Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.22 KB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN THẮNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỒI THƯỜNG, HỖ
TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HẬU LỘC - TỈNH THANH HOÁ
Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hồ Thị Lam Trà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm
2017

Tác giả luận văn



Trần Văn Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.

Trước tiên tơi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Hồ Thị
Lam Trà người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến q báu
trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất
đai, Ban Quản lý Đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành luận văn đúng thời gian quy định.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Văn Thắng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii

Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn....................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở lý luận của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.................3

2.1.1.


Một số khái niệm........................................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư....................................................... 5

2.1.3.

Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư

đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam................................................ 6
2.2.

Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước...............10

2.2.1.

Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Trung Quốc.................10

2.2.2.

Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Singapo.........................12

2.2.3.

Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Australia.......................13

2.3.

Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Việt Nam.................14


2.3.1.

Thời kỳ trước khi Luật Đất 2003 có hiệu lực.............................................. 14

2.3.2.

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện Luật Đất đai

năm 2003 và các văn bản dưới luật................................................................. 16
2.3.3.

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Luật Đất đai năm

2013 và các văn bản dưới Luật.......................................................................... 17

iii


2.3.4.

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của tỉnh Thanh Hóa 21

2.4.

Thực trạng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại

Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa................................................................................ 23
2.4.1.


Thực trạng cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi

đất tại Việt Nam........................................................................................................... 23
2.4.2.

Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi

đất tại tỉnh Thanh Hóa............................................................................................. 26
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 29

3.2.

Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 29

3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 29

3.4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình quản lý đất

đai huyện Hậu Lộc.................................................................................................... 29

3.4.2.

Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi

đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc......................................................................... 29
3.4.3.

Đánh gia công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại hai dự án.....29

3.4.4.

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.............................................. 30
3.5.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 30

3.5.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.......................................................... 30

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 30

3.5.3. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp............................................................ 31
3.5.4.

Phương pháp xử lý, phân tích, so sánh số liệu........................................ 32


Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 33
4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý đất đai huyện

Hậu Lộc........................................................................................................................... 33
4.1.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên......................................................................... 33

4.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hậu Lộc.......................37

4.1.3.

Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hậu Lộc...................... 38

4.2.

Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi

đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc......................................................................... 41

iv


4.3.


Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại hai dự án.....46

4.3.1.

Dự án 1: Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A....................................................... 46

4.3.2.

Dự án 2: Dự án tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới

Đường quốc gia (cầu Do Hạ, cầu Sài, cầu Thắm).................................... 56
4.3.3.

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án nghiên cứu
66

4.4.

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trong thời gian tới........................... 78
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 81
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 81

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 81


Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 83
Phụ lục............................................................................................................................................. 86

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTC

: Bộ Tài chính

BTNMT

: Bộ Tài ngun và Mơi trường

CCN

: Cụm cơng nghiệp

CHXHCN

: Cộng hồ xã hội chủ nghĩa

CNH

: Cơng nghiệp hố


GCN

: Giấy chứng nhận

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HĐBT

: Hội đồng bồi thường

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HĐH

: Hiện đại hoá

HSĐC

: Hồ sơ địa chính

KCN

: Khu cơng nghiệp

KHSDĐ


: Kế hoạch sử dụng đất

KT-XH

: Kinh tế xã hội

NĐ-CP

: Nghị định - Chính phủ

QĐ-UBND

: Quyết định - Uỷ ban nhân dân

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất

QL

: Quốc lộ

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

TĐC

: Tái định cư


TL

: Tỉnh lộ

TT

: Thông tư

TTLT

: Thông tư liên tịch



: Trung ương

UBMTTQ

: Uỷ ban mặt trận tổ quốc

UBND

: Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2016................................................ 40

Bảng 4.2. Kết quả thu hồi đất một số dự án trọng điểm của huyện Hậu Lộc
45

Bảng 4.3. Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất..................................................... 48
Bảng 4.4. Nguyên tắc bố trí tái định cư........................................................................ 54
Bảng 4.5. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án 1.......55
Bảng 4.6. Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất của dự án 2.......................... 59
Bảng 4.7. Tổng hợp kinh phí hỗ trợ di chuyển dự án 2...................................... 64
Bảng 4.8. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án 2.......66
Bảng 4.9. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra hộ gia đình tại hai dự án..........66
Bảng 4.10. Giá đất bồi thường tại hai dự án và giá thị trường......................... 68
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến của các cán bộ liên quan đến công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.............................................................................................. 71

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Sơ đồ hành chính huyện Hậu Lộc............................................................ 33

Hình 4.2.

Biểu đồ biến động đất đai huyện Hậu Lộc giai đoạn 2011 - 2016
38

Hình 4.3.

Vị trí quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Hậu Lộc..................................... 46


Hình 4.4.

Sơ đồ vị trí Cầu Thắm, cầu Do Hạ cầu Sài trên địa bàn huyện Hậu Lộc. 56

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Văn Thắng
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa”

Nghành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư ở 2 dự án huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết những
tồn tại, khó khăn trong q trình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Thu thập các
thông tin liên quan đến tình hình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của huyện
Hậu Lộc trong 6 năm qua tại phịng Tài ngun & mơi trường huyện Hậu Lộc.


Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá hai dự án hai dự án:
- Dự án 1: Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1a.
- Dự án 2: Tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới

đường quốc gia (cầu Do Hạ, cầu Sài, cầu Thắm).
Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
Để thu thập các thông tin liên quan đến tình hình bồi thường, hỗ trợ và sử
dụng tiền bồi thường sau thu hồi đất, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các hộ gia
đình theo phiếu điều tra đã được xây dựng với mục tiêu đánh giá khách quan và
trung thực công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Phương pháp xử lý, phân tích, so sánh số liệu:
Tài liệu thu được phân tích bằng phương pháp thống kê.
Sử dụng phần mềm excel để xử lý đánh giá so sánh số liệu.

ix


Kết quả chính
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý đất đai huyện hậu

lộc.
- Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước

thu hồi đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc.
- Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại hai dự án.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác bồi


thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất trong thời gian tới.
Kết luận chính
1. Hậu Lộc là huyện có tiềm năng kinh tế biển, với 26 xã và một thị

trấn, tổng dân số: 195.893 người, là huyện có mật độ dân số cao trong tỉnh.
Theo thống kê đất đai năm 2015 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 14.370,8
ha. Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tình hình dân số
ngày cằng gia tăng, trong những năm gần đấy, huyện Hậu Lộc luôn chú trọng
đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông.
2. Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, trên địa bàn huyện Hậu Lộc
đã thực hiện 12 dự án trọng điểm với tổng diện tích đất thu hồi là 36,61 ha, trong
đó diện tích đất đã bồi thường, GPMB là 34.91ha. Tình hình quản lý sử dụng đất
hiện nay đã được các cấp các nghành quan tâm, nên trên địa bàn huyện đã và
đang xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, đây là
điều kiện thuận lợi trong công tác bồi thường hỗ trợ, TĐC
3. Trong quá trình thực hiện hai dự án có 423 hộ bị ảnh hưởng, tổng

diện tích đất thu hồi là 42.117,17 m2, trong đó diện tích đất ở bị thu hồi là
3.789,38 m2, diện tích đất nơng nghiệp là 38.327,79 m2.
Chính sách hỗ trợ, tái định cư đã giúp người dân bị thu hồi hết đất sớm ổn định
cuộc sống, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ trong cơng tác triển khai dự án. Tuy nhiên
việc bố trí tái định cư chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân về điều kiện nơi
ở mới đó phải được quy hoạch tốt hơn nơi ở cũ vì vậy cần phải hoàn thiện xong tất cả
các hạng mục của mặt bằng tái định cư rồi mới thực hiện giải phóng mặt bằng.

4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại 2 dự án, chúng tôi đề xuất một số giải pháp
cụ thể để đẩy nhanh tiến độ dự án như: Trước khi phê duyệt dự án phải lấy ý kiến của
người dân khi có dự án đi qua, khi dự án được phê duyệt phải thông báo rộng rãi đến
người dân ở khu vực có dự án; khảo sát giá đất thực tế tại thời điểm thu hồi để xác định
giá đất bồi thường (đối với đất ở) và tính toán hợp lý các khoản hỗ trợ và giá thu tiền sử

dụng đất tái định cư; hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư trước khi thu hồi đất.

x


THESIS ABSTRACT
Author's name: Tran Van Thang
Title: "Evaluate actual status of compensation, support and resettlement
when land is recovered by the State in some projects in Hau Loc district,
Thanh Hoa province"
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research objectives
Evaluate the actual status of compensation, support and
resettlement in two projects in Hau Loc district, Thanh Hoa province.
Propose a number of solutions and recommendations to overcome the
shortcomings and difficulties in the implementation of compensation, support
and resettlement to speed up the progress of investment projects in the area.

Research methodologies
Method of collecting secondary documents:
Collect data on natural conditions: geographic location, terrain,
climate, hydrological regime, natural resources and etc in Office of Natural
Resources and Environment of Hau Loc district.
Method of selecting study site:
Study and evaluate two projects:
- Project 1: Expand and upgrade national highway 1a.

- Project 2: Transport credit to renovate the national highway

network (Do Ha Bridge, Sai Bridge, Tham Bridge).
Method of collecting primary documents:
Collect information relating to compensation, support and use of compensation
money after land is recovered, we conducted household interviews according to the
questionnaires that were developed for purposes of more objective and honest
evaluation of the compensation, support and resettlement when the State recovers land;

Methods of processing, analysing and comparing data:
Collected data is analysed by statistical method.
Use Excel software to process, evaluate and compare data.
Main results
- An overview of the natural, socio-economic and land management conditions

xi


in Hau Loc district.
- Current situation of compensation, support and resettlement when

the State recovers land in Hau Loc district.
- Evaluate compensation, support and resettlement in two projects.
- Propose solutions and recommendations to improve the compensation,
support and resettlement when recovering land in the coming time.

Main conclusions
1. Hau Loc is a district with the marine economic potential, with 26
communes and a town, total population: 195,893 people, as a district with high
population density in the province. According to land statistics in 2015, total

natural area of the district is 14,370.8 ha. Facing the requirements of socioeconomic development and the increasing population, in recent years, Hau Loc
district has always paid special attention to the construction of infrastructure.
2. From 2011 to 2016, in Hau Loc district. 12 key projects have been

implemented with total recovered land area of 36.61 ha, in which area for
compensation and site clearance has been 34.91 ha. The current situation of
land use management has been paid attention by all levels of branches,
therefore, cadastral records and land management database are developed in
the district, which is advantages in compensation, support and resettlement.
3. In the implementation process of 02 projects, 423 households have been
affected, total recovered land area has been 42,117.17 m2, in which recovered living
land area has been 3,789.38 m2, agricultural land area has been 38,327.79 m2.

Support and resettlement policies have helped people with land recovered
in full to stabilize their lives, create conditions to accelerate the progress of
project implementation. However, the resettlement arrangement does not meet
the aspirations of the people on the condition that the new residential areas
should be better planned than the old ones, therefore, it is necessary to complete
all items of the resettlement site before making site clearance.
4. Based on the research results of two projects, we propose some specific
measures to accelerate the project's progress, such as: Before the project is approved,
gather ideas from the public in the area where the project goes cross, when the project is
approved, it must be widely informed to people in the project area; Survey actual land
price at the time of withdrawal to determine the compensation land price (for residential
land) and make reasonable calculations of support and resettlement land price; Complete
the infrastructure at the resettlement site before making land recovery.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai ngồi chức năng vốn có của nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không
thể thay thế được, là thành phần hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng thì
trong thời kì phát triển kinh tế mới, đất đai cịn có thêm chức năng tạo nguồn
vốn và thu hút cho đầu tư phát triển, mang một ý nghĩa rất quan trọng. Trong
những năm qua, Nhà nước đã thực hiện mạnh mẽ chủ trương cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và thực tế đã cho thấy nền kinh tế đã có bước phát triển
vượt bậc, đời sống nhân dân đã và đang từng bước được cải thiện, hạ tầng xã
hội cũng như hạ tầng kỹ thuật được thay đổi tạo ra bộ mặt mới cho đất nước và
thu hẹp dần khoảng cách đối với các nước phát triển.

Trong quá trình CNH, đơ thị hóa và HĐH đất nước, việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội là việc làm tất yếu xẩy
ra thường xuyên ở tất cả các địa phương. Đặc biệt là việc thu hồi đất nông
nghiệp và phi nông nghiệp để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng,
khu dân cư, khu công nghiệp và thương mại dịch vụ và du lịch.
Thu hồi đất, bồi thường là khâu then chốt, quan trọng. Bồi thường,
GPMB là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai các dự án, nó có thể là
động lực thúc đẩy các dự án được triển khai nhanh, đúng tiến độ nhưng
ngược lại có thể trở thành rào cản và ln tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiếu kiện,
mất ổn định an ninh, trật tự vì khi thực hiện cơng tác bồi thường đã phát sinh
quyền lợi, nghĩa vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, chủ
đầu tư và đặc biệt là đời sống vật chất, tinh thần của người có đất bị thu hồi.

Huyện Hậu Lộc là một trong những trọng điểm phát triển kinh tế
của tỉnh Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án đang
được triển khai nhưng vẫn còn một số dự án vẫn cịn vướng mắc, cơng
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn cịn có nhiều khó khăn.

Vì lý do nêu trên, để nhìn nhận đầy đủ về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư ở huyện Hậu Lộc, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực
trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án
trên địa bàn huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hố” nhằm điều tra, tìm hiểu thực trạng
và tìm ra nguyên nhân gây cản trở, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần

1


đẩy nhanh tiến độ của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đáp
ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư ở 2 dự án huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết những
tồn tại, khó khăn trong q trình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
và đi sâu nghiên cứu công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để
thực hiện 02 dự án, cụ thể các dự án sau:
Dự án 1: Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1a.
Dự án 2: Dự án tín dụng ngành giao thơng vận tải để cải tạo
mạng lưới Đường quốc gia (cầu Do Hạ, cầu Sài, cầu Thắm).
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN
Đóng góp mới: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần bổ sung về cơ
sở lý luận và thực tiễn cho công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và giải pháp cụ thể

ở huyện Hậu Lộc khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và đất ở

trong công cuộc cải tạo, nâng cấp hệ thống đường quốc gia.
Ý nghĩa khoa học: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận của các quy định

pháp luật đất đai về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, TĐC theo hướng đổi
mới cho phù hợp hơn với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp
ứng yêu cầu đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc CNH, HĐH đất nước, góp phần
đổi mới hệ thống pháp luật đất đai nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện GPMB
các dự án đầu tư, bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người có đất thu hồi.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đã bổ sung cơ sở thực tiễn để đánh giá chung việc thực hiện chính
sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất; góp phần giúp các nhà quản
lý tại địa phương chỉ đạo và thực hiện tốt công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
TĐC, giúp các hộ gia đình, cá nhân hiểu rõ hơn chính sách pháp luật về bồi thường,
hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất, bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người có đất
thu hồi, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng khiếu nại của người dân.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI
ĐỊNH CƯ
Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất
là một dạng chính sách cơng có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực giáp ranh
như đất đai, tài chính, an ninh, chính trị… Giống như các chính sách cơng khác,
có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối
với người dân bị thu hồi đất. Một số người cho rằng quyền sử dụng đất là hàng
hóa nên Nhà nước cần đối xử với người có đất bị thu hồi như là bên bán quyền

sử dụng đất. Quan niệm này quá cực đoan, không phù hợp với chế độ sở hữu
toàn dân vế đất đai và chế độ quản lý theo mục đích sử dụng đất của Nhà nước
ta. Một số người khác cho rằng, đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước, các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo luật và chỉ bồi thường theo
quy định của Nhà nước. Quan niệm này quá cứng nhắc, không phù hợp với chủ
trương sử dụng thị trường để điều tiết việc sử dụng đất có hiệu quả ở nước ta.
Về mặt lý luận, có thể coi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một
dạng chính sách đặc biệt của Nhà nước thể hiện cách ứng xử vừa đại diện cho
chủ sở hữu đất đai, vừa phản ánh thái độ của cơ quan được xã hội trao quyền
quản lý đất đai, vừa bao hàm nội dung điều hịa lợi ích theo hướng bảo đảm
quyền lợi chính đáng của các bên liên quan phục vụ mục tiêu hiệu quả kinh tế xã
hội và công bằng, trong đó các cơ quan nhà nước sử dụng nhiều cơng cụ tổ
chức, tài chính, giá cả để đạt được các mục tiêu của mình. Khi bàn về chính sách
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải chú ý các phương diện sau:
- Về mặt quan điểm, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải kết

hợp hợp lý các yêu cầu quản lý hành chính với các yêu cầu của cơ chế quản
lý thị trường trong xác định mức bồi thường và các thủ tục liên quan. Ở đây
nhấn mạnh hai yêu cầu: dân chủ và công bằng. Yêu cầu dân chủ là khi xác
định mức bồi thường, phương thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải tham
vấn ý kiến người mất đất và thể hiện được ý kiến, nguyện vọng của họ một
cách hợp lý. u cầu cơng bằng là khi phân chia lợi ích, phải đảm bảo các
bên được hưởng lợi ích phù hợp với đóng góp của họ. Phần lợi ích thuộc xã
hội phải được sử dụng chung một cách công khai, minh bạch.

3


- Về mặt chủ thể: Chế độ phân cấp cho các cơ quan nhà nước


trong việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tổ chức tái định cư phải rõ ràng,
trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích tương xứng, có sự phối hợp và kiểm
tra giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa sự lạm quyền tư lợi.
- Về mặt mục tiêu: Cần kết hợp hài hòa mục tiêu của người sử

dụng đất, của xã hội và người dân, trong đó ưu tiên cao nhất cho
việc sử dụng có hiệu quả quỹ đất phục vụ đời sống người dân.
- Về mặt công cụ và cơ chế tác động: Cần phối hợp hài hịa với

nhau có tính đến các giới hạn về sử dụng đất, ngân sách nhà nước
và năng lực tổ chức thực hiện của các chủ thể.
Nói tóm lại, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là tổng thể các quan
niệm, chủ trương, phương tiện và hành động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh
vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những người dân có đất bị thu hồi nhằm
đạt tới sự hài hịa, hợp lý về lợi ích, hiệu quả và phát triển bền vững.

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Bồi thường
Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương
xứng với giá trị hoặc công lao (Trung tâm ngơn ngữ và Văn hóa Việt Nam, 1998).

Theo khoản 12, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013: .Bồi thường về đất là
nhà Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi
cho người sử dụng đất. (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

2.1.1.2. Hỗ trợ
Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào (Trung tâm ngơn ngữ và
Văn hóa Việt Nam, 1998).
Theo Khoản 14, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013: Hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi, để ổn định đời

sống, sản xuất và phát triển. (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

2.1.1.3. Tái định cư (TĐC)
Tái định cư là việc Nhà nước bố trí đất ở, nhà ở tại nơi mới cho những người
bị Nhà nước thu hồi đất ở mà họ khơng cịn chỗ ở nào khác (Asian Development
Bank, 1998). Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển khơng thể tránh khỏi khi Nhà
nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.

4


Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại
về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để
xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó.
Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về
KT-XH đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung.
Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở
thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở;
- Bồi thường bằng giao đất ở mới;
- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở;

Tái định cư là một bộ phận khơng thể tách rời và giữ vị trí rất
quan trọng trong chính sách GPMB.
2.1.2. Đặc điểm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Bồi thường, hỗ trợ, TĐC là q trình đa dạng và phức tạp, nó
thể hiện khác nhau ở mỗi dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích
của các bên tham gia và lợi ích của tồn xã hội.
- Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác
nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành,

mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu
vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp,
hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là
sản xuất nơng nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường, GPMB có những đặc
trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc
điểm riêng của mỗi dự án và từng địa điểm khác nhau. (Nguyễn Khắc Đạt, 2012).
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng trong
đời sống kinh tế – xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư
chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản
xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nơng dân thấp, khả năng chuyển đổi
nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất,
thậm chí họ cho th đất cịn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn
không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng

5


đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển,
định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là
điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. (Nguyễn Khắc Đạt, 2012)

2.1.3. Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ,
tái dịnh cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam
2.1.3.1 Mục tiêu của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư đối
với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam
* Mục tiêu thứ nhất của chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC là đảm

bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
Về mặt lịch sử, đất đai là thành quả xây dựng và bảo vệ của nhiều thế

hệ liên kết trong một quốc gia. Theo ý nghĩa đó đất đã là tài sản chung. Chế
độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã hiện thực hóa quan hệ pháp lý của tài sản
chung đó. Tuy nhiên, sử dụng đất đai lại phân cấp cho các tổ chức và các gia
đình riêng rẽ. Vì thế cần có cơ chế phân định hợp lý quyền hạn, trách nhiệm,
lợi ích của xã hội (đại diện là Nhà nước) và công dân trong quan hệ đất đai.

Điều Luật Đất đai năm 2013 của nước ta đã quy định: "Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu... Nhà
nước trao quyền sử dụng đất thơng qua hình thức giao đất, cho
thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng
đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất".
Như vậy: Về mặt pháp lý, dù người sử dụng đất được hưởng thành
quả từ việc sử dụng đất vào các hoạt động kinh tế, xã hội nhưng đất đai phải
được sử dụng nhằm mục đích phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội mà
Nhà nước là người đại diện. Mục tiêu của xã hội là đất chung phải được sử
dụng sao cho phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế, kiến thiết xã hội xã hội
chủ nghĩa và cải thiện chất lượng sống nói chung của dân cư. Vì thế đất phải
được sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch chung của Nhà nước.
Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước thường không phải là người sử dụng trực
tiếp đất. Người dân mới là người khai thác quỹ đất. Họ chỉ khai thác quỹ đất hiệu
quả khi quyền lợi của họ được tôn trọng và bảo hộ. Làm sao để mục tiêu chung của
xã hội và mục tiêu riêng của người sử dụng đất hài hòa với nhau tạo điều kiện cho
phát triển nhanh, bền vững là mục tiêu quan trọng của chính sách bồi thường, hỗ
trợ, TĐC. Ở đây, xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền

6


sử dụng đất cũng như vận dụng các công cụ tổ chức, tuyên truyền,
tài chính của chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC là rất quan trọng.

Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Quyền sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta là quyền sở hữu về mặt pháp lý (Nhà
nước quy định trách nhiệm của mình cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người sử
dụng đất). Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất thực tế
và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nếu quan hệ này được thiết lập
hợp lý thì chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC sẽ dễ triển khai hơn.

Ở nước ta, Nhà nước còn nắm một phần quyền sử dụng đất về mặt pháp lý,
tức nắm quyền quy định mục đích sử dụng cho các thửa đất theo quy hoạch. Nhà
nước nắm quyền này là để định hướng sử dụng đất đai cho phù hợp với lợi ích của
tồn xã hội về các phương diện đảm bảo an ninh lương thực, cân đối các nhu cầu
sử dụng đất, sử dụng đất hiệu quả, hạn chế tình trạng đất để hoang hố, vơ chủ, sử
dụng lãng phí, khơng bảo vệ đất,... Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân để đảm bảo đất có chủ sử dụng thực sự và hiệu quả. Ngoài ra, Nhà nước
giao quyền sử dụng đất đúng mục đích cũng tạo điều kiện cho thị trường quyền sử
dụng đất sau khi hoạt động để khuyến khích sử dụng đất hiệu quả.

Trong rất nhiều mối quan hệ chồng chéo đó, làm thế nào để bảo
đảm lợi ích hợp lý giữa xã hội và cá nhân là vấn đề vô cùng phức tạp.
Song, nếu không giải quyết được các quan hệ này thì chính sách bồi
thường, hỗ trợ, TĐC sẽ khó triển khai. Bởi vì, Luật Đất đai ở nước ta quy
định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thì Nhà nước
có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho người dân bị mất đất.
Vậy bồi thường, hỗ trợ, TĐC như thế nào để đảm bảo sự hài hịa lợi ích?
Thơng thường, việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC phải đáp ứng các yêu cầu:
- Tạo điều kiện để người bị mất đất có cuộc sống bằng hoặc

tốt hơn trước khi mất đất.
- Điều tiết phần lợi ích gia tăng không do các cá nhân tạo ra về


ngân sách nhà nước.
- Tạo điều kiện để người sử dụng đất sau này hoàn thành mục

tiêu đã được xã hội chấp thuận.

7


- Bảo tồn được quỹ đất và môi trường.
* Mục tiêu thứ hai của chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC là

khuyến khích người dân giao đất.
Vì đất là điều kiện để xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng khu đô thị, là điều
kiện để thực hiện các dự án kinh tế, xã hội, quốc phịng nên chính sách bồi thường,
hỗ trợ, TĐC phải hướng đến khuyến khích người dân tự nguyện giao đất.

Trên thực tế, người dân không muốn giao đất vì việc mất đất ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống của họ. Để họ tự nguyện và nhanh chóng giao
đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khơng những phải có mức bồi
thường, hỗ trợ, hợp lý, phải tổ chức tốt cơng việc TĐC, mà cịn phải cung
cấp cho người mất đất đầy đủ thông tin trung thực để họ tự quyết định.
Ngồi ra chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC phải được hoạch định và
thực hiện nhất quán, tránh các mâu thuẫn, xung đột trong quá trình triển khai.

Nếu chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khơng đáp ứng mục tiêu
này, quá trình thu hồi đất sẽ nảy sinh rất nhiều khó khăn khơng đáng có
như khiếu kiện, chống đối, chây ì, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.
* Mục tiêu thứ ba của chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC là


ổn định cuộc sống, ổn định việc làm cho người dân bị mất đất.
Việc thu hồi đất ở nước ta khơng hồn tồn mang tính thị trường nên quan
tâm đến cuộc sống của người dân bị mất đất là một mục tiêu quan trọng. Để ổn định
cuộc sống cho người mất đất cần xây dựng khu TĐC đồng bộ, có cơ sở hạ tầng kinh
tế, xã hội, văn hóa ít nhất khơng được thấp hơn địa điểm cũ, nhất là các dịch vụ thiết
yếu như giao thơng, điện, nước, y tế, giáo dục, hành chính...

Ở nước ta, mục tiêu này thường khó hồn thành do kinh phí của

Nhà nước cấp eo hẹp và do tổ chức thiếu chặt chẽ. Nếu khu TĐC không
được xây dựng tốt thì dân chúng sẽ bất mãn, hậu quả là họ không di dời.
Để ổn định lâu dài cho người dân bị mất đất, cần tạo điều kiện cho họ có
việc làm thơng qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ đầu tư, lập nghiệp hoặc xúc
tiến việc làm. Trên thực tế việc làm của cơ quan TĐC và người dân không trùng
khớp, do dịch vụ hỗ trợ không phù hợp với điều kiện của người dân.
* Mục tiêu thứ tư của chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC là

góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng
và phát triển nhà ở, phát triển kinh tế - xã hội.

8


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ Nhà nước bố trí, sắp
xếp các loại đất và nhà ở cho đối tượng sử dụng theo không gian và thời
gian phù hợp với mục tiêu sử dụng đất hiệu quả và thực hiện thành công
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất sau khi đã được xây dựng có căn cứ khoa học và phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là phương
án sử dụng đất tốt nhất để Nhà nước và nhân dân thực hiện.

Để chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC góp phần thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cần chủ động hoạch định chính sách cụ thể cho các khu đất ở,
các dự án xây dựng vùng, phát triển các ngành nghề khác nhau như nông nghiệp,
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoặc là việc chuyển các loại đất khác nhau sang các
mục đích sử dụng khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện. Nói cách
khác, trước khi mở rộng một con đường, xây dựng một khu đô thị mới hay xây dựng
khu công nghiệp, xây dựng khu chung cư cao tầng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng.... cần tuân thủ quy hoạch trong việc lựa chọn sử dụng các khu

đất mới hoặc lấy các khu đất đang sử dụng vào một mục đích cụ thể nào đó
để sử dụng cho các mục đích khác trên cơ sở đó xây dựng các định mức,
phương thức bồi thường, hỗ trợ, TĐC thích hợp. Khơng nên xây dựng chính
sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC một cách tùy tiện. Khi tính tiền bù đắp thiệt hại
cho người sử dụng đất do bị thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh tế, các
cơ quan liên quan phải căn cứ vào quy hoạch để xem xét tính hợp lý của khu
TĐC cũng như để điều hịa lợi ích phát sinh theo quy hoạch.

2.1.3.2. Nguyên tắc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư đối với người dân bị thu hồi đất
* Nguyên tắc công bằng
Nguyên tắc công bằng được hiểu là đối với những trường hợp thu hồi đất
giống nhau về hoàn cảnh địa lý, về loại đất, về tính chất và căn cứ thu hồi thì các chủ
thể bị thu hồi đất sẽ được nhận mức bồi thường tương đương nhau. Không để xảy
ra việc trên cùng 1 diện tích đất bị thu hồi mà hộ anh A được nhận mức bồi thường,
hỗ trợ cao hơn hộ anh B. Thực tiễn xảy ra khơng ít trường hợp nhà đầu tư chủ động
“đi đêm” một mức bồi thường cao với những hộ gia đình kiên quyết chống đối việc
thu hồi đất với mục đích xúc tiến nhanh việc giải phóng mặt bằng để tiến hành xây
dựng. Hành vi này sau đó bị các hộ gia đình đã chấp nhận mức


9


bồi thường trước đó phát hiện, sự việc trở nên phức tạp khi những hộ này quay
trở lại yêu cầu được nhận mức bồi thường mới. Thu hồi đất cũng như mọi hành
vi quản lý nhà nước khác, phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch
trong từng khâu, từng quy trình. Yếu tố này sẽ giúp ngăn ngừa các biểu hiện tiêu
cực từ phía người quản lý cũng như người bị quản lý. Điều này thực sự cần thiết
đối với một vấn đề nhạy cảm và phức tạp như thu hồi đất (Đinh Văn Minh, 2016).

* Nguyên tắc dân chủ
Ngun tắc này địi hỏi trong hoạch định chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC
phải tham khảo ý kiến của dân cư, nhất là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Khi quyết định phải theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, tập thể bàn bạc cân
nhắc kỹ trước khi quyết định. Tuyệt đối không được áp đặt quyết định từ một phía,
khơng được tuyệt đối hố vai trị của cá nhân cán bộ có chức quyền. Dân chủ nhưng
phải tập trung, đồng thời tập trung nhưng phải dân chủ cả ở khâu hoạch định chính
sách cũng như thực hiện chính sách, phải đối xử với mọi người một cách bình đẳng,
tơn trọng quyền và nghĩa vụ của họ (Đinh Văn Minh, 2016).

2.2. QUY ĐỊNH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ
NƯỚC
2.2.1. Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Trung Quốc
Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về chế độ sở hữu và
các hình thức sử dụng đất đai. Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu:
chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể. Hiến pháp lần sửa đổi mới
nhất năm 2005 quy định: "Quốc gia do sự cần thiết vì lợi ích cơng cộng, có thể
căn cứ vào pháp luật mà trưng thu hay trưng dụng đất đai và trả bồi thường".
Các nhà làm luật giải thích rằng trưng thu áp dụng đối với đất thuộc sở hữu tập
thể do phải chuyển quyền sở hữu tập thể sang sở hữu nhà nước, còn trưng

dụng đối với đất thuộc sở hữu nhà nước vì chỉ thay đổi mục đích sử dụng đất.
Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi

thường, hỗ trợ, TĐC là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt
bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực
hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự
chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù, trên cơ sở tính tốn đầy đủ lợi ích của
Nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có
thể khơi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.

10


Pháp luật Trung Quốc quy định, khi Nhà nước thu hồi đất thì người
sử dụng đất sau đó có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng đất
trước. Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: Tiền bồi thường
đất, tiền trợ cấp về TĐC, tiền bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền
bồi thường đất và tiền trợ cấp TĐC căn cứ theo tổng giá trị tổng sản
lượng của đất những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường
cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại.
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên
tắc đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ.
Việc quản lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài
nguyên đất ở địa phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử
dụng thửa đất sẽ trả tiền thuê cho đơn vị giải tỏa mặt bằng.
Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường
cho dân ở nơng thơn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở
thành thị và nông thôn. Nhà ở của người dân thành phố, Nhà nước bồi
thường bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường đất đai quyết định qua
các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn,

Nhà nước thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối
tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử
dụng đất; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể.

Theo đánh giá của một số chun gia TĐC, sở dĩ Trung Quốc
có những thành cơng nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ,
TĐC là do đã làm tốt các việc sau đây:
Thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng
buộc đối với các hoạt động TĐC, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển
cho người dân TĐC, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người TĐC.

Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương
khá mạnh. Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hồn tồn trong
việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ trợ TĐC.
Thứ ba, quyền sở hữu đất đai tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường
hỗ trợ TĐC có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị
mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm,
phát triển đất đai mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển

11


kết cấu hạ tầng. Chính quyền thơn, xã chịu trách nhiệm phân chia
cho các hộ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh những thành cơng như vậy, chính sách bồi thường, hỗ
trợ, TĐC của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu
là vấn đề việc làm; tốc độ TĐC chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóng
mặt bằng trước khi xây xong nhà TĐC (Theo Nguyễn Thị Dung, 2014).

2.2.2. Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Singapo

Ở Singapore mức đền bù thiệt hại căn cứ vào giá trị đất đai của chủ sở hữu.
Các chi phí tháo dỡ, di chuyển hợp lý, chi phí mua vật tư thay thế, thuế sử dụng nhà
mới…đều được tính toán cân đối trong mức đền bù. Nếu người dân khơng tin tưởng
Nhà nước, có thể th một tổ chức định giá tư nhân để định giá lại và chi phí do Nhà
nước chịu. Kinh nghiệm xác định giá đền bù cho thấy, Nhà nước Singapore đền bù
giá thấp hơn giá hiện tại, vì giá đất đai hiện tại đã bao gồm giá trị gia tăng do Nhà
nước đầu tư hạ tầng, do đó Nhà nước điều tiết một phần giá trị đã đầu tư. Nhà nước
không đáp ứng yêu cầu đền bù theo giá trong tương lai.
Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng được xem xét khi đền bù: giá trị đất gia
tăng do cơng trình cơng cộng đi ngang qua, Nhà nước sẽ điều tiết; ngược lại cơng
trình cơng cộng ảnh hưởng xấu đến thửa đất (như tiếng ồn, khói bụi, người ngồi có
thể nhìn vào nhà…), Nhà nước sẽ tăng đền bù; cơng trình cắt manh mún thửa đất
hiện hữu, chi phí để hồn tất thủ tục cho thửa đất còn lại do Nhà nước đài thọ.

Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khơng chấp nhận khi tính mức đền
bù là: địi được thưởng để di dời sớm hoặc muốn ở lại chỗ cũ nên đòi tăng
đền bù mới chịu đi; đòi bồi thường vào việc đầu tư thêm vào căn nhà, sau khi
đã có quyết định giải tỏa, trừ khi căn nhà quá tệ cần được sơn sửa lại. Trong
vịng 2 năm cơng bố giải tỏa mà cố ý xây dựng nhà lớn đẹp để đòi đền bù;
đòi đền bù theo giá đã mua (ý định đầu cơ đất đai); hoạt động kinh doanh
nhưng không có giấy phép, khơng có căn cứ pháp lý để đền bù; tổ chức, cá
nhân sử dụng đất đai bất hợp pháp. Ngoài ra, sự gia tăng giá đất trong vịng
7 năm do sự phát triển của hạ tầng cơng cộng cũng được xem xét điều tiết.
Phương thức thanh toán khi đền bù là trả trước 20% khi chủ nhà thực
hiện việc tháo dỡ, phần cịn lại trả khi hồn tất việc di dời. Nếu hộ gia đình có
nhu cầu cấp bách về nhà ở, sẽ thu xếp cho thuê với giá phù hợp.
Ngồi ra, Nhà nước Singapore cịn có các chính sách hỗ trợ khác đảm bảo

12



×