Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.49 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HỘ NƠNG DÂN BỎ
RUỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH,
TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Thọ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được để
bảo vệ lấy bất kì học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn được trích dẫn,
chỉ rõ nguồn.
Hà Nội, ngày….. tháng..… năm…..


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Thọ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương là
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong Ban Giám đốc, Ban
Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Lãnh đạo UBND
Thành phố Bắc Ninh, các phòng: Kinh tế, Phịng Tài ngun và Mơi trường của Thành
phố Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày….. tháng..… năm…..

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Anh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị............................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Ðối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp của luận văn thạc sĩ.................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về việc ra quyết định bỏ ruộng của hộ nông dân ........................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm......................................................................................................... 5

2.1.2.

Cơ sở ra quyết định bỏ ruộng của hộ nông dân...................................................... 7

2.1.3.


Những tác động tiêu cực từ việc nơng dân bỏ ruộng............................................ 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng ...................................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn về tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng........................................... 14

2.2.1.

Tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng ở một số nước trên thế giới .......................... 14

2.2.2.

Tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng tại một số địa phương ở Việt Nam ..............17

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu tình trạng nông dân bỏ
ruộng trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh............................................................... 21

Phần 3. Phương pháp nghiêncứu...................................................................................... 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 24

iii



3.1.1.

Vi ̣trıđ́ iạlý................................................................................................................... 24

3.1.2.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 25

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 26

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 30

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích............................................................ 30

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu................................................................ 32

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................................ 34


3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 37
4.1.

Thực trạng nông dân bỏ ruộng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 37

4.1.1.

Phạm vi bỏ ruộng hoang trên địa bàn Thành phố................................................ 37

4.1.2.

Mức độ bỏ ruộng trong các hộ nông dân.............................................................. 39

4.1.3.

Nguyên nhân hộ nông dân bỏ ruộng hoang.......................................................... 43

4.1.4.

Những tác hại khi hộ nông dân bỏ ruộng hoang.................................................. 54

4.1.5.

Phân tích các giải pháp đã được Thành Phố Bắc Ninh sử dụng để xử lý
hiện tượng nông dân bỏ ruộng trên địa bàn......................................................... 58


4.2.

Đề xuất một số giải pháp xử lý tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh............................................................... 67

4.2.1.

Quan điểm và định hướng sử dụng ruộng đất trên địa bàn Thành phố Bắc

Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới.......................................................................... 67
4.2.2.

Một số giải pháp xử lý tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh...................................................................... 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 79
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 79

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 81

5.2.1.

Đối với Nhà nước..................................................................................................... 81

5.2.2.


Đối với Tỉnh, Thành phố......................................................................................... 82

5.2.3.

Đối với UBND các xã, phường.............................................................................. 83

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 85
Phụ lục....................................................................................................................................... 88

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVMT

Bảo vệ mơi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN


Cụm cơng nghiệp

CP

Chi phí

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu cơng nghiệp



Lao động

NN

Nơng nghiệp


NTM

Nơng thơn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụn

Bảng 3.2.

Dân số và lao độn

Bảng 3.3.

Số lượng mỗi đối

nông dân bỏ ruộng
Bảng 4.1.

Diện tích đất ruộn

phân theo loại cây
Bảng 4.2

Diện tích đất ruộn

địa bàn ................
Bảng 4.3.

Số hộ nơng dân b


2015-2017...........
Bảng 4.4.

Diện tích đất ruộn

Bảng 4.5.

Thời gian bỏ ruộn

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của hệ

Bảng 4.7.

Hiệu quả kinh tế t

Bảng 4.8.

Sinh kế của hộ nô

Bảng 4.9.

Thu nhập lao động

Bảng 4.10. Số lượng LĐ trực tiếp làm nông nghiệp trong tổng số nhân khẩu của

90 hộ dân ...........
Bảng 4.11 Các chi phí cố định bình qn dù bỏ ruộng hoang hộ nông dân vẫn


phải bỏ ra ...........
Bảng 4.12

Hiệu quả kinh tế

có ruộng bỏ hoan
Bảng 4.13. Các hình thức tuyên truyền vận động người dân tiếp tục làm ruộng tại

xã, phường .........
Bảng 4.14. Đánh giá của các nhóm hộ về tuyên truyền vận động hộ nông dân tiếp

tục làm ruộng .....
Bảng 4.15. Kết quả đạt được trong công tác dồn điền đổi thửa của toàn Thành

phố Bắc Ninh .....
Bảng 4.16. Kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi đất lúa sang làm trang trại

tại TP Bắc Ninh .

vi


Bảng 4.17. Kết quả đạt được trong công tác thay đổi giống lúa cũ sang một số
giống lúa mới khác tại Thành phố Bắc ninh

63

Bảng 4.18. Kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi Giống lúa sang một số
giống cây trồng khác tại Thành phố Bắc ninh 64
Bảng 4.19. Một số các văn bản chính sách được ban hành nhằm phát triển đất

trồng lúa, hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang
Bảng 4.20. Phân tıch́ SWOT lựa chọn hướng giải quyết hiện tượng nông dân bỏ
ruộng trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh

vii

66
70


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Ninh.......................................................... 24
Hình 4.1. Hàng chục m2 đất “ bờ xôi ruộng mật” bị bỏ hoang hóa cỏ mọc um
tùm tại TP Bắc Ninh

99

Hình 4.2. Cánh đồng Ma (khu Thượng- Xã Khắc Niệm) bị bỏ hoang vì nước
thải tràn lan, ngập úng 99
Hình 4.3. Sơng Ngũ Huyện Khê nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng làm ảnh
hưởng đến nước sản xuất nơng nghiệp 100
Hình 4.4. Ơ nhiễm ở làng giấy Phong Khê đã tới mức báo động............................... 100

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng .......................................... 31

Đồ thị 4.1. Diện tích ruộng bị bỏ hoang trung bình một hộ (sào) .................................... 41
Đồ thị 4.2. Tỷ lệ hộ dân bị ảnh hưởng bởi hệ thống giao thông thủy lợi đến việc
bỏ ruộng theo nhóm hộ 45
Đồ thị 4.3 Tỷ lệ hộ dân bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường đất, nước đến việc
bỏ ruộng theo nhóm


46

Đồ thị 4.4 Tỷ lệ hộ dân cho rằng bỏ ruộng hoang là do thiếu lao động (%) .................. 52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Tên luận văn:Nghiên cứu tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố
Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng hộ nơng dân bỏ
ruộng hoang, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành
phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu và thông tin phục vụ nghiên cứu được lấy từ nguồn thứ cấp và sơ cấp.
Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các báo cáo chuyên ngành và niên giám thống kê của
một số phòng, ban thuộc UBND Thành phố Bắc Ninh và các cơng trình nghiên cứu đã
công bố. Nguồn thông tin sơ cấp được lấy thông qua điều tra chọn mẫu. Nghiên cứu đã
điều tra 90 hộ gia đình nơng dân bỏ ruộng đại diện tại 3 phường (Phong Khê, Đại Phúc và
Vũ Ninh) của Thành phố và 9 cán bộ ngành nông nghiệp cấp xã và cấp thành phố. Thời
gian điều tra là năm 2018. Toàn bộ số liệu được xử lý trên phần mền Excel.


Một số kết quả nghiên cứu và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về việc ra quyết định bỏ ruộng của
hộ nông dân; đã tổng kết được tình trạng nơng dân bỏ ruộng và cách giải quyết tình trạng
nơng dân bỏ ruộng ở một số nước (Thái Lan, Trung Quốc và Philippines) và một số tỉnh
trong nước (Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa và Nghệ An) để rút ra bài học
cho nghiên cứu tình trạng nơng dân bỏ trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.
Kết quả đánh giá thực trạng cho thấy, tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng hoang trên
địa bàn Thành phố Bắc Ninh bắt đầu từ năm 2013 (tại xã Phong Khê) và bắt đầu trở nên
phổ biến từ năm 2015. Diện tích đất bỏ hoang chủ yếu là loại đất trồng lúa. Tình trạng bỏ
ruộng hoang ngày một tăng. Nếu như năm 2015, tổng diện tích ruộng bỏ hoang của toàn
Thành phố Bắc Ninh khoảng 67,2 ha (chiếm khoảng 2% trong tổng đất trồng lúa toàn
Thành phố) thì đến năm 2017 diện tích bỏ hoang đã là 358,9 ha (chiếm gần 13%), tương
đương khoảng 6.780 hộ bỏ ruộng hoang. Mức độ bỏ ruộng hoang ở các hộ có khác nhau,
nó phụ thuộc vào tính đa dạng sinh kế của hộ. Nhưng hộ sống phụ thuộc nhiều vào nơng
nghiệp thì có diện tích ruộng bỏ hoang ít hơn (diện tích bỏ hoang trung

ix


bình của nhóm hộ này là 0,9 sào/hộ); ngược lại, nhóm hộ sống ít phụ thuộc vào nơng
nghiệp có diện tích bỏ ruộng hoang nhiều (trung bình là 9,5 sào/hộ).
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng hộ nơng dân trên địa bàn Thành phố
Bắc Ninh bỏ ruộng hoang, nhưng tập trung chủ yếu vào một số nguyên nhân chính
sau: do hạ tầng sản xuất (giao thông, thủy lợi) không đáp ứng do thiếu kinh phí tu sửa,
bị chia cắt, bị phá vỡ bởi sự phát triển của các cụm, khu công nghiệp và khu dân cư;
do môi trường đất, môi trường nước bị ô nhiễm do thiếu quản lý nguồn xả thải từ cụm,
khu công nghiệp, làng nghề và khu dân cư; do hiệu quả kinh tế của làm ruộng thấp
(chỉ lời khoảng 450 nghìn đồng/sào/vụ) lại chịu nhiều rủi ro do thời tiết và dịch bệnh;
do phát triển mạnh của các sinh kế thay thế (làm công nhân ở các khu công nghiệp,
làm thuê ở các thành phố, làm nghề phụ...) làm cho các hộ nông nghiệp chuyển dịch

sang làm các nghề khác có lợi nhuận cao hơn; do lực lượng lao động trực tiếp làm
ruộng hiện nay không nhiều, lại chủ yếu là người lớn tuổi và phụ nữ.
Việc bỏ ruộng hoang trên địa bàn đã gây ra nhiều thiệt hại và hệ lụy cả về kinh
tế, xã hội và mơi trường. Trước tình hình này, Thành phố Bắc Ninh đã triển khai nhiều
giải pháp như vận động, thuyết phục người dân tiếp tục làm ruộng; tổ chức lại sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn; nâng cao vai trò quản lý nhà nước các cấp. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân, các giải pháp này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, tình
trạng bỏ ruộng vẫn diễn ra nhiều và ngày một tăng.
Trên cơ sở đánh giá mức độ bỏ ruộng ở các hộ nông dân, phân tích nguyên
nhân và tính hiệu quả của các giải pháp mà Thành phố đã sử dụng, luận văn đã đề xuất
một số giải pháp để khắc phục tình trạng nơng dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố,
các giải pháp tập trung vào: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng
theo hướng những diện tích khó phục hồi để sản xuất nơng nghiệp thì cho chuyển sang
đất phi nơng nghiệp, những diện tích cấy lúa kém hiệu quả thì cho chuyển sang ni,
trồng đối tượng khác kinh tế cao hơn; cải tạo, nâng cấp hạ tầng tại các vùng tiếp tục
sản xuất lúa để thuận lợi hóa việc chăm sóc và vận chuyển nguyên vật liệu và thu
hoạch nông sản; thu hút đầu tư chiều sâu để nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích
đất lúa hiện nay cũng như diện tích đất lúa trồng trở lại sau bỏ hoang; nâng cao trách
nhiệm của chính quyền địa phương trong việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường từ các
cụm, khu công nghiệp và làng nghề để khỏi ảnh hưởng đến vùng trồng lúa.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ngoc Anh
Thesis title: Research on the situation of farmer households abandoning land fields in
Bac Ninh City, Bac Ninh Province
Major: Economic Management


Code: 8340401

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research purposes
Assessing the situation and proposing solutions to overcome the situation of
farmers abandoned land fields, contributing to improving the efficiency of agricultural
land use in the area of Bac Ninh City, Bac Ninh Province in the coming period.
Research Methods
Data and information for research are taken from secondary and primary sources.
Secondary sources of information are taken from specialized reports and statistical
yearbooks of some departments, belonging to Bac Ninh City People's Committee and
published research works. Primary sources of information are obtained through a sample
survey. The study investigated 90 farmer households abandoning land fields in three wards
(Phong Khe, Dai Phuc, and Vu Ninh) of the City and nine officials at the commune and
city level. The investigation time is 2018. All data are processed on Excel software.

Some research results and conclusions
The thesis has systematized the theoretical basis of the decision to abandon
fields by farmers; has summarized the situation of farmers leaving rice fields and how
to solve the situation of farmers leaving fields in some countries (Thailand, China and
the Philippines) and some provinces in Vietnam (Hai Duong, Hai Phong, Nam Dinh,
Thanh Chemistry and Nghe An) to draw lessons for studying the situation of farmers
abandon fields in Bac Ninh City.
The results of the assessment show that the situation of farmers abandoned land
fields in Bac Ninh City started in 2013 (in Phong Khe commune) and began to become
popular since 2015. The abandoned land area is mainly rice-growing land. The situation of
abandoned land fields is increasing. If in 2015, the total area of abandoned rice fields in
Bac Ninh City was about 67.2 ha (accounting for about 2% of the total rice cultivation
land of the whole City), by 2017 the abandoned area was 358.9 ha. (accounting for nearly
13%), equivalent to about 6,780 households abandoning fields. The degree of

desertification in households varies, depending on the livelihood diversity

xi


of the household. But households that depend heavily on agriculture have less area of
abandoned land fields (the average abandoned area of this group is 0.9 sao / household);
on the contrary, the group of living households is less dependent on agriculture with a
large area of abandoned land fields (an average of 9.5 sao / household).
There are many reasons for the situation of farmers in Bac Ninh City leaving
abandoned fields, but focusing mainly on some of the following leading causes: because
production infrastructure (transport, irrigation) does not meet due to the lack of
remodeling, divided, and broken by the development of clusters, industrial zones and
residential areas; due to pollution of soil and water environment due to lack of
management of waste sources from clusters, industrial zones, craft villages and residential
areas; due to low economic efficiency (only about 450 thousand VND / sao / crop), there
are many risks due to weather and diseases; due to the strong development of alternative
livelihoods (working as workers in industrial parks, working in cities, working as
secondary workers ...), making agricultural households shift to other profitable jobs;
because the current direct labor force is not much, mainly the elderly and women.
The abandonment of fields in the area has caused many losses and consequences
in terms of economy, society and environment. In this situation, Bac Ninh City has
implemented many solutions such as mobilizing and persuading people to continue
farming; reorganizing agricultural production in the area; improve the role of state
management at all levels. However, due to many reasons, these solutions have not
achieved the desired results, the abandonment situation is still much and increasing.
On the basis of assessing the level of field abandonment in farmer households,
analyzing the causes and effectiveness of the solutions used by the city, the thesis proposes
some solutions to overcome farmers' situation of abandoning land fields in the city, the
solutions focused on: promoting economic restructuring, crop structure towards the areas that

are difficult to recover for agricultural production, then shifting to non-agricultural land the
inefficient rice-growing regions are shifted to farming, planting other economic objects;
renovating and upgrading infrastructure in areas where rice production continues to facilitate
the care and transportation of raw materials and harvest of agricultural products; attracting indepth investment to improve production efficiency on the current area of rice land as well as
the area of paddy land to be re-grown after abandoned; enhance the responsibility of local
authorities to control environmental pollution from clusters, industrial zones and craft villages
to avoid affecting rice-growing areas.

xii


̀

PHÂN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất trồng trọt có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là
ở các quốc gia còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Đất trồng trọt vừa

là tư liệu vừa là công cụ sản xuất của các hộ nơng nghiệp; là nguồn hình thành mặt
bằng bố trí các hoạt động kinh tế khác như cơng nghiệp và dịch vụ. Có nhiều cách
gọi khác nhau về những mảnh đất trồng trọt, nhưng phổ biến gọi là ruộng.
Ở Việt Nam, thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, nhà nước đã giao

đất nông nghiệp ổn định sử dụng lâu dài hoặc cho các hộ nông dân. Vì thế, đất
nơng nghiệp đang là tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất của 9,3 triệu hộ nông
nghiệp trong cả nước, trung bình mỗi hộ có 2,5 mảnh ruộng (Tổng cục Thống kê,
2016). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2011, sản xuất
nông nghiệp không ổn định, thu nhập kém hơn với so các lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ khác. Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên nhiều hộ gia
đình nơng dân khơng muốn làm ruộng; tình trạng hộ nông dân bỏ ruộng hoang đặc

biệt là bỏ ruộng lúa đang diễn ra ngày càng nhiều và có xu hướng tăng. Tại một số
địa phương có điều kiện thuận lợi, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và các
hoạt động dịch vụ phát triển mạnh đã thu hút hàng vạn lao động trẻ, dẫn đến tình
trạng nhiều địa phương thiếu lao động nơng nghiệp, chỉ cịn những người sức khỏe
kém và người cao tuổi ở nhà làm ruộng. Nhiều khu ruộng dân không gieo cấy
nhưng cũng không ai thuê mượn bởi có đầu tư sản xuất cũng chưa chắc có lợi
nhuận. Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), tính đến tháng 8 năm
2013 cả nước có trên 20 tỉnh, thành phố có tình trạng nơng dân bỏ ruộng hoang, có
những hộ đã bỏ hoang 4 - 5 năm. Tổng số hộ nông dân bỏ ruộng lên đến 42.785 hộ
với khoảng 6.882 ha, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có tỉnh Bắc
Ninh.
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Bắc Ninh. Các
hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển khá mạnh đã thu hút rất nhiều lao động
rời lĩnh vực nơng nghiệp; cùng với đó, việc quy hoạch, quản lý các hoạt động công
nghiệp, dịch vụ trên địa bàn chưa tốt làm ảnh hưởng đến hạ tầng và nguồn nước
phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Vì thế, càng làm cho tình trạng bỏ ruộng trên địa
bàn Thành phố Bắc Ninh diễn ra phổ biến và ngày một nhiều. Năm 2015 tồn
thành phố mới có khoảng 67,2 ha đất trồng lúa giao cho hộ bị bỏ hoang

1


nhưng đến 2017 diện tích ruộng lúa bỏ hoang đã lên tới 358,9 ha, chiếm 16,4%
trong tổng diện tích lúa của thành phố, tăng hơn 53% so với năm 2015 (Phịng
Kinh tế Thành phố Bắc Ninh, 2017).
Khi hộ nơng dân bỏ ruộng hoang không chỉ làm ảnh hưởng đến tài nguyên
đất mà còn làm cho nhiều hệ lụy nảy sinh. Trên những mảnh ruộng bị bỏ hoang cỏ
dại mọc nhiều hình thành nơi cư trú và phát sinh nhiều loại dịch hại; hạ tầng phục
vụ sản xuất giữa khu vực bỏ hoang với khu vực không bị bỏ hoang bị chia cắt,
khơng được bảo dưỡng, duy trì.

Xuất phát từ thực tiễn đã nêu, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình
trạng hộ nơng dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh” là cần thiết, có ý nghĩa. Thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi:
1) Phạm vi và mức độ hộ nông dân bỏ ruộng hoang trên địa bàn Thành

phố Bắc Ninh hiện nay như thế nào?
2) Nguyên nhân tại sao hộ nông dân lại không muốn tiếp tục làm ruộng;

khi không muốn tiếp tục làm ruộng tại sao họ không bán, cho người khác thuê
hoặc trả lại đất cho Nhà nước mà lại để ruộng hoang trên địa bàn Thành phố Bắc
Ninh?
3) Nhà nước nói chung, Thành phố Bắc Ninh nói riêng nên làm gì để hạn

chế tình trạng bỏ ruộng, sử dụng hiệu quả hơn diện tích ruộng của nơng dân đã và
đang bỏ hoang?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hộ nông dân bỏ ruộng đề xuất giải pháp khắc
phục tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh giai đoạn tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về đất sản xuất và quyết định sản xuất

của hộ nơng dân.
- Phân tích thực trạng và xác định nguyên nhân hộ nông dân bỏ ruộng trên

địa bàn Thành phố Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng nơng dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành

phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.


2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Ðối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quyết
định bỏ ruộng của hộ nông dân.
Đối tượng thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu chủ yếu là các hộ nông dân
bỏ ruộng; cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp và đất đai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hộ nông

dân bỏ ruộng, trọng tâm là diện tích ruộng lúa bị bỏ hoang trong các hộ gia đình;
khơng nghiên cứu ruộng bị bỏ hoang do các thành phần kinh tế khác có quyền sử
dụng đất nơng nghiệp.
- Về khơng gian: tập trung nghiên cứu tình trạng hộ nông dân bỏruông ̣ trên

điạbàn thành phốBắc Ninh, tıı̉nh Bắc Ninh.
- Về thời gian: tập trung đánh giá, phản ánh thực trạng sử dụng ruộng đất và

tình trạng nơng dân bỏ ruộng trong giai đoạn từ 2015 - 2018; số liệu sơ cấp được tổ
chức điều tra, thu thập năm 2018; các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2020 - 2025.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc ra quyết định bỏ ruộng của

hộ nông dân; làm rõ hơn cơ sở ra quyết định bỏ ruộng của hộ nơng dân như: ra
quyết định và vai trị của ra quyết định trong nông nghiệp; các quyết định trong
việc bỏ ruộng của hộ gia đình (việc ra quyết định không tiếp tục làm ruộng, việc ra
quyết định không để người khác sử dụng ruộng của gia đình); một số căn cứ ra

quyết định trong hoạt động làm ruộng.
- Bổ sung cơ sở thực tiễn về tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng ở một số nước

trên thế giới và tại một số địa phương ở Việt nam, từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho nghiên cứu tình trạng nơng dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố Bắc
Ninh.
- Phân tích được thực trạng hộ nơng dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố

Bắc Ninh trên các khía cạnh: phạm vi, mức độ bỏ ruộng trong các hộ nông dân, tác
hại khi hộ nông dân bỏ ruộng và nguyên nhân hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn
TP Bắc Ninh; đồng thời đã phân tích được nội dung và hạn chế trong các giải

3


pháp mà chính quyền Thành phố Bắc Ninh đã sử dụng để hạn chế tình trạng hộ
nơng dân bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh thời gian qua.
- Đề xuất được một số giải pháp để góp phần giải quyết tình trạng nơng dân

bỏ ruộng trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, từ đó giúp Thành phố sử dụng hiệu quả
tài nguyên đất nông nghiệp; đồng thời đưa ra một số kiến nghị với một số đối
tượng có liên quan từ Trung ương đến các hộ nông dân.

4


̀

PHÂN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH BỎ RUỘNG CỦA HỘ

NÔNG DÂN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Đất đai, đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa, ruộng, ruộng lúa
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Đất đai là một vùng đất có ranh giới với khoảng khơng gian ở trên và bên
dưới đất. Những thứ ở trên phần đất đai đó đều thuộc quyền sở hữu của người có
đất đó. Nó thể hiện quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện được
với đất.
Đất sản xuất nơng nghiệp: Là đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm:
+ Đất trồng cây hàng năm: bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn

nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. Cây hàng năm là loại cây trồng chu kỳ sản xuất
không quá một năm (bao gồm cả cây có thể lưu gốc nhiều năm) như lúa, ngô,
khoai các loại, sắn, rau, đậu các loại, đậu tương, lạc, vừng, mía....
Đất trồng lúa, là đất thực tế đang được dùng để trồng lúa một cách ổn định,
tức là trong điều kiện bình thường ln được trồng lúa. Đất trồng lúa trong một
năm, có thể cho phép luân canh 3 vụ lúa, 3 vụ lúa màu (cây màu vụ đông- lúa
chiêm xuân- lúa mùa hoặc cây màu vụ đông- cây màu vụ xuân- lúa mùa), 2 vụ lúa
(lúa chiêm xuân- lúa mùa), 2 vụ lúa (cây màu vụ xuân- lúa mùa hoặc lúa chiêm
xuân-cây màu vụ mùa), 1 vụ lúa (lúa chiêm xuân- vụ mùa ngập úng hoặc vụ chiêm
khô hạn- lúa mùa).
+ Đất trồng cây lâu năm: thực tế đang được dùng để chuyên trồng cây lâu

năm (bao gồm cả diên tích gieo ươm cây giống, đất đang chờ vào chu kỳ gieo
trồng, đất tạm thời trồng xen, gối cây hàng năm). Cây lâu năm là loại cây trồng có
chu kỳ sản xuất trên một năm như chè, cà phê, sơn, các loại cây ăn quả xoài, chuối,
dứa, na, đu đủ, cam, quýt, chanh, bưởi, táo, nhãn, vải....
Ruộng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình nơng thơn
Việt Nam. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt

Nam (2012), ruộng là khoảng đất để trồng trọt, mặt phẳng, xung quanh có bờ, dùng

5


để trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Theo Từ điển mở Wikipedia
(2019), ruộng là một khu đất ngập nước có diện tích đất dùng để canh tác và được
sử dụng cho việc trồng lúa và các cây trồng khác. Qua đó cho thấy, trong nghiên
cứu này, ruộng được hiểu là một mảnh đất chuyên dùng để trồng cây hàng năm.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Ruộng lúa, đồng lúa, hoặc cánh
đồng lúa hay còn gọi đơn giản là ruộng là một khu đất ngập nước có diện tích đất
dùng để canh tác và được sử dụng cho việc trồng lúa và các cây trồng khác. Ruộng
lúa là một đặc trưng điển hình cho loại hình canh tác lúa nước ở vùng Đông
Á và Đông Nam Á. Ruộng lúa có thể được khai khẩn dựa vào sườn đồi dốc như

ruộng bậc thang hoặc các thửa ruộng tiếp giáp với các bờ sông, đầm lầy...
Tại Việt Nam, ruộng lúa hay còn được gọi là ruộng đất, điền địa... thường được
chia thành các khoảnh ruộng nhỏ gọi là các thửa ruộng, mẫu ruộng... Canh tác trên
ruộng lúa đòi hỏi rất nhiều lao động là những người nông dân gắn bó với ruộng đất.
Để canh tác trên ruộng lúa nước luôn cần một lượng nước nhất định, thường là rất lớn
chính vì vậy những cơng trình thủy lợi như: đê điều, kè, kênh, mương, mán ...

luôn được thiết kế xây dựng gần với các khoảnh ruộng. Những cánh đồng ngập
nước cung cấp một môi trường lý tưởng cho việc trồng lúa.
2.1.1.2. Hộ nông dân
Theo Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền (2013), hộ gia đình là
một tổ chức trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để
hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Theo từ điển Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia, Hộ nơng dân (nơng hộ) là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động

nông nghiệp, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở
nông thôn nhưng khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nơng nghiệp và
khơng có liên quan với cơng nghiệp. Hay nói cách khác, nơng hộ có phương tiện
kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất; ln
nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một
phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh. Từ các quan điểm trên, trong
nghiên cứu này, hộ nơng dân được hiểu là một hộ gia đình sinh sống, nguồn thu
nhập phụ thuộc nhiều vào hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hộ nông dân vừa là đơn vị kinh tế cơ sở, là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản
xuất nông nghiệp. Tổ chức sản xuất trong các hộ thường được hình thành trong

6


phạm vi các thành viên trong một gia đình; họ cùng chung tài sản, chung vốn để
cùng tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Hộ nông dân tồn tại ở cả thành thị
và nông thôn, nhưng chủ yếu ở vùng nơng thơn (Vũ Đình Thắng, 2006).
2.1.1.3. Hộ nơng dân bỏ ruộng
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
(2012), bỏ là trạng thái để không, không sử dụng. Quốc hội (2013), đất có đủ điều
kiện về địa hıı̀nh, thổ nhưỡng, cơ sởha ̣ tầng ky ̃ thuâṭphuc ̣vu ̣ sản xuất nhưng không
được đưa vào khai thác sửdụng trong chu kỳsản xuấtđươc ̣coi là đất bi ̣ bỏhoang.
Theo Hội Nông dân Việt Nam (2016), hộ nông dân bỏ ruộng là việc các hộ nơng
dân khơng cịn thiết tha với mảnh ruộng của mình, bỏ đi làm việc khác mà khơng
sản xuất. Vì thế, trong nghiên cứu này có thể hiểu, hộ nông dân bỏ ruộng là hộ nông
dân không tổ chức bất kỳ hoạt động sản xuất nào trên một phần hoặc tồn bộ
diêṇtích đất nơng nghiệp mà gia đình đang có quyền sử dụng trong một chu kỳ sản
xuất trở lên. Chu kỳ sản xuất thường được gọi là vụ. Hộ nông dân bỏ ruộng thể hiện
một số đặc điểm sau:
- Hộ nông dân không tổ chức trồng trọt bất kỳ một loại cây trồng nào trên


một phần hay tồn bộ diện tích mảnh ruộng của mình.
- Hộ nơng dân vẫn có quyền sở hữu, quyền sử dụng đất nhưng không ra

quyết định trồng trọt mà để đất hoang.
- Thời gian không trồng trọt để được xem là bỏ ruộng phụ thuộc vào từng

loại cây. Đối với cây hàng năm, cây mang tính thời vụ thì q một vụ mà không tổ
chức sản xuất được xem là bỏ ruộng; đối với cây lâu năm, sau một năm mà không
tổ chức sản xuất được xem là bỏ ruộng.
2.1.2. Cơ sở ra quyết định bỏ ruộng của hộ nông dân
2.1.2.1. Ra quyết định và vai trò của ra quyết định trong nông nghiệp
Việc ra quyết định đúng trong nông nghiệp giữ một vai trị hết sức quan
trọng. Khơng chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà bất cứ một lĩnh vực sản xuất
kinh doanh nào việc ra quyết định trong cả q trình sản xuất là khơng thể thiếu.
Dù là doanh nghiệp nông nghiệp hay hộ nông dân các quyết định kinh tế mà họ
thực hiện cũng liên quan đến 4 vấn đề cơ bản sau: nên sản xuất sản phẩm dịch vụ
gì và bao nhiêu? Kĩ thuật nào cần được áp dụng với bao nhiêu nguồn lực cần thiết
để thực hiện được mục tiêu đó? Làm thế nào để hồn thiện hơn nữa q trình sản
xuất kinh doanh tiếp theo? Việc ra quyết định phụ thuộc nhiều vào bản

7


chất của người ra quyết định. Việc ra quyết định của các nhà sản xuất chủ yếu dựa
trên những tín hiệu thị trường được phản ánh qua cơ chế giá và các nguyên tắc lý
thuyết biên. Việc ra quyết định của hộ nơng dân vừa tn theo tín hiệu thị trường
lại vừa phản ánh mục đích kinh tế, xã hội và nhân văn của nơng hộ. Vì vậy, việc ra
quyết định kinh tế nói trên phụ thuộc vào các yếu tố như: Mục tiêu của người ra
quyết định; nguồn lực của hộ gia đình; mơi trường thị trường mà hộ gia đình tiến

hành sản xuất, kinh doanh; kỹ thuật và cơng nghệ áp dụng.
Ra quyết định đúng có ý nghĩa lớn đối với nơng hộ. Nó cho phép thỏa mãn
tốt hơn nhu cầu nông dân, đảm bảo sử dụng đầy đủ, hợp lý hơn các nguồn lực sẵn
có, giúp cho sự lựa chọn của hộ gia đình đứng vững hơn trước sự chao đảo của thị
trường.
2.1.2.2. Các quyết định trong việc bỏ ruộng của hộ gia đình
Để có quyết định bỏ ruộng hộ nông dân phải cùng lúc ra hai quyết định, đó
là: quyết định khơng tiếp tục làm ruộng và quyết định không để người khác sử
dụng ruộng của mình.
- Việc ra quyết định khơng tiếp tục làm ruộng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu

của từng hộ gia đình, trong đó có 2 mục tiêu chính:
+ Thứ nhất, để tối ưu hóa lợi nhuận cho gia đình. Việc này thường được các

hộ gia đình thực hiện trong bối cảnh hộ có ít nhất một cơ hội việc làm khác cho thu
nhập cao hơn so với làm ruộng; khi đó họ sẽ không tiếp tục làm ruộng để làm việc
khác có thu nhập cao hơn như làm thuê, như làm tiểu thủ công nghiệp, làm công
nghiệp.
+ Thứ hai, để hợp lý hóa năng lực sản xuất của gia đình. Việc này thường

được thực hiện trong bối cảnh gia đình vừa trải qua những cú xốc làm ảnh hưởng
đến năng lực tài chính, năng lực lao động của hộ làm cho hộ không đủ khả năng
làm ruộng; hoặc do nhu cầu thị trường địi hỏi chủng loại và chất lượng nơng sản
cao hơn trong khi năng lực sản xuất hiện tại (truyền thống) của gia đình khơng thể
tổ chức sản xuất được hàng hóa loại đó; khi đó hộ phải bỏ ruộng để lựa chọn cơng
việc có thu nhập thấp hơn so với làm ruộng, đây là điều hộ không mong muốn
nhưng vẫn phải làm.
- Việc ra quyết định không để người khác sử dụng ruộng của gia đình sẽ

phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường quyền sử dụng đất và các quy định của pháp

luật về đất đai. Khi quyết định không tiếp tục làm ruộng, hộ nông dân sẽ có

8


một số lựa chọn, đó là: bán quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc
trả lại đất cho Nhà nước. Khi cả hai lựa chọn này không mang lại lợi ích hoặc
khơng bị bắt buộc bởi pháp luật thì hộ nơng dân sẽ quyết định để ruộng hoang.
Nghĩa là, hộ sẽ không bán, không cho thuê và cũng khơng trả lại ruộng cho Nhà
nước, thay vào đó, họ để ruộng hoang. Vì khi để ruộng hoang hộ dân khơng mất gì
mà lại có lợi; họ có ruộng để dự phòng nếu ngành nghề khác bị rủi ro họ vẫn có
điều kiện tái làm ruộng; họ có cơ hội được nhận tiền bồi thường khi nhà nước thu
hồi đất và có cơ hội nhận được tiền nếu giá ruộng đất tăng cao hơn trong tương lai.
2.1.2.3. Một số căn cứ ra quyết định trong hoạt động làm ruộng
+ Phải tính đến nhu cầu thị trường sản phẩm định sản xuất : Trong phương

diện này người sản xuất cần trả lời một số câu hỏi sau: Thị trường cần bao nhiêu?
Hộ gia đình có khả năng đáp ứng được các sản phẩm đó hay khơng? Nếu sản xuất
ra sản phẩm đó, yếu tố rủi ro nào có thể xảy ra? Làm thế nào để khắc phục rủi ro
đó để có lời?
+ Nắm vững khả năng về nguồn lực của nông hộ: Hộ cần phải trả lời được

các câu hỏi sau: hộ gia đình có những nguồn lực gì? Mỗi loại là bao nhiêu? Những
nguồn lực này có khả năng sản xuất ra những sản phẩm gì? Từ trước đến giờ nơng
hộ có khả năng sản xuất ra sản phẩm đó khơng? Nếu có kết quả sản xuất các sản
phẩm đó so với cơng việc khác ra sao?
+ Xác định mức lợi ích tối ưu cho mỗi sự lựa chọn: Căn cứ vào mục tiêu đã

đặt ra, phân tích các yếu tố thực tế về sự cần thiết của các sản phẩm và nguồn lực
mà hộ đang có ruộng và gia đình có thể quyết định các sự lựa chọn tối ưu đạt được

với lợi ích cao nhất.
2.1.3. Những tác động tiêu cực từ việc nông dân bỏ ruộng
Đất đai được xem là công cụ là tư liệu sản xuất nơng nghiệp; là mặt bằng để
bố trí các hoạt động phi nơng nghiệp. Chính vì thế, việc bỏ hoang ruộng, nhất là bỏ
hoang ruộng sau một thời gian dài thường có nhiều tác động tiêu cực đến cả kinh
tế, xã hội và môi trường.
Tác động tiêu cực đến kinh tế- xã hội:
Một khi nông dân bỏ ruộng sẽ làm cho khả năng sinh lời từ đất nơng nghiệp
khơng cịn. Do khả năng sinh lời từ đất khơng cịn làm cho tích lũy tài chính của
gia đình hộ nơng dân cũng như của cả xã hội giảm. Khi bỏ ruộng,

9


người nơng dân sẽ phải làm việc khác, thậm chí phải di cư tự do ra thành phố kiếm
việc làm một các bột phát. Sự bột phát này vơ hình tạo nên sự xáo trộng ở khu vực
thành thị, dễ làm nảy sinh những tệ nạn, ảnh hưởng trật tự xã hội.
Hạ tầng tại các Thành phố lớn quá tải: các điều kiện về kết cấu hạ tầng, như
nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố, vệ sinh môi trường và các
điều kiện khác không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân. Phương tiện di chuyển
phổ biến của người dân là xe máy bởi các phương tiện giao thông công cộng chưa
thuận lợi, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu di chuyển thực tế của người dân và
đặc thù các khu dân cư, hệ thống đường phố, ngõ nhỏ. Tình trạng kẹt xe, tắc đường
ngày càng nghiêm trọng mặc dù không thể phủ nhận một thực tế rằng, hệ thống
đường, cầu vượt, hầm ngầm ở những nơi “trọng điểm” của Thành phố lớn trong
những năm vừa qua đã không ngừng được xây dựng, mở rộng, nâng cấp. Sức ép
về quản lý an ninh, trật tự công cộng, bảo đảm môi trường sống lành mạnh tại các
Thành phố lớn.
Dịng người di cư từ nơng thơn ra Thành phố rất đa dạng về loại hình, phức
tạp về thành phần nên rất khó có thể thống kê chính xác về số lượng cũng như tình

hình lao động di cư tự do. Một đặc điểm của người di cư tự do vào các Thành phố,
đặc biệt là người di cư làm việc ở khu vực phi chính thức là hay thay đổi chỗ làm
việc và chỗ ở. Một bộ phận lao động tự do vào Thành phố tìm việc làm trong thời
gian nông nhàn, hoặc làm việc tạm thời thường khơng đăng ký tạm trú, gây khó
khăn cho việc quản lý nhân khẩu tại đây, làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề xã hội
phức tạp về bảo vệ trật tự và an toàn xã hội tại các Thành phố. Điều kiện sống khó
khăn, thiếu thốn, cơng việc bấp bênh, thiếu kiến thức xã hội và cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ đã khiến người lao động tại nông thôn bỏ ruộng di cư vào các khu vực
Thành phố trở thành nạn nhân của nhiều tệ nạn xã hội, làm nóng thêm các vấn đề,
như tạo sinh kế ổn định, môi trường sống lành mạnh; nâng cao cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc y tế, hỗ trợ xã hội, được hưởng các chính sách về y tế, nhà ở,
vệ sinh, điện nước…
Việc lao động nông thôn bỏ ruộng di cư ra Thành phố tìm việc làm, khơng
chỉ ảnh hưởng đến kinh tế xã hội tại các Thành phố lơn mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến bản thân họ. Lao động di cư có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo
nghề nghiệp thường phải chấp nhận những công việc không ổn định, thu nhập thấp
mặc dù mức thu nhập này vẫn cao hơn thu nhập từ làm ruộng. Do vị thế trên thị
trường lao động rất yếu, nên để có việc làm lao động di cư thường chấp nhận

10


điều kiện làm việc kém thuận lợi hơn. Rất nhiều người làm việc khơng có hợp
đồng lao động, hay hợp đồng lao động miệng như thợ may, nhân viên bán hàng
trong các cửa hàng tư nhân, nhân viên bán hàng trong các nhà hàng, người lau chùi
vệ sinh tự do, thợ khuân vác, bốc xếp… Những người lao động tại khu vực phi
chính thức, thường khơng ký hợp đồng lao động, nên không được hưởng các chế
độ như: bảo hiểm xã hội, các chính sách bảo hiểm ngắn hạn, như ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, khơng có chế độ nghỉ lễ và chủ
nhật. Họ thường là những người gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống, như dễ bị lạm

dụng tình dục (đối với phụ nữ)... Con cái của lao động di cư tự do cũng gặp rất
nhiều khó khăn về điều kiện sinh hoạt, về sự chăm sóc tiếp cận các dịch vụ giáo
dục, đào tạo và y tế tại nơi đến.
Do điều kiện sống và làm việc mang tính chất tạm thời nên phần lớn người
di cư không tham gia vào các hoạt động cộng đồng, không tham gia các đồn thể.
Người lao động nhập cư cịn phải đối diện với những cám dỗ của tê ̣naṇ xã hôịnhư
nghiện hút, trôṃ cắp, maịdâm… rồi vô tıı̀nh đưa những tê ̣ naṇnày về quê khi hồi
hương. Ngoài ra, những "lệch pha" trong văn hóa và lối sống giữa người dân sống
ổn định lâu năm ở các Thành phố và người mới di cư vào bởi nếp sống của người
dân nơng thơn có nhiều nét khác biệt. Rời bỏ gốc văn hóa nơng nghiệp - nơng thơn
đến sinh sống trong môi trường công nghiệp - đô thị, người di cư mang văn hóa
nơng thơn vào đơ thị.
Để xử lý tận gốc vấn đề lao động tại các vùng nông thôn, bỏ ruông di cư
vào các thành phố lớn để mưu sinh, Giải pháp lâu dài và quan trọng không thể
khác hơn là cải thiện điều kiện sống, cơ hội việc làm, phát triển các dịch vụ xã hội
ở nơi xuất cư, có các chính sách hỗ trợ thích hợp khuyến khích nơng dân gắn bó
với đồng ruộng, tạo thu nhập ổn dịnh cho người lao động tại các vùng quê.
Tác động tiêu cực đến tổ chức canh tác
Sản xuất nông nghiệp ln có tính kế thừa và tác động qua lại giữa vụ này
với vụ khác, giữa năm này với năm khác, giữa tổ chức sản xuất của người này với
tổ chức sản xuất của người khác. Vì thế, trong một vùng, một tiểu vùng nếu có hộ
nơng dân bỏ rng hoang sẽ khơng chỉ có tác động khơng tốt đến chính những hộ
bỏ ruộng mà cịn đến các hộ lân cận. Khi mảnh ruộng bị bỏ hoang, sau một thời
gian đất sẽ bạc màu, cỏ dại mọc nhiều nên khi quay trở lại sản xuất chính hộ dân
đó phải cải tạo lại đất tốn kém rất nhiều chi phí. Các mảnh ruộng hiện đang canh
tác đan xen với những ruộng bị bỏ hoang, hệ thống kênh, rạch

11



tưới tiêu, bờ ruộng… bị vỡ, hư hỏng, gây cản trở đến việc dẫn nước tưới tiêu, đi
lại, làm đất, chăm sóc ruộng của các hộ khác. Ngồi ra, các ruộng bỏ hoang còn là
nơi tập trung các ổ dịch ảnh hưởng đến việc tiếp tục làm ruộng của các hộ bên
cạnh Gây ảnh hưởng đến việc phát triển và năng suất cây trồng, sản lượng thu
hoạch và chất lượng giảm sút hoặc nghiêm trọng hơn là mất trắng.
Ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng tài nguyên đất
Đất đai là tài nguyên chiến lược đối với bất kỳ một quốc gia, một dân tộc
và mỗi con người cụ thể. Là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phịng. Đất đai là tư liệu sản xuất và là
đối tượng sản xuất chủ yếu trong ngành nơng nghiệp bởi vì đây là nơi con người
thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật ni để tạo ra sản
phẩm.
Trong ngành nơng nghiệp hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp do người dân tiến hành chuyển đổi đất nơng nghiệp sang các mục đích phi
nơng nghiệp khác, hoặc bỏ hoang đồng ruộng tìm kế sinh nhai khác, gây lãng phí
tài nguyên đất, ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất.
Do đất đai thuộc vào loại tài nguyên không tái tạo được nhưng lại có q trình suy
thối, diện tích đất có hạn nên con người khơng thể tùy ý muốn tăng diện tích đất
đai nên bao nhiêu cũng được vì vậy yêu cầu quản lý đất đai về số lượng, chất
lượng, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng, hiệu quả sử dụng trên đất đai là hết
sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy cần phải có biện pháp sử dụng đất nơng
nghiệp một cách hợp lý, có hiệu quả, khơng gây lãng phí để đem lại lợi ích kinh tế,
xã hội và mơi trường cao là hết sức cần thiết.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu tình trạng hộ nơng dân bỏ ruộng
- Nghiên cứu phạm vi hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn: Nội dung này sẽ

tập trung làm rõ phạm vi bỏ ruộng trên tồn địa bàn Thành phố (tỷ lệ xã có hộ
nông dân bỏ rộng hoang trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh); tỷ lệ hộ bỏ ruộng
hoang trên địa bàn cấp xã (số hộ nông dân bỏ ruộng tại các xã qua các năm; diện

tích ruộng bị bỏ hoang trên địa bàn xã nghiên cứu); các loại hình đất nơng nghiệp
đang được canh tác (đất trồng lúa, đất trồng rau màu, đất trồng cây ăn quả và cây
lâu năm...) và loại hình đất nơng nghiệp nào bị bỏ hoang? Loại đất nào bị bỏ hoang
nhiều nhất? trong phạm vi địa bàn nghiên cứu. Từ đó tổng hợp kết quả

12


×