Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, hình thái đại thể và vi thể túi fabricius của vịt cổ lũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 69 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ VĂN LINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC, HÌNH THÁI ĐẠI THỂ VÀ VI THỂ TÚI
FABRICIUS CỦA VỊT CỔ LŨNG

Ngành :

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Thị Đức Tám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận văn đã được
cảm ơn. Tất cả các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Văn Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ q báu của Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam, Phịng Đào tạo Sau đại học, Khoa Thú y đã tổ chức và
tạo điều kiện cho tơi tham dự khóa học Cao học Thú y K24, đồng thời
giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành đề tài nghiên cứu.
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
luôn nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của tập thể
Bộ môn Giải phẫu – Tổ chức, Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam. Đặc biệt là sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của TS. Trần Thị Đức Tám,
TS. Nguyễn Bá Tiếp trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Trạm thú
y Bá Thước, Chi cục Thống kê huyện Bá Thước, Phịng thí nghiệm của
Bộ môn Giải phẩu - Tổ chức, Khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam
và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tơi xin ghi nhớ và bày tỏ lịng biết ơn tới tất cả những giúp
đỡ quý báu và nhiệt tình của các thầy cơ, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Lê Văn Linh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................ v
Danh mục bảng.................................................................................................................... vi
Danh mục hình.................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ viii
Thesis abstract...................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề.................................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 1

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................... 3
2.1.

Một số giống vịt bản địa........................................................................................ 3


2.1.1. Vịt Đốm........................................................................................................................ 3
2.1.2. Vịt Cỏ............................................................................................................................ 3
2.1.3. Vịt Kỳ Lừa................................................................................................................... 5
2.1.4. Vịt Bầu.......................................................................................................................... 5
2.2.

Một số giống vịt nhập nội..................................................................................... 6

2.2.1. Vịt Bầu Cánh Trắng................................................................................................ 6
2.2.2. Vịt Anh Đào................................................................................................................ 6
2.2.3. Vịt Bắc Kinh............................................................................................................... 7
2.2.4. Vịt Triết Giang........................................................................................................... 8
2.3.

Đặc điểm ngoại hình của vịt................................................................................ 9

2.4.

Tính trạng số lượng................................................................................................ 9

2.5.

Sức sống và khả năng kháng bệnh............................................................... 11

2.6.

Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng của thủy cầm...................13

2.6.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.............................................. 13

2.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng......................................................... 16
2.7.

Túi Fabricius (Bursa Fabricius)....................................................................... 17

2.8.

Vịt cổ lũng................................................................................................................. 20

iii


Phần 3. Đối tượng - nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................... 21
3.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................... 21

3.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 21

3.2.1. Điều tra tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại các xã của huyện Bá thước 21
3.2.2. Đặc điểm sinh học của vịt Cổ Lũng ở các giai đoạn 3 tuần, 6 tuần và 9 tuần 21

3.2.3. Đặc điểm túi fabricius ở 3 giai đoạn 3 tuần, 6 tuần và 9 tuần ..........22
3.3.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 22

3.3.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn................................................................ 22

3.3.2. Xác định các kích thước và khối lượng..................................................... 22
3.3.3. Phương pháp làm tiêu bản vi thể.................................................................. 23
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu...................................................................... 23
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận............................................................... 24
4.1.

Tình hình ni vịt cổ lũng tại huyện Bá Thước....................................... 24

4.1.1. Kết quả khảo sát tình hình chăn ni ở đàn vịt của huyện Bá Thước-

Thanh Hóa................................................................................................................ 24
4.1.2. Kết quả điều tra tình hình chăn ni vịt Cổ Lũng tại một số xã thuộc huyện

Bá Thước.................................................................................................................. 25
4.1.3. Quy mô chăn nuôi vịt Cổ Lũng trong các nông hộ............................... 27
4.1.4. Kết quả điều tra nguồn thức ăn và tiêm phòng cho vịt Cổ Lũng . . .27
4.2.

Một số đặc điểm ngoại hình của vịt cổ lũng.............................................. 28

4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của vịt Cổ Lũng......................................................... 28
4.2.2. Kích thước các phần cơ thể theo lứa tuổi của vịt Cổ Lũng. ............29
4.2.3. Khối lượng cơ thể vịt Cổ Lũng theo các lứa tuổi .................................. 33
4.2.4. Khối lượng một số cơ quan của vịt Cổ Lũng.......................................... 34
4.2.5 Chiều dài các đoạn ruột của vịt Cổ Lũng theo tuần tuổi .....................35
4.3.

Đặc điểm của túi fabricius................................................................................. 36

4.3.1. Đặc điểm đại thể của túi Fabricius............................................................... 36

4.3.2. Cấu trúc vi thể của túi Fabricius vịt Cổ Lũng qua các giai đoạn ....38
4.3.3. Kích thước vi thể túi Fabricius vịt Cổ Lũng............................................. 41
Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................... 43
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 43

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 44

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 45

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

cs

Cộng sự

Đvt

Đơn vị tính

GSGC


Gia súc gia cầm

nt

Ngày tuổi

PPNN

Phụ phẩm nơng nghiệp

TĂCN

Thức ăn công nghiệp

tt

Tuần tuổi

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu năng suất thịt của vịt Bắc Kinh...............................8
Bảng 4.1. Đàn gia cầm ở huyện Bá Thước từ năm 2014 đến tháng 4/2017......24
Bảng 4.2. Tình hình chăn ni vịt Cổ Lũng tại 4 xã của huyện Bá Thước
25

Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi vịt Cổ Lũng của huyện Bá Thước................27
Bảng 4.4. Thức ăn và tiêm phòng cho vịt Cổ Lũng........................................... 28

Bảng 4.5. Một số đặc điểm ngoại hình vịt Cổ Lũng trưởng thành.............28
Bảng 4.6. Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 3 tuần tuổi .........30
Bảng 4.7. Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 6 tuần tuổi .........31
Bảng 4.8. Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 6 tuần tuổi .........32
Bảng 4.9. Khối lượng cơ thể vịt Cổ Lũng.............................................................. 33
Bảng 4.10. Khối lượng một số nội quan vịt Cổ Lũng theo các giai đoạn từ 3 đến
9 tuần tuổi

34

Bảng 4.11. Chiều dài các đoạn ruột của vịt Cổ Lũng.......................................... 35
Bảng 4.12. Kích thước túi Fabricius của vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi
37

Bảng 4.13. Khối lượng túi Fabricius của vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi
38

Bảng 4.14.Kích thước vi thể túi Fabricius vịt Cổ Lũng.................................... 41


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ đàn vịt Cổ Lũng trong tổng đàn gia cầm tại huyện Bá Thước 25
Hình 4.2. Tình hình chăn ni vịt Cổ Lũng tại 4 xã thuộc huyện Bá Thước....26
Hình 4.3. Vịt Cổ Lũng ni tại xã Cổ Lũng huyện Bá thước........................29
Hình 4.4. Vịt Bầu Quỳ ni tại tỉnh Nghệ An.......................................................29
Hình 4.5. Vịt Cổ Lũng 3 tuần tuổi.............................................................................. 32
Hình 4.6. Vịt Cổ Lũng 6 tuần tuổi.............................................................................. 33

Hình 4.7. Vịt Cổ Lũng 9 tuần tuổi.............................................................................. 35
Hình 4.8. Sự tăng trưởng về khối lượng của vịt Cổ Lũng qua các giai đoạn..33
Hình 4.9. Túi Fabricius của Vịt cổ lũng.................................................................. 36
Hình 4.10. Kích thước túi Fabricius vịt Cổ Lũng ở 3 giai đoạn.................... 37
Hình 4.11. Khối lượng của túi Fabricius Vịt Cổ Lũng ở 3 giai đoạn...........38
Hình 4.12. Lớp vỏ xung quang túi fabricius, vách ngăn giữ các thùy cùng mạch
quản, các nang lymph túi fabricius..................................................... 39
Hình 4.13. Lớp vỏ xung quang túi fabricius, vách ngăn giữ các thùy cùng mạch
quản, các nang lympho túi fabricius.................................................. 40
Hình 4.14. Mặt cắt ngang cấu tạo vi thể túi Fabricius....................................... 40
Hình 4.15. Các nang lympho trong một thùy được ngăn cách bởi các vách mỏng
41

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Văn Linh
Tên luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, hình thái đại thể và
vi thể túi Fabricius vịt Cổ Lũng.
Ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình ni vịt Cổ
Lũng tại huyện Bá Thước.
- Bổ sung dữ liệu đặc tính sinh học vịt Cổ Lũng.
- Xác định được đặc điểm giải phẩu đại thể và vi thể của túi

Fabricius ở vịt từ 3 đến 9 tuần tuổi.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra cắt ngang thu thập dữ liệu chăn nuôi vịt Cổ Lũng
bao gồm: Tổng đàn, quy mô chăn nuôi, giống, nuôi dưỡng và vắc xin.

- Phương pháp thường quy đánh giá thay đổi theo tuổi về hình thái khối
lượng cơ thể kích thước cơ thể, khối lượng và kích thước các cơ quan nội tạng.

- Các phương pháp thường quy để nhuộm tiêu bản mơ học.
- Kích thước các phần cấu tạo của túi Fabricius được xác định
bằng phần mềm Infinity Analysis.
3. Kết quả nghiên cứu chính
- Tổng đàn vịt Cổ Lũng tăng trong thời gian gần đây. Vịt được nuôi
với quy mô nhỏ; nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp và 80% tổng đàn
được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm H5N1.
- Giống vịt Cổ Lũng có thể được nhận biết dựa trên màu lông và
chiều cao của chân. Vịt trống và vịt mái được phân biệt bằng màu lơng,
kích thước hộp sọ chiều dài đốt sống vùng ngực và vùng hông.
- Khối lượng gan, dạ dày tuyến, chiều dài ruột non, chiều dài manh
tràng tỷ lệ thuận với tuổi. Khối lượng của lách và dạ dày cơ của vịt 6
tuần tuổi cao hơn của vịt 3 tuần tuổi và 9 tuần tuổi.

viii


- Khối lượng túi Fabricius của vịt 6 tuần tuổi cao hơn của vịt 3 tuần
tuổi và 9 tuần tuổi. Khơng có sự khác biệt về chiều dài của túi Fabricius
ở vịt 6 tuần tuổi và 9 tuần tuổi.
- Túi Fabricius bao gồm lớp vỏ sợi với 3 gấp nếp sâu chia túi thành các thùy
chứa nhiều nang lympho. Chiều dài của vỏ túi. Chiều dài và chiều rộng của nang

lympho, chiều dài và chiều rộng của miền tủy đạt giá trị cao nhất ở vịt 9 tuần tuổi.
Tuy nhiên diện tích và chu vi của nang lympho cao nhất ở vịt 6 tuần tuổi.

4. Kết luận
- Một vài yếu tố ảnh hưởng đến nuôi vịt Cổ Lũng tại huyện Bá
Thước bao gồm dinh dưỡng và quản lý.
- Giống vịt Cổ Lũng có một số ngoại hình đặc biệt và sự thay đổi về
khối lượng của một số cơ quan như lách, dạ dày cơ và túi Fabricius là
những gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.
- Sự thối hóa của túi Fabricius của vịt Cổ Lũng bắt đầu sau 6 tuần
tuổi và trong khoảng 9 tuần tuổi. Điều này gợi ý cho những nghiên cứu
tiếp theo về đáp ứng miễn dịch phụ thuộc lứa tuổi của giống vịt này.

ix


THESIS ABSTRACT
Author name: Le Van Linh
Thesis title: A study on biological characteristics, macro – and
histological anatomies of the bursa of Fabricius of Co Lung duck breed.
Major:

Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Institution: Vietnam National University of Agriculture
1. Aims of the research
- To identify a number of influencing factors state of Co Lung duck
breed in Ba Thuoc district, Thanh Hoa province.

- To provide supplement data on the biological characteristics of the ducks.
- To characterize age-dependant macro – and histological anatomies of
the bursa of Fabricius (BF) in Co Lung duck breed at 3; 6 and 9 weeks of age.

2. Methods
- Cross-section survey to collect data on Co Lung duck production
including flock sizes, breeding, feeding and vaccination.
- Routine methods to valuate age-dependant changes of
appearance, body weights and sizes, internal organ weights and sizes.
- Routine methods for microscopic examination with HE staining slides
- Measurements of microscopic components of BF were performed with
Infinity Analysis software using Kniss MBL-2000T microscope (Olympus, Japan).

3. Results
- An increase in population of Co Lung duck breed in Ba Thuoc was
observed. The ducks have been raised in small size flocks, fed with agricultural
by-products and 80% of the ducks were vaccinated against H5N1 virus.

- The breed can be identified by feather colours and leg heights.
Male and female birds can be identified by feather coulour, skull sizes,
lengths of thorax and lumbar vertebral columns.
- Liver weight, proventriculus weights, small intestine length,
caecum lengths are age-dependant. Spleen and gizzard weight ducks at
6 week of age were higher than that of 3 and 9 week ducks.
- BF weights at 6 weeks of age were higher than that at 3 and 9 week
ducks. There was no difference in BF lengths of 6 and 9 week ducks.

x



- BF consists of a fibrous capsule with 3 folds that devide the bursa into
lobes each of which contains numerous lymphoid follicles. The thickness of
fibrous capsules, length and width of lymphoid follicles, length and width of
germinal centers were highest in ducks at 9 weeks of age. However areas and
perimeters of lymphoid follicles of BF of 6 week ducks were highest.

4. Conclusions
- Several factors including feeding and management affect Co Lung
duck husbandary in Ba Thuoc district.
- The breed has some special appearances and the changes in weights of
several organs including spleen, gizzard and BF suggest further studies.

- Degradation of BF of Co Lung duck breed starts after 6 weeks and
around 9 weeks of age that suggest further studies on age-dependant
immunological response of the breed.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các giống vật nuôi bản địa là một phần quan trọng của đa dạng sinh
học và có khả năng tiềm tàng đối với hướng sử dụng trong tương lai. Trải
qua một quá trình phát triển lâu dài các giống bản địa ở nước ta đã thích
nghi tốt với điều kiện sinh thái kinh tế địa phương, có sức chống bệnh cao,
cho được các sản phẩm thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời gắn liền với
văn hóa vùng miền tạo thành những hệ sinh thái bền vững.
Huyện Bá Thước nằm về phía tây của tỉnh Thanh Hóa, địa danh Cổ Lũng
khơng chỉ được biết đến với chiến thắng lịch sử thời kháng chiến chống Pháp
mà còn nổi danh bởi giống thuỷ cầm đặc sản bản địa: giống vịt Cổ Lũng. Theo

đồng bào địa phương, giống vịt này đã có từ hàng trăm năm nay, chủ yếu được
nuôi tập trung ở xã Cổ Lũng và một số xã lân cận. Thoạt nhìn, vịt Cổ Lũng gần
giống như vịt Bầu. Tuy nhiên, giống vịt Cổ Lũng có đặc điểm riêng là cổ rụt,
chân nhỏ, ngắn, cổ và đầu có lơng khoang, con trống có lơng đi xoăn, cổ
xanh màu ánh biếc, sau 4 đến 5 tháng nuôi trung bình có thể đạt 1,5 – 2kg. Vịt
Cổ Lũng ưa môi trường sạch sẽ, xương nhỏ, thịt nhiều nạc, thơm ngon.

Mặc dù là giống vịt quý hiếm, nhưng do nhiều nguyên nhân, đàn vịt
Cổ Lũng đang có xu hướng giảm dần về số lượng. Để khắc phuc tình
trạng này đã có nhiều đề tài, dự án với các qui mô khác nhau, từ cấp
trung ương đến địa phương tỉnh Thanh Hóa . Tuy nhiên, các đề tài dự án
mới chỉ mang tính chất thăm dị một số đặc điểm ngoại hình, sinh
trưởng của vịt Cổ Lũng mà chưa mơ tả các đặc điểm sinh học chủ yếu
quyết định khả năng sản xuất và đặc điểm miễn dịch của giống vịt này.
Để khắc phục tình trạng trên cũng như phục vụ và khai thác nguồn gen
giống vịt Cổ Lũng một cách khoa học và hợp lý thì cần có những nghiên cứu
bổ sung thêm về các đặc điểm sinh học, các nghiên cứu đánh giá khả năng
sinh sản. Với những lý do trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học, hình thái đại thể và vi thể túi Fabricius vịt Cổ Lũng”.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình ni vịt

Cổ Lũng tại huyện Bá Thước
1


- Bổ sung dữ liệu đặc tính sinh học vịt Cổ Lũng.
- Xác định được đặc điểm giải phẩu đại thể và vi thể của túi


Fabricius ở vịt Cổ Lũng từ 3 đến 9 tuần tuổi.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ GIỐNG VỊT BẢN ĐỊA
2.1.1. Vịt Đốm
Theo Nguyễn Đức Trọng (2007) vịt Đốm có nguồn gốc ở tỉnh Lạng Sơn,
được bà con dân tộc gọi là vịt Pất Lài. Vịt có màu lơng cánh sẻ, con mái sáng
màu, con trống sẫm màu, vịt có tầm vóc trung bình, khối lượng đạt 1,8-2,3 kg,
thịt rất thơm ngon. Vịt có tuổi đẻ 22-23 tuần, năng suất trứng đạt 150-180
quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65-70g/ quả. Vịt có khả năng thích nghi với
phương thức chăn ni cổ truyền và chăn nuôi thâm canh. Vịt được khai thác
theo 2 hướng: nuôi thịt và trứng. Tỷ lệ nuôi sống vịt Đốm đạt cao, giai đoạn vịt
con đạt 94,67%, giai đoạn vịt hậu bị đạt 97,25%. Theo Nguyễn Đức Trọng (2011),
tỷ lệ nuôi sống của vịt Đốm ở 3 giai đoạn cao, cao nhất ở giai đoạn vịt hậu bị
đạt 95%, sau đó đến giai đoạn vịt con đạt 90,91%, giai đoạn vịt đẻ đạt 89,47%.

2.1.2. Vịt Cỏ
Vịt Cỏ (hay còn gọi là vịt Tàu, vịt đồng) là giống vịt nhà có nguồn
gốc ở Việt Nam, đây là một trong những giống vịt được nuôi phổ biến
rộng rãi ở vùng nông thôn Việt Nam. Theo Văn Lệ Hằng (2006) cho
biết chúng có nguồn gốc từ vịt trời, qua q trình thuần hóa tự nhiên
tạo thành giống vịt Cỏ thích nghi với đời sống chăn thả.
Do khơng có tác động chọn lọc, nên giống vịt này đang bị pha
tạp nhiều. Vịt Cỏ có tập tính theo đàn, di chuyển nhanh, tìm kiếm mồi
giỏi, chịu đựng kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt, thuận lợi cho việc
chăn thả trên đồng bãi. Chúng cũng là một trong những biểu tượng
của làng quê việt, nhất là quen thuộc ở những vùng sơng nước.

Vịt có lơng màu vàng, có con màu xanh, màu cà cuống có chấm đen, có con
đen nhạt. Vì bị pha tạp nhiều nên có nhiều màu lơng khác nhau. Vịt có đầu thanh,
mắt sáng, linh lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ thường có màu vàng, có con mỏ màu
xanh cà cuống lấm chấm đen, có con màu tro. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép.
Chân hơi dài so với thân, chân thường màu vàng, có con màu nâu, một số con màu
đen (những con này tồn thân có màu da xám). Những con màu lơng khác thì có da
trắng hơi vàng. Dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao.

Khối lượng mới nở 42 g/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 1,6 kg, con
mái nặng 1,5 kg/con. Vịt Cỏ có khối lượng thấp, tỉ lệ thân thịt khoảng 50%, tỉ lệ

3


xương 15-16% ở vịt đã chéo cánh. Trọng lượng giết thịt lúc 75 ngày tuổi chỉ
đạt 950 – 1100 g/con. Trọng lượng vịt bỏ nội tạng đầu, chân chiếm 70% so
với trọng lượng sống, trọng lượng thịt đùi là 15,2% và trọng lượng thịt ức là
8,8%. Con vịt Cỏ nặng chỉ chừng 1,2 - 1,4 kg, thịt có thơm ngon.
Thịt vịt Cỏ ít mỡ,khi chín thịt có màu hồng nhạt, thịt thơm và béo ăn với
nước mắm gừng chua chua ngọt ngọt mang lại cảm giác ngon miệng, kích
thích vị giác và ngon miệng. Vịt Cỏ là món đặc sản, nhất là vịt Cỏ Vân Đình,
hiện nay giống vịt Vân Đình đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vịt Cỏ
khơng có khả năng tích luỹ mỡ nhiều, khó béo nên người ta khơng vỗ béo.
Ngồi ra, do vịt nhút nhát, không hiếu động, thực quản mỏng khi nhồi béo dễ
vỡ, vì thế khơng nhồi béo và vỗ béo vịt Cỏ (Thái Hà và Đặng Mai, 2004).

Vịt Cỏ có lơng khơng thuần nhất, Một số lớn vịt có màu nâu xen
lẫn màu nhạt gọi vịt "cà cuống". Một số lông màu trắng đục hoặc
trắng pha đen, xám. Do màu lông không thuần nhất nên ở miền nam
vịt Cỏ được người nuôi chia làm nhiều loại khác nhau:

Loại có màu lơng trắng tuyền được gọi là vịt Tầu cị (Cỏ) (miền
Nam); Lơng trắng pha màu đen hay xám gọi là vịt Tầu nổ (hay vịt
Huế); Vịt có lơng xám có vằn như cà cuống gọi là vịt Tầu rằn.

Lơng xám có khoang trắng gọi là vịt Tầu phèn, màu đen (Tàu ơ),
có loại màu lông đen khoang cổ trắng, ngực trắng (vịt Tàu khoang)…
Mỗi năm có thể đẻ từ 150 - 250 quả, tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng. Khối
lượng trứng 65 g/quả, 70-80 ngày tuổi có thể giết thịt. Vịt có tốc độ mọc lông nhanh,
nuôi theo phương thức chăn thả thì 65 – 75 ngày tuổi đã mọc đủ lơng. Trứng vịt Cỏ
tương đối tốt, khối lượng trung bình 61,7 g, có vỏ màu trắng đục, đơi khi có màu
xanh nhạt gọi là trứng "cà cuống"; vịt Cỏ đẻ từ 130 -160 trứng, ở những vùng có
điều kiện đồng bãi tốt, vịt đẻ tới 170-190 quả/năm (8–12 kg trứng/năm). Vịt Cỏ bắt
đầu rớt hột lúc 135 – 140 ngày tuổi, thể trọng lúc bắt đầu để là 1,2 – 1,4 kg/con; Tuổi
bắt đầu giao phối của vịt đực 125 – 130 ngày và thể trọng là 1,3 – 1,5 kg/con. Tỷ lệ
trứng có phơi đạt 94,3%, tỷ lệ trứng nở / phơi đạt 81,2%.
Vịt Cỏ thích nghi với đời sống chăn thả hiện nay. Do con người khơng có tác
động chọn lọc, nên giống vịt này đang bị pha tạp nhiều. Vịt Cỏ phân bố phổ biến
khắp mọi miền đất nước, chiếm 85% trong tổng đàn, tập trung nhiều ở các vùng lúa
nước. Trong vòng 10 năm trở lại đây, vịt có xu hướng chủ yếu phân bố

4


ở Đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung, ở các tỉnh phía Nam có

số lượng vịt giảm dần và được thay thế bằng vịt Anh Đào.
Ở vùng sông nước miền Tây, người ta hay ấn tượng về các món ăn được
chế biến từ con vịt thả đồng. Trong các món thì có hương thơm ngạt ngào của
món vịt nấu chao. Người dân thường thả lang đàn vịt chạy khắp đồng, con nào
con nấy say mồi mập ú. Gần như mọi nhà đều có ni đàn vịt, nhiều thì để bán

trứng, bán thịt; ít thì để dùng trong các bữa tiệc, liên hoan. Lâu lâu, có khách
đến thăm, dân quê tôi cũng bắt con vịt mang đi nấu chao trước để đãi khách.

2.1.3. Vịt Kỳ Lừa
Vịt Kỳ Lừa là giống vịt kiêm dụng và có năng suất trung bình, có nguồn
gốc ở vùng Kỳ Lừa, Lạng sơn. Trước đây, tại Kỳ Lừa có nhiều lị ấp trứng thủ
cơng để nhân giống ra nhiều vùng xung quanh như Cao Bằng, Quảng Ninh …
và bị lai tạp nhiều, đến nay số lượng vịt thuần chủng cịn lại khơng cịn nhiều.

Vịt Kỳ Lừa có đầu hơi to, trán hơi dốc hơn so với vịt Cỏ. Mỏ có
màu xám hoặc vàng, con đực có mỏ màu xanh nhạt hoặc xám đen.
Mắt sáng và lanh lợi. Cổ vịt Kỳ Lừa ngắn, ở con đực có màu lơng
xanh biếc, một số con có lơng xanh xẫm óng ánh.
Thân mình hơi rộng, khơng dài nên trơng thân hình hơi ngắn.
Cánh ngắn vừa phải. Ngực khá sâu, bụng sâu và rộng vừa phải. Chân
vịt ngắn, có màu xám hoặc vàng, một số có đốm nâu, đen.
Theo Trọng Dũng (2012) màu sắc lông của vịt Kỳ Lừa không thuần
nhất, đa số vịt có lơng màu nâu thẫm hoặc xám nhạt, một số con lông
đen tuyền hoặc trắng xỉn, một số con loang trắng đen hoặc trắng nâu.
Vịt Kỳ Lừa có dáng đi lúc lắc sang hai bên, thân mình hơi dốc so với mặt đất.

Vịt ni đến 60-70 ngày nặng 1,3 - 1,5 kg, đến 85-90 ngày nặng
1,6-1,8 kg. Vịt Kỳ Lừa thường được bán thịt vào thời điểm này, tỉ lệ
thân thịt so với khối lượng sống đạt trên 50%.
Sản lượng trứng 110-120 quả/năm, khối lượng là 65-75 g/quả.
Sau hai năm tuổi, con mái nặng 2,2 - 2,5 kg, con đực 2,8-3,0 kg. Chất
lượng thịt vịt Kỳ Lừa rất thơm ngon, cao hơn rất nhiều so với vịt Cỏ.
2.1.4. Vịt Bầu
Theo Nguyễn Đức Trọng (2007) vịt Bầu là giống vịt nội gồm có Bầu quỳ và
Bầu bến. Vịt có màu lơng chủ yếu là cánh sẻ, ngồi ra cịn có một số màu như:


5


xám, lang trắng đen có cả đen và trắng trắng tuyền. Vịt có khối lượng cơ thể 22,5kg, tuổi đẻ của vịt là 22-23 tuần tuổi, năng suất trứng đạt 150-160
quả/mái/năm. Khối lượng trứng 70-75g/quả. Vịt nuôi thương phẩm 70 ngày tuổi
đạt khối lượng 1,5-1,8 kg/con. Đặc biệt thịt vịt Bầu thơm ngon, ngọt. Vịt có khả
năng thích ứng với các điều kiện nuôi cổ truyền và nuôi thâm canh. Tỷ lệ nuôi
sống của vịt ở các giai đoạn khác nhau: giai đoạn vịt con (1nt-8tt) đạt 91,72%;
giai đoạn vịt hậu bị (9-22tt) đạt 100%. Theo Hồ Khắc Oánh (2011), tỷ lệ ni
sống vịt Bầu tại Hịa Bình đạt cao: giai đoạn vịt con (1nt-8tt) đạt 94%, giai đoạn
vịt hậu bị đạt 95,92%, giai đoạn vịt sinh sản đạt 81,91%.

2.2. MỘT SỐ GIỐNG VỊT NHẬP NỘI
2.2.1. Vịt Bầu Cánh Trắng
Vịt có xuất xứ từ Trung Quốc, được nhập vào nước ta theo con
đường tiểu ngạch.
Đặc điểm ngoại hình: vịt có bộ lơng màu trắng là chính, trên thân
có một số đốm nhỏ màu nâu nhạt hoặc cánh sẻ nhạt (nông dân còn
gọi giống vịt này với các tên khác là “vịt khoang”, “vịt lang”) mỏ và
chân có màu vàng nâu (Nguyễn Thiện, 2004).
Khả năng sản xuất: vịt có thân hình nở nang, đầu to, cổ ngắn. Vịt Bầu
Cánh Trắng có ngoại hình đặc trưng của một giống vịt siêu thịt, tương tự
như vịt Bắc Kinh. Khối lượng cơ thể trưởng thành của con trống là 3,6-4,2
kg; con mái là 3,5-3,8 kg. Theo Hoàng Văn Tiệu (2004) cho biết năng suất
trứng trung bình của đàn bố mẹ là 150 – 170 trứng/mái/năm; khối lượng
trứng 80-90 g/quả. Vịt Broiler nuôi 52-55 ngày nặng 2,3-2,6 kg, tỷ lệ thân thịt
trên 70%, tiêu tốn 2,5-2,7 kg thức ăn/kg vịt hơi.
Đặc biệt, vịt có tỷ lệ thịt đùi và lườn cao, chất lượng thơm ngon nên rất
được thị trường ưa chuộng, cộng với khả năng tự kiếm mồi của vịt tương

đối tốt nên có thể ni vịt chạy đồng, do đó, chỉ sau một thời gian có mặt
trên thị trường, vịt Bầu Cánh Trắng đã phát triển rất nhanh, đến nay, giống
vịt này đã chiếm một tỷ lệ rất đáng kể trong tổng đàn vịt thịt của cả nước.

2.2.2. Vịt Anh Đào
Là giống vịt được tạo ra từ Hãng Cherry Valley Farms Ltd. của nước
Anh, gồm rất nhiều dòng, mang nhiều tên khác nhau. Những năm đầu tiên,
số lượng vịt lên đến trên bốn vạn con mái, hãng này đã trở thành nguồn
cung cấp vịt thịt lớn nhất khơng những ở nước Anh mà cịn cả trên thế giới.

6


Nước ta chỉ nhập vào những dòng vịt thịt màu trắng nặng cân trung bình
nên chúng đều dài, ngực rộng và hơi nhô ra, bụng sâu và rộng, lông màu trắng
tuyền, chân và mỏ đều có màu vàng da cam. Những đặc điểm này rất giống với
vịt Bắc Kinh, là giống gốc tạo ra vịt Anh Đào. Vịt Anh Đào rất dễ béo, do đó phải
ni hạn chế để nâng cao khả năng sản xuất của chúng.

Khả năng sản xuất thịt. Dòng vịt nặng cân nhất của hãng Cherry Valley
tạo ra con lai X 11 có khối lượng ở 49 ngày tuổi là 3,0 kg và tiêu tốn thức ăn/
1 kg thịt hơi là 2,8-2,9 kg. Các dòng ở Việt Nam cho khối lượng thấp hơn;
dòng CV - Super M nặng 2,8-2,9 kg khi nuôi đến 56 ngày tuổi và tiêu tốn
thức ăn khoảng 2,9-3,0 kg. Khi chăn thả, nếu muốn đạt khối lượng trên phải
mất ít nhất 75 ngày và vẫn phải bổ sung một phần thức ăn công nghiệp.

2.2.3. Vịt Bắc Kinh
Đây là giống vịt cho thịt nổi tiếng và được nuôi ở nhiều trên thế giới.
Giống này được hình thành khoảng trên 300 năm trước đây ở vùng Ngọc Tuyền
Sơn, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, đó là một vùng hồ rộng, có nhiều động

thực vật thủy sinh, nhờ loại thức ăn này mà chúng cho chất lượng thịt tốt.

Vịt Bắc Kinh có lơng màu trắng sáng, trong thời kỳ đẻ, lơng có
sự biến đổi pha trộn màu vàng xỉn; dáng đi hơi lạch bạch, nặng nề và
lúc lắc sang hai bên, biểu hiện rõ rệt là một giống chuyên thịt.
Vịt Bắc Kinh cổ xưa đầu hơi ngắn so với vịt Bắc Kinh từ Âu - Mỹ
sau này, có đầu dài.
Trán rộng và tương đối dốc. Mỏ có màu vàng da cam, dài trung bình, khẻo và
hơi cong xuống. Mắt to và sáng, hơi sâu vào bên trong và ở vào khoảng 1/3 phía
trên đầu. Cổ to vừa phải và dài trung bình, hơi cong và ưỡn ra phía trước. Cánh
tương đối rộng, nhưng so với tồn thân thì hơi nhỏ. Thân mình dài, rộng và sâu.
Đường cổ vng góc với đường thân. Thân nằm hơi chếch và làm thành một góc
khoảng 300 so với mặt đất. Ngực sâu và rộng, cong đều và hơi nhô ra phía trước.
Bụng con cái hơi xệ so với con đực. Đi ngắn, rộng và hơi x ra. Con đực trung
bình có 2-3 lơng móc ở đi cong về phía đầu. Chân ngắn và khoẻ, đùi to và ngắn.
Chân nằm ở phía 1/3 thân phía sau. Bàn chân ngắn, ngón chân dài, khoảng cách
giữa hai chân khá rộng và thẳng. Vịt Bắc Kinh sinh trưởng nhanh, vịt con mới nở
nặng 50-60 g, nuôi đến tám tuần tuổi nặng từ 2,0-2,5 kg. Thân thịt vịt Bắc Kinh đẹp
do sau khi giết mổ khơng cịn chân lơng màu đen sót lại trên da. Khối lượng sau khi
mổ giết ở 60 ngày tuổi (bảng 2.1).

7


Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu năng suất thịt của vịt Bắc Kinh
Chỉ tiêu
Khối lượng sống (g)
Khối lượng sau khi bỏ tiết, lơng, lịng (giữ
tim, gan, mề) (g)
- Tỉ lệ với khối lượng sống (%)

Khối lượng bỏ thêm đầu, chân (g)
- Tỉ lệ với khối lượng sống (%)
Vịt thịt nuôi đến 56 - 63 ngày đưa vào mổ nặng 2,0-2,5 kg, rất thích
hợp để làm vịt đơng lạnh xuất khẩu. Vịt Bắc Kinh cũng rất thích hợp để
vỗ béo, vì chúng có khả năng tích luỹ mỡ cao, tính tình hiền lành, thực
quản lớn nên cũng có thể nhồi béo dễ dàng. Một số nước còn sử dụng
giống này để sản xuất gan béo, sau khi nhồi, gan thường có khối lượng
từ 200 - 250g. Ở nước ta mới chỉ nhồi béo vịt để lấy thịt.

Khả năng sản xuất trứng của vịt Bắc Kinh tương đối cao, ni
chăn thả có thể thu được 120 - 150 trứng/năm, màu trắng sáng. Khối
lượng trứng 80-90 g. Giống vịt này có thể cho lai với ngan đực vì khối
lượng cơ thể phù hợp với ngan đực khi giao phối.
2.2.4. Vịt Triết Giang
Vịt Triết Giang là giống vịt siêu trứng nổi tiếng, có nguồn gốc từ tỉnh Triết
Giang của Trung Quốc, có màu lơng cánh sẻ nhạt, nhập vào nước ta năm 2005,
được các cơ sở giống tiến hành nuôi giữ, chọn lọc để có năng suất và chất
lượng cao (Phạm Cơng Hoằng, 2010). Vịt thích hợp với nhiều phương thức
ni khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong
chuồng, nuôi trên vườn cây) hoặc nuôi nhốt kết hợp với ni cá (cá - vịt), ni
thả đồng có khoanh vùng kiểm sốt. Là giống vịt chun trứng có năng suất
cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam. Kết quả nuôi khảo sát cho
thấy vịt Triết Giang có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta.
Vịt có khả năng chống chịu bệnh tất rất tốt, đạt tỷ lệ nuôi sống từ 90- 92%.
Vịt có ngoại hình điển hình của một giống siêu trứng (nơng dân cịn gọi là
giống “siêu cị” hay “siêu cổ cò”: cổ cao, mỏ dài, ngực hẹp, háng rộng và bầu.
Vịt có tuổi đẻ trứng đầu sớm (110-1 12 ngày tuổi); khối lượng cơ thể lúc vào đẻ
thấp: 1,3-1,5 kg; tỷ lệ đẻ rất cao 98% - 100% ; năng suất trứng bình quân/ mái
đạt 227 - 239 quả (trong 10 tháng đẻ), khối lượng 60 - 70 g/quả.


8


Khả năng sinh sản: tỷ lệ trứng có phơi là 93%, tỷ lệ trứng loại là
5,6%, tỷ lệ trứng sát: 5,1%, tỷ lệ ấp nở: 89,3%, tỷ lệ trứng nở/ tổng số
trứng đưa vào ấp đạt 83,7%.
Do có năng suất cao, thích nghi với nhiều vùng sinh thái và nhiều phương
thức nuôi nên trong những năm gần đây, vịt Triết Giang phát triển với tốc độ
hết sức nhanh chóng, trở thành giống vịt có đầu con đứng thứ 2 sau vịt Cỏ.

2.3. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA VỊT
Màu sắc lơng: màu sắc lông của vịt liên quan với phân bố sắc tố melanin và
lipocrom. Ở trong lơng, sắc tố có hình hạt hay hình gậy. Melanin được tạo nên
trong ti lạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô melaniphor. Tiền sắc tố melanin là
melanogen. Sự oxy hóa melanogen ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu
lông khác nhau: vàng đất, vàng gỉ sắt, hung, nâu hung, nâu, đen. Màu lông rực rỡ
của một số giống được tạo bởi sắc tố lipocrom, thuộc nhóm sắc tố carotenoit.
Lipocrom hịa tan trong mỡ và có nguồn gốc ngoại sinh. Chúng làm cho lơng có
màu vàng, đỏ, xanh da trời. Mỗi cá thể có thể có một hoặc nhiều màu. Màu sắc lông
của thủy cầm là một đặc điểm ngoại hình quan trọng để phân biệt giống, dịng, thể
hiện tình trạng sức khỏe và khả năng sản xuất của chúng. Gia cầm khỏe mạnh có
lơng bóng mượt, sạch sẽ và đồng đều; ngược lại, gia cầm ốm lông xỉn màu, xơ xác,
bẩn. Đối với các giống vịt, khi thay lông chúng sẽ ngừng đẻ, vì thế chỉ cần quan sát
lơng cánh để phân biệt khả năng sản xuất trứng của từng cá thể và loại thải ngay
tránh những lãng phí trong chăn nuôi.
Mỏ và chân : là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng có màng dày
bao bọc. Ở vịt, mỏ có nhiều nhánh thần kinh và các hàng răng cưa, chứa nhiều thể
xúc giác nên chúng có thể mị được thức ăn trong nước. Mỏ có nhiều màu khác
nhau: vàng, đen, xám, xanh lục… và là đặc trưng cho giống. Chân vịt có màu phù
hợp với màu của mỏ, có màng bơi là phần cấu tạo khơng có lơng của da giữa các

ngón chân giống mái chèo giúp vịt bơi lội linh hoạt trong nước.

2.4. TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
Khi nghiên cứu các tính trạng về năng suất của một giống gia súc, gia
cầm trong một điều kiện chăn nuôi cụ thể thực chất là nghiên cứu đặc điểm di
truyền và ảnh hưởng của những tác động xung quanh lên các tính trạng đó.
Phần lớn các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản,
sản xuất thịt, lơng, trứng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền học
của tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định.

9


Tính trạng số lượng cịn được gọi là tính trạng đo lường (metric character) vì
sự nghiên cứu chúng có thể xác định bằng cân, đo, đong, đếm. Cơ sở di truyền của
các tính trạng số lượng này là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Tính
trạng số lượng này do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định và nó có ảnh hưởng
đến tính trạng được gọi là giá trị kiểu gen hay giá trị di truyền.

Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểu
gen và sai lệch môi trường quy định. Giá trị kiểu gen (Genotypic value) do
các gen có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh
hưởng rõ rệt tới tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át
gen. Tính trạng số lượng chịu tác động lớn của ngoại cảnh.
Theo Đặng Vũ Bình (2002), để hiển thị đặc tính của những tính trạng số
lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh giá các
tính trạng số lượng. Giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng số lượng trên
một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (phenotypic value) của cá thể đó. Các
giá trị có liên hệ với kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotypic value) và giá trị có
liên hệ với mơi trường là sai lệch mơi trường (eviromental deviation). Như vậy

có nghĩa là kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây
ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan
hệ trên có thể được biểu thị như sau:

P=G+E
Trong đó P: là giá trị kiểu hình (phenotypic value)
G: là giá trị kiểu gen (genotypic value)
E: là sai lệch môi trường (environmental deviation).

Các gen cùng alen có tác động trội D (Dominence); các gen khơng
cùng alen có tác động át chế - I (Epistatique Interaction) và sự đóng góp
của tất cả các gen gọi là hiệu ứng cộng tính – A (Additive Effect). Tác
động của D và I gọi là hiệu ứng không cộng tính (non – additive effect),
hiệu ứng cộng tính A được gọi là giá trị giống thông thường (general
breeding value) có thể xác định được qua giá trị bản thân hoặc họ hàng,
nó có tác dụng đối với chọn lọc nâng cao tính trạng số lượng ở gia súc
thuần chủng, D và I là giá trị giống đặc biệt (special breeding value)
khơng thể xác định được, chỉ có thể xác định qua thực tế, nó có ý nghĩa
trong lai giữa các dòng, giống. Như vậy kiểu di truyền G được xác định:

10


G=A+D+I
Người ta cũng phân tích ảnh hưởng của mơi trường E thành 2 phần:

E = Ec + Es
Ec: Môi trường chung (common environment) tác động tới tất cả
các cá thể trong quần thể.
Es: Môi trường đặc biệt (special environment) tác động tới một

số cá thể trong quần thể.
Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì kiểu
hình P sẽ được thể hiện như sau:
P = A + D + I + Ec + Es
Các tham số thống kê và di truyền thường được sử dụng là:
Số trung bình cộng.
Hệ số biến dị.
Độ lệch tiêu chuẩn
Như vậy, muốn nâng cao năng suất của vật nuôi chúng ta cần phải tác động
về mặt di truyền (G) bằng cách tránh cận huyết, tác động vào hiệu ứng cộng gộp

(A) bằng cách chọn lọc, tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng
cách phối giống tạp giao, tác động vào môi trường (E) bằng cách cải thiện điều
kiện môi trường nuôi như thức ăn, nước uống, chăm sóc ni dưỡng, thú y,...

2.5. SỨC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
Sức sống là tính trạng di truyền số lượng đặc trưng cho từng cá
thể, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi. Tổn thất do bệnh tật gây thiệt hại rất lớn vì khi mắc bệnh, đàn vật
ni thường bị suy giảm sức đề kháng, dễ nhiễm các bệnh khác, chết
nhiều, nhanh và đồng loạt. Đặc điệt khi đàn vật nuôi mắc bệnh truyền
nhiễm làm tăng chi phí vắc xin và các biện pháp thú y khác.
Sức sống và khả năng kháng bệnh thường được thể hiện gián tiếp thông qua
chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống. Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm con là chỉ tiêu chủ yếu đánh
giá sức sống của gia cầm sau khi nở ra, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ
chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng. Tỷ lệ nuôi sống đánh giá khả năng thích
ứng của vật ni với điều kiện ngoại cảnh và nó có ý nghĩa lớn đối với những

11



giống được chuyển từ vùng này sang vùng khác. Đối với vịt Biển 15 Đại Xuyên, tỷ lệ nuôi sống phản ánh sự thích nghi của chúng khi
chuyển từ mơi trường nước mặn sang nuôi ở nước ngọt.
Brandsch and Biilchel (1978), sự giảm sức sống sau khi gia cầm
con nở chủ yếu do tác động của mơi trường. Do đó có thể nâng cao tỷ lệ
ni sống bằng các biện pháp vệ sinh chăm sóc ni dưỡng tốt, tiêm
phịng kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho gia cầm phát triển.
Theo Khajarern (1990), thì xét theo khả năng thích nghi, điều kiện sống
bị thay đổi như thay đổi thức ăn nước uống, nhiệt độ mơi trường, thời tiết
khí hậu, điều kiện chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung quanh...của gia
súc và gia cầm nói chung thì vịt là lồi vật ni có khả năng thích ứng rộng
rãi hơn đối với mơi trường sống nhờ có khả năng sinh học đặc biệt.
Powell (1984), làm thí nghiệm trên vịt ni nhốt đã kết luận rằng: Tương
tác kiểu gen và môi trường là khơng lớn vì các giống, dịng vịt ở nơi tạo ra
chúng và các nơi nhập chúng đều có sức sản xuất tương đương nhau.

Theo Khajarern (1990), vịt có khả năng sử dụng chất thải và đồng
thời cũng là lồi có khả năng tự kiếm mồi, vì vậy chúng có thể thích
nghi tốt với các điều kiện, quy trình nuôi dưỡng và vệ sinh thú y mới.
Farell (1985) cho biết: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường ở các
nước nóng ẩm lên vịt ni nhốt có thể coi là khơng lớn vì vịt có khả
năng tự điều chỉnh thân nhiệt. Vịt nuôi nhốt chỉ bị ảnh hưởng của
stress khi sự lưu thơng khơng khí kém.
Điều kiện sống cũng ảnh hưởng một phần và trực tiếp đến sức
sống và khả năng kháng bệnh của vật nuôi.
Theo Phạm Văn Trượng và cs. (1993), đối với vịt CV-Super M nuôi theo
các phương thức nuôi khác nhau, phương thức chăn thả truyền thống có tỷ
lệ ni sống đến 56 ngày tuổi đạt 91,97% cịn đối với phương thức ni
chăn thả bổ sung thức ăn hỗn hợp thì tỷ lệ ni sống đến 56 ngày tuổi đạt
trung bình 97,2%, cao hơn hẳn phương thức chăn thả truyền thống, điều

này cho thấy, đối với vịt CV-Super M khi bổ sung thức ăn cho đàn thủy cầm
đầy đủ thì sức sống của chúng cũng tăng lên. Theo Nageswara (1999), tỷ lệ
nuôi sống của vịt Khaki Campell từ 19 -58 tuần tuổi ở phương thức nuôi
quảng canh, bán thâm canh và thâm canh lần lượt là 89,4%, 93% và 93,1%.

12


×