà giáo Việt Nam - những chiến sĩ cách mạng</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thể kể là Sư vạn hạnh. Người thầy đầu đời và có thể nói là suốt đời của Lý Công Uẩn
- Vị vua mở ra triều Lý, Người có cơng định đơ trên đất Thăng long mở ra một thời
thịnh trị hơn 200 năm. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, những thầy giáo chân chính


bao giờ cũng là những nhà yêu nước, những chiến sĩ cách mạng. Hoạt động dạy học
thường gắn liền với hoạt động cách mạng. Thế kỷ XIII-XIV có thầy Chu Văn An –
biểu tượng của nhân cách làm thầy một thời đại, với tấm lòng cao thượng, tâm hồn
trong sáng, cốt cách thanh cao, khí phách khơng bao giờ lay chuyển, khơng bị cám dỗ
bởi tiền tài và danh vọng. Thế kỷ XVI có Nguyễn Bỉnh Khiêm người mà tấm lịng và
cốt cách cịn toả sáng mn đời. Vào thể kỷ XVII-XVIII Có Đàm Huy Cận, Đàm
Cơng Hiệu, Lê Q Đơn... Nối tiếp là các nhà giáo Võ Trường Toản, Lương Đắc
Bằng, Cao Bá Quát, nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, … là các nhà yêu nước
tiêu biểu. Thế kỷ chúng ta tiêu biểu hơn hết là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại mn
vàn kính u của dân tộc Việt Nam ta bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng bằng
nghề dạy học. Đó là thầy giáo Nguyễn Tất Thành. Người đã bôn ba khắp trời Âu, Mỹ
mang trong mình hành trang duy nhất là lịng u nước thương dân. Với trí tuệ của
mình Người đã lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác gềnh, khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người là nhà giáo lỗi lạc, một anh hùng giải
phóng dân tộc, danh dân văn hoá thế giới. Kế tiếp sự nghiệp của Người là các nhà
giáo Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, nhà giáo Hà Huy Tập – Tổng Bí thư
Đảng giai đoạn 1935-1938, các nhà giáo Châu Văn Liêm, Nguyễn Đức Cảnh,
Nguyễn Thiện là những đại biểu ưu tú trong ngày thành lập Đảng CSVN. Biết bao
nhà giáo đã hy sinh để giành độc lập cho dân tộc, giải phóng đất nước, tiêu biểu như
nhà giáo Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến,… Cho nên, đồng chí Lê
Duẩn đã có nhận xét: "Trong thời kì nước ta bị đơ hộ những người tri thức tâm huyết
thường đi dạy học...". Quần chúng rất quý trọng giáo giới, coi họ là những tinh hoa
của của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng cách mạng thông qua lớp tri thức dân
tộc đó mà đi vào quần chúng cách mạng.


Sau Cách mạng tháng Tám, trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ rồi
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, Nhà giáo
chúng ta luôn ln là lực lượng nịng cốt trên mặt trận văn hoá tư tưởng đấu tranh
chống văn hoá phản động đồi trụy, xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc
dân tộc, đã xuất hiện hàng loạt các nhà giáo tiêu biểu với nhiều cơng lao to lớn, góp


phần vào sự nghiệp xây dựng nền giáo dục Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Xưa nay, người thầy giáo chân chính bao giờ cũng là người mẫu mực về đạo đức, lối
sống. Đạo đức vừa là nội dung vừa là phương pháp, phương tiện của người thầy. Đối
với nhà giáo chân chính thì ý nghĩa lời nói và việc làm là một cuộc sống với lí tưởng
đạo lí.


Các Nhà giáo cách mạng là những tấm gương sáng một lịng vì Đảng, vì dân, trước
khó khăn khơng chùn bước, trước kẻ thù thì hiên ngang bất khuất.


Ngày nay, các thầy giáo về vùng nông thôn, lên vùng núi cao sống với dân tộc ít
người, vận động học sinh ra trường, dạy dỗ các em thành lớp người mới góp phần
đem miền núi tiến kịp miền xuôi, đưa nông thôn tiến kịp thành thị. Đạo đức Nhà giáo
Việt Nam còn thể hiện ở cách sống không màng danh lợi, không chuộng hư vinh,
luôn luôn trong sáng giản dị. Trong hồn cảnh cịn nhiều khó khăn hiện nay, có lúc,
có khi tưởng chừng như khơng vượt qua nổi nhưng tuyệt đại bộ phận Nhà giáo ta vẫn
giữ được phẩm chất trong sạch, vượt qua gian khổ hoàn thành nhiệm vụ mà toàn
Đảng, toàn dân đã tin tưởng giao phó. Hình ảnh con người mơ phạm, giản dị là một
nét điển hình của Nhà giáo ta.


<b>IV. Những phẩm chất truyền thống mới của Nhà giáo việt Nam</b>


Ngoài những nét truyền thống được hun đúc từ ngàn năm, Nhà giáo Việt Nam ngày
nay được sự dìu dắt của Đảng CSVN quang vinh đã thể hiện nên những nét truyền
thống mới.


<b>Trước hết là tinh thần tập thể XHCN. Nhà giáo đã nhận rõ công tác giáo dục là</b>
làm cách mạng, mà cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Ngày nay, những anh
hùng cách mạng, những chiến sĩ thi đua, những Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân
tiêu biểu cho toàn ngành giáo dục đều là những người tiêu biểu, xuất sắc của những


tập thể giáo viên tiên tiến. Số đơn vị tiên tiến, số trường chuẩn Quốc gia trong ngành
ngày càng tăng chứng tỏ tinh thần tập thể đã cùng với lòng yêu nước, yêu dân, yêu
nghề, mến trẻ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào thi đua "Hai tốt".
<b>Thứ hai là: Lao động cần cù với phong cách khoa học.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Ngày xưa tuy thầy rất thương trò, song trong mối quan hệ giữa thầy và trị có khoảng
cách, tơn ti trật tự kiểu phong kiến. Ngày nay giữa thầy và trị cịn có tình bạn, tình
đồng chí, tình anh em. Học trò vừa là đối tượng vừa là chủ thể của q trình giáo dục.
Vì vậy thầy ln ln tôn trọng nhân cách học sinh. Dạy học không phải là áp đặt ý
muốn chủ quan của thầy mà chính là khơi dậy, bồi dưỡng những khả năng, những
năng lực, những sở trường tiềm tàng ở mỗi học sinh.


<b>Kính thưa các đồng chí !</b>


Ca ngợi nghề dạy học cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là
nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng
tạo”. Đối với người thầy giáo vinh dự đã lớn, nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính
chuẩn mực, mơ phạm địi hỏi càng cao. Người thầy phải là “khuôn vàng, thước
ngọc”, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, người thầy giáo là “kỉ sư tâm hồn”
có tấm lịng nhân ái, bao dung.


Tất yếu lịch sử phát triển đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng, đầy đủ và
tích cực về giáo dục cũng như địi hỏi chúng ta phải có sự chăm sóc, biết ơn và phát
huy vai trị người thầy. Truyền thống và hành động “Tôn sư trọng đạo” không chỉ là
mối quan hệ giữa người học và người dạy, không phải là việc riêng của hệ thống giáo
dục. Giáo dục và nhà giáo đã được đặt ở vị trí trung tâm của hoạt động kinh tế – văn
hố - xã hội; trong xã hội đã mất dần đi quan niệm giáo dục là một hoạt động phúc lợi
mà hầu hết người dân bắt đầu coi giáo dục là một ngành nền tảng của sản xuất – khoa
học – cơng nghệ, thương mại, văn hố, nghệ thuật,... Cần phải ưu tiên, đầu tư. Đất
nước đổi mới, vị thế của giáo dục và nhà giáo ngày một nâng cao mà đỉnh là việc xác


định như NQTƯ 6 khoá IX khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, trong sự
nghiệp CNH – HĐH đất nước: Có nghĩa là giáo dục trở thành quốc sách ưu tiên của
quốc sách.


Trong sự nghiệp phát triển và trưởng thành, giáo dục xã nhà cũng gặp khơng ít
khó khăn, thử thách. Người thầy khổ cực hết lịng vì học sinh thân u, dạy cho học
sinh cái chữ - nết người. Để được như ngày hơm nay đã có nhiều thầy, cơ giáo nay đã
nghỉ hưu hoặc đang giảng dạy cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà, nhiều
nhà giáo là những tấm gương cho thế hệ sau, dù bất cứ ở nơi đâu cũng tôn vinh, noi
theo và kế tục sự nghiệp trồng người xã nhà. “<i><b>Vì lợi ích mười năm thì phải trồng</b></i>
<i><b>cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người</b></i>”


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ta. Trong khoảng thời gian này chúng ta đã kịp đưa giáo dục vào đúng vị trí và có tác
dụng cao trong sự phát triển đất nước nói chung, xã nhà nói riêng. Các thế hệ học
sinh trong thời kỳ này do các nhà trường giáo dục, đào tạo đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu nhân lực và nhân tài cho xã hội. Hệ thống giáo dục xã nhà đã có tác dụng
nâng cao dân trí, đưa mặt bằng xã hội lên cao hơn. Trong sự phát triển và cải thiện
đời sống nhân dân, đất nước ta đi vào CNH – HĐH, hội nhập kinh tế địi hỏi phải có
sự quan tâm sâu sắc của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, mọi nguồn lực trong xã hội
tham gia tạo ra một xã hội học tập, đồng thời địi hỏi nguồn nhân lực trí tuệ cao đặt ra
cho người thầy vị trí mới – trách nhiệm mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

hồn thành chương trình xây dựng thành công 3 trường chuẩn Quốc gia, phấn đấu đạt
50% số trường đạt chuẩn vào năm 2015. Tôi mong muốn tất cả các thầy cô giáo
chúng ta hãy cố gắng vươn lên xứng đáng là người thầy, nghề thầy để thực hiện bằng
được mục tiêu của sự phát triển giáo dục đặt nền tảng vững chắc cho các em học sinh
tiếp tục học lên và vững bước vào đời. Xây dựng quê hương giàu đẹp, đóng góp vào
sự phồn vinh của đất nước. Thực hiện tốt Cuộc vận động “<i><b>Học tập và làm theo tấm</b></i>
<i><b>gương đạo đức Hồ Chí minh</b></i>”; Tất cả Thầy cô giáo không ngừng ra sức học tập, tu
dưỡng, rèn luyện để trở thành “<i><b>Mỗi Thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học</b></i>


<i><b>và sáng tạo</b></i>” cho học sinh và mọi người noi theo. Tất cả các trường học trong xã
phấn đấu thực hiện thật tốt cuộc vận động “<i><b>Nói khơng tiêu cực trong thi cử và bệnh</b></i>
<i><b>thành tích trong giáo dục</b></i>”, cũng như cuộc vận động “<i><b>Xây dựng trường học thân</b></i>
<i><b>thiện, học sinh tích cực</b></i>” mà ngành đã đề ra.


<b>Kính Thưa các đồng chí!</b>


Nhân dịp lễ kỷ niệm 30 năm ngày NGVN hôm nay cho phép tôi gửi lời chúc sức
khoẻ, những lời cám ơn và chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ nhà giáo, chúc các
thầy, các cô giáo hạnh phúc, thành đạt, đạt nhiều thành tích trong cơng tác giáo dục
và giảng dạy. Và tiếp tục có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của
nhà trường, của địa phương và của đất nước trong thời kỳ đổi mới.


* Nhân ngày lễ kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam 20/11 cho phép tôi thay mặt cán bộ
giáo viên đương chức gửi tới các đồng chí giáo viên đã nghỉ hưu lòng biết ơn sâu sắc
nhất!


* Cho phép tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo ngành; lãnh
đạo huyện Krông Pắc


Cảm ơn cấp Uỷ Đảng chính quyền, đồn thể và nhân dân trong toàn xã đã tận tâm,
tận lực quan tâm đến sự nghiệp giáo dục xã nhà và động viên chúng tôi nhân ngày
20/11 này.


Cảm ơn các bậc cha mẹ học sinh, các em học sinh đã dành những tình cảm trân trọng
nhất tới các thầy cô giáo.


Cuối cùng xin chúc buổi lễ kỷ niệm của chúng ta thành công tốt đẹp.
<b>Xin trân trọng cảm ơn!</b>



</div>

<!--links-->
Kịnh bản hội diễn mừng Ngày nhà giáo Việt Nam
  • 7
  • 1
  • 7
  • ×