Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.2 KB, 161 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG VĂN VẠN

QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CHO XÂY
DỰNGKẾT CẤU HẠ TẦNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG,
LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Ngành:

Kinh tế nông

Mã số:

nghiệp 8620115

Người hướng dẫn khoa học: :

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Vạn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính,
Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ban Giám đốc và cán bộ viên chức Ban QLDA ĐTXD các cơng
trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh,... đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2018


Tác giả luận văn

Hoàng Văn Vạn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục hộp.................................................................................................................. ix
Danh mục sơ đồ................................................................................................................ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................x
Thesis abstract.................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

1.5.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận....................................................................................................... 5

2.1.1.


Các khái niệm cơ bản..........................................................................................5

2.1.2.

Tổng quan về vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.........................7

2.1.3.

Nội dung quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng
trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.......................................................................13

2.1.4.

Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng

kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nơng lâm nghiệp...............................................20
2.2.

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 23

2.2.1.

Các văn bản, chính sách liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư công
ở........................................................................................................................ 23

iii


2.2.2.


Quản lý sử dụng vốn đầu tư công ở các địa phương trong nước......................25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội....................................................................................37

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu............................................................. 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................44

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin...............................................44

3.2.2.


Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thơng tin............................................46

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................49
4.1.

Bộ máy quản lý và phân cấp quản lý trong hoạt động đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng tại tỉnh Sơn La

49

4.1.1.

Bộ máy quản lý vốn đầu tư công tại tỉnh.......................................................... 49

4.1.2.

Phân cấp quản lý trong hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở tỉnh
Sơn La 49

4.2.

Thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ
tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp 52

4.2.1.


Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư..............................................52

4.2.2.

Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm...................................................56

4.2.3.

Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu.................................................................. 60

4.2.4.

Thực trạng thanh toán nguồn vốn đầu tư cơng..................................................61

4.2.5.

Giám sát dự án đầu tư cơng...............................................................................63

4.2.6.

Quyết tốn cơng trình hồn thành..................................................................... 64

4.2.7.

Cơng tác thanh tra, kiểm tốn............................................................................69

4.2.8.

Quản lý, vận hành sau khi bàn giao dự án đầu tư công.....................................72


4.3.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư công trong
lĩnh vực nông, lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La

73

4.3.1.

Một số kết quả chung........................................................................................ 73

4.3.2.

Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.................................................... 74

4.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây
dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

iv

83


4.4.1.

Nhân tố chủ quan...............................................................................................83

4.4.2.


Nhân tố khách quan...........................................................................................85

4.5.

Các giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn đầu tư công trong lĩnh
vực nông, lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La 87

4.5.1.

Giải pháp về định hướng công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm.....87

4.5.2.

Thực hiện tốt cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư công, cơ chế phối hợp
trong thực hiện nhiệm vụ

87

4.5.3.

Giải pháp về phân quyền giao chủ đầu tư thực hiện các dự án.........................88

4.5.4.

Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của các Ban quản lý dự án, cá
nhân tham gia quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

88


4.5.5.

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân thanh toán............................................ 89

4.5.6.

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ quyết toán dự án hồn thành............................... 90

4.5.7.

Về cơng tác thanh tra, kiểm tra, cải cách thủ tục hành chính............................90

4.5.8.

Giải pháp về quản lý vận hành cơng trình sau đầu tư..................................... 911

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................92
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 92

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................93

5.2.1.

Kiến nghị Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
các Bộ, ngành Trung ương


5.2.2.

93

Kiến nghị HĐND, UBND tỉnh..........................................................................94

Tài liệu tham khảo...........................................................................................................95
Phụ lục.............................................................................................................................97

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

ĐVT

Đơn vị tính

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND


Hội đồng nhân dân

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSYC

Hồ sơ yêu cầu

KBNN

Kho bạc nhà nước

KTNN

Kiểm toán nhà nước

KTXH

Kinh tế - xã hội

LCNT

Lựa chọn nhà thầu


NSNN

Ngân sách nhà nước

PPP

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

QLDA

Quản lý dự án

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạ

Bảng 3.2.


Diễn bi

Bảng 3.3.

Diện tíc

Bảng 3.4.

Cơ cấu

Bảng 4.1.

Tổng hợ

hưởng l

trương đ
Bảng 4.2.

Tổng hợ

2016 ...
Bảng 4.3.

Tổng hợ

định, ph
Bảng 4.4.


Tình hìn

Bảng 4.5.

Tổng hợ

tác phân
Bảng 4.6.

Tổng hợ

Bảng 4.7.

Tổng hợ

đấu thầu
Bảng 4.8.

Số vốn

lâm ngh
Bảng 4.9.

Tiến độ

Bảng 4.10.

Tổng hợ

nước, c


vốn đầu
Bảng 4.11.

Tổng hợ

nhà thầu
Bảng 4.12.

Tình hìn

Bảng 4.13.

Dự án c

Bảng 4.14.

Tình hìn

dự án tr
Bảng 4.15.

Tổng hợ

phát hiệ

vii


Bảng 4.16. Tổng hợp danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tâng

trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp sai phạm bị xử lý sau thanh tra,
kiểm toán

71

Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến từ các chủ đầu tư, nhà thầu và người dân hưởng
lợi về quản lý, vận hành sau đầu tư

viii

72


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Công tác xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công hàng năm
đã đi vào nề nếp, khắc phục tình trạng phân bổ dàn trải

59

Hộp 4.2.

Quyết tốn dự án hồn thành........................................................................65

Hộp 4.3.

Cơng tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu
tư công đã được coi trọng


Hộp 4.4.

Công tác thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã có ảnh
hưởng đến việc quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư công

Hộp 4.5.

84
85

Luật và các văn bản liên quan đến quản lý vốn đầu tư cơng có ảnh
hưởng hưởng trực tiếp đến quản lý vốn đầu tư công cho xây dựng kết
cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp 86

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các chủ thể tham gia đầu tư công..................................................................12

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Văn Vạn
Tên luận văn: Quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong
lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Ở tỉnh Sơn La, lĩnh vực nông, lâm nghiệp đang giữ vai trò quan trọng trong sự


phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, những năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Nhận thức được vị trí, vai trị và tầm
quan trọng của lĩnh vực nơng, lâm nghiệp, tỉnh Sơn La đã quan tâm ưu tiên dành nhiều
nguồn vốn đầu tư cơng, với nhiều chương trình, dự án để đầu tư hoàn thiện hệ thống kết
cấu hạ tầng phục vụ nông, lâm nghiệp,... Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn
này nói chung, vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nơng, lâm
nghiệp nói riêng cịn nhiều hạn chế, bất cập. Nghiên cứu Đề tài “Quản lý sử dụng vốn
đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh Sơn La” sẽ tăng cường quản lý sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, nhất là vốn đầu
tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, góp phần thực
hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020 và các mục tiêu định hướng lớn
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khóa XIV nhiệm kỳ 2015 –
2020.
Mục tiêu của luận văn: Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho
xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La và
đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý sử dụng nguồn vốn này cho phát
triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu thời gian tới.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây
dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung
vào 08 nội dung: công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư; phân bổ vốn đầu tư
công hàng năm; cơng tác lựa chọn nhà thầu; thanh tốn vốn đầu tư cơng; giám sát đánh
giá đầu tư; quyết tốn dự án hồn thành; cơng tác thanh tra, kiểm tốn vốn đầu tư công;
quản lý, vận hành sau khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Qua đánh giá thực trạng đã chỉ ra được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên
trong từng khâu của cơng tác quản lý cịn một số những hạn chế, yếu kém và nguyên
nhân của hạn chế: Quy mô của các dự án đầu tư công được các chủ đầu tư đề xuất lập
chủ trương đầu tư chưa phù hợp với thực tế; công tác phân bổ vốn chưa kịp thời; tiến độ

x



triển khai thực hiện dự án đa số chậm so với tiến độ được phê duyệt; cơng tác quyết
tốn dự án hoàn thành chưa được coi trọng; số lượng các cơng trình, dự án được thanh
tra, kiểm tốn so với nhu cầu hàng năm thấp; một số dự án chưa có sự kết nối giữa chủ
đầu tư và các đối tượng thụ hưởng để chuyển giao quy trình vận hành, sử dụng...
Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây
dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La, đó là
quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, Luật và các văn bản liên quan đến quản lý
vốn đầu tư công, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương.
Để tăng cường quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng
trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới, luận văn đã
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp: Định hướng công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư
hàng năm; thực hiện tốt cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư công, cơ chế phối hợp trong
thực hiện nhiệm vụ; giải pháp về giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; giải pháp đẩy
nhanh tiến độ giải ngân thanh toán; giải pháp về quản lý vận hành cơng trình sau đầu
tư...

xi


THESIS ABSTRACT
Mastercandidate: Hoang Van Van
Thesis title: Managing the use of public capital investment for infrastructure
construction in agriculture and forestry in Son La province.
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Agriculture and forestry play an important role in the socio-economic
development in Son La province. In last years, agriculture, forestry and fishery
production has continued to grow gradually. Be aware of the position, and importance
role of agriculture and forestry sectors, Son La province has prioritized a number of
public funds investment, with many programs and projects to invest in improving the
infrastructure system for agriculture and forestry, etc. Nevertheless, the management
and use of this capital source in general, public investment capitals for infrastructure
construction in agriculture and forestry sector in particular have many limitations,
inadequacies. The study "Managing the use of public capital investment for
infrastructure construction in agriculture and forestry in Son La province" will
strengthen effective managementin the use of public investment capital, especially for
infrastructure construction in the field of agriculture and forestry, contributing to
implement province project of economic restructuring up to 2020 and major
objectionsfollowing the Resolution of the Party Congress Son La province's term XIV
period 2015 - 2020.
To evaluate the situation of management and use of public capital investment for
infrastructure construction in agriculture and forestry in Son La province, and propose
possible solutions to strengthen management in using this capital source for the
development of agriculture and forestry in this province in the next coming time.
In this study, primary and secondary data analysis were usedflexibly to provide
identifications, in particularly, secondary data was collected through books, magazines,
statistical yearbooks, reports finals, the literature on natural, economic and socio
conditions inSon La province, the results of research projects concerned have been
announced. Primary data was collected from interviews and surveys of subjects
including state managers, investors, construction contractors, beneficiaries of irrigation
structures. We use the analysis methods such as descriptive statistics, comparative
statistics, to assess the current situation and the factors affecting onmanaging the use of
public capital investment for infrastructure construction in agriculture and forestry in
Son La province.


xii


The study assessed the state of management in using public investment capital for
infrastructure construction in agriculture and forestry in Son La province has focused on
eight issues: approving investment projects; allocate public investment capital annually;
selection of contractors; payment of public investment capital; monitoring investment
evaluation; final settlement of the project; inspection and audit of public investment
capital; management and operation after the hand-over and putting into use.
The actual situation has shown some encouraging results, however, in each stage
of management, there are a number of limitations, weaknesses and causes of limitations:
The scale of the projects that investors proposed to set up investment policy is not
suitable in reality; the allocation of funds is not keep the time; the progress of the project
implementation is slower than the approved schedule; Finalization of project completion
is not considered; The number of inspected works and projects is lower than annual
demand; Some projects have no connection between the investor and the beneficiaries to
transfer the process of operation and use.
Analyzing a number of factors affecting the management and use of public
investment capital for infrastructure construction in agriculture and forestry in Son La
province, namely planning, and organizational structure management, laws and
documents related to management of public investment capital, natural and socioeconomic conditions in the locality.
In order to strengthen the management of using public investment capital for
infrastructure construction in the field of agriculture and forestry in Son La province in
the upcoming time, the research has proposed some solutions: Allocation of annual
investment plan; focus on implement the decentralization mechanism of public
investment capital management, the coordination mechanism in tasks performing; a
solution on assigning investors to implement projects; to accelerate the disbursement of
payment;works management and operation after investment.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ
và các bộ, ban, ngành Trung ương, kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La từ chỗ có
nhiều khó khăn như quy mơ kinh tế nhỏ bé, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém; đời
sống nhân dân khó khăn, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội cịn tiềm ẩn
những nhân tố phức tạp, đến nay, kinh tế của tỉnh đã đạt được kết quả tích cực,
các ngành, các lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế đều có bước phát triển
tiến bộ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, mở rộng; đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân được cải thiện, cơng tác xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết
quả. Có được những kết quả trên là nhờ sự đóng góp quan trọng của vốn đầu tư
cơng từ đó đã tạo đà cho kinh tế của tỉnh phát triển (UBND tỉnh Sơn La, 2015).
Ở tỉnh Sơn La, lĩnh vực nông, lâm nghiệp đang giữ vai trò quan trọng trong

sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, những năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp,
thủy sản tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Tỷ trọng ngành nông,
lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm từ 41,18% (năm 2011) và 31,1% (năm 2015)
trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành chăn ni và dịch vụ, giảm
tỷ trọng ngành trồng trọt, chú trọng đến sản xuất hàng hóa. kết cấu hạ tầng nơng
nghiệp, nông thôn từng bước đầu tư theo quan điểm đồng bộ, giải quyết những
hạ tầng thiết yếu, bộ mặt nông nghiệp nơng thơn có nhiều khởi sắc (Đảng Cộng
sản Việt Nam tỉnh Sơn La, 2015).
Năm 2017 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,1% trong
tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (UBND tỉnh Sơn La, 2017).
Nhận thức được vị trí, vai trị và tầm quan trọng của lĩnh vực nông, lâm
nghiệp, tỉnh Sơn La đã quan tâm ưu tiên dành nhiều nguồn vốn đầu tư công, với

nhiều chương trình, dự án để đầu tư hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ
nông, lâm nghiệp,... Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này nói chung,
vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nơng, lâm nghiệp
nói riêng cịn nhiều hạn chế, bất cập như việc phân bổ vốn còn dàn

1


trải, tiến độ triển khai thực hiện cơng trình, giải ngân thanh toán chậm, tỷ lệ dư
tạm ứng quá hạn lớn, quyết tốn cơng trình hồn thành chưa được coi trọng, công
tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xun, chất lượng một số
cơng trình cịn nhiều vấn đề đáng quan tâm,... điều đó địi hỏi cần có những giải
pháp mang tính tổng thể từ cơng tác quy hoạch, kế hoạch đến công tác chuẩn bị
đầu tư, triển khai thực hiện cơng trình đến thanh quyết tốn vốn, bàn giao cơng
trình đưa vào sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Để tăng cường quản lý sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, nhất là vốn đầu
tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nơng, lâm nghiệp, góp phần
thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020 và các mục tiêu định
hướng lớn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khóa XIV
nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đề tài “Quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng
kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La”
được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, nhằm giải đáp các câu
hỏi nêu trên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu
hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La và đề xuất hệ
thống các giải pháp tăng cường quản lý sử dụng nguồn vốn này cho phát triển
nông, lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng vốn

đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết

cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư

công trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn đầu tư

công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư công quản lý sử dụng vốn đầu tư

công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ở tỉnh Sơn La
đang diễn ra như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn là gì?
- Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý sử dụng vốn đầu tư công

cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ở tỉnh Sơn La?
- Để tăng cường quản lý vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng

trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Sơn
La cần định hướng và những giải pháp như thế nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên

quan đến công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng
trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) có liên quan: Uỷ ban nhân dân

(UBND) tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Kho bạc Nhà nước; Chủ
đầu tư: Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) tỉnh, huyện; nhà
thầu xây lắp; người hưởng lợi…
- Các văn bản pháp lý có liên quan đến cơng tác quản lý vốn đầu tư cơng,

hoạt động xây dựng, đấu thầu, thanh quyết tốn vốn đầu tư các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu *
Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước của tỉnh Sơn La đối với việc quản lý
sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp, bao gồm các cơng trình, dự án: thủy lợi, hồ chứa, chợ đầu mối, các dự án
bảo vệ phát triển rừng, dự án xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp, các dự
án đầu tư xây dựng Trung tâm giống thủy sản, xây dựng hệ thống hạ tầng phục
vụ nuôi trồng thủy sản tập trung...
* Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Sơn La.
* Phạm vi về thời gian.

3


Các thông tin, số liệu thứ cấp được tổng hợp trong khoảng thời gian 3 năm

từ năm 2015 - 2017. Các số liệu điều tra khảo sát được thực hiện trong năm 2017
đến hết tháng 3 năm 2018.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về vốn đầu

tư công và vấn đề quản lý vốn đầu tư cơng nói chung và cho xây dựng kết cấu hạ
tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp nói riêng. Rút ra được những bài học có thể
vận dụng vào thực tiễn ở tỉnh Sơn La.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn

đầu tư đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp. Phân tích chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư
công. Đồng thời đề xuất các giải pháp mới để tăng cường quản lý sử dụng vốn
đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên
địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
* Đầu tư nói chung là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành

các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai. Nguồn
lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả
có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và
nguồn nhân lực (Đào Văn Đạo, 2017).
* Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định.


Trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố: sức lao
động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Khác với đối tượng lao động (nguyên
vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...) các tư liệu lao động (như máy
móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiên vận tải,...) là những phương tiện vật chất
mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục
đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động là các tài sản
cố định (Bùi Mạnh Cường, 2006).
* Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước là hoạt động đầu tư của nhà nước,

bao gồm các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản được hoạch định trong kế hoạch
nhà nước và được cấp phát bằng vốn ngân sách của nhà nước, đầu tư bằng nguồn
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà
nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (Bùi Mạnh Cường, 2006).
* Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các Chương trình,

cơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương
trình, cơng trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Quốc Hội, 2014).
* Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc

gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngồi,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư
nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của
ngân sách địa phương để đầu tư (Quốc Hội, 2014).

5


* Quản lý
Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu

quả thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn
lực của tổ chức (Đại học Kinh tế quốc dân, 2001).
* Quản lý sử dụng
Quản lý sử dụng là sự tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý vào
đối tượng quản lý trong việc sử dụng một cách hiệu quả các yếu tố nguồn lực
(Học viện Tài chính, 2008).
* Kết cấu hạ tầng

Có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ
tầng là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trị nền tảng cho
các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường.
Tồn bộ kết cấu hạ tầng được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên
các tiêu chí khác nhau. Theo phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì kết cấu hạ
tầng có thể được phân thành: kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực công nghiệp, trong
nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục...(Trung tâm Thông tin - Tư liệu
thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2008).
* Kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp
Bao gồm các cơng trình hoặc các hạng mục cơng trình: thuộc hệ thống thủy
lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc kết hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp với
công nghiệp, dịch vụ và đời sống dân sinh; phục vụ nuôi trồng thủy sản, khai thác
thủy sản và hạ tầng nghề cá khác; thuộc hệ thống hạ tầng phục vụ trồng trọt, chăn
nuôi tập trung; thuộc hệ thống hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng; thuộc
hệ thống hạ tầng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…(Bộ Nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn, 2017).
* Cơng trình xây dựng: Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của

con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị
với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt
nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng
bao gồm cơng trình dân dụng, cơng trình cơng nghiệp, giao thơng, nơng nghiệp

và phát triển nơng thơn, cơng trình hạ tầng kỹ thuật và cơng trình khác (Quốc
hội, 2014).

6


* Dự án đầu tư xây dựng: Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử

dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo
cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình
hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định (Quốc hội, 2014).
2.1.2. Tổng quan về vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
2.1.2.1. Phân loại vốn đầu tư công
Theo quy định tại Điều 3 - Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 10/9/2017 về kế hoạch đầu tư cơng trung hạn và hàng năm thì vốn đầu tư
công bao gồm:
- Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: vốn đầu tư của ngân

sách trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân
sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương.
- Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia là khoản vốn do Nhà nước vay trực

tiếp của người dân bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu
phát triển của đất nước.
- Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ là khoản vốn trái phiếu Chính phủ

do Bộ Tài chính phát hành để thực hiện một số chương trình, dự án quan trọng
trong phạm vi cả nước.
- Vốn đầu tư nguồn trái phiếu chính quyền địa phương là khoản vốn trái


phiếu có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do UBND cấp tỉnh phát hành hoặc ủy quyền
phát hành để đầu tư một số dự án quan trọng của địa phương.
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài

trợ nước ngồi, gồm: vốn viện trợ khơng hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu
đãi của Chính phủ nước ngồi, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ
hoặc liên quốc gia.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các khoản vốn do Ngân

hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để đầu tư các
dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội.
- Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách

nhà nước, gồm:
+ Vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết đến trước thời điểm Luật ngân

sách nhà nước sửa đổi năm 2015 có hiệu lực;

7


+ Khoản phí, lệ phí được để lại đầu tư của Bộ, ngành trung ương và địa

phương;
+ Tiền lãi dầu khí của nước chủ nhà từ hợp đồng phân chia sản phẩm dầu

khí (PSC), lợi nhuận được chia từ liên doanh dầu khí và tiền đọc tài liệu dầu khí;
+ Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập để lại cho đầu tư;
+ Vốn đầu tư từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi


sở hữu doanh nghiệp nhà nước được thu lại hoặc trích lại để đầu tư chương trình,
dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước của
Bộ, ngành trung ương và địa phương;
+ Nguồn thu của tổ chức tài chính, bảo hiểm xã hội được trích lại để đầu tư

dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Bộ, ngành trung ương và địa phương;
+ Nguồn thu từ chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất của Bộ, ngành

trung ương và địa phương chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước để đầu tư dự
án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Khoản vốn vay của chính quyền cấp tỉnh được hoàn trả bằng nguồn vốn

cân đối ngân sách địa phương và thu hồi vốn từ các dự án đầu tư bằng các khoản
vốn vay này, bao gồm:
+ Khoản huy động vốn trong nước của chính quyền cấp tỉnh theo quy định

của Luật ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước, vay từ nguồn vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước và huy động từ các
nguồn vốn vay trong nước khác để đầu tư kết cấu hạ tầng;
+ Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngồi do Chính phủ

cho vay lại.
Tuy nhiên, ở tỉnh Sơn La nguồn vốn đầu tư công chỉ bao gồm: vốn bổ sung
có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương (vốn các chương trình
mục tiêu, vốn 02 chương trình mục tiêu quốc gia); vốn đầu tư trong cân đối ngân
sách địa phương; vốn xổ số kiến thiết, vốn trái phiếu Chính phủ; vốn ODA; vốn
vay ngân sách địa phương và vốn từ nguồn thu tiền sử dụng đất.
Và vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp ở tỉnh Sơn La hiện nay (các nguồn vốn do tỉnh quản lý), bao gồm: Vốn
các chương trình mục tiêu, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phưng, vốn từ

nguồn thu tiền sử dụng đất, vốn ODA.

8


2.1.2.2. Lĩnh vực đầu tư cơng
Theo Chính phủ (2015) đầu tư công thường được sử dụng trong các lĩnh vực:
- Đầu tư chương trình, cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
- Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích.
- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện cơng trình theo hình thức đối tác

công tư (PPP).
2.1.2.3. Đặc điểm của đầu tư công trong xây dựng cơ bản
- Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động địi hỏi lượng vốn lớn, khơng giống

như đầu tư vào tài sản lưu động, không tạo ngay ra được giá trị trong suốt quá
trình đầu tư nên cần thiết phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một
cách hợp lý đảm bảo cho công trình hồn thành trong thời gian ngắn nhất (Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, 2017).
- Đầu tư công trong xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào

tài sản lưu động mang tính tích lũy, thường có quy mơ lớn và thời gian thu hồi
vốn lâu dài, trực tiếp làm gia tăng số lượng và chất lượng tài sản cố định, gia tăng
giá trị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Vấn đề này thể hiện rõ nét thông
qua việc nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như:
giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục,... Sự tăng lên về số lượng và chất lượng của
hàng hóa cơng này là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc

dân trên các mặt: phát triển cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh
tế trên lãnh thổ quốc gia; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư
trong nước và nước ngoài và tạo động lực, cú huých cho sự tăng trưởng (Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, 2017).
- Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư thường diễn ra trong một thời

gian nhất định với nhiều biến động xảy ra, người quyết định đầu tư cần dự tính các
tình huống xảy ra trong tương lai. Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản là các cơng
trình xây dựng gắn với địa điểm nhất định có thể có cùng cơng năng, cơng suất sử
dụng nhưng lại khác nhau về khối lượng và giá cả xây dựng do khi xây dựng tại các
địa điểm khác nhau, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xây dựng

9


thường theo đơn đặt hàng nên người mua (chủ đầu tư) và người bán (nhà thầu)
phải thống nhất với nhau một cách rất cụ thể, chi tiết chất lượng, giá cả sản phẩm.
Sản phẩm xây dựng cơ bản là các cơng trình xây dựng có giá trị sử dụng lâu dài
nên việc đánh giá chính xác hiệu quả của cơng trình, dự án, nhất là hiệu quả kinh
tế - xã hội là rất phức tạp, khó khăn (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, 2017).
- Quy mô và cơ cấu chi đầu tư công của ngân sách nhà nước không cố định và

phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ
và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Theo kinh nghiệm phát triển cho
thấy, trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, quy mơ chi

đầu tư cơng của ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng đầu tư xã hội
(Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, 2017).
Nội dung chi đầu tư công gồm 4 lĩnh vực: chi xây dựng các cơng trình kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn; chi hỗ trợ vốn cho
các doanh nghiệp nhà nước; chi cho quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước; chi dự trữ Nhà nước. Trong đó, chi đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất và được thực hiện theo
phương thức khơng hồn trả. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn tài chính của
nhà nước hướng vào củng cố và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế,
các ngành cơng nghiệp cơ bản, các cơng trình kinh tế có tính chất chiến lược, các
cơng trình trọng điểm phục vụ phát triển văn hóa xã hội, phúc lợi công cộng.
Thực chất loại chi này nhằm đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng tài sản cố định cho các ngành sản xuất vật chất và khơng sản xuất, có ý
nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Sơn La, 2017).
2.1.2.4. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý vốn đầu tư công
Theo (Quốc hội, 2014), đầu tư công phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy
hoạch phát triển ngành.
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước,

tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

10


- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng

nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và
khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thốt, lãng phí.

- Bảo đảm cơng khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư cơng.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức

đối tác cơng tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung cấp dịch vụ
công.
2.1.2.5. Chủ thể tham gia đầu tư công
Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư cơng đã phân
định rất rõ vai trị, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối
với tồn bộ q trình đầu tư xây dựng, phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể
tham gia nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng,
khắc phục tình trạng thất thốt, lãng phí đặc biệt là đối với các dự án đầu tư xây
dựng có sử dụng vốn đầu tư cơng. Hoạt động xây dựng cơ bản liên quan đến
nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều địa phương khác nhau và có sự tham gia của nhiều
chủ thể khác nhau nên rất cần có sự liên kết giữa các cấp, các ngành và trách
nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư.
a. Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý vốn đầu tư công trong đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm
các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý đối với các hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn đầu tư cơng (quản lý các chương trình,
dự án) và cơ quan chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện quản lý đối với từng
dự án. Theo Quốc hội (2014), chủ thể quản lý bao gồm:
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cơng bao gồm Chính phủ, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, UBND các cấp.
- Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cơng là đơn vị có chức năng quản lý

đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý đầu tư công
của Bộ, cơ quan Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã
hội, các cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công; Sở Kế hoạch và
Đầu tư; phịng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc UBND cấp huyện,

cấp xã.
- Cơ quan chủ quản các chương trình, dự án đầu tư cơng là Bộ, ngành và

địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công, cơ quan của

11


×