Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Luận văn thạc sĩ điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện văn yên, tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.08 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HIỀN

ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI
LÁ NGÔ TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN
BÁI VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2016 - 2017

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Nguyễn Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…


Tác giả luận văn

Trần Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và
tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hồn thành luận văn Thạc sĩ này.
Tơi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới TS. Trần Nguyễn Hà đã
tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo Khoa
nông học đã giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Trần Thị Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii

Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình.............................................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ......................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... xi
Thesis abstract........................................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................... 3

1.4.2.


Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Tình hình sản xuất ngơ tại tỉnh n bái............................................................ 4

2.2.

Tình hình nghiên cứu bệnh hại............................................................................. 5

2.2.1.

Những nghiên cứu ngồi nước............................................................................ 5

2.2.2.

Những nghiên cứu trong nước.......................................................................... 10

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 17
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 17

3.2.

Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 17

3.3.


Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 17

3.3.1.

Vật liệu.............................................................................................................................. 17

3.3.2.

Dụng cụ........................................................................................................................... 17

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 17

3.5.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 18

iii


3.5.1.

Phương pháp điều tra bệnh theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương

pháp điều tra phát hiện dịch hại cây ngô QCVN 01-167:2014/BNNPTNT

ban hành năm 2014................................................................................................... 18
3.5.2.


Phương pháp điều chế môi trường phân lập nấm.................................. 19

3.5.3. Phương pháp thu thập mẫu................................................................................. 20
3.5.4.

Phương pháp kiểm tra nấm từ vết bệnh....................................................... 20

3.5.5. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm............................................................... 21
3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 24
Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 25
4.1.

Thành phần nấm bệnh hại ngô tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vụ đông

xuân 2016 - 2017......................................................................................................... 25
4.1.1.

Bệnh đốm lá ngô......................................................................................................... 26

4.1.2.

Bệnh khô vằn ngô (Rhizoctonia solani)......................................................... 28

4.1.3.

Bệnh gỉ sắt hại ngô (Puccinia maydis)........................................................... 29

4.1.4.

Bệnh ung thư ngô (Ustilago maydis).............................................................. 30


4.1.5.

Bệnh bạch tạng ngô (Sclerospora maydis).................................................. 30

4.2.

Diễn biến một số bệnh nấm chính gây hại trên một số giống ngô tại

huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vụ đông xuân năm 2016 - 2017............31
4.2.1.

Diễn biến bệnh đốm lá lớn trên các giống ngô tại Huyện Văn Yên, Yên

Bái vụ Đông xuân năm 2016 - 2017.................................................................. 32
4.2.2.

Diễn biến bệnh đốm lá nhỏ trên các giống ngô tại Huyện Văn Yên, Yên

Bái vụ Đông xuân năm 2016 - 2017.................................................................. 33
4.2.3.

Diễn biến bệnh gỉ sắt trên các giống ngô tại huyện Văn Yên, Yên Bái vụ

Đông Đông xuân năm 2016 - 2017.................................................................... 35
4.2.4.

Diễn biến bệnh khô vằn trên các giống ngô tại huyện Văn Yên, Yên Bái

vụ Đông xuân năm 2016 - 2017........................................................................... 36

4.2.5.

Diễn biến một sô bệnh nấm hại trên giống ngô LVN885 ở các mật độ trồng

khác nhau tại huyện Văn Yên, Yên Bái vụ Đông xuân năm 2016 - 2017

4.2.6.

Diễn biến một số bệnh hại trên giống ngô LVN885 trồng trên các chân đất

khác nhau tại huyện Văn Yên, Yên Bái vụ Đông xuân năm 2016 - 2017

4.3.

37

39

Kết quả một số nghiên cứu về nấm gây bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris

maydis) và nấm gây bệnh đốm lá lớn (Exserohilum turcicum)........42

iv


4.3.1.

Đặc điểm hình thái các nấm Bipolaris maydis, Exserohilum turcicum
42


4.3.2.

Kết quả nghiên cứu về nấm gây bệnh hại chính trên lá ngơ .............43

4.4.

Đánh giá tính gây bệnh của một số nấm bệnh hại lá chính trên ngơ bằng

phương pháp lây bệnh nhân tạo....................................................................... 48
4.4.1.

Đánh giá tính gây bệnh của nấm Bipolaris maydis,gây bệnh đốm lá nhỏ

đã phân lập lây nhiễm trên ngơ 48
4.4.2.

Đánh giá tính gây bệnh của nấm Exserohilum turcicum gây bệnh đốm lá

lớn đã phân lập lây nhiễm trên ngô................................................................. 53
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 58
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 58

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 58

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 60
Phu lục.............................................................................................................................................. 64


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CSB

Chỉ số bệnh

CT

Công thức

MĐPB

Mức độ phổ biến

NXB

Nhà xuất bản

PgA

Potato Glucose Agar

TLB


Tỷ lệ bệnh

WA

Water Agar

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Sản xuất ngô của t

Bảng 4.1.

Thành phần nấm

xuân năm 2016-20
Bảng 4.2.

Diễn biến bệnh đ

Yên Bái vụ Đông x
Bảng 4.3.

Diễn biến bệnh đ

Yên Bái vụ Đông x

Bảng 4.4.

Diễn biến bệnh gỉ

vụ Đông xuân năm
Bảng 4.5.

Diễn biến bệnh kh
Bái vụ Đông xuân

Bảng 4.6.

Diễn biến một sô

trồng khác nhau

2016-2017 ............
Bảng 4.7.

Diễn biến một sô

đất trồng khác nh

2016-2017 ............
Bảng 4.8.

Đặc điểm hình thái m

Bảng 4.9.


Ảnh hưởng của m
Bipolaris maydis

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của

Exserohilum turcic
Bảng 4.11. So sánh sự phát triển của nấm Bipolaris maydis và nấm Exserohilum
turcicum trên môi
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm

Bipolaris maydis tr
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm

Exserohilum turcic
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm Bipolaris maydis gây bệnh đốm lá

nhỏ đã phân lập lây n

vii


Bảng 4.15. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm Bipolaris maydis gây bệnh

đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây

nhiễm trực tiếp sượi nấm................................................................................ 50
Bảng 4.16. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm Exserohilum turcicum gây
bệnh đốm lá lớn đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây

nhiễm phun bào tử


53

Bảng 4.17. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm Exserohilum turcicum gây
bệnh đốm lá lớn phân lập trên ngô lây nhiễm trên ngô bằng phương

pháp lây nhiễm trực tiếp sợi nấm............................................................... 55

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Triệu chứng bệnh đốm lá nhỏ Bipolaris maydis................................. 26
Hình 4.2. Triệu chứng bệnh đốm lá lớn Exserohilum turcicum....................... 27
Hình 4.3. Bệnh Khơ vằn Rhizoctonia solani............................................................... 28
Hình 4.4. Triệu chứng bệnh gỉ sắt ngô và bào tử hạ nấm Puccinia maydis
29

Hình 4.5. Triệu chứng bệnh ung thư ngơ Ustilago maydis................................ 30
Hình 4.6. Triệu chứng bệnh bạch tạng ngơ và bào tử nấm Sclerospora maydis
31

Hình 4.7. Bào tử phân sinh nấm Bipolaris maydis................................................. 43
Hình 4.8. Bào tử phân sinh nấm Exserohilum turcicum...................................... 43
Hình 4.9.

Lây bệnh nhân tạo Bipolaris maydis bằng phương pháp lây nhiễm trực tiếp

sợi nấm


52

Hình 4.10. Lây bệnh nhân tạo Exserohilum turcicum bằng phương pháp lây nhiễm

trực tiếp sợi nấm.................................................................................................. 57

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Kết quả so sánh sự phát triển của nấm nấm Bipolaris maydis và
Exserohilum turcicum trên môi trường nuôi cấy PGA..............45
Biểu đồ 4.2. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm Bipolaris maydis gây
bệnh đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương

pháp phun bào tử........................................................................................... 49
Biểu đồ 4.3. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm Bipolaris maydis gây bệnh
đốm lá nhỏ đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp lây

nhiễm trực tiếp sợi nấm............................................................................. 50
Biểu đồ 4.4. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm Exserohilum turcicum gây
bệnh đốm lá lớn đã phân lập lây nhiễm trên ngô bằng phương pháp

lây nhiễm phun bào tử................................................................................. 54
Biểu dồ 4.5. Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nấm Exserohilum turcicum gây
bệnh đốm lá lớn phân lập trên ngô lây nhiễm trên ngô bằng phương

pháp lây nhiễm trực tiếp sợi nấm

x


56


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Hiền
Tên luận văn : “Điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái vụ Đông xuân năm 2016 - 2017”
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60 62 01 12

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Các loại bệnh hại trên ngô ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cũng như
phẩm chất của cây ngô. Không những chúng gây ra hiện tượng mất mùa ngoài
sản xuất mà ngay trong bảo quản chúng cũng gây ra những thiệt hại vô cùng to
lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng tới năng suất kinh tế của người dân. Xuất phát từ
thực tiễn, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến nhằm nắm bắt tình hình bệnh hại
phổ biến trên ngơ tại huyện Văn n, tỉnh Yên Bái. Phân lập nuôi cấy, nghiên cứu
xác định một số nấm gây hại chính trên lá ngơ tại Yên Bái và đánh giá tính gây
bệnh của một số bệnh nấm hại trên một số giống ngô trồng chủ yếu.

Phương pháp nghiên cứu
Điều tra diễn biến một số bệnh hại chính trên ngơ vụ Đơng xn 2016-2017 tại
n Bái ngồi đồng ruộng. Phân lập một số bệnh hại chính trên ngơ. Nghiên cứu đặc
điểm hình thái của nấm gây hại chính trên mơi trường PGA, WA. Ảnh hưởng của 3 loại
thuốc hóa học Anvil 5SC, Daconil 75WP, Tepro Super 300EC đến sự phát triển của nấm
gây hại chính trên môi trường nhân tạo. Lây bệnh nhân tạo bệnh nấm gây hại chính.


Kết quả chính và kết luân
Thành phần nấm bệnh hại lá ngô chủ yếu vụ Đông xuân năm 2016 – 2017 tại
huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái bao gồm 6 loài nấm hại với các mức độ nặng nhẹ khác
nhau. Bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ và khơ vằn phổ biến nhất sau đó đến bệnh gỉ sắt
ít phổ biến hơn, 2 bệnh bạch tạng và ung thư ngơ có mức độ phổ biết ít nhất.
Theo dõi tình hình diễn biến một số bệnh hại chính trên ngô ở một số giống
ngô tại huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái cho thấy giống DK6919 bị nhiễm bệnh đốm lá
lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt và khô vằn nhẹ hơn so với 2 giống LVN885 và HN68.

Bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt và khô vằn đều xuất hiện sớm
và nhiễm nặng trên mật độ trồng dày
Cây ngô được trồng trên đất ruộng nhiễm bệnh khô vằn và gỉ sắt nặng hơn trồng
trên nền đất bãi. Bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ bị nhiễm nặng hơn khi trồng trên đất bãi.

xi


Nấm phát triển tốt trên môi trường PGA
Thuốc Anvil 5SC, Daconil 75WG có khả năng ức chế nấm Bipolaris maydis và
nấm Exserohilum turcicum hiệu quả tốt nhất, thuốc Tepro Super 300EC có khả năng
ức chế nấm Bipolaris maydis, Exserohilum turcicum kém hiệu quả nhất.
Trong lây bệnh nhân tạo: Giống LVN885 nhiễm bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris
maydis) nặng nhất sau đó đến giống HN68, nhiễm bệnh đốm lá nhỏ nhẹ nhất là giống
DK6919; Giống ngô DK6919 nhiễm bệnh đốm lá lớn (Exserohilum turcicum) nhẹ
nhất, 2 giống LVN885 và HN68 nhiễm bệnh đốm lá lớn tương đương nhau.

xii


THESIS ABSTRACT

Author: Trần Thị Hiền
Thesis title: “Investigation and study of maize leaf fungus in Van Yen
district, Yen Bai province spring winter 2016 – 2017”.
Major: Plant protection

Program code: 60 62 01 12

Training institution: Vietnam National University of
Agriculture Aims
Diseases significant corn have influence on production as well as quality of
corn. Not only they cause crop failure in production but also in the preservation, they
cause serious damage to economic productivity of farmers. From practice, we
investigated to situation of common diseases of maize in Van Yen District, Yen Bai
Province. Isolate culture, test on several maize varieties identifi several common
fungal species cause leaf diseases in Yen Bai and evalulate of pathogenic.

Methods
Investigate development of some major diseases on corn winterspring 2016-2017 crop in the field in Yen Bai. Isolation of artificial pathogens
on corn. Study on the morphological characteristics of major fungal
pathogens in media PGA, WA. The effects of three chemical drugs Anvil 5SC,
Daconil 75WP, Tepro Super 300EC on the development of major fungi on the
artificial medium. Pathogenicity of the main fungal pathogen.

Main results and conclusions
List fungal leaf disease mainly corn spring winter 2016 - 2017 in Van
Yen District, Yen Bai Province includes 6 harmful fungi with different
severity. Northern corn leaf blight, Southern corn leaf blight and sheath
blight are most common, followed by rust, downy mildew and smut.
Survey of some major diseases of Corn in some Corn varieties in
Van Yen district, Yen Bai province showed that the DK6919 variety was

more susceptible to Northern corn leaf blight, southern corn leaf blight,
rust and sheath blight than varieties LVN885 and HN68.
Northern corn leaf blight disease, southern corn leaf blight, rust and
sheath blight appeared early and severe on the high density of maize plants.

xiii


Maize growing on lands have sheath blight and rust more heavier on
the maize cultivated a long river bed. Northern corn leaf blight disease and
southern corn leaf blight infected little heavier when planted on land dumps.

Fungus grow well on PGA medium.
Anvil 5SC and Daconil 75WG is effective against Bipolaris Maydis and
Exserohilum turcicum fungus, Tepro Super 300EC has the most effective
inhibition of Bipolaris Maydis and test indicated that Exserohilum turcicum.

Pathogenicity: the LVN885 variety infected with southern corn leaf
blight (Bipolaris Maydis) is the heaviest then HN68, DK6919 is the smallest
southern corn leaf blight infection; the DK6919 variety had the smallest
northern corn leaf blight (Exserohilum turcicum), two varieties of LVN885
and HN68 infected with northern corn leaf blight.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngơ, bắp hay bẹ (Zea mays L.) là một loại cây lương thực
được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp

châu Mỹ. Ngơ lan tỏa ra phần cịn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc
của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
Trên thế giới cây ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng, cung
cấp lương thực cho con người và thức ăn cho vật nuôi, nguồn nguyên liệu
cho ngành công nghiệp. Hiện nay, ngơ đang được quan tâm đặc biệt với vai
trị là nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Với ý nghĩa quan
trọng trong nền kinh tế, cùng với tính thích ứng rộng và tiềm năng năng suất
cao, cây ngô được hầu hết các quốc gia trên thế giới gieo trồng (166 nước)
và diện tích ngày càng mở rộng. Năm 2013, diện tích ngơ thế giới là 184,2
triệu ha, năng suất đạt 52,2 tạ/ha (FAOSTAT, 2015).


Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 12,9% diện tích cây lương thực có hạt,

nhưng có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau cây lúa. Diện tích trồng ngơ của
nước ta chủ yếu tập trung ở vùng núi nơi có độ dốc cao, khơng chủ động
nước tưới và ít thâm canh. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc được xem là
vùng trồng ngơ lớn nhất, chiếm 43,14% diện tích ngơ của cả nước (Nguyễn
Ngọc Minh, 2013). Ở một số tỉnh như Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La,
Lai Châu... thì ngơ dường như là cây trồng truyền thống số một. Ngô dùng
làm lương thực chủ yếu cho đồng bào các dân tộc H’Mông, Dao, Tày, Nùng,...
mặc dù sản lượng lúa ở vùng này cũng tăng lên đáng kể nhưng một lượng
lớn ngô ở đây vẫn được sử dụng làm lương thực và trong chăn nuôi.

Ngô là loại cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh. Hàng năm thiệt
hại do các dịch hại gây ra trên các loại hạt ở Mỹ là 1 tỷ đô la, ở các
nước đang phát triển vào khoảng trên 30%. Ở Ấn Độ, thiệt hại do
dịch hại trong kho gây ra vào khoảng 7% tới 25%.
Những nghiên cứu về thành phần sâu bệnh hại ngô đã được tiến hành từ
nhiều năm nay ở Việt Nam. Theo số liệu của Viện Bảo vệ thực vật về “Kết quả

điều tra Côn trùng và Bệnh cây năm 1967-1968” thì ngơ ở Việt Nam ghi nhận có
63 lồi cơn trùng và 32 loại bệnh hại. Thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra cho các

1


loại cây lương thực (trong đó có ngơ) ước tính hàng năm từ 10-30%.
Các loại bệnh hại ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cũng như phẩm chất
của cây ngô. Khơng những chúng gây ra hiện tượng mất mùa ngồi sản xuất mà
ngay trong bảo quản chúng cũng gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn, Gây thiệt
hại nghiêm trọng tới năng suất kinh tế của người dân. Bệnh hại cũng là vấn đề
được quan tâm nhiều hiện nay như một số bệnh phổ biến: khô vằn ngô
(Rhizoctonia solani), ung thư ngô (Ustilago maydis), gỉ sắt ngô (Puccinia
maydis), đốm lá ngô (bao gồm bệnh đốm lá nhỏ Bipolaris maydis , bệnh đốm lá
lớn Exserohilum turcicum)… vì chúng làm nơng sản hao hụt rất lớn cả về số
lượng lẫn chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu, mầu sắc
khơng bình thường. Tuy nhiên số bệnh được phát hiện ở Việt Nam hiện nhỏ hơn
rất nhiều so với các bệnh được cơng bố trên thế giới. Do đó dịch bệnh hại trên
ngô đang trở thành vấn đề hàng đầu được quan tâm đối với những vùng sản
xuất ngô ở Việt Nam. Có kiểm sốt và quản lí được sâu, bệnh hại trên cây ngơ thì
vấn đề sản xuất ngô ở Việt Nam mới đi vào ổn định và phát triển, đặc biệt là
những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn ở các tỉnh trung du, miền núi và nhất
là Yên bái sẽ khó phát huy hết tiềm năng năng suất của giống nếu như tình hình
sâu bệnh hại khơng được kiểm sốt ở các giai đoạn. Với mong muốn góp phần
vào việc làm giảm tỷ lệ tổn thất năng suất và chất lượng của nông sản, đồng thời
nâng cao hiệu quả của công tác kiểm dịch thực vật, hạn chế tối đa sự phát sinh,
phát triển và gây hại bệnh trên cây ngô, mang lại hiệu quả kinh tế đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Nguyễn Hà chúng
tôi thực hiện đề tài: “Điều tra và nghiên cứu bệnh nấm hại lá ngô tại huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái vụ Đông xuân năm 2016 - 2017”.


1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Điều tra diễn biến nhằm nắm bắt tình hình bệnh hại phổ biến
trên ngô tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Xác định chính xác các bệnh do nấm bệnh hại lá trên ngơ tại tỉnh
n Bái

Xác định tính gây bệnh của một số bệnh nấm hại chủ
yếu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Bệnh nấm hại lá trên các giống ngô DK6919, HN68, LVN885

Thời gian: từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017
Địa điểm điều tra: Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2


Địa điểm nghiên cứu:
Phịng thí nghiệm chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh
n Bái.

Phịng thí nghiệm Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ Sở khoa học công nghệ tỉnh Yên Bái.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu thành phần nấm bệnh hại ngơ góp phần
bổ sung thêm vào danh mục thành phần bệnh hại trên cây ngô.
Kết quả điều tra diễn biến bệnh nấm hại cây ngô trên đồng
ruộng để bổ sung thêm kiến thức cho quy luật phát sinh, phát triển
bệnh hại trong điều kiện môi trường đồng ruộng.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Điều tra, theo dõi diễn biến bệnh nấm hại trên ngơ góp phần
phát hiện và kiểm sốt bệnh để bệnh khơng phát triển phá hại nặng.
Nghiên cứu khả năng kháng nhiễm của một số giống ngô để
đưa những giống ngô năng suất tốt, khả năng kháng bệnh cao vào
sản xuất tại huyện Văn Yên nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TẠI TỈNH YÊN BÁI
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm của 15 tỉnh miền núi phía Bắc,
nằm trên giao điểm của tuyến giao thơng chính Đơng Bắc và Tây Bắc, Hà NộiLào Cai. Vị trí của Yên Bái là một lợi thế rất lớn cho khả năng giao lưu và phát
triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng của giá trị công nghiệp, dịch vụ và từng bước hình thành các sản phẩm
hàng hố chiến lược với quy mô ngày càng lớn. Sự chuyển dịch trên mang
nhiều yếu tố tích cực nó tác động thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát
triển trong đó có sản xuất nông, lâm nghiệp (Lưu Hồng Minh, 2015).
Là một trong những tỉnh có diện tích trồng ngơ lớn của vùng Trung du
và miền núi phía Bắc, Yên Bái đã và đang không ngừng đầu tư phát triển cho
cây trồng này nhằm giúp nơng dân xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhờ ứng
dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngô, cho nên diện tích, năng suất
và sản lượng ngơ trên địa bàn toàn tỉnh liên tục tăng và tăng nhanh trong
những năm gần đây, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của giống mới.

Bảng 2.1. Sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2014
Năm
2006
2007

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái,(2015)
Qua bảng 2.1 cho thấy: Từ năm 2006 - 2014 diện tích, năng suất, sản lượng
ngơ của tỉnh liên tục tăng, từ 15,3 nghìn ha lên 28,5 nghìn ha. Năng suất ngơ tăng
đều từ 25,0 tạ/ha năm 2006 lên 29,37 tạ/ha năm 2014, tăng 4,3 tạ/ha so với năm

4


2006. Năm 2006, sản lượng là 38,3 nghìn tấn đến năm 2014 tăng lên
83,6 nghìn tấn, tăng 45,3 nghìn tấn so với năm 2006.
Trong những năm gần đây cây ngô đã được tỉnh Yên Bái, Đảng bộ và chính
quyền tỉnh đặc biệt chú trọng quan tâm và đầu tư phát triển đã đạt được những
thành tựu như vậy đó chính là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào
sản xuất ngô như: Sử dụng các giống mới, kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên sản xuất
ngô ở Yên Bái cần được quan tâm và đầu tư phát triển nhiều hơn, mạnh hơn nữa
như: Tăng diện tích gieo trồng ngô xuống ruộng 1 vụ, gieo trồng ngô trên đất đồi,
đất bãi ở vụ hè thu. Sử dụng giống mới, thâm canh tăng năng suất nhằm khai thác
tối đa tiềm năng đất sẵn có của tỉnh đặc biệt là những huyện vùng thấp.

Nhìn chung sản xuất ngơ của tỉnh có những bước phát triển mạnh mẽ,
tuy nhiên so với cả nước thì cịn ở mức thấp. Theo thống kê tỉnh Yên Bái
năng suất ngô hiện tại của tỉnh chỉ bằng 67% năng suất ngô của cả nước. Tuy
nhiên, cây ngơ lại đóng vai trị hết sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng của

tỉnh, góp phần nâng cao kinh tế của một bộ phận lớn đồng bào dân tộc sinh
sống tại các vùng sâu, vùng xa. Ngoài việc thâm canh ngô lai ở những vùng
thuận lợi, cần tăng cường sử dụng các giống ngô thụ phấn tự do cải tiến ở
những vùng khó khăn, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng ngô,
nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nơng dân.
Trong những năm gần đây Yên Bái đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử
dụng các giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99,…
ngồi ra cịn một số giống ngơ nhập nội như: DK 6919, Bioseed 9698, CP989,
CP888, CP999, NK4300, NK66, NK67, NK7328,...các giống này đã được áp
dụng và đưa vào sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh (Lưu Hồng Minh, 2015).

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI
2.2.1. Những nghiên cứu ngồi nước
Cây ngơ là cây lương thực rất quan trọng nên đã có rất nhiều nhà
khoa học nghiên cứu về cây ngô. Một trong những nghiên cứu quan
trọng nhất mà các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu là tình hình
sâu bệnh hại trong cây ngơ ngồi sản xuất và trong quá trình bảo quản.
Trên thế giới , có trên 130 loại bệnh hại bắp trong đó đa số các bệnh là do nấm
gây ra như: bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn, bệnh đốm nâu, bệnh khô vằn, bệnh
gỉ sắt, bệnh thối thân, bệnh thối bắp và hạt,…. Theo Shurtlef et al. (1993), trên ngơ có

5


tất cả 74 bệnh do nấm gây ra bao gồm tất cả các bệnh trên lá, trên thân và
trên bắp. Mặt khác Shurtlef et al. (1993) cho rằng, tất cả các bộ phận của
cây ngô đều mẫn cảm với một số bệnh làm giảm năng suất và chất lượng.
Thiệt hại về năng suất hạt do bệnh gây ra trên thê giới trung bình là 9,4%.

Những nghiên cứu của Carlos (1994) tại Mỹ cho thấy, có tới 44

nấm bệnh hại ngơ, trong đó có 20 bệnh hại lá, 12 bệnh hại thân, 12
bệnh hại bắp làm thiệt hại hang năm từ 7-17% sản lượng.
Theo Roger (1953), có khoảng 153 loại bệnh hại trên cây ngơ ở
vùng xứ nóng, trong đó có 126 nấm bệnh. Ở Ấn độ, có 25 loại bệnh
hại trên ngô và ở vùng nhiệt đới bị rất nhiều tác nhân gây bệnh tấn
công gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế. Ở châu Mỹ đã ghi nhận có
130 loại bệnh đối với cây ngơ so với vùng ôn đới chỉ có 85 bệnh hại.
Trên cây ngô có tập đoàn bệnh phong phú mà chủ yếu là do nấm bệnh
gây ra như: Bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, bệnh gỉ sắt, bệnh khô vằn,…
Các bệnh này gây hại phổ biến trên ngô ở hầu hết các nước trên thế giới.

2.2.1.1. Bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis)
Theo Smith (1975) bệnh xuất hiện khắp năm châu và đã bộc phát thành dịch
vào năm 1970 ở Mỹ do dòng T của nấm bệnh tấn công lên giống ngô đực bất thụ tế
bào chất - giống trổng chủ lực 85% diện tích, và đã gây tổn thất được ước tính trên 1
tỷ đơ la. Nấm này có hai dịng gây hại đã được xác định là dòng T và dòng O
(CIMMYT, 2004). Dịng C (tấn cơng giống ngơ có tế bào chất C) là dòng thứ ba, mới
được xác định tại Trung Quốc (Wei et al., 1985). Theo Leonard et al. (1988), dịng T
tấn cơng lên cả hai giống ngơ đực bất thụ tế bào chất (Tcms = Texas male sterile
cytoplasm) đó là giống ngơ tự phối và giống ngơ lai ở bang Texas. Theo ước tính cỗ
tới 80- 85% giống ngơ răng ngựa được trồng ở Mỹ năm 1970 có Tms tế bào chất. Nịi
T khơng chỉ tấn cơng lá mà cịn tấn cơng cả lên lá bao bắp và thân. Trong một thí
nghiệm qua đơng, dịng o cho thấy khả năng hoại sinh cao hơn so với dòng T, chỉ
khoảng 4% trong số những bào tử được tìm thấy là của dòng T. Theo Dodd and
Hooker (1990), dòng T được mô tả đặc điểm như là thuốc đặc trị cho kiểu bất dục
đực tế bào chất kiểu T (Texas) được sử dụng rộng rãi. Kiểu P- tế bào chất có nguồn
gốc từ Nam Mỹ và vài tế bào chất được biết khác cũng dễ bị nhiễm bệnh. Dòng T là
một ký sinh yếu trên những cây có tính kháng ngồi đồng, trong khỉ những cây con
thì lại dễ bị nhiễm bệnh hơn. Khi nấm nhiễm vào cầy, nó tiết ra độc tố tấn công lên lá,
lá bi, lá bao bắp, bẹ lá, bắp và thân. Dịng T có nhiệt độ tối ưu thấp hơn so với dòng

o. Theo Smith (1975),

6


vết bệnh hình thành tại nhiệt độ 30°C nhiều hơn so với ở nhiệt độ 15°C hay
22,5°C. Bệnh lan nhanh và kích thước vết bệnh tăng dần tương ứng với
những thời kỳ có sương và sự tăng dần của nhiệt độ. để phịng trừ bệnh
đốm lá nhỏ thì việc sử dụng giống kháng bệnh đem lại hiệu quả kinh tế đáng
kể. Ngoài ra việc vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư đóng vai trị rất quan
trọng. Các biện pháp như canh tác, chọn thời vụ hợp lý, xử lý hạt giống bằng
thuốc hóa học trước khi trồng cũng góp phần hạn chế bệnh, biện pháp tối ưu
là kiểm soát bệnh trong suốt hai thời kỳ 14 ngày trước trỗ cờ và 21 ngày sau
trỗ cờ, bởi vì đây là hai thời kỳ cây ngô mẫn cảm nhất với bệnh.

2.2.1.2. Bệnh đốm lá lớn (Exserohilum turcicum)
Bệnh được phát hiện trên cây ngơ ở vùng Paserini (Italia) năm 1876. Cịn tại Mỹ,
bệnh được phát hiện tại bang New Jersey từ năm 1878. Sau đó bệnh đã bùng phát
thành dịch ở Connecticut vào năm 1889 (Leonard, 1988), bệnh phát triển thuận lợi
trong điều kiện mơi trường có nhiệt độ ơn hịa và ẩm độ cao. Theo Shurtleff (1992),
sương nhiều, nhiệt độ mát mẻ, mưa ẩm thường xuyên cũng là điều kiện thuận lợi
cho nấm bệnh phát triển, cây con dễ bị nhiễm bệnh hơn trong điều kiện nhiệt độ
20°C, vì đây là điều kiện thuận lợi nhất cho sự xâm nhiễm và số vết bệnh, chiều dài
vết bệnh tăng theo chiều dài của thời kỳ có sương. Nguồn bệnh và điều kiện ngoại
cảnh thích hợp đều rất quan trọng trong việc xác định khả năng phát sinh dịch bệnh
mà điều này phụ thuộc vào khả năng xâm nhiễm, phát triển và hình thành bào tử của
nấm bệnh trên cây ngô. Theo Shurtleff (1993), ở Mỹ bệnh đã được phịng trừ có hiệu
quả bằng cách sử dụng gene Ht trội. Nấm Exserohilum turcicum có hai nịi sinh học,
một nịi khơng gây độc mang các gen Htl5 Ht2, Ht3 và HtN, một nịi khơng gây độc
cho ngô mang các gen Ht2, Ht3 và HtN nhưng lại độc đối với ngô mang các gen Ht2

hay Ht3. Tính kháng của các nịi được thể hiện khi mang các kiểu gen như sau: Nòi
0: Ht1, Ht2, Ht3, và HtN; Nòi 1: Ht,, Ht3, HtN/Ht^ nòi 2: Ht Ht3, HtN/Ht2; nòi 3: Ht1/Ht2,
Ht3 HtN; nòi

12: Ht3, HtN/ Htl5 Ht2; nòi 23: Ht2, Ht3/Htl5 HtN; nòi 23N: Ht2, Ht3, HtN/Ht1. Sự
phân loại như vậy để thuận tiện cho việc xác định nịi mới có thể bắt gặp khi
nghiên cứu sau này. Sự xuất hiện của các gen kháng Htlf Ht2 và Ht3 làm cho
vết bệnh hình thành với số lượng bào tử ít nhất. Trong khi đó gen kháng cảm
ứng HtN làm cho bệnh phát triển chậm lại tới sau khi ngơ thụ phấn. Nịi I của
Exserohilum turcicum được Smith phát hiện năm 1975. Ơng cho rằng sự có mặt
của nịi I ở bang Ohio gây độc cho ngơ mang gen Ht và Htj nhưng không độc

7


cho ngô mang gen Ht2. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy bệnh
đốm lá lớn xuất hiện ở tất cả các vùng trồng ngô và bệnh gây hại nặng
hơn trên những vùng ẩm ướt. Theo Jugenheimer (1976) bệnh đốm lá
lớn có thể phịng chống bằng cách trồng giống ngơ lai kháng bệnh. Xử
lý hạt giống và luân canh cây trồng cũng mang lại hiệu quả đáng kể.

2.2.1.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)
Nấm R.solani là tác nhân gây bệnh cho cây trồng có nguồn gốc trong đất,
là lồi nấm phố biến xuất hiện ở khắp các vùng trồng trọt trên thế giới. Lồi nấm
này có phạm vi kí chủ rất rộng trên mọi vùng sinh thái trồng trọt trên thế giới.
Lồi nấm này có phạm vi kí chủ rất rộng trên mọi vùng sinh thái trồng trọt, hại
trên 32 họ cây trồng khác nhau và 20 loại có dại thuộc 11 họ. Chỉ riêng ở Mỹ đã
có khoảng 550 lồi cây khác nhau thuộc phạm vi kí chủ R. solani.
Theo Akio Kato (1995), nấm R.solani có phạm vi ký chủ rộng, các chủng
R.solani có khả năng gây hại cho nhiều loại cây trồng và các lồi cỏ dại. Trên

ngơ người ta phát hiện thấy có 421 chủng R.solani, trong đó các chủng AG1 típ 2
là tác nhân chủ yếu gây bệnh trên lá và thân cây ngô. Theo Carlos (1994), cịn có
các chủng khác gây bệnh yếu hơn như AG1 típ 1, AG2 típ 2 gây triệu chứng thối
rễ, bệnh khơ vằn có thể gây thiệt hại đến 40% năng suất. Bệnh khô vằn thường
xuất hiện ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nấm bệnh phát sinh ở điều kiện
nhiệt độ từ 25°G - 30°C, ẩm độ cao trên 90% . Ở Nhật Bản bệnh khô vằn không
phải luôn luôn là một bệnh nghiêm trọng trong điều kiện khí hậu bình thường,
mặc dù ngơ bị nhiễm nặng trong điều kiện ẩm ướt và có mưa. Các vụ dịch đã
được ghi lại ở nhiều nước châu Á. Theo Petersen (2004), sự đa dạng về tính di
truyền của các giống kháng cịn có giới hạn và khơng có một dịng nào tìm thấy
có khả năng kháng hồn tồn đối với bệnh khơ vằn. Trong một dịng hầu hết các
cây đều có tính chống cao nhưng vẫn có những cây bị nhiễm. Cũng theo các tác
giả này, quá trình phát triển của bệnh có thể được ngăn cản bằng cách loại bỏ
các lá bệnh dưới thấp để tránh bệnh lây nhiễm lên các lá phía trên. Các tác giả
cũng chỉ ra rằng, một vài cây ngô cổ khả năng tránh được bệnh bằng cách là
nâng cao rễ chống của ngô. Theo nghiên cứu của Amran Muis và Arcadio (2006),
có thể sử dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus subtiilis BR23 trong việc xử lý hạt
giống phịng trừ bệnh khơ vằn ngơ. Chế phẩm này khơng có tác động xấu tới hạt
cũng như tới môi trường, giúp tăng năng suất hạt lên 27% trong khi xử lý bằng
thuốc Captan chỉ tăng lên 14,4%.

8


Triệu chứng gây bệnh hại của nấm R.solani rất khác nhau, tùy từng bộ
phận như lở cổ rễ, thối rễ, chết rạp cây con, thối bẹ lá, thối gốc,… Tuy nhiên
chúng chỉ tấn công vào phần dưới mặt đất của cây như rễ, trụ dưới lá mầm
và hạt giống (Paulo, 1999). Đa số những triệu chứng do R.solani gây ra
thường được biết với cái tên “damping off”. Hạt giống bị nhiễm nấm R.solani
sẽ bị mất sức nảy mầm. Giai đoạn cây con từ 2 lá mầm và 1 – 2 lá thật khi bị

lồi nấm này tấn cơng có thể bị đổ gục và chết. Triệu chứng thường xuất
hiện trên cây bị bệnh là những chấm nâu, nâu đỏ ở gần phần thân sát mặt
đất, rễ bị thối. Bên cạnh đó nấm R. solani cũng có khả năng xâm nhiễm qua
thân, lá, quả, nơi có vị trí gần mặt đất hoặc tiếp giáp với đất (Jaince, 2008).

Sợi nấm R.solani còn non không màu trong suốt và mọc thẳng
trên môi trường nhân tạo hay trên bề mặt cây trồng. Các nhánh của
sợi nấm ngắn đi và phát triển thành hạch. Trong tự nhiên, sợi nấm
có màu vàng nhạt rồi chuyển sang vàng nâu (Baruch, 1998).
Nấm R.solani sản sinh ra một số độc tố gây hại cho cây trồng
như axit oxalic có thể làm biến đổi màu ở hạt và gây ra các vết đốm
trên lá và giai đoạn đầu của bệnh.
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ
như: chọn tạo giống chống chịu, canh tác, chế phẩm sinh học, thuốc hóa học.

Đối với biện pháp chọn tạo giống chống bệnh các nhà nghiên
cứu đã sử dụng các biện pháp lai tạo, chọn lọc cá thể… để chọn tạo
ra các giống cây trồng có khả năng kháng bệnh cao.
Áp dụng biện pháp canh tác như: trước khi gieo trồng cần tưới tiêu nước,
trồng cây với mật độ khoảng cách thích hợp để tránh dẫn đến ẩm độ cao là điề kiện
thích hợp cho nấm phát sinh, phát triển. Tiến hành dọn sạch tàn dư cây bệnh ra khỏi
đồn ruộng cũng có tác dụng làm giảm số lượng nguồn bệnh trong đất đồng thời tiến
hành luân canh với các cây trồng khác họ hoặc ít mẫm cảm với nấm bệnh cũng có
tác dụng giảm mức độ gây bệnh. Tuy nhiên để có hiệu quả phịng trừ nhanh các nhà
nghiên cứu đã sử dụng các loại thuốc hóa học. Các loại thuốc trừ nấm như Methyl
thiophanate, Chlorothalanil,… được sử dụng một cách hợp lý đều có tác dụng
phòng trừ bệnh do nấm R. solani gây ra (Janice, 2008).

9



2.2.1.4. Bệnh gỉ sắt (Puccinia maydis)
Bệnh gỉ sắt gây ra bởi nấm P.maydis là một bệnh phổ biến ở hầu hết
các vùng trồng ngô trên thế giới. Nấm bệnh phát triển thích hợp ở điều
kiện ẩm độ cao, nhiệt độ ôn hòa. Theo Mwangi (1998), bệnh gỉ sắt phát
triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ đêm ở hai ngưỡng nhiệt độ là 24°C và
16°C cồn vào những đêm nhiệt độ lên tới 32°C nấm bệnh hình thành rất ít
dưới dạng các vết bệnh hoại tử và khơng hình thành bào tử. Dịch bệnh
gây hại nghiêm trọng quanh năm ở các vùng sản xuất ngô.

Trên cây ngô nấm phát triển hai giai đoạn chính: bào tử hạ và
bào tử đơng. Trong một số trường hợp, giai đoạn bào tử xuân hình
thành trên cây chua me đất (Oxalis), thường là loài P. polysora.
Bào tử hạ đơn bào, hình cầu hoặc hình bầu dục, màu vàng nâu, có vỏ dày
gợn gai nhỏ; bào tử đơng thon dài có hai tế bào, vỏ dày có màu nâu, có cuống
dài màu nâu. Bào tử hạ vừa là nguồn lây nhiễm bệnh vừa là nguồn truyền bệnh
trên đồng ruộng. Nấm bệnh hại chủ yếu ở lá, bẹ lá, bệnh thường gây hại nặng
trên ngô được trồng muộn. Theo Shurtleff (1993), biện pháp phòng ngừa bệnh
tốt nhất là sử dụng giống chứa các gen kháng ngang. Bệnh được biết đến ở Mỹ
từ năm 1924 khi nó được công bố đầu tiên tại Illinois. Bệnh phát triển và phá hại
nặng ở những vùng đất thấp gần sông nơi mà có thời kỳ ẩm ướt kéo dài. Bệnh
gây ra bởi nấm P.maydis đã được ghi nhận như là một trong số những bệnh ảnh
hưởng tới năng suất của ngô. Theo các tác gia Tom Kìicharek and Richard Raidd
(2000), bệnh này gây hại nghiêm trọng ở những vùng sản xuất ngơ chính của Mỹ
và châu Phi. Bệnh do nấm P.maydis gây thiệt hại năng suất ngô rất lớn. Ngô
được trồng trên những cánh đồng có nhiều tàn dư trên mãt đất khi gặp điều kiện
môi trường thuận lợi nấm bệnh sẽ phát triển, khi tạo thành dịch nấm bệnh bệnh
thường phát triển nhanh chóng và gây hại lớn hơn so với ngơ trồng trên nhũng
cánh đồng khơng có hoặc rất ít tàn dư . Theo Asea (2002), bệnh làm giảm năng
suất ngơ ở Zambia từ 28%-54% trung bình là 33,5%. Bệnh thường gây ra những

vết thương lớn dẫn tới rụng lá và cháy lá, bệnh có xu hướng lan rộng trong một
thời gian ngắn nếu khơng được kiểm sốt kịp thời, ước lượng được tốc độ lan
rộng của bệnh là 80- 160 km/năm.

2.2.2. Những nghiên cứu trong nước
Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc khoảng 300 năm và đã
trở thành một trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực

10


×